Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 19
Thủy mãng là loài cỏ độc, mọc như dây leo, hoa tím như đậu ván, ai lầm ăn vào là chết ngay, hóa thành ma thủy mãng. Tục truyền ma ấy không được luân hồi, phải có người khác trúng độc chết thay vào mới được thác sinh, vì vậy suốt một dải sông Đào Hoa ở đất Sở Trung (vùng Hồ Nam) có rất nhiểu ma ấy.
Người Sở nếu sinh cùng năm thì gọi là đồng niên, đưa thiếp ra mắt gọi nhau là canh huynh canh đệ, hàng con cháu thì gọi bề trên là canh bá, quen lệ thành như thế. Có Chúc sinh đi thăm bạn đồng niên, trên đường khát nước, chợt thấy bên đường có bà già bày quán thí nước liền rảo bước tới. Bà già đón vào rót nước mời mọc ân cần, sinh thấy có mùi lạ không giống mùi trà bèn đặt xuống không uống mà đứng dậy đi ra. Bà già vội giữ khách lại rồi gọi “Tam Nương, pha một chén trà ngon đem ra đây”. Giây lát có một thiếu nữ bưng trà từ sau quán bước ra, tuổi khoảng mười bốn mười lăm, nhan sắc tuyệt đẹp, ngón tay đeo nhẫn, cổ tay đeo xuyến sáng loáng. Sinh đỡ lấy chén trà, tâm thần ngây ngất, ngửi thấy thơm phức liền uống cạn, lại xin chén nữa. Thừa lúc bà già đi ra bèn đùa nắm tay cô gái, tháo một chiếc nhẫn. Nàng đỏ mặt mỉm cười, sinh càng mê mệt bèn hỏi qua nhà cửa. Cô gái nói “Tối chàng tới thì thiếp còn ở đây".
Sinh xin một nắm trà, lại cất luôn chiếc nhẫn ra đi. Tới nhà bạn đồng niên thì thấy bụng đau quặn, ngờ là vì nước trà bèn kể cho bạn nghe. Bạn hoảng sợ nói “Chết rồi, đó là ma thủy mãng. Cha ta ngày xưa cũng chết vì nó, không thể cứu được, làm sao bây giờ”. Sinh cả sợ dưa gói trà cho bạn xem thì đúng là cỏ thủy mãng. Lại đưa chiếc nhẫn ra, tả lại hình dáng cô gái, người bạn ngẫm nghĩ rồi nói "Đó ắt là Khấu Tam Nương". Sinh thấy đúng tên liền hỏi vì sao biết, bạn đáp "Cô ta là con gái họ Khấu ở thôn Nam, nổi tiếng xinh đẹp, mấy năm trước ăn lầm cỏ thủy mãng mà chết, ắt đã làm ma. Có người nói ai bị ma ấy hại, nếu biết được tên họ mà tới nhà xin được cái quần cũ nó mặc đem về nấu nước uống thì có thể khỏi".
Bạn vội tới nhà họ
Khấu kể rõ tình thật, lạy lục năn nỉ. Khấu nghĩ Chúc sinh chết thì con gái mình sẽ được đầu thai nên không cho, người bạn tức giận về kể lại. Sinh cũng nghiến răng căm hờn nói "Ta chết rồi quyết không cho con gái y đi đầu thai". Người bạn cáng sinh về, gần tới cổng nhà thì chết, mẹ sinh khóc lóc chôn cất con trai. Sinh để lại một con trai vừa đầy năm, vợ không thủ tiết được, nửa năm sau bỏ đi lấy chồng khác. Mẹ sinh giữ cháu nội lại nuôi nấng, vất vả không sao chịu nổi, sớm tối đau xót khóc lóc.
Một hôm bà đang bế cháu khóc lóc trong phòng chợt sinh sừng sững bước vào. Mẹ cả sợ gạt nước mắt hỏi, sinh nói "Con ở dưới đất nghe mẹ khóc rất đau xót nên trở về để sớm hôm hầu hạ mẹ thôi. Con tuy chết nhưng đã lấy vợ, nay cũng về cùng để giúp đỡ mẹ, mẹ đừng buồn nữa". Mẹ hỏi vợ là ai, sinh nói "Họ Khấu để mặc cho con chết, con rất căm hận, sau khi chết muốn tìm Tam Nương nhưng không biết nàng ở đâu. Mới rồi gặp canh bá Mỗ chỉ cho, con tới thì Tam Nương đã đầu thai vào nhà quan Thị lang họ Nhiệm. Con đuổỉ theo bắt nàng trở lại, nay đã làm vợ con, cũng tâm đầu ý hợp không có gì khổ". Giây lát có một cô gái ăn mặc lộng lẫy bước vào quỳ xương lạy mẹ, sinh nói “Đây là Khấu Tam Nương". Tuy hai vợ chồng không phải là người sống nhưng mẹ nhìn thấy cũng được an ủi, sinh bèn sai Tam Nương làm việc nhà. Tam Nương không quen làm lụng nhưng rất ngoan ngoãn với mẹ chồng, từ đó vào ở luôn phòng sinh cũ không đi. Cô gái xin mẹ báo tin cho nhà mình biết, sinh không muốn nhưng mẹ chiều ý con dâu nên báo cho họ Khấu.
Ông bà Khấu nghe tin cả sợ, thắng xe kiệu tới ngay, vào thấy đúng là Tam Nương, nhìn nhau khóc lạc cả giọng, cô gái khuyên mãi mới nín. Bà Khấu thấy nhà sinh nghèo quá có ý thương xót con gái, nàng nói “Con đã là ma thì sợ gì nghèo. Huống hồ mẹ con Chúc lang đối xử với con rất có tình nghĩa, con đã yên phận rồi". Bà Khấu nhân hỏi bà già bán trà là ai, nàng đáp "Bà ta họ Nghê, tự thẹn già nua không dụ dỗ được khách đi đường nên nhờ con giúp cho thôi, nay đã thác sinh vào một nhà bán rượu trong thành". Kế quay lại nhìn sinh nói "Chàng đã làm rể mà không lạy cha mẹ vợ thì thiếp còn lòng dạ nào?", Sinh liền lạy chào. Cô gái bèn vào bếp giúp mẹ chồng nấu cơm đãi thông gia. Họ Khấu thấy thế thương xót, khi trở về liền sai hai tỳ nữ tới hầu hạ, gởi thêm trăm cân vàng, vài mươi tấm lụa, thỉnh thoảng lại tặng biếu rượu thịt, mẹ Chúc sinh trở nên dư dật. Họ Khấu cũng thỉnh thoảng gọi nàng về thăm nhà, nhưng cứ ở vài ngày thì nàng nói "ở nhà không có ai, nên để con về sớm", nếu cố giữ lại thì nàng lãng đãng tự về. Ông Khấu xây cất nhà cửu cho Chúc sinh rất tươm tất, nhưng rốt lại sinh vẫn không hề tới nhà cha mẹ vợ.
Một hôm trong làng có người trúng độc cỏ thủy mãng chết nhưng lại sống lại, người ta đồn là chuyện lạ. Sinh nói "Đó là ta cứu sống đấy, y bị con ma Lý Cửu làm hại, ta đã đuổi nó đi giúp". Mẹ hỏi "Sao con không tìm người khác thay thế cho mình?", sinh đáp "Con rất căm thù bọn ấy đang định diệt trừ cho bằng hết, đâu lại làm như chúng. Vả lại con được thờ mẹ là vui lắm rồi, không muốn đầu thai nữa".
Từ đó về sau, những người trúng độc thường bày cỗ bàn giữa sân khấn vái sinh, đều thấy hiệu nghiệm. Trải hơn mười năm, bà mẹ qua đời, vợ chồng cũng để tang nhưng không ra tiếp khách, chỉ sai con mặc sô chống gậy làm lễ chôn cất mà thôi. Chôn cất mẹ xong, lại ở hơn hai năm rồi cưới vợ cho con, nàng dâu là cháu nội Thị lang họ Nhiệm. Trước là người thiếp của ông Nhiệm sinh được đứa con gái vài tháng thì chết, sau nghe chuyện lạ của vợ Chúc bèn sai thắng kiệu tới nhà nhận sinh làm con rể. Đến lúc ấy lại gả cháu nội cho con sinh, hai nhà qua lại nhau không dứt.
Một hôm sinh nói với con "Thượng đế xét ta có công với người đời nên phong làm Tứ độc Mục Long quân, nay ta đi đây” Giây lát thấy giữa sân có bốn con ngựa tháng xe mui vàng, chân ngựa đều mọc vảy, hai vợ chồng ăn mặc đẹp đẽ bước ra cùng lên xe. Vợ chồng con trai khóc lạy đưa tiễn, trong chớp mắt đều biến mất. Hôm ấy nhà họ Khấu thấy con gái về từ giã cha mẹ, cũng nói như lời sinh. Bà Khấu khóc giữ lại nàng nói "Chúc lang đi trước rồi", rồi bước ra cửa biến mất. Con trai sinh tên Ngạc, tự Ly Trần, tới xin ông Khấu cho lấy hài cốt Tam Nương về hợp táng với sinh.
Người Sở nếu sinh cùng năm thì gọi là đồng niên, đưa thiếp ra mắt gọi nhau là canh huynh canh đệ, hàng con cháu thì gọi bề trên là canh bá, quen lệ thành như thế. Có Chúc sinh đi thăm bạn đồng niên, trên đường khát nước, chợt thấy bên đường có bà già bày quán thí nước liền rảo bước tới. Bà già đón vào rót nước mời mọc ân cần, sinh thấy có mùi lạ không giống mùi trà bèn đặt xuống không uống mà đứng dậy đi ra. Bà già vội giữ khách lại rồi gọi “Tam Nương, pha một chén trà ngon đem ra đây”. Giây lát có một thiếu nữ bưng trà từ sau quán bước ra, tuổi khoảng mười bốn mười lăm, nhan sắc tuyệt đẹp, ngón tay đeo nhẫn, cổ tay đeo xuyến sáng loáng. Sinh đỡ lấy chén trà, tâm thần ngây ngất, ngửi thấy thơm phức liền uống cạn, lại xin chén nữa. Thừa lúc bà già đi ra bèn đùa nắm tay cô gái, tháo một chiếc nhẫn. Nàng đỏ mặt mỉm cười, sinh càng mê mệt bèn hỏi qua nhà cửa. Cô gái nói “Tối chàng tới thì thiếp còn ở đây".
Sinh xin một nắm trà, lại cất luôn chiếc nhẫn ra đi. Tới nhà bạn đồng niên thì thấy bụng đau quặn, ngờ là vì nước trà bèn kể cho bạn nghe. Bạn hoảng sợ nói “Chết rồi, đó là ma thủy mãng. Cha ta ngày xưa cũng chết vì nó, không thể cứu được, làm sao bây giờ”. Sinh cả sợ dưa gói trà cho bạn xem thì đúng là cỏ thủy mãng. Lại đưa chiếc nhẫn ra, tả lại hình dáng cô gái, người bạn ngẫm nghĩ rồi nói "Đó ắt là Khấu Tam Nương". Sinh thấy đúng tên liền hỏi vì sao biết, bạn đáp "Cô ta là con gái họ Khấu ở thôn Nam, nổi tiếng xinh đẹp, mấy năm trước ăn lầm cỏ thủy mãng mà chết, ắt đã làm ma. Có người nói ai bị ma ấy hại, nếu biết được tên họ mà tới nhà xin được cái quần cũ nó mặc đem về nấu nước uống thì có thể khỏi".
Bạn vội tới nhà họ
Khấu kể rõ tình thật, lạy lục năn nỉ. Khấu nghĩ Chúc sinh chết thì con gái mình sẽ được đầu thai nên không cho, người bạn tức giận về kể lại. Sinh cũng nghiến răng căm hờn nói "Ta chết rồi quyết không cho con gái y đi đầu thai". Người bạn cáng sinh về, gần tới cổng nhà thì chết, mẹ sinh khóc lóc chôn cất con trai. Sinh để lại một con trai vừa đầy năm, vợ không thủ tiết được, nửa năm sau bỏ đi lấy chồng khác. Mẹ sinh giữ cháu nội lại nuôi nấng, vất vả không sao chịu nổi, sớm tối đau xót khóc lóc.
Một hôm bà đang bế cháu khóc lóc trong phòng chợt sinh sừng sững bước vào. Mẹ cả sợ gạt nước mắt hỏi, sinh nói "Con ở dưới đất nghe mẹ khóc rất đau xót nên trở về để sớm hôm hầu hạ mẹ thôi. Con tuy chết nhưng đã lấy vợ, nay cũng về cùng để giúp đỡ mẹ, mẹ đừng buồn nữa". Mẹ hỏi vợ là ai, sinh nói "Họ Khấu để mặc cho con chết, con rất căm hận, sau khi chết muốn tìm Tam Nương nhưng không biết nàng ở đâu. Mới rồi gặp canh bá Mỗ chỉ cho, con tới thì Tam Nương đã đầu thai vào nhà quan Thị lang họ Nhiệm. Con đuổỉ theo bắt nàng trở lại, nay đã làm vợ con, cũng tâm đầu ý hợp không có gì khổ". Giây lát có một cô gái ăn mặc lộng lẫy bước vào quỳ xương lạy mẹ, sinh nói “Đây là Khấu Tam Nương". Tuy hai vợ chồng không phải là người sống nhưng mẹ nhìn thấy cũng được an ủi, sinh bèn sai Tam Nương làm việc nhà. Tam Nương không quen làm lụng nhưng rất ngoan ngoãn với mẹ chồng, từ đó vào ở luôn phòng sinh cũ không đi. Cô gái xin mẹ báo tin cho nhà mình biết, sinh không muốn nhưng mẹ chiều ý con dâu nên báo cho họ Khấu.
Ông bà Khấu nghe tin cả sợ, thắng xe kiệu tới ngay, vào thấy đúng là Tam Nương, nhìn nhau khóc lạc cả giọng, cô gái khuyên mãi mới nín. Bà Khấu thấy nhà sinh nghèo quá có ý thương xót con gái, nàng nói “Con đã là ma thì sợ gì nghèo. Huống hồ mẹ con Chúc lang đối xử với con rất có tình nghĩa, con đã yên phận rồi". Bà Khấu nhân hỏi bà già bán trà là ai, nàng đáp "Bà ta họ Nghê, tự thẹn già nua không dụ dỗ được khách đi đường nên nhờ con giúp cho thôi, nay đã thác sinh vào một nhà bán rượu trong thành". Kế quay lại nhìn sinh nói "Chàng đã làm rể mà không lạy cha mẹ vợ thì thiếp còn lòng dạ nào?", Sinh liền lạy chào. Cô gái bèn vào bếp giúp mẹ chồng nấu cơm đãi thông gia. Họ Khấu thấy thế thương xót, khi trở về liền sai hai tỳ nữ tới hầu hạ, gởi thêm trăm cân vàng, vài mươi tấm lụa, thỉnh thoảng lại tặng biếu rượu thịt, mẹ Chúc sinh trở nên dư dật. Họ Khấu cũng thỉnh thoảng gọi nàng về thăm nhà, nhưng cứ ở vài ngày thì nàng nói "ở nhà không có ai, nên để con về sớm", nếu cố giữ lại thì nàng lãng đãng tự về. Ông Khấu xây cất nhà cửu cho Chúc sinh rất tươm tất, nhưng rốt lại sinh vẫn không hề tới nhà cha mẹ vợ.
Một hôm trong làng có người trúng độc cỏ thủy mãng chết nhưng lại sống lại, người ta đồn là chuyện lạ. Sinh nói "Đó là ta cứu sống đấy, y bị con ma Lý Cửu làm hại, ta đã đuổi nó đi giúp". Mẹ hỏi "Sao con không tìm người khác thay thế cho mình?", sinh đáp "Con rất căm thù bọn ấy đang định diệt trừ cho bằng hết, đâu lại làm như chúng. Vả lại con được thờ mẹ là vui lắm rồi, không muốn đầu thai nữa".
Từ đó về sau, những người trúng độc thường bày cỗ bàn giữa sân khấn vái sinh, đều thấy hiệu nghiệm. Trải hơn mười năm, bà mẹ qua đời, vợ chồng cũng để tang nhưng không ra tiếp khách, chỉ sai con mặc sô chống gậy làm lễ chôn cất mà thôi. Chôn cất mẹ xong, lại ở hơn hai năm rồi cưới vợ cho con, nàng dâu là cháu nội Thị lang họ Nhiệm. Trước là người thiếp của ông Nhiệm sinh được đứa con gái vài tháng thì chết, sau nghe chuyện lạ của vợ Chúc bèn sai thắng kiệu tới nhà nhận sinh làm con rể. Đến lúc ấy lại gả cháu nội cho con sinh, hai nhà qua lại nhau không dứt.
Một hôm sinh nói với con "Thượng đế xét ta có công với người đời nên phong làm Tứ độc Mục Long quân, nay ta đi đây” Giây lát thấy giữa sân có bốn con ngựa tháng xe mui vàng, chân ngựa đều mọc vảy, hai vợ chồng ăn mặc đẹp đẽ bước ra cùng lên xe. Vợ chồng con trai khóc lạy đưa tiễn, trong chớp mắt đều biến mất. Hôm ấy nhà họ Khấu thấy con gái về từ giã cha mẹ, cũng nói như lời sinh. Bà Khấu khóc giữ lại nàng nói "Chúc lang đi trước rồi", rồi bước ra cửa biến mất. Con trai sinh tên Ngạc, tự Ly Trần, tới xin ông Khấu cho lấy hài cốt Tam Nương về hợp táng với sinh.