Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 1
Là một cô gái với cuộc đời bất hạnh, từ khi sinh ra đến khi lớn lên và cả khi lập gia đình vẫn chưa một lần được trải nghiệm qua thứ gọi là Hạnh Phúc. Ông trời chẳng cho không ai thứ gì và cũng chẳng lấy đi hết mọi thứ của ai, ấy vậy mà cô gái em sắp kể cho các chị nghe dưới đây là một cô gái khác hoàn toàn với cái định luật muôn thuở ấy..
Một câu chuyện buồn và thấm đẫm nước mắt kể về kiếp làm dâu, hơn nữa lại là con dâu nhà giàu mà lại keo kiệt...
Câu chuyện này là một câu chuyện có thật, nhưng em sẽ thay bối cảnh và viết cho cô ấy một cái kết khác. Để những đau khổ mà cô ấy chịu sau bao năm tháng kết thúc trong câu truyện này...
Chỉ tiếc là cô ấy - ở ngoài đời vẫn là một cô gái bất hạnh...
Ở một tỉnh đồng bằng phía bắc...
Lan sinh ra và lớn lên ở một vùng quê có truyền thống làm nghề nón lá. Cô chính là kết quả của một lần mà mẹ cô chót dại trao thân cho một thằng khốn đã có vợ. Ấy vậy mà sau khi biết mẹ cô có thai cô thì lão ta lại phủi sạch đi hết tất cả. Và tất nhiên cái thứ được gọi là trách nhiệm cũng không hề tồn tại...
Chỉ trách mẹ cô đã quá ngu ngốc khi tin vào lời đường mật của lão. Vì có mấy kẻ đi cặp bồ cặp bịch mà về bỏ vợ bỏ con đâu....
Rồi cô mỗi lúc một lớn dần lên trong bụng mẹ, ông bà ngoại dứt khoát từ mặt đứa con gái lăng loàn mất dậy.
Ngày xưa chính là như vậy, chửa hoang được xếp vào một tội rất nghiêm trọng, lại là chửa hoang với người có vợ thì tội càng nặng thêm...
Lúc đó mẹ cô mang cô trong bụng được hai tháng thì bị lão ta phủi bỏ trách nhiệm. Rồi vợ lão biết và tới tận nhà đánh ghen..
Mẹ cô lúc đó bị đánh tới tím tái mặt mày, thế rồi hai mẹ con phải chuyển ra cái chuồng vịt ở. Là ông bà ngoại còn nể chút tình mà cho...
Rồi đến ngày sinh cô ra, đó là vào một ngày trời mưa rất lớn. Mẹ cô đã một mình chống chọi với cơn đau, không có một người nào giúp...
Chắc có lẽ vì ông trời muốn tiếp tục đày đọa cô nên mẹ cô đã an toàn sinh ra cô. Sau đó đã lấy luôn cái liềm cắt cỏ để cắt rốn, rồi lấy tạm sợi dây dưới đất để buộc...
Lan được cuốn tròn vo trong cái khăn rách nát và bị đặt ở dưới đất. Mẹ cô nhìn cô bằng đôi mắt thất thần, và không hề có ý định bế bồng hay cho cô bú...
Một đứa trẻ mới lọt lòng còn đang thèm hơi mẹ, thèm những giọt sữa ngọt ngào đầu tiên nhưng không có. Chỉ là hơi ẩm mốc của mùi nền đất, và hơi gió lạnh lẽo thổi vào.
Tiếng đứa trẻ khóc ré lên vì vừa đói vừa lạnh, lúc này thì người mẹ mới giật thót mình ôm đứa con bé bỏng vào lòng. Nhưng khi vừa nhìn thấy mặt nó thì hét lên rồi vội vã đặt xuống đất, cô ta liên tục lùi lại phía sau cho đến khi cả người đã chạm vào tường.
- khốn nạn, đồ khốn nan....trời ơi...
Tiếng kêu gào trong tuyệt vọng của kẻ thứ ba khi sinh ra một đứa con có khuôn mặt giống hệt kẻ đã bỏ rơi mình. Kể từ giây phút đó, con chính là kẻ thù của mẹ...
Lan cứ sống trong cảnh khát sữa cho dù có mẹ ngay bên cạnh. Trẻ con đâu có biết nói biết xin, chỉ biết khóc, khóc thay cho tất cả những lời muốn nói...
Bà hàng xóm nghe Lan khóc lớn quá vội vã chạy sang xem thế nào. Thấy Lan một mình nằm chổng chơ giữa nền đất lạnh lẽo, cả người tím đen do bị lạnh. Trong khi đó thì mẹ Lan lại ngồi trên giường nhìn đứa con bé bỏng của mình mà cười như điên như dại:
- hahaha...hahaha...
Bà hàng xóm vội bế Lan lên, cởi luôn chiếc áo khoác ngoài ra để cuốn cho Lan, bà ta gào lên:
- trời ơi! con Hoa kia, mày làm cái gì mà lại ném con xuống đất thế hả...?
Cô ta chẳng nói gì, chỉ ngồi nhìn Lan rồi cười ha hả. Bà hàng xóm sợ mẹ Lan sẽ giết chết cô nên đã bế luôn về nhà. Cũng kể từ lúc đó, mẹ cô chính thức hóa điên dại..
Cô cứ thế lớn lên với những bát nước cơm mà bà ấy cho uống, còi cọc và nhếch nhác. Nhà bà ấy cũng nghèo nên chẳng thể cho cô được một cuộc sống đấy đủ, nhưng cũng thật may mắn vì bà ấy đã chẳng mặc cô sống chết với một người mẹ tâm thần.
Khi cô được 5 tuổi thì đã phải phụ giúp hết tất cả các công việc trong nhà như một đứa con ở. Nhà bà ấy có tất cả ba đứa con, lại là ba đứa con gái, đứa nào cũng đanh đá và rất hay đánh Lan...
Ngày ấy còn bé nhưng Lan biết mình chỉ là một đứa con hoang nên không dám đánh lại. Cha không có, mẹ thì điên dại suốt ngày đi quanh xóm, còn ông bà ngoại - họ coi Lan chẳng khác gì một vết ô uế trong cuộc đời và cô chính là một đứa con hoang không ai bênh vực.
Tội lỗi là do bố mẹ, ấy vậy mà một đứa trẻ ngây thơ vô tội lại phải gánh hết. Cô cứ lớn dần lớn dần trong sự dè bỉu của thiên hạ, sống cam chịu với tất cả những thứ đang đổ lên thân xác nhỏ bé.
Lan chẳng được đi học, bà ấy nói với Lan rằng: con hoang thì học hành làm gì, trước sau gì rồi cũng lại đi đánh đĩ giống mẹ thôi.
Lan luôn muốn được đi học, nhưng cái thân phận như vậy thì tiền đâu để mua sách, tiền đâu để đóng học.?
Đến khi Lan 10 tuổi thì đã thông thuộc hết tất cả các công việc trong nhà và cũng vì thế mà họ bắt cô làm tất cả. Họ cho cô ăn một thì cô phải làm trả lại gấp 100 lần. Giống như một con ở không bao giờ được trả công.
Bà ấy cứ đay nghiến: không có tao thì chết mất xác từ lâu rồi, cả đời này mày phải hầu hạ cho tao để trả cái ơn đấy. Muốn đi ra khỏi đây thì phải đưa tiền chuộc, tiền chuộc vì tao đã nuôi mày suốt 10 năm qua, tiền chuộc vì tao đã cứu lấy cái mạng bẩn thỉu của mày.
Có đôi lúc Lan đã nghĩ rằng: Giá như ngày ấy bà để cho Lan chết đi, thì cuộc sống khốn cùng này đã không tiếp diễn.
Sống trong sự dèm pha của xã hội, sống trong những trận đòn roi, sống trong những ánh mắt như muốn giết người của con bà ấy. Vậy sống để làm gì?
Nhưng Lan lại không có can đảm để chết, vì chết là hết, sẽ không thể tiếp tục nhìn thấy ánh nắng mặt trời, sẽ không thể thấy những nụ cười rạng rỡ của các bạn khi được cắp sách đến trường.
Vậy là Lan cứ ôm sự tủi nhục nó mà lớn lên, đến năm cô 15 tuổi thì cô bị bắt phải đi làm thuê cho người ta..
Tiếp theo đó là ròng rã mấy năm trời khổ cực đi làm, Nhưng đến một đồng tiền cô cũng không được cầm. Cứ đến tháng là bà ấy lại đến để lấy tiền trước, cô vẫn rách rưới như vậy và vẫn bị coi thường như vậy.
2 từ con hoang họ luôn đặt lên người cô bất cứ lúc nào họ muốn, cô bị bỏ rơi ở chính nơi mình sinh ra, bị hắt hủi đến mức chỉ muốn bỏ đi một nơi nào đó thật xa, nhưng lại chẳng biết phải đi đâu về đâu....
Cứ như thế cho đến năm cô 18 tuổi, trong một lần đi làm thuê cô đã gặp một người đàn ông. Người đó là cháu của Ông chủ mà cô đang làm. Anh ta hơn cô 5 tuổi và sống ở trong miền Nam xa xôi..
Lúc đầu Lan thậm chí còn chẳng dám ngẩng mặt lên nhìn anh ta, nhưng chẳng hiểu sao hàng ngày anh ta lại đi theo Lan, cứ thấy Lan ở đâu là anh ta ở đó...
Anh ta cư xử rất lịch thiệp, không bao giờ động tay động chân hay sàm sỡ Lan như những thằng thanh niên ở xóm.
Hàng ngày anh ta thường mang nước đến cho Lan uống, đưa bánh cho Lan ăn. Đó là người đầu tiên đối xử tốt với Lan kể từ khi cô có nhận thức đến bây giờ...
Nếu như ai bắt nạt Lan thì anh ta sẽ đứng ra để bảo vệ, anh ta giống như một người hùng trong lòng Lan vậy.
Rồi những ngày sau đó anh lại cho tiền Lan mua quần áo, nên không dám lấy thì anh ta lại mua hẳn quần áo mang đến tặng Lan. Ban đầu là cảm kích. Rồi thì yêu thương lúc nào cũng không hay...
Cứ nghĩ rằng một bầu trời mới sẽ mở ra Và Cô Gái Bất Hạnh ấy sẽ tìm được hạnh phúc, Nhưng có lẽ là do số phận, hay sao ông trời thích trêu ngươi con người mà cho đến tận bây giờ, cô ấy vẫn chẳng thể nào có được hạnh phúc...
Khi biết tin con trai có người yêu ở quê sau một thời gian về thăm ông bà ngoại thì mẹ của anh ta đã từ miền Nam Trở Về
Bà nhìn Lan bằng ánh mắt soi mói, tiếng bà ta rít lên qua hai hàm răng đang nghiến chặt vào nhau:
- bao nhiêu đứa không để ý, lại để ý ngay một đứa con hoang như vậy, mày muốn cho cả họ hàng dòng tộc nhà này phải xấu hổ nhục nhã hay sao?
Có lẽ vì muốn lấy được Lan làm vợ nên anh ta cãi lại lời mẹ:
- Lan là một cô gái tốt, Nếu mẹ đồng ý để con lấy Lan làm vợ, thì từ giờ con hứa sẽ không đi chơi lông bông nữa...
- Mày có biết gia đình mình là gia đình như thế không? Thiếu gì đứa tử tế mà không lấy, lấy con này về thì nó biết làm gì mà ăn.
- Nếu mẹ không đồng ý cho con lấy cô ấy, thì con sẽ ở đây luôn Không thèm vào nữa
Mất mấy ngày khuên bảo con nhưng không được, bà ta đành chấp nhận để con trai lấy Lan, vì bà ta chỉ có một thằng con quý tử duy nhất, nên cũng nhắm mắt chiều con.
Đến một cái đám cưới tử tế cũng không có, nhà trai giàu có như vậy cắt hết tất cả các thủ tục bởi vì Lan chỉ là một đứa con hoang, lại phải mất tới một trăm triệu tiền chuộc.
Có lẽ vì thế nên b ta mới ghét Lan
Cô bỏ quê Bỏ xứ vào trong miền Nam xa xôi chỉ với hi vọng cuộc đời mình sẽ tốt hơn, sẽ thoát khỏi cảnh bị coi thường dè bỉu.
Cuộc sống Làm Dâu khủng khiếp nơi xứ lạ bắt đầu.
Nhà chồng ở vùng núi phía đông nam bộ, công việc chủ yếu là canh tác cây công nghiệp, cây trồng chủ yếu là cây điều, cao su và cà phê..
Mẹ chồng ngay từ đầu đã không ưa Lan, bà luôn tìm khách làm khó cô, luôn tìm cách để hành hạ cô...
6h sáng ngày đầu tiên cô bước chân vào nhà chồng..
- Trời ơi là trời, thằng Hoàng đâu! Mày đâu rồi?
Hoàng tưởng có chuyện gì chạy vội ra mở cửa..
- Có chuyện gì vậy mẹ? đang Còn sớm mà...
Bà Thanh chống hai tay vào hông, mắt thì liếc vào trong phòng còn miệng thì nói như sắp nghiến hai môi vào nhau:
- mày biết bây giờ là mấy giờ rồi không? Mặt trời đã lên đến đỉnh núi rồi mà còn chưa Dậy cơm nước? Hay mày định để bà già này nấu cơm hầu cho con vợ mày ăn...
Hòa ngáp ngắn ngáp dài trả lời mẹ:
- vợ con nó mới đi xe đường dài về nên còn mệt, mẹ cứ để cho nó nghỉ đã...
- nó cho mày ăn cái gì mà mày binh nó chằm chặp thế. Lấy về làm dâu chứ không phải lấy về làm Mẹ tao đâu...
Hòa Quay sang lay vợ dậy
- dậy đi, Mẹ đang gọi kìa...
Do quá mệt vì say xe nên Lan ngủ quên trời quên đất, cô giật mình bởi tiếng gọi của chồng. rồi Vội Vã xuống giường
- con xin lỗi mẹ, tại đi xe mấy ngày liền nên con hơi mệt ạ.
Bà ta lườm Lan rồi quát:
- tôi nói cho cô biết, về làm dâu nhà này chứ không phải làm bà hoàng. Bắt đầu từ sáng ngày mai đúng năm giờ cô phải dậy. Giờ này rất nhiều công việc, con phải đi ra Rẫy để làm... Lười thì đừng có chết....
Lan vội vã đi ra ngoài để quét dọn nhà cửa. Mẹ chồng cô cầm đến một quyển sách giơ ra trước mắt cô:
- cầm lấy tiền rồi đi ra chợ mua đồ ăn, mua bao nhiêu thì ghi vào sổ còn tiền thừa thì đưa lại cho tao...
- vâng....
Lan nhận đồng tiền từ tay mẹ chồng mà tự dưng muốn khóc, cô chính là không được tin tưởng ở cái nơi mà cô muốn coi là nhà.
khi Lan bước ra đến cửa thì mẹ chồng còn với theo:
- mua ít thôi, mày mà mua linh tinh hết tiền của bà thì mày đừng có trách...
Đi từ nhà ra chợ rất xa, nên Lan chỉ có thể lên quán để mua đồ ăn. Cô lại chưa thông thuộc đường lối nên hỏi thăm khá vất vả mới tới được. Mà ở quán người ta bán rất đắt. Trong khi đó mẹ chồng chỉ đưa cho cô có 50.000, lại còn phải đem tiền thừa về. Mãi mà Lan chẳng biết phải mua gì để về nấu cho cả nhà ăn, nên cô chỉ mua 1 bó rau và 5 quả trứng.
Vừa trở về nhà thì mẹ chồng đã cái cuốc đứng chờ ở sân:
- mày cất đồ ăn vào trong nhà, đưa tiền thừa đây rồi đi theo tao, tao chỉ việc cho mà làm. Lan Không dám nói gì chỉ biết đi theo mẹ chồng. Bà ta dẫn cô ra rẫy điều và chỉ vào một đám cỏ lớn trước mặt:
- từ giờ đến trưa phải sạc sạch chỗ cỏ này cho tao, không thì đừng có hòng ăn cơm.
Nói xong rồi bà ta bỏ về, Lan chỉ biết ôm cái cuốc rồi nhìn đám cỏ mà khóc. Đã là số phận thì không thể nào tránh khỏi, cô đã bỏ cả quê hương để đi theo chồng ấy vậy mà cũng không thể tìm nổi hạnh phúc...
Những giọt nước mắt ấm ức rơi xuống, Nhưng đây là con đường cô đã chọn nhưng cô vẫn phải bước tiếp. Đi đâu về đâu Trong khi chẳng ai đón nhận, nếu cô rời khỏi nơi này thì cũng chẳng có nơi nào chờ mong cô về.
Đến hơn 11 giờ trưa thì chồng cô ra gọi:
- em không về mà nấu cơm đi, giờ này còn ở đây làm gì? Tính cho cả nhà chết đói à?
- nhưng mẹ bảo em phải sạc hết đám cỏ này mới được về....
Hoàng nhìn đám cỏ trước mặt mà cảm thấy rất bực mình, anh ta nói gì nữa mà đi về nhà. Vừa nhìn thấy mẹ anh ta đã vội vã gọi:
- mẹ đứng lại con có chuyện muốn hỏi?
- hỏi gì?
- cỏ ở rẫy xịt thuốc là sạch, sao mẹ lại bắt cô ấy phải ra rẫy sạc cỏ như vậy..
- muốn cho nó quen việc cũng là sai sao? Cả mười mấy hecta rẫy, nó không làm thì ai làm...
- nhưng mẹ cũng đừng nên hành hạ cô ấy như vậy?
Bà ta trợn mắt lên quát lại Hoàng:
- tổ sư bố cái thằng mất dạy, vừa lấy vợ về đã muốn đội vợ lên đầu mẹ mày ngồi rồi à. Mày sống bằng tiền của tao., mày ăn chơi phá phách trên công sức của tao. Thì bây giờ mày lấy vợ về thì vợ mày phải trả lại tao chứ..
- Biết là vậy nhưng mẹ cũng đừng có ép người quá đáng...
- Tao nói cho mày biết, mày mà xen vào chuyện Tao dạy dỗ nó thì đừng hòng tao cho nghìn nào.
Nhắc đến tiền như nhắc đến một điểm yếu của anh ta, cho đến tận bây giờ anh ta vẫn chưa thể tự mình kiếm ra một nghìn nào. Anh ta không dám làm phật ý mẹ cho dù cảm thấy rất thương vợ.
Những kẻ không kiếm ra tiền là những kẻ vô dụng, lời nói của họ chẳng bao giờ có một chút giá trị nào với người đối diện. Và anh ta chính là một minh chứng rõ ràng nhất...
Đến 12 giờ thì công việc mới xong, Lan vội vã vác cuốc trở về. Bà ta cầm chiếc bát sắt trên tay ném thẳng vào người Lan rồi chửi rủa:
- *** mẹ mày, làm ăn đéo gì mà chậm thế? Mày muốn cho cả cái nhà này chết đói phải không?
Lan nhặt chiếc bát lên vừa khóc vừa nói:
- Mẹ bảo con làm xong mới được về, nên con không dám về sớm
- Mày thích nói nhiều không, tao cho mày ăn cả rổ máu l** bây giờ...
Cuộc đời Lan chưa từng gặp một người phụ nữ nào chua ngoa như mẹ chồng của cô. Bà có thể nói ra bất cứ lời nào mà bà muốn, kể cả những lời tục tĩu nhất trên đời này.
Cho dù cô có nằm mơ cũng không thể tưởng tượng rằng một ngày mình lại làm dâu của một người như vậy. Sự không biết phải chấp nhận thế nào....
Một câu chuyện buồn và thấm đẫm nước mắt kể về kiếp làm dâu, hơn nữa lại là con dâu nhà giàu mà lại keo kiệt...
Câu chuyện này là một câu chuyện có thật, nhưng em sẽ thay bối cảnh và viết cho cô ấy một cái kết khác. Để những đau khổ mà cô ấy chịu sau bao năm tháng kết thúc trong câu truyện này...
Chỉ tiếc là cô ấy - ở ngoài đời vẫn là một cô gái bất hạnh...
Ở một tỉnh đồng bằng phía bắc...
Lan sinh ra và lớn lên ở một vùng quê có truyền thống làm nghề nón lá. Cô chính là kết quả của một lần mà mẹ cô chót dại trao thân cho một thằng khốn đã có vợ. Ấy vậy mà sau khi biết mẹ cô có thai cô thì lão ta lại phủi sạch đi hết tất cả. Và tất nhiên cái thứ được gọi là trách nhiệm cũng không hề tồn tại...
Chỉ trách mẹ cô đã quá ngu ngốc khi tin vào lời đường mật của lão. Vì có mấy kẻ đi cặp bồ cặp bịch mà về bỏ vợ bỏ con đâu....
Rồi cô mỗi lúc một lớn dần lên trong bụng mẹ, ông bà ngoại dứt khoát từ mặt đứa con gái lăng loàn mất dậy.
Ngày xưa chính là như vậy, chửa hoang được xếp vào một tội rất nghiêm trọng, lại là chửa hoang với người có vợ thì tội càng nặng thêm...
Lúc đó mẹ cô mang cô trong bụng được hai tháng thì bị lão ta phủi bỏ trách nhiệm. Rồi vợ lão biết và tới tận nhà đánh ghen..
Mẹ cô lúc đó bị đánh tới tím tái mặt mày, thế rồi hai mẹ con phải chuyển ra cái chuồng vịt ở. Là ông bà ngoại còn nể chút tình mà cho...
Rồi đến ngày sinh cô ra, đó là vào một ngày trời mưa rất lớn. Mẹ cô đã một mình chống chọi với cơn đau, không có một người nào giúp...
Chắc có lẽ vì ông trời muốn tiếp tục đày đọa cô nên mẹ cô đã an toàn sinh ra cô. Sau đó đã lấy luôn cái liềm cắt cỏ để cắt rốn, rồi lấy tạm sợi dây dưới đất để buộc...
Lan được cuốn tròn vo trong cái khăn rách nát và bị đặt ở dưới đất. Mẹ cô nhìn cô bằng đôi mắt thất thần, và không hề có ý định bế bồng hay cho cô bú...
Một đứa trẻ mới lọt lòng còn đang thèm hơi mẹ, thèm những giọt sữa ngọt ngào đầu tiên nhưng không có. Chỉ là hơi ẩm mốc của mùi nền đất, và hơi gió lạnh lẽo thổi vào.
Tiếng đứa trẻ khóc ré lên vì vừa đói vừa lạnh, lúc này thì người mẹ mới giật thót mình ôm đứa con bé bỏng vào lòng. Nhưng khi vừa nhìn thấy mặt nó thì hét lên rồi vội vã đặt xuống đất, cô ta liên tục lùi lại phía sau cho đến khi cả người đã chạm vào tường.
- khốn nạn, đồ khốn nan....trời ơi...
Tiếng kêu gào trong tuyệt vọng của kẻ thứ ba khi sinh ra một đứa con có khuôn mặt giống hệt kẻ đã bỏ rơi mình. Kể từ giây phút đó, con chính là kẻ thù của mẹ...
Lan cứ sống trong cảnh khát sữa cho dù có mẹ ngay bên cạnh. Trẻ con đâu có biết nói biết xin, chỉ biết khóc, khóc thay cho tất cả những lời muốn nói...
Bà hàng xóm nghe Lan khóc lớn quá vội vã chạy sang xem thế nào. Thấy Lan một mình nằm chổng chơ giữa nền đất lạnh lẽo, cả người tím đen do bị lạnh. Trong khi đó thì mẹ Lan lại ngồi trên giường nhìn đứa con bé bỏng của mình mà cười như điên như dại:
- hahaha...hahaha...
Bà hàng xóm vội bế Lan lên, cởi luôn chiếc áo khoác ngoài ra để cuốn cho Lan, bà ta gào lên:
- trời ơi! con Hoa kia, mày làm cái gì mà lại ném con xuống đất thế hả...?
Cô ta chẳng nói gì, chỉ ngồi nhìn Lan rồi cười ha hả. Bà hàng xóm sợ mẹ Lan sẽ giết chết cô nên đã bế luôn về nhà. Cũng kể từ lúc đó, mẹ cô chính thức hóa điên dại..
Cô cứ thế lớn lên với những bát nước cơm mà bà ấy cho uống, còi cọc và nhếch nhác. Nhà bà ấy cũng nghèo nên chẳng thể cho cô được một cuộc sống đấy đủ, nhưng cũng thật may mắn vì bà ấy đã chẳng mặc cô sống chết với một người mẹ tâm thần.
Khi cô được 5 tuổi thì đã phải phụ giúp hết tất cả các công việc trong nhà như một đứa con ở. Nhà bà ấy có tất cả ba đứa con, lại là ba đứa con gái, đứa nào cũng đanh đá và rất hay đánh Lan...
Ngày ấy còn bé nhưng Lan biết mình chỉ là một đứa con hoang nên không dám đánh lại. Cha không có, mẹ thì điên dại suốt ngày đi quanh xóm, còn ông bà ngoại - họ coi Lan chẳng khác gì một vết ô uế trong cuộc đời và cô chính là một đứa con hoang không ai bênh vực.
Tội lỗi là do bố mẹ, ấy vậy mà một đứa trẻ ngây thơ vô tội lại phải gánh hết. Cô cứ lớn dần lớn dần trong sự dè bỉu của thiên hạ, sống cam chịu với tất cả những thứ đang đổ lên thân xác nhỏ bé.
Lan chẳng được đi học, bà ấy nói với Lan rằng: con hoang thì học hành làm gì, trước sau gì rồi cũng lại đi đánh đĩ giống mẹ thôi.
Lan luôn muốn được đi học, nhưng cái thân phận như vậy thì tiền đâu để mua sách, tiền đâu để đóng học.?
Đến khi Lan 10 tuổi thì đã thông thuộc hết tất cả các công việc trong nhà và cũng vì thế mà họ bắt cô làm tất cả. Họ cho cô ăn một thì cô phải làm trả lại gấp 100 lần. Giống như một con ở không bao giờ được trả công.
Bà ấy cứ đay nghiến: không có tao thì chết mất xác từ lâu rồi, cả đời này mày phải hầu hạ cho tao để trả cái ơn đấy. Muốn đi ra khỏi đây thì phải đưa tiền chuộc, tiền chuộc vì tao đã nuôi mày suốt 10 năm qua, tiền chuộc vì tao đã cứu lấy cái mạng bẩn thỉu của mày.
Có đôi lúc Lan đã nghĩ rằng: Giá như ngày ấy bà để cho Lan chết đi, thì cuộc sống khốn cùng này đã không tiếp diễn.
Sống trong sự dèm pha của xã hội, sống trong những trận đòn roi, sống trong những ánh mắt như muốn giết người của con bà ấy. Vậy sống để làm gì?
Nhưng Lan lại không có can đảm để chết, vì chết là hết, sẽ không thể tiếp tục nhìn thấy ánh nắng mặt trời, sẽ không thể thấy những nụ cười rạng rỡ của các bạn khi được cắp sách đến trường.
Vậy là Lan cứ ôm sự tủi nhục nó mà lớn lên, đến năm cô 15 tuổi thì cô bị bắt phải đi làm thuê cho người ta..
Tiếp theo đó là ròng rã mấy năm trời khổ cực đi làm, Nhưng đến một đồng tiền cô cũng không được cầm. Cứ đến tháng là bà ấy lại đến để lấy tiền trước, cô vẫn rách rưới như vậy và vẫn bị coi thường như vậy.
2 từ con hoang họ luôn đặt lên người cô bất cứ lúc nào họ muốn, cô bị bỏ rơi ở chính nơi mình sinh ra, bị hắt hủi đến mức chỉ muốn bỏ đi một nơi nào đó thật xa, nhưng lại chẳng biết phải đi đâu về đâu....
Cứ như thế cho đến năm cô 18 tuổi, trong một lần đi làm thuê cô đã gặp một người đàn ông. Người đó là cháu của Ông chủ mà cô đang làm. Anh ta hơn cô 5 tuổi và sống ở trong miền Nam xa xôi..
Lúc đầu Lan thậm chí còn chẳng dám ngẩng mặt lên nhìn anh ta, nhưng chẳng hiểu sao hàng ngày anh ta lại đi theo Lan, cứ thấy Lan ở đâu là anh ta ở đó...
Anh ta cư xử rất lịch thiệp, không bao giờ động tay động chân hay sàm sỡ Lan như những thằng thanh niên ở xóm.
Hàng ngày anh ta thường mang nước đến cho Lan uống, đưa bánh cho Lan ăn. Đó là người đầu tiên đối xử tốt với Lan kể từ khi cô có nhận thức đến bây giờ...
Nếu như ai bắt nạt Lan thì anh ta sẽ đứng ra để bảo vệ, anh ta giống như một người hùng trong lòng Lan vậy.
Rồi những ngày sau đó anh lại cho tiền Lan mua quần áo, nên không dám lấy thì anh ta lại mua hẳn quần áo mang đến tặng Lan. Ban đầu là cảm kích. Rồi thì yêu thương lúc nào cũng không hay...
Cứ nghĩ rằng một bầu trời mới sẽ mở ra Và Cô Gái Bất Hạnh ấy sẽ tìm được hạnh phúc, Nhưng có lẽ là do số phận, hay sao ông trời thích trêu ngươi con người mà cho đến tận bây giờ, cô ấy vẫn chẳng thể nào có được hạnh phúc...
Khi biết tin con trai có người yêu ở quê sau một thời gian về thăm ông bà ngoại thì mẹ của anh ta đã từ miền Nam Trở Về
Bà nhìn Lan bằng ánh mắt soi mói, tiếng bà ta rít lên qua hai hàm răng đang nghiến chặt vào nhau:
- bao nhiêu đứa không để ý, lại để ý ngay một đứa con hoang như vậy, mày muốn cho cả họ hàng dòng tộc nhà này phải xấu hổ nhục nhã hay sao?
Có lẽ vì muốn lấy được Lan làm vợ nên anh ta cãi lại lời mẹ:
- Lan là một cô gái tốt, Nếu mẹ đồng ý để con lấy Lan làm vợ, thì từ giờ con hứa sẽ không đi chơi lông bông nữa...
- Mày có biết gia đình mình là gia đình như thế không? Thiếu gì đứa tử tế mà không lấy, lấy con này về thì nó biết làm gì mà ăn.
- Nếu mẹ không đồng ý cho con lấy cô ấy, thì con sẽ ở đây luôn Không thèm vào nữa
Mất mấy ngày khuên bảo con nhưng không được, bà ta đành chấp nhận để con trai lấy Lan, vì bà ta chỉ có một thằng con quý tử duy nhất, nên cũng nhắm mắt chiều con.
Đến một cái đám cưới tử tế cũng không có, nhà trai giàu có như vậy cắt hết tất cả các thủ tục bởi vì Lan chỉ là một đứa con hoang, lại phải mất tới một trăm triệu tiền chuộc.
Có lẽ vì thế nên b ta mới ghét Lan
Cô bỏ quê Bỏ xứ vào trong miền Nam xa xôi chỉ với hi vọng cuộc đời mình sẽ tốt hơn, sẽ thoát khỏi cảnh bị coi thường dè bỉu.
Cuộc sống Làm Dâu khủng khiếp nơi xứ lạ bắt đầu.
Nhà chồng ở vùng núi phía đông nam bộ, công việc chủ yếu là canh tác cây công nghiệp, cây trồng chủ yếu là cây điều, cao su và cà phê..
Mẹ chồng ngay từ đầu đã không ưa Lan, bà luôn tìm khách làm khó cô, luôn tìm cách để hành hạ cô...
6h sáng ngày đầu tiên cô bước chân vào nhà chồng..
- Trời ơi là trời, thằng Hoàng đâu! Mày đâu rồi?
Hoàng tưởng có chuyện gì chạy vội ra mở cửa..
- Có chuyện gì vậy mẹ? đang Còn sớm mà...
Bà Thanh chống hai tay vào hông, mắt thì liếc vào trong phòng còn miệng thì nói như sắp nghiến hai môi vào nhau:
- mày biết bây giờ là mấy giờ rồi không? Mặt trời đã lên đến đỉnh núi rồi mà còn chưa Dậy cơm nước? Hay mày định để bà già này nấu cơm hầu cho con vợ mày ăn...
Hòa ngáp ngắn ngáp dài trả lời mẹ:
- vợ con nó mới đi xe đường dài về nên còn mệt, mẹ cứ để cho nó nghỉ đã...
- nó cho mày ăn cái gì mà mày binh nó chằm chặp thế. Lấy về làm dâu chứ không phải lấy về làm Mẹ tao đâu...
Hòa Quay sang lay vợ dậy
- dậy đi, Mẹ đang gọi kìa...
Do quá mệt vì say xe nên Lan ngủ quên trời quên đất, cô giật mình bởi tiếng gọi của chồng. rồi Vội Vã xuống giường
- con xin lỗi mẹ, tại đi xe mấy ngày liền nên con hơi mệt ạ.
Bà ta lườm Lan rồi quát:
- tôi nói cho cô biết, về làm dâu nhà này chứ không phải làm bà hoàng. Bắt đầu từ sáng ngày mai đúng năm giờ cô phải dậy. Giờ này rất nhiều công việc, con phải đi ra Rẫy để làm... Lười thì đừng có chết....
Lan vội vã đi ra ngoài để quét dọn nhà cửa. Mẹ chồng cô cầm đến một quyển sách giơ ra trước mắt cô:
- cầm lấy tiền rồi đi ra chợ mua đồ ăn, mua bao nhiêu thì ghi vào sổ còn tiền thừa thì đưa lại cho tao...
- vâng....
Lan nhận đồng tiền từ tay mẹ chồng mà tự dưng muốn khóc, cô chính là không được tin tưởng ở cái nơi mà cô muốn coi là nhà.
khi Lan bước ra đến cửa thì mẹ chồng còn với theo:
- mua ít thôi, mày mà mua linh tinh hết tiền của bà thì mày đừng có trách...
Đi từ nhà ra chợ rất xa, nên Lan chỉ có thể lên quán để mua đồ ăn. Cô lại chưa thông thuộc đường lối nên hỏi thăm khá vất vả mới tới được. Mà ở quán người ta bán rất đắt. Trong khi đó mẹ chồng chỉ đưa cho cô có 50.000, lại còn phải đem tiền thừa về. Mãi mà Lan chẳng biết phải mua gì để về nấu cho cả nhà ăn, nên cô chỉ mua 1 bó rau và 5 quả trứng.
Vừa trở về nhà thì mẹ chồng đã cái cuốc đứng chờ ở sân:
- mày cất đồ ăn vào trong nhà, đưa tiền thừa đây rồi đi theo tao, tao chỉ việc cho mà làm. Lan Không dám nói gì chỉ biết đi theo mẹ chồng. Bà ta dẫn cô ra rẫy điều và chỉ vào một đám cỏ lớn trước mặt:
- từ giờ đến trưa phải sạc sạch chỗ cỏ này cho tao, không thì đừng có hòng ăn cơm.
Nói xong rồi bà ta bỏ về, Lan chỉ biết ôm cái cuốc rồi nhìn đám cỏ mà khóc. Đã là số phận thì không thể nào tránh khỏi, cô đã bỏ cả quê hương để đi theo chồng ấy vậy mà cũng không thể tìm nổi hạnh phúc...
Những giọt nước mắt ấm ức rơi xuống, Nhưng đây là con đường cô đã chọn nhưng cô vẫn phải bước tiếp. Đi đâu về đâu Trong khi chẳng ai đón nhận, nếu cô rời khỏi nơi này thì cũng chẳng có nơi nào chờ mong cô về.
Đến hơn 11 giờ trưa thì chồng cô ra gọi:
- em không về mà nấu cơm đi, giờ này còn ở đây làm gì? Tính cho cả nhà chết đói à?
- nhưng mẹ bảo em phải sạc hết đám cỏ này mới được về....
Hoàng nhìn đám cỏ trước mặt mà cảm thấy rất bực mình, anh ta nói gì nữa mà đi về nhà. Vừa nhìn thấy mẹ anh ta đã vội vã gọi:
- mẹ đứng lại con có chuyện muốn hỏi?
- hỏi gì?
- cỏ ở rẫy xịt thuốc là sạch, sao mẹ lại bắt cô ấy phải ra rẫy sạc cỏ như vậy..
- muốn cho nó quen việc cũng là sai sao? Cả mười mấy hecta rẫy, nó không làm thì ai làm...
- nhưng mẹ cũng đừng nên hành hạ cô ấy như vậy?
Bà ta trợn mắt lên quát lại Hoàng:
- tổ sư bố cái thằng mất dạy, vừa lấy vợ về đã muốn đội vợ lên đầu mẹ mày ngồi rồi à. Mày sống bằng tiền của tao., mày ăn chơi phá phách trên công sức của tao. Thì bây giờ mày lấy vợ về thì vợ mày phải trả lại tao chứ..
- Biết là vậy nhưng mẹ cũng đừng có ép người quá đáng...
- Tao nói cho mày biết, mày mà xen vào chuyện Tao dạy dỗ nó thì đừng hòng tao cho nghìn nào.
Nhắc đến tiền như nhắc đến một điểm yếu của anh ta, cho đến tận bây giờ anh ta vẫn chưa thể tự mình kiếm ra một nghìn nào. Anh ta không dám làm phật ý mẹ cho dù cảm thấy rất thương vợ.
Những kẻ không kiếm ra tiền là những kẻ vô dụng, lời nói của họ chẳng bao giờ có một chút giá trị nào với người đối diện. Và anh ta chính là một minh chứng rõ ràng nhất...
Đến 12 giờ thì công việc mới xong, Lan vội vã vác cuốc trở về. Bà ta cầm chiếc bát sắt trên tay ném thẳng vào người Lan rồi chửi rủa:
- *** mẹ mày, làm ăn đéo gì mà chậm thế? Mày muốn cho cả cái nhà này chết đói phải không?
Lan nhặt chiếc bát lên vừa khóc vừa nói:
- Mẹ bảo con làm xong mới được về, nên con không dám về sớm
- Mày thích nói nhiều không, tao cho mày ăn cả rổ máu l** bây giờ...
Cuộc đời Lan chưa từng gặp một người phụ nữ nào chua ngoa như mẹ chồng của cô. Bà có thể nói ra bất cứ lời nào mà bà muốn, kể cả những lời tục tĩu nhất trên đời này.
Cho dù cô có nằm mơ cũng không thể tưởng tượng rằng một ngày mình lại làm dâu của một người như vậy. Sự không biết phải chấp nhận thế nào....