Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 107
*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Cặp đôi giống như hai người họ, dù đi giao thông công cộng đến bất cứ đâu thì cũng không tự tại bằng tự lái xe. Nếu thuê xe thì cũng không được quen thuộc bằng xe anh tự lắp ráp sửa sang. Đi qua tiểu bang Wyoming và tiểu bang Nebraska rồi mới đến New York sẽ gần hơn nhiều, tiếc là xa lộ Liên tiểu bang 80 đã không còn đủ an toàn. Nếu lên đường từ xa lộ 70 đi về phía Đông thì sẽ quanh co hơn, nhưng đối với Hoài Chân lẫn Ceasar thì đó đều là lựa chọn tốt nhất.
Nhờ có giáo sư Trần gọi điện đến nhà trọ Trung Hoa, vé máy bay Pan Am hạng phổ thông lúc mười hai giờ trưa lập tức được giải quyết, máy bay sẽ đáp xuống sân bay thành phố Lawrence lúc bốn giờ chiều, tới nội thành Kansas ít nhiều gì cũng phải sau sáu giờ tối. Mà bình thường lái xe qua cả bang Colorado và bang Kansas, để đến thành phố Independence cũng mất trên bốn mươi tiếng đồng hồ. Nếu như bỏ qua vài khu vực giới hạn tốc độ 50 dặm một giờ, muốn đến thành phố Kansas trước sáu giờ thì phải lên đường ngay từ bây giờ.
Hoài Chân đang định chọn mấy món đồ trong túi du lịch đem theo, nhưng lại bị Trần Mạn Lệ ngăn lại, ngay đến băng vệ sinh cũng không cho cô đem. Cô ấy nói không cần phải làm chậm trễ thì giờ, ở chỗ các cô ấy cũng có. Sau đó dịch lại gần bên tai cô nói nhỏ: “Cha tôi bảo tôi nói với cô, nếu anh ta không đến đúng hẹn thì ông ấy rất sẵn sàng tài trợ cho cô đi trước. Cộng đồng người Hoa ở bang Utah cũng sẵn lòng.”
Nghe thấy giáo sư Trần có ý định như vậy, Hoài Chân rất ngạc nhiên.
Cảm giác này giống như…
Như đang để lại một đường sống cho đứa trẻ kết bạn bừa bãi vậy. Rồi khi bình tĩnh lại, mọi người sẽ quyết định kỹ càng xem có muốn đổi ý hay không, để tránh dẫn đến tình huống bị ép phải ràng buộc với nhau, rồi cuối cùng muốn hối hận cũng đã muộn.
Chào tạm biệt bà Noonan, bốn người cùng đi xe của giáo sư Trần quay về thành phố Salt Lake. Ceasar ngồi ở ghế phụ, trên đường đi, giáo sư Trần cám ơn anh vì đã để cho người nhà mình đi lúc ở hải quan, rồi lại hỏi anh tốt nghiệp đại học ở đâu.
Anh nói tốt nghiệp trường quân sự Hoa Kỳ.
Giáo sư Trần nói là West Point ở New York sao?
Anh đáp phải, bởi vì cách nhà khá gần.
Giáo sư Trần cười nói bắt chuyện, trường học ở bờ Đông đều thế.
Ceasar cũng cười, đôi lúc hễ anh cười, trông dễ qua lại hơn.
Giáo sư Trần nói chuyện hơi nhiều, chỉ cần nhắc tới trường ở bờ Đông là không phanh lại được. Ông nói phần lớn du học sinh đến Mỹ đều là học sinh Thanh Hoa theo học bổng bồi thường Canh Tý*, còn ông lại tốt nghiệp đại học Saint John ở Thượng Hải. Các trường học nổi tiếng ở bờ Đông nước Mỹ có danh tiếng rất vang ở Trung Quốc, Berkeley và Stanford bờ Tây còn lâu mới bằng được Harvard và Columbia. Và ông cũng không ngoại lệ, vừa đến Mỹ đã lập tức tới Massachusetts, đầu tiên là ra sức học hành để lấy được bằng xã hội tại đại học Clark, và sau đó chuyển sang Học viện Địa chất Harvard để nghiên cứu về khí tượng học.
(*Tháng 9/1901, triều đình nhà Thanh phải đàm phán với 11 nước phương Tây và ký Điều ước Tân Sửu gồm 12 điều khoản; trong đó có điều khoản quy định Trung Quốc phải trả một số tiền bồi thường khổng lồ cho các nước. Khoản bồi thường đó gọi là Khoản bồi thường Canh Tý. Đến năm 1908, quốc hội Mỹ thông qua đề án trả lại Trung Quốc một nửa số tiền bồi thường quy định. Hai bên thoả thuận sẽ dùng số tiền hoàn trả này để làm học bổng cho học sinh Trung Quốc sang Mỹ du học, gọi là Học bổng Khoản Bồi thường Canh Tý.)
Ông lại hỏi Ceasar: Chắc chắn cậu có biết Fraternities.
Ceasar nói biết sơ sơ, người Mỹ rất thích các hoạt động giải trí xã giao.
Giáo sư Trần nói, du học sinh Trung Quốc cũng tổ chức vài hội sinh viên nam, ví dụ như…
Ceasar nói anh biết hội Cross and sword, còn có một hội David and Jonathans, hình như người thành lập là một quan ngoại giao Trung Quốc rất nổi tiếng.
Giáo sư Trần vô cùng kích động, Yes, that’s Wellington Koo. Rồi lại khen anh, You know a lot about China.
Ceasar nói trước đây anh từng gia nhập một hội sinh viên nam tên là Phi Beta Kappa, qua lại với các thành viên trong hội nên mới biết được ít nhiều. Ở đó anh có quen một người Hoa, cậu ta rất thú vị, cũng rất ưu tú.
Giáo sư Trần hỏi cậu ta là ai?
Ceasar nói cậu ta họ Tse, cha rất có tiền.
Giáo sư Trần cụt hứng nói, ồ, người nhà đó không thể coi là người Trung Quốc được.
Ceasar không nhắc lại nữa.
Một lát sau giáo sư Trần lại hỏi, con người cậu ta thế nào?
Ceasar mỉm cười, nói vài ấn tượng liên quan, ví dụ như he is huge. (Cậu ấy rất to.)
Giáo sư Trần nói, ăn bánh mì trưởng thành, đúng là hải rắn chắc hơn ăn gạo rồi.
Ceasar không đưa ra ý kiến gì, chỉ nói, maybe it’s true. (Có lẽ đúng là vậy.)
Nói tóm lại là bọn họ chuyện trò rất hợp nhau. Còn Trần Mạn Lệ, có lẽ vì dậy quá sớm nên vừa lên xe không bao lâu thì cô ấy đã thiếp ngủ. Hoài Chân không quấy rầy cuộc đối thoại ở phía trước, ngồi ở ghế sau đọc cuốn sổ tay du lịch, dùng bút máy đánh dấu lại mọi thị trấn giới hạn tốc độ 50 dặm một giờ, rồi gấp đánh dấu trang đó lại.
Đến khu vực đô thị Salt Lake, giáo sư Trần mới quay xuống hỏi Hoài Chân có phát hiện ra gì không.
Hoài Chân vừa đánh dấu ghi chú trong sổ tay xong, vội ngẩng đầu lên nói với giáo sư Trần: “Cháu thấy trên bản đồ có nhiều địa danh ở bang Utah rất đặc biệt. Hiawatha, Kanarraville, cứ như lấy từ trong thần thoại Bắc Âu ra vậy.”
Giáo sư Trần cười nói, “Quả thật ở giáo hội Mặc Môn* có dạy triết học Hy Lạp, Utah lại là trụ sở chính của giáo hội. Cháu cảm thấy nơi này thế nào?”
(*Giáo hội Mặc Môn tức Giáo hội các Thánh hữu Ngày sau của Chúa Giê Su Ky Tô, là một giáo hội Kitô giáo lớn và nổi tiếng nhất trong phong trào Thánh hữu ngày sau. Trụ sở chính của giáo hội đặt tại thành phố Salt Lake, tiểu bang Utah, Hoa Kỳ.)
Với Hoài Chân mà nói, lúc này cô hoàn toàn không chút để ý đến phong cảnh thành phố Salt Lake. Bị giáo sư hỏi đến, cô mới quay đầu nhìn nham thạch đỏ rực dưới sắc trời xanh lam ở đằng xa, còn có nhà thờ trắng tinh ở trung tâm thành phố, bất cứ lúc nào cũng có thể trông thấy cây xanh, thế là cô đưa ra câu trả lời mang tính tổng kết, “Rất sạch, rất… giống Côn Minh.”
Giáo sư Trần tưởng cô sinh ra ở Mỹ nên khó tin bật cười: “Cháu còn đi cả Côn Minh nữa rồi à?”
Đại học Utah cách thành phố một đoạn, nên giáo sư Trần đã thuê một căn nhà ba phòng riêng ở phía Đông thành phố, sống cùng với hai vãn bối, mẹ và em gái làm việc ở văn phòng nhà trường, có một khoảng sân nhỏ có thể tự bỏ xe. Sân be bé nên sống gần hàng xóm, lúc lái xe vào sân, cô còn có thể nhìn thấy trên bụi cây được cắt tỉa gọn gàng là hàng xóm đang tưới hoa trong sân, người đó ló đầu lên khỏi bụi cây, chào hỏi với giáo sư Trần.
Lưu Linh Trân đã sớm chờ ở cửa, kéo dép loẹt xoẹt, mặc áo choàng màu xám ngoài áo ngủ màu xanh chấm hoa, đứng trong sáng sớm mùa đông lạnh tới mức run cầm cập, vừa chỉ huy cha đậu xe vừa thở ra sương trắng.
Ceasar vừa bước xuống, cô ấy lập tức sợ hãi nhảy lùi ra sau, ngạc nhiên hô lên: “Có chuyện gì vậy? Đã qua bao lâu rồi mà cảnh sát liên bang còn tìm đến cửa điều tra là sao?”
Trần Mạn Lệ vội kéo cô ấy lại, nói, anh ta nghe hiểu đấy.
Lưu Linh Trân chống hông đẩy Trần Mạn Lệ ra sau, hùng hồn bảo, “Đừng căng thẳng, chị không tin anh ta còn nói được giọng Thượng Hải.”
Lúc ở nhà bà Noonan, giáo sư Trần đã gọi điện thoại bảo người lái chiếc xe Plymouth từ cây xăng ngoại ô đến cây xăng thành phố, bây giờ ông sẽ lái xe cũ đến tiệm sửa chữa ở cây xăng đổi biển số, Ceasar đi cùng với ông.
Giáo sư Trần vào ga-ra lái xe cũ ra, gọi Ceasar cũng đi qua, nói có chuyện muốn nói với anh. Lưu Linh Trân muốn đưa Hoài Chân vào nhà, nhưng Hoài Chân cứ nhìn chăm chú theo hướng Ceasar, nói có lời muốn nói với anh ấy, lát nữa sẽ vào sau.
Lưu Linh Trân không khách khí nói, “Gấp cái gì, cũng không phải vứt bỏ lại. Mà cảnh sát kia nhìn dữ như thế, tôi chỉ mong cô bỏ quách anh ta đi.”
Trần Mạn Lệ nhức đầu nói: “Con gái Thượng Hải.”
Lưu Linh Trân xì một tiếng, “Biết bao người muốn làm con gái Thượng Hải mà làm không nổi kia kìa.” Rồi lại kéo tay Hoài Chân, nói, “Mẹ có chưng ngó sen đường đấy, mau vào ăn thôi.”
Đúng lúc hàng xóm ném một túi táo từ sân bên kia qua, giáo sư Trần ở trong ga-ra vội gọi Linh Trân và Mạn Lệ xách trái cây vào nhà. Lưu Linh Trân kéo Trần Mạn Lệ, hai chị em cầm ba góc bao tải đi vào nhà trước.
Hoài Chân đi đến bên ngoài ga-ra, nói hàng xóm thật thân thiện.
Giáo sư Trần cười nói, người Mỹ là vậy đấy, trong nhà nấu cơm, người ta còn khen thơm. Hôm nay đưa cho họ một bó rau, ngày khác sẽ ném lại một sọt trái cây. Ở Trung Quốc, cái này gọi là bánh ít đi bánh quy lại.
Ceasar đứng ngoài ga-ra mỉm cười với cô, ngoại trừ “bánh ít đi bánh quy lại”, những thứ khác anh có thể nghe hiểu đại khái.
Hoài Chân đi tới cạnh anh, đưa ghi chú cô cô làm lúc ở trên xe cho anh xem từng tờ một, dặn dò anh nhất định phải coi chừng, không được lái quá nhanh, nhớ phải chú ý các huyện thị giới hạn tốc độ; dọc đường đi không được gây gổ với người khác, lại càng không được lái xe cả đêm; đi một mình thì có thể chọn khách sạn hạng sang vệ sinh sạch sẽ mà ở, đừng gấp, đến trễ cũng không sao.
Cô nói rất nhiều rất nhiều, cuối cùng nhét tập ghi chú vào túi áo khoác của anh. Ceasar nhân đó xỏ tay vào túi, xấu xa chụp lấy tay cô, Hoài Chân giãy thế nào cũng không rút tay ra được.
Giáo sư Trần lái xe ra, hình như cũng nhìn thấy cảnh đó qua gương chiếu hậu, cười giễu: “Đừng lo, một mình cậu ta lái xe thuận lợi lắm. Đàn ông con trai, dù ngủ đêm trong xe cũng không sao. Phong cảnh dọc đường Colorado rất đẹp, có núi Rocky, du khách rất nhiều, đi trên đường cũng không chán. Có điều cũng phải coi chừng —— bởi vì sẽ có vài người thuộc nhóm ngón cái, hai người biết đấy, khách ba lô giơ ngón cái lên muốn quá giang xe, nếu là người đẹp thì những người ga lăng bình thường không từ chối được đâu.”
Hoài Chân nói, “Hy vọng anh sẽ không thấy chán.”
Ceasar nói, “Đáng tiếc anh không phải là người ga lăng.”
Nhân lúc giáo sư Trần trở đầu xe ở trong vườn, Hoài Chân thấp giọng hỏi anh, “Giáo sư vừa nói gì với anh vậy?”
Ceasar nói, “Ông ấy cho anh biết, bình thường con gái Trung Hoa ngủ lại nhà người khác phái là chuyện cực kỳ nguy hiểm, sẽ trở thành tin tức lớn ở công động người Hoa. Còn nữa, nếu lần này em ra ngoài mà không được người lớn cho phép, ông ấy hy vọng anh biết rằng, nếu con gái của một gia đình an phận trên phố người Hoa đi du lịch quá hai ngày với bạn trai, thì gần như có nghĩa có thể kết hôn.”
Hoài Chân nói, “Anh đừng tin, giáo sư Trần chịu tư tưởng Trung Quốc cũ, thế nên suy nghĩ mới cứng nhắc như thế.”
Ceasar nói tiếp, “Ông ấy bảo anh đi đường phải suy nghĩ cho kỹ, một mình du lịch có lợi cho suy xét, nhất là khi anh đang ở ngay trên nước nhà, thoải mái ngẫm nghĩ hơn nhiều so với khi đồng hành cùng một người Hoa.”
Hoài Chân nói, “Anh nghĩ thế nào?”
Anh bảo, “Ông ấy còn nói, với kinh nghiệm cuộc đời của ông ấy, một hành trình khó khăn là cách tốt nhất để kiểm tra xem mọi người có ăn ý hay không.”
Hoài Chân im lặng một lúc rồi bảo, “Hồi tháng bảy, em có tham dự hôn lễ của một người bạn.”
“Sau đó thì sao?”
“Có một cô gái Nhật Bản đã kể chuyện của mình với bạn trai da trắng. Bọn họ đều là người bình thường, em cũng thế. Cô ấy nói với vị thống đốc kia là bọn họ chỉ yêu nhau mà thôi, bọn họ vô tội. Hôm đó em phát hiện em rất hâm mộ cô ấy, mà trước đây em chưa từng hâm mộ ai cả.”
Cô nhìn sâu vào mắt Ceasar nói, sau đó rút tay ra khỏi túi áo khoác của anh.
Giáo sư Trần đứng đằng xa ngoắc tay gọi, chàng trai trẻ, nói chuyện xong thì có thể lên xe được rồi.
Hoài Chân mỉm cười với anh, bảo anh đi nhanh đi, kẻo không kịp giờ.
Ceasar cúi đầu không nói gì, đi thẳng đến mở cửa lên xe.
Đợi tới khi xe sắp chạy, Hoài Chân lại gọi tên anh.
Giáo sư Trần dừng xe ở cửa, cười nói, “Chú đoán cháu muốn nhắc cậu ta chú ý an toàn lần thứ mười.”
Cô nói cám ơn giáo sư Trần, rồi chạy nhanh đến cửa sổ bên ghế phụ.
Ceasar hạ cửa kính xuống, ngẩng đầu nhìn cô, “Em còn gì muốn nói với anh hả cưng?”
Hoài Chân nói, “Chiều nay em muốn đi cắt tóc. Cắt ngắn đến dưới tai, giống tấm ảnh anh mười hai tuổi ở trong phòng ngủ vậy, có được không?”
Ceasar đáp, “Nếu em thích.”
Hoài Chân nghe xong, vui vẻ cười nói, “Nếu trên đường đi, ví dụ như có chỗ nào có quán tạp hóa cây xăng, anh thấy có bán mũ lưỡi trai thì có thể mua cho em được không? Em muốn chiếc nào ngầu ngầu ấy.”
Ceasar nhìn cô rất lâu, sau đó đáp được.
Cặp đôi giống như hai người họ, dù đi giao thông công cộng đến bất cứ đâu thì cũng không tự tại bằng tự lái xe. Nếu thuê xe thì cũng không được quen thuộc bằng xe anh tự lắp ráp sửa sang. Đi qua tiểu bang Wyoming và tiểu bang Nebraska rồi mới đến New York sẽ gần hơn nhiều, tiếc là xa lộ Liên tiểu bang 80 đã không còn đủ an toàn. Nếu lên đường từ xa lộ 70 đi về phía Đông thì sẽ quanh co hơn, nhưng đối với Hoài Chân lẫn Ceasar thì đó đều là lựa chọn tốt nhất.
Nhờ có giáo sư Trần gọi điện đến nhà trọ Trung Hoa, vé máy bay Pan Am hạng phổ thông lúc mười hai giờ trưa lập tức được giải quyết, máy bay sẽ đáp xuống sân bay thành phố Lawrence lúc bốn giờ chiều, tới nội thành Kansas ít nhiều gì cũng phải sau sáu giờ tối. Mà bình thường lái xe qua cả bang Colorado và bang Kansas, để đến thành phố Independence cũng mất trên bốn mươi tiếng đồng hồ. Nếu như bỏ qua vài khu vực giới hạn tốc độ 50 dặm một giờ, muốn đến thành phố Kansas trước sáu giờ thì phải lên đường ngay từ bây giờ.
Hoài Chân đang định chọn mấy món đồ trong túi du lịch đem theo, nhưng lại bị Trần Mạn Lệ ngăn lại, ngay đến băng vệ sinh cũng không cho cô đem. Cô ấy nói không cần phải làm chậm trễ thì giờ, ở chỗ các cô ấy cũng có. Sau đó dịch lại gần bên tai cô nói nhỏ: “Cha tôi bảo tôi nói với cô, nếu anh ta không đến đúng hẹn thì ông ấy rất sẵn sàng tài trợ cho cô đi trước. Cộng đồng người Hoa ở bang Utah cũng sẵn lòng.”
Nghe thấy giáo sư Trần có ý định như vậy, Hoài Chân rất ngạc nhiên.
Cảm giác này giống như…
Như đang để lại một đường sống cho đứa trẻ kết bạn bừa bãi vậy. Rồi khi bình tĩnh lại, mọi người sẽ quyết định kỹ càng xem có muốn đổi ý hay không, để tránh dẫn đến tình huống bị ép phải ràng buộc với nhau, rồi cuối cùng muốn hối hận cũng đã muộn.
Chào tạm biệt bà Noonan, bốn người cùng đi xe của giáo sư Trần quay về thành phố Salt Lake. Ceasar ngồi ở ghế phụ, trên đường đi, giáo sư Trần cám ơn anh vì đã để cho người nhà mình đi lúc ở hải quan, rồi lại hỏi anh tốt nghiệp đại học ở đâu.
Anh nói tốt nghiệp trường quân sự Hoa Kỳ.
Giáo sư Trần nói là West Point ở New York sao?
Anh đáp phải, bởi vì cách nhà khá gần.
Giáo sư Trần cười nói bắt chuyện, trường học ở bờ Đông đều thế.
Ceasar cũng cười, đôi lúc hễ anh cười, trông dễ qua lại hơn.
Giáo sư Trần nói chuyện hơi nhiều, chỉ cần nhắc tới trường ở bờ Đông là không phanh lại được. Ông nói phần lớn du học sinh đến Mỹ đều là học sinh Thanh Hoa theo học bổng bồi thường Canh Tý*, còn ông lại tốt nghiệp đại học Saint John ở Thượng Hải. Các trường học nổi tiếng ở bờ Đông nước Mỹ có danh tiếng rất vang ở Trung Quốc, Berkeley và Stanford bờ Tây còn lâu mới bằng được Harvard và Columbia. Và ông cũng không ngoại lệ, vừa đến Mỹ đã lập tức tới Massachusetts, đầu tiên là ra sức học hành để lấy được bằng xã hội tại đại học Clark, và sau đó chuyển sang Học viện Địa chất Harvard để nghiên cứu về khí tượng học.
(*Tháng 9/1901, triều đình nhà Thanh phải đàm phán với 11 nước phương Tây và ký Điều ước Tân Sửu gồm 12 điều khoản; trong đó có điều khoản quy định Trung Quốc phải trả một số tiền bồi thường khổng lồ cho các nước. Khoản bồi thường đó gọi là Khoản bồi thường Canh Tý. Đến năm 1908, quốc hội Mỹ thông qua đề án trả lại Trung Quốc một nửa số tiền bồi thường quy định. Hai bên thoả thuận sẽ dùng số tiền hoàn trả này để làm học bổng cho học sinh Trung Quốc sang Mỹ du học, gọi là Học bổng Khoản Bồi thường Canh Tý.)
Ông lại hỏi Ceasar: Chắc chắn cậu có biết Fraternities.
Ceasar nói biết sơ sơ, người Mỹ rất thích các hoạt động giải trí xã giao.
Giáo sư Trần nói, du học sinh Trung Quốc cũng tổ chức vài hội sinh viên nam, ví dụ như…
Ceasar nói anh biết hội Cross and sword, còn có một hội David and Jonathans, hình như người thành lập là một quan ngoại giao Trung Quốc rất nổi tiếng.
Giáo sư Trần vô cùng kích động, Yes, that’s Wellington Koo. Rồi lại khen anh, You know a lot about China.
Ceasar nói trước đây anh từng gia nhập một hội sinh viên nam tên là Phi Beta Kappa, qua lại với các thành viên trong hội nên mới biết được ít nhiều. Ở đó anh có quen một người Hoa, cậu ta rất thú vị, cũng rất ưu tú.
Giáo sư Trần hỏi cậu ta là ai?
Ceasar nói cậu ta họ Tse, cha rất có tiền.
Giáo sư Trần cụt hứng nói, ồ, người nhà đó không thể coi là người Trung Quốc được.
Ceasar không nhắc lại nữa.
Một lát sau giáo sư Trần lại hỏi, con người cậu ta thế nào?
Ceasar mỉm cười, nói vài ấn tượng liên quan, ví dụ như he is huge. (Cậu ấy rất to.)
Giáo sư Trần nói, ăn bánh mì trưởng thành, đúng là hải rắn chắc hơn ăn gạo rồi.
Ceasar không đưa ra ý kiến gì, chỉ nói, maybe it’s true. (Có lẽ đúng là vậy.)
Nói tóm lại là bọn họ chuyện trò rất hợp nhau. Còn Trần Mạn Lệ, có lẽ vì dậy quá sớm nên vừa lên xe không bao lâu thì cô ấy đã thiếp ngủ. Hoài Chân không quấy rầy cuộc đối thoại ở phía trước, ngồi ở ghế sau đọc cuốn sổ tay du lịch, dùng bút máy đánh dấu lại mọi thị trấn giới hạn tốc độ 50 dặm một giờ, rồi gấp đánh dấu trang đó lại.
Đến khu vực đô thị Salt Lake, giáo sư Trần mới quay xuống hỏi Hoài Chân có phát hiện ra gì không.
Hoài Chân vừa đánh dấu ghi chú trong sổ tay xong, vội ngẩng đầu lên nói với giáo sư Trần: “Cháu thấy trên bản đồ có nhiều địa danh ở bang Utah rất đặc biệt. Hiawatha, Kanarraville, cứ như lấy từ trong thần thoại Bắc Âu ra vậy.”
Giáo sư Trần cười nói, “Quả thật ở giáo hội Mặc Môn* có dạy triết học Hy Lạp, Utah lại là trụ sở chính của giáo hội. Cháu cảm thấy nơi này thế nào?”
(*Giáo hội Mặc Môn tức Giáo hội các Thánh hữu Ngày sau của Chúa Giê Su Ky Tô, là một giáo hội Kitô giáo lớn và nổi tiếng nhất trong phong trào Thánh hữu ngày sau. Trụ sở chính của giáo hội đặt tại thành phố Salt Lake, tiểu bang Utah, Hoa Kỳ.)
Với Hoài Chân mà nói, lúc này cô hoàn toàn không chút để ý đến phong cảnh thành phố Salt Lake. Bị giáo sư hỏi đến, cô mới quay đầu nhìn nham thạch đỏ rực dưới sắc trời xanh lam ở đằng xa, còn có nhà thờ trắng tinh ở trung tâm thành phố, bất cứ lúc nào cũng có thể trông thấy cây xanh, thế là cô đưa ra câu trả lời mang tính tổng kết, “Rất sạch, rất… giống Côn Minh.”
Giáo sư Trần tưởng cô sinh ra ở Mỹ nên khó tin bật cười: “Cháu còn đi cả Côn Minh nữa rồi à?”
Đại học Utah cách thành phố một đoạn, nên giáo sư Trần đã thuê một căn nhà ba phòng riêng ở phía Đông thành phố, sống cùng với hai vãn bối, mẹ và em gái làm việc ở văn phòng nhà trường, có một khoảng sân nhỏ có thể tự bỏ xe. Sân be bé nên sống gần hàng xóm, lúc lái xe vào sân, cô còn có thể nhìn thấy trên bụi cây được cắt tỉa gọn gàng là hàng xóm đang tưới hoa trong sân, người đó ló đầu lên khỏi bụi cây, chào hỏi với giáo sư Trần.
Lưu Linh Trân đã sớm chờ ở cửa, kéo dép loẹt xoẹt, mặc áo choàng màu xám ngoài áo ngủ màu xanh chấm hoa, đứng trong sáng sớm mùa đông lạnh tới mức run cầm cập, vừa chỉ huy cha đậu xe vừa thở ra sương trắng.
Ceasar vừa bước xuống, cô ấy lập tức sợ hãi nhảy lùi ra sau, ngạc nhiên hô lên: “Có chuyện gì vậy? Đã qua bao lâu rồi mà cảnh sát liên bang còn tìm đến cửa điều tra là sao?”
Trần Mạn Lệ vội kéo cô ấy lại, nói, anh ta nghe hiểu đấy.
Lưu Linh Trân chống hông đẩy Trần Mạn Lệ ra sau, hùng hồn bảo, “Đừng căng thẳng, chị không tin anh ta còn nói được giọng Thượng Hải.”
Lúc ở nhà bà Noonan, giáo sư Trần đã gọi điện thoại bảo người lái chiếc xe Plymouth từ cây xăng ngoại ô đến cây xăng thành phố, bây giờ ông sẽ lái xe cũ đến tiệm sửa chữa ở cây xăng đổi biển số, Ceasar đi cùng với ông.
Giáo sư Trần vào ga-ra lái xe cũ ra, gọi Ceasar cũng đi qua, nói có chuyện muốn nói với anh. Lưu Linh Trân muốn đưa Hoài Chân vào nhà, nhưng Hoài Chân cứ nhìn chăm chú theo hướng Ceasar, nói có lời muốn nói với anh ấy, lát nữa sẽ vào sau.
Lưu Linh Trân không khách khí nói, “Gấp cái gì, cũng không phải vứt bỏ lại. Mà cảnh sát kia nhìn dữ như thế, tôi chỉ mong cô bỏ quách anh ta đi.”
Trần Mạn Lệ nhức đầu nói: “Con gái Thượng Hải.”
Lưu Linh Trân xì một tiếng, “Biết bao người muốn làm con gái Thượng Hải mà làm không nổi kia kìa.” Rồi lại kéo tay Hoài Chân, nói, “Mẹ có chưng ngó sen đường đấy, mau vào ăn thôi.”
Đúng lúc hàng xóm ném một túi táo từ sân bên kia qua, giáo sư Trần ở trong ga-ra vội gọi Linh Trân và Mạn Lệ xách trái cây vào nhà. Lưu Linh Trân kéo Trần Mạn Lệ, hai chị em cầm ba góc bao tải đi vào nhà trước.
Hoài Chân đi đến bên ngoài ga-ra, nói hàng xóm thật thân thiện.
Giáo sư Trần cười nói, người Mỹ là vậy đấy, trong nhà nấu cơm, người ta còn khen thơm. Hôm nay đưa cho họ một bó rau, ngày khác sẽ ném lại một sọt trái cây. Ở Trung Quốc, cái này gọi là bánh ít đi bánh quy lại.
Ceasar đứng ngoài ga-ra mỉm cười với cô, ngoại trừ “bánh ít đi bánh quy lại”, những thứ khác anh có thể nghe hiểu đại khái.
Hoài Chân đi tới cạnh anh, đưa ghi chú cô cô làm lúc ở trên xe cho anh xem từng tờ một, dặn dò anh nhất định phải coi chừng, không được lái quá nhanh, nhớ phải chú ý các huyện thị giới hạn tốc độ; dọc đường đi không được gây gổ với người khác, lại càng không được lái xe cả đêm; đi một mình thì có thể chọn khách sạn hạng sang vệ sinh sạch sẽ mà ở, đừng gấp, đến trễ cũng không sao.
Cô nói rất nhiều rất nhiều, cuối cùng nhét tập ghi chú vào túi áo khoác của anh. Ceasar nhân đó xỏ tay vào túi, xấu xa chụp lấy tay cô, Hoài Chân giãy thế nào cũng không rút tay ra được.
Giáo sư Trần lái xe ra, hình như cũng nhìn thấy cảnh đó qua gương chiếu hậu, cười giễu: “Đừng lo, một mình cậu ta lái xe thuận lợi lắm. Đàn ông con trai, dù ngủ đêm trong xe cũng không sao. Phong cảnh dọc đường Colorado rất đẹp, có núi Rocky, du khách rất nhiều, đi trên đường cũng không chán. Có điều cũng phải coi chừng —— bởi vì sẽ có vài người thuộc nhóm ngón cái, hai người biết đấy, khách ba lô giơ ngón cái lên muốn quá giang xe, nếu là người đẹp thì những người ga lăng bình thường không từ chối được đâu.”
Hoài Chân nói, “Hy vọng anh sẽ không thấy chán.”
Ceasar nói, “Đáng tiếc anh không phải là người ga lăng.”
Nhân lúc giáo sư Trần trở đầu xe ở trong vườn, Hoài Chân thấp giọng hỏi anh, “Giáo sư vừa nói gì với anh vậy?”
Ceasar nói, “Ông ấy cho anh biết, bình thường con gái Trung Hoa ngủ lại nhà người khác phái là chuyện cực kỳ nguy hiểm, sẽ trở thành tin tức lớn ở công động người Hoa. Còn nữa, nếu lần này em ra ngoài mà không được người lớn cho phép, ông ấy hy vọng anh biết rằng, nếu con gái của một gia đình an phận trên phố người Hoa đi du lịch quá hai ngày với bạn trai, thì gần như có nghĩa có thể kết hôn.”
Hoài Chân nói, “Anh đừng tin, giáo sư Trần chịu tư tưởng Trung Quốc cũ, thế nên suy nghĩ mới cứng nhắc như thế.”
Ceasar nói tiếp, “Ông ấy bảo anh đi đường phải suy nghĩ cho kỹ, một mình du lịch có lợi cho suy xét, nhất là khi anh đang ở ngay trên nước nhà, thoải mái ngẫm nghĩ hơn nhiều so với khi đồng hành cùng một người Hoa.”
Hoài Chân nói, “Anh nghĩ thế nào?”
Anh bảo, “Ông ấy còn nói, với kinh nghiệm cuộc đời của ông ấy, một hành trình khó khăn là cách tốt nhất để kiểm tra xem mọi người có ăn ý hay không.”
Hoài Chân im lặng một lúc rồi bảo, “Hồi tháng bảy, em có tham dự hôn lễ của một người bạn.”
“Sau đó thì sao?”
“Có một cô gái Nhật Bản đã kể chuyện của mình với bạn trai da trắng. Bọn họ đều là người bình thường, em cũng thế. Cô ấy nói với vị thống đốc kia là bọn họ chỉ yêu nhau mà thôi, bọn họ vô tội. Hôm đó em phát hiện em rất hâm mộ cô ấy, mà trước đây em chưa từng hâm mộ ai cả.”
Cô nhìn sâu vào mắt Ceasar nói, sau đó rút tay ra khỏi túi áo khoác của anh.
Giáo sư Trần đứng đằng xa ngoắc tay gọi, chàng trai trẻ, nói chuyện xong thì có thể lên xe được rồi.
Hoài Chân mỉm cười với anh, bảo anh đi nhanh đi, kẻo không kịp giờ.
Ceasar cúi đầu không nói gì, đi thẳng đến mở cửa lên xe.
Đợi tới khi xe sắp chạy, Hoài Chân lại gọi tên anh.
Giáo sư Trần dừng xe ở cửa, cười nói, “Chú đoán cháu muốn nhắc cậu ta chú ý an toàn lần thứ mười.”
Cô nói cám ơn giáo sư Trần, rồi chạy nhanh đến cửa sổ bên ghế phụ.
Ceasar hạ cửa kính xuống, ngẩng đầu nhìn cô, “Em còn gì muốn nói với anh hả cưng?”
Hoài Chân nói, “Chiều nay em muốn đi cắt tóc. Cắt ngắn đến dưới tai, giống tấm ảnh anh mười hai tuổi ở trong phòng ngủ vậy, có được không?”
Ceasar đáp, “Nếu em thích.”
Hoài Chân nghe xong, vui vẻ cười nói, “Nếu trên đường đi, ví dụ như có chỗ nào có quán tạp hóa cây xăng, anh thấy có bán mũ lưỡi trai thì có thể mua cho em được không? Em muốn chiếc nào ngầu ngầu ấy.”
Ceasar nhìn cô rất lâu, sau đó đáp được.