Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 3
- Ăn đi.
Cảnh sát Vu Nghiêm đẩy Cola và hamburger đến trước mặt thiếu niên.
Đồn có quy định là cảnh sát đang trong ca trực không được phép gọi thức ăn ngoài, sợ ảnh hưởng không tốt. Chút đồ này là anh chạy cả một trạm xe buýt mới mua về được, người đầy mồ hôi.
Thiếu niên xấu hổ đón lấy, giơ mu bàn tay lau mặt, trên xương gò má bị trầy da một mảng nhỏ, mồ hôi chảy qua, vừa đau vừa ngứa.
Vu Nghiêm xin nữ đồng nghiệp một miếng khăn ướt khử trùng vứt cho cậu, vừa hứng gió điều hòa vừa quở trách:
- Giúp người cũng phải lượng sức mà làm, thầy cô không dạy em sao? Ồ, bả bảo em đi theo bả là em đi theo bả, học sinh Lưu Trọng Tề, nếu em nghe lời như vậy thì tại sao đang thời gian nghỉ hè tốt đẹp lại không ở nhà cố gắng làm bài tập hả? Anh trai em ngày nào cũng tăng ca nên không ai quản em đúng không?
Lời này không biết đã đụng chạm đến trái tim yếu đuối của thiếu niên thời kỳ trưởng thành thế nào, giấy gói hamburger đã xé ra phân nửa, vẻ mặt chàng trai thoáng trở nên ảm đạm.
Dụ Lan Xuyên họ Dụ, em trai anh họ Lưu, vì họ là anh em cùng mẹ khác cha.
Năm Dụ Lan Xuyên 10 tuổi, cha mẹ anh vì cách sống không hợp nên chia tay trong hòa bình, Dụ Lan Xuyên theo mẹ, một năm sau, mẹ anh tái giá.
Có điều đây không phải chuyện về một cây cải trắng, theo Vu Nghiêm hiểu thì quan hệ giữa cha mẹ Dụ Lan Xuyên sau khi ly hôn cũng không tệ lắm, vả lại họ đều cảm thấy có lỗi với con nên ngay cả cha dượng cũng dành cho anh sự quan tâm gấp đôi. Một người gấp đôi, ba người là gấp sáu, sự quan tâm quá nhiều suýt khiến Dụ Lan Xuyên khó chịu muốn chết, ngày ngày đều bị người lớn làm phiền đến mức muốn bỏ nhà trốn đi.
Lúc em trai ra đời, Dụ Lan Xuyên đã lên trung học, thế là anh lấy cớ “trẻ con trở ngại việc học tập” mà trốn ra ngoài ở nội trú cho thanh tịnh. Ông nội mất sớm của anh có một anh trai ruột, Dụ Lan Xuyên gọi là “ông cả”, là một ông lão độc thân, lúc đó ông lão sống không xa ngôi trường anh học nên ngày lễ Tết anh thường lấy lý do “ở cùng ông cả” để không về nhà.
Con người Lan gia bẩm sinh đã có chút vô tâm, cộng thêm quanh năm suốt tháng không ở nhà được mấy ngày nên thực không có tình cảm gì với người em trai hời này.
Nhưng, trước đây không lâu, mẹ Dụ Lan Xuyên nhận lời mời của một phòng thí nghiệm nước ngoài, vị phu nhân ý chí hăng hái ấy còn thở là còn phấn đấu vươn lên ngang nhiên quyết định đưa cả nhà sang chinh chiến đế quốc Mỹ. Nhưng nếu muốn thu xếp ổn thỏa ở nước ngoài thì không biết phải chờ mấy năm, con trai út mới lên cấp 3, là tuyển thủ học lệch khoa học tự nhiên điển hình, tiếng Anh không tốt, cho nên người nhà quyết định trước tiên để cậu ở lại trong nước đi học, quan sát kết quả học tập rồi tính tiếp.
Chuyện này đối với Dụ Lan Xuyên quả thực là tai bay vạ gió, vì cha dượng là cái đuôi của mẹ anh, hai người cùng bay đi, anh thành người chăn nuôi... không, người giám hộ tạm thời cục nợ nhỏ.
- Anh cũng không phải nói em làm không đúng.
Vu Nghiêm thấy thiếu niên tội nghiệp, giọng dịu lại:
- Cái này... bất kể nói thế nào, tấm lòng muốn giúp người khác là tốt, đáng khen, đúng không? Lúc nãy anh gọi điện thoại cho anh trai em rồi, lát nữa anh ấy sẽ qua đón em về nhà, em ăn trước ít đồ lót dạ đi___muốn ăn kem không?
Lưu Trọng Tề vo giấy gói hamburger thành một cục, giả vờ lạnh nhạt nói:
- Không cần, tự em đi tàu điện ngầm về, dù sao anh ấy không hề muốn đón em.
- Không muốn đến cũng phải đến.
Cảnh sát Vu chính nghĩa bật thốt, sau đó mới phản ứng lại là lỡ miệng, bèn vội vã bù đắp:
- Không phải, ý anh là, sao anh ấy lại không muốn đến được chứ? Em đừng thấy anh trai em mặt lạnh miệng ác, mấy cái đó đều là tâm trạng bình thường của những kẻ đi làm tăng ca, anh ấy vẫn rất quan tâm em...
Lưu Trọng Tề nhìn anh, cảnh sát Vu mở mắt nói mò đau xót lương tâm, không bịa tiếp được.
- Anh em mặt không lạnh, miệng cũng không ác.
Thiếu niên trầm mặc một lát, cúi đầu nói:
- Ảnh chưa từng mắng em, cũng chưa từng dữ dằn với em, ảnh chỉ phát lì xì cho em thôi.
Vu Nghiêm:
-...
- Em thi học kỳ vô top 10, ảnh phát lì xì cho em; em quét dọn vệ sinh lấy lòng ảnh, ảnh phát lì xì cho em; em đánh nhau với bạn trong đội bóng rổ, bị viết kiểm điểm, bản kiểm điểm phải đưa phụ huynh ký tên, ảnh không thèm nhìn liền ký ngay, lại còn phát lì xì cho em.
Lưu Trọng Tề hung dữ cắn một miếng hamburger:
- Có lẽ một ngày nào đó, em giết người phóng hỏa, ảnh cũng sẽ phát lì xì cho em, để em tự lái xe đi đầu thú.
Cảnh sát Vu nghe xong, chép miệng, lòng chẳng những không đồng tình mà còn hơi hâm mộ.
Lưu Trọng Tề:
- Anh trai em là máy phát lì xì tự động.
- Em à, bây giờ anh nói với em những điều này, có lẽ em nghe không hiểu.
Vu Nghiêm châm chước câu chữ:
- Nhưng khi lớn lên em sẽ hiểu, tình yêu là thứ rất mịt mờ hư vô, chỉ có tiền lì xì tốt với em mới là chân lý.
Những lời khuyên bảo này của anh tuy dung tục nhưng là lời tâm huyết, có điều thiếu niên nghe không lọt tai, nghiến răng nghiến lợi gặm hamburger.
- Được rồi, không thích nghe thì anh không nói.
Chờ cậu ăn gần xong, Vu Nghiêm bắt đầu hỏi:
- Chúng ta nói việc chính nhé, em miêu tả mấy kẻ đòi tiền em đi. Tổng cộng mấy người?
- Bốn người, một bà cụ và ba người đàn ông, trong ba người đàn ông có một người đầu trọc, một người mặt sẹo và một người thọt, đi khập khà khập khiễng.
- Tuổi bao lớn? Nghe ra được khẩu âm vùng nào không?
- Không biết. Dù sao không phải người bản địa. Mấy người đàn ông hơn 30 tuổi. Còn bà cụ... em không xác định, mới đầu em thấy bả vừa gầy vừa nhỏ, tóc bạc lưng còng, cảm giác bả cũng 70 80 tuổi.
Lưu Trọng Tề hồi tưởng lại, mặt lộ vẻ mờ mịt:
- Nhưng khi các anh tới thì bả leo tường chạy. Một bà cụ 70 80 tuổi... có thể leo tường sao?
Trong hẻm sau ao lầy có rất nhiều đường hẹp ngay cả xe xích lô cũng không vào được, nên lúc đó xe cảnh sát chỉ có thể dừng ở giao lộ, cách địa điểm nhóm lừa gạt gây án khoảng hơn 200 mét.
Chính nhờ 200 mét này mà khi cảnh sát chạy tới, bọn lừa gạt đã leo tường chạy.
Vu Nghiêm đã kiểm tra bức tường trong hẻm, tường cao gần 3 mét, vách tường vô cùng bằng phẳng, gần như không có chỗ mượn lực để leo lên, trên tường chỉ có nửa vết chân không quá rõ ràng. Nếu không phải chính mắt Vu Nghiêm thấy bóng người cuối cùng lóe lên rồi biến mất trên đầu tường thì có lẽ anh sẽ nghi ngờ có người báo động giả.
Vu Nghiêm lặng lẽ quẹt trên sổ tay mấy chữ “hỏi Lan gia” rồi hỏi:
- Sau khi chặn em lại, họ nói với em thế nào?
- Nói em đụng bà cụ bị thương, phải đền tiền.
- Đền bao nhiêu?
- Một ngàn.
Giày thể thao và cặp sách của Lưu Trọng Tề đều không rẻ, có thể nhìn ra đứa trẻ này gia cảnh không tệ, trong tay sẽ không thiếu tiền lì xì, tiền tiêu vặt. Nhưng thông thường người lớn trong nhà sẽ không để con trai vị thành niên quản số tiền quá lớn nên đòi một ngàn là thích hợp. Nhóm lừa đảo này kinh nghiệm phong phú, vừa nhìn liền tính ra được con số mà đứa trẻ này có khả năng tự do chi phối.
Trai choai choai vừa ngốc vừa bướng, không chịu được hăm dọa nhưng sĩ diện, thông thường ở bên ngoài bị người khác bắt nạt đều xấu hổ không muốn nói với gia đình, chúng là dê béo chất lượng tốt, thịt rồi lại muốn thịt nữa.
Vu Nghiêm gật gù.
Lưu Trọng Tề nói tiếp:
- Em nói “sao mấy người không đi cướp đi”, gã đầu trọc liền nói “không phải, mày tưởng bọn tao đang bàn chuyện mua bán với mày chắc?” Em lại nói là em không có nhiều tiền như vậy, chúng liền giật cặp em, phát hiện trong ví của em thực chẳng có bao nhiêu tiền, thế là chúng lấy thẻ học sinh của em, bảo em về chuẩn bị tiền, hai ngày nữa chúng sẽ đến trường tìm em lấy... Em định báo cảnh sát thì bị chúng phát hiện, giật điện thoại của em, lúc đó các anh tới, chúng không giật được.
Cậu nhóc nghiêm túc, luôn thử ra dáng người lớn nhưng ngụy trang không thích hợp, giữa những con chữ luôn toát lên sự ngốc nghếch, Vu Nghiêm cảm thấy cậu nhóc và anh trai vừa cặn bã vừa tinh ranh kia không giống như cùng một mẹ sinh ra.
Vu Nghiêm vừa nghe vừa nhịn cười, nhưng nhịn một hồi, anh lại nghe ra chỗ không ổn:
- Đợi đã, từ lúc chúng bao vây em tới lúc chúng cướp điện thoại em, thời gian đại khái là bao lâu?
Lưu Trọng Tề nhìn anh khó hiểu:
- Không lâu lắm, chỉ nói mấy câu thôi... khoảng 2 3 phút gì đó, sao vậy?
Cảnh sát Vu cau mày, cùng đồng nghiệp bên cạnh nhìn nhau___người nặc danh báo cảnh sát nói là thấy mấy kẻ lưu manh bao vây một học sinh, muốn động tay động chân, không biết đang làm gì, xin họ phái người qua xem.
Nhưng vấn đề là, đường trong hẻm sau ao lầy rất khó đi, đặc biệt là vào mùa hè, đường hẹp lại đông người, họ từ khi ra khỏi đồn đến khi chạy tới nơi xảy ra vụ án tuyệt đối hơn 2 3 phút.
Nghĩa là, người báo cảnh sát đã sớm biết địa điểm gây án của nhóm lừa đảo trước khi Lưu Trọng Tề bị bao vây.
Làm sao mà biết?
Vu Nghiêm truy hỏi:
- Lúc chúng đòi tiền em, gần đó có ai khác không?
Lưu Trọng Tề lắc đầu:
-...Em không chú ý.
- Vậy em biết ai sẽ báo cảnh sát thay em không?
Vu Nghiêm hỏi:
- Nhớ kỹ lại xem, lúc em đi theo bà cụ kia, có ai chú ý tới không?
Lưu Trọng Tề sững sờ, vô thức vân vê tấm danh thiếp bị cuốn góc trong cặp:
- Quả thực... có một người, lúc đó chị ấy kéo em một cái, nhưng em không chắc chắn...
Một tiếng sau, kẻ vô lương tâm Dụ Lan Xuyên mới khoan thai đến muộn, lúc vào thì vẻ mặt vội vàng, giả bộ rất giống, cờ hó y hệt cái thứ ngạo mạn trong điện thoại.
- Bà cụ mà em cũng dám đỡ, bộ nhà mình gia tài bạc triệu à?
Dụ Lan Xuyên lái xe đến đón người em hời về nhà, dọc đường không phê bình giáo dục cũng không an ủi, đến nhà mới hời hợt trêu một câu như thế rồi đuổi cậu đi nghỉ ngơi:
- Hôm nay bị dọa rồi chứ gì, tắm rửa ngủ sớm đi, anh nói với anh Vu mấy câu.
Lưu Trọng Tề lề mề đáp dạ, len lén liếc nhìn anh, dường như đang chờ mong điều gì.
Dụ Lan Xuyên thấy ánh mắt này của cậu, thầm thở dài, móc điện thoại di động trong túi ra:
- Được, anh phát lì xì cho em để an ủi.
Lưu Trọng Tề nháy mắt đen mặt, không nói một lời xoay người bỏ đi, còn đóng cửa phòng lại.
Dụ Lan Xuyên hơi khiếp sợ:
- Bọn trẻ bây giờ mắc bệnh làm giá, ngay cả tiền cũng không muốn à?
Đúng lúc Vu Nghiêm giao ca, anh sống không xa nhà trọ của Dụ Lan Xuyên nên đi quá giang xe một chuyến, tiện thể ghé nhà bạn thân ngồi một lát, thấy vậy lập tức ưỡn ngựa sáp mặt lại gần:
- Nó không cần tao cần, anh, còn thiếu em trai không? Để tao làm con trai mày cũng được.
Dụ Lan Xuyên lấy trong tủ lạnh ra một chai soda ném cho anh:
- Cho mày quá giang xe còn chưa lấy tiền của mày đấy.
Vu Nghiêm thuận thế ngả ra sofa:
- Khổng Tử từng nói “chi lan sinh ở u cốc, quân tử tu đạo lập đức” (1), Lan gia, đã nói là không ham phú quý mà?
(1) Câu đầy đủ của Khổng Tử: “chi lan sinh vu u cốc, bất dĩ vô nhân nhi bất hương, quân tử tu đạo lập đức, bất dĩ cùng khốn nhi biến tiết”, ý nói hoa lan sinh trưởng nơi u cốc, không vì hoang vắng mà không tỏa hương, người quân tử tu đạo lập đức, không vì hoàn cảnh khốn cùng mà thay đổi phẩm đức cao thượng của bản thân.
- Không ham phú quý thì tao ham cái gì? Mày chắc? Xê ra.
Dụ Lan Xuyên đá chân Vu Nghiêm, kéo máy hút bụi dưới gầm sofa ra sạc điện:
- Nếu mày dư thời gian thì ra ngoài sớm đi. Không biết cha đây đang thuê nhà à? Chưa hiếu kính cha mà còn đưa tay đòi tiền.
- Vậy sao mày không về nhà ở? Mẹ mày đâu có nhà, đâu ai phiền mày.
Vu Nghiêm nói:
- Thuê nhà đắt thí mồ.
- Xa.
Dụ Lan Xuyên thở dài:
- Giờ cao điểm buổi sáng có mười đoạn đường ách tắc, tao phải băng qua ba đoạn.
Anh nhớ khi mình mới tốt nghiệp, giờ cao điểm buổi sáng bắt đầu từ 7 giờ nhưng bây giờ đã thành 6 giờ rưỡi, qua hai năm nữa, mấy người này có lẽ định không cần ngủ luôn.
Dụ Lan Xuyên về ở hai ngày, cảm giác như mình không phải về nhà ngủ mà hoàn toàn là về điểm danh, còn không đủ hao xăng.
Vu Nghiêm nghĩ nghĩ, lắc đầu:
- Nghèo rớt mồng tơi đi tàu điện ngầm như bọn tao không lĩnh hội được nỗi đau của nhà giàu bọn mày.
Dụ Lan Xuyên chỉ ra cửa:
- Không có gì thì mau cút.
Vu Nghiêm nghiêm mặt:
- Chuyện em mày hôm nay, tao phải nói với mày.
- Vậy mày tóm gọn lại đi.
Dụ Lan Xuyên nghe mà như không nghe, gỡ mắt kính xuống để xối dưới vòi nước, hờ hững nói:
- Chịu thiệt vài lần, sau này biết thông minh hơn, chịu thiệt cũng là một kiểu trải đời.
- Bọn lừa đảo hôm nay, tao nghi ngờ là người bên tụi mày.
Vu Nghiêm nói:
- Dạo này không nhắm vào mày hả?
Dụ Lan Xuyên khựng lại:
- Hửm?
Vu Nghiêm:
- Chính mắt tao thấy, tường cao 3 mét, bám vào đẩy lên là mất hút luôn.
- Leo tường có gì lạ? Mày làm quá.
Dụ Lan Xuyên “chậc” một tiếng, không hứng thú, vung mắt kính cho ráo nước, tiện tay dùng góc áo lau:
- Đàn ông trưởng thành hơi luyện một chút, nhảy lấy đà leo lên tường 3 mét là chuyện bình thường, mày chưa thấy huấn luyện “leo tường” trong quân đội à? Học sinh trung học trong câu lạc bộ parkour (2) cũng có thể biểu diễn leo tường 5 giây đấy.
(2) Parkour (còn gọi là free running): môn thể thao mạo hiểm mang tính nghệ thuật, người tham gia sẽ vượt qua các chướng ngại vật hoặc khoảng không bằng những chuyển động nhanh nhạy, khéo léo như chạy nhảy, leo trèo, nhào lộn...
- Ý mày là, có một nhóm người mê parkour đang đi lừa đảo trong thành phố chúng ta...
Dụ Lan Xuyên ngắt lời anh, không kiên nhẫn:
- Tao nêu ví dụ là dân parkour sẽ biết leo tường chứ không nói người biết leo tường đều là dân parkour, lão Hàm (3), đời này mày có thể học được chữ “logic” viết thế nào không?
(3) Vu Nghiêm có biệt danh “cá khô”, phiên âm là “hàm ngư”.
Vu Nghiêm tốt tính khoát tay:
- Hầy, cái thằng này, thấy người ngu là nóng nảy, nóng nảy hại gan, vả lại người ngu trên thế giới người đông thế mạnh, mày đơn thương độc mã giận dỗi bọn tao, không cảm thấy mình thế đơn lực mỏng sao?
Dụ Lan Xuyên:
-...
Không thể nào phản bác.
Vu Nghiêm:
- Em mày nói trong bọn đó có một bà cụ tóc bạc trắng, cao khoảng 1m50, tay không leo tường 3 mét, vậy thì lạ rồi chứ gì? Đương nhiên, người thông minh như bọn mày lại muốn nói, bà ta có khả năng là do hóa trang...
Lời của cảnh sát Vu còn chưa dứt, Dụ Lan Xuyên đã cầm chìa khóa xe ra cửa thay giày:
- Đi.
Vu Nghiêm:
- Hả? Mày thật muốn đi theo tao? Tao còn chưa phân tích xong, nếu là hóa trang...
- Nếu hóa trang mày thành một bà cụ mà tiếp xúc gần vẫn không bị lộ thì là Thúc cốt công mịa nó rồi.
Dụ Lan Xuyên nhớ tới đoạn thảo luận ban nãy, cứng rắn nuốt hai chữ “ngu xuẩn” vào:
- Mau lên, buổi tối tao còn phải xem xét báo cáo nữa nè.
Nửa tiếng sau, hai người tới chỗ con hẻm kia.
- Chính là chỗ này.
Vu Nghiêm chỉ cho anh xem:
- Khi tao tới, người đó đứng ở vị trí này trên tường, còn nửa vết chân nè. Hẻm cụt ba mặt là tường, nếu từ mặt trong tường bên đó leo qua thì tao còn có thể hiểu, nhưng bà ta là từ bên này leo tường đi.
Vu Nghiêm so tay ra sau, giữa hai mặt tường trong hẻm chỉ đủ cho một người giang hai tay:
- Cái này hoàn toàn không có không gian chạy lấy đà... đệch!
Anh còn chưa dứt lời đã thấy Dụ Lan Xuyên từ bên cạnh anh nhảy ra, chỉ hai bước đã tới tường đối diện, tung người nhảy lên, nhẹ nhàng leo lên đầu tường, cả người co lại giữa không trung, mũi chân điểm lên tường, mượn lực tung người đi.
Cùng lúc đó, Vu Nghiêm nghe tiếng “rẹt”, có thứ gì đó nho nhỏ bắn vào mặt anh.
Vu Nghiêm vội mở đèn pin quét qua, thấy giám đốc Dụ đang ngồi xổm trên đầu tường với biểu cảm một lời khó nói, túm chặt vạt áo của mình____động tác quá lớn nên áo sơ mi bị rách rồi.
Một cái nút áo lăn lông lốc trên nền đất.
- Phóng đãng.
Vu Nghiêm che mặt:
- Thiếu hiệp, cứ phóng đãng tiếp đi!
Dụ Lan Xuyên:
-...Câm miệng.
Cảnh sát Vu Nghiêm đẩy Cola và hamburger đến trước mặt thiếu niên.
Đồn có quy định là cảnh sát đang trong ca trực không được phép gọi thức ăn ngoài, sợ ảnh hưởng không tốt. Chút đồ này là anh chạy cả một trạm xe buýt mới mua về được, người đầy mồ hôi.
Thiếu niên xấu hổ đón lấy, giơ mu bàn tay lau mặt, trên xương gò má bị trầy da một mảng nhỏ, mồ hôi chảy qua, vừa đau vừa ngứa.
Vu Nghiêm xin nữ đồng nghiệp một miếng khăn ướt khử trùng vứt cho cậu, vừa hứng gió điều hòa vừa quở trách:
- Giúp người cũng phải lượng sức mà làm, thầy cô không dạy em sao? Ồ, bả bảo em đi theo bả là em đi theo bả, học sinh Lưu Trọng Tề, nếu em nghe lời như vậy thì tại sao đang thời gian nghỉ hè tốt đẹp lại không ở nhà cố gắng làm bài tập hả? Anh trai em ngày nào cũng tăng ca nên không ai quản em đúng không?
Lời này không biết đã đụng chạm đến trái tim yếu đuối của thiếu niên thời kỳ trưởng thành thế nào, giấy gói hamburger đã xé ra phân nửa, vẻ mặt chàng trai thoáng trở nên ảm đạm.
Dụ Lan Xuyên họ Dụ, em trai anh họ Lưu, vì họ là anh em cùng mẹ khác cha.
Năm Dụ Lan Xuyên 10 tuổi, cha mẹ anh vì cách sống không hợp nên chia tay trong hòa bình, Dụ Lan Xuyên theo mẹ, một năm sau, mẹ anh tái giá.
Có điều đây không phải chuyện về một cây cải trắng, theo Vu Nghiêm hiểu thì quan hệ giữa cha mẹ Dụ Lan Xuyên sau khi ly hôn cũng không tệ lắm, vả lại họ đều cảm thấy có lỗi với con nên ngay cả cha dượng cũng dành cho anh sự quan tâm gấp đôi. Một người gấp đôi, ba người là gấp sáu, sự quan tâm quá nhiều suýt khiến Dụ Lan Xuyên khó chịu muốn chết, ngày ngày đều bị người lớn làm phiền đến mức muốn bỏ nhà trốn đi.
Lúc em trai ra đời, Dụ Lan Xuyên đã lên trung học, thế là anh lấy cớ “trẻ con trở ngại việc học tập” mà trốn ra ngoài ở nội trú cho thanh tịnh. Ông nội mất sớm của anh có một anh trai ruột, Dụ Lan Xuyên gọi là “ông cả”, là một ông lão độc thân, lúc đó ông lão sống không xa ngôi trường anh học nên ngày lễ Tết anh thường lấy lý do “ở cùng ông cả” để không về nhà.
Con người Lan gia bẩm sinh đã có chút vô tâm, cộng thêm quanh năm suốt tháng không ở nhà được mấy ngày nên thực không có tình cảm gì với người em trai hời này.
Nhưng, trước đây không lâu, mẹ Dụ Lan Xuyên nhận lời mời của một phòng thí nghiệm nước ngoài, vị phu nhân ý chí hăng hái ấy còn thở là còn phấn đấu vươn lên ngang nhiên quyết định đưa cả nhà sang chinh chiến đế quốc Mỹ. Nhưng nếu muốn thu xếp ổn thỏa ở nước ngoài thì không biết phải chờ mấy năm, con trai út mới lên cấp 3, là tuyển thủ học lệch khoa học tự nhiên điển hình, tiếng Anh không tốt, cho nên người nhà quyết định trước tiên để cậu ở lại trong nước đi học, quan sát kết quả học tập rồi tính tiếp.
Chuyện này đối với Dụ Lan Xuyên quả thực là tai bay vạ gió, vì cha dượng là cái đuôi của mẹ anh, hai người cùng bay đi, anh thành người chăn nuôi... không, người giám hộ tạm thời cục nợ nhỏ.
- Anh cũng không phải nói em làm không đúng.
Vu Nghiêm thấy thiếu niên tội nghiệp, giọng dịu lại:
- Cái này... bất kể nói thế nào, tấm lòng muốn giúp người khác là tốt, đáng khen, đúng không? Lúc nãy anh gọi điện thoại cho anh trai em rồi, lát nữa anh ấy sẽ qua đón em về nhà, em ăn trước ít đồ lót dạ đi___muốn ăn kem không?
Lưu Trọng Tề vo giấy gói hamburger thành một cục, giả vờ lạnh nhạt nói:
- Không cần, tự em đi tàu điện ngầm về, dù sao anh ấy không hề muốn đón em.
- Không muốn đến cũng phải đến.
Cảnh sát Vu chính nghĩa bật thốt, sau đó mới phản ứng lại là lỡ miệng, bèn vội vã bù đắp:
- Không phải, ý anh là, sao anh ấy lại không muốn đến được chứ? Em đừng thấy anh trai em mặt lạnh miệng ác, mấy cái đó đều là tâm trạng bình thường của những kẻ đi làm tăng ca, anh ấy vẫn rất quan tâm em...
Lưu Trọng Tề nhìn anh, cảnh sát Vu mở mắt nói mò đau xót lương tâm, không bịa tiếp được.
- Anh em mặt không lạnh, miệng cũng không ác.
Thiếu niên trầm mặc một lát, cúi đầu nói:
- Ảnh chưa từng mắng em, cũng chưa từng dữ dằn với em, ảnh chỉ phát lì xì cho em thôi.
Vu Nghiêm:
-...
- Em thi học kỳ vô top 10, ảnh phát lì xì cho em; em quét dọn vệ sinh lấy lòng ảnh, ảnh phát lì xì cho em; em đánh nhau với bạn trong đội bóng rổ, bị viết kiểm điểm, bản kiểm điểm phải đưa phụ huynh ký tên, ảnh không thèm nhìn liền ký ngay, lại còn phát lì xì cho em.
Lưu Trọng Tề hung dữ cắn một miếng hamburger:
- Có lẽ một ngày nào đó, em giết người phóng hỏa, ảnh cũng sẽ phát lì xì cho em, để em tự lái xe đi đầu thú.
Cảnh sát Vu nghe xong, chép miệng, lòng chẳng những không đồng tình mà còn hơi hâm mộ.
Lưu Trọng Tề:
- Anh trai em là máy phát lì xì tự động.
- Em à, bây giờ anh nói với em những điều này, có lẽ em nghe không hiểu.
Vu Nghiêm châm chước câu chữ:
- Nhưng khi lớn lên em sẽ hiểu, tình yêu là thứ rất mịt mờ hư vô, chỉ có tiền lì xì tốt với em mới là chân lý.
Những lời khuyên bảo này của anh tuy dung tục nhưng là lời tâm huyết, có điều thiếu niên nghe không lọt tai, nghiến răng nghiến lợi gặm hamburger.
- Được rồi, không thích nghe thì anh không nói.
Chờ cậu ăn gần xong, Vu Nghiêm bắt đầu hỏi:
- Chúng ta nói việc chính nhé, em miêu tả mấy kẻ đòi tiền em đi. Tổng cộng mấy người?
- Bốn người, một bà cụ và ba người đàn ông, trong ba người đàn ông có một người đầu trọc, một người mặt sẹo và một người thọt, đi khập khà khập khiễng.
- Tuổi bao lớn? Nghe ra được khẩu âm vùng nào không?
- Không biết. Dù sao không phải người bản địa. Mấy người đàn ông hơn 30 tuổi. Còn bà cụ... em không xác định, mới đầu em thấy bả vừa gầy vừa nhỏ, tóc bạc lưng còng, cảm giác bả cũng 70 80 tuổi.
Lưu Trọng Tề hồi tưởng lại, mặt lộ vẻ mờ mịt:
- Nhưng khi các anh tới thì bả leo tường chạy. Một bà cụ 70 80 tuổi... có thể leo tường sao?
Trong hẻm sau ao lầy có rất nhiều đường hẹp ngay cả xe xích lô cũng không vào được, nên lúc đó xe cảnh sát chỉ có thể dừng ở giao lộ, cách địa điểm nhóm lừa gạt gây án khoảng hơn 200 mét.
Chính nhờ 200 mét này mà khi cảnh sát chạy tới, bọn lừa gạt đã leo tường chạy.
Vu Nghiêm đã kiểm tra bức tường trong hẻm, tường cao gần 3 mét, vách tường vô cùng bằng phẳng, gần như không có chỗ mượn lực để leo lên, trên tường chỉ có nửa vết chân không quá rõ ràng. Nếu không phải chính mắt Vu Nghiêm thấy bóng người cuối cùng lóe lên rồi biến mất trên đầu tường thì có lẽ anh sẽ nghi ngờ có người báo động giả.
Vu Nghiêm lặng lẽ quẹt trên sổ tay mấy chữ “hỏi Lan gia” rồi hỏi:
- Sau khi chặn em lại, họ nói với em thế nào?
- Nói em đụng bà cụ bị thương, phải đền tiền.
- Đền bao nhiêu?
- Một ngàn.
Giày thể thao và cặp sách của Lưu Trọng Tề đều không rẻ, có thể nhìn ra đứa trẻ này gia cảnh không tệ, trong tay sẽ không thiếu tiền lì xì, tiền tiêu vặt. Nhưng thông thường người lớn trong nhà sẽ không để con trai vị thành niên quản số tiền quá lớn nên đòi một ngàn là thích hợp. Nhóm lừa đảo này kinh nghiệm phong phú, vừa nhìn liền tính ra được con số mà đứa trẻ này có khả năng tự do chi phối.
Trai choai choai vừa ngốc vừa bướng, không chịu được hăm dọa nhưng sĩ diện, thông thường ở bên ngoài bị người khác bắt nạt đều xấu hổ không muốn nói với gia đình, chúng là dê béo chất lượng tốt, thịt rồi lại muốn thịt nữa.
Vu Nghiêm gật gù.
Lưu Trọng Tề nói tiếp:
- Em nói “sao mấy người không đi cướp đi”, gã đầu trọc liền nói “không phải, mày tưởng bọn tao đang bàn chuyện mua bán với mày chắc?” Em lại nói là em không có nhiều tiền như vậy, chúng liền giật cặp em, phát hiện trong ví của em thực chẳng có bao nhiêu tiền, thế là chúng lấy thẻ học sinh của em, bảo em về chuẩn bị tiền, hai ngày nữa chúng sẽ đến trường tìm em lấy... Em định báo cảnh sát thì bị chúng phát hiện, giật điện thoại của em, lúc đó các anh tới, chúng không giật được.
Cậu nhóc nghiêm túc, luôn thử ra dáng người lớn nhưng ngụy trang không thích hợp, giữa những con chữ luôn toát lên sự ngốc nghếch, Vu Nghiêm cảm thấy cậu nhóc và anh trai vừa cặn bã vừa tinh ranh kia không giống như cùng một mẹ sinh ra.
Vu Nghiêm vừa nghe vừa nhịn cười, nhưng nhịn một hồi, anh lại nghe ra chỗ không ổn:
- Đợi đã, từ lúc chúng bao vây em tới lúc chúng cướp điện thoại em, thời gian đại khái là bao lâu?
Lưu Trọng Tề nhìn anh khó hiểu:
- Không lâu lắm, chỉ nói mấy câu thôi... khoảng 2 3 phút gì đó, sao vậy?
Cảnh sát Vu cau mày, cùng đồng nghiệp bên cạnh nhìn nhau___người nặc danh báo cảnh sát nói là thấy mấy kẻ lưu manh bao vây một học sinh, muốn động tay động chân, không biết đang làm gì, xin họ phái người qua xem.
Nhưng vấn đề là, đường trong hẻm sau ao lầy rất khó đi, đặc biệt là vào mùa hè, đường hẹp lại đông người, họ từ khi ra khỏi đồn đến khi chạy tới nơi xảy ra vụ án tuyệt đối hơn 2 3 phút.
Nghĩa là, người báo cảnh sát đã sớm biết địa điểm gây án của nhóm lừa đảo trước khi Lưu Trọng Tề bị bao vây.
Làm sao mà biết?
Vu Nghiêm truy hỏi:
- Lúc chúng đòi tiền em, gần đó có ai khác không?
Lưu Trọng Tề lắc đầu:
-...Em không chú ý.
- Vậy em biết ai sẽ báo cảnh sát thay em không?
Vu Nghiêm hỏi:
- Nhớ kỹ lại xem, lúc em đi theo bà cụ kia, có ai chú ý tới không?
Lưu Trọng Tề sững sờ, vô thức vân vê tấm danh thiếp bị cuốn góc trong cặp:
- Quả thực... có một người, lúc đó chị ấy kéo em một cái, nhưng em không chắc chắn...
Một tiếng sau, kẻ vô lương tâm Dụ Lan Xuyên mới khoan thai đến muộn, lúc vào thì vẻ mặt vội vàng, giả bộ rất giống, cờ hó y hệt cái thứ ngạo mạn trong điện thoại.
- Bà cụ mà em cũng dám đỡ, bộ nhà mình gia tài bạc triệu à?
Dụ Lan Xuyên lái xe đến đón người em hời về nhà, dọc đường không phê bình giáo dục cũng không an ủi, đến nhà mới hời hợt trêu một câu như thế rồi đuổi cậu đi nghỉ ngơi:
- Hôm nay bị dọa rồi chứ gì, tắm rửa ngủ sớm đi, anh nói với anh Vu mấy câu.
Lưu Trọng Tề lề mề đáp dạ, len lén liếc nhìn anh, dường như đang chờ mong điều gì.
Dụ Lan Xuyên thấy ánh mắt này của cậu, thầm thở dài, móc điện thoại di động trong túi ra:
- Được, anh phát lì xì cho em để an ủi.
Lưu Trọng Tề nháy mắt đen mặt, không nói một lời xoay người bỏ đi, còn đóng cửa phòng lại.
Dụ Lan Xuyên hơi khiếp sợ:
- Bọn trẻ bây giờ mắc bệnh làm giá, ngay cả tiền cũng không muốn à?
Đúng lúc Vu Nghiêm giao ca, anh sống không xa nhà trọ của Dụ Lan Xuyên nên đi quá giang xe một chuyến, tiện thể ghé nhà bạn thân ngồi một lát, thấy vậy lập tức ưỡn ngựa sáp mặt lại gần:
- Nó không cần tao cần, anh, còn thiếu em trai không? Để tao làm con trai mày cũng được.
Dụ Lan Xuyên lấy trong tủ lạnh ra một chai soda ném cho anh:
- Cho mày quá giang xe còn chưa lấy tiền của mày đấy.
Vu Nghiêm thuận thế ngả ra sofa:
- Khổng Tử từng nói “chi lan sinh ở u cốc, quân tử tu đạo lập đức” (1), Lan gia, đã nói là không ham phú quý mà?
(1) Câu đầy đủ của Khổng Tử: “chi lan sinh vu u cốc, bất dĩ vô nhân nhi bất hương, quân tử tu đạo lập đức, bất dĩ cùng khốn nhi biến tiết”, ý nói hoa lan sinh trưởng nơi u cốc, không vì hoang vắng mà không tỏa hương, người quân tử tu đạo lập đức, không vì hoàn cảnh khốn cùng mà thay đổi phẩm đức cao thượng của bản thân.
- Không ham phú quý thì tao ham cái gì? Mày chắc? Xê ra.
Dụ Lan Xuyên đá chân Vu Nghiêm, kéo máy hút bụi dưới gầm sofa ra sạc điện:
- Nếu mày dư thời gian thì ra ngoài sớm đi. Không biết cha đây đang thuê nhà à? Chưa hiếu kính cha mà còn đưa tay đòi tiền.
- Vậy sao mày không về nhà ở? Mẹ mày đâu có nhà, đâu ai phiền mày.
Vu Nghiêm nói:
- Thuê nhà đắt thí mồ.
- Xa.
Dụ Lan Xuyên thở dài:
- Giờ cao điểm buổi sáng có mười đoạn đường ách tắc, tao phải băng qua ba đoạn.
Anh nhớ khi mình mới tốt nghiệp, giờ cao điểm buổi sáng bắt đầu từ 7 giờ nhưng bây giờ đã thành 6 giờ rưỡi, qua hai năm nữa, mấy người này có lẽ định không cần ngủ luôn.
Dụ Lan Xuyên về ở hai ngày, cảm giác như mình không phải về nhà ngủ mà hoàn toàn là về điểm danh, còn không đủ hao xăng.
Vu Nghiêm nghĩ nghĩ, lắc đầu:
- Nghèo rớt mồng tơi đi tàu điện ngầm như bọn tao không lĩnh hội được nỗi đau của nhà giàu bọn mày.
Dụ Lan Xuyên chỉ ra cửa:
- Không có gì thì mau cút.
Vu Nghiêm nghiêm mặt:
- Chuyện em mày hôm nay, tao phải nói với mày.
- Vậy mày tóm gọn lại đi.
Dụ Lan Xuyên nghe mà như không nghe, gỡ mắt kính xuống để xối dưới vòi nước, hờ hững nói:
- Chịu thiệt vài lần, sau này biết thông minh hơn, chịu thiệt cũng là một kiểu trải đời.
- Bọn lừa đảo hôm nay, tao nghi ngờ là người bên tụi mày.
Vu Nghiêm nói:
- Dạo này không nhắm vào mày hả?
Dụ Lan Xuyên khựng lại:
- Hửm?
Vu Nghiêm:
- Chính mắt tao thấy, tường cao 3 mét, bám vào đẩy lên là mất hút luôn.
- Leo tường có gì lạ? Mày làm quá.
Dụ Lan Xuyên “chậc” một tiếng, không hứng thú, vung mắt kính cho ráo nước, tiện tay dùng góc áo lau:
- Đàn ông trưởng thành hơi luyện một chút, nhảy lấy đà leo lên tường 3 mét là chuyện bình thường, mày chưa thấy huấn luyện “leo tường” trong quân đội à? Học sinh trung học trong câu lạc bộ parkour (2) cũng có thể biểu diễn leo tường 5 giây đấy.
(2) Parkour (còn gọi là free running): môn thể thao mạo hiểm mang tính nghệ thuật, người tham gia sẽ vượt qua các chướng ngại vật hoặc khoảng không bằng những chuyển động nhanh nhạy, khéo léo như chạy nhảy, leo trèo, nhào lộn...
- Ý mày là, có một nhóm người mê parkour đang đi lừa đảo trong thành phố chúng ta...
Dụ Lan Xuyên ngắt lời anh, không kiên nhẫn:
- Tao nêu ví dụ là dân parkour sẽ biết leo tường chứ không nói người biết leo tường đều là dân parkour, lão Hàm (3), đời này mày có thể học được chữ “logic” viết thế nào không?
(3) Vu Nghiêm có biệt danh “cá khô”, phiên âm là “hàm ngư”.
Vu Nghiêm tốt tính khoát tay:
- Hầy, cái thằng này, thấy người ngu là nóng nảy, nóng nảy hại gan, vả lại người ngu trên thế giới người đông thế mạnh, mày đơn thương độc mã giận dỗi bọn tao, không cảm thấy mình thế đơn lực mỏng sao?
Dụ Lan Xuyên:
-...
Không thể nào phản bác.
Vu Nghiêm:
- Em mày nói trong bọn đó có một bà cụ tóc bạc trắng, cao khoảng 1m50, tay không leo tường 3 mét, vậy thì lạ rồi chứ gì? Đương nhiên, người thông minh như bọn mày lại muốn nói, bà ta có khả năng là do hóa trang...
Lời của cảnh sát Vu còn chưa dứt, Dụ Lan Xuyên đã cầm chìa khóa xe ra cửa thay giày:
- Đi.
Vu Nghiêm:
- Hả? Mày thật muốn đi theo tao? Tao còn chưa phân tích xong, nếu là hóa trang...
- Nếu hóa trang mày thành một bà cụ mà tiếp xúc gần vẫn không bị lộ thì là Thúc cốt công mịa nó rồi.
Dụ Lan Xuyên nhớ tới đoạn thảo luận ban nãy, cứng rắn nuốt hai chữ “ngu xuẩn” vào:
- Mau lên, buổi tối tao còn phải xem xét báo cáo nữa nè.
Nửa tiếng sau, hai người tới chỗ con hẻm kia.
- Chính là chỗ này.
Vu Nghiêm chỉ cho anh xem:
- Khi tao tới, người đó đứng ở vị trí này trên tường, còn nửa vết chân nè. Hẻm cụt ba mặt là tường, nếu từ mặt trong tường bên đó leo qua thì tao còn có thể hiểu, nhưng bà ta là từ bên này leo tường đi.
Vu Nghiêm so tay ra sau, giữa hai mặt tường trong hẻm chỉ đủ cho một người giang hai tay:
- Cái này hoàn toàn không có không gian chạy lấy đà... đệch!
Anh còn chưa dứt lời đã thấy Dụ Lan Xuyên từ bên cạnh anh nhảy ra, chỉ hai bước đã tới tường đối diện, tung người nhảy lên, nhẹ nhàng leo lên đầu tường, cả người co lại giữa không trung, mũi chân điểm lên tường, mượn lực tung người đi.
Cùng lúc đó, Vu Nghiêm nghe tiếng “rẹt”, có thứ gì đó nho nhỏ bắn vào mặt anh.
Vu Nghiêm vội mở đèn pin quét qua, thấy giám đốc Dụ đang ngồi xổm trên đầu tường với biểu cảm một lời khó nói, túm chặt vạt áo của mình____động tác quá lớn nên áo sơ mi bị rách rồi.
Một cái nút áo lăn lông lốc trên nền đất.
- Phóng đãng.
Vu Nghiêm che mặt:
- Thiếu hiệp, cứ phóng đãng tiếp đi!
Dụ Lan Xuyên:
-...Câm miệng.