Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 9
- Ừm, căn phòng kia là của con.
Bà lão Trương – tên Trương Mỹ Trân – dù rất không hài lòng giới tính của Cam Khanh nhưng người ta được cháu bà gọi tới, chắc không tiện đuổi đi thẳng cổ nên vẫn cho cô vào phòng.
Vì hướng bắc tòa nhà lầu này là hành lang nên tất cả phòng ngủ đều ở hướng nam. Tuy là phòng trọ nhưng không gian không hẹp, sáng sủa sạch sẽ, cúi đầu là có thể thấy hàng cây hòe già ở phía nam tiểu viện, rèm cửa sổ chắc vừa được giặt, thoang thoảng mùi bột giặt ấm cúng, nơi góc tường còn có một chậu hải đường tươi tốt đỏ rực rỡ không kiêng dè.
Lúc Cam Khanh vào viện 110, cô đã nổi trống lui quân một lần.
Không may gặp Dụ Lan Xuyên và ông Dương trong thang máy, cô lại nổi trống lui quân lần nữa.
Đến nhà 1003, thấy bà Trương không mấy thích cô, cô đã quyết định không ở lại nơi khiến người ta ghét này nữa, chỉ ngồi tí xíu rồi đi.
Còn về nơi ở, cô cũng đã nghĩ xong xuôi, cô có thể đến chỗ ông chủ Mạnh mượn vài cái ghế nhựa ghép lại, ngủ tạm trong tiệm. Cô không có bản lĩnh “giăng dây thừng ngủ” trong truyền thuyết, nhưng ghế nhựa có lẽ cũng không tới mức khiến cô ngã chết.
Tất cả phòng tuyến tâm lý xây dựng đều tan rã trước gian phòng trước mặt.
Đừng nói là hướng nắng, cô đã lâu chưa được thấy phòng có cửa sổ là như thế nào rồi.
Tòa lầu ở chỗ sâu trong viện, cây cối um tùm ngăn cách những tạp âm ngoài đường, tiếng còi ô tô chỉ như tiếng mũi kim rơi xuống đất. Đứng bên cửa sổ, với thính lực của Cam Khanh thậm chí có thể nghe được tiếng “tích tắc” của đồng hồ để bàn trong phòng khách, yên tĩnh tới mức gần như xa xỉ.
Vừa vào nhìn một cái là Cam Khanh quyết định bất chấp thể diện, mặt dày ở lại đây.
Trương Mỹ Trân dựa cửa, nghịch mái tóc dài, hỏi cô:
- Con không có thói quen gì không tốt chứ?
Cam Khanh trả lời ngay không biết xấu hổ:
- Dạ không ạ, con tuyệt đối ngủ sớm dậy sớm, làm việc và nghỉ ngơi có quy luật, tối tan làm về tắm rửa là ngủ ngay, thời gian tắt đèn không quá 10 giờ rưỡi, sáng trước 6 giờ nhất định dậy, có thể chuẩn bị bữa sáng cho bà. Con không xem ti vi, điện thoại để chế độ im lặng, không dẫn khách tới nhà, có chuyển phát nhanh cũng bảo họ đưa đến tiệm, tuy không có bệnh sạch sẽ nhưng hễ có rác là gom, bàn lúc nào cũng lau, rửa mặt xong tiện thể sẽ rửa luôn thau nước, tuyệt đối không để tóc vướng vào chỗ thoát nước, bà có gì cần con làm cũng có thể nói với con ạ.
Trương Mỹ Trân nghe xong, á khẩu một lúc:
- Con... xuất gia mấy năm rồi?
Cam Khanh cảm giác câu này không giống như khen nên không dám đáp tùy tiện, đành mỉm cười.
Trương Mỹ Trân khoát tay:
- Bà không ăn sáng, con không cần quan tâm, trước 10 giờ cũng đừng tìm bà. Tối thỉnh thoảng ra ngoài chơi về muộn, tự bà sẽ đem theo chìa khóa, con không cần chờ cửa___có điều lỡ bà uống say sẽ gây ra chút ồn ào, con không bị suy nhược thần kinh chứ?
Cam Khanh tiêu hóa lời bà lão, vội vàng kính nể lắc đầu.
- Vậy thì tốt.
Trương Mỹ Trân lườm trần nhà, không có gì hay để nói với cô, đành niệm Phật:
- A di đà Phật.
Thời đại này, người già thì điên cuồng như thiếu niên, người trẻ thì run rẩy tìm bảo hiểm y tế.
Cam Khanh mặt dày dọn vào chỗ ở mới.
Nơi này thực sự rất thoải mái, lúc tắm rửa không có bạn cùng phòng gấp đi vệ sinh gõ cửa bên ngoài, giường đôi chẳng những có thể duỗi chân mà còn có thể lăn qua lăn lại. Trong phòng vệ sinh không có tiếng nước rỉ thâu đêm, cũng không có ai lê dép lẹt xẹt ra ra vào vào, yên tĩnh tới mức cô không quen, ngày đầu tiên hơi mất ngủ, bèn khoác áo vào đến bên cửa sổ ngắm trăng.
Bà Trương Mỹ Trân vẫn chưa về, hôm nay thế mà không ra ngoài chơi__bà đi sang sát vách.
Sát vách giờ này đèn đuốc sáng choang, rất nhiều người đi đường xa đến viện 110, trong phòng ngồi không đủ, họ liền chen nhau ra hành lang, chờ xếp hàng vào thắp một nén nhang cho ông cụ Dụ Hoài Đức.
Lúc Cam Khanh còn nhỏ đã từng gặp ông cụ ấy một lần, cô nhớ ông vô cùng hiền từ, luôn chưa nói đã cười, vai vế cao, kiếm pháp tuyệt, mọi người có chuyện gì đều tìm ông đứng ra hòa giải, có lần tụ hội, mọi người uống say đùa giỡn, nói muốn dập đầu với ông, bái ông làm minh chủ. Dụ lão đương nhiên không chịu nhận, nhưng từ đó về sau, mọi người đều gọi ông là “Dụ minh chủ”.
Mở cửa sổ ra, Cam Khanh có thể nghe giọng đủ vùng miền bên sát vách, mọi người nói chuyện đều rất nhỏ tiếng, rất nghiêm túc, không hề ồn ào, sau đó có người dùng kèn harmonica thổi một khúc “Tiễn biệt”.
Tiếng kèn harmonica đơn côi và êm ái vang giữa đêm hè không hề ảnh hưởng đến không khí chung.
Cô nghiêng tai lắng nghe, có chút xuất thần.
“Nay đi xin hỏi nào về, Lúc về người hỡi chớ hề phân vân.” (1)
(1) Lời bài hát “Tiễn biệt” (Tống biệt) của Hoằng Nhất đại sư Lý Thúc Đồng.
Con chó bông mà bạn cú đêm cùng phòng tặng cô thè lưỡi ngồi bên cửa sổ, trước ngực treo một tấm thẻ, trước đây Cam Khanh sứt đầu mẻ trán lo tìm nhà nên không nhìn kỹ, bây giờ mới phát hiện, trên tấm thẻ ấy có một hàng chữ, là nét chữ kiểu con nít xiêu xiêu vẹo vẹo của cô bạn cùng phòng.
Cam Khanh lật tấm thẻ ấy lại, thấy bên trên viết: Cả cuộc đời mày, dùng thứ gì để lập chỗ đứng đây?
Không biết đây là lời động viên trước lúc chia tay hay là bạn cùng phòng cô tùy tiện viết chơi, Cam Khanh xem xong, mỉm cười, chui vào chăn nhắm mắt nghỉ ngơi.
Ông chủ Mạnh nói không sai, dù là viện 110, cũng đã khác trước rồi.
Trừ đêm bái biệt ông cụ Dụ Hoài Đức có không ít nhân vật đến thì nơi này không khác gì những tiểu khu dân cư bình thường. Mỗi ngày cô ra ngoài tình cờ gặp đa số đều là người đi làm vẻ mặt mệt mỏi và học sinh tiểu học đến lớp học thêm, cùng với các cụ già nhàn rỗi dắt chó đi dạo, rèn luyện sức khỏe và tán gẫu.
Bà Trương Mỹ Trân lần đầu gặp mặt đã không mấy hài lòng về cô và cô vẫn sống an ổn với nhau__chủ yếu là hai người không chạm mặt.
Buổi sáng lúc Cam Khanh đi làm, bà lão vẫn chưa dậy, buổi tối Cam Khanh ngủ được một giấc rồi, bà vẫn chưa về, cùng ở múi giờ UTC+8 mà cứ như bị lệch giờ cách cả Thái Bình Dương.
Cam Khanh ở đây gần một tháng mà Trương Mỹ Trân chỉ nói với cô nhiều nhất một câu, là:
- Con nhận chuyển phát nhanh giúp bà.
Ngoài chuyển phát nhanh, thỉnh thoảng cháu gái ông Dương cũng ghé qua tặng đồ.
Cháu gái ông Dương chính là người mà họ gặp ở thang máy, tên Dương Dật Phàm, nghe nói tự mình có công ty, là một bà chủ rất năng động. Công ty làm về gì thì Cam Khanh vẫn chưa biết, vì trong những lời tán gẫu của các ông các bà đều không bàn tới sự nghiệp, bình thường họ nói chuyện luôn là:
- Con bé điên kia nhà ông Dương, ba mươi mấy tuổi đầu mà không có đối tượng, cả ngày vớ va vớ vẩn bên ngoài, chẳng ra sao cả, thấy con bé là tôi phát rầu.
Mỗi lần Dương Dật Phàm bị ông nội phái tới, sắc mặt đều rất khó coi, gặp lúc bà Trương ở nhà thì cô ấy lườm nguýt để đồ xuống, gặp lúc bà Trương không ở nhà thì cô ấy lôi kéo Cam Khanh lại thao thao bất tuyệt nói xấu bà Trương từ đầu tới chân.
Sau khi đưa tiễn Dụ lão, sát vách liền khóa cửa, người thanh niên họ Dụ chưa từng trở lại.
Thấm thoắt, mùa hè ngắn ngủi của Yên Ninh vội vã trôi qua, mưa rơi hai trận, sáng và tối trời mát mẻ, ý thu dần ló dạng.
Bọn học sinh mặt ủ mày chau chuẩn bị đến trường, tầng lớp đi làm cũng bị quý ba gõ một gậy đánh lén, run rẩy dưới sát khí của KPI (2) trên đỉnh đầu.
(2) KPI (Key Performance Indicator): chỉ số đo lường hiệu quả công việc.
Dụ Lan Xuyên xin nghỉ một tuần để lo hậu sự cho ông cả, sau khi quay lại, cả người như bị kéo thành con quay, nhà dột gặp mưa rào, tổng giám đốc quản lý rủi ro của công ty - cũng chính là lãnh đạo trực tiếp của Dụ Lan Xuyên – trên đường đến phòng trà nước lấy thêm đường thì đột phát tai biến mạch máu não, mới hơn 40 tuổi mà bị xe cứu thương ò e í e đưa đi, đã nhiều ngày vẫn chưa thoát khỏi tình trạng nguy hiểm tính mạng.
Bầu bí thương nhau, xót đau đồng loại.
Những người tăng ca che cái bụng “tam cao” (3), như nhìn thấy kết cục của mình, nhất thời sầu lo ảm đạm. Hơn một nửa chuyện nội bộ ngành dồn vào người Dụ Lan Xuyên, đè ép anh tối mày tối mặt, từ mỗi ngày dậy sớm luyện “Thất quyết kiếm” biến thành mỗi ngày hai đợt sáng tối, luyện ra công phu thực____hết cách, muốn sống tới tuổi nghỉ hưu thì không nỗ lực dưỡng sinh là không được.
(3) Tam cao: gọi chung các chứng mỡ máu cao, đường máu cao, huyết áp cao.
Trong tình huống như vậy, Dụ Lan Xuyên quên mất sinh nhật em trai, thực cũng không thể quá trách anh.
Ngày 30 tháng 8 là sinh nhật 16 tuổi của Lưu Trọng Tề, trước đó một tuần, cậu đã bắt đầu trông ngóng, trước khi đi cha mẹ đã dặn, anh cả sống áp lực lắm, không được đòi hỏi này nọ với anh. Lưu Trọng Tề cũng không muốn quà gì, chỉ hi vọng anh về sớm một chút, cùng cậu ăn tô mì... mì ăn liền cũng được.
Cậu khoanh tròn ngày hôm nay trên lịch phòng khách, chỉ sợ Dụ Lan Xuyên không thấy, buổi sáng cậu còn cố ý dậy sớm, bắt chuyện trên bàn ăn:
- Anh, hôm nay chủ nhật, anh vẫn phải tăng ca hả?
Dụ Lan Xuyên ừ, không ngẩng đầu lên.
- Vậy anh có thể về sớm chút không? Có về ăn cơm tối không?
Tay phải Dụ Lan Xuyên cầm đũa, tay trái trả lời tin nhắn, hai bên hai việc, bận tối mày tối mặt, căn bản không nghe rõ cậu nói gì, ừ một tiếng theo quán tính, sau đó quẳng việc này lên chín tầng mây.
Ăn sinh nhật vào kỳ nghỉ luôn không náo nhiệt như ngày đi học, đặc biệt là lúc gần khai giảng, mọi người đều đang điên cuồng làm bù bài tập, không có tâm trí đâu lo chuyện khác. Cả một ngày trời chỉ có vài bạn học chơi khá thân gửi cho cậu vài tin nhắn, cha mẹ ở nước ngoài xa xôi gửi mail chúc mừng, còn quà thì phải mấy ngày sau mới có thể gửi đến.
Lưu Trọng Tề tự ra ngoài mua bánh kem, chờ đến 8 giờ tối, Dụ Lan Xuyên vẫn chưa có vẻ là sắp về. Cậu thử gọi điện thoại thì máy bận, gửi tin nhắn thì anh không trả lời.
9 giờ cậu lại gọi, vẫn là máy bận.
10 giờ... lần này cuối cùng cũng thông máy, bên kia điện thoại rất ồn, Dụ Lan Xuyên không biết là nói với ai:
-...Theo tôi hiểu không phải như vậy, giá thị trường này của anh là từ đâu ra? Tôi mong mọi người đều cẩn trọng một chút, được chứ?
Sau đó hình như anh che điện thoại, ép giọng xuống rất thấp, nói nhanh:
- Tự em gọi thức ăn ngoài đi, ngủ sớm chút, anh bây giờ bận lắm, có việc gì về nói sau ha, ngoan.
Nói xong cúp máy, 5 giây sau, điện thoại lại rung, Lưu Trọng Tề đầy hi vọng mở tin nhắn ra, mong chờ dù chỉ nhìn thấy một câu “sinh nhật vui vẻ”, nhưng chỉ nhận được một bao lì xì.
Lời nhắn là câu mặc định của hệ thống: “cung hỉ phát tài, đại cát đại lợi”.
Lưu Trọng Tề ngồi một mình bên bàn ăn rất lâu, lẳng lặng cắt miếng bánh kem ăn, sau đó đeo cặp sách vào, mang theo hai bộ quần áo để thay, quyết định bỏ nhà ra đi.
Vào giờ này, Cam Khanh đã sắp đi ngủ, đang định tắt đèn thì điện thoại di động rung lên, có một yêu cầu kết bạn, ghi chú viết là “khách hàng Tinh Chi Mộng”.
Cô cảm thấy mấy khách hàng tối không đi ngủ, sáng không dậy nổi này có hơi phiền, nhưng khách hàng dẫu sao cũng là thượng đế, cô hơi do dự rồi vẫn chấp nhận.
Avatar của “thượng đế” là ngôi sao rock and roll nước Anh, tên “Là Trọng không là Tề” (4) nhanh chóng gửi tin nhắn qua: “Chị nói ba lần đầu tư vấn miễn phí.”
(4) Trọng (仲): thứ hai; Tề (齐): ngang nhau.
Biết ngay là vậy.
Cam Khanh thở dài, co vào trong chăn, nghĩ xem làm thế nào để đuổi cổ vị khách hàng đáng ghét này.
“Thượng đế” lại nói: “Tôi đang ở cửa Tinh Chi Mộng, tiệm của chị đóng cửa rồi sao?”
Cam Khanh ngáp một cái, trả lời: “Thời gian kinh doanh là 10 giờ sáng tới 8 giờ tối, thân.”
“Ừm.” Thượng đế “đang nhập dữ liệu” một lát, quấy rối hỏi: “Chị có thể tăng ca không?”
Cam Khanh: “...”
“Thượng đế” nói: “Người lớn không phải đều tăng ca sao?”
“Công việc của tôi là nhìn rõ quỹ tích các vì sao và khí vi diệu của vũ trụ, thân.” Cam Khanh bắt đầu tán hươu tán vượn: “Vũ trụ mỗi thời mỗi khắc đều đang xoay chuyển, thời gian là một thông số rất quan trọng, chỉ có ở thời gian thích hợp mới có thể quan sát được bí mật của vận mệnh. Thông cảm nhé, thân.”
“Thượng đế” bị cô thân đến mức không lên tiếng nữa.
Cam Khanh thở phào nhẹ nhõm, ngả đầu liền ngủ.
Sáng hôm sau, Cam Khanh như thường lệ đến Tinh Chi Mộng đi làm, cô vươn vai, đang định mở khóa thì chợt khựng lại.
Cửa Tinh Chi Mộng có một tấm danh thiếp của cô rơi xuống, bị vo lại nhăn nheo dúm dó, trên bậc thềm trắng bên cạnh có dấu năm ngón tay người____
Lam: Bài hát "Tiễn biệt" (Tống biệt) do Hoằng Nhất đại sư Lý Thúc Đồng viết lời có 2 phiên bản lời, 1 bản dài và 1 bản ngắn, bản ngắn thịnh hành hơn. Câu hát được trích dẫn trong chương thuộc bản dài, Lam không tìm được vietsub bản này nên dẫn link bài hát tiếng Trung luôn nhé.
Bà lão Trương – tên Trương Mỹ Trân – dù rất không hài lòng giới tính của Cam Khanh nhưng người ta được cháu bà gọi tới, chắc không tiện đuổi đi thẳng cổ nên vẫn cho cô vào phòng.
Vì hướng bắc tòa nhà lầu này là hành lang nên tất cả phòng ngủ đều ở hướng nam. Tuy là phòng trọ nhưng không gian không hẹp, sáng sủa sạch sẽ, cúi đầu là có thể thấy hàng cây hòe già ở phía nam tiểu viện, rèm cửa sổ chắc vừa được giặt, thoang thoảng mùi bột giặt ấm cúng, nơi góc tường còn có một chậu hải đường tươi tốt đỏ rực rỡ không kiêng dè.
Lúc Cam Khanh vào viện 110, cô đã nổi trống lui quân một lần.
Không may gặp Dụ Lan Xuyên và ông Dương trong thang máy, cô lại nổi trống lui quân lần nữa.
Đến nhà 1003, thấy bà Trương không mấy thích cô, cô đã quyết định không ở lại nơi khiến người ta ghét này nữa, chỉ ngồi tí xíu rồi đi.
Còn về nơi ở, cô cũng đã nghĩ xong xuôi, cô có thể đến chỗ ông chủ Mạnh mượn vài cái ghế nhựa ghép lại, ngủ tạm trong tiệm. Cô không có bản lĩnh “giăng dây thừng ngủ” trong truyền thuyết, nhưng ghế nhựa có lẽ cũng không tới mức khiến cô ngã chết.
Tất cả phòng tuyến tâm lý xây dựng đều tan rã trước gian phòng trước mặt.
Đừng nói là hướng nắng, cô đã lâu chưa được thấy phòng có cửa sổ là như thế nào rồi.
Tòa lầu ở chỗ sâu trong viện, cây cối um tùm ngăn cách những tạp âm ngoài đường, tiếng còi ô tô chỉ như tiếng mũi kim rơi xuống đất. Đứng bên cửa sổ, với thính lực của Cam Khanh thậm chí có thể nghe được tiếng “tích tắc” của đồng hồ để bàn trong phòng khách, yên tĩnh tới mức gần như xa xỉ.
Vừa vào nhìn một cái là Cam Khanh quyết định bất chấp thể diện, mặt dày ở lại đây.
Trương Mỹ Trân dựa cửa, nghịch mái tóc dài, hỏi cô:
- Con không có thói quen gì không tốt chứ?
Cam Khanh trả lời ngay không biết xấu hổ:
- Dạ không ạ, con tuyệt đối ngủ sớm dậy sớm, làm việc và nghỉ ngơi có quy luật, tối tan làm về tắm rửa là ngủ ngay, thời gian tắt đèn không quá 10 giờ rưỡi, sáng trước 6 giờ nhất định dậy, có thể chuẩn bị bữa sáng cho bà. Con không xem ti vi, điện thoại để chế độ im lặng, không dẫn khách tới nhà, có chuyển phát nhanh cũng bảo họ đưa đến tiệm, tuy không có bệnh sạch sẽ nhưng hễ có rác là gom, bàn lúc nào cũng lau, rửa mặt xong tiện thể sẽ rửa luôn thau nước, tuyệt đối không để tóc vướng vào chỗ thoát nước, bà có gì cần con làm cũng có thể nói với con ạ.
Trương Mỹ Trân nghe xong, á khẩu một lúc:
- Con... xuất gia mấy năm rồi?
Cam Khanh cảm giác câu này không giống như khen nên không dám đáp tùy tiện, đành mỉm cười.
Trương Mỹ Trân khoát tay:
- Bà không ăn sáng, con không cần quan tâm, trước 10 giờ cũng đừng tìm bà. Tối thỉnh thoảng ra ngoài chơi về muộn, tự bà sẽ đem theo chìa khóa, con không cần chờ cửa___có điều lỡ bà uống say sẽ gây ra chút ồn ào, con không bị suy nhược thần kinh chứ?
Cam Khanh tiêu hóa lời bà lão, vội vàng kính nể lắc đầu.
- Vậy thì tốt.
Trương Mỹ Trân lườm trần nhà, không có gì hay để nói với cô, đành niệm Phật:
- A di đà Phật.
Thời đại này, người già thì điên cuồng như thiếu niên, người trẻ thì run rẩy tìm bảo hiểm y tế.
Cam Khanh mặt dày dọn vào chỗ ở mới.
Nơi này thực sự rất thoải mái, lúc tắm rửa không có bạn cùng phòng gấp đi vệ sinh gõ cửa bên ngoài, giường đôi chẳng những có thể duỗi chân mà còn có thể lăn qua lăn lại. Trong phòng vệ sinh không có tiếng nước rỉ thâu đêm, cũng không có ai lê dép lẹt xẹt ra ra vào vào, yên tĩnh tới mức cô không quen, ngày đầu tiên hơi mất ngủ, bèn khoác áo vào đến bên cửa sổ ngắm trăng.
Bà Trương Mỹ Trân vẫn chưa về, hôm nay thế mà không ra ngoài chơi__bà đi sang sát vách.
Sát vách giờ này đèn đuốc sáng choang, rất nhiều người đi đường xa đến viện 110, trong phòng ngồi không đủ, họ liền chen nhau ra hành lang, chờ xếp hàng vào thắp một nén nhang cho ông cụ Dụ Hoài Đức.
Lúc Cam Khanh còn nhỏ đã từng gặp ông cụ ấy một lần, cô nhớ ông vô cùng hiền từ, luôn chưa nói đã cười, vai vế cao, kiếm pháp tuyệt, mọi người có chuyện gì đều tìm ông đứng ra hòa giải, có lần tụ hội, mọi người uống say đùa giỡn, nói muốn dập đầu với ông, bái ông làm minh chủ. Dụ lão đương nhiên không chịu nhận, nhưng từ đó về sau, mọi người đều gọi ông là “Dụ minh chủ”.
Mở cửa sổ ra, Cam Khanh có thể nghe giọng đủ vùng miền bên sát vách, mọi người nói chuyện đều rất nhỏ tiếng, rất nghiêm túc, không hề ồn ào, sau đó có người dùng kèn harmonica thổi một khúc “Tiễn biệt”.
Tiếng kèn harmonica đơn côi và êm ái vang giữa đêm hè không hề ảnh hưởng đến không khí chung.
Cô nghiêng tai lắng nghe, có chút xuất thần.
“Nay đi xin hỏi nào về, Lúc về người hỡi chớ hề phân vân.” (1)
(1) Lời bài hát “Tiễn biệt” (Tống biệt) của Hoằng Nhất đại sư Lý Thúc Đồng.
Con chó bông mà bạn cú đêm cùng phòng tặng cô thè lưỡi ngồi bên cửa sổ, trước ngực treo một tấm thẻ, trước đây Cam Khanh sứt đầu mẻ trán lo tìm nhà nên không nhìn kỹ, bây giờ mới phát hiện, trên tấm thẻ ấy có một hàng chữ, là nét chữ kiểu con nít xiêu xiêu vẹo vẹo của cô bạn cùng phòng.
Cam Khanh lật tấm thẻ ấy lại, thấy bên trên viết: Cả cuộc đời mày, dùng thứ gì để lập chỗ đứng đây?
Không biết đây là lời động viên trước lúc chia tay hay là bạn cùng phòng cô tùy tiện viết chơi, Cam Khanh xem xong, mỉm cười, chui vào chăn nhắm mắt nghỉ ngơi.
Ông chủ Mạnh nói không sai, dù là viện 110, cũng đã khác trước rồi.
Trừ đêm bái biệt ông cụ Dụ Hoài Đức có không ít nhân vật đến thì nơi này không khác gì những tiểu khu dân cư bình thường. Mỗi ngày cô ra ngoài tình cờ gặp đa số đều là người đi làm vẻ mặt mệt mỏi và học sinh tiểu học đến lớp học thêm, cùng với các cụ già nhàn rỗi dắt chó đi dạo, rèn luyện sức khỏe và tán gẫu.
Bà Trương Mỹ Trân lần đầu gặp mặt đã không mấy hài lòng về cô và cô vẫn sống an ổn với nhau__chủ yếu là hai người không chạm mặt.
Buổi sáng lúc Cam Khanh đi làm, bà lão vẫn chưa dậy, buổi tối Cam Khanh ngủ được một giấc rồi, bà vẫn chưa về, cùng ở múi giờ UTC+8 mà cứ như bị lệch giờ cách cả Thái Bình Dương.
Cam Khanh ở đây gần một tháng mà Trương Mỹ Trân chỉ nói với cô nhiều nhất một câu, là:
- Con nhận chuyển phát nhanh giúp bà.
Ngoài chuyển phát nhanh, thỉnh thoảng cháu gái ông Dương cũng ghé qua tặng đồ.
Cháu gái ông Dương chính là người mà họ gặp ở thang máy, tên Dương Dật Phàm, nghe nói tự mình có công ty, là một bà chủ rất năng động. Công ty làm về gì thì Cam Khanh vẫn chưa biết, vì trong những lời tán gẫu của các ông các bà đều không bàn tới sự nghiệp, bình thường họ nói chuyện luôn là:
- Con bé điên kia nhà ông Dương, ba mươi mấy tuổi đầu mà không có đối tượng, cả ngày vớ va vớ vẩn bên ngoài, chẳng ra sao cả, thấy con bé là tôi phát rầu.
Mỗi lần Dương Dật Phàm bị ông nội phái tới, sắc mặt đều rất khó coi, gặp lúc bà Trương ở nhà thì cô ấy lườm nguýt để đồ xuống, gặp lúc bà Trương không ở nhà thì cô ấy lôi kéo Cam Khanh lại thao thao bất tuyệt nói xấu bà Trương từ đầu tới chân.
Sau khi đưa tiễn Dụ lão, sát vách liền khóa cửa, người thanh niên họ Dụ chưa từng trở lại.
Thấm thoắt, mùa hè ngắn ngủi của Yên Ninh vội vã trôi qua, mưa rơi hai trận, sáng và tối trời mát mẻ, ý thu dần ló dạng.
Bọn học sinh mặt ủ mày chau chuẩn bị đến trường, tầng lớp đi làm cũng bị quý ba gõ một gậy đánh lén, run rẩy dưới sát khí của KPI (2) trên đỉnh đầu.
(2) KPI (Key Performance Indicator): chỉ số đo lường hiệu quả công việc.
Dụ Lan Xuyên xin nghỉ một tuần để lo hậu sự cho ông cả, sau khi quay lại, cả người như bị kéo thành con quay, nhà dột gặp mưa rào, tổng giám đốc quản lý rủi ro của công ty - cũng chính là lãnh đạo trực tiếp của Dụ Lan Xuyên – trên đường đến phòng trà nước lấy thêm đường thì đột phát tai biến mạch máu não, mới hơn 40 tuổi mà bị xe cứu thương ò e í e đưa đi, đã nhiều ngày vẫn chưa thoát khỏi tình trạng nguy hiểm tính mạng.
Bầu bí thương nhau, xót đau đồng loại.
Những người tăng ca che cái bụng “tam cao” (3), như nhìn thấy kết cục của mình, nhất thời sầu lo ảm đạm. Hơn một nửa chuyện nội bộ ngành dồn vào người Dụ Lan Xuyên, đè ép anh tối mày tối mặt, từ mỗi ngày dậy sớm luyện “Thất quyết kiếm” biến thành mỗi ngày hai đợt sáng tối, luyện ra công phu thực____hết cách, muốn sống tới tuổi nghỉ hưu thì không nỗ lực dưỡng sinh là không được.
(3) Tam cao: gọi chung các chứng mỡ máu cao, đường máu cao, huyết áp cao.
Trong tình huống như vậy, Dụ Lan Xuyên quên mất sinh nhật em trai, thực cũng không thể quá trách anh.
Ngày 30 tháng 8 là sinh nhật 16 tuổi của Lưu Trọng Tề, trước đó một tuần, cậu đã bắt đầu trông ngóng, trước khi đi cha mẹ đã dặn, anh cả sống áp lực lắm, không được đòi hỏi này nọ với anh. Lưu Trọng Tề cũng không muốn quà gì, chỉ hi vọng anh về sớm một chút, cùng cậu ăn tô mì... mì ăn liền cũng được.
Cậu khoanh tròn ngày hôm nay trên lịch phòng khách, chỉ sợ Dụ Lan Xuyên không thấy, buổi sáng cậu còn cố ý dậy sớm, bắt chuyện trên bàn ăn:
- Anh, hôm nay chủ nhật, anh vẫn phải tăng ca hả?
Dụ Lan Xuyên ừ, không ngẩng đầu lên.
- Vậy anh có thể về sớm chút không? Có về ăn cơm tối không?
Tay phải Dụ Lan Xuyên cầm đũa, tay trái trả lời tin nhắn, hai bên hai việc, bận tối mày tối mặt, căn bản không nghe rõ cậu nói gì, ừ một tiếng theo quán tính, sau đó quẳng việc này lên chín tầng mây.
Ăn sinh nhật vào kỳ nghỉ luôn không náo nhiệt như ngày đi học, đặc biệt là lúc gần khai giảng, mọi người đều đang điên cuồng làm bù bài tập, không có tâm trí đâu lo chuyện khác. Cả một ngày trời chỉ có vài bạn học chơi khá thân gửi cho cậu vài tin nhắn, cha mẹ ở nước ngoài xa xôi gửi mail chúc mừng, còn quà thì phải mấy ngày sau mới có thể gửi đến.
Lưu Trọng Tề tự ra ngoài mua bánh kem, chờ đến 8 giờ tối, Dụ Lan Xuyên vẫn chưa có vẻ là sắp về. Cậu thử gọi điện thoại thì máy bận, gửi tin nhắn thì anh không trả lời.
9 giờ cậu lại gọi, vẫn là máy bận.
10 giờ... lần này cuối cùng cũng thông máy, bên kia điện thoại rất ồn, Dụ Lan Xuyên không biết là nói với ai:
-...Theo tôi hiểu không phải như vậy, giá thị trường này của anh là từ đâu ra? Tôi mong mọi người đều cẩn trọng một chút, được chứ?
Sau đó hình như anh che điện thoại, ép giọng xuống rất thấp, nói nhanh:
- Tự em gọi thức ăn ngoài đi, ngủ sớm chút, anh bây giờ bận lắm, có việc gì về nói sau ha, ngoan.
Nói xong cúp máy, 5 giây sau, điện thoại lại rung, Lưu Trọng Tề đầy hi vọng mở tin nhắn ra, mong chờ dù chỉ nhìn thấy một câu “sinh nhật vui vẻ”, nhưng chỉ nhận được một bao lì xì.
Lời nhắn là câu mặc định của hệ thống: “cung hỉ phát tài, đại cát đại lợi”.
Lưu Trọng Tề ngồi một mình bên bàn ăn rất lâu, lẳng lặng cắt miếng bánh kem ăn, sau đó đeo cặp sách vào, mang theo hai bộ quần áo để thay, quyết định bỏ nhà ra đi.
Vào giờ này, Cam Khanh đã sắp đi ngủ, đang định tắt đèn thì điện thoại di động rung lên, có một yêu cầu kết bạn, ghi chú viết là “khách hàng Tinh Chi Mộng”.
Cô cảm thấy mấy khách hàng tối không đi ngủ, sáng không dậy nổi này có hơi phiền, nhưng khách hàng dẫu sao cũng là thượng đế, cô hơi do dự rồi vẫn chấp nhận.
Avatar của “thượng đế” là ngôi sao rock and roll nước Anh, tên “Là Trọng không là Tề” (4) nhanh chóng gửi tin nhắn qua: “Chị nói ba lần đầu tư vấn miễn phí.”
(4) Trọng (仲): thứ hai; Tề (齐): ngang nhau.
Biết ngay là vậy.
Cam Khanh thở dài, co vào trong chăn, nghĩ xem làm thế nào để đuổi cổ vị khách hàng đáng ghét này.
“Thượng đế” lại nói: “Tôi đang ở cửa Tinh Chi Mộng, tiệm của chị đóng cửa rồi sao?”
Cam Khanh ngáp một cái, trả lời: “Thời gian kinh doanh là 10 giờ sáng tới 8 giờ tối, thân.”
“Ừm.” Thượng đế “đang nhập dữ liệu” một lát, quấy rối hỏi: “Chị có thể tăng ca không?”
Cam Khanh: “...”
“Thượng đế” nói: “Người lớn không phải đều tăng ca sao?”
“Công việc của tôi là nhìn rõ quỹ tích các vì sao và khí vi diệu của vũ trụ, thân.” Cam Khanh bắt đầu tán hươu tán vượn: “Vũ trụ mỗi thời mỗi khắc đều đang xoay chuyển, thời gian là một thông số rất quan trọng, chỉ có ở thời gian thích hợp mới có thể quan sát được bí mật của vận mệnh. Thông cảm nhé, thân.”
“Thượng đế” bị cô thân đến mức không lên tiếng nữa.
Cam Khanh thở phào nhẹ nhõm, ngả đầu liền ngủ.
Sáng hôm sau, Cam Khanh như thường lệ đến Tinh Chi Mộng đi làm, cô vươn vai, đang định mở khóa thì chợt khựng lại.
Cửa Tinh Chi Mộng có một tấm danh thiếp của cô rơi xuống, bị vo lại nhăn nheo dúm dó, trên bậc thềm trắng bên cạnh có dấu năm ngón tay người____
Lam: Bài hát "Tiễn biệt" (Tống biệt) do Hoằng Nhất đại sư Lý Thúc Đồng viết lời có 2 phiên bản lời, 1 bản dài và 1 bản ngắn, bản ngắn thịnh hành hơn. Câu hát được trích dẫn trong chương thuộc bản dài, Lam không tìm được vietsub bản này nên dẫn link bài hát tiếng Trung luôn nhé.