Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 171
Hồi ấy, 48 trại vẫn chưa gọi là 48 trại mà gọi chung chung là “Thục Trung”.
Thục Trung nhiều núi, nhiều đường nguy hiểm, trước đây có không ít đại hiệp dẫn người nhà tới ẩn cư. Những thứ truyền lại cho con cháu hậu bối đều là gia học, rất nhiều người lười lập môn phái nên họ Lý thì là “người Lý gia”, họ Trương thì là “người Trương gia”, còn có vài người sống xen vào hoặc họ quá phổ biến thì nói mình là núi nào đó của Thục Trung, chỉ một trường hợp cá biệt là gia chủ có tâm thu dọn mảnh đất nhỏ của mình, đặt một cái tên ra dáng cho môn phái – đó là phái toàn nam nhân thô kệch nhưng nội tâm khá tinh tế: “Thiên Chung”.
Chu Dĩ Đường nhớ, năm ông còn nhỏ, Thục Trung vẫn chưa lắm quy củ. Bất kể bên ngoài mưa gió thế nào, giữa quần sơn vẫn an bình tự do, mọi người đời đời làm hàng xóm láng giềng với nhau, không ít nhà còn có quan hệ thông gia, bởi vậy không có nhiều thiên kiến phe phái, ngược lại giống một thôn lớn dựa vào núi hơn. Nếu có chuyện gì, các gia chủ sẽ tụ tập lại cùng thương lượng, thương lượng không ra kết quả thì đi tìm “trưởng thôn” đứng ra giải quyết.
“Trưởng thôn” chính là Nam đao Lý Chủy.
Nhưng kể cũng buồn cười, e chính bản thân Lý Chủy cũng không rõ sao mình lại gánh trọng trách to lớn này.
Ông ấy là người trông rất hòa nhã dễ gần chứ thực ra không muốn quản nhiều chuyện vặt vãnh lông gà vỏ tỏi như vậy, trừ rèn luyện đao của mình thì bình thường ông ấy cũng chỉ thích ở nhà nấu cơm và chơi với trẻ con. Ngoài hai đứa con của chính ông ấy thì bọn trẻ cả Thục Trung rảnh rỗi đều thích chạy đến Lý gia, hoặc ăn cơm chùa hoặc tụ lại chơi đùa.
Lý Cẩn Dung lúc nhỏ không thích địa bàn của mình có nhiều đám khỉ nhãi nhép như vậy. Lý Cẩn Dung quậy mấy lần mà không có kết quả, bèn dắt em trai kiếm từng đứa một ở cả Thục Trung đánh cho một lượt, từ đó đánh ra tên tuổi, tự dưng thành vua bọn trẻ, rất có khí thế nói một là một nói hai là hai.
Năm Chu Dĩ Đường theo Lý Chủy vào đất Thục mới có 8 tuổi, lòng đầy bỡ ngỡ, thấy trước mắt là núi xanh nhìn không thấy điểm cuối và đường hẹp trải dài quanh co khúc khuỷu, cỏ cây mịt mù vô pháp vô thiên, trong bụi cây thỉnh thoảng có thứ gì đó bò qua dọa người ta nhảy dựng nhưng nhìn kỹ lại thì không thấy gì hết, không khỏi có mùi bí hiểm. Dọc đường trời mưa hay nắng ráo hoàn toàn không có quy luật, hơi nước luôn lượn lờ bảng lảng giống cảnh người xưa tả “Tiếng sấm rền, mưa mù u ám, Vượn hú đêm, não nuột tiếng kêu” (1).
(1) Trích “Sơn quỷ” của Khuất Nguyên, câu thơ dịch của Phạm Thị Hảo.
Ông nỗ lực giấu đi tính nhát gan của trẻ con, bày ra dáng dấp ông cụ non trò chuyện với Lý Chủy, nho nhã lễ độ gọi Lý Chủy là “thế thúc”, đường hiểm trở đến đâu cũng cắn răng tự đi, tuyệt đối không muốn Lý Chủy bế. Nếu dọc đường Lý Chủy kéo hay đỡ ông, ông sẽ nghiêm túc trịnh trọng nói đa tạ khiến Nam đao Lý đại hiệp quen nhìn bọn trẻ lỗ mãng trong núi cảm thấy rất đau đầu.
Đi không biết bao lâu, Lý Chủy mới quay đầu cười với ông:
– Tới rồi.
Lý Chủy nói xong không lâu, quả nhiên nhanh chóng có dấu vết con người, các thiếu niên chia nhóm luyện thương trên đất trống, vừa luyện vừa gào thét chấn động đến mức chim trong núi bay loạn xạ, thấy hai người họ đi qua, bọn trẻ liền cầm trường thương chỉnh tề, đồng thanh hô:
– Chào Lý thúc ạ!
Tiếng chào này còn khí thế dữ dội hơn bọn nha dịch trong phủ nha hô “uy vũ”, chấn động khiến tai người ta đau, Lý Chủy đành dở khóc dở cười khoát tay với chúng.
Tiến về trước nữa thì gặp mấy nam tử ăn mặc như tiều phu mỉm cười hàn huyên với Lý Chủy, “các tiều phu” ai nấy đều xắn ống quần ống tay áo, đeo cái gùi to cao bằng nửa người, trông vừa chất phác vừa hiền lành, sau đó Chu Dĩ Đường vừa quay đầu thì mắt mở trừng trừng nhìn “tiều phu chất phác” lần lượt nhảy lên vách núi cứ như mọc cánh sau lưng, vài người điểm nhẹ xuống đất, nháy mắt liền biến mất trong núi. Chưa đợi Chu Dĩ Đường kinh ngạc xong thì lại thấy một phụ nhân được mấy đứa trẻ vây quanh, phụ nhân đó mặt mũi hiền từ phúc hậu, đang lấy bánh kẹo trong giỏ trúc nhỏ ra chia cho đám trẻ, khiến người ta nhìn là cảm thấy thân thiết, nhưng liền sau đó, trong tay bà đột nhiên có ánh kiếm lóe lên, Chu Dĩ Đường chưa kịp làm rõ đó là gì thì ánh sáng cực nhỏ kia đã thu về trong vỏ – trên cây bên cạnh có một con bò cạp chết rơi xuống.
Chu Dĩ Đường vốn sống trong gia đình phú quý vì ủng hộ tân pháp mà bị đấu tranh đảng phái biến ảo khôn lường trong triều liên lụy, cửa nát nhà tan.
Ông xuất thân tiểu thiếu gia, từ nhỏ chỉ đọc tứ thư ngũ kinh, chưa bao giờ tiếp xúc với người trong võ lâm bay tới bay lui, vừa vào Thục Trung, ông quả thực giống như bước vào thoại bản giả tưởng, nhìn chim thú gì cũng cảm thấy mới mẻ, cứ tưởng rằng chúng nó cũng thân mang tuyệt kỹ.
Bỗng nhiên, Lý Chủy ngẩng đầu nói:
– Cẩn Dung, lại nghịch rồi, còn không xuống đây!
Chu Dĩ Đường giật mình, nhìn theo ánh mắt Lý Chủy thấy trên một cây lớn cao mấy trượng có một đám cành lá rậm rạp sột soạt chốc lát, sau đó tách ra làm hai, thò ra một cô bé con.
Cô bé trông còn nhỏ hơn Chu Dĩ Đường, khuôn mặt vô cùng non nớt, trừng to đôi mắt hạnh, từ trên cao nhìn xuống.
Chu Dĩ Đường căng thẳng, vô thức ưỡn thẳng đôi vai vốn đã đoan chính, tiếp đó, trong lòng lại không khỏi lo lắng, sợ cô bé ngã từ trên cao xuống.
Lý Chủy đưa tay với cô bé:
– Cha về rồi, mau xuống đây gặp Chu ca ca của con nè.
Cô bé nghe tiếng, hình như bỗng dưng sinh hờn dỗi, ngó lơ, xoay người tự nhảy xuống.
Chu Dĩ Đường không khỏi kinh ngạc kêu ra tiếng, nhưng thấy cô bé bỗng lơ lửng giữa không trung, sau đó mũi chân nhẹ nhàng móc lấy chạc cây hơi thấp, quen thuộc và xinh đẹp hạ xuống một cành cây khác, quay đầu hơi nhạo báng liếc tên thư sinh yếu ớt thiếu trải đời là Chu Dĩ Đường rồi xoay người chui vào bụi cây rậm rạp.
Chu Dĩ Đường ở Lý gia nhưng mới đầu không có cơ hội nói chuyện với Lý Cẩn Dung, ông cũng theo Lý Chủy học võ, có điều vì trước đây không có căn cơ nên chỉ có thể bắt đầu bằng nhận biết huyệt đạo và đứng tấn, không học chung với tỷ đệ Lý thị. Tuy lúc ăn cơm có thể gặp nhưng Lý Cẩn Dung dường như rất ghét nhà mình tự dưng lòi ra thêm một người ngoài, không muốn nhìn ông, Chu Dĩ Đường thuở nhỏ vô cùng nhạy cảm, không dám quấy rầy cô bé.
Chu Dĩ Đường vỡ lòng sớm, đã học hơn phân nửa tứ thư, nghiễm nhiên có khí chất quân tử thư sinh, cộng thêm tuổi nhỏ nhà gặp biến cố nên thường xuyên hay lo hay nghĩ, chơi không hợp với đám trẻ Thục Trung như khỉ hoang chạy khắp núi đồi. Trừ thời gian học nghệ với Lý Chủy thì đa số thời gian ông đều vùi trong phòng mình đọc sách, thỉnh thoảng nghe tiếng ồn ào, nhìn qua song cửa sổ, ông thấy cô bé nhỏ nhắn mặt không kiên nhẫn bị cả đám trẻ vây vào giữa, hoặc gọi cô bé đi chơi, hoặc thử tay nghề trong sân.
Lòng Chu Dĩ Đường thoáng hâm mộ nhưng chỉ dám lẳng lặng nhìn từ xa xa, ông đã nghĩ vô số câu mở đầu nhưng lại bị chính mình bác bỏ vô số lần, cuối cùng vẫn không dám đến bắt chuyện với cô bé ấy.
Chẳng mấy chốc, Chu Dĩ Đường đã ở Thục Trung – nơi mênh mang xanh mướt hoang sơ hoàn toàn không hợp với ông – hơn hai tháng, đồng thời bất giác bị đám trẻ trong núi ghi thù: dựa vào đâu bình thường chúng tới đều phải nhìn sắc mặt Lý lão đại mà cái thằng ẻo lả dị hợm này lại có thể ngày ngày ở nhà Lý thúc?
Bọn trẻ hư bắt đầu nung nấu ý đồ xấu, phái một người chạy tới trước cửa sổ của Chu Dĩ Đường lừa ông, nói “buổi tối họ định đi du lịch núi hoang, bắt chim ăn”, rủ ông đi cùng.
Chu Dĩ Đường không có bất kỳ hứng thú gì với việc cùng đám khỉ lóc chóc đi gieo vạ cho chim, vốn định mở miệng từ chối khéo nhưng lời đến bên miệng lại bỗng dưng đổi thành:
– Lý cô nương cũng đi à?
Thằng nhóc quậy phá ấy sững sờ, cả buổi mới phản ứng lại “Lý cô nương” là ai, bị xưng hô sến súa đó làm cười suýt té nhào từ trên tường xuống, luôn miệng nói:
– Đi! Đi chứ! Sao thiếu Lý lão đại của chúng ta được?
Chu Dĩ Đường ma xui quỷ khiến đồng ý.
Đây đúng là một trong những vết nhơ lớn nhất trong cuộc đời của Cam Đường tiên sinh tài trí vô song mà nhiều năm sau nhớ lại, ông vẫn thấy khó tin, cảm giác mình lúc đó chắc bị ma ám, ngay cả loại bẫy cẩu thả sơ sài như vậy mà cũng mắc.
Hôm đó đúng lúc Lý Chủy không có nhà, khi màn đêm buông xuống, Chu Dĩ Đường ra ngoài theo thời gian đã hẹn trước với thằng nhóc quậy phá kia. Ông nghe nói Lý Cẩn Dung sẽ đi cùng nên không kìm được dạo tới dạo lui trước cửa phòng cô bé, muốn tìm lý do đi cùng, ai ngờ Lý Cẩn Dung mãi không xuất hiện, mà ông thì nhát gan, không dám bước tới gõ cửa, bị thằng nhóc kia giục kéo đi.
Chu Dĩ Đường không dằn lòng được, nói:
– Không phải nói là cô ấy cũng đi…
Bọn nhóc tinh ranh trong núi hơi có tí khôn vặt, vừa nhìn là biết tiểu thư sinh không dám nói chuyện với Lý Cẩn Dung, liền đảo mắt, cố ý nói:
– Lý lão đại còn có chuyện khác, lát mới nhập bọn với chúng ta… hay là ngươi đi nói với cô ấy một tiếng?
Quả nhiên, sau khi nghe câu đó, tiểu thư sinh lập tức ỉu xìu, không dám phát biểu dị nghị gì nữa, chớp mắt liền bị kéo đi.
Thục Trung nhiều núi, nhiều đường nguy hiểm, trước đây có không ít đại hiệp dẫn người nhà tới ẩn cư. Những thứ truyền lại cho con cháu hậu bối đều là gia học, rất nhiều người lười lập môn phái nên họ Lý thì là “người Lý gia”, họ Trương thì là “người Trương gia”, còn có vài người sống xen vào hoặc họ quá phổ biến thì nói mình là núi nào đó của Thục Trung, chỉ một trường hợp cá biệt là gia chủ có tâm thu dọn mảnh đất nhỏ của mình, đặt một cái tên ra dáng cho môn phái – đó là phái toàn nam nhân thô kệch nhưng nội tâm khá tinh tế: “Thiên Chung”.
Chu Dĩ Đường nhớ, năm ông còn nhỏ, Thục Trung vẫn chưa lắm quy củ. Bất kể bên ngoài mưa gió thế nào, giữa quần sơn vẫn an bình tự do, mọi người đời đời làm hàng xóm láng giềng với nhau, không ít nhà còn có quan hệ thông gia, bởi vậy không có nhiều thiên kiến phe phái, ngược lại giống một thôn lớn dựa vào núi hơn. Nếu có chuyện gì, các gia chủ sẽ tụ tập lại cùng thương lượng, thương lượng không ra kết quả thì đi tìm “trưởng thôn” đứng ra giải quyết.
“Trưởng thôn” chính là Nam đao Lý Chủy.
Nhưng kể cũng buồn cười, e chính bản thân Lý Chủy cũng không rõ sao mình lại gánh trọng trách to lớn này.
Ông ấy là người trông rất hòa nhã dễ gần chứ thực ra không muốn quản nhiều chuyện vặt vãnh lông gà vỏ tỏi như vậy, trừ rèn luyện đao của mình thì bình thường ông ấy cũng chỉ thích ở nhà nấu cơm và chơi với trẻ con. Ngoài hai đứa con của chính ông ấy thì bọn trẻ cả Thục Trung rảnh rỗi đều thích chạy đến Lý gia, hoặc ăn cơm chùa hoặc tụ lại chơi đùa.
Lý Cẩn Dung lúc nhỏ không thích địa bàn của mình có nhiều đám khỉ nhãi nhép như vậy. Lý Cẩn Dung quậy mấy lần mà không có kết quả, bèn dắt em trai kiếm từng đứa một ở cả Thục Trung đánh cho một lượt, từ đó đánh ra tên tuổi, tự dưng thành vua bọn trẻ, rất có khí thế nói một là một nói hai là hai.
Năm Chu Dĩ Đường theo Lý Chủy vào đất Thục mới có 8 tuổi, lòng đầy bỡ ngỡ, thấy trước mắt là núi xanh nhìn không thấy điểm cuối và đường hẹp trải dài quanh co khúc khuỷu, cỏ cây mịt mù vô pháp vô thiên, trong bụi cây thỉnh thoảng có thứ gì đó bò qua dọa người ta nhảy dựng nhưng nhìn kỹ lại thì không thấy gì hết, không khỏi có mùi bí hiểm. Dọc đường trời mưa hay nắng ráo hoàn toàn không có quy luật, hơi nước luôn lượn lờ bảng lảng giống cảnh người xưa tả “Tiếng sấm rền, mưa mù u ám, Vượn hú đêm, não nuột tiếng kêu” (1).
(1) Trích “Sơn quỷ” của Khuất Nguyên, câu thơ dịch của Phạm Thị Hảo.
Ông nỗ lực giấu đi tính nhát gan của trẻ con, bày ra dáng dấp ông cụ non trò chuyện với Lý Chủy, nho nhã lễ độ gọi Lý Chủy là “thế thúc”, đường hiểm trở đến đâu cũng cắn răng tự đi, tuyệt đối không muốn Lý Chủy bế. Nếu dọc đường Lý Chủy kéo hay đỡ ông, ông sẽ nghiêm túc trịnh trọng nói đa tạ khiến Nam đao Lý đại hiệp quen nhìn bọn trẻ lỗ mãng trong núi cảm thấy rất đau đầu.
Đi không biết bao lâu, Lý Chủy mới quay đầu cười với ông:
– Tới rồi.
Lý Chủy nói xong không lâu, quả nhiên nhanh chóng có dấu vết con người, các thiếu niên chia nhóm luyện thương trên đất trống, vừa luyện vừa gào thét chấn động đến mức chim trong núi bay loạn xạ, thấy hai người họ đi qua, bọn trẻ liền cầm trường thương chỉnh tề, đồng thanh hô:
– Chào Lý thúc ạ!
Tiếng chào này còn khí thế dữ dội hơn bọn nha dịch trong phủ nha hô “uy vũ”, chấn động khiến tai người ta đau, Lý Chủy đành dở khóc dở cười khoát tay với chúng.
Tiến về trước nữa thì gặp mấy nam tử ăn mặc như tiều phu mỉm cười hàn huyên với Lý Chủy, “các tiều phu” ai nấy đều xắn ống quần ống tay áo, đeo cái gùi to cao bằng nửa người, trông vừa chất phác vừa hiền lành, sau đó Chu Dĩ Đường vừa quay đầu thì mắt mở trừng trừng nhìn “tiều phu chất phác” lần lượt nhảy lên vách núi cứ như mọc cánh sau lưng, vài người điểm nhẹ xuống đất, nháy mắt liền biến mất trong núi. Chưa đợi Chu Dĩ Đường kinh ngạc xong thì lại thấy một phụ nhân được mấy đứa trẻ vây quanh, phụ nhân đó mặt mũi hiền từ phúc hậu, đang lấy bánh kẹo trong giỏ trúc nhỏ ra chia cho đám trẻ, khiến người ta nhìn là cảm thấy thân thiết, nhưng liền sau đó, trong tay bà đột nhiên có ánh kiếm lóe lên, Chu Dĩ Đường chưa kịp làm rõ đó là gì thì ánh sáng cực nhỏ kia đã thu về trong vỏ – trên cây bên cạnh có một con bò cạp chết rơi xuống.
Chu Dĩ Đường vốn sống trong gia đình phú quý vì ủng hộ tân pháp mà bị đấu tranh đảng phái biến ảo khôn lường trong triều liên lụy, cửa nát nhà tan.
Ông xuất thân tiểu thiếu gia, từ nhỏ chỉ đọc tứ thư ngũ kinh, chưa bao giờ tiếp xúc với người trong võ lâm bay tới bay lui, vừa vào Thục Trung, ông quả thực giống như bước vào thoại bản giả tưởng, nhìn chim thú gì cũng cảm thấy mới mẻ, cứ tưởng rằng chúng nó cũng thân mang tuyệt kỹ.
Bỗng nhiên, Lý Chủy ngẩng đầu nói:
– Cẩn Dung, lại nghịch rồi, còn không xuống đây!
Chu Dĩ Đường giật mình, nhìn theo ánh mắt Lý Chủy thấy trên một cây lớn cao mấy trượng có một đám cành lá rậm rạp sột soạt chốc lát, sau đó tách ra làm hai, thò ra một cô bé con.
Cô bé trông còn nhỏ hơn Chu Dĩ Đường, khuôn mặt vô cùng non nớt, trừng to đôi mắt hạnh, từ trên cao nhìn xuống.
Chu Dĩ Đường căng thẳng, vô thức ưỡn thẳng đôi vai vốn đã đoan chính, tiếp đó, trong lòng lại không khỏi lo lắng, sợ cô bé ngã từ trên cao xuống.
Lý Chủy đưa tay với cô bé:
– Cha về rồi, mau xuống đây gặp Chu ca ca của con nè.
Cô bé nghe tiếng, hình như bỗng dưng sinh hờn dỗi, ngó lơ, xoay người tự nhảy xuống.
Chu Dĩ Đường không khỏi kinh ngạc kêu ra tiếng, nhưng thấy cô bé bỗng lơ lửng giữa không trung, sau đó mũi chân nhẹ nhàng móc lấy chạc cây hơi thấp, quen thuộc và xinh đẹp hạ xuống một cành cây khác, quay đầu hơi nhạo báng liếc tên thư sinh yếu ớt thiếu trải đời là Chu Dĩ Đường rồi xoay người chui vào bụi cây rậm rạp.
Chu Dĩ Đường ở Lý gia nhưng mới đầu không có cơ hội nói chuyện với Lý Cẩn Dung, ông cũng theo Lý Chủy học võ, có điều vì trước đây không có căn cơ nên chỉ có thể bắt đầu bằng nhận biết huyệt đạo và đứng tấn, không học chung với tỷ đệ Lý thị. Tuy lúc ăn cơm có thể gặp nhưng Lý Cẩn Dung dường như rất ghét nhà mình tự dưng lòi ra thêm một người ngoài, không muốn nhìn ông, Chu Dĩ Đường thuở nhỏ vô cùng nhạy cảm, không dám quấy rầy cô bé.
Chu Dĩ Đường vỡ lòng sớm, đã học hơn phân nửa tứ thư, nghiễm nhiên có khí chất quân tử thư sinh, cộng thêm tuổi nhỏ nhà gặp biến cố nên thường xuyên hay lo hay nghĩ, chơi không hợp với đám trẻ Thục Trung như khỉ hoang chạy khắp núi đồi. Trừ thời gian học nghệ với Lý Chủy thì đa số thời gian ông đều vùi trong phòng mình đọc sách, thỉnh thoảng nghe tiếng ồn ào, nhìn qua song cửa sổ, ông thấy cô bé nhỏ nhắn mặt không kiên nhẫn bị cả đám trẻ vây vào giữa, hoặc gọi cô bé đi chơi, hoặc thử tay nghề trong sân.
Lòng Chu Dĩ Đường thoáng hâm mộ nhưng chỉ dám lẳng lặng nhìn từ xa xa, ông đã nghĩ vô số câu mở đầu nhưng lại bị chính mình bác bỏ vô số lần, cuối cùng vẫn không dám đến bắt chuyện với cô bé ấy.
Chẳng mấy chốc, Chu Dĩ Đường đã ở Thục Trung – nơi mênh mang xanh mướt hoang sơ hoàn toàn không hợp với ông – hơn hai tháng, đồng thời bất giác bị đám trẻ trong núi ghi thù: dựa vào đâu bình thường chúng tới đều phải nhìn sắc mặt Lý lão đại mà cái thằng ẻo lả dị hợm này lại có thể ngày ngày ở nhà Lý thúc?
Bọn trẻ hư bắt đầu nung nấu ý đồ xấu, phái một người chạy tới trước cửa sổ của Chu Dĩ Đường lừa ông, nói “buổi tối họ định đi du lịch núi hoang, bắt chim ăn”, rủ ông đi cùng.
Chu Dĩ Đường không có bất kỳ hứng thú gì với việc cùng đám khỉ lóc chóc đi gieo vạ cho chim, vốn định mở miệng từ chối khéo nhưng lời đến bên miệng lại bỗng dưng đổi thành:
– Lý cô nương cũng đi à?
Thằng nhóc quậy phá ấy sững sờ, cả buổi mới phản ứng lại “Lý cô nương” là ai, bị xưng hô sến súa đó làm cười suýt té nhào từ trên tường xuống, luôn miệng nói:
– Đi! Đi chứ! Sao thiếu Lý lão đại của chúng ta được?
Chu Dĩ Đường ma xui quỷ khiến đồng ý.
Đây đúng là một trong những vết nhơ lớn nhất trong cuộc đời của Cam Đường tiên sinh tài trí vô song mà nhiều năm sau nhớ lại, ông vẫn thấy khó tin, cảm giác mình lúc đó chắc bị ma ám, ngay cả loại bẫy cẩu thả sơ sài như vậy mà cũng mắc.
Hôm đó đúng lúc Lý Chủy không có nhà, khi màn đêm buông xuống, Chu Dĩ Đường ra ngoài theo thời gian đã hẹn trước với thằng nhóc quậy phá kia. Ông nghe nói Lý Cẩn Dung sẽ đi cùng nên không kìm được dạo tới dạo lui trước cửa phòng cô bé, muốn tìm lý do đi cùng, ai ngờ Lý Cẩn Dung mãi không xuất hiện, mà ông thì nhát gan, không dám bước tới gõ cửa, bị thằng nhóc kia giục kéo đi.
Chu Dĩ Đường không dằn lòng được, nói:
– Không phải nói là cô ấy cũng đi…
Bọn nhóc tinh ranh trong núi hơi có tí khôn vặt, vừa nhìn là biết tiểu thư sinh không dám nói chuyện với Lý Cẩn Dung, liền đảo mắt, cố ý nói:
– Lý lão đại còn có chuyện khác, lát mới nhập bọn với chúng ta… hay là ngươi đi nói với cô ấy một tiếng?
Quả nhiên, sau khi nghe câu đó, tiểu thư sinh lập tức ỉu xìu, không dám phát biểu dị nghị gì nữa, chớp mắt liền bị kéo đi.