Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Hôm Nay, Vợ Chồng Cậu Ba Bỏ Nhau Chưa? - Chương 54: Thằng nào đánh nhau?
Ở tỉnh Giang này, nếu nói tỉnh trưởng Trần Minh có quyền có thế, thì đại gia Phạm Vĩnh có tiền có tiếng. Vì vậy tin tức ông Vĩnh đột ngột ngã bệnh đã gây xôn xao không ít trong giới nhà giàu quyền quý sáng nay.
Trong phòng khách chỉ có tỉnh trưởng Trần Minh và cậu hai Thanh Tùng đang ngồi uống trà tán gẫu cùng nhau. Trúc và cậu ba Hưởng vừa đến thì đã nghe Thanh Tùng đang nói dở đoạn: "...Hôm qua ông Đạt vừa trở về, hôm nay ông Vĩnh đã đổ bệnh nặng, trên đời này nào có chuyện trùng hợp như thế đa."
Ông Đạt là người em trai kém hai mươi tuổi của ông Vĩnh, hai người họ là anh em cùng cha khác mẹ, mà nói đúng hơn ông Đạt là con riêng bên ngoài, sau này lúc phân chia gia sản mới được đón về nhà nhận tổ quy tông. Theo lí mà nói ông Vĩnh làm sao dễ dàng chấp nhận một người em trai từ trên trời rơi xuống ăn chia của cải với mình, có điều nhà mẹ ruột của ông Đạt cũng chẳng phải dạng vừa, cho nên năm đó ông Vĩnh mới cắn răng đồng ý.
Chào hỏi người lớn trong nhà xong, vợ chồng Trúc mới ngồi xuống, cậu ba Hưởng tức khắc góp lời: "Ông Vĩnh và ông Đạt trước nay phân nhà sống, bao năm qua nước sông không phạm nước giếng. Nói thẳng ra là hai người chẳng nể nang gì nhau, cớ gì ông Đạt lại về đây lúc này?"
Cậu hai Thanh Tùng nheo mắt ngó sang đứa em rể đầy thâm ý, rồi nhớ đến chuyện chè chén tối qua. Ba anh em họ bắt tay muốn chuốc say cậu ba Hưởng, có ngờ đâu Thanh Bách và Thanh Trà đều lần lượt gục trước, ngay cả anh cũng lâng lâng nhìn một thành ba mà đứa em rể này vẫn còn tỉnh táo sai bảo đứa hầu đưa họ về phòng. Đúng là trộm gà không được còn mất nắm thóc!
Nghĩ vậy, Thanh Tùng không khỏi cảm thán rằng: "Không ngờ em rể uống tốt như vậy, đêm qua cũng nhờ em..."
"Đêm qua em say đến không biết trời trăng mây gió gì cả, mong anh vợ đừng chê cười!" Cậu ba vội vàng chen ngang cướp lời nói trước, sau đó khẽ hắng giọng, cố tình xoa cổ phơi này vết răng hằn sâu trên da thịt, hơi nghiêng phần mặt xanh tím ra trước mặt mọi người, đáng thương nói: "Từ rày chắc em bỏ rượu, vợ em không thích em chè chén quá đà."1
Ánh mắt tỉnh trưởng và Thanh Tùng đảo qua hai người họ, vẻ mặt phức tạp nói không nên lời, sau đó không đá động gì tới chuyện tối qua nữa.
Dù sao cũng là út cưng nhà mình hành hung người ta. Âm thầm bênh vực trong lòng được rồi, cuộc sống có những chuyện không nên vạch trần, càng vạch càng xấu hổ mà thôi!
Thanh Tùng thở dài một hơi, quay lại chuyện chính: "Nghe nói hôm qua ông Đạt dẫn theo một cậu trai trẻ trở về, nói là con riêng của ông Vĩnh. Trong nhà lại ít con cháu, không thể để giọt máu của nhà họ Phạm lưu lạc vất vả bên ngoài bèn dắt về đoàn tụ với dòng họ gia đình. Vợ ông Vĩnh vừa nghe liền ầm ĩ đòi sống đòi chết, cuối cùng thì người được đưa vào trạm xá lại là ông Vĩnh."
Ba Hưởng gật đầu, tiếp lời: "Trên danh nghĩa ông Vĩnh chỉ có một đứa con là Phạm Sáng. Lần này lại thêm một thằng con trai tìm đến tận nhà, bà Hạnh không quát nổ lỗ tai ông ta mới là lạ đó. E là lần này phát bệnh là giả, chạy vào bệnh viện tránh bão mới là thật."
Bà Hạnh là vợ ông Vĩnh, mẹ của cậu Sáng. Bởi vì thân phận tiểu thơ đài các của mình mà bà cấm ông Vĩnh tuyệt đối không được cưới thêm bà hai bà ba, ngay cả con riêng cũng không được phép mang họ chồng, không được phép bén mảng đến gần nhà bọn họ. Chỉ là nhân gian có câu nói vui thế này:
Rượu nào là rượu chẳng nồng
Trai nào chẳng khoái Lan, Hồng, Cúc, Mai.
Không thể cưới về sống chung một nhà thì ông mua nhà bên ngoài cho họ ở. Những lúc đi mần ăn xa ở đâu đó thì y như rằng sẽ nhiều thêm một căn nhà, thỉnh thoảng thì ghé lại hai ba hôm. Bà Hạnh dù biết cũng chẳng quản được, bà vừa đánh đuổi được người này thì ông Vĩnh lại lăm le sang người khác, bởi ông nào có thật lòng thương mến ai đâu, đối với ông đó chỉ là những cuộc vui có thể thay đổi bất cứ lúc nào.
Tỉnh trưởng nghe thế cười mỉa, nói: “Cái thằng đó già đầu mà không nên nết, đụng chuyện chỉ biết trốn tránh. Trách sau ngày xưa má tụi bây vừa nghe gã muốn hỏi cưới liền lừa ba ăn cơm trước kẻng.” Nói đoạn ông lại thở dài, cảm thán: “Phận trai mười hai bến nước, cũng may cái bến này trong chứ không đục.”
Nói xấu người đã khuất hình như không ổn lắm thì phải. Nhưng mọi người ở đây ai cũng ngầm hiểu, tỉnh trưởng là đang nhớ người vợ quá cố của mình.
Cậu hai Thanh Tùng khéo léo né qua vấn đề này, nói tiếp: “Chỉ e lần này ổng trốn không thoát. Nghe đâu đứa nhỏ mới về kia cũng đã mười tám tuổi rồi, truy ra là họ hàng dây mơ rể má gì đó với nhà mẹ đẻ ông Đạt đấy. Chuyện này muốn yên cũng khó.”
Tỉnh trưởng lại chậc lưỡi mấy tiếng, nói: “Thằng già đó chơi vui đến mức lú lẫn luôn rồi à, dạng người nào cũng dám thả câu? Ha ha, lần này thì tốt quá rồi, tự chìa mặt già ra cho thằng em nó vả!”
Ai ai cũng biết phú ông Lê Dư, tỉnh trưởng Trần Minh và đại gia Phạm Vĩnh thuở xưa học cùng trường cùng lớp, là ba cậu ấm nổi tiếng xa gần khiến bao cô gái thầm thương trộm nhớ. Sau này mỗi người đều có hướng đi riêng, khi nhắc về nhau đều dùng lời lẽ cay độc, nhưng thật chất quan hệ giữa ba người họ không tệ.
Bạn già ngồi nói móc nhau, những người trẻ tuổi chỉ biết lắng nghe, không dám quá phận nói chêm vào.
Cậu ba Hưởng cân nhắc một lúc, chợt lên tiếng: “Con nghĩ nhà đại gia Vĩnh nổi gió lớn rồi. Tài sản phân chia kèm theo những hệ luỵ rất lớn, bao gồm những việc làm ăn buôn bán, kết bè kết phái...”
Thanh Tùng gật đầu, anh cũng đã nghĩ tới chuyện này, tiếp lời: “Ông Vĩnh và nhà ta như hai cán cân cân bằng duy trì trật tự tỉnh Giang, nếu lần này bên nhà đó tan đàn xẻ nghé, chỉ sợ chúng ta cũng bị liên luỵ theo.”
Tỉnh Giang hai nhà Trần - Phạm đứng đầu. Một bên là quan, một bên là dân, bề ngoài nhìn như chẳng qua lại cùng nhau, nhưng người sáng suốt đều nhìn ra được hai nhà này đứng cùng một phe. Đó là lí do các nhà quyền quý khác trong tỉnh Giang đều rất an phận, không dám càn quấy chống phá.
Điều đáng nói là nếu ông Vĩnh buông quyền, thì người thừa kế tiếp theo dù là Phạm Sáng hay đứa con riêng mới tới liệu có còn chung một lòng với họ hay không! Chỉ sợ các nhà quyền quý tỉnh Giang sẽ nhân cơ hội này vùng lên tìm một chỗ đứng cho riêng mình.
Tỉnh trưởng ngồi nghe con trai và con rể tính chuyện đường xa, uống cạn ly trà trong tay, nói: “Có gì mà lo. Ngày xưa thầy bói nói thằng già đó sống dai lắm, trả xong hết nợ đời rồi mới ngủm được. Nhà đó không nát nổi đâu, cùng lắm thì bung tường tốc nóc chút thôi.”
Trúc ở bên cạnh ăn bánh uống trà, nghe cánh đàn ông bàn chuyện chính. Cô cảm thấy ba chồng và ba ruột mình không hổ là bạn thâm giao, cái nết nói chuyện giống nhau như đúc, chẳng nhẽ đại gia Vĩnh cũng là cái đức hạnh này hay sao?
Dù sao thì nồi nào úp vung nấy, cả đám chơi chung với nhau thì cũng phải có gì đó hao hao nhau thôi!
Ông không biết con gái cưng đang nghĩ xấu về mình, chỉ dặn dò thêm: “Thằng Tùng chuẩn bị quà cáp đi thăm bệnh, cũng dắt vợ chồng con út theo luôn đi. Bên đó giờ chắc náo nhiệt lắm, sẽ có rất nhiều nhà khác đến nghe ngóng tin tức, con cũng đi coi thử tình hình thế nào rồi tính tiếp.”
Thanh Tùng gật đầu đáp lời, đang định đứng dậy đi chuẩn bị thì trông thấy chú Bảy từ bên ngoài đi vào, giọng nói không lớn không nhỏ nói với tỉnh trưởng: “Cậu Bách đánh nhau với người ta ngoài phố, bây giờ đang ở trạm xá.”
Trúc chớp mắt mấy cái, câu ngón út khẽ đào lỗ tai mình. Cô cảm thấy lời thoại này sao nghe quen thế.
Trong nhà này thường xuyên đánh nhau với người ta trước nay đều là cậu tư Thanh Trà, vì thế tỉnh trưởng không khỏi hỏi lại: “Ông không nói lộn tên đó chứ? Là thằng nào đánh nhau, thằng ba hay thằng tư?”
Chú Bảy nói chậm rãi, nhấn mạnh từng chữ một: “Là cậu ba Thanh Bách đánh nhau với người ta ở ngoài phố. Hiện tại đang ở trạm xá!”
Tỉnh trưởng “À” một tiếng, gật đầu nói: “Đánh một mình à? Khôn khéo bao năm sau lại ngu bất chợt vậy! Đợi thằng tư về chú bảo nó dạy thằng ba mấy chiêu đánh đấm, đánh không lại thì dạy nó gọi thêm người, tuyệt đối không được đánh thua!”
Câu này cũng nghe thật quen tai! Trúc đỡ trán thở dài, thế giới làm sao á! Thật khó hiểu.
Vừa khéo bọn họ cũng định đến trạm xá thăm bệnh, bây giờ sẵn tiện đi đón người nhà luôn. Trúc thật tò mò không biết kẻ nào dám không nể mặt mà ra tay đánh nhau với con trai tỉnh trưởng thế kia.
Trong phòng khách chỉ có tỉnh trưởng Trần Minh và cậu hai Thanh Tùng đang ngồi uống trà tán gẫu cùng nhau. Trúc và cậu ba Hưởng vừa đến thì đã nghe Thanh Tùng đang nói dở đoạn: "...Hôm qua ông Đạt vừa trở về, hôm nay ông Vĩnh đã đổ bệnh nặng, trên đời này nào có chuyện trùng hợp như thế đa."
Ông Đạt là người em trai kém hai mươi tuổi của ông Vĩnh, hai người họ là anh em cùng cha khác mẹ, mà nói đúng hơn ông Đạt là con riêng bên ngoài, sau này lúc phân chia gia sản mới được đón về nhà nhận tổ quy tông. Theo lí mà nói ông Vĩnh làm sao dễ dàng chấp nhận một người em trai từ trên trời rơi xuống ăn chia của cải với mình, có điều nhà mẹ ruột của ông Đạt cũng chẳng phải dạng vừa, cho nên năm đó ông Vĩnh mới cắn răng đồng ý.
Chào hỏi người lớn trong nhà xong, vợ chồng Trúc mới ngồi xuống, cậu ba Hưởng tức khắc góp lời: "Ông Vĩnh và ông Đạt trước nay phân nhà sống, bao năm qua nước sông không phạm nước giếng. Nói thẳng ra là hai người chẳng nể nang gì nhau, cớ gì ông Đạt lại về đây lúc này?"
Cậu hai Thanh Tùng nheo mắt ngó sang đứa em rể đầy thâm ý, rồi nhớ đến chuyện chè chén tối qua. Ba anh em họ bắt tay muốn chuốc say cậu ba Hưởng, có ngờ đâu Thanh Bách và Thanh Trà đều lần lượt gục trước, ngay cả anh cũng lâng lâng nhìn một thành ba mà đứa em rể này vẫn còn tỉnh táo sai bảo đứa hầu đưa họ về phòng. Đúng là trộm gà không được còn mất nắm thóc!
Nghĩ vậy, Thanh Tùng không khỏi cảm thán rằng: "Không ngờ em rể uống tốt như vậy, đêm qua cũng nhờ em..."
"Đêm qua em say đến không biết trời trăng mây gió gì cả, mong anh vợ đừng chê cười!" Cậu ba vội vàng chen ngang cướp lời nói trước, sau đó khẽ hắng giọng, cố tình xoa cổ phơi này vết răng hằn sâu trên da thịt, hơi nghiêng phần mặt xanh tím ra trước mặt mọi người, đáng thương nói: "Từ rày chắc em bỏ rượu, vợ em không thích em chè chén quá đà."1
Ánh mắt tỉnh trưởng và Thanh Tùng đảo qua hai người họ, vẻ mặt phức tạp nói không nên lời, sau đó không đá động gì tới chuyện tối qua nữa.
Dù sao cũng là út cưng nhà mình hành hung người ta. Âm thầm bênh vực trong lòng được rồi, cuộc sống có những chuyện không nên vạch trần, càng vạch càng xấu hổ mà thôi!
Thanh Tùng thở dài một hơi, quay lại chuyện chính: "Nghe nói hôm qua ông Đạt dẫn theo một cậu trai trẻ trở về, nói là con riêng của ông Vĩnh. Trong nhà lại ít con cháu, không thể để giọt máu của nhà họ Phạm lưu lạc vất vả bên ngoài bèn dắt về đoàn tụ với dòng họ gia đình. Vợ ông Vĩnh vừa nghe liền ầm ĩ đòi sống đòi chết, cuối cùng thì người được đưa vào trạm xá lại là ông Vĩnh."
Ba Hưởng gật đầu, tiếp lời: "Trên danh nghĩa ông Vĩnh chỉ có một đứa con là Phạm Sáng. Lần này lại thêm một thằng con trai tìm đến tận nhà, bà Hạnh không quát nổ lỗ tai ông ta mới là lạ đó. E là lần này phát bệnh là giả, chạy vào bệnh viện tránh bão mới là thật."
Bà Hạnh là vợ ông Vĩnh, mẹ của cậu Sáng. Bởi vì thân phận tiểu thơ đài các của mình mà bà cấm ông Vĩnh tuyệt đối không được cưới thêm bà hai bà ba, ngay cả con riêng cũng không được phép mang họ chồng, không được phép bén mảng đến gần nhà bọn họ. Chỉ là nhân gian có câu nói vui thế này:
Rượu nào là rượu chẳng nồng
Trai nào chẳng khoái Lan, Hồng, Cúc, Mai.
Không thể cưới về sống chung một nhà thì ông mua nhà bên ngoài cho họ ở. Những lúc đi mần ăn xa ở đâu đó thì y như rằng sẽ nhiều thêm một căn nhà, thỉnh thoảng thì ghé lại hai ba hôm. Bà Hạnh dù biết cũng chẳng quản được, bà vừa đánh đuổi được người này thì ông Vĩnh lại lăm le sang người khác, bởi ông nào có thật lòng thương mến ai đâu, đối với ông đó chỉ là những cuộc vui có thể thay đổi bất cứ lúc nào.
Tỉnh trưởng nghe thế cười mỉa, nói: “Cái thằng đó già đầu mà không nên nết, đụng chuyện chỉ biết trốn tránh. Trách sau ngày xưa má tụi bây vừa nghe gã muốn hỏi cưới liền lừa ba ăn cơm trước kẻng.” Nói đoạn ông lại thở dài, cảm thán: “Phận trai mười hai bến nước, cũng may cái bến này trong chứ không đục.”
Nói xấu người đã khuất hình như không ổn lắm thì phải. Nhưng mọi người ở đây ai cũng ngầm hiểu, tỉnh trưởng là đang nhớ người vợ quá cố của mình.
Cậu hai Thanh Tùng khéo léo né qua vấn đề này, nói tiếp: “Chỉ e lần này ổng trốn không thoát. Nghe đâu đứa nhỏ mới về kia cũng đã mười tám tuổi rồi, truy ra là họ hàng dây mơ rể má gì đó với nhà mẹ đẻ ông Đạt đấy. Chuyện này muốn yên cũng khó.”
Tỉnh trưởng lại chậc lưỡi mấy tiếng, nói: “Thằng già đó chơi vui đến mức lú lẫn luôn rồi à, dạng người nào cũng dám thả câu? Ha ha, lần này thì tốt quá rồi, tự chìa mặt già ra cho thằng em nó vả!”
Ai ai cũng biết phú ông Lê Dư, tỉnh trưởng Trần Minh và đại gia Phạm Vĩnh thuở xưa học cùng trường cùng lớp, là ba cậu ấm nổi tiếng xa gần khiến bao cô gái thầm thương trộm nhớ. Sau này mỗi người đều có hướng đi riêng, khi nhắc về nhau đều dùng lời lẽ cay độc, nhưng thật chất quan hệ giữa ba người họ không tệ.
Bạn già ngồi nói móc nhau, những người trẻ tuổi chỉ biết lắng nghe, không dám quá phận nói chêm vào.
Cậu ba Hưởng cân nhắc một lúc, chợt lên tiếng: “Con nghĩ nhà đại gia Vĩnh nổi gió lớn rồi. Tài sản phân chia kèm theo những hệ luỵ rất lớn, bao gồm những việc làm ăn buôn bán, kết bè kết phái...”
Thanh Tùng gật đầu, anh cũng đã nghĩ tới chuyện này, tiếp lời: “Ông Vĩnh và nhà ta như hai cán cân cân bằng duy trì trật tự tỉnh Giang, nếu lần này bên nhà đó tan đàn xẻ nghé, chỉ sợ chúng ta cũng bị liên luỵ theo.”
Tỉnh Giang hai nhà Trần - Phạm đứng đầu. Một bên là quan, một bên là dân, bề ngoài nhìn như chẳng qua lại cùng nhau, nhưng người sáng suốt đều nhìn ra được hai nhà này đứng cùng một phe. Đó là lí do các nhà quyền quý khác trong tỉnh Giang đều rất an phận, không dám càn quấy chống phá.
Điều đáng nói là nếu ông Vĩnh buông quyền, thì người thừa kế tiếp theo dù là Phạm Sáng hay đứa con riêng mới tới liệu có còn chung một lòng với họ hay không! Chỉ sợ các nhà quyền quý tỉnh Giang sẽ nhân cơ hội này vùng lên tìm một chỗ đứng cho riêng mình.
Tỉnh trưởng ngồi nghe con trai và con rể tính chuyện đường xa, uống cạn ly trà trong tay, nói: “Có gì mà lo. Ngày xưa thầy bói nói thằng già đó sống dai lắm, trả xong hết nợ đời rồi mới ngủm được. Nhà đó không nát nổi đâu, cùng lắm thì bung tường tốc nóc chút thôi.”
Trúc ở bên cạnh ăn bánh uống trà, nghe cánh đàn ông bàn chuyện chính. Cô cảm thấy ba chồng và ba ruột mình không hổ là bạn thâm giao, cái nết nói chuyện giống nhau như đúc, chẳng nhẽ đại gia Vĩnh cũng là cái đức hạnh này hay sao?
Dù sao thì nồi nào úp vung nấy, cả đám chơi chung với nhau thì cũng phải có gì đó hao hao nhau thôi!
Ông không biết con gái cưng đang nghĩ xấu về mình, chỉ dặn dò thêm: “Thằng Tùng chuẩn bị quà cáp đi thăm bệnh, cũng dắt vợ chồng con út theo luôn đi. Bên đó giờ chắc náo nhiệt lắm, sẽ có rất nhiều nhà khác đến nghe ngóng tin tức, con cũng đi coi thử tình hình thế nào rồi tính tiếp.”
Thanh Tùng gật đầu đáp lời, đang định đứng dậy đi chuẩn bị thì trông thấy chú Bảy từ bên ngoài đi vào, giọng nói không lớn không nhỏ nói với tỉnh trưởng: “Cậu Bách đánh nhau với người ta ngoài phố, bây giờ đang ở trạm xá.”
Trúc chớp mắt mấy cái, câu ngón út khẽ đào lỗ tai mình. Cô cảm thấy lời thoại này sao nghe quen thế.
Trong nhà này thường xuyên đánh nhau với người ta trước nay đều là cậu tư Thanh Trà, vì thế tỉnh trưởng không khỏi hỏi lại: “Ông không nói lộn tên đó chứ? Là thằng nào đánh nhau, thằng ba hay thằng tư?”
Chú Bảy nói chậm rãi, nhấn mạnh từng chữ một: “Là cậu ba Thanh Bách đánh nhau với người ta ở ngoài phố. Hiện tại đang ở trạm xá!”
Tỉnh trưởng “À” một tiếng, gật đầu nói: “Đánh một mình à? Khôn khéo bao năm sau lại ngu bất chợt vậy! Đợi thằng tư về chú bảo nó dạy thằng ba mấy chiêu đánh đấm, đánh không lại thì dạy nó gọi thêm người, tuyệt đối không được đánh thua!”
Câu này cũng nghe thật quen tai! Trúc đỡ trán thở dài, thế giới làm sao á! Thật khó hiểu.
Vừa khéo bọn họ cũng định đến trạm xá thăm bệnh, bây giờ sẵn tiện đi đón người nhà luôn. Trúc thật tò mò không biết kẻ nào dám không nể mặt mà ra tay đánh nhau với con trai tỉnh trưởng thế kia.