• ĐỔI TÊN MIỀN VIETWRITER.PRO SANG vietwriter.co TỪ NGÀY 18/11

Full Hồ Lô Máu Và Pho Tượng Đại Hắc Thiên (1 Viewer)

Vietwriter OTP

๖ۣۜNora♀Nancy♕
Staff member
Moderator
Ảnh bìa
Tác giả
牛南小编剧
Thể loại
  1. Truyện Ma
  2. Đô Thị
  3. Linh Dị
Tình trạng
Hoàn thành
Số chương
3P
Nguồn
Người dịch: Công Tử Đừng Đợi Nữa - 公子别等了
Lượt đọc
8,907
Cập nhật
Đây là chuyện mà anh Phương, một người bạn chơi đồ cổ ở Bắc Kinh của tôi đã từng trải qua. Anh Phương nói, lúc gia đình anh ấy bán đồ cổ từng gặp phải một pho tượng Phật mặt đen vô cùng đáng sợ.

Lý do tôi quen anh Phương là bởi vì một chiếc bình hồ lô nhỏ, tôi đã mua nó trên chỗ cầu vượt gần ga tàu điện ngầm với giá 10 tệ.

Bình hồ lô chỉ lớn bằng nửa bàn tay người, vỏ ngoài là loại rất tốt, màu sắc chuẩn, đầu bình lớn, có phần bệ vệ, tôi nhìn ra được chiếc bình này trước đây đã từng qua sửa chữa.

Người bán chiếc bình này là một thanh niên trẻ tuổi, họ Phương, tạm thời gọi là anh Phương đi. Anh Phương trông có vẻ không lớn hơn tôi bao nhiêu, nhưng từ trong ra ngoài đều toát lên vẻ già dặn, trải đời. Anh ấy sinh ra ở Bắc Kinh, quê ở Hà Bắc. Anh Phương nói nhà anh ba đời đều chơi đồ cổ, hồi ông nội anh còn sống, đã từng có hai cửa tiệm ở Phan gia viên.

Đối với đồ cổ mà nói, mỗi người đều thích những món đồ không giống nhau, mục đích cũng khác nhau. Nhưng anh Phương lại giống ông nội mình, anh rất thích thú với những pho tượng Phật, bất kể là bằng đồng, sắt, ngọc hay đá, thậm chí là gỗ, mã não, chỉ cần là tượng Phật, anh ấy đều sẽ rất để ý. Trước đây khi trong nhà còn chút tài sản, cũng đã thu được không ít món hàng tốt.

Đến đời của cha anh Phương, ông ấy rất thích sưu tầm đồ cổ, đặc biệt là những món đồ được lấy từ dưới lòng đất lên.

Anh ấy làm một động tác đào đất, sau đó nhướng mày nhìn tôi, ý tứ không thể rõ ràng hơn, đó là đào mộ người chết để lấy trộm đồ bồi táng. Những năm gần đây tiểu thuyết đạo mộ trở nên rất hot, nhiều người trẻ bị ảnh hưởng của tiểu thuyết đều thích đến các chợ đồ cổ để săn hàng, mở miệng khép miệng đều là “minh khí”, anh Phương nói đến điều này, cứ luôn xua tay, sau đó nói vớ vẩn.

(*Minh khí là vật chôn theo người chết trong huyệt, với mục đích để người chết dùng khi ở cõi âm.)

Cha anh Phương đào mộ không được bao lâu thì dừng, tôi bèn hỏi: “Ông ấy nghĩ thông rồi sao?”

Anh Phương lắc đầu nói: “Không phải, là do đồ ở dưới đất không phải là thứ minh bạch gì, nhà nước không nhận, hơn nữa, đồ của người chết, cậu biết lấy nó sẽ gặp quả báo gì không?” Anh ấy nói cha mình kiếm được một mớ liền mau chóng dừng tay. Về điểm này, anh quả thực có chút khâm phục ông lão nhà mình, phải biết rằng con người ta chết đều bởi một chữ tham, biết đủ mà dừng mới thật sự là người có bản lĩnh.

Về sau ông ấy bị trúng gió, nửa người không cử động được nữa, cho nên đã về quê dưỡng bệnh rồi.

Lúc anh Phương tiếp quản lại chuyện buôn bán của gia đình, anh ấy chỉ vừa mới tốt nghiệp cấp 3, không muốn học lên đại học nữa, đang lúc đau đầu tìm việc, cha anh liền đem mấy cửa tiệm của gia đình giao lại cho anh ấy, sau đó hai vợ chồng già về quê sống nhàn nhã qua ngày.

Anh Phương vốn không phải là một người chuyên kinh doanh, lúc mới đầu không biết làm thế nào để tìm mối làm ăn, anh ấy đã đem mớ bảo vật mà ông nội và cha mình sưu tầm được sắp xếp lại một chút, sau đó vừa thu thập đồ đạc vừa tiện tay bán ra bên ngoài.

Tục ngữ nói, không ai giàu quá ba đời. Câu nói này dùng để nói anh Phương thì quả thật không thể thích hợp hơn được nữa.

Bạn thử nghĩ xem, một người mới 18, 19 tuổi, tính ra cũng vẫn được xem như là trẻ con, lấy đâu ra nhiều tâm tư làm ăn kinh doanh chứ? Tiếp quản cửa hàng chưa tới hai năm, những đồ vật trong tay anh Phương đều bị bán ra ngoài gần hết, mới đầu còn kiếm được một ít, sau đó thì thật sự không ổn nữa rồi, gặp phải không ít tên lừa gạt, 80% những món đồ tốt đều bị lừa mất cả.

Cuối cùng trong nhà chỉ còn lại pho tượng Phật cao ba thước ba của ông nội và mấy cái bát sứ men xanh mà cha anh sưu tầm được hồi còn trẻ.

Chuyện phá sản, dĩ nhiên anh Phương không dám nói lại với ông cụ ở nhà. Trước đây lúc có tiền, mỗi lần lễ tết về quê cũng xem như là “áo gầm về làng”, quà cáp túi lớn túi nhỏ đầy tay. Hai năm trở lại đây, đồ mang về nhà càng lúc càng kém chất lượng, ông cụ ở nhà cũng là người từng trải, đôi mắt nhìn thấu hồng trần, liếc một cái liền biết nhất định có vấn đề, bèn hỏi anh Phương có phải chuyện làm ăn gặp khó khăn gì rồi không?

Anh Phương nói dối rằng rất tốt, chuyện làm ăn ở cửa hàng vẫn ổn. Nhưng giấy làm sao gói được lửa, không biết ông cụ nghe được tin tức từ đâu, nói cửa hàng trong nhà đều bị lụn bại trong tay anh Phương cả rồi, khiến cho ông ấy một lúc nóng giận, bệnh tai biến tái phát, từ đó không bao giờ ngồi dậy được nữa.

Anh Phương nói với tôi, sau đó anh ấy bày một sạp hàng ở vỉa hè, cuộc sống như này cũng không tệ, rất hợp với anh ấy, hôm nào may mắn thì cũng kiếm được một ít tiền lời.

Hôm đó, anh Phương buôn bán không tệ, nói với tôi được vài câu là lại có khách tới, tranh thủ lúc rảnh, anh nói với tôi: “Có thời gian cứ đến đây tán gẫu với tôi, mấy ngày này tôi đều ở đây.”

Tôi mang bình hồ lô về nhà nhưng lại chẳng động vào nó mấy lần. Một là vừa mới chơi không biết cách cầm, trong một lúc lờ mờ còn lấy tay chà xát mấy cái vào bình, cũng không đeo găng tay, khiến lòng bàn tay nổi đỏ. Hai là, tôi cũng không có nhiều thời gian rảnh, ban ngày đi làm bận tối mặt tối mũi, tối đến tăng ca xong về nhà, các quầy hàng trên cầu vượt đã dọn hết cả rồi, về nhà nằm lên giường chỉ muốn ngủ, không có thời gian làm gì nữa.

Cứ thế gần cả một tuần, tôi cũng không có thời gian ra ngoài. Sắp đến cuối tuần thì tôi đổ bệnh, cộng thêm hai ngày đó trời cứ mưa dầm dề, trong người tôi cũng vì vậy mà cứ khó chịu suốt, cuối cùng tôi dứt khoát xin nghỉ thêm một ngày.

May là hôm đó thời tiết trong lành vô cùng, tôi cũng thấy khoan khoái trong người, thế là vừa cầm bình hồ lô trong tay vừa mở cửa đi ra ngoài.

Tôi đi dạo quanh khu mình ở, đi tới đi lui cũng chỉ có mấy chỗ. Dạo một vòng quanh mấy khu trung tâm thương mại, cuối cùng lại trở về chỗ cầu vượt, vừa hay, anh ấy cũng đang ở đó.

Nhìn thấy tôi, anh Phương có vẻ hơi giật mình, lát sau mới nói: “Cậu còn quay lại à, tôi cứ tưởng rằng cậu chê cửa hàng thấp bé này của tôi chứ.”

Kế đến lại thấy tôi cầm bình hồ lô trong tay, anh Phương liền nói: “Cậu cầm vậy không đúng rồi, trong lòng bàn tay có mồ hôi, sẽ ảnh hưởng đến lớp vỏ bình, thời gian lâu dài sẽ khiến nó chuyển sang màu đen, cậu đợi đến khi tay không còn mồ hôi hẳn cầm nó.”

Tôi nói: “Tôi đang bệnh, cơ thể khá yếu, cũng hết cách.”

Anh Phương kéo tôi vào ngồi bên trong quầy hàng, đưa cái ghế mà anh ấy đang ngồi cho tôi, sau đó nói: “Cậu ngồi đi, tôi ngồi cả buổi chiều rồi, vừa hay muốn đứng lên một lúc.”

Tôi nghe vậy cũng ngồi xuống, có mấy người đến muốn mua hồ lô còn tưởng nhầm tôi là ông chủ, hỏi tôi giá cả thế nào.

Nhân lúc không có khách tôi bèn hỏi anh Phương: “Sao anh không bán thêm thứ khác, mà chỉ bán mỗi hồ lô thế?”

Anh ấy cầm một chiếc bình hồ lô lên rồi nói: “Tôi chỉ thích hồ lô thôi, những thứ khác không lọt được vào mắt tôi.”

Tôi không hiểu nên đã gặng hỏi anh ấy lí do. Im lặng một lúc, anh Phương mới chậm rãi kể cho tôi nghe một câu chuyện, chuyện xảy ra khi anh ấy còn học tiểu học.

Có lẽ lúc đó là vào khoảng những năm 90, cụ thể chắc là năm 98, 99 gì đó. Lúc đó ông nội anh Phương vẫn còn sống, ông còn có cửa hàng ở Phan Gia Viên nữa. Người đời thường nói: “Sông dài mười dặm chảy về Phan Gia Viên, lặn sâu dưới đáy tìm bảo vật.” Hết thảy mọi người đều biết nơi đây nổi tiếng về đồ cổ thế nào.

Nói ra thì anh Phương chính là đứa trẻ ngửi mùi đồ cổ mà lớn lên, cả người anh ấy đều toát ra một vẻ rất thần bí.

Mùa hè năm đó, khắp nơi lũ lụt kéo về, tivi liên tục phát tin tức về việc chống lũ và cứu hộ khẩn cấp. Hôm ấy anh Phương đang phụ giúp trong cửa hàng của ông nội, sau đó ông cụ có việc phải ra ngoài, một mình anh ngồi làm bài tập, lúc này bỗng có một ông lão gầy gò bước vào trong cửa hàng.

Ông lão trông có vẻ còn lớn tuổi hơn ông nội của anh, da mặt nhăn nhúm hệt như vỏ của một quả hạch đào. Có điều tóc ông ấy đen bóng, không hề giống với tóc của một người già.

Ông lão đi quanh sờ vào đồ vật trong cửa hàng một lượt, giống như đang muốn tìm thứ gì đó, cuối cùng đi đến trước quầy thanh toán, không nói câu nào chỉ nhìn chằm chằm vào pho tượng Phật đang đặt trên hương án phía sau quầy.

Trong lòng anh Phương cảm thấy rất lạ, ông lão này từ lúc bước vào đây tới giờ ít nhất cũng đã nửa tiếng đồng hồ rồi, vậy mà một câu cũng chẳng nói, không biết là muốn làm trò quái quỷ gì nữa, lẽ nào thật sự muốn lấy cắp pho tượng của ông nội sao?

Ở chợ đồ cổ thường hay gặp những nhân vật tiện tay chôm đồ thế này, thấy được món đồ mình thích nhưng không đủ tiền trả, chỉ có thể dùng thủ đoạn để chôm mất.

Lúc đó anh Phương còn rất nhỏ, cửa tiệm lại không có người lớn, trong lòng không tránh khỏi lo sợ, lỡ như gặp phải một kẻ máu lạnh ngay cả đứa trẻ cũng không nương tay thì toi đời.

Đang lúc anh Phương còn ngồi đoán già đoán non, ông lão đó đột nhiên lên tiếng.

“Ông chủ nhỏ, xin hỏi pho tượng Phật này của nhà cậu giá thế nào?”

Nói rồi, ông ta chỉ tay vào pho tượng Phật bằng vàng đồng trên hương án phía sau lưng anh Phương, nhìn anh cười híp mắt.

Anh Phương lắc đầu nói: “Đây là tượng Phật ông nội cháu để thờ, không bán.”

Ông lão xoè năm ngón tay ra nói: “Ta trả giá thế này cậu thấy thế nào?”

Anh Phương lại lắc đầu nói: “Cho dù ông có trả thành mười cũng không bán, nếu bán ông nội quay về sẽ đánh cháu chết mất.”

Ông lão lại gật đầu cười, nói: “Vậy ta ở đây đợi, đợi ông nội cậu quay về, ông ấy mà về thì không còn giá này nữa.”

Lúc đó anh Phương làm sao biết được năm ngón tay có giá là bao nhiêu. Bây giờ khi kể lại với tôi, anh ấy vẫn cảm thấy hối hận không thôi, nếu biết ông lão ấy trả đến 500 ngàn tệ thì ông cụ ở nhà có nói gì anh cũng bán.

Tôi không nhịn được cười, nói: “Anh không sợ ông nội nổi cơn lôi đình đánh chết anh à?”

Anh Phương thở dài nói: “Tôi thà bị ông nội đánh cũng còn đỡ hơn để mọi chuyện phải kết thúc một cách tồi tệ. Bởi vì ông lão đó, cuối cùng đã lấy ra một thứ để đổi với chúng tôi, cái thứ đó….ầy....”
 
Advertisement

Danh sách chương

  • Loading...

Bình luận facebook

Bạn đã đọc chưa

Phàm Nữ Tiên Hồ Lô
  • Đông Thiên Liễu Diệp
Chương 661
Giang Hồ Tiểu Hương Phong
  • Nhất Độ Quân Hoa
Chương 50...
Hồ Ly Và Thợ Săn
  • Mộng Tiêu Nhị
Chương 50...
[Zhihu] DIỄN KĨ LƯU HỒ YÊU
  • Kim Thiên Dã Thị Kiều Hạnh Vận
Phần IV END

Users who are viewing this thread

Back
Top Bottom