Đông Đông
Tác giả VW
-
1. Lần đầu chia sẻ về "Rối loạn lưỡng cực"
Lần đầu chia sẻ về “rối loạn lưỡng cực”...
Đầu tiên, xin đừng coi tôi, chúng tôi như những kẻ “khác biệt”. Tiếp đó, phải tự mình thừa nhận rằng đây là một loại “bệnh” và bản thân thì đã mắc một căn bệnh nào đó không dễ dàng và phải đối mặt thì càng khó khăn gấp bội.
Những câu hỏi mơ hồ như: “Căn bệnh này xuất phát từ đâu?”, “Tại sao lại mắc chứng bệnh này”... Tôi, chúng tôi không biết... Đó là lí do chúng tôi vẫn luôn mắc kẹt ở đây.
Tôi thậm trí không biết chính xác mình đã phát bệnh vào lúc nào, sẽ phát bệnh vào lúc nào, khi nào bản thân kiềm chế được hoặc không. Lặp lại mỗi ngày bằng việc thức dậy trong mệt mỏi, phải ghi nhớ giờ giấc uống thuốc, cố gắng trấn an chính mình, lạc quan nhìn về phía trước. Không còn cách nào tốt đẹp hơn ngoài đón chào và chấp nhận nó trở thành một phần của cuộc sống.
Những ngày đầu tiên, những lần gặp bác sĩ tâm lí, đó không phải trải nghiệm. Tôi xuất hiện trên hàng ghế chờ của bệnh viện giống như đang cố gắng đi tìm thứ gì đó an toàn, tìm một ai đó để được thấu hiểu. Tôi tha thiết mong họ, “ai đó” có thể thay mình nói ra những suy nghĩ trong đầu. Vì trong từng thời khắc, tôi có tá suy nghĩ, suy tưởng, luẩn quẩn và bủa vây. Nhưng không có cách nào diễn đạt, bày tỏ với bất cứ ai...
Cảm giác lơ lửng giữa vui và buồn, mệt mỏi và bất an tưởng trừng có thể đánh gục tôi bất cứ lúc nào. Tôi thường vẽ những “con sóng” để kiềm chế cơn giận, tôi thường tự đặt tay lên xoa vai mình để giảm bớt căng thẳng. Tất cả những gì có thể làm để bảo vệ bản thân khỏi căn bệnh này, thậm trí là những hành động vô nghĩa. Chỉ vì, tôi...cần cảm giác an toàn...
Những người như chúng tôi, “rối loạn lưỡng cực” không mang ý thức hay tiềm thức đi mất. Chúng tôi vẫn có một cuộc sống bình thường, sẽ không bỗng nhiên “phát điên” hay mất kiểm soát, chúng tôi không phải những kẻ mất hồn hay thần trí. Tạm gọi rằng chứng bệnh này như một loại khiếm khuyết...
Trải qua nó có đau đớn hay không? Không, chẳng có đau đớn nào. Nhưng có 100% chán chường và gấp đôi bất lực. Cái gọi là “biết bản thân có bệnh nhưng không thể chữa khỏi”, đây là gánh nặng tâm lí nặng hơn cả chuyện phải tiếp nhân mình cũng là một bệnh nhân mắc chứng rối loạn tâm thần.
“Tâm thần”, từng tồn tại trong ý nghĩ của tôi như một cái gì đó rất đáng sợ hãi, nhưng cho đến khi tôi bắt gặp chính mình trong cái khái niệm rộng lớn ấy. Mới thấy rằng, sợ hãi thật ra không hề gì, đó là phản ứng thông thường của những người bình thường. Tôi thì bình thản, chấp nhận....
Mỗi ngày sau khi tỉnh giấc, tôi không vươn vai đón bình minh, không nấu nướng một bữa sáng thịnh soạn, không quan tâm điện thoại rốt cuộc nằm ở góc nào. Tôi bận, bận tự kiểm tra xem bản thân có ổn hay không, tâm trạng đang như thế nào…
Tôi nghi ngờ mình bị bệnh, tìm hiểu về nó, tự nhìn lại mình, chẩn đoán và kết luận sống cùng nó. Nhanh đến nỗi tôi không hay biết cuộc đời mình từ đó phải bước sang một trang mới một cách miễn cưỡng.
Cho đến khi bạn phát hiện mình của ngày hôm qua và ngày hôm nay không còn là hai người giống nhau nhưng ngay cả việc rốt cuộc bản thân đã thay đổi điều gì cũng không tìm ra được. Cảm giác đó giống như việc tôi co người dưới cái hố nào sâu lắm, đen tối lắm, mặc một bản thân “khác” đang chật vật trên hiện tại.
Có những lần nghĩ về nó, bản thân tôi hoàn toàn không có cách nào thoát ra nổi. Cuộc sống dần mông lung khi mỗi ngày bị cảm giác bất lực và mỏi mệt cuốn chặt, siết lấy trong ấy từng cái yếu đuối của tôi…
Rốt cuộc cái gọi là “rối loạn lưỡng cực” có thoát ra được không?
Tôi…là bệnh nhân. Rốt cuộc cái gọi là “rối loạn lưỡng cực” có thoát ra được không? Bác sĩ mỗi lần nhìn tôi sẽ nói lạc quan lên, nhất định phải yêu đời, nói chỉ cần vượt qua mọi chuyện sẽ ổn…
Nhưng đó là ngày nào… Làm thế nào để co thể vượt qua…
Bạn có hiểu cảm giác sợ mùi thuốc đến phát điên không? Tưởng chừng chướng ngại đó là một loại cảm giác tâm lí rất khó chữa khỏi. Nhưng không, cho đến khi bạn gặp phải một chướng ngại to lớn hơn thì điều ấy không còn đáng sợ nữa. Đã có những lúc tôi quên mất rằng bản thân mình cũng là một người bình thường, trở nên chai lì với cái đắng và mùi ngai ngái của thuốc kháng sinh. Tôi chỉ biết những thứ ấy đang duy trì tôi và ý trí. Để được tỉnh táo, được yên giấc, được ổn định… Lâu rồi, việc uống thuốc trở nên đều đặn, đều đặn như việc con người ta phải ăn cơm và uống nước để sống.
Tôi hoàn toàn không có khả năng tìm ra gốc rễ của “rối loạn lưỡng cực” trên người mình, từng phát điên lên vì không biết chỗ nào trên cơ thể có vấn đề. Mầm bệnh đó rất khó diễn tả, giống như một con virus kí sinh đáng sợ, buồn hoặc vui đều bị phụ thuộc. Tôi phải liên tục tự nhận thức cảm xúc của chính mình, luôn sợ hãi khi nào sẽ mất kiềm chế. Có vô vàn suy nghĩ ám ảnh, chúng tồn tại trong tôi dai dẳng làm con người ta day dứt không buông. Hãy tưởng tượng thế này, bạn đưa cho chúng tôi một trái bong bóng, những kẻ bị “rối loạn lưỡng cực” sẽ mắc ở đó, chăm chú nhìn nó, suy tưởng về việc khi nào quả bong bóng ấy vỡ tan, khi nào trái tim họ bình ổn trở lại.
Tôi sợ đám đông. Sợ trong sự náo nhiệt xung quanh bỏ quên tôi, mơ hồ không rõ trong đám đông bủa vây lối ra của tôi rốt cuộc đang ở đâu. Tôi từng tự nhìn vào mắt mình rất lâu trong gương, nhìn nhận sự nháo nhác lo sợ trong đó. Mệt mỏi muốn vỡ tung ra…
Bóng tối, với những người mắc “rối loạn lưỡng cực” không đơn giản chỉ là một danh từ. Phần không gian che lấp ánh sáng chôn vùi rất nhiều thứ, vô tình quơ tay…tôi tìm được cả tiềm thức mình trong ấy.
Tôi khi ngồi xuống kể về “rối loạn lưỡng cực”, không đổi lại được lòng tin nào. Họ nhìn tôi, nghe về nó, tò mò như một chủ đề mới mẻ. Họ không dành cho tôi đồng cảm, không chấp nhận những sự thật xung quanh tôi, không cho rằng khổ sở có thể tự nhiên mà đến. Cái bóng tâm lí lớn nhất mà tôi, chúng tôi phải vượt qua chính là theo cách ấy. Theo cái cách mải miết đi tìm sự “tin” của nhiều người. Tôi luôn có một nỗi sợ, sợ tất cả những người xung quanh sẽ nhìn nhận bản thân mình là một kẻ “bất bình thường”, sợ hãi việc họ quay lưng và xa lánh. Tôi muốn vẽ cuộc sống hiện tại của mình cho họ, còn họ lại luôn mải miết muốn thay tôi tô màu…
Kể từ khi mắc căn bệnh này, tôi bắt đầu cân đo áp lực của mình mỗi ngày, đè nén và kiềm chế tâm trạng hàng giờ. Tôi không ngăn mình mệt mỏi nữa, không ngăn bản thân khóc lóc nữa, không ngừng đối mặt. Mỗi ngày đều hi vọng, kì vọng thật nhiều. Hi vọng bản thân còn có thể chống chịu, kì vọng ngày mai chán chường qua đi, tôi ổn, chúng tôi ổn…
Suy tưởng về sự lạc quan là một thử thách, “hưng” và “trầm” cũng là một loại thử thách. Tôi không chắc chắn về sự vượt qua hay khá lên, tôi không có khả năng truyền cảm hứng về đi cùng bệnh lí cho nhiều người. Nhưng tôi cũng đang đi qua, đang tự mình thử thách…
Nếu đã không thể thay đổi thực tại, hãy nhìn nhận. Bất kì khởi đầu nào cũng khó khăn theo cách riêng của nó. “Rối loạn lưỡng cực” là một căn bệnh cũng là một thực tại. Tôi làm quen, dừng lại ở thực tại ấy, còn thực tại nhất định sẽ tốt lên!
Đầu tiên, xin đừng coi tôi, chúng tôi như những kẻ “khác biệt”. Tiếp đó, phải tự mình thừa nhận rằng đây là một loại “bệnh” và bản thân thì đã mắc một căn bệnh nào đó không dễ dàng và phải đối mặt thì càng khó khăn gấp bội.
Những câu hỏi mơ hồ như: “Căn bệnh này xuất phát từ đâu?”, “Tại sao lại mắc chứng bệnh này”... Tôi, chúng tôi không biết... Đó là lí do chúng tôi vẫn luôn mắc kẹt ở đây.
Tôi thậm trí không biết chính xác mình đã phát bệnh vào lúc nào, sẽ phát bệnh vào lúc nào, khi nào bản thân kiềm chế được hoặc không. Lặp lại mỗi ngày bằng việc thức dậy trong mệt mỏi, phải ghi nhớ giờ giấc uống thuốc, cố gắng trấn an chính mình, lạc quan nhìn về phía trước. Không còn cách nào tốt đẹp hơn ngoài đón chào và chấp nhận nó trở thành một phần của cuộc sống.
Những ngày đầu tiên, những lần gặp bác sĩ tâm lí, đó không phải trải nghiệm. Tôi xuất hiện trên hàng ghế chờ của bệnh viện giống như đang cố gắng đi tìm thứ gì đó an toàn, tìm một ai đó để được thấu hiểu. Tôi tha thiết mong họ, “ai đó” có thể thay mình nói ra những suy nghĩ trong đầu. Vì trong từng thời khắc, tôi có tá suy nghĩ, suy tưởng, luẩn quẩn và bủa vây. Nhưng không có cách nào diễn đạt, bày tỏ với bất cứ ai...
Cảm giác lơ lửng giữa vui và buồn, mệt mỏi và bất an tưởng trừng có thể đánh gục tôi bất cứ lúc nào. Tôi thường vẽ những “con sóng” để kiềm chế cơn giận, tôi thường tự đặt tay lên xoa vai mình để giảm bớt căng thẳng. Tất cả những gì có thể làm để bảo vệ bản thân khỏi căn bệnh này, thậm trí là những hành động vô nghĩa. Chỉ vì, tôi...cần cảm giác an toàn...
Những người như chúng tôi, “rối loạn lưỡng cực” không mang ý thức hay tiềm thức đi mất. Chúng tôi vẫn có một cuộc sống bình thường, sẽ không bỗng nhiên “phát điên” hay mất kiểm soát, chúng tôi không phải những kẻ mất hồn hay thần trí. Tạm gọi rằng chứng bệnh này như một loại khiếm khuyết...
Trải qua nó có đau đớn hay không? Không, chẳng có đau đớn nào. Nhưng có 100% chán chường và gấp đôi bất lực. Cái gọi là “biết bản thân có bệnh nhưng không thể chữa khỏi”, đây là gánh nặng tâm lí nặng hơn cả chuyện phải tiếp nhân mình cũng là một bệnh nhân mắc chứng rối loạn tâm thần.
“Tâm thần”, từng tồn tại trong ý nghĩ của tôi như một cái gì đó rất đáng sợ hãi, nhưng cho đến khi tôi bắt gặp chính mình trong cái khái niệm rộng lớn ấy. Mới thấy rằng, sợ hãi thật ra không hề gì, đó là phản ứng thông thường của những người bình thường. Tôi thì bình thản, chấp nhận....
Mỗi ngày sau khi tỉnh giấc, tôi không vươn vai đón bình minh, không nấu nướng một bữa sáng thịnh soạn, không quan tâm điện thoại rốt cuộc nằm ở góc nào. Tôi bận, bận tự kiểm tra xem bản thân có ổn hay không, tâm trạng đang như thế nào…
Tôi nghi ngờ mình bị bệnh, tìm hiểu về nó, tự nhìn lại mình, chẩn đoán và kết luận sống cùng nó. Nhanh đến nỗi tôi không hay biết cuộc đời mình từ đó phải bước sang một trang mới một cách miễn cưỡng.
Cho đến khi bạn phát hiện mình của ngày hôm qua và ngày hôm nay không còn là hai người giống nhau nhưng ngay cả việc rốt cuộc bản thân đã thay đổi điều gì cũng không tìm ra được. Cảm giác đó giống như việc tôi co người dưới cái hố nào sâu lắm, đen tối lắm, mặc một bản thân “khác” đang chật vật trên hiện tại.
Có những lần nghĩ về nó, bản thân tôi hoàn toàn không có cách nào thoát ra nổi. Cuộc sống dần mông lung khi mỗi ngày bị cảm giác bất lực và mỏi mệt cuốn chặt, siết lấy trong ấy từng cái yếu đuối của tôi…
Rốt cuộc cái gọi là “rối loạn lưỡng cực” có thoát ra được không?
Tôi…là bệnh nhân. Rốt cuộc cái gọi là “rối loạn lưỡng cực” có thoát ra được không? Bác sĩ mỗi lần nhìn tôi sẽ nói lạc quan lên, nhất định phải yêu đời, nói chỉ cần vượt qua mọi chuyện sẽ ổn…
Nhưng đó là ngày nào… Làm thế nào để co thể vượt qua…
Bạn có hiểu cảm giác sợ mùi thuốc đến phát điên không? Tưởng chừng chướng ngại đó là một loại cảm giác tâm lí rất khó chữa khỏi. Nhưng không, cho đến khi bạn gặp phải một chướng ngại to lớn hơn thì điều ấy không còn đáng sợ nữa. Đã có những lúc tôi quên mất rằng bản thân mình cũng là một người bình thường, trở nên chai lì với cái đắng và mùi ngai ngái của thuốc kháng sinh. Tôi chỉ biết những thứ ấy đang duy trì tôi và ý trí. Để được tỉnh táo, được yên giấc, được ổn định… Lâu rồi, việc uống thuốc trở nên đều đặn, đều đặn như việc con người ta phải ăn cơm và uống nước để sống.
Tôi hoàn toàn không có khả năng tìm ra gốc rễ của “rối loạn lưỡng cực” trên người mình, từng phát điên lên vì không biết chỗ nào trên cơ thể có vấn đề. Mầm bệnh đó rất khó diễn tả, giống như một con virus kí sinh đáng sợ, buồn hoặc vui đều bị phụ thuộc. Tôi phải liên tục tự nhận thức cảm xúc của chính mình, luôn sợ hãi khi nào sẽ mất kiềm chế. Có vô vàn suy nghĩ ám ảnh, chúng tồn tại trong tôi dai dẳng làm con người ta day dứt không buông. Hãy tưởng tượng thế này, bạn đưa cho chúng tôi một trái bong bóng, những kẻ bị “rối loạn lưỡng cực” sẽ mắc ở đó, chăm chú nhìn nó, suy tưởng về việc khi nào quả bong bóng ấy vỡ tan, khi nào trái tim họ bình ổn trở lại.
Tôi sợ đám đông. Sợ trong sự náo nhiệt xung quanh bỏ quên tôi, mơ hồ không rõ trong đám đông bủa vây lối ra của tôi rốt cuộc đang ở đâu. Tôi từng tự nhìn vào mắt mình rất lâu trong gương, nhìn nhận sự nháo nhác lo sợ trong đó. Mệt mỏi muốn vỡ tung ra…
Bóng tối, với những người mắc “rối loạn lưỡng cực” không đơn giản chỉ là một danh từ. Phần không gian che lấp ánh sáng chôn vùi rất nhiều thứ, vô tình quơ tay…tôi tìm được cả tiềm thức mình trong ấy.
Tôi khi ngồi xuống kể về “rối loạn lưỡng cực”, không đổi lại được lòng tin nào. Họ nhìn tôi, nghe về nó, tò mò như một chủ đề mới mẻ. Họ không dành cho tôi đồng cảm, không chấp nhận những sự thật xung quanh tôi, không cho rằng khổ sở có thể tự nhiên mà đến. Cái bóng tâm lí lớn nhất mà tôi, chúng tôi phải vượt qua chính là theo cách ấy. Theo cái cách mải miết đi tìm sự “tin” của nhiều người. Tôi luôn có một nỗi sợ, sợ tất cả những người xung quanh sẽ nhìn nhận bản thân mình là một kẻ “bất bình thường”, sợ hãi việc họ quay lưng và xa lánh. Tôi muốn vẽ cuộc sống hiện tại của mình cho họ, còn họ lại luôn mải miết muốn thay tôi tô màu…
Kể từ khi mắc căn bệnh này, tôi bắt đầu cân đo áp lực của mình mỗi ngày, đè nén và kiềm chế tâm trạng hàng giờ. Tôi không ngăn mình mệt mỏi nữa, không ngăn bản thân khóc lóc nữa, không ngừng đối mặt. Mỗi ngày đều hi vọng, kì vọng thật nhiều. Hi vọng bản thân còn có thể chống chịu, kì vọng ngày mai chán chường qua đi, tôi ổn, chúng tôi ổn…
Suy tưởng về sự lạc quan là một thử thách, “hưng” và “trầm” cũng là một loại thử thách. Tôi không chắc chắn về sự vượt qua hay khá lên, tôi không có khả năng truyền cảm hứng về đi cùng bệnh lí cho nhiều người. Nhưng tôi cũng đang đi qua, đang tự mình thử thách…
Nếu đã không thể thay đổi thực tại, hãy nhìn nhận. Bất kì khởi đầu nào cũng khó khăn theo cách riêng của nó. “Rối loạn lưỡng cực” là một căn bệnh cũng là một thực tại. Tôi làm quen, dừng lại ở thực tại ấy, còn thực tại nhất định sẽ tốt lên!