Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 64
Luận văn về nơtron được gửi đi vào giữa tháng 2, đến cuối tháng 3 nhận được thư tuyển dụng, cuối tháng 5 được đăng nhanh lên tạp chí. Cho tới tháng 6, có rất nhiều tập san và báo chí Trung Quốc đã đăng bản dịch của luận văn “Sự tồn tại của Nơtron”.
Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, không biết có bao nhiều thư từ trong nước, Nhật Bản hay Singapore gửi đến đại học Hương Cảng để phỏng vấn Từ Thiếu Khiêm và Lương Chương, cũng mời Từ Thiếu Khiêm đến các trường đại học để tọa đàm… Có lẽ ngay cả Âu Mỹ cũng có lời mời, nhưng do đường xá xa xôi nên thư mời chưa kịp gửi đến.
Từ Thiếu Khiêm khéo léo từ chối từng bên một, nhưng có mấy trường học ở đại lục câu kéo quan hệ, thậm chí còn nhờ cả giáo sư cũ của anh đích thân đến Hương Cảng ra mặt, có thể nói là dốc hết tâm tư muốn mời anh cho bằng được. Từ Thiếu Khiêm không tiện từ chối nên đành phải đi hai chuyến. Và chỉ hai buổi diễn thuyết đó thôi lại được rất nhiều báo chí trắng trợn trích dẫn.
Tán dương ca ngợi cũng có, nhiều nhất là nói nội trong vòng hai hoặc ba năm tới, chắc chắn giải thưởng Nobel sẽ thuộc về bài viết đó;
Mà chê bai cũng rất nhiều, trong đó có không ít người nghi ngờ liệu khả năng nghiên cứu khoa học của đại học Hương Cảng có duy trì được toàn bộ từ thí nghiệm đến tính toán không, cũng chỉ ra rất nhiều điểm khả nghi với nội dung luận văn, nhưng rồi cuối cùng tất cả cũng phải ngậm miệng trước bài luận văn thứ hai luận chứng “Sự tồn tại của nơtron” đến từ phòng thí nghiệm Cavendish.
Kẻ mạnh trong giới Vật lý trên toàn thế giới đã lên tiếng, thì làm gì có chỗ cho đám dốt nát các người phản bác?
Đối với những lời tuyên dương hay nghi ngờ và cả chỗ dựa là phòng thí nghiệm Cavendish, Từ Thiếu Khiêm không hề bày tỏ bất cứ thái độ nào.
Sau khi quay về từ đại lục, anh chỉ hỏi Sở Vọng một câu: “Bài diễn thuyết của tôi thế nào?”
Sở Vọng xảo trá đáp trả: “Bullshit. Lương Chương nói đấy là bài diễn thuyết tệ nhất mà anh ấy từng nghe.”
Từ Thiếu Khiêm cười phá lên, cũng thành khẩn thừa nhận: “Người Trung Quốc chỉ giỏi viết văn chứ không giỏi diễn thuyết. Nếu để tôi viết thư mời hiệu trưởng vạch tội Lương Chương, chắc chắn nội dung sẽ rất phong phú, câu từ hùng hồn đanh thép.”
Hễ đến mùa ẩm ướt là Lương Chương sẽ cáo bệnh ở nhà mấy hôm, đây là bệnh kín nhiều năm của anh ta. Ngoài điều đó ra, có lẽ là vì ngồi lâu một chỗ, ăn uống không có quy luật nên Lương Chương đã bị viêm cột sống. Thời gian trước còn vùi mình ở phòng thí nghiệm nghiên cứu nơtron mấy tháng liền, cột sống đau tới mức anh ta kêu cha gọi mẹ. Từ Thiếu Khiêm bèn viết một phong thư gửi về quê anh ta, để mẹ già nhéo lỗ tai lôi anh ta ngoan ngoãn về nhà châm cứu chữa bệnh.
Sau kỳ nghỉ trở lại sân trường, số sinh viên khoa Vật lý bỗng tăng lên. Mới đầu cô còn tưởng là mình gặp ảo giác, cho đến khi vào lớp Lý thuyết Nguyên tử trong học kỳ mới. Bình thường chỉ có dăm ba sinh viên, vậy mà kỳ này đột nhiên không còn ghế trống, thậm chí cuối phòng học còn đứng đầy học sinh, màu da khác biệt chiều cao bất đồng.
Về sau nghe ban quản lý nhà trường nói, tân sinh viên năm nay nhiều gấp đôi năm trước, nhất là sinh viên khoa Vật lý. Rất nhiều sinh viên đại lục không chịu nổi chi phí du học Anh Mỹ, lại không muốn đi Nhật Bản nên đều đến Hương Cảng cả, và nhiều nhất vẫn là sinh viên thực dân Anh ở các nước Đông Nam Á.
Ngoài điều ấy ra, Từ Thiếu Khiêm còn đem đến tin tốt hơn.
Một hôm nào đó, Từ Thiếu Khiêm đang ảo não về ba bản lý lịch mà phòng nghiên cứu mới nhận được. Thấy Sở Vọng đến, anh ngoắc tay gọi cô tới, “Em cũng xem thử đi.”
Sở Vọng cầm ba bản sơ yếu lý lịch lên, nhanh chóng đọc lướt qua, tim đập thình thịch – đến rồi!
Cô đã động tâm, song vẫn quyết định hỏi ý của Từ Thiếu Khiêm trước. Về mặt nào đó thì thái độ anh chọn người sẽ quyết định xem hướng nghiên cứu trong vòng hai ba năm đến của anh sẽ là Vật lý thiên văn hay Vật lý hạt nhân. Thế là Sở Vọng hỏi ngược lại: “Thầy có nhìn trúng ai không?”
Nhưng Từ Thiếu Khiêm lại hỏi ngược lại cô: “Tôi vẫn chưa xác định được nên mới muốn hỏi ý của em.”
Sở Vọng thầm gào to: Được lắm ông anh cáo già xảo quyệt, còn trả đòn với tôi à! Thế là cô mỉm cười: “Nếu là em thì em muốn tất!”
Từ Thiếu Khiêm cười bảo: “Còn nếu là tôi, tôi sẽ ưu tiên chọn người trong nước. Chỉ vì tôi hơi nghi ngờ về quốc tịch.”
Sở Vọng lại nhìn ba bản lý lịch kia.
Subrahmanyan Chandrasekhar, vốn trong năm nay, anh chàng nghiên cứu sinh ngành Vật lý người Ấn này sẽ gặp gỡ Eddington trên đường xuất phát đến Cambridge, rồi cũng tìm ra lý thuyết Giới hạn Chandrasekhar trên con thuyền từ Ấn Độ đi Anh. Nhưng bây giờ anh ta đã thay đổi ý định, nộp bản lý lịch đến Hương Cảng ở vùng Viễn Đông.
Quý cô Vương Minh Mặc, năm nay tốt nghiệp đại học nữ sinh Kim Lăng xong sẽ nhập học ngành Vật lý ở đại học Yên Kinh, thế mà bây giờ cũng nộp lý lịch đến đây.
Rồi cả Lise Meitner…
Hai người trước chỉ mới bước chân ra đời, từ nguyên nhân nào đó mà nói thì đến Hương Cảng để cầu học cũng không phải điều kỳ lạ.
Nhưng vì sao cả Lise Meitner cũng đến? Năng lực học thuật của bà có lẽ ngang với Từ Thiếu Khiêm, nhưng bàn về kinh nghiệm thì bà hơn hẳn Từ Thiếu Khiêm. Tuy bà không có cơ hội thể hiện tài năng khi ở dưới trướng của Otto Hahn, chỉ có thể coi là “phụ tá”*… Nhưng bây giờ chỉ mới là năm 1928, Hitler vẫn chưa lên nắm quyền Đế quốc Đức, bà vẫn chưa bị tước tư cách học do thân phận người Do Thái của mình, vẫn đang giảng dạy ở Berlin**.
(*Lise Meitner đã đóng góp rất lớn vào việc phát hiện ra hiện tượng phân hạch nhưng không bao giờ được nhận Giải Nobel Vật lý, thay vào đó người nhận giải Nobel Hóa học năm 1944 lại là Otto Hahn.)
(**Hai tháng sau khi Adolf Hitler được bổ nhiệm làm thủ tướng, chính phủ Đức ban hành Luật Phục hồi cơ quan Dân sự Chuyên nghiệp vào ngày 7-4-1933 buộc những công chức nhà nước có ít nhất một ông hay bà (nội hay ngoại) là người Do Thái, hoặc là đối thủ chính trị của Đảng Quốc xã phải bị bãi nhiệm ngay lập tức.)
Mà một viện nghiên cứu Vật Lý thuộc đại học Hương Cảng mới thành lập trên vùng thực dân chưa được bốn năm, nguồn vốn vẫn chưa ổn định, chẳng qua gần đây vì bài luận văn “Sự tồn tại của nơtron” mà bắt đầu có tiếng tăm, thì có thể cho bà ấy gì đây?
Một nơi để thi triển khả năng của bản thân ư?
Tuy Sở Vọng rất hy vọng có thể có nhiều người tài đến đây, nhưng đến khi bọn họ tới thật, cô lại chần chừ muốn chất vấn: “Những thứ chúng tôi có ít hơn so với chỗ cũ trước kia của dì rất nhiều, vì sao dì lại muốn đến đây?” Hoặc sẽ là, “Dì đến sớm như thế, có phải là do người nào đó chỉ dẫn không? Hahn? Hay Heisenberg?”
Từ Thiếu Khiêm nhận ra sự khác lạ ở cô, nheo mắt hỏi: “Sao thế?”
Sở Vọng lắc đầu: “Không có gì… Mọi người… đều rất được.”
Thậm chí phải nói là không thể thiếu người này được. Nếu bà ấy không có ý nghĩ bất chợt ùa đến sau bữa ăn tối vào năm 1938, thì có lẽ rất lâu rất lâu sau phản ứng phân hạch mới ra đời. Nhưng bởi vì bà vô cùng quan trọng, lại có quan hệ thân thiết với Otto Hahn, thậm chí sau này vì thân phận Do Thái của mình mà bị bắt ở Áo, nhiều lần nguy hiểm đến tính mạng, không thể không di cư lưu lạc, thế nhưng bà vẫn lấy lý do “chủ nghĩa hòa bình” để từ chối lời mời tham gia dự án Manhattan, những việc này đều là điều Sở Vọng lo lắng. Dù cô từng nghe nói đến bom chống hạt nhân của Hahn, từ chối nghiên cứu bom nguyên tử với Đức quốc xã, nhưng cũng chỉ là “nghe nói”.
Cô không muốn làm một người hẹp hòi mưu kế đa đoan, cũng không muốn lấy dạ tiểu nhân đo lòng quân tử. Có lẽ cô đã đánh giá thấp uy lực của bài viết “Sự tồn tại của nơtron”, cũng đã đánh giá thấp thực lực của phòng thí nghiệm Vật lý Hạt nhân; thậm chí sau khi kết thúc chuyện này có thể cô phải dập đầu mười nghìn lần, nói mười nghìn lần câu “xin lỗi quý bà vĩ đại, trước đây tôi đã có suy đoán ác ý về bà”, nhưng trước đó, hễ dính đến ba chữ “Đức Quốc xã” là cô lại khuếch trương sự sợ hãi về cái phản ứng dây chuyền do “ngộ nhỡ” mang đến.
“Thầy quyết định thế nào rồi?” Sở Vọng hỏi.
“Tôi muốn cả ba.” Từ Thiếu Khiêm cười nói.
“Hở?” Nhưng không phải vừa rồi anh còn hoài nghi về quốc tịch của họ à?!
“Phải thừa nhận một điều là chúng ta đang thiếu người. Lương Chương muốn có nhiều người Trung giỏi tính toán vi phân, còn tôi thay Lương Chương hoan nghênh sự tham gia của nữ giới. Hai người này có quốc tịch nước ngoài, nhưng không thể nghi ngờ năng lực học thuật của họ được. Vì sao lại không cần?”
“Cần!” Cô lấy hơi, sau đó nói: “Nhưng tạm thời vẫn có nghi vấn đúng không?”
“Đương nhiên.” Từ Thiếu Khiêm cười đáp.
“Kiểm soát nghiêm ngặt chuyện gửi thư về nước, có đúng không!”
“Thư chúng ta gửi ra nước ngoài hay đi trong nước đều có sẵn người kiểm tra nghiêm ngặt, không cần phải lo lắng về vấn đề này. Em có thể nghi ngờ kiến thức về Vật lý nguyên tử của nhân viên tình báo, nhưng phải thừa nhận, thành tựu của bọn họ trong lĩnh vực mật mã học hơn hẳn chúng ta. Nên điểm đó cũng không cần nghĩ nhiều.”
Sau khi nói chuyện với Từ Thiếu Khiêm, Sở Vọng lại rơi vào suy nghĩ khác.
Thì ra đã có nhân viên tình báo nhúng tay vào thư do phòng nghiên cứu gửi đi ư, thậm chí bao gồm cả cô?
Cô lắc đầu, không đến mức ấy chứ?
Cô thoáng nghĩ ngợi rồi hỏi: “Thầy nói, mấy nhân viên tình báo kia… là của nước nào?”
“Nước nào cũng có,” Từ Thiếu Khiêm cười khẽ, “Anh, Nhật, Xô Viết, chính phủ Nam Kinh, và cả Đông Bắc đang dựa vào Nam Kinh… Hoặc có thể cũng có các lực lượng khác nữa. Còn về việc bên nào biết nhiều hơn thì chuyện này không nằm trong phạm vi học thuật của tôi.”
***
Không chỉ ba người ở viện nghiên cứu Vật lý là có danh tiếng vang xa tại châu Âu gần đây.
Chiếm riêng một đề mục ngay trên trang nhất báo Thượng Hải là Lâm Doãn Yên.
Tin vắn viết: Lâm Doãn Yên con gái của Lâm Du – hiệu trưởng danh dự trường đại học Thượng Hải Bác Thế – đã viết tập truyện ngắn“Người mẹ của tôi”ở Paris. Cuốn tiểu thuyết sử dụng ngôn ngữ sinh hoạt đời thường, vừa vui vẻ vừa sinh động mô tả về một người phụ nữ Trung Quốc theo triều đại mới đã vượt qua rào cản trong gia đình kiểu cũ, cùng với mối tình với một du học sinh chính trị luật pháp ở Tokyo, nhưng rồi vì gia đình rối ren mà chia cắt mỗi người một nơi trong nhiều năm, không thư từ qua lại, cuối cùng gặp lại nhau ở Paris, thực là một câu chuyện khiến người ta thở dài chặc lưỡi.
Truyện ngắn được viết bằng tiếng Pháp, lời mở đầu của tác giả đã viết: “Mẹ của tác giả chính là cô giáo dạy vỡ lòng tiếng Pháp cho tác giả, tài liệu cho câu chuyện này cũng lấy từ trong cuộc sống.” Khi được xuất bản,“Người mẹ của tôi”được đông đảo người Pháp yêu thích, gần như là một câu chuyện ai ai cũng biết đến. Nay được dịch sang tiếng Trung, đăng tải ba, bốn kỳ trên tạp chíTiểu Thế Giớiở Thượng Hải.
Mấy ngày sau, Chân Chân nhờ người từ Thượng Hải mang tờ tạp chí đó đến, cùng lúc ấyNhật Báo Thượng Hảilại đăng một bản tin khác rất dài.
Con trai trưởng Tư Ngôn Tang của Tư Ưng – hiệu trưởng danh dự đại học Thượng Hải – đã ở Luân Đôn viết một tập truyện ngắn tên“Thư tình châu Âu”bằng tiếng Anh. truyện viết dưới ngòi bút hài hước trào phúng, kể về các học sinh Trung Quốc du học tại châu Âu trong gần ba mươi năm qua, cùng câu chuyện “quan hệ thông gia” của họ khi còn ở trong nước. Trong đó có không ít các câu chuyện về những người đã đính hôn hoặc thành thân trước khi du học, thậm chí người vợ Trung Hoa ở quê nhà đã dạy dỗ nuôi nấng con cái trưởng thành; có người lúc rời khỏi quê đã thề thốt “sau khi tốt nghiệp sẽ về nước thành thân”, cũng có người nói “qua mấy năm nữa sẽ đón mẹ con em đến Pháp”. Nhưng dù ban đầu có làm tốt thế nào thì cũng khó giữ được đến cùng. Trong truyện viết “đàn ông thanh niên mang nhiều tư tưởng mới rằng ‘tình yêu tự do là điều cao quý’, mà châu Âu lại là cái nôi của tình yêu tự do, ở nơi đó, bọn họ còn hành động cởi mở hơn so với người châu Âu. Quan hệ nam nữ phức tạp khiến người châu Âu cũng phải ghé mắt nhìn.’ Truyện ngắn được đăng tải nhiều kỳ trên tạp chíGrand Bridge, làm chấn động toàn nước Anh, khiến người châu Âu xôn xao bàn tán.
Ôm tâm trạng đọc tác phẩm đầu tay của tiểu thư Lâm Doãn Yên, trong lúc vô tình so sánh hai bên với nhau, bài báo thứ hai đã khiến Chân Chân và Di Nhã cười bò.
Chị hai ở Paris quang minh chính đại tuyên truyền “con gái thời đại mới xông phá gông cùm, theo đuổi tình yêu lãng mạn tự do bình đẳng”, còn anh Tư ở Luân Đôn lại vạch trần sự thật ngay trên đại lục châu Âu —— “tình yêu tự do” của du học sinh Trung Quốc thực chất chỉ là một gương mặt xấu xí.
Di Nhã và Chân Chân cười ra nước mắt. Di Nhã nói: “Anh Tư đúng là đã xả giận cho chúng ta.”
“Mère, đây là từ tiếng Pháp đầu tiên tôi học được, do chính mẹ đã dạy cho tôi,” Di Nhã vừa cười vừa đọc toNgười mẹ của tôi,“Mẹ —— đó chính là từ đầu tiên ta học được khi chào đời. Nhưng với tôi lại không phải như vậy. Tiếng Pháp đã ban cho tôi sinh mệnh sống lần thứ hai, đến lúc choàng tỉnh, tôi thấy mẹ đang dạy tôi gọi tên bà ấy. Thế mà bà lại không thể có một cái tên họ tiếng Trung hoàn chỉnh. Cô Chu là tên tiếng Trung duy nhất của bà. Cuộc hôn nhân giữa bà và cha tôi là hôn nhân hợp pháp trong thời đại mới, được luật pháp Nhật Bản thừa nhận, nhưng luật pháp Trung Quốc lại không thể để bà theo họ của cha tôi…”
Sau đó, Chân Chân lại mở truyệnThư tình châu Âura, đọc hồi kết của câu chuyện đầu tiên:
“… Anh Vương khóc lóc thảm thiết. Tiếng khóc cùng với hành động tuyệt thực uy hiếp kia giống hệt năm nào anh ta từng làm, hòng ép cha mẹ ruột cho mình rời khỏi Trung Quốc quay về Pháp. Người ngoài cười hỏi: ‘Kìa cậu Vương, cậu khóc gì thế? Cậu ở Pháp bảy năm liền không chịu về nước, lần này về là cha mẹ phải nhốt cậu không cho cậu đi. Có người đến cho cậu một trăm đồng để cậu ngồi thuyền rời đi, cậu thông cảm lấy ra năm đồng đưa cho cô ấy, coi như đền bù cho việc cô ấy đã gả nhầm người mười mấy năm trước. Đó mà là bồi thường hả?’ Anh Vương vừa khóc vừa la hét: ‘Số tiền đó là cô ta lén nhờ người đưa cho tôi, dù nghèo đến chết cũng không nói cho tôi biết việc này. Phụ nữ truyền thống Trung Quốc đấy!… Cô ta đợi tôi mười mấy năm, nghĩ cách giữ tôi lại như vậy, nhưng cũng chính cô ta lại khiến tôi rời khỏi cô ấy.’ Người kia cười bảo: ‘Mau về nhà đi, đang chờ ở nhà cậu là người vợ tự do triều đại mới, là đứa trẻ biết ca múa do người vợ ấy dạy dỗ. Chắc chắn cô ấy đẹp hơn và có học vấn uyên bác hơn, còn biết đọc năm ngôn ngữ. Có lẽ cô ấy không biết rằng, một người phong độ nhanh nhẹn như cậu lại từng vì một trăm đồng tiền này mà bối rối đến thế.’ Nói đoạn, người nọ bỏ đi, không hề nhìn anh ta lấy một lần. Anh Vương thôi đau lòng, suy nghĩ chợt dừng lại. Bỗng, trong tích tắc anh ta đã quên vì sao lại đau lòng. Một giây sau, anh ta gạt nước mắt, vui vẻ ưỡn bụng cất bước đi vào nhà…”
Hai người vừa đọc vừa cười, Sở Vọng cũng vui vẻ lắng nghe. Chỉ là trong lúc nghe, cô lại để ý một mẩu quảng cáo trênNhật báo Thượng Hải.
Bên dưới tin tức về Tư Ngôn Tang có mấy dòng chữ nhỏ:
Tư Ngôn Tang, năm 1909 chào đời ở Tokyo, từng học tại trường trung học tư thục Ramon Berlin, sau đó chuyển sang trường Sherborne ở Vương quốc Anh. Hiện anh đang học tại học viện địa chất trực thuộc đại học Oxford, đã hoàn thành văn bằng hai về luật quốc tế vào năm ngoái. Trong cùng năm đó, anh đã đăng một loạt truyện ngắn dài kỳ tênThư tình châu Âutrên tạp chí Grand Bridge. Phiên bản tiếng Anh củaThư tình châu Âuđược xuất bản vào tháng 3 năm nay, và phiên bản tiếng Trung đã được đăng tải trên tờDiệc BáoThượng Hải từ tháng 7.
Vừa học văn bằng hai về luật quốc tế lại vừa đăng tải tiểu thuyết, vậy chắc bận đến nỗi không có thời gian viết thư rồi.
Thế thì cũng không nên làm phiền anh nữa.
Sở Vọng nghĩ bụng.
Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, không biết có bao nhiều thư từ trong nước, Nhật Bản hay Singapore gửi đến đại học Hương Cảng để phỏng vấn Từ Thiếu Khiêm và Lương Chương, cũng mời Từ Thiếu Khiêm đến các trường đại học để tọa đàm… Có lẽ ngay cả Âu Mỹ cũng có lời mời, nhưng do đường xá xa xôi nên thư mời chưa kịp gửi đến.
Từ Thiếu Khiêm khéo léo từ chối từng bên một, nhưng có mấy trường học ở đại lục câu kéo quan hệ, thậm chí còn nhờ cả giáo sư cũ của anh đích thân đến Hương Cảng ra mặt, có thể nói là dốc hết tâm tư muốn mời anh cho bằng được. Từ Thiếu Khiêm không tiện từ chối nên đành phải đi hai chuyến. Và chỉ hai buổi diễn thuyết đó thôi lại được rất nhiều báo chí trắng trợn trích dẫn.
Tán dương ca ngợi cũng có, nhiều nhất là nói nội trong vòng hai hoặc ba năm tới, chắc chắn giải thưởng Nobel sẽ thuộc về bài viết đó;
Mà chê bai cũng rất nhiều, trong đó có không ít người nghi ngờ liệu khả năng nghiên cứu khoa học của đại học Hương Cảng có duy trì được toàn bộ từ thí nghiệm đến tính toán không, cũng chỉ ra rất nhiều điểm khả nghi với nội dung luận văn, nhưng rồi cuối cùng tất cả cũng phải ngậm miệng trước bài luận văn thứ hai luận chứng “Sự tồn tại của nơtron” đến từ phòng thí nghiệm Cavendish.
Kẻ mạnh trong giới Vật lý trên toàn thế giới đã lên tiếng, thì làm gì có chỗ cho đám dốt nát các người phản bác?
Đối với những lời tuyên dương hay nghi ngờ và cả chỗ dựa là phòng thí nghiệm Cavendish, Từ Thiếu Khiêm không hề bày tỏ bất cứ thái độ nào.
Sau khi quay về từ đại lục, anh chỉ hỏi Sở Vọng một câu: “Bài diễn thuyết của tôi thế nào?”
Sở Vọng xảo trá đáp trả: “Bullshit. Lương Chương nói đấy là bài diễn thuyết tệ nhất mà anh ấy từng nghe.”
Từ Thiếu Khiêm cười phá lên, cũng thành khẩn thừa nhận: “Người Trung Quốc chỉ giỏi viết văn chứ không giỏi diễn thuyết. Nếu để tôi viết thư mời hiệu trưởng vạch tội Lương Chương, chắc chắn nội dung sẽ rất phong phú, câu từ hùng hồn đanh thép.”
Hễ đến mùa ẩm ướt là Lương Chương sẽ cáo bệnh ở nhà mấy hôm, đây là bệnh kín nhiều năm của anh ta. Ngoài điều đó ra, có lẽ là vì ngồi lâu một chỗ, ăn uống không có quy luật nên Lương Chương đã bị viêm cột sống. Thời gian trước còn vùi mình ở phòng thí nghiệm nghiên cứu nơtron mấy tháng liền, cột sống đau tới mức anh ta kêu cha gọi mẹ. Từ Thiếu Khiêm bèn viết một phong thư gửi về quê anh ta, để mẹ già nhéo lỗ tai lôi anh ta ngoan ngoãn về nhà châm cứu chữa bệnh.
Sau kỳ nghỉ trở lại sân trường, số sinh viên khoa Vật lý bỗng tăng lên. Mới đầu cô còn tưởng là mình gặp ảo giác, cho đến khi vào lớp Lý thuyết Nguyên tử trong học kỳ mới. Bình thường chỉ có dăm ba sinh viên, vậy mà kỳ này đột nhiên không còn ghế trống, thậm chí cuối phòng học còn đứng đầy học sinh, màu da khác biệt chiều cao bất đồng.
Về sau nghe ban quản lý nhà trường nói, tân sinh viên năm nay nhiều gấp đôi năm trước, nhất là sinh viên khoa Vật lý. Rất nhiều sinh viên đại lục không chịu nổi chi phí du học Anh Mỹ, lại không muốn đi Nhật Bản nên đều đến Hương Cảng cả, và nhiều nhất vẫn là sinh viên thực dân Anh ở các nước Đông Nam Á.
Ngoài điều ấy ra, Từ Thiếu Khiêm còn đem đến tin tốt hơn.
Một hôm nào đó, Từ Thiếu Khiêm đang ảo não về ba bản lý lịch mà phòng nghiên cứu mới nhận được. Thấy Sở Vọng đến, anh ngoắc tay gọi cô tới, “Em cũng xem thử đi.”
Sở Vọng cầm ba bản sơ yếu lý lịch lên, nhanh chóng đọc lướt qua, tim đập thình thịch – đến rồi!
Cô đã động tâm, song vẫn quyết định hỏi ý của Từ Thiếu Khiêm trước. Về mặt nào đó thì thái độ anh chọn người sẽ quyết định xem hướng nghiên cứu trong vòng hai ba năm đến của anh sẽ là Vật lý thiên văn hay Vật lý hạt nhân. Thế là Sở Vọng hỏi ngược lại: “Thầy có nhìn trúng ai không?”
Nhưng Từ Thiếu Khiêm lại hỏi ngược lại cô: “Tôi vẫn chưa xác định được nên mới muốn hỏi ý của em.”
Sở Vọng thầm gào to: Được lắm ông anh cáo già xảo quyệt, còn trả đòn với tôi à! Thế là cô mỉm cười: “Nếu là em thì em muốn tất!”
Từ Thiếu Khiêm cười bảo: “Còn nếu là tôi, tôi sẽ ưu tiên chọn người trong nước. Chỉ vì tôi hơi nghi ngờ về quốc tịch.”
Sở Vọng lại nhìn ba bản lý lịch kia.
Subrahmanyan Chandrasekhar, vốn trong năm nay, anh chàng nghiên cứu sinh ngành Vật lý người Ấn này sẽ gặp gỡ Eddington trên đường xuất phát đến Cambridge, rồi cũng tìm ra lý thuyết Giới hạn Chandrasekhar trên con thuyền từ Ấn Độ đi Anh. Nhưng bây giờ anh ta đã thay đổi ý định, nộp bản lý lịch đến Hương Cảng ở vùng Viễn Đông.
Quý cô Vương Minh Mặc, năm nay tốt nghiệp đại học nữ sinh Kim Lăng xong sẽ nhập học ngành Vật lý ở đại học Yên Kinh, thế mà bây giờ cũng nộp lý lịch đến đây.
Rồi cả Lise Meitner…
Hai người trước chỉ mới bước chân ra đời, từ nguyên nhân nào đó mà nói thì đến Hương Cảng để cầu học cũng không phải điều kỳ lạ.
Nhưng vì sao cả Lise Meitner cũng đến? Năng lực học thuật của bà có lẽ ngang với Từ Thiếu Khiêm, nhưng bàn về kinh nghiệm thì bà hơn hẳn Từ Thiếu Khiêm. Tuy bà không có cơ hội thể hiện tài năng khi ở dưới trướng của Otto Hahn, chỉ có thể coi là “phụ tá”*… Nhưng bây giờ chỉ mới là năm 1928, Hitler vẫn chưa lên nắm quyền Đế quốc Đức, bà vẫn chưa bị tước tư cách học do thân phận người Do Thái của mình, vẫn đang giảng dạy ở Berlin**.
(*Lise Meitner đã đóng góp rất lớn vào việc phát hiện ra hiện tượng phân hạch nhưng không bao giờ được nhận Giải Nobel Vật lý, thay vào đó người nhận giải Nobel Hóa học năm 1944 lại là Otto Hahn.)
(**Hai tháng sau khi Adolf Hitler được bổ nhiệm làm thủ tướng, chính phủ Đức ban hành Luật Phục hồi cơ quan Dân sự Chuyên nghiệp vào ngày 7-4-1933 buộc những công chức nhà nước có ít nhất một ông hay bà (nội hay ngoại) là người Do Thái, hoặc là đối thủ chính trị của Đảng Quốc xã phải bị bãi nhiệm ngay lập tức.)
Mà một viện nghiên cứu Vật Lý thuộc đại học Hương Cảng mới thành lập trên vùng thực dân chưa được bốn năm, nguồn vốn vẫn chưa ổn định, chẳng qua gần đây vì bài luận văn “Sự tồn tại của nơtron” mà bắt đầu có tiếng tăm, thì có thể cho bà ấy gì đây?
Một nơi để thi triển khả năng của bản thân ư?
Tuy Sở Vọng rất hy vọng có thể có nhiều người tài đến đây, nhưng đến khi bọn họ tới thật, cô lại chần chừ muốn chất vấn: “Những thứ chúng tôi có ít hơn so với chỗ cũ trước kia của dì rất nhiều, vì sao dì lại muốn đến đây?” Hoặc sẽ là, “Dì đến sớm như thế, có phải là do người nào đó chỉ dẫn không? Hahn? Hay Heisenberg?”
Từ Thiếu Khiêm nhận ra sự khác lạ ở cô, nheo mắt hỏi: “Sao thế?”
Sở Vọng lắc đầu: “Không có gì… Mọi người… đều rất được.”
Thậm chí phải nói là không thể thiếu người này được. Nếu bà ấy không có ý nghĩ bất chợt ùa đến sau bữa ăn tối vào năm 1938, thì có lẽ rất lâu rất lâu sau phản ứng phân hạch mới ra đời. Nhưng bởi vì bà vô cùng quan trọng, lại có quan hệ thân thiết với Otto Hahn, thậm chí sau này vì thân phận Do Thái của mình mà bị bắt ở Áo, nhiều lần nguy hiểm đến tính mạng, không thể không di cư lưu lạc, thế nhưng bà vẫn lấy lý do “chủ nghĩa hòa bình” để từ chối lời mời tham gia dự án Manhattan, những việc này đều là điều Sở Vọng lo lắng. Dù cô từng nghe nói đến bom chống hạt nhân của Hahn, từ chối nghiên cứu bom nguyên tử với Đức quốc xã, nhưng cũng chỉ là “nghe nói”.
Cô không muốn làm một người hẹp hòi mưu kế đa đoan, cũng không muốn lấy dạ tiểu nhân đo lòng quân tử. Có lẽ cô đã đánh giá thấp uy lực của bài viết “Sự tồn tại của nơtron”, cũng đã đánh giá thấp thực lực của phòng thí nghiệm Vật lý Hạt nhân; thậm chí sau khi kết thúc chuyện này có thể cô phải dập đầu mười nghìn lần, nói mười nghìn lần câu “xin lỗi quý bà vĩ đại, trước đây tôi đã có suy đoán ác ý về bà”, nhưng trước đó, hễ dính đến ba chữ “Đức Quốc xã” là cô lại khuếch trương sự sợ hãi về cái phản ứng dây chuyền do “ngộ nhỡ” mang đến.
“Thầy quyết định thế nào rồi?” Sở Vọng hỏi.
“Tôi muốn cả ba.” Từ Thiếu Khiêm cười nói.
“Hở?” Nhưng không phải vừa rồi anh còn hoài nghi về quốc tịch của họ à?!
“Phải thừa nhận một điều là chúng ta đang thiếu người. Lương Chương muốn có nhiều người Trung giỏi tính toán vi phân, còn tôi thay Lương Chương hoan nghênh sự tham gia của nữ giới. Hai người này có quốc tịch nước ngoài, nhưng không thể nghi ngờ năng lực học thuật của họ được. Vì sao lại không cần?”
“Cần!” Cô lấy hơi, sau đó nói: “Nhưng tạm thời vẫn có nghi vấn đúng không?”
“Đương nhiên.” Từ Thiếu Khiêm cười đáp.
“Kiểm soát nghiêm ngặt chuyện gửi thư về nước, có đúng không!”
“Thư chúng ta gửi ra nước ngoài hay đi trong nước đều có sẵn người kiểm tra nghiêm ngặt, không cần phải lo lắng về vấn đề này. Em có thể nghi ngờ kiến thức về Vật lý nguyên tử của nhân viên tình báo, nhưng phải thừa nhận, thành tựu của bọn họ trong lĩnh vực mật mã học hơn hẳn chúng ta. Nên điểm đó cũng không cần nghĩ nhiều.”
Sau khi nói chuyện với Từ Thiếu Khiêm, Sở Vọng lại rơi vào suy nghĩ khác.
Thì ra đã có nhân viên tình báo nhúng tay vào thư do phòng nghiên cứu gửi đi ư, thậm chí bao gồm cả cô?
Cô lắc đầu, không đến mức ấy chứ?
Cô thoáng nghĩ ngợi rồi hỏi: “Thầy nói, mấy nhân viên tình báo kia… là của nước nào?”
“Nước nào cũng có,” Từ Thiếu Khiêm cười khẽ, “Anh, Nhật, Xô Viết, chính phủ Nam Kinh, và cả Đông Bắc đang dựa vào Nam Kinh… Hoặc có thể cũng có các lực lượng khác nữa. Còn về việc bên nào biết nhiều hơn thì chuyện này không nằm trong phạm vi học thuật của tôi.”
***
Không chỉ ba người ở viện nghiên cứu Vật lý là có danh tiếng vang xa tại châu Âu gần đây.
Chiếm riêng một đề mục ngay trên trang nhất báo Thượng Hải là Lâm Doãn Yên.
Tin vắn viết: Lâm Doãn Yên con gái của Lâm Du – hiệu trưởng danh dự trường đại học Thượng Hải Bác Thế – đã viết tập truyện ngắn“Người mẹ của tôi”ở Paris. Cuốn tiểu thuyết sử dụng ngôn ngữ sinh hoạt đời thường, vừa vui vẻ vừa sinh động mô tả về một người phụ nữ Trung Quốc theo triều đại mới đã vượt qua rào cản trong gia đình kiểu cũ, cùng với mối tình với một du học sinh chính trị luật pháp ở Tokyo, nhưng rồi vì gia đình rối ren mà chia cắt mỗi người một nơi trong nhiều năm, không thư từ qua lại, cuối cùng gặp lại nhau ở Paris, thực là một câu chuyện khiến người ta thở dài chặc lưỡi.
Truyện ngắn được viết bằng tiếng Pháp, lời mở đầu của tác giả đã viết: “Mẹ của tác giả chính là cô giáo dạy vỡ lòng tiếng Pháp cho tác giả, tài liệu cho câu chuyện này cũng lấy từ trong cuộc sống.” Khi được xuất bản,“Người mẹ của tôi”được đông đảo người Pháp yêu thích, gần như là một câu chuyện ai ai cũng biết đến. Nay được dịch sang tiếng Trung, đăng tải ba, bốn kỳ trên tạp chíTiểu Thế Giớiở Thượng Hải.
Mấy ngày sau, Chân Chân nhờ người từ Thượng Hải mang tờ tạp chí đó đến, cùng lúc ấyNhật Báo Thượng Hảilại đăng một bản tin khác rất dài.
Con trai trưởng Tư Ngôn Tang của Tư Ưng – hiệu trưởng danh dự đại học Thượng Hải – đã ở Luân Đôn viết một tập truyện ngắn tên“Thư tình châu Âu”bằng tiếng Anh. truyện viết dưới ngòi bút hài hước trào phúng, kể về các học sinh Trung Quốc du học tại châu Âu trong gần ba mươi năm qua, cùng câu chuyện “quan hệ thông gia” của họ khi còn ở trong nước. Trong đó có không ít các câu chuyện về những người đã đính hôn hoặc thành thân trước khi du học, thậm chí người vợ Trung Hoa ở quê nhà đã dạy dỗ nuôi nấng con cái trưởng thành; có người lúc rời khỏi quê đã thề thốt “sau khi tốt nghiệp sẽ về nước thành thân”, cũng có người nói “qua mấy năm nữa sẽ đón mẹ con em đến Pháp”. Nhưng dù ban đầu có làm tốt thế nào thì cũng khó giữ được đến cùng. Trong truyện viết “đàn ông thanh niên mang nhiều tư tưởng mới rằng ‘tình yêu tự do là điều cao quý’, mà châu Âu lại là cái nôi của tình yêu tự do, ở nơi đó, bọn họ còn hành động cởi mở hơn so với người châu Âu. Quan hệ nam nữ phức tạp khiến người châu Âu cũng phải ghé mắt nhìn.’ Truyện ngắn được đăng tải nhiều kỳ trên tạp chíGrand Bridge, làm chấn động toàn nước Anh, khiến người châu Âu xôn xao bàn tán.
Ôm tâm trạng đọc tác phẩm đầu tay của tiểu thư Lâm Doãn Yên, trong lúc vô tình so sánh hai bên với nhau, bài báo thứ hai đã khiến Chân Chân và Di Nhã cười bò.
Chị hai ở Paris quang minh chính đại tuyên truyền “con gái thời đại mới xông phá gông cùm, theo đuổi tình yêu lãng mạn tự do bình đẳng”, còn anh Tư ở Luân Đôn lại vạch trần sự thật ngay trên đại lục châu Âu —— “tình yêu tự do” của du học sinh Trung Quốc thực chất chỉ là một gương mặt xấu xí.
Di Nhã và Chân Chân cười ra nước mắt. Di Nhã nói: “Anh Tư đúng là đã xả giận cho chúng ta.”
“Mère, đây là từ tiếng Pháp đầu tiên tôi học được, do chính mẹ đã dạy cho tôi,” Di Nhã vừa cười vừa đọc toNgười mẹ của tôi,“Mẹ —— đó chính là từ đầu tiên ta học được khi chào đời. Nhưng với tôi lại không phải như vậy. Tiếng Pháp đã ban cho tôi sinh mệnh sống lần thứ hai, đến lúc choàng tỉnh, tôi thấy mẹ đang dạy tôi gọi tên bà ấy. Thế mà bà lại không thể có một cái tên họ tiếng Trung hoàn chỉnh. Cô Chu là tên tiếng Trung duy nhất của bà. Cuộc hôn nhân giữa bà và cha tôi là hôn nhân hợp pháp trong thời đại mới, được luật pháp Nhật Bản thừa nhận, nhưng luật pháp Trung Quốc lại không thể để bà theo họ của cha tôi…”
Sau đó, Chân Chân lại mở truyệnThư tình châu Âura, đọc hồi kết của câu chuyện đầu tiên:
“… Anh Vương khóc lóc thảm thiết. Tiếng khóc cùng với hành động tuyệt thực uy hiếp kia giống hệt năm nào anh ta từng làm, hòng ép cha mẹ ruột cho mình rời khỏi Trung Quốc quay về Pháp. Người ngoài cười hỏi: ‘Kìa cậu Vương, cậu khóc gì thế? Cậu ở Pháp bảy năm liền không chịu về nước, lần này về là cha mẹ phải nhốt cậu không cho cậu đi. Có người đến cho cậu một trăm đồng để cậu ngồi thuyền rời đi, cậu thông cảm lấy ra năm đồng đưa cho cô ấy, coi như đền bù cho việc cô ấy đã gả nhầm người mười mấy năm trước. Đó mà là bồi thường hả?’ Anh Vương vừa khóc vừa la hét: ‘Số tiền đó là cô ta lén nhờ người đưa cho tôi, dù nghèo đến chết cũng không nói cho tôi biết việc này. Phụ nữ truyền thống Trung Quốc đấy!… Cô ta đợi tôi mười mấy năm, nghĩ cách giữ tôi lại như vậy, nhưng cũng chính cô ta lại khiến tôi rời khỏi cô ấy.’ Người kia cười bảo: ‘Mau về nhà đi, đang chờ ở nhà cậu là người vợ tự do triều đại mới, là đứa trẻ biết ca múa do người vợ ấy dạy dỗ. Chắc chắn cô ấy đẹp hơn và có học vấn uyên bác hơn, còn biết đọc năm ngôn ngữ. Có lẽ cô ấy không biết rằng, một người phong độ nhanh nhẹn như cậu lại từng vì một trăm đồng tiền này mà bối rối đến thế.’ Nói đoạn, người nọ bỏ đi, không hề nhìn anh ta lấy một lần. Anh Vương thôi đau lòng, suy nghĩ chợt dừng lại. Bỗng, trong tích tắc anh ta đã quên vì sao lại đau lòng. Một giây sau, anh ta gạt nước mắt, vui vẻ ưỡn bụng cất bước đi vào nhà…”
Hai người vừa đọc vừa cười, Sở Vọng cũng vui vẻ lắng nghe. Chỉ là trong lúc nghe, cô lại để ý một mẩu quảng cáo trênNhật báo Thượng Hải.
Bên dưới tin tức về Tư Ngôn Tang có mấy dòng chữ nhỏ:
Tư Ngôn Tang, năm 1909 chào đời ở Tokyo, từng học tại trường trung học tư thục Ramon Berlin, sau đó chuyển sang trường Sherborne ở Vương quốc Anh. Hiện anh đang học tại học viện địa chất trực thuộc đại học Oxford, đã hoàn thành văn bằng hai về luật quốc tế vào năm ngoái. Trong cùng năm đó, anh đã đăng một loạt truyện ngắn dài kỳ tênThư tình châu Âutrên tạp chí Grand Bridge. Phiên bản tiếng Anh củaThư tình châu Âuđược xuất bản vào tháng 3 năm nay, và phiên bản tiếng Trung đã được đăng tải trên tờDiệc BáoThượng Hải từ tháng 7.
Vừa học văn bằng hai về luật quốc tế lại vừa đăng tải tiểu thuyết, vậy chắc bận đến nỗi không có thời gian viết thư rồi.
Thế thì cũng không nên làm phiền anh nữa.
Sở Vọng nghĩ bụng.