Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 63
Lúc mọi chuyện liên quan đến luận văn về nơtron khép lại thì cũng là lúc sinh viên Hương Cảng háo hức nghỉ xuân. Sở Vọng cũng được dịp nhàn rỗi ở nhà, rảnh đến mức phải vò đầu bứt tai, thế là cô thường xuyên bị bà Cát lôi đi xem mình chơi mạt chược.
Dần dà, Sở Vọng phát hiện ra mục đích xem cô út chơi bài chỉ là thứ yếu, chủ yếu là muốn cô học “tay nghề” của bà.
“Nếu cháu biết chơi thì cô đỡ phải gọi điện mời người đến, đỡ nợ người này người nọ.” Bà Cát trách móc.
Rồi bà lại nói: “Tiếp xúc với người Trung Quốc thì phải biết đối nhân xử thế, không có ngoại lệ. Hồi xảy ra chiến tranh nha phiến, chính vì nước Anh không nể mặt hoàng đế trung Quốc nên mới có đánh nhau*. Ta thua nên họ được đằng buôn bán ở đất Trung Quốc, dù là ‘bị ép’ buôn bán thì vẫn phải xã giao với người ta. Ở Trung Quốc này, lễ nghĩa chính là giang hồ**.”
(*Nguyên do cuộc chiếntranh nha phiến là dochính phủ Anh đòi quyền tự do buôn bán nha phiến từ Ấn Độ thuộc Anh sang Trung Quốc,trong khi nhà Mãn Thanh có lệnh nghiêm cấm.)
(**Đây là câu nói của Trương Tắc Lâm – cha của thiếu soái Trương Học Lương. Ý chỉ giữa người với người, dù là trong hoàn cảnh nào thì cũng phải chú trọng đạo đối nhân xử thế.)
Đối với quan điểm của bà Cát, Di Nhã hiểu rất rõ. “Vợ của thương nhân qua lại với vợ của quan chức cũng bởi vì thể diện mặt mũi, để các bà vợ quay về thổi gió bên tai, đánh động chồng mình. Nhưng người đưa ra quyết định thật sự vẫn là các ông chồng. Ở chỗ của dì Cát thì bỏ qua công đoạn các phu nhân, trực tiếp xã giao với các quý ông, đúng là chuyện đã khó lại càng khó hơn. Các phu nhân ngầm xem thường dì, nhưng đến lúc gặp dì ấy lại chen nhau nịnh nọt. Nói cho cùng vẫn là kiêng nể dì ấy thôi. Cậu nhìn bà Kiều đi, không phải đó là ví dụ điển hình nhất ư?”
Dù đã được hai người bọn họ đích thân dạy dỗ, nhưng Sở Vọng vẫn không học được cách đánh bài. Chỉ vì ngày nào cũng có rất nhiều người được mời đến biệt thự họ Cát đánh bài, mỗi người một vẻ vô cùng thú vị.
Có người phụ nữ dáng vẻ xuất chúng, da xanh mặt đầy nếp nhăn, đã ngoài năm mươi nhưng lại chỉ cho phép người ta gọi bà là “cô Trần”. “Cô Trần” rất thích cười khi đánh bài, tuy không phải tiếng cười nghe như chuông bạc của các cô gái trẻ, nhưng dẫu gì chuông cũng chỉ bị gỉ một tí, lúc cười thành tiếng rất có khí khái, có cảm giác như là đĩa nhạc đang phát. Khi thua bài bà ta hay nói: “Cô Cát à, sao cô chỉ mời toàn các tiểu thư trẻ tuổi đến? Đến một vị khách nam cũng không có, lần sau đừng mời tôi đến nữa.” Nhưng lần sau bà vẫn không mời mà đến, mỉm cười kéo tay các tiểu thư trẻ tuổi mà nói: “Màu đỏ đồng không phải là mốt mùa này đâu, mà là màu đỏ dâu tằm ấy.”
Cũng có thiếu phụ trẻ tuổi, người thì õng ẹo mà giọng cứ ỡm ờ, ấy nhưng lúc nói chuyện lại trông rất già dặn; chỉ biết cô ấy gả cho một phú thương người Macao họ Lâu, là một ông già đã gần đất xa trời, chính vì vậy nên có địa vị cao hơn so với những người ngồi đây. Mười lăm tuổi gả vào cửa đã mong chờ ngày ông ta chết đi, nhưng chớp mắt đã mười năm trôi qua, ông lão kia đã gần chín mươi mà vẫn khỏe mạnh, thậm chí trong mùa Đông còn có thể xuống biển bắt cá. “Cô Trần” muốn nịnh nọt bà hai Lâu nên thường xuyên tìm bà Cát giật dây bắc cầu, suốt ngày cứ kéo tay cô Lâu thân mật gọi một tiếng “thím”, “thím họ”.
Suốt ngày nhìn mấy người bọn họ liếc ngang liếc dọc diễn xuất còn không kịp, thì lấy đâu ra thời gian lẫn tâm tư để học chơi bài chứ?
Về sau cô Trần và bà hai Lâu đã thân nhau hơn nên không mấy khi đến nhà nữa, thế là trên bàn lại đổi người.
Có một thời gian Sở Vọng hay thấy Di Nhã đến cùng ngài Tưởng. Ngài Tưởng trông đã ngoài bốn mươi, đỉnh đầu hơi hói, có điều trông ông vẫn khá điển trai; nay tuy đã luống tuổi song lại có sự từng trải, càng làm nổi bật vẻ kiệt xuất tuổi trung niên. Điều duy nhất không đủ hoàn mỹ đó là ngài Tưởng không được cao cho lắm: Di Nhã không đi giày cao gót thì ngài Tưởng cũng chỉ cao hơn cô chút đỉnh, nhưng cô nàng lại cứ thích mặc giày cao gót mới đáng nói, hễ mặc vào là ngài Tưởng chỉ cao ngang dái tai cô, càng khiến ông trở nên bé nhỏ.
Có điều ngài Tưởng không băn khoăn vì điều đó. Ông là người nói năng nhỏ nhẹ, dịu dàng điềm đạm; dù đang ngồi giữa các quý cô đầy quyến rũ, ông vẫn chỉ đắm đuối nhìn một mình Di Nhã.
Bà Cát lén nói với Sở Vọng: “Đừng nhìn bề ngoài mà tưởng ngài Tưởng yếu đuối, hồi xưa lúc còn trẻ ông ta từng đánh nhau ở Macao đấy, hai tay nhuộm đầy máu. Nay thời thế thay đổi, ông ta rửa tay gác kiếm, giờ gặp ai cũng nhẹ nhàng lễ độ, cười híp mắt. Nhưng dáng vẻ độc địa hung ác của ông ta hồi trẻ đã ăn sâu trong lòng mọi người, không ai quên được. Mà không phải ai cũng có bản lĩnh khiến ông ta đối xử chân thành với mình đâu. Tuy nhân duyên này có phần do cô mai mối, nhưng đó cũng là con bé Di Nhã có bản lĩnh nắm được ông ta.”
Sở Vọng gật đầu, cuối cùng cũng sáng tỏ.
Cô nghe Mật Thu nói: từng có một lần, có một cô gái trẻ kéo ngài Tưởng nói chuyện, Di Nhã vẫn chỉ ngồi trong góc thong thả ăn bánh mì phết mật ong do chú Henry nướng. Một lúc sau có mấy chàng trai anh tuấn đi đến bắt chuyện với Di Nhã. Ngài Tưởng sốt ruột ra mặt, vài ba câu kết thúc cuộc nói chuyện, vội vã băng qua đám đông, hai mắt hằm hè như muốn ăn thịt người, mọi người có mặt lúc đó không ai dám nói nhiều nửa câu với ông ta. Một ngài Tưởng khát máu đi đến cạnh Di Nhã, đang định lên tiếng thì Di Nhã đã mỉm cười, nhét bánh mì phết mật ong vào miệng ngài Tưởng, hỏi: “Có ngon không?” Sau đó còn liếm mật ong dính trên tay, nói: “Ăn ngon lắm đó.” Chỉ đơn giản vậy thôi, trong nháy mắt cơn thịnh nộ của ngài Tưởng đã tan thành mây khói, ông rút khăn tay ra lau mật ong dính bên khóe môi cô, dịu dàng nói: “Ừ, thơm lắm.”
Mật Thu nói, tình cảnh lúc đó, nếu cô ấy mà là đàn ông thì kiểu gì cũng bị Di Nhã hớp hồn. Trong chuyện gió trăng ai mà không quyến rũ. Nhưng khi tạm gác quyến rũ sang một bên, phần còn lại cũng là bản lĩnh kiếm ăn của mọi người.
Nhắc đến bản lĩnh, dạo gần đây bà Cát rất hay nhắc tới Chân Chân.
“Dù có ở trong vườn nhà ta hát “Phù Sinh Lục Ký” hay “Mẫu Đơn Đình”, thì vẫn chưa đến lượt cháu sắm vai Hương Xuân*.” Bà Cát nói với Di Nhã như vậy.
(*Hương Xuân là a hoàn của Đỗ Lệ Nương trongMẫu Đơn Đình. Đỗ Lệ Nương là một cô gái dòng dõi thư hương, chưa bao giờ dám rời khỏi khuê phòng nửa bước. A hoàn Hương Xuân cũng theo nàng cùng học, nhưng Hương Xuân rất ham chơi, thường trốn học ra ngoài và rủ Lệ Nương theo.)
Di Nhã lè lưỡi: “Làm sao cháu biết được họ Diệp kia có phải là Mộng Mai* không chứ.”
(*Liễu Mộng Mai là nhân vật trongMẫu Đơn Đình, là người Đỗ Lệ Nương đem lòng say đắm trong lần được Hương Xuân rủ ra vườn hoa chơi.)
Bà Cát tức giận, xoa huyệt thái dương, “Nếu chuyện này không thành thì còn không phải là do ta à, cháu cũng biết tìm rắc rối cho ta thật đấy! Chỉ mong hai đứa nó có bản lĩnh hát kịch đến suốt đời!”
Bà Cát mắng Di Nhã xong, xoay người nhìn Sở Vọng đang vùi mình trên sofa.
Gần đây khoản tiền lương đầu tiên ở Pháp đã được gửi đến, bà Cát lại bù vào cho cô để được chẵn. Từ lúc đưa hóa đơn chuyển tiền cho Sở Vọng, cô cứ nhìn chằm chằm một dãy các con số kia mà cười ngốc nghếch suốt một buổi chiều.
Hai cô gái siêng đến biệt thự nhà họ Cát đã có tiền đồ riêng. Chỉ riêng Sở Vọng là vẫn cần phải vun trồng tình cảm, cứ như kẻ đầu óc thiển cận, ngoài phương trình ra thì cũng chỉ biết cầm tiền cười hề hề.
Nhưng rồi bà Cát lại nghĩ: Dù có thiển cận thì tham tiền cũng tốt. Không phải ngày xưa người đó đã dạy bà như vậy sao?
Người đó rất thú vị. Bà ấy yêu tiền, vừa hay trái ngược lại với Lâm Du. Lâm Du là người thanh cao, “xem tiền bạc như rác”. Có một thời gian nhà họ Lâm rất túng quẫn, vậy mà ông ta vẫn rất thờ ơ với tiền. Chính vì thế mà Lâm Du mới cảm thấy bà ấy “tục tằn”. Nhưng buồn cười là Lâm Du lại không thể rời bỏ tiền của bà ấy. Điều này làm cho lòng tự tôn của một văn nhân và một người đàn ông như ông ta bị chà đạp: dù xem thường vợ, nhưng lại không thể không cúi đầu trước vợ. Thậm chí về sau khi nhà họ Lâm dần đi lên, ông ta lại càng không thể ngẩng đầu đối diện với vợ mình. Vì chỉ cần nhìn thấy bà, ông ta sẽ nhớ đến vẻ bối rối khốn khó mà cả đời này mình không thoát khỏi.
Nghĩ đến đây, bà Cát đưa mắt nhìn cô ngốc đang ngồi trên sofa, càng nhìn càng thích.
***
Thư mời tuyển dụng “Sự tồn tại của nơtron” nhanh chóng được bưu điện gửi đến tay Từ Thiếu Khiêm.
Đến cùng thư mời còn có hai ký giả của hai tòa soạn báo Hương Cảng và Quảng Châu.
Từ Thiếu Khiêm đẩy Lương Chương ra ngoài đối phó với đạn bọc đường của hai tay ký giả, còn mình thì thong thả cùng Sở Vọng bàn bạc việc đặt tên mới cho viện nghiên cứu.
Lương Chương phỏng vấn xong đi vào, một lớn một nhỏ đang cãi nhau xem nên gọi là phòng thí nghiệm “khúc cong thời không” hay phòng thí nghiệm “cấp độ nguyên tử”.
“Đừng có đặt là khúc cong thời không!” Sở Vọng mặt đỏ tía tai. Người biết chuyện sẽ hiểu bọn họ làm công tác liên quan đến khúc công thời không, nhưng người không biết sẽ cho rằng phòng thí nghiệm có sức mạnh siêu nhiên, quá ngớ ngẩn!
“Nhưng em phải biết, ngoài việc nghiên cứu về nguyên tử ra, chúng ta còn nghiên cứu thêm cả lực hấp dẫn và các kết cấu quy mô cấp vũ trụ.” Từ Thiếu Khiêm cười nói
Lương Chương xoa trán, ho khan hai tiếng, thành công thu hút sự chú ý của hai người họ.
Từ Thiếu Khiêm vẫn cười hỏi: “Phỏng vấn thế nào rồi?”
Lương Chương tức giận: “Vì sao bọn họ biết chúng ta đã được tuyển dụng?!”
Từ Thiếu Khiêm bảo: “Tôi nói rồi còn gì, mọi thư từ của chúng ta đều nằm trong tay người khác, không có tính riêng tư. Bây giờ cậu đã tin chưa?”
“Điên rồi! Còn có việc gì mà bọn họ không dám làm không?”
Từ Thiếu Khiêm trấn an: “May mắn duy nhất hiện tại là bọn họ không chỉ duyệt mỗi lĩnh vực nguyên tử hạt nhân, nên tạm thời không cần lo lắng về quyền tác giả.”
Lương Chương đấm mạnh vào tường, bụi trên quạt gió rơi xuống lã chã, làm Sở Vọng bị sặc ho khù khụ.
Từ Thiếu Khiêm nói: “Nói chuyện cũng tốt. Như vậy bọn họ sẽ thông báo rộng rãi, có thể mang lại danh vọng cho chúng ta. Phải thừa nhận một điều, đó chính là thứ hôm nay chúng ta có cầu cũng không được. Không bằng mong đợi thống đốc sẽ xin một khoản kinh phí lớn cho phòng thí nghiệm, và xem khoản tiền này sẽ đưa cho ai.”
Cuối cùng viện nghiên cứu thống nhất đặt một cái tên rất mộc mạc: Viện nghiên cứu Vật lý nguyên tử hạt nhân đại học Hương Cảng.
Sở Vọng cảm thấy như thế cũng tốt.
Từ hôm đó trở đi, cô bắt đầu cẩn thận để ý đến hai tòa soạn kia. Một tuần sau, một tòa soạn ở Hương Cảng đăng tin nói cuối tuần này trên đỉnh núi Thái Bình có thể quan sát được mưa sao băng chòm Nhân Mã, Tin tức này nhanh chóng lan rộng giữa các nam thanh nữ tú ôm mộng đẹp về hiện tượng thiên văn.
Cho đến một hôm nào đó trong lớp Toán học, đột nhiên có người vỗ vào Sở Vọng, truyền một tờ giấy cho cô. Trên đó viết:
Cô Sở Vọng, liệu tôi có đượcvinh hạnh mời cô tối Chủnhật tuần này lên đỉnh núi Thái Bình ngắm mưa sao băng không?
Sở Vọng đọc lướt qua rồi khoanh vào cụm từ mưa sao băng, cầm bút máy đánh dấu bên dưới: Hiện tượng thiên văn về điểm phóng xạ khi các mảnh vụn thiên thể của chòm Nhân Mã sẽ phóng vào bầu khí quyển với tốc độ cao, rồi cũng bị tiêu hủy ngay trong tầng khí quyển chính là điểm thi cuối kỳ.
Ngoài ra: Một số mảnh vụn thiên thể có thể rơi xuống bề mặt trái đất, được gọi là thiên thạch. Bất kể mưa sao băng nào cũng sẽ sót lại thiên thạch chưa bị đốt cháy trong tầng khí quyển. Tôi là người khá nhát gan nên sẽ không đi, còn cậu nếu đi thì hãy chú ý an toàn.
Sau khi tờ giấy được đưa về lại, bạn học nam mỗi lần gặp nhau là lại truyền một tờ giấy kia co giật khóe miệng, sau đó im lặng lui ra.
Sở Vọng thầm ai oán: bạn học à, tôi thật lòng muốn tốt cho bạn thôi. Bỏ qua khả năng có thể đấy sẽ là điểm thi Vật lý của cuối kỳ này, thì tôi khó mà đảm bảo sẽ không nói ra vài chuyện liên quan trong lúc cùng ngắm hiện tượng mảnh vụn thiên thể rơi với cậu: Năm sau có một người đàn ông tên là Edwin Hubble* sẽ quan sát thấy được các thiên hà ở xa đang bay ra xa chúng ta với tốc độ cực nhanh —— đấy chính là sự mở đầu cho lý thuyết vũ trụ giãn nở, mà sự kiện đó bắt đầu vào khoảng hai mươi tỉ năm trước, khi ấy vũ trụ là một thể dày đặc với mật độ lớn đến vô hạn. Về sau xảy ra Vụ nổ lớn, khái niệm thời gian có trước, đến hai mươi tỉ năm sau mới có chúng ta.
(*Nhà thiên văn học người Mỹ Edwin Hubble (1889 – 1953) được cả thế giới tôn vinh là “cha đẻ của ngành vũ trụ học quan sát”.Ông chỉ ra, vũ trụ gồm những Thiên hà đang giãn ra và phồng lên giống như một quả khinh khí cầu lớn không giới hạn, đưa ra bằng chứng đầu tiên cho thuyết Vụ nổ lớn (Big bang) mô tả quá trình hình thành và phát triển của vũ trụ. Những nghiên cứu, phát hiện củaông về vũ trụ đã đặt nền móng cho ngành khoa học về vũ trụ.)
Hoặc là: Ở chòm sao Nhân Mã bắn ra mưa sao băng, nếu chúng ta đi đến đó thì có thể quan sát được trung tâm của hệ ngân hà*.
(*chòm sao Nhân mã nằmở trung tâm Ngân hà, đó là một hố đen siêu lớn.)
Cũng vì thế nên khi Lương Chương và Từ Thiếu Khiêm nói đến chuyện cuối tuần này muốn đến đỉnh núi Thái Bình, cô không chút do dự đồng ý ngay. Chỉ vì trong quá trình quan trắc thiên thể, một trong hai người này có lẽ sẽ đột nhiên nghĩ đến sự tồn tại của sao nơtron hoặc sao đặc.
Rồi cô lại tiếp tục thêm dầu vào lửa, kiểu gì cũng sẽ thành thôi.
Dần dà, Sở Vọng phát hiện ra mục đích xem cô út chơi bài chỉ là thứ yếu, chủ yếu là muốn cô học “tay nghề” của bà.
“Nếu cháu biết chơi thì cô đỡ phải gọi điện mời người đến, đỡ nợ người này người nọ.” Bà Cát trách móc.
Rồi bà lại nói: “Tiếp xúc với người Trung Quốc thì phải biết đối nhân xử thế, không có ngoại lệ. Hồi xảy ra chiến tranh nha phiến, chính vì nước Anh không nể mặt hoàng đế trung Quốc nên mới có đánh nhau*. Ta thua nên họ được đằng buôn bán ở đất Trung Quốc, dù là ‘bị ép’ buôn bán thì vẫn phải xã giao với người ta. Ở Trung Quốc này, lễ nghĩa chính là giang hồ**.”
(*Nguyên do cuộc chiếntranh nha phiến là dochính phủ Anh đòi quyền tự do buôn bán nha phiến từ Ấn Độ thuộc Anh sang Trung Quốc,trong khi nhà Mãn Thanh có lệnh nghiêm cấm.)
(**Đây là câu nói của Trương Tắc Lâm – cha của thiếu soái Trương Học Lương. Ý chỉ giữa người với người, dù là trong hoàn cảnh nào thì cũng phải chú trọng đạo đối nhân xử thế.)
Đối với quan điểm của bà Cát, Di Nhã hiểu rất rõ. “Vợ của thương nhân qua lại với vợ của quan chức cũng bởi vì thể diện mặt mũi, để các bà vợ quay về thổi gió bên tai, đánh động chồng mình. Nhưng người đưa ra quyết định thật sự vẫn là các ông chồng. Ở chỗ của dì Cát thì bỏ qua công đoạn các phu nhân, trực tiếp xã giao với các quý ông, đúng là chuyện đã khó lại càng khó hơn. Các phu nhân ngầm xem thường dì, nhưng đến lúc gặp dì ấy lại chen nhau nịnh nọt. Nói cho cùng vẫn là kiêng nể dì ấy thôi. Cậu nhìn bà Kiều đi, không phải đó là ví dụ điển hình nhất ư?”
Dù đã được hai người bọn họ đích thân dạy dỗ, nhưng Sở Vọng vẫn không học được cách đánh bài. Chỉ vì ngày nào cũng có rất nhiều người được mời đến biệt thự họ Cát đánh bài, mỗi người một vẻ vô cùng thú vị.
Có người phụ nữ dáng vẻ xuất chúng, da xanh mặt đầy nếp nhăn, đã ngoài năm mươi nhưng lại chỉ cho phép người ta gọi bà là “cô Trần”. “Cô Trần” rất thích cười khi đánh bài, tuy không phải tiếng cười nghe như chuông bạc của các cô gái trẻ, nhưng dẫu gì chuông cũng chỉ bị gỉ một tí, lúc cười thành tiếng rất có khí khái, có cảm giác như là đĩa nhạc đang phát. Khi thua bài bà ta hay nói: “Cô Cát à, sao cô chỉ mời toàn các tiểu thư trẻ tuổi đến? Đến một vị khách nam cũng không có, lần sau đừng mời tôi đến nữa.” Nhưng lần sau bà vẫn không mời mà đến, mỉm cười kéo tay các tiểu thư trẻ tuổi mà nói: “Màu đỏ đồng không phải là mốt mùa này đâu, mà là màu đỏ dâu tằm ấy.”
Cũng có thiếu phụ trẻ tuổi, người thì õng ẹo mà giọng cứ ỡm ờ, ấy nhưng lúc nói chuyện lại trông rất già dặn; chỉ biết cô ấy gả cho một phú thương người Macao họ Lâu, là một ông già đã gần đất xa trời, chính vì vậy nên có địa vị cao hơn so với những người ngồi đây. Mười lăm tuổi gả vào cửa đã mong chờ ngày ông ta chết đi, nhưng chớp mắt đã mười năm trôi qua, ông lão kia đã gần chín mươi mà vẫn khỏe mạnh, thậm chí trong mùa Đông còn có thể xuống biển bắt cá. “Cô Trần” muốn nịnh nọt bà hai Lâu nên thường xuyên tìm bà Cát giật dây bắc cầu, suốt ngày cứ kéo tay cô Lâu thân mật gọi một tiếng “thím”, “thím họ”.
Suốt ngày nhìn mấy người bọn họ liếc ngang liếc dọc diễn xuất còn không kịp, thì lấy đâu ra thời gian lẫn tâm tư để học chơi bài chứ?
Về sau cô Trần và bà hai Lâu đã thân nhau hơn nên không mấy khi đến nhà nữa, thế là trên bàn lại đổi người.
Có một thời gian Sở Vọng hay thấy Di Nhã đến cùng ngài Tưởng. Ngài Tưởng trông đã ngoài bốn mươi, đỉnh đầu hơi hói, có điều trông ông vẫn khá điển trai; nay tuy đã luống tuổi song lại có sự từng trải, càng làm nổi bật vẻ kiệt xuất tuổi trung niên. Điều duy nhất không đủ hoàn mỹ đó là ngài Tưởng không được cao cho lắm: Di Nhã không đi giày cao gót thì ngài Tưởng cũng chỉ cao hơn cô chút đỉnh, nhưng cô nàng lại cứ thích mặc giày cao gót mới đáng nói, hễ mặc vào là ngài Tưởng chỉ cao ngang dái tai cô, càng khiến ông trở nên bé nhỏ.
Có điều ngài Tưởng không băn khoăn vì điều đó. Ông là người nói năng nhỏ nhẹ, dịu dàng điềm đạm; dù đang ngồi giữa các quý cô đầy quyến rũ, ông vẫn chỉ đắm đuối nhìn một mình Di Nhã.
Bà Cát lén nói với Sở Vọng: “Đừng nhìn bề ngoài mà tưởng ngài Tưởng yếu đuối, hồi xưa lúc còn trẻ ông ta từng đánh nhau ở Macao đấy, hai tay nhuộm đầy máu. Nay thời thế thay đổi, ông ta rửa tay gác kiếm, giờ gặp ai cũng nhẹ nhàng lễ độ, cười híp mắt. Nhưng dáng vẻ độc địa hung ác của ông ta hồi trẻ đã ăn sâu trong lòng mọi người, không ai quên được. Mà không phải ai cũng có bản lĩnh khiến ông ta đối xử chân thành với mình đâu. Tuy nhân duyên này có phần do cô mai mối, nhưng đó cũng là con bé Di Nhã có bản lĩnh nắm được ông ta.”
Sở Vọng gật đầu, cuối cùng cũng sáng tỏ.
Cô nghe Mật Thu nói: từng có một lần, có một cô gái trẻ kéo ngài Tưởng nói chuyện, Di Nhã vẫn chỉ ngồi trong góc thong thả ăn bánh mì phết mật ong do chú Henry nướng. Một lúc sau có mấy chàng trai anh tuấn đi đến bắt chuyện với Di Nhã. Ngài Tưởng sốt ruột ra mặt, vài ba câu kết thúc cuộc nói chuyện, vội vã băng qua đám đông, hai mắt hằm hè như muốn ăn thịt người, mọi người có mặt lúc đó không ai dám nói nhiều nửa câu với ông ta. Một ngài Tưởng khát máu đi đến cạnh Di Nhã, đang định lên tiếng thì Di Nhã đã mỉm cười, nhét bánh mì phết mật ong vào miệng ngài Tưởng, hỏi: “Có ngon không?” Sau đó còn liếm mật ong dính trên tay, nói: “Ăn ngon lắm đó.” Chỉ đơn giản vậy thôi, trong nháy mắt cơn thịnh nộ của ngài Tưởng đã tan thành mây khói, ông rút khăn tay ra lau mật ong dính bên khóe môi cô, dịu dàng nói: “Ừ, thơm lắm.”
Mật Thu nói, tình cảnh lúc đó, nếu cô ấy mà là đàn ông thì kiểu gì cũng bị Di Nhã hớp hồn. Trong chuyện gió trăng ai mà không quyến rũ. Nhưng khi tạm gác quyến rũ sang một bên, phần còn lại cũng là bản lĩnh kiếm ăn của mọi người.
Nhắc đến bản lĩnh, dạo gần đây bà Cát rất hay nhắc tới Chân Chân.
“Dù có ở trong vườn nhà ta hát “Phù Sinh Lục Ký” hay “Mẫu Đơn Đình”, thì vẫn chưa đến lượt cháu sắm vai Hương Xuân*.” Bà Cát nói với Di Nhã như vậy.
(*Hương Xuân là a hoàn của Đỗ Lệ Nương trongMẫu Đơn Đình. Đỗ Lệ Nương là một cô gái dòng dõi thư hương, chưa bao giờ dám rời khỏi khuê phòng nửa bước. A hoàn Hương Xuân cũng theo nàng cùng học, nhưng Hương Xuân rất ham chơi, thường trốn học ra ngoài và rủ Lệ Nương theo.)
Di Nhã lè lưỡi: “Làm sao cháu biết được họ Diệp kia có phải là Mộng Mai* không chứ.”
(*Liễu Mộng Mai là nhân vật trongMẫu Đơn Đình, là người Đỗ Lệ Nương đem lòng say đắm trong lần được Hương Xuân rủ ra vườn hoa chơi.)
Bà Cát tức giận, xoa huyệt thái dương, “Nếu chuyện này không thành thì còn không phải là do ta à, cháu cũng biết tìm rắc rối cho ta thật đấy! Chỉ mong hai đứa nó có bản lĩnh hát kịch đến suốt đời!”
Bà Cát mắng Di Nhã xong, xoay người nhìn Sở Vọng đang vùi mình trên sofa.
Gần đây khoản tiền lương đầu tiên ở Pháp đã được gửi đến, bà Cát lại bù vào cho cô để được chẵn. Từ lúc đưa hóa đơn chuyển tiền cho Sở Vọng, cô cứ nhìn chằm chằm một dãy các con số kia mà cười ngốc nghếch suốt một buổi chiều.
Hai cô gái siêng đến biệt thự nhà họ Cát đã có tiền đồ riêng. Chỉ riêng Sở Vọng là vẫn cần phải vun trồng tình cảm, cứ như kẻ đầu óc thiển cận, ngoài phương trình ra thì cũng chỉ biết cầm tiền cười hề hề.
Nhưng rồi bà Cát lại nghĩ: Dù có thiển cận thì tham tiền cũng tốt. Không phải ngày xưa người đó đã dạy bà như vậy sao?
Người đó rất thú vị. Bà ấy yêu tiền, vừa hay trái ngược lại với Lâm Du. Lâm Du là người thanh cao, “xem tiền bạc như rác”. Có một thời gian nhà họ Lâm rất túng quẫn, vậy mà ông ta vẫn rất thờ ơ với tiền. Chính vì thế mà Lâm Du mới cảm thấy bà ấy “tục tằn”. Nhưng buồn cười là Lâm Du lại không thể rời bỏ tiền của bà ấy. Điều này làm cho lòng tự tôn của một văn nhân và một người đàn ông như ông ta bị chà đạp: dù xem thường vợ, nhưng lại không thể không cúi đầu trước vợ. Thậm chí về sau khi nhà họ Lâm dần đi lên, ông ta lại càng không thể ngẩng đầu đối diện với vợ mình. Vì chỉ cần nhìn thấy bà, ông ta sẽ nhớ đến vẻ bối rối khốn khó mà cả đời này mình không thoát khỏi.
Nghĩ đến đây, bà Cát đưa mắt nhìn cô ngốc đang ngồi trên sofa, càng nhìn càng thích.
***
Thư mời tuyển dụng “Sự tồn tại của nơtron” nhanh chóng được bưu điện gửi đến tay Từ Thiếu Khiêm.
Đến cùng thư mời còn có hai ký giả của hai tòa soạn báo Hương Cảng và Quảng Châu.
Từ Thiếu Khiêm đẩy Lương Chương ra ngoài đối phó với đạn bọc đường của hai tay ký giả, còn mình thì thong thả cùng Sở Vọng bàn bạc việc đặt tên mới cho viện nghiên cứu.
Lương Chương phỏng vấn xong đi vào, một lớn một nhỏ đang cãi nhau xem nên gọi là phòng thí nghiệm “khúc cong thời không” hay phòng thí nghiệm “cấp độ nguyên tử”.
“Đừng có đặt là khúc cong thời không!” Sở Vọng mặt đỏ tía tai. Người biết chuyện sẽ hiểu bọn họ làm công tác liên quan đến khúc công thời không, nhưng người không biết sẽ cho rằng phòng thí nghiệm có sức mạnh siêu nhiên, quá ngớ ngẩn!
“Nhưng em phải biết, ngoài việc nghiên cứu về nguyên tử ra, chúng ta còn nghiên cứu thêm cả lực hấp dẫn và các kết cấu quy mô cấp vũ trụ.” Từ Thiếu Khiêm cười nói
Lương Chương xoa trán, ho khan hai tiếng, thành công thu hút sự chú ý của hai người họ.
Từ Thiếu Khiêm vẫn cười hỏi: “Phỏng vấn thế nào rồi?”
Lương Chương tức giận: “Vì sao bọn họ biết chúng ta đã được tuyển dụng?!”
Từ Thiếu Khiêm bảo: “Tôi nói rồi còn gì, mọi thư từ của chúng ta đều nằm trong tay người khác, không có tính riêng tư. Bây giờ cậu đã tin chưa?”
“Điên rồi! Còn có việc gì mà bọn họ không dám làm không?”
Từ Thiếu Khiêm trấn an: “May mắn duy nhất hiện tại là bọn họ không chỉ duyệt mỗi lĩnh vực nguyên tử hạt nhân, nên tạm thời không cần lo lắng về quyền tác giả.”
Lương Chương đấm mạnh vào tường, bụi trên quạt gió rơi xuống lã chã, làm Sở Vọng bị sặc ho khù khụ.
Từ Thiếu Khiêm nói: “Nói chuyện cũng tốt. Như vậy bọn họ sẽ thông báo rộng rãi, có thể mang lại danh vọng cho chúng ta. Phải thừa nhận một điều, đó chính là thứ hôm nay chúng ta có cầu cũng không được. Không bằng mong đợi thống đốc sẽ xin một khoản kinh phí lớn cho phòng thí nghiệm, và xem khoản tiền này sẽ đưa cho ai.”
Cuối cùng viện nghiên cứu thống nhất đặt một cái tên rất mộc mạc: Viện nghiên cứu Vật lý nguyên tử hạt nhân đại học Hương Cảng.
Sở Vọng cảm thấy như thế cũng tốt.
Từ hôm đó trở đi, cô bắt đầu cẩn thận để ý đến hai tòa soạn kia. Một tuần sau, một tòa soạn ở Hương Cảng đăng tin nói cuối tuần này trên đỉnh núi Thái Bình có thể quan sát được mưa sao băng chòm Nhân Mã, Tin tức này nhanh chóng lan rộng giữa các nam thanh nữ tú ôm mộng đẹp về hiện tượng thiên văn.
Cho đến một hôm nào đó trong lớp Toán học, đột nhiên có người vỗ vào Sở Vọng, truyền một tờ giấy cho cô. Trên đó viết:
Cô Sở Vọng, liệu tôi có đượcvinh hạnh mời cô tối Chủnhật tuần này lên đỉnh núi Thái Bình ngắm mưa sao băng không?
Sở Vọng đọc lướt qua rồi khoanh vào cụm từ mưa sao băng, cầm bút máy đánh dấu bên dưới: Hiện tượng thiên văn về điểm phóng xạ khi các mảnh vụn thiên thể của chòm Nhân Mã sẽ phóng vào bầu khí quyển với tốc độ cao, rồi cũng bị tiêu hủy ngay trong tầng khí quyển chính là điểm thi cuối kỳ.
Ngoài ra: Một số mảnh vụn thiên thể có thể rơi xuống bề mặt trái đất, được gọi là thiên thạch. Bất kể mưa sao băng nào cũng sẽ sót lại thiên thạch chưa bị đốt cháy trong tầng khí quyển. Tôi là người khá nhát gan nên sẽ không đi, còn cậu nếu đi thì hãy chú ý an toàn.
Sau khi tờ giấy được đưa về lại, bạn học nam mỗi lần gặp nhau là lại truyền một tờ giấy kia co giật khóe miệng, sau đó im lặng lui ra.
Sở Vọng thầm ai oán: bạn học à, tôi thật lòng muốn tốt cho bạn thôi. Bỏ qua khả năng có thể đấy sẽ là điểm thi Vật lý của cuối kỳ này, thì tôi khó mà đảm bảo sẽ không nói ra vài chuyện liên quan trong lúc cùng ngắm hiện tượng mảnh vụn thiên thể rơi với cậu: Năm sau có một người đàn ông tên là Edwin Hubble* sẽ quan sát thấy được các thiên hà ở xa đang bay ra xa chúng ta với tốc độ cực nhanh —— đấy chính là sự mở đầu cho lý thuyết vũ trụ giãn nở, mà sự kiện đó bắt đầu vào khoảng hai mươi tỉ năm trước, khi ấy vũ trụ là một thể dày đặc với mật độ lớn đến vô hạn. Về sau xảy ra Vụ nổ lớn, khái niệm thời gian có trước, đến hai mươi tỉ năm sau mới có chúng ta.
(*Nhà thiên văn học người Mỹ Edwin Hubble (1889 – 1953) được cả thế giới tôn vinh là “cha đẻ của ngành vũ trụ học quan sát”.Ông chỉ ra, vũ trụ gồm những Thiên hà đang giãn ra và phồng lên giống như một quả khinh khí cầu lớn không giới hạn, đưa ra bằng chứng đầu tiên cho thuyết Vụ nổ lớn (Big bang) mô tả quá trình hình thành và phát triển của vũ trụ. Những nghiên cứu, phát hiện củaông về vũ trụ đã đặt nền móng cho ngành khoa học về vũ trụ.)
Hoặc là: Ở chòm sao Nhân Mã bắn ra mưa sao băng, nếu chúng ta đi đến đó thì có thể quan sát được trung tâm của hệ ngân hà*.
(*chòm sao Nhân mã nằmở trung tâm Ngân hà, đó là một hố đen siêu lớn.)
Cũng vì thế nên khi Lương Chương và Từ Thiếu Khiêm nói đến chuyện cuối tuần này muốn đến đỉnh núi Thái Bình, cô không chút do dự đồng ý ngay. Chỉ vì trong quá trình quan trắc thiên thể, một trong hai người này có lẽ sẽ đột nhiên nghĩ đến sự tồn tại của sao nơtron hoặc sao đặc.
Rồi cô lại tiếp tục thêm dầu vào lửa, kiểu gì cũng sẽ thành thôi.