Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 44
Bà Cát đề nghị muốn đưa Sở Vọng về biệt thự họ Kiều nhưng bị cô từ chối, cũng không đề nghị thêm. Bà Cát và Tạ Trạch Ích tạm biệt nhau ở bến tàu, Sở Vọng đứng trước bốt điện thoại bên đường gọi điện đến nhà họ Từ, là Từ Thiếu Khiêm nhận máy. Cô gói gọn chuyện có lẽ cha muốn dẫn mình đi châu Âu trong hai ba câu, cũng bày tỏ muốn đến nhà xin ý kiến của giáo sư Từ.
Từ Thiếu Khiêm nghe xong, ừ một tiếng rồi chỉ nói “nếu rảnh thì đến Thuyên Loan giờ luôn đi”, sau đó cúp máy.
Sao lần này thầy ấy nghe máy lại không có phong độ lịch sự của ngày xưa thế?
Sở Vọng cầm ống nghe kêu tiếng tút tút ngẩn người hai giây, sau đó xoay người băng qua phố bắt xe buýt đến quận Thuyên Loan.
Tới nhà họ Từ ở đại lộ Liên Hoa, dì Văn đỡ chị Từ đi ra mở cửa dẫn cô vào nhà, lại nói Từ Thiếu Khiêm nghe máy xong, chỉ để lại một bức thư rồi vội vã ra ngoài.
Cô chia một nửa Côn bố cho dì Văn, xem như là món quà của chuyến đi du lịch. Dì Văn đi ra, chị Từ kéo cô ngồi xuống giường, hỏi: “Nghe nói em sắp đi châu Âu hả?”
Sở Vọng cười đáp: “Vì vẫn chưa chắc chắn lắm nên em mới đến đây, xin giáo sư Từ chỉ điểm một hai.”
“Ngày xưa khi nhắc đến du học, người ta luôn coi bên ngoài đại dương xa xôi là yêu ma quỷ quái ăn thịt người. Tuy hai năm qua đã biết phần lớn người nước ngoài là người văn minh, nhưng nhìn đi nhìn lại cũng không phải môi trường mình quen thuộc. Có điều nếu có cha đi cùng thì sẽ dễ chịu hơn đi một mình.” Chị thở dài, “Kể ra thì, ngày xưa tôi mất đứa con đầu là trên thuyền đến châu Âu…”
Sở Vọng không muốn nhắc lại chuyện đau lòng của chị nên chỉ nói “đợi cơ thể khỏe lại, về sau muốn sinh bao nhiêu đứa thì sinh, ôm con cùng giáo sư Từ” hoặc là “tuy giờ không có, nhưng sau này Từ Văn Quân cũng có thể có được tiền đồ như giáo sư Từ” để an ủi chị.
Lại đâu biết chị Từ nhận định cô chắc chắn sẽ đi châu Âu, thế là không khác gì mở cống nước, nói rất nhiều những lời trước khi chia tay:
“Tôi không biết nhiều chữ, lại càng không biết tiếng Anh, sáu tháng sau khi kết hôn lại hấp tấp đi theo giáo sư Từ của em lên thuyền đến châu Âu. Năm đó tuổi còn trẻ, cũng không có kinh nghiệm nhiều, đâu biết mình đã mang thai? Đi thuyền là đi liền một tháng, trên thuyền có sóng to gió lớn, lại đang ở thời kỳ đầu mang thai, cái thai vẫn chưa ổn định, hôn mê mấy ngày, thế là con ra đi…”
“May mà trên thuyền có sinh viên học y nên mới miễn cưỡng giữ được cái mạng này. Tôi cũng buồn lắm, có điều cảm thấy sau này sinh lại là được, chỉ xót cho giáo sư Từ của em thôi, khi ấy anh vẫn chưa đến 16 tuổi, cứ tưởng sắp mất đi hai người thân, tuyệt vọng chạy khắp thuyền tìm người đến cứu mạng tôi. Về sau giữ được mạng, nhưng vì thuyền chưa cập bến nên mấy ngày liền anh ấy thức trắng, chăm sóc cho tôi. Đó cũng là đại nạn sinh tử dữ dội nhất anh ấy gặp phải, chỉ trong một đêm đã muốn đội trời đạp đất.”
“Nhưng chung quy vẫn là đường đi chòng chành, đến khi tới Anh, bác sĩ Anh Quốc lại không cho nghỉ ngơi điều độ, nằm trong bệnh viện mở cửa sổ tắm gió lạnh uống nước lạnh, nghĩ chắc là ghét tôi lắm, nói gì mà ‘phụ nữ người Anh sinh con xong là có thể xuống giường về nhà’, thậm chí còn nói có thể xuống nước bơi lội gì đó.” Chị Từ thở dài thườn thượt, “Phụ nữ Trung Quốc bao giờ cũng ốm yếu hơn họ, phong tục Trung Quốc cũng khác nước ngoài. Về sau có làm cách gì cũng không có thai, đến khi đi khám bác sĩ mới biết trên người có vấn đề lớn, không thể thụ thai được nữa.”
Thấy Sở Vọng nghiêm mặt, chị lại an ủi cô: “Sau này tôi sẽ chăm lo cho thằng bé Văn Quân, thông minh, tuy bướng bỉnh nhưng cũng là đứa có nghĩa, rất giống giáo sư Từ của em ngày xưa. Tuy nó kiêu căng cực đoan, nhưng cũng thường xuyên khen em đấy. Thằng bé không hay thích người lạ, nếu như em quyết định đi châu Âu, vậy thì trước khi chia tay phải tạm biệt thằng bé đấy.”
Cô biết rõ chị Từ kể chuyện buồn ngày xưa của mình là để dọa cô, để cô biết sợ khó, kỳ thật là muốn giữ cô ở lại.
Sở Vọng bèn mỉm cười, gật đầu thưa: “Chắc chắn rồi ạ.”
Chị Từ nói xong, lúc này mới bảo dì Văn đem bức thư được đặt dưới chặn giấy trên bàn đến cho Sở Vọng. Tổng cộng ba bốn trang giấy trắng mới toanh, kiểu chữ cứng cáp liền mạch, hành văn lưu loát, là bằng chứng cho câu “viết vội rồi đi ra cửa” của chị Từ.
Tạm biệt chị Từ ra về, Sở Vọng đọc thư trên xe buýt.
Gửi Lâm Trí,
Tôi thường xuyên đề nghị sinh viên Hương Cảng ra nước ngoài du học: vì trên mảnh đất thực dân hiện nay, chưa biết rõ quốc gia thế nào, dĩ nhiên nên đặt lợi ích cá nhân lên đầu. Học tập không có trước sau, cần trở thành người tài dẫn đầu.
Đã có người mở đường thì sẽ có người theo sau, sóng sau hơn sóng trước. Cường quốc phương Tây đánh Đông dẹp Bắc, quốc gia dần suy yếu, thế là có phong trào phương Tây ùa vào phương Đông. Còn cây cầu lớn nhất bắc nối đến phương Tây học tập, đương nhiên chính là du học sinh. Sau khi về nước, tôi hay nghe nói du học sinh Nhật chịu rất nhiều vất vả cực khổ. Bắt đầu từ thời nhà Thanh, vì bị “ngoại tộc đô hộ” mà người Trung đã trở thành “dân mất nước” trong miệng người Nhật Bản. Sinh viên Trung Quốc đến Nhật Bản bị giáo dục chủ nghĩa quân phiệt, ở đầu đường lại bị trẻ con Nhật Bản nhục mạ là “con lợn Shina”, “đồ mất nước”. Rất nhiều người vì không chịu nổi sự lăng nhục đó mà phải vất vả tìm đường về nước. Châu Âu văn minh hơn thế nhiều, tuy không giống Nhật nhưng cũng hay tự hỏi: “Rốt cuộc vì sao mình phải đến Anh du học?”
“Vì sao các người không đi học trong nước, mà phải vượt dương xa xôi đến đây học đại học, rốt cuộc là nền giáo dục của các người bị gì vậy?” Đây đúng là câu hỏi làm người ta mất mặt, may mà không có ai hỏi tôi câu này. Tôi vẫn luôn cho rằng, du học là một chuyện bất đắc dĩ, hơn nữa cũng không phải là chuyện vẻ vang gì. Thử nghĩ sâu xa mà xem, như thế cũng là một kiểu sỉ nhục quốc gia còn gì.
Quốc gia đại sự ngày càng tệ hại, chiến loạn liên miên, giáo dục không được phát triển. Con đường học tập khó khăn trăm ngàn, đi học còn sợ khó, người đi du học càng do dự hơn. Đây là một con đường chật hẹp cô độc, nếu như em là con gái tôi, tôi nhất định sẽ cam đoan với em rằng: sau này sẽ có ngày Trung Quốc có những ngôi trường thực thụ để em đi học, để em không phải chịu nỗi nhớ quê nhà hay say sóng. Nhưng em không phải là con gái tôi. Trên danh nghĩa em là học trò của tôi, song em có tự do độc lập, có suy nghĩ của riêng mình, thậm chí em còn là một cá nhân có tự do hơn thế, cần có nhiều tôn trọng.
Nếu như tôi chưa bao giờ đi du học thì sẽ không thể nói ra được lời tâm huyết lần này, càng không có tư cách để góp ý. Tôi biết mình không thể chi phối ý chí của em, chỉ nói ra nhiều cảm tưởng cho em nghe, hy vọng giúp ích được phần nào lúc em đưa ra lựa chọn.
Trước khi quyết định, tôi cũng có một vấn đề đã trằn trọc nhiều năm, hy vọng em có thể suy nghĩ thêm. Hiện tại cuộc chiến tranh luận giữa Tây hóa và Trung hóa, cách tân và bảo thủ ngày càng quyết liệt, Trung Quốc bây giờ rất cần người có kiến thức, không kiêu không hèn để vạch ra một con đường tương lai cho đất nước. Nếu đến châu Âu, tôi tin rằng em sẽ không sống uổng phí thời gian mà làm một người bình thường. Vậy thì cuối cùng cho phép tôi dùng thân phận thầy giáo, xin em suy nghĩ rõ một vấn đề duy nhất: Một nhà vật lý sẽ dốc sức vì đất nước như thế nào?
Chữ của Từ Thiếu Khiêm
Ngày 15 tháng 5
Ngoài ra, nếu em vẫn muốn đến châu Âu, nếu gặp được quái nhân khoa học chuyên soi mói thì hãy phòng bị họ như cách ngày trước em phòng bị tôi, nhớ bảo vệ bản thân thật tốt.
Nhớ kỹ điều này.
***
Ba trang giấy thư cùng một lá thư giới thiệu vào đại học Oxford. Tuy thư viết cho giáo sư Anh Quốc đọc, nhưng trong mỗi phong thư đều viết một hàng: nếu Lâm Trí hoàn thành bậc đại học ở Hương Cảng thì chỉ mất hai năm mà thôi. Còn nếu như cô cầm thư giới thiệu đến Anh Quốc học hết đại học thì kiểu gì cũng mất hơn bốn năm.
Cô cũng từng cân nhắc đến chuyện đó, dĩ nhiên không cần phải chỉ rõ ra. Nhưng nội dung lá thư này của Từ Thiếu Khiêm như hồi chuông cảnh báo, cứ kêu *ong ong* trong đầu cô.
Cô thừa nhận mình chưa bao giờ thật sự suy nghĩ đến vấn đề này. Ở thế kỷ 21, lý do duy nhất cô học tiến sĩ là: trốn tránh công việc. Ở trong thời đại hòa bình đó, hận nước thù nhà, cứu quốc cầu sinh chỉ là những con chữ hư vô mờ mịt. Trong lựa chọn sinh tồn, ích lợi cá nhân sẽ nằm trên lợi ích quốc gia. Đây là lý do vì sao mà sau một thế kỷ, quỹ nghiên cứu khoa học quốc gia bị thiếu hụt, thiết bị thí nghiệm lạc hậu, rất nhiều các nhà nghiên cứu khoa học xuất sắc đều bị các phòng thí nghiệm nước ngoài “đào” đi.
Đây đơn giản chỉ là một quá trình lựa chọn. Chỉ là trong quá trình suy nghĩ để đưa lựa chọn, có lẽ đã lược bớt mục “nước nhà”.
Từ khi tới thế giới này cho đến nay, cô cũng chỉ suy nghĩ từ góc độ của một công dân bé nhỏ, tìm cách tích cóp đủ tiền bạc để thoát ra khỏi đầm rồng hang hổ nhà họ Lâm. Có lẽ một ngày nào đó dựa vào những gì mình biết trước được, có thể làm một bà chủ khu Chuồng Heo* suốt ngày ăn chơi. Nhưng chưa bao giờ có người hỏi cô: Cô cho rằng là một nhà khoa học, bản thân nên dốc sức vì đất nước như thế nào?
(*Nhân vật bà chủ nhà trong phim ‘Tuyệt đỉnh Kungfu’ của Châu Tinh Trì.)
Cô nhớ lại cảnh ở đời trước, khi lần đầu tiên đi xin thị thực du học. Nhân viên thị thực đã hỏi cô một câu: “Vì sao cô muốn đến Anh du học?” Lúc đó cô cho rằng người ta chỉ muốn biết trình độ hiểu biết của cô về văn hóa Anh và mức độ yêu mến của cô với đất nước này, chứ chưa bao giờ suy nghĩ sâu xa.
Cô lại nhớ đến cảnh ngày đầu tiên báo danh đi học. Ở chỗ báo danh có rất nhiều sinh viên ở các nước thế giới thứ ba*: Châu Phi, Mỹ Latinh, Trung Đông và Trung Quốc. Đối với các quốc gia ở thế giới thứ ba, làn sóng du học vẫn chưa kết thúc. Ở thời đại đó của cô, Trung Quốc là đất nước có số du học sinh đông nhất, số lượng sinh viên du học còn nhiều hơn tổng số du học sinh trong thời đại “du học” này. Nhưng nếu nói đến phương diện khác, làn sóng du học vẫn còn kéo dài mãi đến thế kỷ 21 vẫn còn. Nguyên nhân cũng như Từ Thiếu Khiêm nói: Học tập không có trước sau, trở thành người tài dẫn đầu. Cho nên, du học là du học, quốc gia suy yếu tất sẽ đưa sinh viên đi du học, bù vào chỗ thiếu sót của mình – vậy vì sao du học sinh về nước lại không được gọi là cứu quốc?
(*Thế giới thứ ba là từ để chỉ các nước đang phát triển, bất kể hình thức chính trị ra sao.)
Xe buýt chậm rãi đi qua đường Hillwood. Từ trên núi nhìn xuống phong cảnh Hương Cảng thì đúng là không gì hơn: núi non dựa lưng vào Trung Quốc, ban đêm có đèn rực rỡ. Đẹp thì đẹp, nhưng nơi này là thuộc địa. Hương Cảng có phải là Trung Quốc không? Người dân ở đây nói tiếng Quảng, học sinh Trung Quốc đến Hương Cảng nếu muốn trao đổi thì phải dùng tiếng Anh và ra dấu bằng tay – điều này khiến học sinh Trung Quốc thường xuyên cảm thấy khó chịu, cũng hay nói là: cùng là con cháu Viêm Hoàng, cùng học chữ Hán, nhưng sao không phải là của Trung Quốc? Tá điền cày ruộng cho địa chủ, trong thơ ca lại ca tụng đất đai thấm đẫm mồ hôi và máu là của người nông dân vất vả cần cù. Nhưng đất đai có thật sự là của nông dân không? Sở Vọng buồn rầu cảm khái.
Lắc chuông xuống xe ở đường Bá Tước, vội vã chạy lên bậc thềm trước biệt thự nhà họ Kiều. Về nhà đúng ngay giờ ăn tối, bà Kiểu ngạc nhiên: “Sao về sớm vậy?”
Doãn Yên thấy vẻ mặt sầu lo của cô thì cười nói: “Sao, chơi không vui à?”
Chân Chân nhướn mày: “Có lẽ là quên đem quà về nên mới thế.”
Cô đáp qua loa rồi cởi áo khoác ra, giao Côn bố cho dì Triệu. Đang định lên lầu thì bà Kiều lại hỏi: “Hai ngày tới dọn dẹp đồ đạc đi. Hai hôm nữa đến Thượng Hải, có thể sẽ đi thẳng đến Pháp, cho nên cần phải chuẩn bị từ bây giờ.”
Tâm tư Sở Vọng đang đặt vào chuyện khác, vội lên lầu thay áo sơ mi quần trắng, lúc này mới đột nhiên sực nghĩ tới chuyện bà Kiều nói. Thay đồ xong đi xuống lầu, cô xoắn xuýt đứng tại chỗ, nói: “Vậy, cháu không cần phải dọn đồ đâu.”
“Hả?” Bà Kiều ngạc nhiên, “Tuy đồ đạc không quá giá trị, nhưng dù sao cũng là đi xa, nếu mua mới tất cả thì quá tốn kém, hơn nữa cũng không kịp. Chẳng lẽ cháu còn định để cái đầu gỗ của cha cháu nghĩ đến đồ dùng sinh hoạt của con gái các cháu hả? Đi theo chị Từ ra ngoài một chuyến là bắt đầu không để ý đến chuyện trong nhà nữa rồi đúng không?”
Sở Vọng luôn cảm thấy để ý đến chuyện không quan trọng là một chuyện rất làm giảm giá trị bản thân, nên bà Kiều có kỳ lạ cô cũng không bận tâm, chỉ nói thẳng vào vấn đề: “Cháu không định đến châu Âu.”
Từ Thiếu Khiêm nghe xong, ừ một tiếng rồi chỉ nói “nếu rảnh thì đến Thuyên Loan giờ luôn đi”, sau đó cúp máy.
Sao lần này thầy ấy nghe máy lại không có phong độ lịch sự của ngày xưa thế?
Sở Vọng cầm ống nghe kêu tiếng tút tút ngẩn người hai giây, sau đó xoay người băng qua phố bắt xe buýt đến quận Thuyên Loan.
Tới nhà họ Từ ở đại lộ Liên Hoa, dì Văn đỡ chị Từ đi ra mở cửa dẫn cô vào nhà, lại nói Từ Thiếu Khiêm nghe máy xong, chỉ để lại một bức thư rồi vội vã ra ngoài.
Cô chia một nửa Côn bố cho dì Văn, xem như là món quà của chuyến đi du lịch. Dì Văn đi ra, chị Từ kéo cô ngồi xuống giường, hỏi: “Nghe nói em sắp đi châu Âu hả?”
Sở Vọng cười đáp: “Vì vẫn chưa chắc chắn lắm nên em mới đến đây, xin giáo sư Từ chỉ điểm một hai.”
“Ngày xưa khi nhắc đến du học, người ta luôn coi bên ngoài đại dương xa xôi là yêu ma quỷ quái ăn thịt người. Tuy hai năm qua đã biết phần lớn người nước ngoài là người văn minh, nhưng nhìn đi nhìn lại cũng không phải môi trường mình quen thuộc. Có điều nếu có cha đi cùng thì sẽ dễ chịu hơn đi một mình.” Chị thở dài, “Kể ra thì, ngày xưa tôi mất đứa con đầu là trên thuyền đến châu Âu…”
Sở Vọng không muốn nhắc lại chuyện đau lòng của chị nên chỉ nói “đợi cơ thể khỏe lại, về sau muốn sinh bao nhiêu đứa thì sinh, ôm con cùng giáo sư Từ” hoặc là “tuy giờ không có, nhưng sau này Từ Văn Quân cũng có thể có được tiền đồ như giáo sư Từ” để an ủi chị.
Lại đâu biết chị Từ nhận định cô chắc chắn sẽ đi châu Âu, thế là không khác gì mở cống nước, nói rất nhiều những lời trước khi chia tay:
“Tôi không biết nhiều chữ, lại càng không biết tiếng Anh, sáu tháng sau khi kết hôn lại hấp tấp đi theo giáo sư Từ của em lên thuyền đến châu Âu. Năm đó tuổi còn trẻ, cũng không có kinh nghiệm nhiều, đâu biết mình đã mang thai? Đi thuyền là đi liền một tháng, trên thuyền có sóng to gió lớn, lại đang ở thời kỳ đầu mang thai, cái thai vẫn chưa ổn định, hôn mê mấy ngày, thế là con ra đi…”
“May mà trên thuyền có sinh viên học y nên mới miễn cưỡng giữ được cái mạng này. Tôi cũng buồn lắm, có điều cảm thấy sau này sinh lại là được, chỉ xót cho giáo sư Từ của em thôi, khi ấy anh vẫn chưa đến 16 tuổi, cứ tưởng sắp mất đi hai người thân, tuyệt vọng chạy khắp thuyền tìm người đến cứu mạng tôi. Về sau giữ được mạng, nhưng vì thuyền chưa cập bến nên mấy ngày liền anh ấy thức trắng, chăm sóc cho tôi. Đó cũng là đại nạn sinh tử dữ dội nhất anh ấy gặp phải, chỉ trong một đêm đã muốn đội trời đạp đất.”
“Nhưng chung quy vẫn là đường đi chòng chành, đến khi tới Anh, bác sĩ Anh Quốc lại không cho nghỉ ngơi điều độ, nằm trong bệnh viện mở cửa sổ tắm gió lạnh uống nước lạnh, nghĩ chắc là ghét tôi lắm, nói gì mà ‘phụ nữ người Anh sinh con xong là có thể xuống giường về nhà’, thậm chí còn nói có thể xuống nước bơi lội gì đó.” Chị Từ thở dài thườn thượt, “Phụ nữ Trung Quốc bao giờ cũng ốm yếu hơn họ, phong tục Trung Quốc cũng khác nước ngoài. Về sau có làm cách gì cũng không có thai, đến khi đi khám bác sĩ mới biết trên người có vấn đề lớn, không thể thụ thai được nữa.”
Thấy Sở Vọng nghiêm mặt, chị lại an ủi cô: “Sau này tôi sẽ chăm lo cho thằng bé Văn Quân, thông minh, tuy bướng bỉnh nhưng cũng là đứa có nghĩa, rất giống giáo sư Từ của em ngày xưa. Tuy nó kiêu căng cực đoan, nhưng cũng thường xuyên khen em đấy. Thằng bé không hay thích người lạ, nếu như em quyết định đi châu Âu, vậy thì trước khi chia tay phải tạm biệt thằng bé đấy.”
Cô biết rõ chị Từ kể chuyện buồn ngày xưa của mình là để dọa cô, để cô biết sợ khó, kỳ thật là muốn giữ cô ở lại.
Sở Vọng bèn mỉm cười, gật đầu thưa: “Chắc chắn rồi ạ.”
Chị Từ nói xong, lúc này mới bảo dì Văn đem bức thư được đặt dưới chặn giấy trên bàn đến cho Sở Vọng. Tổng cộng ba bốn trang giấy trắng mới toanh, kiểu chữ cứng cáp liền mạch, hành văn lưu loát, là bằng chứng cho câu “viết vội rồi đi ra cửa” của chị Từ.
Tạm biệt chị Từ ra về, Sở Vọng đọc thư trên xe buýt.
Gửi Lâm Trí,
Tôi thường xuyên đề nghị sinh viên Hương Cảng ra nước ngoài du học: vì trên mảnh đất thực dân hiện nay, chưa biết rõ quốc gia thế nào, dĩ nhiên nên đặt lợi ích cá nhân lên đầu. Học tập không có trước sau, cần trở thành người tài dẫn đầu.
Đã có người mở đường thì sẽ có người theo sau, sóng sau hơn sóng trước. Cường quốc phương Tây đánh Đông dẹp Bắc, quốc gia dần suy yếu, thế là có phong trào phương Tây ùa vào phương Đông. Còn cây cầu lớn nhất bắc nối đến phương Tây học tập, đương nhiên chính là du học sinh. Sau khi về nước, tôi hay nghe nói du học sinh Nhật chịu rất nhiều vất vả cực khổ. Bắt đầu từ thời nhà Thanh, vì bị “ngoại tộc đô hộ” mà người Trung đã trở thành “dân mất nước” trong miệng người Nhật Bản. Sinh viên Trung Quốc đến Nhật Bản bị giáo dục chủ nghĩa quân phiệt, ở đầu đường lại bị trẻ con Nhật Bản nhục mạ là “con lợn Shina”, “đồ mất nước”. Rất nhiều người vì không chịu nổi sự lăng nhục đó mà phải vất vả tìm đường về nước. Châu Âu văn minh hơn thế nhiều, tuy không giống Nhật nhưng cũng hay tự hỏi: “Rốt cuộc vì sao mình phải đến Anh du học?”
“Vì sao các người không đi học trong nước, mà phải vượt dương xa xôi đến đây học đại học, rốt cuộc là nền giáo dục của các người bị gì vậy?” Đây đúng là câu hỏi làm người ta mất mặt, may mà không có ai hỏi tôi câu này. Tôi vẫn luôn cho rằng, du học là một chuyện bất đắc dĩ, hơn nữa cũng không phải là chuyện vẻ vang gì. Thử nghĩ sâu xa mà xem, như thế cũng là một kiểu sỉ nhục quốc gia còn gì.
Quốc gia đại sự ngày càng tệ hại, chiến loạn liên miên, giáo dục không được phát triển. Con đường học tập khó khăn trăm ngàn, đi học còn sợ khó, người đi du học càng do dự hơn. Đây là một con đường chật hẹp cô độc, nếu như em là con gái tôi, tôi nhất định sẽ cam đoan với em rằng: sau này sẽ có ngày Trung Quốc có những ngôi trường thực thụ để em đi học, để em không phải chịu nỗi nhớ quê nhà hay say sóng. Nhưng em không phải là con gái tôi. Trên danh nghĩa em là học trò của tôi, song em có tự do độc lập, có suy nghĩ của riêng mình, thậm chí em còn là một cá nhân có tự do hơn thế, cần có nhiều tôn trọng.
Nếu như tôi chưa bao giờ đi du học thì sẽ không thể nói ra được lời tâm huyết lần này, càng không có tư cách để góp ý. Tôi biết mình không thể chi phối ý chí của em, chỉ nói ra nhiều cảm tưởng cho em nghe, hy vọng giúp ích được phần nào lúc em đưa ra lựa chọn.
Trước khi quyết định, tôi cũng có một vấn đề đã trằn trọc nhiều năm, hy vọng em có thể suy nghĩ thêm. Hiện tại cuộc chiến tranh luận giữa Tây hóa và Trung hóa, cách tân và bảo thủ ngày càng quyết liệt, Trung Quốc bây giờ rất cần người có kiến thức, không kiêu không hèn để vạch ra một con đường tương lai cho đất nước. Nếu đến châu Âu, tôi tin rằng em sẽ không sống uổng phí thời gian mà làm một người bình thường. Vậy thì cuối cùng cho phép tôi dùng thân phận thầy giáo, xin em suy nghĩ rõ một vấn đề duy nhất: Một nhà vật lý sẽ dốc sức vì đất nước như thế nào?
Chữ của Từ Thiếu Khiêm
Ngày 15 tháng 5
Ngoài ra, nếu em vẫn muốn đến châu Âu, nếu gặp được quái nhân khoa học chuyên soi mói thì hãy phòng bị họ như cách ngày trước em phòng bị tôi, nhớ bảo vệ bản thân thật tốt.
Nhớ kỹ điều này.
***
Ba trang giấy thư cùng một lá thư giới thiệu vào đại học Oxford. Tuy thư viết cho giáo sư Anh Quốc đọc, nhưng trong mỗi phong thư đều viết một hàng: nếu Lâm Trí hoàn thành bậc đại học ở Hương Cảng thì chỉ mất hai năm mà thôi. Còn nếu như cô cầm thư giới thiệu đến Anh Quốc học hết đại học thì kiểu gì cũng mất hơn bốn năm.
Cô cũng từng cân nhắc đến chuyện đó, dĩ nhiên không cần phải chỉ rõ ra. Nhưng nội dung lá thư này của Từ Thiếu Khiêm như hồi chuông cảnh báo, cứ kêu *ong ong* trong đầu cô.
Cô thừa nhận mình chưa bao giờ thật sự suy nghĩ đến vấn đề này. Ở thế kỷ 21, lý do duy nhất cô học tiến sĩ là: trốn tránh công việc. Ở trong thời đại hòa bình đó, hận nước thù nhà, cứu quốc cầu sinh chỉ là những con chữ hư vô mờ mịt. Trong lựa chọn sinh tồn, ích lợi cá nhân sẽ nằm trên lợi ích quốc gia. Đây là lý do vì sao mà sau một thế kỷ, quỹ nghiên cứu khoa học quốc gia bị thiếu hụt, thiết bị thí nghiệm lạc hậu, rất nhiều các nhà nghiên cứu khoa học xuất sắc đều bị các phòng thí nghiệm nước ngoài “đào” đi.
Đây đơn giản chỉ là một quá trình lựa chọn. Chỉ là trong quá trình suy nghĩ để đưa lựa chọn, có lẽ đã lược bớt mục “nước nhà”.
Từ khi tới thế giới này cho đến nay, cô cũng chỉ suy nghĩ từ góc độ của một công dân bé nhỏ, tìm cách tích cóp đủ tiền bạc để thoát ra khỏi đầm rồng hang hổ nhà họ Lâm. Có lẽ một ngày nào đó dựa vào những gì mình biết trước được, có thể làm một bà chủ khu Chuồng Heo* suốt ngày ăn chơi. Nhưng chưa bao giờ có người hỏi cô: Cô cho rằng là một nhà khoa học, bản thân nên dốc sức vì đất nước như thế nào?
(*Nhân vật bà chủ nhà trong phim ‘Tuyệt đỉnh Kungfu’ của Châu Tinh Trì.)
Cô nhớ lại cảnh ở đời trước, khi lần đầu tiên đi xin thị thực du học. Nhân viên thị thực đã hỏi cô một câu: “Vì sao cô muốn đến Anh du học?” Lúc đó cô cho rằng người ta chỉ muốn biết trình độ hiểu biết của cô về văn hóa Anh và mức độ yêu mến của cô với đất nước này, chứ chưa bao giờ suy nghĩ sâu xa.
Cô lại nhớ đến cảnh ngày đầu tiên báo danh đi học. Ở chỗ báo danh có rất nhiều sinh viên ở các nước thế giới thứ ba*: Châu Phi, Mỹ Latinh, Trung Đông và Trung Quốc. Đối với các quốc gia ở thế giới thứ ba, làn sóng du học vẫn chưa kết thúc. Ở thời đại đó của cô, Trung Quốc là đất nước có số du học sinh đông nhất, số lượng sinh viên du học còn nhiều hơn tổng số du học sinh trong thời đại “du học” này. Nhưng nếu nói đến phương diện khác, làn sóng du học vẫn còn kéo dài mãi đến thế kỷ 21 vẫn còn. Nguyên nhân cũng như Từ Thiếu Khiêm nói: Học tập không có trước sau, trở thành người tài dẫn đầu. Cho nên, du học là du học, quốc gia suy yếu tất sẽ đưa sinh viên đi du học, bù vào chỗ thiếu sót của mình – vậy vì sao du học sinh về nước lại không được gọi là cứu quốc?
(*Thế giới thứ ba là từ để chỉ các nước đang phát triển, bất kể hình thức chính trị ra sao.)
Xe buýt chậm rãi đi qua đường Hillwood. Từ trên núi nhìn xuống phong cảnh Hương Cảng thì đúng là không gì hơn: núi non dựa lưng vào Trung Quốc, ban đêm có đèn rực rỡ. Đẹp thì đẹp, nhưng nơi này là thuộc địa. Hương Cảng có phải là Trung Quốc không? Người dân ở đây nói tiếng Quảng, học sinh Trung Quốc đến Hương Cảng nếu muốn trao đổi thì phải dùng tiếng Anh và ra dấu bằng tay – điều này khiến học sinh Trung Quốc thường xuyên cảm thấy khó chịu, cũng hay nói là: cùng là con cháu Viêm Hoàng, cùng học chữ Hán, nhưng sao không phải là của Trung Quốc? Tá điền cày ruộng cho địa chủ, trong thơ ca lại ca tụng đất đai thấm đẫm mồ hôi và máu là của người nông dân vất vả cần cù. Nhưng đất đai có thật sự là của nông dân không? Sở Vọng buồn rầu cảm khái.
Lắc chuông xuống xe ở đường Bá Tước, vội vã chạy lên bậc thềm trước biệt thự nhà họ Kiều. Về nhà đúng ngay giờ ăn tối, bà Kiểu ngạc nhiên: “Sao về sớm vậy?”
Doãn Yên thấy vẻ mặt sầu lo của cô thì cười nói: “Sao, chơi không vui à?”
Chân Chân nhướn mày: “Có lẽ là quên đem quà về nên mới thế.”
Cô đáp qua loa rồi cởi áo khoác ra, giao Côn bố cho dì Triệu. Đang định lên lầu thì bà Kiều lại hỏi: “Hai ngày tới dọn dẹp đồ đạc đi. Hai hôm nữa đến Thượng Hải, có thể sẽ đi thẳng đến Pháp, cho nên cần phải chuẩn bị từ bây giờ.”
Tâm tư Sở Vọng đang đặt vào chuyện khác, vội lên lầu thay áo sơ mi quần trắng, lúc này mới đột nhiên sực nghĩ tới chuyện bà Kiều nói. Thay đồ xong đi xuống lầu, cô xoắn xuýt đứng tại chỗ, nói: “Vậy, cháu không cần phải dọn đồ đâu.”
“Hả?” Bà Kiều ngạc nhiên, “Tuy đồ đạc không quá giá trị, nhưng dù sao cũng là đi xa, nếu mua mới tất cả thì quá tốn kém, hơn nữa cũng không kịp. Chẳng lẽ cháu còn định để cái đầu gỗ của cha cháu nghĩ đến đồ dùng sinh hoạt của con gái các cháu hả? Đi theo chị Từ ra ngoài một chuyến là bắt đầu không để ý đến chuyện trong nhà nữa rồi đúng không?”
Sở Vọng luôn cảm thấy để ý đến chuyện không quan trọng là một chuyện rất làm giảm giá trị bản thân, nên bà Kiều có kỳ lạ cô cũng không bận tâm, chỉ nói thẳng vào vấn đề: “Cháu không định đến châu Âu.”