Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Giết Con Chim Nhại - Chương 04
Chương 4
Những ngày đi học còn lại của tôi chẳng thuận lợi gì hơn ngày đầu tiên. Thật ra chúng là một đề tài tìm hiểu bất tận từ từ phát triển thành một bài học, trong đó hàng dặm giấy thủ công và bút sáp được bang Alabama chi trả trong những nỗ lực đầy hảo ý nhưng vô ích của nó nhằm dạy cho tôi về Động lực nhóm. Cái mà Jem gọi là Hệ thống thập phân Dewey đã phổ biến khắp trường vào cuối năm học đầu tiên của tôi, cho nên tôi không có cơ hội để so sánh nó với các phương pháp giảng dạy khác. Tôi chỉ có thể nhìn xung quanh: bố Atticus và chú tôi, người học tại nhà, biết mọi thứ - ít ra, những gì người này không biết thì người kia biết. Hơn nữa, tôi không thể không nhận thấy rằng bố tôi đã làm việc nhiều năm trong cơ quan lập pháp bang, lần nào cũng được bầu mà không gặp đối thủ, không bị tác động gì của những điều chỉnh mà các giáo viên của tôi nghĩ là thiết yếu đối với việc phát triển tư cách công dân tốt. Jem, được giáo dục trên cơ sở nửa Thập phân nửa Mũ học dốt 1, có vẻ hoạt động hiệu quả dù một mình hoặc trong một nhóm, nhưng Jem là một điển hình tồi: không một hệ thống kèm cặp nào do con người nghĩ ra lại có thể ngăn anh ấy đừng chúi mũi vào sách vở. Về phần tôi, tôi chẳng biết gì trù những điều thu thập được từ tạp chí Time và đọc mọi thứ vớ được ở nhà, nhưng khi uể oải dịch chuyển theo sinh hoạt nhàm chán của hệ thống trường học hạt Maycomb, tôi không thể không có ấn tượng rằng mình bị lừa lấy mất một cái gì đó. Ngoài những gì tôi không biết, tôi còn không tin rằng mười hai năm chán ngắt không nguôi lại chính là điều mà tiểu bang này muốn dành cho tôi.
Suốt cả năm, tan học trước Jem ba mươi phút, anh còn phải ở lại đến ba giờ, bao giờ tôi cũng chạy ngang nhà Radley thật nhanh, không dừng lại cho đến khi an toàn tới được hàng hiên nhà tôi. Một buổi chiều, khi đang chạy ngang đó, một cái gì đó đập vào mắt tôi và nó đập theo một kiểu khiến tôi phải hít một hơi thật sâu, nhìn quanh một vòng, và quay trở lại.
Hai cây sồi tươi tốt đứng ngay rìa khu đất nhà Radley; rễ chúng lan tới rìa đường khiến nó mấp mô. Có cái gì ở một trong hai cây sồi khiến tôi chú ý.
Mấy tờ giấy bạc nằm trong hốc cây ngay bên trên tầm mắt tôi, nhấp nháy với tôi trong ánh nắng chiều. Tôi nhón got, vội nhìn quanh lần nữa, thò tay vào hốc, và lấy ra hai miếng kẹo cao su không có giấy gói bên ngoài.
Thôi thúc đầu tiên của tôi là cho nó vào miệng ngay tức khắc, nhưng tôi nhớ lại mình đang ở đâu. Tôi chạy về nhà, và tại hàng hiên, tôi xem xét kỹ thứ vừa lượm được. Thanh kẹo trông còn mới. Tôi ngửi và thấy nó tỏa mùi thật thơm. Tôi liếm nó và chờ một lát. Thấy mình không chết tôi nhét nó vào miệng: kẹo Wrigley's Double-Mint.
Khi Jem về nhà anh hỏi tôi lấy đâu ra cục kẹo vậy. Tôi nói với anh là tôi lượm được.
"Đừng ăn những thứ lượm được, Scout."
"Cái này không ở dưới đất, nó nằm trên cây."
Jem hầm hè.
"Thiệt mà. Nó nằm trên cây đằng kia đó, cái cây trên đường đi học về."
"Nhổ nó ra ngay!"
Tôi nhổ nó ra. Dù sao thì vị nó cũng đã nhạt. "Em nhai nó suốt buổi chiều mà có chết đâu, thậm chí không bệnh nữa."
Jem giậm chân. "Bộ mày không biết là mày thậm chí không được sờ vào những cái cây đó sao? Mày sẽ bị chết nếu còn làm vậy!"
"Anh đã từng chạm vào ngôi nhà đó rồi mà!"
"Chuyện đó khác! Đi súc miệng đi - ngay lập tức, nghe không?"
"Không, nó sẽ làm miệng em mất mùi thơm."
"Nếu không tao sẽ méc Calpurnia!"
Để tránh gặp rắc rối với Calpurnia tôi làm theo lời Jem bảo. Vì lý do nào đó, năm học đầu tiên của tôi đã tạo ra một thay đổi lớn trong mối quan hệ của chúng tôi: sự áp chế, bất công, và thói hay xen vào công việc của tôi ở Calpurnia đã dần dần biến thành những lời cằn nhằn phản đối nhẹ nhàng. Về phần tôi, đôi khi tôi phải tốn nhiều nỗ lực, để không chọc giận bà.
Mùa hè sắp đến; Jem và tôi nôn nóng chờ đợi. Mùa hè là mùa tuyệt vời nhất của chúng tôi: ngủ trên chõng ở hiên sau bọc cửa lưới; hoặc thử ngủ trong ngôi nhà trên cây; mùa hè có nhiều thứ ngon để ăn; nó là hàng ngàn màu sắc trên vùng đất khô nóng; nhưng trên hết, mùa hè là có Dill.
Nhà trường cho chúng tôi về sớm vào ngày cuối năm học, tôi và Jem cùng nhau đi bộ về nhà. "Chắc ngày mai thằng Dill sẽ về tới đây," tôi nói.
"Có thể ngày mốt," Jem nói. "Từ Mississippi về đây là hơn một ngày."
Khi chúng tôi đến chỗ cây sồi tại nhà Radley tôi giơ ngón tay chỉ lần thứ một trăm cái lỗ bọng nơi tôi tìm thấy thanh kẹo cao su, cố làm Jem tin rằng tôi đã lượm nó ở đó, và nhận ra mình đang chỉ vào một tờ giấy bạc khác.
"Tao thấy rồi, Scout! Tao thấy rồi..."
Jem nhìn quanh, với lên, và cẩn thận nhét vào túi một gói sáng bóng nhỏ xíu. Chúng tôi chạy về nhà, và ở ngay hàng hiên chúng tôi cùng xem cái hộp nhỏ được làm bằng những miếng giấy bạc gói kẹo cao su. Nó là loại hộp đựng nhẫn cưới, bằng vải nhung tím với một cái móc nhỏ. Jem bật mở cái móc. Bên trong là hai đồng xu được chà sạch và đánh bóng, hai đồng chồng lên nhau. Jem xem xét chúng thật kỹ.
"Đầu da đỏ 2," anh nói. "Một ngàn chín trăm lẻ sáu và Scout, một đồng là năm một ngàn chín trăm. Thứ này là đồ cổ thiệt đây."
"Một ngàn chín trăm," tôi lặp lại. "Tức là..."
"Im nào, tao đang nghĩ."
"Jem, anh có nghĩ đó là chỗ giấu đồ của ai đó không?"
"Đâu có mấy người đi qua đó ngoài tụi mình, trừ khi đó là chỗ giấu đồ của một người lớn nào đó.."
"Người lớn không làm chỗ giấu đồ. Anh có cho là tụi mình nên giữ chúng không, Jem?"
"Tao chưa biết mình có thể làm gì, Scout. Mình trả chúng lại cho ai đây? Tao biết chắc chắn là không có ai đi ngang đó hết. Cecil đi đường nhánh và vòng quanh thị trấn để về nhà."
Cecil Jacobs, sống ở cuối phố chúng tôi, cạnh bưu điện, mỗi ngày đi bộ đường vòng hơn một cây số đến trường để tránh nhà Radley và nhà bà Herry Lafayette Dubose. Bà Dubose sống cách nhà tôi hai căn; dư luận hàng xóm đều cho rằng bà Dubose là bà già xấu xa nhất trên đời. Jem thường không đi ngang nhà bà nếu không có bố Atticus đi cùng.
"Vậy theo anh mình nên làm gì, Jem?"
Người tìm ra là người được phép giữ trừ khi có ai đó chứng minh được quyền sở hữu. Thỉnh thoảng hái một đóa hoa trà, vắt chút sữa nóng từ con bò của cô Maudie Atkinson vào một ngày hè, hái trộm nho của ai đó là một phần trong văn hóa đạo đức của chúng tôi, nhưng tiền lại khác.
"Thế này," Jem nói. "Mình cứ giữ chúng cho đến ngày tựu trường, rồi đi vòng vòng hỏi xem là của ai. Có thể chúng là của đứa nào đi xe buýt - nó quá mừng vì được nghỉ học hôm nay nên quên chúng. Những thứ này phải là của ai đó, tao biết. Thấy nó được đánh bóng cỡ nào không? Chúng được để dành không dám xài."
"Phải, nhưng tại sao ai đó muốn để dành kẹo cao su giống vậy? Anh biết nó không để lâu được mà."
"Tao không biết, Scout. Nhưng những thứ này quan trọng với ai đó..."
"Quan trọng làm sao, Jem...?"
"Đồng xu đầu Da đỏ-chúng có nguồn gốc từ người Da đỏ. Chúng có ma thuật mạnh dữ lắm, chúng đem vận may cho mày. Không như gà rán đến bất ngờ khi mày không tìm kiếm, mà là những thứ như sống lâu và sức khỏe tốt, và qua được những bài kiểm tra sáu tuần... những thứ này thực sự có giá trị với ai đó. Tao sẽ cất chúng trong rương của tao."
Trước khi Jem về phòng mình, anh nhìn hồi lâu vào nhà Radley. Có vẻ như anh đang suy nghĩ tiếp.
Hai ngày sau Dill đến trong vinh quang rực rỡ: nó tự đi xe lửa từ Meridian đến Nhà ga Maycomb (một tước hiệu mang tính danh dự - vì Nhà ga Maycomb nằm trong hạt Abbott) ở đó nó được cô Rachel đón trên một chiếc taxi của Maycomb; nó đã ăn trên toa xe lửa; nó đã thấy hai anh em sinh đôi dính vào nhau cùng xuống xe ở St. Louis và cứ bámbasmo câu chuyện này của nó bất chấp những lời đe dọa. Nó đã thải bỏ cái quần soọc xanh đáng ghét được cài nút vào áo sơ mi và mặc chiếc quần ngắn thực sự có thắt lưng; nó có vẻ to con hơn, không cao hơn,và nói nó đã gặp ba nó. Ba Dill cao hơn bố tụi tôi, ông ta có râu đen (nhọn) và là chủ tịch của Công ty Đường sắt L&N.
"Tao đã giúp tay kỹ sư một thời gian," Dill nói và ngáp.
"Mày làm mọi thứ rối tung lên, Dill. Yên nào," Jem nói. "Bữa nay mình chơi vai gì?"
"Tom, Sam và Dick," Dill nói. "Tụi mình ra sân trước đi." Dill muốn diễn trò Rover Boys bởi vì truyện này có ba vai đứng đắn. Rõ ràng là nó đã chán đóng những vai kỳ cục cho bọn tôi.
"Em chán những nhân vật đó," tôi nói. Tôi chán đóng vai Tom Rover, người bất chợt mấy trí nhớ giữa một buổi chiếu phim và biến khỏi kịch bản cho đến đoạn cuối, khi người ta tìm thấy nó ở Alaska.
"Chế một vở cho tụi mình đi, Jem" tôi nói.
"Tao chán chế truyện lắm rồi."
Mới là những ngày tự do đầu tiên của chúng tôi mà chúng tôi đã chán. Tôi tự hỏi mùa hè này sẽ mang lại điều gì.
Chúng tôi thơ thẩn ra sân trước, ở đó Dill đứng nhìn theo con đường, hướng vào bề mặt ảm đạm của tòa nhà Radley. "Tao-ngửi-thấy-mùi-chết-chóc," nó nói. "Thiệt, tao nói thiệt," nó nói, khi tôi bảo nó im miệng.
"Ý mày là mày đánh hơi được khi có ai sắp chết hả?"
"Không, ý tao là tao có thể nghe mùi ai đó và biết ngay họ có sắp chết hay không. Một bà già dạy tao cách đó." Dill chồm tới ngửi tôi. "Jeans-Louis-Finch, mày sẽ chết trong ba ngày nữa."
"Dill, nếu mày không thôi ngay tao sẽ đá mày trặc giò. Tao nói thiệt đó..."
"Im giùm coi," Jem gằn giọng, "mày làm cứ như mày tin là có Hồn nóng vậy."
"Còn anh làm cứ như là anh không tin," tôi đốp lại.
"Hồn nóng là cái gì vậy?"Dill hỏi.
"Bộ mày chưa hề đi trên một con đường vắng vào ban đêm rồi gặp một chỗ nóng hả?" Jem hỏi Dill. "Hồn nóng là một người không lên thiên đàng được, chỉ mải mê loanh quanh trên những con đường vắng vẻ và nếu mày đi xuyên qua hắn, thì chết mày cũng thành một thứ như vậy, rồi mày sẽ lang thang suốt đêm hút hơi thở của người khác..."
"Làm thế nào để đừng đi xuyên qua một thứ như vậy?"
"Vô phương," Jem nói. "Có khi nó nằm dang ngang trên đường, nhưng nếu phải đi ngang qua mày hãy đọc, Thiên thần sáng láng, sống chết lộn nhau; rời khỏi đường này, đừng hút hơi tao, câu đó làm nó không quấn quanh người mày..."
"Đừng tin lời nào anh ấy nói, Dill," tôi xen vào. "Calpurnia nói đó là đồn đại của người da đen."
Jem nhìn tôi cau có, "Được rồi, tụi mình có tính chơi cái gì hay không?"
"Tụi mình lăn trong lốp xe đi," tôi đề nghị.
Jem thở dài. "Mày biết là tao quá lớn mà."
"Thì anh đẩy."
Tôi chạy ra sân sau và lôi một lốp xe hơi cũ ở dưới lớp ván sàn. Tôi lăn nó ra sân trước. "Em trước," tôi nói.
Dill nói nó phải trước, vì nó mới đến đây.
Jem phân xử, cho tôi được đẩy trước và cho Dill được lăn trong thời gian dài hơn, tôi cuộn mình vào trong lốp xe.
Mãi đến khi việc xảy ra tôi mới biết Jem cáu tôi vì tôi cãi anh vụ Hồn nóng, và anh ấy chờ cơ hội để trả đũa tôi. Anh đã làm thế, bằng cách lấy hết sức đẩy lốp xe theo lề đường. Đất, trời, nhà cửa trộn lẫn thành một khối lộn xộn, tai tôi lùng bùng, tôi thấy ngạt thở. Tôi không thể thò hai tay ra để ngừng lại, chúng bị kẹt chặt giữa ngực và hai gối. Tôi chỉ còn nước hy vọng là Jem chạy nhanh hơn lốp xe và tôi, hoặc một chỗ mấp mô trên lề đường sẽ dừng tôi lại. Tôi nghe tiếng anh ở đằng sau, đuổi theo và la hét.
Lốp xe nảy tưng tưng trên nền sỏi, băng ngang đường, va vào một rào chắn và búng tôi như một nút bật lên trên lề đường. Choáng váng và buồn nôn, tôi nằm trên nền xi măng và lắc đầu, vỗ hai tai cho hết lùng bùng, rồi nghe thấy giọng Jem, "Scout, ra khỏi đó mau lên!"
Tôi nhỏm đầu và thấy những bậc thềm nhà Radley ngay trước mặt. Tôi cứng người.
"Ráng lên, Scout, đừng nằm đó!" Jem gào. "Đứng dậy, nổi không?"
Tôi đứng dậy, run rẩy khi cố trở lại bình thường.
"Lấy lốp xe!" Jem hò hét. "Mang nó theo! Bộ mày không hiểu chuyện gì hết hả?"
Khi định thần lại được, tôi chạy về phía họ nhanh hết mức mà đôi chân run rẩy của tôi có thể làm được.
"Sao mày không lấy nó theo," Jem hét.
"Sao anh không vào mà lấy?" Tôi gào lại.
Jem nín thinh.
"Đi đi, nó đâu xa cổng mấy. Thậm chí anh từng rờ ngôi nhà đó rồi, nhớ không?"
Jem nhìn tôi cau có, nhưng không thể từ chối, anh chạy theo lề đường, giẫm lên vũng nước ngay cổng, xông vào rồi lấy lại lốp xe.
"Thấy chưa?" Jem cau có đầy đắc thắng. "Có gì đâu. Tao nói thiệt. Scout, có khi mày hành động y hệt con gái, thiệt mắc cỡ."
Chuyện còn nhiều hơn mức anh ấy biết, nhưng tôi quyết định không nói với anh.
Calpurnia xuất hiện ngay cửa trước và la lên, "Tới giờ uống nước chanh! Vô nhà mau trước khi nắng nóng thiêu sống mấy đứa!" Nước chanh giữa buổi sáng là một thủ tục mùa hè, Calpurnia bày một bình và ba cái ly ở hàng hiên, sau đó đi làm công việc của bà. Việc không được Jem ưu ái nữa không làm tôi bận tâm lắm. Nước sẽ khôi phục tính hài hước của anh.
Jem uống hết ly thứ hai và vỗ ngực. "Tao biết tụi mình sẽ chơi trò gì rồi," anh tuyên bố. "Trò gì đó mới, một cái gì khác."
"Cái gì?"Dill hỏi.
"Boo Radley."
Đầu Jem đôi lúc thật sáng suốt: anh đã nghĩ ra trò đó để làm cho tôi hiểu rằng anh không sợ nhà Radley dưới bất cứ hình thức nào, để đối lập chủ nghĩa anh hùng không biết sợ của riêng anh với tính nhát gan của tôi.
"Boo Radley? Là sao?" Dill hỏi.
Jem nói, "Scout, mày có thể đóng vai bà Radley..."
"Em tuyên bố nếu em thích. Em không nghĩ..."
"Lảm nhảm gì vậy?" Dill hỏi, "Vẫn còn sợ hả?"
"Hắn có thể ra ngoài vào ban đêm khi tụi mình ngủ hết.." tôi nói.
Jem huýt sáo, "Scout, làm sao hắn biết tụi mình làm cái gì? Với lại tao không nghĩ hắn vẫn ở đó. Hắn chết đã mấy năm rồi, và người ta nhét hắn vào trong ống khói."
Dill nói, "Jem, mày với tao chơi cũng được, còn Scout cứ ngồi coi nếu nó sợ."
Tôi hoàn toàn chắc chắn rằng Boo Radley vẫn ở trong ngôi nhà đó, nhưng tôi không thể chứng minh, và tôi cảm thấy hay nhất là ngậm miệng lại nếu không tôi sẽ bị buộc tội tin vào Hồn nóng, hiện tượng mà tôi không lo ngại vào ban ngày.
Jem phân vai cho chúng tôi: tôi là bà Radley, và những gì tôi phải làm là bước ra quét hàng hiên. Dill là ông già Radley: ông đi tới đi lui trên lề đường và ho khi Jem nói chuyện với ông ta. Jem, dĩ nhiên là Bob: anh ấy luồn dưới những bậc thềm trước nhà và thỉnh thoảng la hét hay tru lên.
Khi mùa hè dần trôi qua, trò đùa của chúng tôi cũng tiến triển. Chúng tôi trau chuốt và hoàn thiện nó, thêm lời thoại và cốt truyện cho đến khi cho ra đời một vở kịch nhỏ mà chúng tôi thay đổi mỗi ngày.
Dill là một kẻ ác của kẻ ác: nó có thể nhập vào bất cứ vai nào phân cho nó, và có vẻ cao nếu chiều cao là một phần của trò tai quái cần phải có. Nó chỉ diễn xuất theo cách dở nhất của nó; cách diễn tệ hại nhất của nó mang tính rùng rợn. Tôi miễn cưỡng đóng vai đủ loại phụ nữ có trong kịch bản. Tôi không bao giờ nghĩ nó vui nhộn như chơi trò Tazan, và mùa hè đó tôi đảm nhận vai diễn với rất nhiều lo lắng mơ hồ bất chấp những bảo đảm của Jem rằng Boo Radley đã chết và không gì có thể đụng được đến tôi khi có anh ấy và Calpurnia vào ban ngày và bố Atticus vào ban đêm.
Jem là một anh hùng bẩm sinh.
Đó là một vở kịch nhỏ ảm đạm, được thêu dệt từ những mẩu chuyện linh tinh và lời đồn đại của hàng xóm: bà Radley thì khá xinh đẹp cho đến khi bà cưới ông Radley và mất hết tiền. Bà cũng rụng gần hết răng, tóc và ngón trỏ tay phải (đóng góp của Dill. Bob đã cắn cụt nó vào một đêm khi hắn không tìm được con mèo hay con sóc nào để ăn); bà ngồi trong phòng khách và khóc suốt, trong khi Bob dần dần mang hết mọi thứ đồ đạc trong nhà đi.
Bộ ba chúng tôi là những đứa trẻ vướng vào rắc rối; tôi là quan tòa xác định di chúc, để thay đổi không khí; Dill dẫn Jem đi và ấn anh ngồi xuống bên dưới những bậc thềm, lấy chổi thọc anh. Jem trở lại khi cần trong bộ dạng cảnh sát trưởng, dân thị trấn các loại, và trong vai cô Stephanie Crawford, người có nhiều chuyện để kể về nhà Radley hơn bất cứ ai ở Maycomb.
Khi đến lúc diễn cảnh chính của Bob, Jem sẽ lẻn vào nhà, ăn cắp cái kéo trong ngăn kéo máy may khi Calpurnia quay đi chỗ khác, sau đó ngồi trên xích đu cắt các tờ báo. Dill sẽ đi ngang qua, ho với Jem, và Jem sẽ giả bộ lao vào đùi Dill. Từ chỗ tôi đứng cảnh đó trông rất thật.
Khi ông Nathan Radley đi ngang chỗ chúng tôi như thường lệ để xuống thị trấn, chúng tôi sẽ đứng im cho đến khi ông đi khuất, rồi tự hỏi ông sẽ làm gì chúng tôi khi ông nghi ngờ. Những hoạt động của chúng tôi tam ngừng khi có bất cứ một người láng giềng nào xuất hiện, và một lần tôi thấy cô Maudie Atkinson bên kia đường nhìn sang chúng tôi, chiếc kéo tỉa hàng rào của cô lơ lửng trên không.
Một ngày nọ chúng tôi say sưa diễn Chương XXV, phần II của vở One Man's Family 3, chúng tôi thấy bố Atticus đứng trên vỉa hè nhìn chúng tôi, vỗ tờ tạp chí cuộn lại vào đầu gối. Mặt trời cho biết đã mười hai giờ trưa.
"Tụi con đang diễn cái trò gì vậy?" Ông hỏi.
"Đâu có gì,"Jem đáp.
Câu trả lời né tránh của Jem cho tôi biết trò chơi của chúng tôi là một bí mật, vì vậy tôi im lặng.
"Vậy tụi con làm gì với cái kéo đó? Sao lại xé nát tờ báo kia vậy? Nếu là tờ báo hôm nay bố sẽ cho tụi con ăn đòn đó."
"Không có gì."
"Không có gì là sao?" Bố Atticus hỏi.
"Không có gì đâu bố."
"Đưa bố cái kéo," bố Atticus nói. "Nó đâu phải là thứ để con chơi. Bộ trò này không dính dáng gì đến nhà Radlay hả?"
"Không, nố," Jem nói, đỏ mặt.
"Bố hy vọng là không," ông nói cụt ngủn, rồi bỏ vào trong nhà.
"Je-m.."
"Im mồm! Bố mới vào phòng khách, trong đó bố có thể nghe tiếng tụi mình."
Ra tới chỗ an toàn ngoài sân, Dill hỏi Jem liệu chúng tôi có thể chơi nữa không.
"Tao không biết. Bố Atticus không nói tụi mình không được chơi..."
"Jem," tôi nói, "em thấy chắc bố Atticus biết."
"Bố không biết đâu. Nếu biết bố đã nói là biết rồi."
Tôi không chắc thế, nhưng Jem bảo tôi là con gái, rằng con gái luôn luôn tưởng tượng ra mọi thứ, đó là lý do tại sao người ta ghét con gái như thế, và nếu tôi còn cứ cư xử như một đứa con gái tôi có thể cút xéo và tìm đứa nào khác mà chơi chung.
"Được rồi, anh cứ giữ ý kiến của mình đi," tôi nói. "Rồi anh sẽ thấy."
Việc bố Atticus xuất hiện là lý do thứ hai khiến tôi muốn bỏ trò chơi này. Lý do thứ nhất xảy ra vào ngày tôi lăn vào sân trước nhà Radley. Lẫn trong cơn choáng váng, cơn buồn nôn và tiếng Jem rú, tôi đã nghe một âm thanh khác, trầm đến độ tôi không nghe thấy nó nếu ở vỉa hè. Có ai đó trong nhà đang cười.
--------------------------------
1
Mũ giấy hình chóp, ngày xưa được đội như một hình phạt cho học sinh không làm bài tập.
2
Đó là đồng một xu, một mặt đúc nổi hình đầu một người Da đỏ.
3
Gia đình của một người: vở kịch truyền thanh nhiều kỳ bắt đầu từ tháng Tư năm 1932 kéo dài đến tháng Năm năm 1959 với 3.256 buổi phát thanh, cực kỳ ăn khách suốt ba thập niên. Vở này có cấu trúc nhân vật tương tự chuyện nhà Radley.
Những ngày đi học còn lại của tôi chẳng thuận lợi gì hơn ngày đầu tiên. Thật ra chúng là một đề tài tìm hiểu bất tận từ từ phát triển thành một bài học, trong đó hàng dặm giấy thủ công và bút sáp được bang Alabama chi trả trong những nỗ lực đầy hảo ý nhưng vô ích của nó nhằm dạy cho tôi về Động lực nhóm. Cái mà Jem gọi là Hệ thống thập phân Dewey đã phổ biến khắp trường vào cuối năm học đầu tiên của tôi, cho nên tôi không có cơ hội để so sánh nó với các phương pháp giảng dạy khác. Tôi chỉ có thể nhìn xung quanh: bố Atticus và chú tôi, người học tại nhà, biết mọi thứ - ít ra, những gì người này không biết thì người kia biết. Hơn nữa, tôi không thể không nhận thấy rằng bố tôi đã làm việc nhiều năm trong cơ quan lập pháp bang, lần nào cũng được bầu mà không gặp đối thủ, không bị tác động gì của những điều chỉnh mà các giáo viên của tôi nghĩ là thiết yếu đối với việc phát triển tư cách công dân tốt. Jem, được giáo dục trên cơ sở nửa Thập phân nửa Mũ học dốt 1, có vẻ hoạt động hiệu quả dù một mình hoặc trong một nhóm, nhưng Jem là một điển hình tồi: không một hệ thống kèm cặp nào do con người nghĩ ra lại có thể ngăn anh ấy đừng chúi mũi vào sách vở. Về phần tôi, tôi chẳng biết gì trù những điều thu thập được từ tạp chí Time và đọc mọi thứ vớ được ở nhà, nhưng khi uể oải dịch chuyển theo sinh hoạt nhàm chán của hệ thống trường học hạt Maycomb, tôi không thể không có ấn tượng rằng mình bị lừa lấy mất một cái gì đó. Ngoài những gì tôi không biết, tôi còn không tin rằng mười hai năm chán ngắt không nguôi lại chính là điều mà tiểu bang này muốn dành cho tôi.
Suốt cả năm, tan học trước Jem ba mươi phút, anh còn phải ở lại đến ba giờ, bao giờ tôi cũng chạy ngang nhà Radley thật nhanh, không dừng lại cho đến khi an toàn tới được hàng hiên nhà tôi. Một buổi chiều, khi đang chạy ngang đó, một cái gì đó đập vào mắt tôi và nó đập theo một kiểu khiến tôi phải hít một hơi thật sâu, nhìn quanh một vòng, và quay trở lại.
Hai cây sồi tươi tốt đứng ngay rìa khu đất nhà Radley; rễ chúng lan tới rìa đường khiến nó mấp mô. Có cái gì ở một trong hai cây sồi khiến tôi chú ý.
Mấy tờ giấy bạc nằm trong hốc cây ngay bên trên tầm mắt tôi, nhấp nháy với tôi trong ánh nắng chiều. Tôi nhón got, vội nhìn quanh lần nữa, thò tay vào hốc, và lấy ra hai miếng kẹo cao su không có giấy gói bên ngoài.
Thôi thúc đầu tiên của tôi là cho nó vào miệng ngay tức khắc, nhưng tôi nhớ lại mình đang ở đâu. Tôi chạy về nhà, và tại hàng hiên, tôi xem xét kỹ thứ vừa lượm được. Thanh kẹo trông còn mới. Tôi ngửi và thấy nó tỏa mùi thật thơm. Tôi liếm nó và chờ một lát. Thấy mình không chết tôi nhét nó vào miệng: kẹo Wrigley's Double-Mint.
Khi Jem về nhà anh hỏi tôi lấy đâu ra cục kẹo vậy. Tôi nói với anh là tôi lượm được.
"Đừng ăn những thứ lượm được, Scout."
"Cái này không ở dưới đất, nó nằm trên cây."
Jem hầm hè.
"Thiệt mà. Nó nằm trên cây đằng kia đó, cái cây trên đường đi học về."
"Nhổ nó ra ngay!"
Tôi nhổ nó ra. Dù sao thì vị nó cũng đã nhạt. "Em nhai nó suốt buổi chiều mà có chết đâu, thậm chí không bệnh nữa."
Jem giậm chân. "Bộ mày không biết là mày thậm chí không được sờ vào những cái cây đó sao? Mày sẽ bị chết nếu còn làm vậy!"
"Anh đã từng chạm vào ngôi nhà đó rồi mà!"
"Chuyện đó khác! Đi súc miệng đi - ngay lập tức, nghe không?"
"Không, nó sẽ làm miệng em mất mùi thơm."
"Nếu không tao sẽ méc Calpurnia!"
Để tránh gặp rắc rối với Calpurnia tôi làm theo lời Jem bảo. Vì lý do nào đó, năm học đầu tiên của tôi đã tạo ra một thay đổi lớn trong mối quan hệ của chúng tôi: sự áp chế, bất công, và thói hay xen vào công việc của tôi ở Calpurnia đã dần dần biến thành những lời cằn nhằn phản đối nhẹ nhàng. Về phần tôi, đôi khi tôi phải tốn nhiều nỗ lực, để không chọc giận bà.
Mùa hè sắp đến; Jem và tôi nôn nóng chờ đợi. Mùa hè là mùa tuyệt vời nhất của chúng tôi: ngủ trên chõng ở hiên sau bọc cửa lưới; hoặc thử ngủ trong ngôi nhà trên cây; mùa hè có nhiều thứ ngon để ăn; nó là hàng ngàn màu sắc trên vùng đất khô nóng; nhưng trên hết, mùa hè là có Dill.
Nhà trường cho chúng tôi về sớm vào ngày cuối năm học, tôi và Jem cùng nhau đi bộ về nhà. "Chắc ngày mai thằng Dill sẽ về tới đây," tôi nói.
"Có thể ngày mốt," Jem nói. "Từ Mississippi về đây là hơn một ngày."
Khi chúng tôi đến chỗ cây sồi tại nhà Radley tôi giơ ngón tay chỉ lần thứ một trăm cái lỗ bọng nơi tôi tìm thấy thanh kẹo cao su, cố làm Jem tin rằng tôi đã lượm nó ở đó, và nhận ra mình đang chỉ vào một tờ giấy bạc khác.
"Tao thấy rồi, Scout! Tao thấy rồi..."
Jem nhìn quanh, với lên, và cẩn thận nhét vào túi một gói sáng bóng nhỏ xíu. Chúng tôi chạy về nhà, và ở ngay hàng hiên chúng tôi cùng xem cái hộp nhỏ được làm bằng những miếng giấy bạc gói kẹo cao su. Nó là loại hộp đựng nhẫn cưới, bằng vải nhung tím với một cái móc nhỏ. Jem bật mở cái móc. Bên trong là hai đồng xu được chà sạch và đánh bóng, hai đồng chồng lên nhau. Jem xem xét chúng thật kỹ.
"Đầu da đỏ 2," anh nói. "Một ngàn chín trăm lẻ sáu và Scout, một đồng là năm một ngàn chín trăm. Thứ này là đồ cổ thiệt đây."
"Một ngàn chín trăm," tôi lặp lại. "Tức là..."
"Im nào, tao đang nghĩ."
"Jem, anh có nghĩ đó là chỗ giấu đồ của ai đó không?"
"Đâu có mấy người đi qua đó ngoài tụi mình, trừ khi đó là chỗ giấu đồ của một người lớn nào đó.."
"Người lớn không làm chỗ giấu đồ. Anh có cho là tụi mình nên giữ chúng không, Jem?"
"Tao chưa biết mình có thể làm gì, Scout. Mình trả chúng lại cho ai đây? Tao biết chắc chắn là không có ai đi ngang đó hết. Cecil đi đường nhánh và vòng quanh thị trấn để về nhà."
Cecil Jacobs, sống ở cuối phố chúng tôi, cạnh bưu điện, mỗi ngày đi bộ đường vòng hơn một cây số đến trường để tránh nhà Radley và nhà bà Herry Lafayette Dubose. Bà Dubose sống cách nhà tôi hai căn; dư luận hàng xóm đều cho rằng bà Dubose là bà già xấu xa nhất trên đời. Jem thường không đi ngang nhà bà nếu không có bố Atticus đi cùng.
"Vậy theo anh mình nên làm gì, Jem?"
Người tìm ra là người được phép giữ trừ khi có ai đó chứng minh được quyền sở hữu. Thỉnh thoảng hái một đóa hoa trà, vắt chút sữa nóng từ con bò của cô Maudie Atkinson vào một ngày hè, hái trộm nho của ai đó là một phần trong văn hóa đạo đức của chúng tôi, nhưng tiền lại khác.
"Thế này," Jem nói. "Mình cứ giữ chúng cho đến ngày tựu trường, rồi đi vòng vòng hỏi xem là của ai. Có thể chúng là của đứa nào đi xe buýt - nó quá mừng vì được nghỉ học hôm nay nên quên chúng. Những thứ này phải là của ai đó, tao biết. Thấy nó được đánh bóng cỡ nào không? Chúng được để dành không dám xài."
"Phải, nhưng tại sao ai đó muốn để dành kẹo cao su giống vậy? Anh biết nó không để lâu được mà."
"Tao không biết, Scout. Nhưng những thứ này quan trọng với ai đó..."
"Quan trọng làm sao, Jem...?"
"Đồng xu đầu Da đỏ-chúng có nguồn gốc từ người Da đỏ. Chúng có ma thuật mạnh dữ lắm, chúng đem vận may cho mày. Không như gà rán đến bất ngờ khi mày không tìm kiếm, mà là những thứ như sống lâu và sức khỏe tốt, và qua được những bài kiểm tra sáu tuần... những thứ này thực sự có giá trị với ai đó. Tao sẽ cất chúng trong rương của tao."
Trước khi Jem về phòng mình, anh nhìn hồi lâu vào nhà Radley. Có vẻ như anh đang suy nghĩ tiếp.
Hai ngày sau Dill đến trong vinh quang rực rỡ: nó tự đi xe lửa từ Meridian đến Nhà ga Maycomb (một tước hiệu mang tính danh dự - vì Nhà ga Maycomb nằm trong hạt Abbott) ở đó nó được cô Rachel đón trên một chiếc taxi của Maycomb; nó đã ăn trên toa xe lửa; nó đã thấy hai anh em sinh đôi dính vào nhau cùng xuống xe ở St. Louis và cứ bámbasmo câu chuyện này của nó bất chấp những lời đe dọa. Nó đã thải bỏ cái quần soọc xanh đáng ghét được cài nút vào áo sơ mi và mặc chiếc quần ngắn thực sự có thắt lưng; nó có vẻ to con hơn, không cao hơn,và nói nó đã gặp ba nó. Ba Dill cao hơn bố tụi tôi, ông ta có râu đen (nhọn) và là chủ tịch của Công ty Đường sắt L&N.
"Tao đã giúp tay kỹ sư một thời gian," Dill nói và ngáp.
"Mày làm mọi thứ rối tung lên, Dill. Yên nào," Jem nói. "Bữa nay mình chơi vai gì?"
"Tom, Sam và Dick," Dill nói. "Tụi mình ra sân trước đi." Dill muốn diễn trò Rover Boys bởi vì truyện này có ba vai đứng đắn. Rõ ràng là nó đã chán đóng những vai kỳ cục cho bọn tôi.
"Em chán những nhân vật đó," tôi nói. Tôi chán đóng vai Tom Rover, người bất chợt mấy trí nhớ giữa một buổi chiếu phim và biến khỏi kịch bản cho đến đoạn cuối, khi người ta tìm thấy nó ở Alaska.
"Chế một vở cho tụi mình đi, Jem" tôi nói.
"Tao chán chế truyện lắm rồi."
Mới là những ngày tự do đầu tiên của chúng tôi mà chúng tôi đã chán. Tôi tự hỏi mùa hè này sẽ mang lại điều gì.
Chúng tôi thơ thẩn ra sân trước, ở đó Dill đứng nhìn theo con đường, hướng vào bề mặt ảm đạm của tòa nhà Radley. "Tao-ngửi-thấy-mùi-chết-chóc," nó nói. "Thiệt, tao nói thiệt," nó nói, khi tôi bảo nó im miệng.
"Ý mày là mày đánh hơi được khi có ai sắp chết hả?"
"Không, ý tao là tao có thể nghe mùi ai đó và biết ngay họ có sắp chết hay không. Một bà già dạy tao cách đó." Dill chồm tới ngửi tôi. "Jeans-Louis-Finch, mày sẽ chết trong ba ngày nữa."
"Dill, nếu mày không thôi ngay tao sẽ đá mày trặc giò. Tao nói thiệt đó..."
"Im giùm coi," Jem gằn giọng, "mày làm cứ như mày tin là có Hồn nóng vậy."
"Còn anh làm cứ như là anh không tin," tôi đốp lại.
"Hồn nóng là cái gì vậy?"Dill hỏi.
"Bộ mày chưa hề đi trên một con đường vắng vào ban đêm rồi gặp một chỗ nóng hả?" Jem hỏi Dill. "Hồn nóng là một người không lên thiên đàng được, chỉ mải mê loanh quanh trên những con đường vắng vẻ và nếu mày đi xuyên qua hắn, thì chết mày cũng thành một thứ như vậy, rồi mày sẽ lang thang suốt đêm hút hơi thở của người khác..."
"Làm thế nào để đừng đi xuyên qua một thứ như vậy?"
"Vô phương," Jem nói. "Có khi nó nằm dang ngang trên đường, nhưng nếu phải đi ngang qua mày hãy đọc, Thiên thần sáng láng, sống chết lộn nhau; rời khỏi đường này, đừng hút hơi tao, câu đó làm nó không quấn quanh người mày..."
"Đừng tin lời nào anh ấy nói, Dill," tôi xen vào. "Calpurnia nói đó là đồn đại của người da đen."
Jem nhìn tôi cau có, "Được rồi, tụi mình có tính chơi cái gì hay không?"
"Tụi mình lăn trong lốp xe đi," tôi đề nghị.
Jem thở dài. "Mày biết là tao quá lớn mà."
"Thì anh đẩy."
Tôi chạy ra sân sau và lôi một lốp xe hơi cũ ở dưới lớp ván sàn. Tôi lăn nó ra sân trước. "Em trước," tôi nói.
Dill nói nó phải trước, vì nó mới đến đây.
Jem phân xử, cho tôi được đẩy trước và cho Dill được lăn trong thời gian dài hơn, tôi cuộn mình vào trong lốp xe.
Mãi đến khi việc xảy ra tôi mới biết Jem cáu tôi vì tôi cãi anh vụ Hồn nóng, và anh ấy chờ cơ hội để trả đũa tôi. Anh đã làm thế, bằng cách lấy hết sức đẩy lốp xe theo lề đường. Đất, trời, nhà cửa trộn lẫn thành một khối lộn xộn, tai tôi lùng bùng, tôi thấy ngạt thở. Tôi không thể thò hai tay ra để ngừng lại, chúng bị kẹt chặt giữa ngực và hai gối. Tôi chỉ còn nước hy vọng là Jem chạy nhanh hơn lốp xe và tôi, hoặc một chỗ mấp mô trên lề đường sẽ dừng tôi lại. Tôi nghe tiếng anh ở đằng sau, đuổi theo và la hét.
Lốp xe nảy tưng tưng trên nền sỏi, băng ngang đường, va vào một rào chắn và búng tôi như một nút bật lên trên lề đường. Choáng váng và buồn nôn, tôi nằm trên nền xi măng và lắc đầu, vỗ hai tai cho hết lùng bùng, rồi nghe thấy giọng Jem, "Scout, ra khỏi đó mau lên!"
Tôi nhỏm đầu và thấy những bậc thềm nhà Radley ngay trước mặt. Tôi cứng người.
"Ráng lên, Scout, đừng nằm đó!" Jem gào. "Đứng dậy, nổi không?"
Tôi đứng dậy, run rẩy khi cố trở lại bình thường.
"Lấy lốp xe!" Jem hò hét. "Mang nó theo! Bộ mày không hiểu chuyện gì hết hả?"
Khi định thần lại được, tôi chạy về phía họ nhanh hết mức mà đôi chân run rẩy của tôi có thể làm được.
"Sao mày không lấy nó theo," Jem hét.
"Sao anh không vào mà lấy?" Tôi gào lại.
Jem nín thinh.
"Đi đi, nó đâu xa cổng mấy. Thậm chí anh từng rờ ngôi nhà đó rồi, nhớ không?"
Jem nhìn tôi cau có, nhưng không thể từ chối, anh chạy theo lề đường, giẫm lên vũng nước ngay cổng, xông vào rồi lấy lại lốp xe.
"Thấy chưa?" Jem cau có đầy đắc thắng. "Có gì đâu. Tao nói thiệt. Scout, có khi mày hành động y hệt con gái, thiệt mắc cỡ."
Chuyện còn nhiều hơn mức anh ấy biết, nhưng tôi quyết định không nói với anh.
Calpurnia xuất hiện ngay cửa trước và la lên, "Tới giờ uống nước chanh! Vô nhà mau trước khi nắng nóng thiêu sống mấy đứa!" Nước chanh giữa buổi sáng là một thủ tục mùa hè, Calpurnia bày một bình và ba cái ly ở hàng hiên, sau đó đi làm công việc của bà. Việc không được Jem ưu ái nữa không làm tôi bận tâm lắm. Nước sẽ khôi phục tính hài hước của anh.
Jem uống hết ly thứ hai và vỗ ngực. "Tao biết tụi mình sẽ chơi trò gì rồi," anh tuyên bố. "Trò gì đó mới, một cái gì khác."
"Cái gì?"Dill hỏi.
"Boo Radley."
Đầu Jem đôi lúc thật sáng suốt: anh đã nghĩ ra trò đó để làm cho tôi hiểu rằng anh không sợ nhà Radley dưới bất cứ hình thức nào, để đối lập chủ nghĩa anh hùng không biết sợ của riêng anh với tính nhát gan của tôi.
"Boo Radley? Là sao?" Dill hỏi.
Jem nói, "Scout, mày có thể đóng vai bà Radley..."
"Em tuyên bố nếu em thích. Em không nghĩ..."
"Lảm nhảm gì vậy?" Dill hỏi, "Vẫn còn sợ hả?"
"Hắn có thể ra ngoài vào ban đêm khi tụi mình ngủ hết.." tôi nói.
Jem huýt sáo, "Scout, làm sao hắn biết tụi mình làm cái gì? Với lại tao không nghĩ hắn vẫn ở đó. Hắn chết đã mấy năm rồi, và người ta nhét hắn vào trong ống khói."
Dill nói, "Jem, mày với tao chơi cũng được, còn Scout cứ ngồi coi nếu nó sợ."
Tôi hoàn toàn chắc chắn rằng Boo Radley vẫn ở trong ngôi nhà đó, nhưng tôi không thể chứng minh, và tôi cảm thấy hay nhất là ngậm miệng lại nếu không tôi sẽ bị buộc tội tin vào Hồn nóng, hiện tượng mà tôi không lo ngại vào ban ngày.
Jem phân vai cho chúng tôi: tôi là bà Radley, và những gì tôi phải làm là bước ra quét hàng hiên. Dill là ông già Radley: ông đi tới đi lui trên lề đường và ho khi Jem nói chuyện với ông ta. Jem, dĩ nhiên là Bob: anh ấy luồn dưới những bậc thềm trước nhà và thỉnh thoảng la hét hay tru lên.
Khi mùa hè dần trôi qua, trò đùa của chúng tôi cũng tiến triển. Chúng tôi trau chuốt và hoàn thiện nó, thêm lời thoại và cốt truyện cho đến khi cho ra đời một vở kịch nhỏ mà chúng tôi thay đổi mỗi ngày.
Dill là một kẻ ác của kẻ ác: nó có thể nhập vào bất cứ vai nào phân cho nó, và có vẻ cao nếu chiều cao là một phần của trò tai quái cần phải có. Nó chỉ diễn xuất theo cách dở nhất của nó; cách diễn tệ hại nhất của nó mang tính rùng rợn. Tôi miễn cưỡng đóng vai đủ loại phụ nữ có trong kịch bản. Tôi không bao giờ nghĩ nó vui nhộn như chơi trò Tazan, và mùa hè đó tôi đảm nhận vai diễn với rất nhiều lo lắng mơ hồ bất chấp những bảo đảm của Jem rằng Boo Radley đã chết và không gì có thể đụng được đến tôi khi có anh ấy và Calpurnia vào ban ngày và bố Atticus vào ban đêm.
Jem là một anh hùng bẩm sinh.
Đó là một vở kịch nhỏ ảm đạm, được thêu dệt từ những mẩu chuyện linh tinh và lời đồn đại của hàng xóm: bà Radley thì khá xinh đẹp cho đến khi bà cưới ông Radley và mất hết tiền. Bà cũng rụng gần hết răng, tóc và ngón trỏ tay phải (đóng góp của Dill. Bob đã cắn cụt nó vào một đêm khi hắn không tìm được con mèo hay con sóc nào để ăn); bà ngồi trong phòng khách và khóc suốt, trong khi Bob dần dần mang hết mọi thứ đồ đạc trong nhà đi.
Bộ ba chúng tôi là những đứa trẻ vướng vào rắc rối; tôi là quan tòa xác định di chúc, để thay đổi không khí; Dill dẫn Jem đi và ấn anh ngồi xuống bên dưới những bậc thềm, lấy chổi thọc anh. Jem trở lại khi cần trong bộ dạng cảnh sát trưởng, dân thị trấn các loại, và trong vai cô Stephanie Crawford, người có nhiều chuyện để kể về nhà Radley hơn bất cứ ai ở Maycomb.
Khi đến lúc diễn cảnh chính của Bob, Jem sẽ lẻn vào nhà, ăn cắp cái kéo trong ngăn kéo máy may khi Calpurnia quay đi chỗ khác, sau đó ngồi trên xích đu cắt các tờ báo. Dill sẽ đi ngang qua, ho với Jem, và Jem sẽ giả bộ lao vào đùi Dill. Từ chỗ tôi đứng cảnh đó trông rất thật.
Khi ông Nathan Radley đi ngang chỗ chúng tôi như thường lệ để xuống thị trấn, chúng tôi sẽ đứng im cho đến khi ông đi khuất, rồi tự hỏi ông sẽ làm gì chúng tôi khi ông nghi ngờ. Những hoạt động của chúng tôi tam ngừng khi có bất cứ một người láng giềng nào xuất hiện, và một lần tôi thấy cô Maudie Atkinson bên kia đường nhìn sang chúng tôi, chiếc kéo tỉa hàng rào của cô lơ lửng trên không.
Một ngày nọ chúng tôi say sưa diễn Chương XXV, phần II của vở One Man's Family 3, chúng tôi thấy bố Atticus đứng trên vỉa hè nhìn chúng tôi, vỗ tờ tạp chí cuộn lại vào đầu gối. Mặt trời cho biết đã mười hai giờ trưa.
"Tụi con đang diễn cái trò gì vậy?" Ông hỏi.
"Đâu có gì,"Jem đáp.
Câu trả lời né tránh của Jem cho tôi biết trò chơi của chúng tôi là một bí mật, vì vậy tôi im lặng.
"Vậy tụi con làm gì với cái kéo đó? Sao lại xé nát tờ báo kia vậy? Nếu là tờ báo hôm nay bố sẽ cho tụi con ăn đòn đó."
"Không có gì."
"Không có gì là sao?" Bố Atticus hỏi.
"Không có gì đâu bố."
"Đưa bố cái kéo," bố Atticus nói. "Nó đâu phải là thứ để con chơi. Bộ trò này không dính dáng gì đến nhà Radlay hả?"
"Không, nố," Jem nói, đỏ mặt.
"Bố hy vọng là không," ông nói cụt ngủn, rồi bỏ vào trong nhà.
"Je-m.."
"Im mồm! Bố mới vào phòng khách, trong đó bố có thể nghe tiếng tụi mình."
Ra tới chỗ an toàn ngoài sân, Dill hỏi Jem liệu chúng tôi có thể chơi nữa không.
"Tao không biết. Bố Atticus không nói tụi mình không được chơi..."
"Jem," tôi nói, "em thấy chắc bố Atticus biết."
"Bố không biết đâu. Nếu biết bố đã nói là biết rồi."
Tôi không chắc thế, nhưng Jem bảo tôi là con gái, rằng con gái luôn luôn tưởng tượng ra mọi thứ, đó là lý do tại sao người ta ghét con gái như thế, và nếu tôi còn cứ cư xử như một đứa con gái tôi có thể cút xéo và tìm đứa nào khác mà chơi chung.
"Được rồi, anh cứ giữ ý kiến của mình đi," tôi nói. "Rồi anh sẽ thấy."
Việc bố Atticus xuất hiện là lý do thứ hai khiến tôi muốn bỏ trò chơi này. Lý do thứ nhất xảy ra vào ngày tôi lăn vào sân trước nhà Radley. Lẫn trong cơn choáng váng, cơn buồn nôn và tiếng Jem rú, tôi đã nghe một âm thanh khác, trầm đến độ tôi không nghe thấy nó nếu ở vỉa hè. Có ai đó trong nhà đang cười.
--------------------------------
1
Mũ giấy hình chóp, ngày xưa được đội như một hình phạt cho học sinh không làm bài tập.
2
Đó là đồng một xu, một mặt đúc nổi hình đầu một người Da đỏ.
3
Gia đình của một người: vở kịch truyền thanh nhiều kỳ bắt đầu từ tháng Tư năm 1932 kéo dài đến tháng Năm năm 1959 với 3.256 buổi phát thanh, cực kỳ ăn khách suốt ba thập niên. Vở này có cấu trúc nhân vật tương tự chuyện nhà Radley.