Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Giết Con Chim Nhại - Chương 01
Tặng ông Lee và Alice vì Tình yêu
và sự trìu mến
Chương 1
Khi sắp mười ba tuổi, anh trai Jem của tôi bị gãy ngay khuỷu tay. Khi lành lại, nỗi sợ không bao giờ có thể chơi bóng được nữa của Jem đã dịu bớt, anh ít nghĩ ngợi về thương tật của mình. Cánh tay trái của anh hơi ngắn hơn cánh tay phải; khi đứng hoặc đi, mu bàn tay anh cứ thẳng góc với thân mình, ngón cái song song với đùi. Anh hoàn toàn không quan tâm, miễn là anh còn chuyền và lốp bóng được.
Sau nhiều năm tháng trôi qua đủ để giúp chúng tôi nhìn lại, đôi khi chúng tôi bàn bạc về những sự kiện đưa đẩy đến tai nạn này. Tôi vẫn cho rằng tất cả là do nhà Ewell, nhưng Jem, lớn tôi bốn tuổi, lại bảo chuyện này đã bắt đầu từ trước đó rất lâu. Anh nói chuyện đó bắt đầu vào mùa hè khi Dill đến chơi với chúng tôi, lúc Dill lần đầu mớm cho chúng tôi ý tưởng kéo được Bob Radley ra khỏi nhà.
Tôi nói nếu anh muốn có một cái nhìn bao quát về sự việc này, thì thực sự nó bắt đầu với Andrew Jackson. Nếu tướng Jackson không đẩy người Da đỏ Creek 1 lên thượng nguồn thì Simon Finch sẽ không bao giờ chèo thuyền đến Alabama, và liệu chúng tôi sẽ ở đâu nếu ông không làm việc đó? Chúng tôi đã quá lớn không thể dàn xếp một cuộc tranh cãi bằng nắm đấm, vì vậy chúng tôi hỏi ý kiến bố Atticus. Bố nói cả hai đứa tôi đều đúng.
Là dân miền Nam, một số người trong gia tộc thấy xấu hổ vì chúng tôi chẳng có tổ tiên nào được lưu danh ở phía bên này hoặc bên kia trong trận Hasting 2. Chúng tôi chỉ có mỗi Simon Finch, một tay bào chế thuốc bẫy thú lấy lông gốc từ Cornwall, người chỉ để cho thói keo kiệt vượt trội hơn so với lòng mộ đạo của mình. Ở Anh, Simon tức tối trước việc bách hại những người tự xưng là tín đồ phái Giám lý dưới tay các đạo hữu cấp tiến hơn của họ và vì Simon cũng nhận mình là tín đồ Giám Lý nên ông ta tìm đường vượt Đại Tây Dương đến Philadelphia, sau đó đến Jamaica, rồi đến Mobile, và lên đến Saint Stephens. Luôn nghĩ đến những phê phán của John Wesley 3 về thói lắm lời trong việc mua bán, Simon kiếm tiền bằng việc hành nghề y, nhưng trong việc này ông ta không vui vì sợ mình bị cám dỗ phải làm những điều mà ông biết rằng không vì vinh quang của Chúa, như việc đeo vàng trên người và mặc quần áo đắt tiền. Vì thế Simon, sau khi quên đi châm ngôn của thầy giáo mình về việc sở hữu nô lệ, đã mua ba nô lệ và với sự trợ giúp của họ ông lập một trang trại trên bờ sông Alabama, cách Saint Stephens khoảng bốn mươi dặm về phía thượng nguồn. Ông chỉ trở lại Saint Stephens một lần, để tìm vợ, và ông đã cùng bà tạo dựng một dòng họ với nhiều con gái. Simon sống rất thọ và chết trong giàu có.
Thông lệ của người trong gia tộc này là vẫn ở lại trang trại của Simon, nó có tên là Finch's Landing, và kiếm sống bằng nghề trồng bông vải. Trang trại này hoàn toàn tự túc: khá khiêm tốn so với những đại nông trại xung quanh, nhưng Landing vẫn sản xuất được mọi thứ để duy trì cuộc sống trừ nước đá, bộ mỳ và những thứ y phục, vốn phải mua từ những ghe thương hồ từ Mobile.
Simon nhìn sự náo loạn giữa miền Nam với miền Bắc với nỗi giận dữ bất lực, vì nó khiến cho con cháu ông bị tước đoạt hết mọi thứ trừ đất đai của chúng, nhưng truyền thống sống bám vào đất vẫn được duy trì đến nhiều thập niên của thế kỷ hai mươi, khi bố tôi, Atticus Finch, đến Montgomery đế học luật, và em trai bố đến Boston học y. Chị Alexandra của bố là người họ Finch vẫn ở lại Landing: bà cưới một ông chồng ít nói, người dành phần lớn thời gian nằm trên chiếc võng cạnh bờ sông mà tự hỏi những dây câu của mình đã dính cá hết chưa.
Khi được nhận vào luật sư đoàn, bố tôi trở về Maycomb và bắt đầu hành nghề. Maycomb, cách Finch's Landing mười hai dặm về phía Đông, là trung tâm của hạt Maycomb. Văn phòng của bố Atticus tại tòa án chẳng có gì nhiều hơn một cái giá treo mũ, một ống nhổ, một bàn cờ đam và một cuốn luật Alabama còn mới nguyên. Hai thân chủ đầu tiên của bố là hai người cuối cùng bị treo cổ trong nhà tù hạt Maycomb. Bố Atticus đã cố thuyết phục họ chấp nhận sự khoan hồng của tiểu bang trong việc cho phép họ nhận tội giết người cấp độ hai 4 và giữ được mạng sống, nhưng họ thuộc dòng tộc Haverford, ở hạt Maycomb cái tên này đồng nghĩa với thằng ngốc. Những tay Haverford này đã giết chết người thợ rèn giỏi nhất của Maycomb trong một vụ hiểu lầm xuất phát từ việc bắt giữ một con ngựa bị coi là sai trái, thật thiếu khôn ngoan khi làm việc đó trước mặt ba nhân chứng, và cứ khăng khăng rằng đồ-chó-đẻ-nếu-hắn-có-ý-đó là cách biện hộ đủ hiệu quả cho bất cứ ai. Họ nhất quyết rằng mình không phạm tội giết người cấp độ một, vì vậy bố Atticus không thể làm gì hơn cho thân chủ trừ việc có mặt vào lúc họ lên đường, một vụ xử có lẽ là khởi đầu cho nỗi chán ghét đối với ngạch luật sư hình sự của bố.
Trong năm năm đầu ở Maycomb, bố Atticus thực hành tiết kiệm hơn bất cứ thứ gì khác, trong nhiều năm sau đó bố đầu tư thu nhập của mình vào việc học hành của em trai bố. John Hale Finch nhỏ hơn bố mười tuổi và chọn học nghề y vào thời điểm mà việc trồng bông vải không còn sinh lợi nữa; nhưng sau khi giúp chú Jack 5 khởi nghiệp, bố Atticus có được thu nhập đáng kể từ nghề luật. Bố thích Maycomb, ông sinh ra và lớn lên ở hạt Maycomb; ông biết rõ dân ở đây và họ cũng biết bố, và do công việc làm ăn của Simon Finch, nên bố Atticus có quan hệ họ hàng hoặc thông gia với hầu hết các gia đình ở thị trấn này.
Maycomb là một thị trấn cổ, nhưng nó là một thị trấn cổ chán ngắt khi lần đầu tiên tôi biết nó. Vào mùa mưa đường phố trở nên lầy lội đỏ quạch; cỏ mọc trên hai lề đường, tòa án ủ rũ ở quảng trường. Không hiểu sao hồi đó trời nóng hơn: một con chó mực khổ sở trong ngày hè; mấy con lừa trơ xương bị buộc vào những cỗ xe hai bánh lo đuổi ruồi trong bóng râm nồng nực của những cây sồi trên quảng trường. Đến chín giờ sáng những chiếc cổ cồn cứng của các ông rũ xuống. Các bà tắm trước buổi trưa, rồi sau giấc ngủ ngắn lúc ba giờ, và khi đêm xuống họ trông giống như những chiếc bánh bơ mềm phủ mồ hôi và phấn rôm ngọt.
Hồi đó người ta di chuyển chậm chạp. Họ thơ thẩn qua quảng trường, lê bước ra hoặc vào các cửa hàng quanh đó, rề rà trong mọi chuyện. Một ngày hai mươi bốn giờ nhưng có vẻ như dài hơn. Chẳng có gì vội vã, vì chẳng có nơi nào để đi, không có gì để mua và không có tiền để mua 6 chẳng có gì để thăm thú bên ngoài địa giới hạt Maycomb. Nhưng đó là thời kỳ lạc quan mơ hồ của một số người: đến gần đây người ta đã bảo với hạt Maycomb rằng nó chẳng có gì để sợ ngoài chính nỗi sợ hãi 7.
Chúng tôi sống ở con phố chính của thị trấn-bố Atticus, Jem và tôi, thêm Calpurnia đầu bếp của chúng tôi. Jem với tôi thấy bố rất dễ chịu: ông chơi với chúng tôi, đọc cùng chúng tôi, và đối đãi với chúng tôi với sự xa cách lịch sự.
Calpurnia lại khác. Bà toàn góc cạnh và xương xẩu; bà cận thị; bà lé; bàn tay bà to bè như thanh giát giường và cứng gấp đôi. Bà luôn xua tôi khỏi nhà bếp, hỏi tôi sao không cư xử ngoan ngoãn được như Jem mặc dù bà biết anh ấy lớn hơn, và gọi tôi về nhà khi tôi không muốn về. Những trận chiến của chúng tôi thật hùng tráng và chênh lệch. Calpurnia luôn luôn thắng, chủ yếu vì bố Atticus lúc nào cũng đứng về phía bà. Bà đã ở với chúng tôi từ khi Jem chào đời, và trong những chừng mực gì còn nhớ được thì tôi đều cảm thấy sự có mặt độc đoán của bà.
Mẹ chúng tôi mất khi tôi lên hai, vì vậy tôi không hề cảm thấy thiếu vắng bà. Bà là một người thuộc họ Graham gốc ở Montgomery; bố Atticus gặp mẹ khi lần đầu bố được bầu vào cơ quan lập pháp bang. Lúc đó bố đã trung niên, mẹ nhỏ hơn bố mười lăm tuổi. Jem là kết quả của năm đầu họ lấy nhau; bốn năm sau tôi chào đời, và hai năm sau mẹ tôi mất vì một cơn đau tim. Họ nói bệnh này di truyền trong gia đình bà. Tôi không nhớ mẹ, nhưng chắc Jem nhớ. Anh ấy nhớ mẹ rất rõ, và đôi khi đang chơi giữa chừng anh ấy thở dài hồi lâu, sau đó bỏ đi chơi một mình ở phía sau nhà xe. Khi anh ấy như vậy, tôi biết khôn hồn thì đừng quấy rầy anh ấy.
Khi tôi gần được sáu tuổi và Jem xấp xỉ mười, ranh giới cho kỳ nghỉ hè của chúng tôi (nằm trong tầm nghe được tiếng gọi của Calpurnia) là nhà của bà Herry Lafayette Dubose cách nhà tôi hai căn về phía Bắc và tòa nhà Radley cách nhà tôi ba căn về phía Nam. Chúng tôi không bao giờ có ý muốn phá vỡ các ranh giới đó. Tòa nhà Radley là nơi cư ngụ của một thực thể lạ lẫm chỉ cần nghe miêu tả là đủ khiến chúng tôi ngoan ngoãn trong nhiều ngày liên tục, bà Dubose thì chán chết đi được.
Đó là mùa hè Dill đến với chúng tôi.
Một sáng sớm khi chúng tôi bắt đầu trò chơi ở sân sau, Jem và tôi có nghe tiếng gì đó ở nhà bên cạnh, trong mảnh vườn trồng bắp cải của cô Rachel Haverford. Chúng tôi đến bên hàng rào dây kẽm để xem có phải một chú chó con không-con chó săn chuột của cô Rachel đang sắp đẻ-thay vào đó chúng tôi thấy một đứa bé đang nhìn mình. Ngồi ở đó, nó không cao hơn những cây cải là mấy. Chúng tôi nhìn nó cho đến khi nó lên tiếng:
"Chào"
"Chào", Jem vui vẻ đáp.
"Tao là Charles Baker Harris", nó nói. "Tao biết đọc đó".
"Thì sao?" tôi nói.
"Tao nghĩ tui bay muốn biết tao có biết đọc hay không. Tụi bay có thứ gì cần đọc thì tao đọc cho..."
"Mày mấy tuổi", Jem hỏi, "bốn tuổi rưỡi hả?"
"Sắp bảy tuổi."
"Vậy có gì bảnh đâu," Jem nói, chĩa ngón trỏ về phía tôi. "Con Scout kia biết đọc từ lúc mới đẻ, mà nó còn chưa tới trường nữa kìa. Sắp bảy tuổi mà coi mày nhỏ xíu à."
"Tao nhỏ con nhưng tao lớn rồi," nó nói.
Jem hất tóc ra sau để nhìn rõ hơn. "Sao mày không qua đây, Charles Baker Harris?" Anh ấy nói. "Cái tên nghe ngon dữ."
"Tên tao đâu mắc cười gì hơn tên mày. Dì Rachel nói tên mày là Jeremy Atticus Finch."
Jem cau mặt. "Tao đủ lớn để khớp với tên của tao," anh ấy nói. "Tên mày còn dài hơn người mày nữa. Dám chắc là nó dài hơn cỡ ba tấc."
"Người ta gọi tao là Dill," Dill nói, cựa quậy bên dưới hàng rào.
"Tốt hơn là mày nhảy qua thay vì chui dưới hàng rào," tôi nói. "Mày ở đâu tới vậy?"
Dill quê ở Meridian, Mississippi, đang nghỉ hè ở chỗ dì nó, cô Rachel, và từ nay trở đi cứ hè là nó về Maycomb. Gia đình nó trước ở Maycomb, mẹ nó làm việc cho một tay thợ chụp hình ở Meridian, đã đưa ảnh của nó đi dự một cuộc thi Bé Xinh và giành được giải thưởng năm đô. Bà cho Dill số tiền đó, nhờ thế nó đi xem phim được hai mươi lần.
" Ở đây không có mục phim ảnh gì hết, trừ thỉnh thoảng có chiếu phim về chúa Jesus trong tòa án," Jem nói. "Có từng xem thứ gì hay hay không?"
Dill đã xem Dracula, một phát hiện khiến Jem nhìn nó với đôi mắt bắt đầu có vẻ nể nang. "Kể tụi tao nghe đi," anh ấy nói.
Dill là một đứa khác lạ. Nó mặc quần soóc bằng vải lanh xanh cài nút vào áo sơ mi, tóc nó trắng như tuyết và ép sát vào đầu như lông vịt; nó lớn hơn tôi một tuổi nhưng tôi cao hơn nó. Khi nó kể cho chúng tôi nghe về câu chuyện cũ xì đó đôi mắt xanh của nó hết sáng lên lại tối sầm; tiếng cười của nó bất ngờ và vui vẻ; nó luôn tay giật chỗ tóc bò liếm ngay giữa trán.
Khi Dill kể rốt ráo hết phim Dracula, và Jem nói phim nghe có vẻ hay hơn sách, tôi hỏi Dill ba nó đâu, "Không nghe mày nói gì về ba mày hết."
"Tao không có ba."
"Ổng chết rồi hả?"
"Không..."
"Vậy nếu ổng không chết tức là mày có ba, đúng không?"
Dill đỏ mặt và Jem bảo tôi im, một dấu hiệu cho thấy rõ ràng Dill đã được nghiên cứu và xếp vào loại chấp nhận được. Sau đó mùa hè trôi qua trong sự thỏa mãn bình thường. Sự thỏa mãn bình thường nghĩa là: cải thiện ngôi nhà trên cây của chúng tôi vốn nằm giữa hai cây xoan khổng lồ sinh đôi ở sân sau, làm rộn mọi chuyện, lược qua danh sách những vở kịch dựa trên tác phẩm của Oliver Optich, Vitor Appleton và Edgar Rice Burroughs. Trong vụ này chúng tôi may mắn có Dill. Nó đóng những vai trước đây tôi phải nhận - con khỉ đột trong vở Tazan, ông Crabtree trong The Rover Boys, ông Damon trong Tom Swift. Vì vậy chúng tôi dần xem Dill là một tay Merlin bỏ túi 8, với một cái đầu đầy những kế hoạch ly kỳ, những khát khao quái lạ, và những tưởng tượng kỳ quặc.
Nhưng vào cuối tháng Tám kho tiết mục trò chơi của chúng tôi trở nên nhạt nhẽo vì đã chơi hoài không biết bao lần, và chính lúc đó Dill đã mớm cho chúng tôi ý tưởng dụ Boo Radley ra khỏi nhà.
Ngôi nhà Radley mê hoặc Dill. Bất chấp những cảnh báo và giải thích của chúng tôi, ngôi nhà đó cứ thu hút nó như mặt trăng hút con nước, nhưng hút nó không vượt qua cột đèn ở góc phố, một khoảng cách an toàn tính từ cổng nhà Radley. Nó sẽ đứng đó, ôm lấy cột đèn, chăm chú nhìn và băn khoăn.
Nhà Radley nhô hẳn ra đường cách nhà tôi một đoạn. Đi về phía Nam, người ta thấy hàng hiên của nó; lề đường bẻ góc và chạy dọc khu nhà. Ngôi nhà thấp, từng sơn màu trắng với hàng hiên rộng phía trước và những cửa chớp màu xanh lá cây, nhưng từ lâu đã chuyển sang màu xám xanh giống màu của vuông sân quanh đó. Những miếng ván lớn mục rã vì mưa gió rũ trên mái hiên; những cây sồi che khuất ánh mặt trời. Tàn tích của những chiếc cọc nhọn làm hàng rào xiêu vẹo ở sân trước - một cái sân "để quét" vốn không bao giờ được quét - nơi cỏ cho gia súc và cỏ thuốc thỏ mọc lan tràn.
Bên trong ngôi nhà có một bóng ma quỷ quái. Người ta nói hắn có thật, nhưng Jem và tôi chưa bao giờ thấy hắn. Người ta nói hắn ra ngoài vào ban đêm khi trăng lặn, và nhìn lén qua cửa sổ. Khi cây đỗ quyên khô của người ta đông cứng trong một đợt rét, đó là do hắn hà hơi vào chúng. Mọi vụ trộm vặt ở Maycomb đều là do hắn. Có lần thị trấn kinh hoàng vì hàng loạt sự kiện ghê rợn về đêm: người ta tìm thấy gà và những thú cưng trong nhà bị chặt khúc; dù thủ phạm là Addie điên, tên này sau cũng đã tự trầm ở vũng xoáy Barker, nhưng người ta vẫn nhìn vào nhà Radley, không hề muốn dẹp bỏ những nghi ngờ ban đầu của họ. Một người Da đen sẽ không đi ngang nhà Radley vào ban đêm, ông ta sẽ băng qua lề đường đối diện và huýt sáo khi bước đi. Khuôn viên trường Maycomb giáp lưng với khu đất nhà Radley; những cây hồ đào cao lớn trong sân nuôi gà nhà Radley rụng đầy quả xuống sân trường. nhưng những quả hạch nằm đó mà không đứa trẻ nào dám đụng đến: những quả hồ đào nhà Radley sẽ giết bạn. Một quả bóng rơi vào sân Radley và coi như mất và không ai buồn nêu ra thắc mắc nào.
Nỗi bất hạnh của ngôi nhà đó bắt đầu nhiều năm trước khi Jem với tôi ra đời. Người nhà Radley, tuy được chào đón ở bất cứ nơi nào trong thị trấn, lại sống tách biệt, một sở thích không thể tha thứ được ở Maycomb. Họ không đi nhà thờ, nơi giải trí chủ yếu của Maycomb, mà thờ phụng tại nhà; bà Radley hiếm khi qua bên kia đường uống cà phê giữa buổi sáng với hàng xóm, và chắc chắn không bao giờ tham gia nhóm truyền giáo. Ông Radley đi bộ xuống thị trấn lúc mười một giờ rưỡi sáng, và trở về vào đúng mười hai giờ, đôi khi xách một túi giấy nâu, mà láng giềng cho hàng tạp phẩm cho gia đình. Tôi không biết ông già Radley kiếm sống bằng cách nào-Jem nói ông ta "mua bông vải", một mỹ từ lịch sự để chỉ việc không làm gì cả-nhưng ông Radley và vợ ông ta sống ở đó với hai con trai từ lâu lắm rồi.
Cửa sổ và cửa chính nhà Radley đóng kín vào những ngày Chủ nhật; một điều nữa trái với cung cách của Maycomb: cửa đóng chỉ có nghĩa là bệnh hay trời lạnh. Trong các ngày thì Chủ nhật là ngày dành cho viếng thăm buổi chiều theo nghi thức: các bà mặc áo nịt, đàn ông mặc áo khoác, trẻ con mang giầy. Nhưng leo lên những bậc thềm trước nhà Radley và nói, "xin chào" vào buổi chiều Chủ nhật là điều mà không một người hàng xóm nào làm. Ngôi nhà Radley không có những cửa lưới. Có lần tôi hỏi bố Atticus liệu nó đã từng có cái nào không; bố Atticus nói có, nhưng trước khi tôi ra đời kia.
Theo lời hàng xóm đồn đại, khi đứa con nhỏ nhà Radley ở tuổi thiếu niên, nó giao du với đám con nhà Cunningham gốc ở Old Sarum, một dòng họ đông đúc và khó hiểu cư trú ở phía Bắc của hạt này, và chúng lập thành một thứ gần như băng nhóm, thứ Maycomb chưa từng có bao giờ. Chúng chẳng làm gì nhiều, nhưng cũng đủ để dân thị trấn bàn luận và bị cảnh báo công khai tại ba buổi giảng kinh: chúng lẩn quất quanh các hiệu cắt tóc, đi xe buýt đến Abbottsville vào Chủ nhật và đi xem phim; chúng dự các buổi khiêu vũ tại ổ cờ bạc bên bờ sông của hạt, Dew-Drop Inn&Fishung Camp; chúng còn uống cả rượu lậu. Không ai ở Maycomb có đủ dũng cảm để nói với Radley rằng con trai ông ta giao du với bọn xấu cả.
Một đêm nọ, trong cơn phấn khích tột độ, bọn chúng chạy lùi quanh quảng trường trên chiếc ô tô cũ mượn được, kháng cự nỗ lực chặn bắt của viên tuần cảnh già của Maycomb, ông Conner, và nhốt ông trong nhà xí của tòa án. Thị trấn nhất quyết phải làm điều gì đó; ông Conner nói ông biết rõ từng đứa một, và ông quyết chí và khẳng định chúng sẽ không yên thân được với chuyện này, vì vậy bọn trai trẻ này bị đưa ra trước tòa với cáo buộc về tội hành xử bừa bãi, phá rối trật tự, đe dọa và hành hung, sử dụng ngôn ngữ lăng mạ và báng bổ trước sự hiện diện và nghe thấy của một phụ nữ. Quan tòa hỏi ông Conner tại sao ông bao gồm cả tội cuối cùng; ông Conner nói rằng chúng chửi tục quá lớn đến độ ông chắc mọi quý bà ở Maycomb đều nghe thấy. Quan tòa quyết định tống bọn quấy rối này đến trường huấn luyện của tiểu bang, nơi thỉnh thoảng bọn trai trẻ được gửi đến không vì lý do gì khác hơn là cung cấp cho chúng thức ăn và chỗ ở tươm tất: nó không phải nhà từ và cũng không phải là điều gì đáng xấu hổ. Nhưng ông Radley lại nghĩ nó là vậy. Nếu quan tòa tha cho Arthur, ông Radley xin đảm bảo chắc chắn rằng Arthur sẽ không gây thêm rắc rối nào nữa. Biết rằng lời hứa của ông Radley là đinh đóng cột, nên quan tòa đã hoan hỉ làm thế.
Những đứa đồng bọn thì vào trường huấn luyện và nhận nền giáo dục trung học tốt nhất có được ở bang này; một đứa trong bọn còn học tiếp lên trường cơ khí ở Auburn. Những cánh cửa nhà Radley đóng kín suốt các ngày trong tuần lẫn ngày Chủ nhật và người ta không thấy mặt thằng con ông Radley suốt mười lăm năm.
Nhưng đến một ngày, mà Jem hầu như không nhớ được, có vài người, nhưng không phải Jem, nghe tiếng nói và thấy mặt Boo Radley. Anh ấy nói bố Atticus chẳng bao giờ nói gì nhiều về nhà Radley: khi Jem hỏi bố thì câu trả lời duy nhất của bố Atticus là bảo anh ấy hãy lo chuyện của mình và để cho nhà Radley lo công việc của họ, họ có quyền đó; nhưng khi chuyện này xảy ra Jem nói bố Atticus chỉ lắc đầu và kêu, "Mm, umm, umm."
Vì vậy Jem nhận hầu hết thông tin từ cô Stephanie Crawford, một hàng xóm gắt gỏng, người nói mình biết toàn bộ câu chuyện này. Theo cô Stephanie, Bob đang ngồi trong phòng khách cắt một số mục trong tờ The Maycomb Tribune để dán vào cuốn sưu tập báo của anh ta. Ba anh ta bước vào phòng. Khi ông Radley đi ngang, Bob đâm kéo vào chân ba mình, rồi rút ra, chùi nó vào quần, và tiếp tục công việc cắt dán.
Bà Radley chạy ra đường gào lên rằng Arthur sắp giết cả nhà họ, nhưng khi cảnh sát trưởng đến ông ta thấy Bob vẫn ngồi trong phòng khách, cắt tờ Tribune. Lúc đó anh ta đã ba mươi ba tuổi.
Cô Stephanie bảo ông Radley già nói không có người nào trong nhà Radley phải vào nhà thương điên cả khi có người đề nghị rằng một đợt an dưỡng ở Tuscaloosa có thể có ích cho Bob. Bob không điên, nhiều lúc anh ta quá căng thẳng. Nhôt anh ta lại thì được thôi, ông Radley thừa nhận, nhưng khẳng định rằng không thể buộc cho Bob bất cứ tội gì: anh ta không phải là tội phạm. Ông cảnh sát trưởng chẳng nỡ nhốt anh ta vào tù cùng bọn da đen, vì vậy Bob bị nhốt trong tầng hầm của tòa án.
Việc chuyển Bob từ tầng hầm về nhà chỉ lờ mờ trong ký ức của Jem. Cô Stephanie Crawford nói một số người trong hội đồng thị trấn đã bảo ông Radley rằng nếu ông không đem Bob về, Bob sẽ chết vì nấm mốc do ẩm thấp. Ngoài ra Bob không thể sống dựa vào tiền bạc của hạt mãi được.
Không ai biết ông Radley đã sử dụng hình thức răn đe nào để không ai nhìn thấy Bob, nhưng Jem hình dung rằng ông Radley hầu như thường xuyên xiềng anh ta vào giường. Bố Atticus nói không, không phải kiểu đó, rằng có nhiều cách làm cho người ta trở thành bóng ma.
Ký ức tôi trở nên sống động khi thấy bà Radley thỉnh thoảng mở cửa trước, đi đến mé hàng hiên, tưới nước cho mấy cây chuối hoa của bà. Nhưng mỗi ngày Jem và tôi đều thấy ông Radley đi bộ xuống thị trấn rồi trở về. Người đàn ông gày gò khô quắt, mắt không màu, không màu đến độ chúng không phản chiếu ánh sáng, Xương gò má của ông ta nhọn và miệng thì rộng, môi trên mỏng và môi dưới dày. Cô Stephanie Crawford nói ông ta quá ngay thẳng đến độ ông ta xem lời Chúa là luật lệ duy nhất của mình, và chúng tôi tin cô, bởi vì dáng điệu của ông Radley lúc nào cũng thẳng đơ.
Ông không bao giờ nói chuyện với chúng tôi. Khi ông đi ngang qua, chúng tôi thường nhìn xuống đất và nói, "Chào ông", và ông ho đáp lại. Con trai cả của ông Radley sống ở Pensacola, anh ta về nhà vào dịp Giáng sinh, và anh ta là một trong ít người chúng tôi từng thấy bước vào hay rời ngôi nhà đó. Từ ngày ông Radley đưa Arthur về nhà, người ta nói ngôi nhà đó đã chết.
Nhưng đến một hôm bố Atticus nói với chúng tôi bố sẽ phạt nếu chúng tôi làm ồn trong sân và giao cho Calpurnia thực hiện nhiệm vụ khi ông vắng mặt nếu bà nghe chúng tôi nói tiếng nào. Ông Radley đang hấp hối.
Ông ấy khá thong thả trong việc này. Những băng ngựa gỗ của thợ mộc chặn hai đầu đường của khu đất nhà Radley, rơm được lót trên lề đường, giao thông được chuyển hướng sang đường nhanh phía sau. Bác sĩ Reynolds đậu xe ngay trước nhà tôi và đi bộ đến nhà Radley mỗi khi ông ta đến thăm bệnh. Jem và tôi chơi quanh quẩn trong sân suốt nhiều ngày. Cuối cùng những băng gỗ được mang đi, và chúng tôi đứng trước hiên nhìn theo khi ông Radley làm chuyến hành trình cuối cùng của ông ngang qua nhà tôi.
"Đi rồi một kẻ bần tiện nhất mà Chúa từng thổi hơi thở vào," Calpurnia lẩm bẩm, và bà phun nước bọt ra sân với vẻ trầm tư. Chúng tôi nhìn bà đầy ngạc nhiên, vì hiếm khi Calpurnia bình luận về cung cách của người da trắng.
Hàng xóm nghĩ khi ông Radley nằm xuống Bob sẽ xuất hiện, nhưng mọi người đã lầm: anh trai Bob từ Pensacola trở về và thế chỗ ông Radley. Khác biệt duy nhất giữa anh ta và người cha là tuổi tác. Jem nói ông Nathan Radley cũng "mua bông vải." Tuy nhiên Nathan có đáp lại chúng tôi khi chúng tôi chào buổi sáng, và đôi khi chúng tôi thấy anh ta từ thị trấn ra về với tờ tạp chí trên tay.
Chúng tôi càng nói nhiều với Dill về nhà Radley, nó càng muốn biết, thật đứng ôm cột điện càng lâu nó càng thắc mắc.
"Không biết hắn ta làm gì trong đó", nó lẩm bẩm. "Cứ là hắn ta vừa thò đầu ra khỏi cửa ấy.
Jem nói, "Hắn ta đi ra ngoài, chắc chắn rồi, khi mà trời tối thui. Cô Stephanie Crawford nói có lần cô tỉnh dậy lúc nửa đêm và thấy hắn nhìn cô qua cửa số...nơi đầu của hắn giống như cái sọ người nhìn cô. Mày có bao giờ thức giấc nửa đêm rồi nghe thấy tiếng hắn không, Dill? Hắn đi giống vậy nè..." Jem lê bàn chân anh trên sỏi. "Mày nghĩ sao khi cô Rachel lại khoá cửa kỹ thế ban đêm? Nhiều buổi sáng tao còn thấy dấu vết của hắn ở sân sau, và có đêm tao nghe thấy hắn cào cửa lưới sau nhà, nhưng khi bố Atticus ra tới đó thì hắn đã đi mất.
"Không biết hắn như thế nào sao?" Dill hỏi:
Jem đưa ra mô tả hợp lý về Bob: Bob cao khoảng mét chín, đoán chừng qua những dấu vết của hắn; hắn ăn thịt sóc sống và bất cứ con mèo nào hắn bắt được, đó là lý do tại sao hai bàn tay hắn đầy máu-nếu mày ăn sống thú vật, mày sẽ không bao giờ rửa sạch máu được. Mặt hắn có nguyên một vết sẹo lồi chạy ngang qua; răng hắn không những vàng khè mà còn bị sâu nữa; mắt hắn thô lố; miệng lúc nào cũng chảy nước dãi.
"Tụi mình thử dụ hắn ra ngoài đi," Dill nói. "Tao muốn thấy hắn ra sao."
Jem nói nếu Dill muốn bị mất mạng, thì nó chỉ cần đi tới và gõ cửa trước.
Cuộc đột kích đầu tiên của bọn tôi xảy ra bởi vì Dill cá với Jem cuốn The Gray Ghost 9 ăn hai cuốn truyện Tom Swift rằng Jem sẽ không dám đi quá cổng nhà Radley. Cả đời mình, Jem chưa từng từ chối một thách thức nào.
Jem nghĩ về chuyện đó ba ngày. Tôi nghĩ rằng anh ấy yêu danh dự hơn cái mạng mình, vì Dill công kích liên tục khiến anh kiệt sức dễ dàng. "Mày sợ rồi", ngày đầu Dill nói. "Tao không sợ, chỉ kính trọng thôi," Jem nói. Ngày hôm sau Dill nói, "Mày sợ muốn chết đến độ không dám đặt ngón chân cái vào sân trước." Jem nói anh ấy tin là mình không sợ, mỗi ngày anh ấy đều đi học ngang qua nhà Radley.
"Lần nào cũng chạy thục mạng," tôi nói.
Nhưng Dill khích được anh ấy vào ngày thứ ba, khi nó nói với Jem rằng dân Meridian chắc chắn không sợ hãi như dân Maycomb, rằng nó chưa từng thấy dân nào nhát như dân Maycomb.
Điều này đủ làm cho Jem phải đi đến góc đường, ở đó anh dừng lại và dựa vào cột đèn, nhìn cánh cổng đong đưa như khùng điên trên bản lề tự chế.
"Tao hy vọng cái đầu mày tự hiểu ra rằng hắn sẽ giết từng đứa bọn mình đó, Dill Harris," Jem nói, khi chúng tôi tới nhập bọn với anh. "Đừng trách tao khi hắn móc mắt mày nghen. Hãy nhớ là mày khơi mào vụ này đó."
"Mày vẫn còn sợ," Dill kiên nhẫn lầm bầm.
Jem muốn Dill biết rõ ràng rằng anh ấy chẳng sợ bất cứ thứ gì. "Chỉ có điều tao không nghĩ ra cách dụ hắn ra khỏi nhà hắn mà không bắt được mình thôi." Ngoài ra Jem còn nghĩ đến cô em nhỏ của mình nữa.
Khi anh ấy nói vậy, tôi biết ngay anh ấy sợ. Jem cũng phải nghĩ tới em gái khi tôi thách anh ấy nhảy từ nóc nhà xuống. "Nếu tao chết thì mày sống ra sao?" Anh hỏi. Rồi anh nhảy, rơi xuống đất an toàn, và ý thức trách nhiệm đã biến khỏi anh ấy cho đến khi anh đối mặt với nhà Radley.
"Mày né vụ thách thức này sao?" Dill hỏi. "Nếu vậy mày..."
"Dill, mày phải nghĩ về mấy chuyện này," Jem nói. "Để tao suy nghĩ một chút... nó giống như việc làm cho một con rùa bò ra..."
"Làm cách nào?" Dill hỏi.
"Đốt cây diêm hơ dưới bụng nó."
Tôi bảo Jem nếu anh đốt nhà Radley tôi sẽ mách bố Atticus.
Dill nói đốt diêm hơ dưới bụng rùa là độc ác.
"Không độc ác, chỉ là thuyết phục nó-không giống như việc mày đốt lửa thui nó đâu," Jem làu bàu.
"Sao mày biết đốt diêm không làm nó đau?"
"Bọn rùa không có cảm giác, đồ ngốc" Jem nói.
"Bộ mày từng là rùa hả?"
"Trời đất, Dill để tao nghĩ coi.. tụi mình có thể làm hắn hoảng..."
Jem đứng suy nghĩ quá lâu đến độ Dill nhượng bộ một chút, "Tao sẽ không nói là mày chạy vụ này và tao sẽ đổi cho mày cuốn The Gray Ghost chỉ cần mày dám đến đó rờ vào ngôi nhà."
Jem sáng rỡ. "Rờ vào ngôi nhà, vậy thôi hả?"
Dill gật đầu.
"Chắc chắn chỉ vậy thôi hả? Tao không muốn mày đòi thêm chuyện gì khác khi tao quay lại."
"Ừ, chỉ nhiêu đó thôi," Dill nói. "Chắc chắn hắn sẽ chạy ra đuổi khi thấy mày trong sân, lúc đó tao với Scout sẽ nhào vô, đè hắn xuống cho tới khi mình nói được với hắn là mình không tính hại gì hắn."
Chúng tôi rời góc phố, băng qua con đường nhỏ trước nhà Radley, và dừng ngay cổng.
"Tới luôn đi," Dill nói, "Scout với tao ở ngay sau lưng mày."
"Tao đi nè," Jem nói, "đừng có thúc."
Anh đi đến góc sân, rồi lùi lại nghiên cứu địa thế như thể quyết định tìm cách tốt nhất để vào trong, nhíu mày và gãi đầu.
Rồi tôi chế nhạo anh ấy.
Jem đẩy tung cách cổng và đi nhanh đến hông nhà, vỗ vào nó và chạy trở ra vượt qua chỗ chúng tôi, không chờ xác nhận xem cuộc xâm nhập của anh có thành công hay không. Dill và tôi chạy theo sát gót anh. An toàn ở hàng hiên nhà mình, thở hổn hển, rầu rĩ và buồn bã.
Ngôi nhà cũ kỹ vẫn như thế, rầu rĩ và buồn bã, nhưng khi nhìn dọc theo con đường, chúng tôi tưởng như mình thấy một tấm rèm cửa bên trong nhúc nhích. Khẽ rung nhẹ. Một chuyển động rất nhẹ, hầu như không thể thấy, và ngôi nhà vẫn lặng ngắt.
--------------------------------
1
Andrew Jackson (sau này thành tổng thống thứ bảy của Mỹ), trong Cuộc chiến Creek (1813-14) đã xua người da đỏ Creek ra khỏi Alabama, Georgia và Mississippi để bảo vệ các khu định cư của dân da trắng.
2
Trận Hasting (1066): trận đánh quyết định trong cuộc chinh phục Anh của người Norman (Pháp).
3
John Weslay (1703-1791): mục sư, nhà thần học Anh, một trong những thủ lĩnh đầu tiên của giáo phái Giám lý (Methodist) của đạo Tin lành. Giáo phái này xuất phát từ Anh, lan qua Mỹ, thu hút giới lao động và nô lệ.
4
Tội giết người không dự mưu trước nhưng không kèm tình huống gia trọng, theo luật Mỹ, nhưng định nghĩa này thay đổi ít nhiều tùy từng tiểu bang.
5
Tên gọi thân mật của John
6
Ám chỉ khủng hoảng kinh tế 1929-1933.
7
Chẳng có gì để sợ ngoài chính nỗi sợ hãi: câu nổi tiếng trong diễn văn nhậm chức của Franklin Roosevelt, tổng thống thứ 32 của Mỹ (đắc cử năm 1932), người có công lớn trong việc đưa nước Mỹ vượt qua Khủng hoảng kinh tế. Ông đắc cử bốn kỳ bầu cử liên tiếp: 1932,1936,1940 và 1944.
8
Merlin: nhà tiên tri, phù thủy và cố vấn của vua Arthur trong truyền thuyết Anh, ở đây hàm ý Dill là kẻ tài giỏi, tháo vát trong mọi chuyện.
9
Nghĩa là Con ma xám.
và sự trìu mến
Chương 1
Khi sắp mười ba tuổi, anh trai Jem của tôi bị gãy ngay khuỷu tay. Khi lành lại, nỗi sợ không bao giờ có thể chơi bóng được nữa của Jem đã dịu bớt, anh ít nghĩ ngợi về thương tật của mình. Cánh tay trái của anh hơi ngắn hơn cánh tay phải; khi đứng hoặc đi, mu bàn tay anh cứ thẳng góc với thân mình, ngón cái song song với đùi. Anh hoàn toàn không quan tâm, miễn là anh còn chuyền và lốp bóng được.
Sau nhiều năm tháng trôi qua đủ để giúp chúng tôi nhìn lại, đôi khi chúng tôi bàn bạc về những sự kiện đưa đẩy đến tai nạn này. Tôi vẫn cho rằng tất cả là do nhà Ewell, nhưng Jem, lớn tôi bốn tuổi, lại bảo chuyện này đã bắt đầu từ trước đó rất lâu. Anh nói chuyện đó bắt đầu vào mùa hè khi Dill đến chơi với chúng tôi, lúc Dill lần đầu mớm cho chúng tôi ý tưởng kéo được Bob Radley ra khỏi nhà.
Tôi nói nếu anh muốn có một cái nhìn bao quát về sự việc này, thì thực sự nó bắt đầu với Andrew Jackson. Nếu tướng Jackson không đẩy người Da đỏ Creek 1 lên thượng nguồn thì Simon Finch sẽ không bao giờ chèo thuyền đến Alabama, và liệu chúng tôi sẽ ở đâu nếu ông không làm việc đó? Chúng tôi đã quá lớn không thể dàn xếp một cuộc tranh cãi bằng nắm đấm, vì vậy chúng tôi hỏi ý kiến bố Atticus. Bố nói cả hai đứa tôi đều đúng.
Là dân miền Nam, một số người trong gia tộc thấy xấu hổ vì chúng tôi chẳng có tổ tiên nào được lưu danh ở phía bên này hoặc bên kia trong trận Hasting 2. Chúng tôi chỉ có mỗi Simon Finch, một tay bào chế thuốc bẫy thú lấy lông gốc từ Cornwall, người chỉ để cho thói keo kiệt vượt trội hơn so với lòng mộ đạo của mình. Ở Anh, Simon tức tối trước việc bách hại những người tự xưng là tín đồ phái Giám lý dưới tay các đạo hữu cấp tiến hơn của họ và vì Simon cũng nhận mình là tín đồ Giám Lý nên ông ta tìm đường vượt Đại Tây Dương đến Philadelphia, sau đó đến Jamaica, rồi đến Mobile, và lên đến Saint Stephens. Luôn nghĩ đến những phê phán của John Wesley 3 về thói lắm lời trong việc mua bán, Simon kiếm tiền bằng việc hành nghề y, nhưng trong việc này ông ta không vui vì sợ mình bị cám dỗ phải làm những điều mà ông biết rằng không vì vinh quang của Chúa, như việc đeo vàng trên người và mặc quần áo đắt tiền. Vì thế Simon, sau khi quên đi châm ngôn của thầy giáo mình về việc sở hữu nô lệ, đã mua ba nô lệ và với sự trợ giúp của họ ông lập một trang trại trên bờ sông Alabama, cách Saint Stephens khoảng bốn mươi dặm về phía thượng nguồn. Ông chỉ trở lại Saint Stephens một lần, để tìm vợ, và ông đã cùng bà tạo dựng một dòng họ với nhiều con gái. Simon sống rất thọ và chết trong giàu có.
Thông lệ của người trong gia tộc này là vẫn ở lại trang trại của Simon, nó có tên là Finch's Landing, và kiếm sống bằng nghề trồng bông vải. Trang trại này hoàn toàn tự túc: khá khiêm tốn so với những đại nông trại xung quanh, nhưng Landing vẫn sản xuất được mọi thứ để duy trì cuộc sống trừ nước đá, bộ mỳ và những thứ y phục, vốn phải mua từ những ghe thương hồ từ Mobile.
Simon nhìn sự náo loạn giữa miền Nam với miền Bắc với nỗi giận dữ bất lực, vì nó khiến cho con cháu ông bị tước đoạt hết mọi thứ trừ đất đai của chúng, nhưng truyền thống sống bám vào đất vẫn được duy trì đến nhiều thập niên của thế kỷ hai mươi, khi bố tôi, Atticus Finch, đến Montgomery đế học luật, và em trai bố đến Boston học y. Chị Alexandra của bố là người họ Finch vẫn ở lại Landing: bà cưới một ông chồng ít nói, người dành phần lớn thời gian nằm trên chiếc võng cạnh bờ sông mà tự hỏi những dây câu của mình đã dính cá hết chưa.
Khi được nhận vào luật sư đoàn, bố tôi trở về Maycomb và bắt đầu hành nghề. Maycomb, cách Finch's Landing mười hai dặm về phía Đông, là trung tâm của hạt Maycomb. Văn phòng của bố Atticus tại tòa án chẳng có gì nhiều hơn một cái giá treo mũ, một ống nhổ, một bàn cờ đam và một cuốn luật Alabama còn mới nguyên. Hai thân chủ đầu tiên của bố là hai người cuối cùng bị treo cổ trong nhà tù hạt Maycomb. Bố Atticus đã cố thuyết phục họ chấp nhận sự khoan hồng của tiểu bang trong việc cho phép họ nhận tội giết người cấp độ hai 4 và giữ được mạng sống, nhưng họ thuộc dòng tộc Haverford, ở hạt Maycomb cái tên này đồng nghĩa với thằng ngốc. Những tay Haverford này đã giết chết người thợ rèn giỏi nhất của Maycomb trong một vụ hiểu lầm xuất phát từ việc bắt giữ một con ngựa bị coi là sai trái, thật thiếu khôn ngoan khi làm việc đó trước mặt ba nhân chứng, và cứ khăng khăng rằng đồ-chó-đẻ-nếu-hắn-có-ý-đó là cách biện hộ đủ hiệu quả cho bất cứ ai. Họ nhất quyết rằng mình không phạm tội giết người cấp độ một, vì vậy bố Atticus không thể làm gì hơn cho thân chủ trừ việc có mặt vào lúc họ lên đường, một vụ xử có lẽ là khởi đầu cho nỗi chán ghét đối với ngạch luật sư hình sự của bố.
Trong năm năm đầu ở Maycomb, bố Atticus thực hành tiết kiệm hơn bất cứ thứ gì khác, trong nhiều năm sau đó bố đầu tư thu nhập của mình vào việc học hành của em trai bố. John Hale Finch nhỏ hơn bố mười tuổi và chọn học nghề y vào thời điểm mà việc trồng bông vải không còn sinh lợi nữa; nhưng sau khi giúp chú Jack 5 khởi nghiệp, bố Atticus có được thu nhập đáng kể từ nghề luật. Bố thích Maycomb, ông sinh ra và lớn lên ở hạt Maycomb; ông biết rõ dân ở đây và họ cũng biết bố, và do công việc làm ăn của Simon Finch, nên bố Atticus có quan hệ họ hàng hoặc thông gia với hầu hết các gia đình ở thị trấn này.
Maycomb là một thị trấn cổ, nhưng nó là một thị trấn cổ chán ngắt khi lần đầu tiên tôi biết nó. Vào mùa mưa đường phố trở nên lầy lội đỏ quạch; cỏ mọc trên hai lề đường, tòa án ủ rũ ở quảng trường. Không hiểu sao hồi đó trời nóng hơn: một con chó mực khổ sở trong ngày hè; mấy con lừa trơ xương bị buộc vào những cỗ xe hai bánh lo đuổi ruồi trong bóng râm nồng nực của những cây sồi trên quảng trường. Đến chín giờ sáng những chiếc cổ cồn cứng của các ông rũ xuống. Các bà tắm trước buổi trưa, rồi sau giấc ngủ ngắn lúc ba giờ, và khi đêm xuống họ trông giống như những chiếc bánh bơ mềm phủ mồ hôi và phấn rôm ngọt.
Hồi đó người ta di chuyển chậm chạp. Họ thơ thẩn qua quảng trường, lê bước ra hoặc vào các cửa hàng quanh đó, rề rà trong mọi chuyện. Một ngày hai mươi bốn giờ nhưng có vẻ như dài hơn. Chẳng có gì vội vã, vì chẳng có nơi nào để đi, không có gì để mua và không có tiền để mua 6 chẳng có gì để thăm thú bên ngoài địa giới hạt Maycomb. Nhưng đó là thời kỳ lạc quan mơ hồ của một số người: đến gần đây người ta đã bảo với hạt Maycomb rằng nó chẳng có gì để sợ ngoài chính nỗi sợ hãi 7.
Chúng tôi sống ở con phố chính của thị trấn-bố Atticus, Jem và tôi, thêm Calpurnia đầu bếp của chúng tôi. Jem với tôi thấy bố rất dễ chịu: ông chơi với chúng tôi, đọc cùng chúng tôi, và đối đãi với chúng tôi với sự xa cách lịch sự.
Calpurnia lại khác. Bà toàn góc cạnh và xương xẩu; bà cận thị; bà lé; bàn tay bà to bè như thanh giát giường và cứng gấp đôi. Bà luôn xua tôi khỏi nhà bếp, hỏi tôi sao không cư xử ngoan ngoãn được như Jem mặc dù bà biết anh ấy lớn hơn, và gọi tôi về nhà khi tôi không muốn về. Những trận chiến của chúng tôi thật hùng tráng và chênh lệch. Calpurnia luôn luôn thắng, chủ yếu vì bố Atticus lúc nào cũng đứng về phía bà. Bà đã ở với chúng tôi từ khi Jem chào đời, và trong những chừng mực gì còn nhớ được thì tôi đều cảm thấy sự có mặt độc đoán của bà.
Mẹ chúng tôi mất khi tôi lên hai, vì vậy tôi không hề cảm thấy thiếu vắng bà. Bà là một người thuộc họ Graham gốc ở Montgomery; bố Atticus gặp mẹ khi lần đầu bố được bầu vào cơ quan lập pháp bang. Lúc đó bố đã trung niên, mẹ nhỏ hơn bố mười lăm tuổi. Jem là kết quả của năm đầu họ lấy nhau; bốn năm sau tôi chào đời, và hai năm sau mẹ tôi mất vì một cơn đau tim. Họ nói bệnh này di truyền trong gia đình bà. Tôi không nhớ mẹ, nhưng chắc Jem nhớ. Anh ấy nhớ mẹ rất rõ, và đôi khi đang chơi giữa chừng anh ấy thở dài hồi lâu, sau đó bỏ đi chơi một mình ở phía sau nhà xe. Khi anh ấy như vậy, tôi biết khôn hồn thì đừng quấy rầy anh ấy.
Khi tôi gần được sáu tuổi và Jem xấp xỉ mười, ranh giới cho kỳ nghỉ hè của chúng tôi (nằm trong tầm nghe được tiếng gọi của Calpurnia) là nhà của bà Herry Lafayette Dubose cách nhà tôi hai căn về phía Bắc và tòa nhà Radley cách nhà tôi ba căn về phía Nam. Chúng tôi không bao giờ có ý muốn phá vỡ các ranh giới đó. Tòa nhà Radley là nơi cư ngụ của một thực thể lạ lẫm chỉ cần nghe miêu tả là đủ khiến chúng tôi ngoan ngoãn trong nhiều ngày liên tục, bà Dubose thì chán chết đi được.
Đó là mùa hè Dill đến với chúng tôi.
Một sáng sớm khi chúng tôi bắt đầu trò chơi ở sân sau, Jem và tôi có nghe tiếng gì đó ở nhà bên cạnh, trong mảnh vườn trồng bắp cải của cô Rachel Haverford. Chúng tôi đến bên hàng rào dây kẽm để xem có phải một chú chó con không-con chó săn chuột của cô Rachel đang sắp đẻ-thay vào đó chúng tôi thấy một đứa bé đang nhìn mình. Ngồi ở đó, nó không cao hơn những cây cải là mấy. Chúng tôi nhìn nó cho đến khi nó lên tiếng:
"Chào"
"Chào", Jem vui vẻ đáp.
"Tao là Charles Baker Harris", nó nói. "Tao biết đọc đó".
"Thì sao?" tôi nói.
"Tao nghĩ tui bay muốn biết tao có biết đọc hay không. Tụi bay có thứ gì cần đọc thì tao đọc cho..."
"Mày mấy tuổi", Jem hỏi, "bốn tuổi rưỡi hả?"
"Sắp bảy tuổi."
"Vậy có gì bảnh đâu," Jem nói, chĩa ngón trỏ về phía tôi. "Con Scout kia biết đọc từ lúc mới đẻ, mà nó còn chưa tới trường nữa kìa. Sắp bảy tuổi mà coi mày nhỏ xíu à."
"Tao nhỏ con nhưng tao lớn rồi," nó nói.
Jem hất tóc ra sau để nhìn rõ hơn. "Sao mày không qua đây, Charles Baker Harris?" Anh ấy nói. "Cái tên nghe ngon dữ."
"Tên tao đâu mắc cười gì hơn tên mày. Dì Rachel nói tên mày là Jeremy Atticus Finch."
Jem cau mặt. "Tao đủ lớn để khớp với tên của tao," anh ấy nói. "Tên mày còn dài hơn người mày nữa. Dám chắc là nó dài hơn cỡ ba tấc."
"Người ta gọi tao là Dill," Dill nói, cựa quậy bên dưới hàng rào.
"Tốt hơn là mày nhảy qua thay vì chui dưới hàng rào," tôi nói. "Mày ở đâu tới vậy?"
Dill quê ở Meridian, Mississippi, đang nghỉ hè ở chỗ dì nó, cô Rachel, và từ nay trở đi cứ hè là nó về Maycomb. Gia đình nó trước ở Maycomb, mẹ nó làm việc cho một tay thợ chụp hình ở Meridian, đã đưa ảnh của nó đi dự một cuộc thi Bé Xinh và giành được giải thưởng năm đô. Bà cho Dill số tiền đó, nhờ thế nó đi xem phim được hai mươi lần.
" Ở đây không có mục phim ảnh gì hết, trừ thỉnh thoảng có chiếu phim về chúa Jesus trong tòa án," Jem nói. "Có từng xem thứ gì hay hay không?"
Dill đã xem Dracula, một phát hiện khiến Jem nhìn nó với đôi mắt bắt đầu có vẻ nể nang. "Kể tụi tao nghe đi," anh ấy nói.
Dill là một đứa khác lạ. Nó mặc quần soóc bằng vải lanh xanh cài nút vào áo sơ mi, tóc nó trắng như tuyết và ép sát vào đầu như lông vịt; nó lớn hơn tôi một tuổi nhưng tôi cao hơn nó. Khi nó kể cho chúng tôi nghe về câu chuyện cũ xì đó đôi mắt xanh của nó hết sáng lên lại tối sầm; tiếng cười của nó bất ngờ và vui vẻ; nó luôn tay giật chỗ tóc bò liếm ngay giữa trán.
Khi Dill kể rốt ráo hết phim Dracula, và Jem nói phim nghe có vẻ hay hơn sách, tôi hỏi Dill ba nó đâu, "Không nghe mày nói gì về ba mày hết."
"Tao không có ba."
"Ổng chết rồi hả?"
"Không..."
"Vậy nếu ổng không chết tức là mày có ba, đúng không?"
Dill đỏ mặt và Jem bảo tôi im, một dấu hiệu cho thấy rõ ràng Dill đã được nghiên cứu và xếp vào loại chấp nhận được. Sau đó mùa hè trôi qua trong sự thỏa mãn bình thường. Sự thỏa mãn bình thường nghĩa là: cải thiện ngôi nhà trên cây của chúng tôi vốn nằm giữa hai cây xoan khổng lồ sinh đôi ở sân sau, làm rộn mọi chuyện, lược qua danh sách những vở kịch dựa trên tác phẩm của Oliver Optich, Vitor Appleton và Edgar Rice Burroughs. Trong vụ này chúng tôi may mắn có Dill. Nó đóng những vai trước đây tôi phải nhận - con khỉ đột trong vở Tazan, ông Crabtree trong The Rover Boys, ông Damon trong Tom Swift. Vì vậy chúng tôi dần xem Dill là một tay Merlin bỏ túi 8, với một cái đầu đầy những kế hoạch ly kỳ, những khát khao quái lạ, và những tưởng tượng kỳ quặc.
Nhưng vào cuối tháng Tám kho tiết mục trò chơi của chúng tôi trở nên nhạt nhẽo vì đã chơi hoài không biết bao lần, và chính lúc đó Dill đã mớm cho chúng tôi ý tưởng dụ Boo Radley ra khỏi nhà.
Ngôi nhà Radley mê hoặc Dill. Bất chấp những cảnh báo và giải thích của chúng tôi, ngôi nhà đó cứ thu hút nó như mặt trăng hút con nước, nhưng hút nó không vượt qua cột đèn ở góc phố, một khoảng cách an toàn tính từ cổng nhà Radley. Nó sẽ đứng đó, ôm lấy cột đèn, chăm chú nhìn và băn khoăn.
Nhà Radley nhô hẳn ra đường cách nhà tôi một đoạn. Đi về phía Nam, người ta thấy hàng hiên của nó; lề đường bẻ góc và chạy dọc khu nhà. Ngôi nhà thấp, từng sơn màu trắng với hàng hiên rộng phía trước và những cửa chớp màu xanh lá cây, nhưng từ lâu đã chuyển sang màu xám xanh giống màu của vuông sân quanh đó. Những miếng ván lớn mục rã vì mưa gió rũ trên mái hiên; những cây sồi che khuất ánh mặt trời. Tàn tích của những chiếc cọc nhọn làm hàng rào xiêu vẹo ở sân trước - một cái sân "để quét" vốn không bao giờ được quét - nơi cỏ cho gia súc và cỏ thuốc thỏ mọc lan tràn.
Bên trong ngôi nhà có một bóng ma quỷ quái. Người ta nói hắn có thật, nhưng Jem và tôi chưa bao giờ thấy hắn. Người ta nói hắn ra ngoài vào ban đêm khi trăng lặn, và nhìn lén qua cửa sổ. Khi cây đỗ quyên khô của người ta đông cứng trong một đợt rét, đó là do hắn hà hơi vào chúng. Mọi vụ trộm vặt ở Maycomb đều là do hắn. Có lần thị trấn kinh hoàng vì hàng loạt sự kiện ghê rợn về đêm: người ta tìm thấy gà và những thú cưng trong nhà bị chặt khúc; dù thủ phạm là Addie điên, tên này sau cũng đã tự trầm ở vũng xoáy Barker, nhưng người ta vẫn nhìn vào nhà Radley, không hề muốn dẹp bỏ những nghi ngờ ban đầu của họ. Một người Da đen sẽ không đi ngang nhà Radley vào ban đêm, ông ta sẽ băng qua lề đường đối diện và huýt sáo khi bước đi. Khuôn viên trường Maycomb giáp lưng với khu đất nhà Radley; những cây hồ đào cao lớn trong sân nuôi gà nhà Radley rụng đầy quả xuống sân trường. nhưng những quả hạch nằm đó mà không đứa trẻ nào dám đụng đến: những quả hồ đào nhà Radley sẽ giết bạn. Một quả bóng rơi vào sân Radley và coi như mất và không ai buồn nêu ra thắc mắc nào.
Nỗi bất hạnh của ngôi nhà đó bắt đầu nhiều năm trước khi Jem với tôi ra đời. Người nhà Radley, tuy được chào đón ở bất cứ nơi nào trong thị trấn, lại sống tách biệt, một sở thích không thể tha thứ được ở Maycomb. Họ không đi nhà thờ, nơi giải trí chủ yếu của Maycomb, mà thờ phụng tại nhà; bà Radley hiếm khi qua bên kia đường uống cà phê giữa buổi sáng với hàng xóm, và chắc chắn không bao giờ tham gia nhóm truyền giáo. Ông Radley đi bộ xuống thị trấn lúc mười một giờ rưỡi sáng, và trở về vào đúng mười hai giờ, đôi khi xách một túi giấy nâu, mà láng giềng cho hàng tạp phẩm cho gia đình. Tôi không biết ông già Radley kiếm sống bằng cách nào-Jem nói ông ta "mua bông vải", một mỹ từ lịch sự để chỉ việc không làm gì cả-nhưng ông Radley và vợ ông ta sống ở đó với hai con trai từ lâu lắm rồi.
Cửa sổ và cửa chính nhà Radley đóng kín vào những ngày Chủ nhật; một điều nữa trái với cung cách của Maycomb: cửa đóng chỉ có nghĩa là bệnh hay trời lạnh. Trong các ngày thì Chủ nhật là ngày dành cho viếng thăm buổi chiều theo nghi thức: các bà mặc áo nịt, đàn ông mặc áo khoác, trẻ con mang giầy. Nhưng leo lên những bậc thềm trước nhà Radley và nói, "xin chào" vào buổi chiều Chủ nhật là điều mà không một người hàng xóm nào làm. Ngôi nhà Radley không có những cửa lưới. Có lần tôi hỏi bố Atticus liệu nó đã từng có cái nào không; bố Atticus nói có, nhưng trước khi tôi ra đời kia.
Theo lời hàng xóm đồn đại, khi đứa con nhỏ nhà Radley ở tuổi thiếu niên, nó giao du với đám con nhà Cunningham gốc ở Old Sarum, một dòng họ đông đúc và khó hiểu cư trú ở phía Bắc của hạt này, và chúng lập thành một thứ gần như băng nhóm, thứ Maycomb chưa từng có bao giờ. Chúng chẳng làm gì nhiều, nhưng cũng đủ để dân thị trấn bàn luận và bị cảnh báo công khai tại ba buổi giảng kinh: chúng lẩn quất quanh các hiệu cắt tóc, đi xe buýt đến Abbottsville vào Chủ nhật và đi xem phim; chúng dự các buổi khiêu vũ tại ổ cờ bạc bên bờ sông của hạt, Dew-Drop Inn&Fishung Camp; chúng còn uống cả rượu lậu. Không ai ở Maycomb có đủ dũng cảm để nói với Radley rằng con trai ông ta giao du với bọn xấu cả.
Một đêm nọ, trong cơn phấn khích tột độ, bọn chúng chạy lùi quanh quảng trường trên chiếc ô tô cũ mượn được, kháng cự nỗ lực chặn bắt của viên tuần cảnh già của Maycomb, ông Conner, và nhốt ông trong nhà xí của tòa án. Thị trấn nhất quyết phải làm điều gì đó; ông Conner nói ông biết rõ từng đứa một, và ông quyết chí và khẳng định chúng sẽ không yên thân được với chuyện này, vì vậy bọn trai trẻ này bị đưa ra trước tòa với cáo buộc về tội hành xử bừa bãi, phá rối trật tự, đe dọa và hành hung, sử dụng ngôn ngữ lăng mạ và báng bổ trước sự hiện diện và nghe thấy của một phụ nữ. Quan tòa hỏi ông Conner tại sao ông bao gồm cả tội cuối cùng; ông Conner nói rằng chúng chửi tục quá lớn đến độ ông chắc mọi quý bà ở Maycomb đều nghe thấy. Quan tòa quyết định tống bọn quấy rối này đến trường huấn luyện của tiểu bang, nơi thỉnh thoảng bọn trai trẻ được gửi đến không vì lý do gì khác hơn là cung cấp cho chúng thức ăn và chỗ ở tươm tất: nó không phải nhà từ và cũng không phải là điều gì đáng xấu hổ. Nhưng ông Radley lại nghĩ nó là vậy. Nếu quan tòa tha cho Arthur, ông Radley xin đảm bảo chắc chắn rằng Arthur sẽ không gây thêm rắc rối nào nữa. Biết rằng lời hứa của ông Radley là đinh đóng cột, nên quan tòa đã hoan hỉ làm thế.
Những đứa đồng bọn thì vào trường huấn luyện và nhận nền giáo dục trung học tốt nhất có được ở bang này; một đứa trong bọn còn học tiếp lên trường cơ khí ở Auburn. Những cánh cửa nhà Radley đóng kín suốt các ngày trong tuần lẫn ngày Chủ nhật và người ta không thấy mặt thằng con ông Radley suốt mười lăm năm.
Nhưng đến một ngày, mà Jem hầu như không nhớ được, có vài người, nhưng không phải Jem, nghe tiếng nói và thấy mặt Boo Radley. Anh ấy nói bố Atticus chẳng bao giờ nói gì nhiều về nhà Radley: khi Jem hỏi bố thì câu trả lời duy nhất của bố Atticus là bảo anh ấy hãy lo chuyện của mình và để cho nhà Radley lo công việc của họ, họ có quyền đó; nhưng khi chuyện này xảy ra Jem nói bố Atticus chỉ lắc đầu và kêu, "Mm, umm, umm."
Vì vậy Jem nhận hầu hết thông tin từ cô Stephanie Crawford, một hàng xóm gắt gỏng, người nói mình biết toàn bộ câu chuyện này. Theo cô Stephanie, Bob đang ngồi trong phòng khách cắt một số mục trong tờ The Maycomb Tribune để dán vào cuốn sưu tập báo của anh ta. Ba anh ta bước vào phòng. Khi ông Radley đi ngang, Bob đâm kéo vào chân ba mình, rồi rút ra, chùi nó vào quần, và tiếp tục công việc cắt dán.
Bà Radley chạy ra đường gào lên rằng Arthur sắp giết cả nhà họ, nhưng khi cảnh sát trưởng đến ông ta thấy Bob vẫn ngồi trong phòng khách, cắt tờ Tribune. Lúc đó anh ta đã ba mươi ba tuổi.
Cô Stephanie bảo ông Radley già nói không có người nào trong nhà Radley phải vào nhà thương điên cả khi có người đề nghị rằng một đợt an dưỡng ở Tuscaloosa có thể có ích cho Bob. Bob không điên, nhiều lúc anh ta quá căng thẳng. Nhôt anh ta lại thì được thôi, ông Radley thừa nhận, nhưng khẳng định rằng không thể buộc cho Bob bất cứ tội gì: anh ta không phải là tội phạm. Ông cảnh sát trưởng chẳng nỡ nhốt anh ta vào tù cùng bọn da đen, vì vậy Bob bị nhốt trong tầng hầm của tòa án.
Việc chuyển Bob từ tầng hầm về nhà chỉ lờ mờ trong ký ức của Jem. Cô Stephanie Crawford nói một số người trong hội đồng thị trấn đã bảo ông Radley rằng nếu ông không đem Bob về, Bob sẽ chết vì nấm mốc do ẩm thấp. Ngoài ra Bob không thể sống dựa vào tiền bạc của hạt mãi được.
Không ai biết ông Radley đã sử dụng hình thức răn đe nào để không ai nhìn thấy Bob, nhưng Jem hình dung rằng ông Radley hầu như thường xuyên xiềng anh ta vào giường. Bố Atticus nói không, không phải kiểu đó, rằng có nhiều cách làm cho người ta trở thành bóng ma.
Ký ức tôi trở nên sống động khi thấy bà Radley thỉnh thoảng mở cửa trước, đi đến mé hàng hiên, tưới nước cho mấy cây chuối hoa của bà. Nhưng mỗi ngày Jem và tôi đều thấy ông Radley đi bộ xuống thị trấn rồi trở về. Người đàn ông gày gò khô quắt, mắt không màu, không màu đến độ chúng không phản chiếu ánh sáng, Xương gò má của ông ta nhọn và miệng thì rộng, môi trên mỏng và môi dưới dày. Cô Stephanie Crawford nói ông ta quá ngay thẳng đến độ ông ta xem lời Chúa là luật lệ duy nhất của mình, và chúng tôi tin cô, bởi vì dáng điệu của ông Radley lúc nào cũng thẳng đơ.
Ông không bao giờ nói chuyện với chúng tôi. Khi ông đi ngang qua, chúng tôi thường nhìn xuống đất và nói, "Chào ông", và ông ho đáp lại. Con trai cả của ông Radley sống ở Pensacola, anh ta về nhà vào dịp Giáng sinh, và anh ta là một trong ít người chúng tôi từng thấy bước vào hay rời ngôi nhà đó. Từ ngày ông Radley đưa Arthur về nhà, người ta nói ngôi nhà đó đã chết.
Nhưng đến một hôm bố Atticus nói với chúng tôi bố sẽ phạt nếu chúng tôi làm ồn trong sân và giao cho Calpurnia thực hiện nhiệm vụ khi ông vắng mặt nếu bà nghe chúng tôi nói tiếng nào. Ông Radley đang hấp hối.
Ông ấy khá thong thả trong việc này. Những băng ngựa gỗ của thợ mộc chặn hai đầu đường của khu đất nhà Radley, rơm được lót trên lề đường, giao thông được chuyển hướng sang đường nhanh phía sau. Bác sĩ Reynolds đậu xe ngay trước nhà tôi và đi bộ đến nhà Radley mỗi khi ông ta đến thăm bệnh. Jem và tôi chơi quanh quẩn trong sân suốt nhiều ngày. Cuối cùng những băng gỗ được mang đi, và chúng tôi đứng trước hiên nhìn theo khi ông Radley làm chuyến hành trình cuối cùng của ông ngang qua nhà tôi.
"Đi rồi một kẻ bần tiện nhất mà Chúa từng thổi hơi thở vào," Calpurnia lẩm bẩm, và bà phun nước bọt ra sân với vẻ trầm tư. Chúng tôi nhìn bà đầy ngạc nhiên, vì hiếm khi Calpurnia bình luận về cung cách của người da trắng.
Hàng xóm nghĩ khi ông Radley nằm xuống Bob sẽ xuất hiện, nhưng mọi người đã lầm: anh trai Bob từ Pensacola trở về và thế chỗ ông Radley. Khác biệt duy nhất giữa anh ta và người cha là tuổi tác. Jem nói ông Nathan Radley cũng "mua bông vải." Tuy nhiên Nathan có đáp lại chúng tôi khi chúng tôi chào buổi sáng, và đôi khi chúng tôi thấy anh ta từ thị trấn ra về với tờ tạp chí trên tay.
Chúng tôi càng nói nhiều với Dill về nhà Radley, nó càng muốn biết, thật đứng ôm cột điện càng lâu nó càng thắc mắc.
"Không biết hắn ta làm gì trong đó", nó lẩm bẩm. "Cứ là hắn ta vừa thò đầu ra khỏi cửa ấy.
Jem nói, "Hắn ta đi ra ngoài, chắc chắn rồi, khi mà trời tối thui. Cô Stephanie Crawford nói có lần cô tỉnh dậy lúc nửa đêm và thấy hắn nhìn cô qua cửa số...nơi đầu của hắn giống như cái sọ người nhìn cô. Mày có bao giờ thức giấc nửa đêm rồi nghe thấy tiếng hắn không, Dill? Hắn đi giống vậy nè..." Jem lê bàn chân anh trên sỏi. "Mày nghĩ sao khi cô Rachel lại khoá cửa kỹ thế ban đêm? Nhiều buổi sáng tao còn thấy dấu vết của hắn ở sân sau, và có đêm tao nghe thấy hắn cào cửa lưới sau nhà, nhưng khi bố Atticus ra tới đó thì hắn đã đi mất.
"Không biết hắn như thế nào sao?" Dill hỏi:
Jem đưa ra mô tả hợp lý về Bob: Bob cao khoảng mét chín, đoán chừng qua những dấu vết của hắn; hắn ăn thịt sóc sống và bất cứ con mèo nào hắn bắt được, đó là lý do tại sao hai bàn tay hắn đầy máu-nếu mày ăn sống thú vật, mày sẽ không bao giờ rửa sạch máu được. Mặt hắn có nguyên một vết sẹo lồi chạy ngang qua; răng hắn không những vàng khè mà còn bị sâu nữa; mắt hắn thô lố; miệng lúc nào cũng chảy nước dãi.
"Tụi mình thử dụ hắn ra ngoài đi," Dill nói. "Tao muốn thấy hắn ra sao."
Jem nói nếu Dill muốn bị mất mạng, thì nó chỉ cần đi tới và gõ cửa trước.
Cuộc đột kích đầu tiên của bọn tôi xảy ra bởi vì Dill cá với Jem cuốn The Gray Ghost 9 ăn hai cuốn truyện Tom Swift rằng Jem sẽ không dám đi quá cổng nhà Radley. Cả đời mình, Jem chưa từng từ chối một thách thức nào.
Jem nghĩ về chuyện đó ba ngày. Tôi nghĩ rằng anh ấy yêu danh dự hơn cái mạng mình, vì Dill công kích liên tục khiến anh kiệt sức dễ dàng. "Mày sợ rồi", ngày đầu Dill nói. "Tao không sợ, chỉ kính trọng thôi," Jem nói. Ngày hôm sau Dill nói, "Mày sợ muốn chết đến độ không dám đặt ngón chân cái vào sân trước." Jem nói anh ấy tin là mình không sợ, mỗi ngày anh ấy đều đi học ngang qua nhà Radley.
"Lần nào cũng chạy thục mạng," tôi nói.
Nhưng Dill khích được anh ấy vào ngày thứ ba, khi nó nói với Jem rằng dân Meridian chắc chắn không sợ hãi như dân Maycomb, rằng nó chưa từng thấy dân nào nhát như dân Maycomb.
Điều này đủ làm cho Jem phải đi đến góc đường, ở đó anh dừng lại và dựa vào cột đèn, nhìn cánh cổng đong đưa như khùng điên trên bản lề tự chế.
"Tao hy vọng cái đầu mày tự hiểu ra rằng hắn sẽ giết từng đứa bọn mình đó, Dill Harris," Jem nói, khi chúng tôi tới nhập bọn với anh. "Đừng trách tao khi hắn móc mắt mày nghen. Hãy nhớ là mày khơi mào vụ này đó."
"Mày vẫn còn sợ," Dill kiên nhẫn lầm bầm.
Jem muốn Dill biết rõ ràng rằng anh ấy chẳng sợ bất cứ thứ gì. "Chỉ có điều tao không nghĩ ra cách dụ hắn ra khỏi nhà hắn mà không bắt được mình thôi." Ngoài ra Jem còn nghĩ đến cô em nhỏ của mình nữa.
Khi anh ấy nói vậy, tôi biết ngay anh ấy sợ. Jem cũng phải nghĩ tới em gái khi tôi thách anh ấy nhảy từ nóc nhà xuống. "Nếu tao chết thì mày sống ra sao?" Anh hỏi. Rồi anh nhảy, rơi xuống đất an toàn, và ý thức trách nhiệm đã biến khỏi anh ấy cho đến khi anh đối mặt với nhà Radley.
"Mày né vụ thách thức này sao?" Dill hỏi. "Nếu vậy mày..."
"Dill, mày phải nghĩ về mấy chuyện này," Jem nói. "Để tao suy nghĩ một chút... nó giống như việc làm cho một con rùa bò ra..."
"Làm cách nào?" Dill hỏi.
"Đốt cây diêm hơ dưới bụng nó."
Tôi bảo Jem nếu anh đốt nhà Radley tôi sẽ mách bố Atticus.
Dill nói đốt diêm hơ dưới bụng rùa là độc ác.
"Không độc ác, chỉ là thuyết phục nó-không giống như việc mày đốt lửa thui nó đâu," Jem làu bàu.
"Sao mày biết đốt diêm không làm nó đau?"
"Bọn rùa không có cảm giác, đồ ngốc" Jem nói.
"Bộ mày từng là rùa hả?"
"Trời đất, Dill để tao nghĩ coi.. tụi mình có thể làm hắn hoảng..."
Jem đứng suy nghĩ quá lâu đến độ Dill nhượng bộ một chút, "Tao sẽ không nói là mày chạy vụ này và tao sẽ đổi cho mày cuốn The Gray Ghost chỉ cần mày dám đến đó rờ vào ngôi nhà."
Jem sáng rỡ. "Rờ vào ngôi nhà, vậy thôi hả?"
Dill gật đầu.
"Chắc chắn chỉ vậy thôi hả? Tao không muốn mày đòi thêm chuyện gì khác khi tao quay lại."
"Ừ, chỉ nhiêu đó thôi," Dill nói. "Chắc chắn hắn sẽ chạy ra đuổi khi thấy mày trong sân, lúc đó tao với Scout sẽ nhào vô, đè hắn xuống cho tới khi mình nói được với hắn là mình không tính hại gì hắn."
Chúng tôi rời góc phố, băng qua con đường nhỏ trước nhà Radley, và dừng ngay cổng.
"Tới luôn đi," Dill nói, "Scout với tao ở ngay sau lưng mày."
"Tao đi nè," Jem nói, "đừng có thúc."
Anh đi đến góc sân, rồi lùi lại nghiên cứu địa thế như thể quyết định tìm cách tốt nhất để vào trong, nhíu mày và gãi đầu.
Rồi tôi chế nhạo anh ấy.
Jem đẩy tung cách cổng và đi nhanh đến hông nhà, vỗ vào nó và chạy trở ra vượt qua chỗ chúng tôi, không chờ xác nhận xem cuộc xâm nhập của anh có thành công hay không. Dill và tôi chạy theo sát gót anh. An toàn ở hàng hiên nhà mình, thở hổn hển, rầu rĩ và buồn bã.
Ngôi nhà cũ kỹ vẫn như thế, rầu rĩ và buồn bã, nhưng khi nhìn dọc theo con đường, chúng tôi tưởng như mình thấy một tấm rèm cửa bên trong nhúc nhích. Khẽ rung nhẹ. Một chuyển động rất nhẹ, hầu như không thể thấy, và ngôi nhà vẫn lặng ngắt.
--------------------------------
1
Andrew Jackson (sau này thành tổng thống thứ bảy của Mỹ), trong Cuộc chiến Creek (1813-14) đã xua người da đỏ Creek ra khỏi Alabama, Georgia và Mississippi để bảo vệ các khu định cư của dân da trắng.
2
Trận Hasting (1066): trận đánh quyết định trong cuộc chinh phục Anh của người Norman (Pháp).
3
John Weslay (1703-1791): mục sư, nhà thần học Anh, một trong những thủ lĩnh đầu tiên của giáo phái Giám lý (Methodist) của đạo Tin lành. Giáo phái này xuất phát từ Anh, lan qua Mỹ, thu hút giới lao động và nô lệ.
4
Tội giết người không dự mưu trước nhưng không kèm tình huống gia trọng, theo luật Mỹ, nhưng định nghĩa này thay đổi ít nhiều tùy từng tiểu bang.
5
Tên gọi thân mật của John
6
Ám chỉ khủng hoảng kinh tế 1929-1933.
7
Chẳng có gì để sợ ngoài chính nỗi sợ hãi: câu nổi tiếng trong diễn văn nhậm chức của Franklin Roosevelt, tổng thống thứ 32 của Mỹ (đắc cử năm 1932), người có công lớn trong việc đưa nước Mỹ vượt qua Khủng hoảng kinh tế. Ông đắc cử bốn kỳ bầu cử liên tiếp: 1932,1936,1940 và 1944.
8
Merlin: nhà tiên tri, phù thủy và cố vấn của vua Arthur trong truyền thuyết Anh, ở đây hàm ý Dill là kẻ tài giỏi, tháo vát trong mọi chuyện.
9
Nghĩa là Con ma xám.