• ĐỔI TÊN MIỀN VIETWRITER.PRO SANG vietwriter.co TỪ NGÀY 18/11

Full Giải Ngải Ký - Phần 1 (1 Viewer)

Viet Writer

Và Mai Có Nắng
Ảnh bìa
Tác giả
Tống Mặt Than (Tống Minh Ngọc)
Thể loại
  1. Truyện Ma
  2. Trinh Thám
Tình trạng
Hoàn thành
Số chương
29
Nguồn
https://facebook.com/Lchangesme
Lượt đọc
47,566
Cập nhật
Chương 1. Nằm viện

11h tối, tôi ngồi lặng lẽ trong viện, chán nản ngẩng đầu nhìn lên trần nhà, ánh đèn tuýp ảm đạm chiếu vào mắt không đủ khiến tôi phải cau mày. Thở dài.

Tôi có thằng bạn tên Cường, cậu ta vừa bị tai nạn xe máy, có người gọi cho tôi lúc hơn 9h. Ngay khi nghe điện, tôi đã có một linh cảm xấu, người ta hỏi tôi có phải là Minh, người gọi cuộc gọi cuối cùng cho nạn nhân này không, “nạn nhân” cái từ này nghe nặng nề quá, tôi chỉ vội đáp vâng, đầu dây bên kia tiếp, nạn nhân là một nam thanh niên tuổi từ 22 tới 24, vừa bị tai nạn xe máy, hiện đang nằm trong bệnh viện huyện, cần người quen tới gấp để xác nhận thông tin… Sau khi nghe loáng thoáng được những từ cuối, tôi ghi lại số phòng và lập tức phóng xe tới bệnh viện, lúc đó đầu tôi trống rỗng, không phải do lo lắng, chỉ là tôi bất ngờ quá thôi.

Cường là thằng bạn cùng phòng với tôi, chúng tôi làm cùng một công ty gang thép, trụ sở đặt tại Thái Nguyên, trong phòng còn có hai thằng nữa, đều là người khác quê, ở cùng nhau cũng đã được tám chín tháng. Chúng tôi ai cũng biết tính thằng Cường, tên như người, cậu ta to cao nhưng không phải dạng cục mịch, tôi thấy thằng này hay đi trêu các cô bán thực phẩm, hay mấy em gái người dân tộc thỉnh thoảng ghé qua chỗ chúng tôi chơi. Nhưng tuyệt nhiên không bao giờ thấy cậu ta gây gổ với ai, vì tính Cường cẩn thận, không quá chén, không hút thuốc lá trước mặt phụ nữ, không phóng nhanh vượt ẩu, đặc biệt là đi đêm, thằng này cẩn thận có tiếng. Cũng vì thế mà cậu ta chưa bao giờ nghĩ tới chuyện vượt rào với các em gái ở đây, sợ là yêu không cưới rồi nó bỏ bùa cho thân bại danh liệt.

Thế mà Cường bị tai nạn, lúc chiều thằng này lấy xe máy đi chở một em gái từ công ty về làng, đi tới mãi 8h thì tôi gọi để nhờ có qua quán tạp hóa thì mua cho anh em bao thuốc lá. Lúc đấy cậu ta chỉ bảo là nhà em gái giữ lại ăn cơm, tôi biết vậy, còn nghĩ là sướng cái thân mày nhé, dễ bố mẹ em nó ưng cái bụng mày rồi, làm rể miền núi này cũng không tệ, há há. Hơn 9h Cường bị tai nạn, chắc trên đường về thì gặp chuyện.

Tới viện, việc đầu tiên tôi làm là chạy tới phòng trực hỏi cô y tá xem người bị tai nạn xe máy nằm phòng 301 đi lối nào. Cô y tá chỉ dẫn tận tình và không quên hỏi tôi có mang tiền đi đóng viện phí cho nạn nhân không. Tôi gật đầu, giờ còn tiền nong gì, bạn tôi đang nằm kia không biết sống chết thế nào, tôi phải qua xem tình hình đã. Lên tầng 3, phòng đầu tiên, bên trái hành lang. Vì giờ đã vào đêm lên trong viện vắng hoe, cả dãy tầng 3 chỉ có hai phòng duy nhất sáng đèn, một là phòng 301, hai là một phòng ở cuối dãy.

Tôi mở cửa bước vào, cảm giác đầu tiên là cái ớn lạnh kỳ lạ từ trong phòng thổi vào người, tiếp theo tới thứ mùi gây gây pha lẫn giữa mùi máu và mùi thuốc sát trùng, cuối cùng là nụ cười rất thân thiện của chị y tá đang đứng kiểm tra cho Cường. Chị y tá không xinh, nhưng cười rất hiền, ít nhất là vẫn dễ nhìn hơn người đang nằm trên giường kia.

– Anh là người nhà của bệnh nhân?

Chị y tá mở lời.

– Vâng, tôi là bạn của cậu ta.

– Anh này vừa được chúng tôi khâu 11 mũi ở chân trái, tình hình vết thương không nghiêm trọng, lúc nhập viện anh ta còn tỉnh táo, người đưa anh ta tới viện nói là gặp anh ta tông vào dải phân cách trên dốc Đèo Cái.

– Ngoài khâu 11 mũi ra thì cậu ta có bị gì nữa không thưa chị?

– Đầu và mặt không có thương tích, tay trái bị xước do ma sát với mặt đường, chân bị mảnh kim loại đâm qua, ngoài ra chỉ là những vết trầy không đáng ngại.

– Vâng, thế giờ cậu ấy đang ngủ thưa chị?

– Chúng tôi tiêm một mũi gây mê và truyền nước cho anh ta, giờ thuốc vẫn còn tác dụng, có lẽ 2 3 giờ nữa sẽ tỉnh, anh ngồi đây trông tới khi nào bạn anh tỉnh thì gọi chúng tôi tới kiểm tra.

Nói xong chị y ta lại cười hiền hậu, tôi yên tâm rồi, thấy tôi không hỏi gì nữa chị y tá liền rời đi. Giờ tôi mới nghĩ tới việc nhìn vào cái người đang nằm trên giường kia, đúng là mặt không thấy có thương tích gì, tay thì bị băng bó kín mít, kiểu này chắc là lúc xòe thì cho tay lên đỡ mặt. Người đưa Cường tới bảo thằng này đâm vào dải phân cách, đường dốc Đèo Cái to như đường quốc lộ, không ngoằn nghèo, không gấp khúc, đi thế nào mà đâm được vào đấy mới tài. Chẳng lẽ là ở nhà em gái uống rượu nếp cẩm nhiều quá nên choáng, có khi thế thật. Nhưng mà lúc đưa tới đây thằng này vẫn còn tỉnh táo, thế quái nào mà uống rượu đâm vào dải phân cách không ngất luôn đi, vậy tức là đầu óc thằng này lúc trước khi bị tai nạn hoàn toàn bình thường?

Tôi ngồi xuống ghế, mặt phân vân, không biết thằng này bị cái gì mà đi đứng cẩu thả thế, tội cho cái xe, chủ nó rách chân rách tay thế này, nó không biết còn thương tích tới đâu nữa. Mài yếm, mài bô xuống đường thì may ra chỉ xước, nặng hơn có thể là vỡ yếm, thằng Cường nó làm như trâu để kiếm tiền mua xe cho bố mẹ ở nhà mát mày mát mặt, giờ cái xe có mệnh hệ gì chắc thằng này nó không thiết sống nữa.

Tôi nhìn thằng bạn đang nằm trên giường, mặt nhăn dúm lại, mồ hôi túa ra, chắc đau hay là gặp ác mộng gì đó, thấy cũng tội mà thôi cũng kệ, khi nào cậu ta tỉnh, tôi sẽ tìm mấy lời tốt đẹp nhất mà an ủi, dù lỗi là do ai thì bị thương như này cũng không thể mắng chửi được. Lúc sau tôi mới lấy điện thoại di động ra xem có trò gì hay hay giết thời gian. Ngồi chơi một lúc, tới khi điện thoại báo hết pin, tôi mới ngẩn ra, giờ là 10h43, vậy là cũng ngồi đây được một tiếng rồi, thằng Cường vẫn nằm im thở khì khì, mặt vẫn nhăn nhúm.

Chán rồi đấy, tôi rời khỏi ghế, lúc này tâm trí tôi cần tìm một cái gì đó để giải khuây, tôi nhìn rộng ra khắp phòng, đây là một phòng ghép, có ba cái giường trống nữa ở bên kia. Do cuối tuần người ta về hết nên phòng này còn mỗi giường chúng tôi, không biết các phòng cạnh đây có còn người không, tôi thấy cả dãy tối om hay là do họ tắt đèn đi ngủ hết rồi. Lúc tôi tới có để ý là phòng ở cuối dãy hành lang vẫn sáng đèn, chắc phòng ấy cũng có bệnh nhân. Nhìn mấy chiếc giường giăng vải trắng tinh, đầu giường nào cũng đặt một chiếc tủ sắt, cảm giác lúc này trống trải và im ắng kỳ lạ.

– TRÁNH!

Tôi giật mình, quay đầu nhìn thấy Cường há miệng, cậu ta vừa rồi hét cái gì vậy?

-TRÁNH! TRÁNH! …

Cường lại hét lên, hai mắt vẫn nhắm nghiền, có cái gì đó đang hiện lên trong đầu cậu ta, là cảnh tượng lúc diễn ra tai nạn?

-Dừng lại!…Dừng…Dừ..ng…

Tiếng của cậu ta nhỏ dần, tôi không nghĩ ra nên làm gì lúc này, đây là nói mớ phải không, nói mớ có nguy hiểm tới vết khâu không, có phải gọi y tá tới xem thế nào không? Tôi đâu có kinh nghiệm với việc này, bản thân chưa từng đi trông người ốm bao giờ, trước nay chỉ có bố mẹ trông tôi chứ tôi còn chưa tự trông nổi mình, đừng nói tới đi trông cho người khác.

Cường không hét lên nữa, chỉ thấy cậu ta mấp máy trong miệng cái gì đấy, không rõ là muốn nói hay muốn thở. Tôi chết lặng ở cạnh giường, mấy giây sau tôi mới dám bước tới lay lay vai cậu ta, còn chuẩn bị tinh thần đợi cậu ta choàng mắt bật dậy như quỷ nhập tràng. Nhưng không, sau đó Cường lại thở đều đều, hình như là ngủ tiếp, không thấy dấu hiệu gì bất thường nữa, mặt vẫn nhăn nhúm như cũ.

Tai nạn là điều khủng khiếp, chắc chắn nó ảnh hưởng tới tinh thần nhiều lắm, tôi thấy Cường ngủ lại được thì cũng thở phào, cứ ngủ cho xong đi rồi dậy la hét sau, vừa ngủ vừa la hét thế này tao sợ lắm.

Đang nghĩ bất giác tôi cúi đầu xuống sàn nhà, gạch ốp sàn là loại sáng màu, ánh đèn tuýp phản chiếu trên mặt sàn tạo thành một thứ ánh sáng mờ mờ, không sáng không tối, hắt lên khung cảnh nhợt nhạt với một màu trắng đục, không có gì bắt mắt. Tôi chăm chú nhìn những viên gạch ốp sàn dưới chân mình, nó không có hoa văn, bề mặt hơi sần lên những gợn sóng nhỏ, người ta làm thế để tăng ma sát và tạo cảm giác sạch sẽ.

Hết nhìn gạch tôi lại nhìn sang những rãnh nhỏ giữa hai viên gạch ốp, thoạt nhìn tôi thấy nó màu đen, nhưng nếu nhìn kỹ thì thấy nó là màu nâu đỏ, mà nếu tò mò cúi hẳn xuống quan sát, sẽ thấy nó thực chất là màu đỏ sẫm. Cái màu đỏ này khiến tôi liên tưởng tới máu, giống như là nó chảy lênh láng trên sàn nhà, người ta có cố lau tới đâu, thì cũng không thể sạch hết máu trong các khe này được. Vì vậy mà nó đọng lại, nhiều dần thì kết thành một tầng sẫm màu, có thể nhầm với cáu bẩn.

Nghĩ cái gì vậy, trong viện thì chuyện máu chảy lênh láng là điều bình thường, đâu cần ngạc nhiên quá chứ, phải biết là mỗi ngày ở đây có bao nhiêu người ra vào, bao nhiêu người đổ máu, hoặc là bao nhiêu người…chết.

Ò óe…

Ò óe… Ò óe… Ò óe…

Chợt tôi nghe thấy tiếng xe cứu thương, còi của nó kêu chói tai vô cùng. Tôi từng cho rằng nếu như ai sắp chết mà nghe thấy tiếng còi xe này, chắc sẽ phải bật dậy vì nhức đầu, nó có khi cũng là một cách sơ cứu trước tiên.

Tiếng còi xe vẫn vang lên inh ỏi, không biết là cấp cứu ca nào đây, có nên ra nhòm thử không. Đắn đo một lúc, tôi liền mở cửa ra, tiếng ò óe lúc này càng rõ rệt, nó kêu như ngay sát bên tai tôi vậy, bình thường tôi không nghĩ nó vang được như thế. Đèn cao áp ngoài sân bật sáng trưng, khoảng sân bên dưới kia có vài chiếc xe hơi đậu, tôi không thấy có xe cứu thương nào vào sân cả. Mà tiếng còi xe vẫn kêu inh tai, chẳng lẽ nó đang chạy ngoài đường lớn, còi xe ở viện này dùng loa thùng hay sao mà kêu được vậy.

Tôi ra hẳn ban công đứng nhìn xuống, không có, rõ ràng là không có xe cứu thương đậu dưới sân viện, nếu có thì phải thấy bác sĩ chạy ra, hay là nó đậu ở sân khác, khu viện này chỉ điều trị sau cấp cứu thôi, khu đối diện mới là để cấp cứu?
Ò oé… Ò óe… Ò óe….
Cứ kêu như vậy thì các bệnh nhân khác sao ngủ được, đêm hôm rồi mà người ta không để ý chút sao, bác sĩ gì vô lương tâm thế.

Ò óe…

Hồi còi xe cuối cùng cũng tắt, cái không khí tĩnh lặng lập tức được khôi phục, gió cũng không thổi, khoảng sân trước mặt hiện lên dưới ánh sáng vàng tịch mịch, cây cối lấp trong bóng tối âm trầm, như đợi một ai đó vô tình bước trên khoảng sân kia thì lao ra vồ họ.

Lạch cạch… Lạch cạch…

Ồn ào…

Có tiếng người nói, không nghe ra là tiếng gì, chỉ thấy xèo xèo như tiếng loa rè.

Lạch cạch… Lạch cạch…
Tôi có thể hiểu được đây là tiếng bánh xe lăn trên nền gạch, qua mỗi rãnh ốp sàn sẽ xóc lên một cái, bánh xe nảy lên rồi lại va xuống mặt sàn tạo ra thứ âm thanh rời rạc kia. Tiếng động mỗi lúc một gần.
Ồn ào.

Âm thanh hỗn độn, có tiếng của phụ nữ, có tiếng của đàn ông, họ đang rất gấp, tôi thấy được họ rồi.

Trên hành lang xuất hiện một tốp người, có năm người tất cả, đang vội vã đẩy cái cán cứu thương, trên cán có người nằm, vì hành lang tối quá nên tôi chưa biết người nằm trên cán là nam hay nữ. Những người chạy xung quanh cán đều mặc đồ phẫu thuật, họ là y bác sĩ trong viện này, nhìn cách họ di chuyển, tôi có thể chắc rằng ca này rất nguy kịch.

Nhóm người lao về phía tôi, theo phản xạ tôi lập tức áp sát người vào cửa để nhường lối đi cho họ. Tiếng nói vẫn xèo xèo bên tai, tôi hoàn toàn không thể nghe thấy họ nói gì, họ đang tranh luận về ca này sao, hay là họ đang phân công trước phẫu thuật? Tôi nghe không ra, khi nhóm người đó chạy tới trước mặt, mắt tôi bất giác dán vào cán cứu thương, lòng hiếu kỳ khiến tôi nảy sinh một khát khao, khát khao được thấy mặt người nằm trên đó.

Lạch cạch…

Thứ đầu tiên tôi thấy là cánh tay, một cánh tay trắng xanh thò ra khỏi cán, máu từ trên tay thấm vào tấm chăn phủ ngoài và cứ thế nhỏ tong tong xuống nền nhà. Mất máu nhiều vậy. Trong một khắc tôi lia mắt theo cánh tay đó, nhìn theo đường máu thấm trên mảnh chăn phủ, loang lổ. Người kia là nữ, chăn đắp tới cổ, tóc và máu dính bết vào mặt, khuôn mặt vì thế mà bị che đi ít nhiều. Nhưng khi mắt tôi nhìn tới khuôn mặt người kia, nó lập tức trở lên rõ ràng, màu da xám lại vì mất máu, môi tái nhợt, và hai mắt mở trừng trừng.

Lạch cạch…

Tôi bỗng chết lặng, hai con ngươi đen sẫm kia, hai hốc mắt sâu hoắm trên khuôn mặt kia, đang trừng trừng liếc tôi. Cô ấy đang nhìn tôi, giữa những sợi tóc bết máu, giữa những bóng áo y bác sĩ vụt qua, cô ấy dán hai con ngươi kia vào người tôi, hai con ngươi bất động. Tôi bất giác bám chặt hai tay vào thành cửa, tôi sợ hai con ngươi đen hun hút kia sẽ kéo tôi theo, như cảm giác được một luồng lực khổng lồ đang nắm lấy người mình, chân tôi bỗng tự di chuyển. Không! Hai con ngươi ấy cứng đờ như mắt cá, như hai hố đen đặc quánh tụ lại trên khuôn mặt vốn đã thành xác chết, nó đang muốn hút tôi vào đó.

Lạch cạch…

Nhóm người lao vụt qua, họ chạy rất gấp, dường như họ không thấy tôi đứng cạnh hành lang này, cứ như vậy nhóm người ấy chạy về cuối hành lang. Nơi đó có một căn phòng vẫn sáng đèn.

Lạch cạch…

Cửa phòng mở ra và nhóm người ấy hối hả đẩy cán vào. Kẽo kẹt. Cửa phòng tự khép lại. Xung quanh lập tức im ắng lạ thường, họ chạy qua trong giây lát, tôi không thấy rõ mặt một ai trong những y bác sĩ ấy, cũng không nghe thấy bất cứ lời nào mà họ nói với nhau, tất cả đều nhòe nhoẹt như một thước phim cũ. Thứ duy nhất tôi thấy được bây giờ là vệt máu dài của bánh xe lăn dẫn vào căn phòng cuối hành lang.

CẠCH!

Tôi mở choàng mắt, hai tay vung lên và người đổ về phía trước. Hóa ra là tôi vẫn đang ngồi trên ghế, hai mắt mơ hồ, ánh đèn tuýp rọi thẳng vào mắt khiến tôi phải nhắm nghiền chúng lại. Cái gì vừa rồi vậy, ác mộng, chắc chắn là ác mộng, mẹ kiếp, từ bé tới giờ đây là lần đầu tôi mơ thấy chuyện kinh khủng như vậy, dù là từng chứng kiến bao nhiêu vụ tai nạn, xem bao nhiêu phim ma tôi cũng chưa từng mơ thấy chuyện này.

Tôi đã ngủ quên trên ghế lúc nào không biết. Cảm giác mơ mơ thực thực vừa rồi khiến tôi hoang mang, rõ ràng như là vừa xảy ra trước mắt, tiếng còi xe cứu thương, tiếng cán xe chạy trên nền gạch, tiếng nói chuyện ồn ào, và cả hai con mắt tối đen nhìn theo tôi kia nữa. Đấy là mơ sao, có ai mơ mà được rõ nét vậy không chứ, tôi cũng hay mơ nên tôi biết, giấc mơ nào có thể tồn tại được khi mình tỉnh dậy? Không thể nào, không thể nào…

Tôi vùi mặt vào giữa hai bàn tay, một cảm giác vô lực ập tới, không thể nghĩ được gì nữa, chuyện vừa rồi thật sự kinh khủng. Chợt tôi nhớ ra là lúc mình tỉnh dậy, có cái gì đó rơi xuống thành tiếng rất lớn. Nghĩ một lát thì mới nhận ra là cái điện thoại, chắc lúc ngủ tôi cầm trên tay nên mới làm rơi như vậy. Gạt hết những điều vừa rồi đi, cùng lắm thì cũng chỉ là giấc mơ, dậy rồi là xong. Tôi cúi đầu tìm điện thoại, may mà nó rơi ngay chân ghế tôi ngồi, chỉ cần với tay xuống là nhặt được.

Tách… Tách…

Tiếng gì vậy?

Tách… Tách…

Nước chảy? Có ai làm đổ nước ra sàn? Hay thằng Cường dậy rồi?

Tách… Tách…

Tôi định ngẩng đầu lên nhìn xem thằng bạn đang làm gì, chợt mắt lại bị một thứ khác thu hút. Dưới nền gạch sáng trắng, một vũng máu đang loang dần ra, chảy vào các rãnh dưới nền nhà. Máu vẫn đang nhỏ xuống thành tiếng.

Tách… Tách…

Là từ giường của thằng Cường, tôi giật mình ngước mắt nhìn, một cánh tay thò ra ngoài mép giường, máu là từ trên cánh tay, thấm qua tấm chăn, chảy xuống mu bàn tay rồi tới ngón tay, sau cùng là giỏ thành từng giọt xuống nền nhà.

Tay cậu ta băng bó kỹ lắm rồi mà! Chẳng lẽ cậu ta tỉnh lại rồi bóc lớp băng bó ra để xem vết thương trên tay sao, ai lại chơi lầy như vậy không, lúc nào xem chẳng được, người ta vừa băng bó cho mà lại đi tháo ra.

Thầm mắng thằng bạn đầu tôm, tôi đứng dậy tính hỏi sao mày lại làm thế. Chợt tôi giật mình, vừa nhìn vào mặt thằng Cường, người tôi lạnh băng đi, hai mắt thằng Cường mở trừng trừng, lỗ đồng tử giãn to, mắt tối sầm lại, chỉ còn thấy hai hốc đen ngòm trên mặt nó. Mà hai cái hốc mắt ấy lại đang dán vào tôi, con ngươi bất động.

Tôi gần như nghẹn thở, tim thắt lại và tay đổ mồ hôi. Sao thằng Cường lại trừng tôi như vậy. Hai con ngươi không có dấu hiệu sự sống kia cứ nhìn chòng chọc vào tôi, có thể đọc được từ đó một nỗi thâm thù cay độc, như muốn moi từ trong người tôi ra tất cả mọi thứ. Cảm giác ớn lạnh truyền từ trong ánh nhìn ấy tới mắt tôi, rồi theo các dây thần kinh chạy thẳng tới não, một giây đó tôi như thấy mặt cô gái kia hiện lên trong đầu mình. Đôi mắt đen lạnh kia là của cô ấy, chính là cô ấy. Hay là tôi còn chưa tỉnh ngủ, mẹ ơi, ai đánh cho tôi tỉnh lại đi, ai khép đôi mắt kia lại đi.



Chương 2. Nằm viện (2)

Tôi bất giác xoay người, dường như trí não biết rằng nếu còn tiếp tục nhìn vào mặt thằng Cường, tôi sẽ bị hai con mắt nó chọc chết mất, thế nên là não bộ phải tự chỉ huy cho cơ thể di chuyển. Tôi lao như điên ra khỏi phòng, việc đầu tiên tôi nghĩ tới là đi tìm y tá trực, bảo họ tới kiểm tra thằng bạn tội nghiệp của tôi.

Vừa chạy khỏi phòng đến hành lang, tôi thấy có tiếng bước chân của ai đó, như người chết trôi với được cọc, tôi lập tức gọi:

-Chị y tá, có phải chị y tá đấy không?

Tiếng bước chân tới gần hơn, là từ phía sau lưng tôi truyền tới, tôi quay người, phòng cuối hành lang vẫn sáng đèn, có một bóng người ẩn hiện trên dãy hành lang. Người đó bước tới cửa phòng tôi, ánh sáng từ trong phòng hắt ra đủ chiếu cho tôi thấy hình dáng của người đang đứng trước mặt mình. Kia là một cô gái trẻ, mặc đồ y tá, tay cầm một khay cốc uống thuốc.

Tôi mừng quá, chạy tới nói:

– May mà gặp được chị, bạn tôi tỉnh rồi, chị vào xem cậu ấy bị làm sao, tay cậu ấy chảy nhiều máu quá.

Sau đó tôi nhanh chóng mở cửa phòng, chị y tá cũng theo lời nói gấp gáp của tôi mà đi vào, bước tới trước giường bệnh, tôi đi sau và vẫn còn chưa hết sợ nên không dám nhòm theo.

– Không, bạn anh đã tỉnh đâu, anh nhìn lại xem.

Chị y tá kiểm tra một lát rồi vừa nói vừa đứng sang bên cạnh, lúc này tôi mới dám nhìn. Kỳ quái, vũng máu trên sàn đâu rồi, cánh tay tháo băng bó đặt ngoài mép giường đâu rồi, cả hai con mắt mở thao láo nhìn tôi chằm chằm nữa, những thứ kỳ quái ấy đâu hết rồi? Tôi mạnh dạn bước tới gần giường thằng Cường, thấy mắt nó vẫn nhắm chặt, mặt vẫn nhăn nhó, tay vẫn kín băng, và sàn nhà vẫn sạch bóng.

Gặp ma rồi, trời ơi, thực sự là gặp ma rồi! Tôi trân trân nhìn thằng Cường ngủ, hai mắt nhòe đi, giống như sắp khóc tới nơi, chuyện quái gì đang diễn ra vậy, âm hồn dã quỷ thấy tôi cô đơn nên đeo bám tôi sao, sớm không tới muộn không tới, sao tới vào lúc này chứ?

– Anh lần đầu tới trực người ốm ở bệnh viện phải không, chắc căng thẳng quá nên sinh ảo giác rồi.

Chị y tá nói bằng giọng thông cảm, tôi vẫn chưa thể rời mắt khỏi thằng Cường, lòng thầm rủa, thằng này mở mắt ra, mở ra dọa tao như vừa xong đi, mày cứ nằm đấy thì mất mặt tao quá, chị ấy cười tao rồi kìa. Lại nghĩ sao mình có thể hoảng sợ tới mức mất bình tĩnh như vậy chứ, từ khi cha sinh mẹ đẻ tới giờ ngoài lần bị chó cắn tới sợ không dám ăn thịt chó ra, tôi chưa từng sợ thêm cái gì, đúng hơn là chưa cái gì dọa được cho tôi sợ.

Tôi không mê tín, nhưng cũng từng đưa mẹ đi xem bói, mẹ tôi nói tiện thể xem luôn cho tôi một quẻ, tôi thuận theo ý muốn của mẹ mà ngồi đần người ra cho một bà đồng nắn bóp. Bà đồng bảo tôi có một nốt ruồi dưới ngón chân cái, người xưa gọi đấy là nốt ruồi đế vương, tức là sinh ra số hưởng. Bà ta còn nói rõ ra rằng sau này công danh sự nghiệp của tôi sẽ rất xán lạn, không làm giám đốc thì cũng sẽ là tổ trưởng tổ bảo vệ, bố mẹ về già có thể trông cậy được.

Thêm một cái nữa là về vận mạng của tôi, bà đồng nói bát tự của tôi rất nặng, sinh vào lúc 9h sáng ngày mùng 4, tháng 11, năm 1993 tính theo âm lịch. Bà đọc vanh vách bát tự tôi là giờ Kỷ Tỵ, ngày Quý Mão, tháng Bính Tuất, năm Quý Dậu, theo tứ trụ thì tôi rơi vào mệnh “Quý”. Cái gì gọi là “Quý”? Trong mệnh có quan tinh và được tài khí trợ sinh, trong tứ chi không có hình cung phá bại, đó gọi nghiêu vũ trong mệnh quý. Cổ nhân nói, mệnh không có sát, tức quý thì sống được vinh hoa, sinh vào thời loạn thì vận làm quan võ, sinh vào thời bình thì trí lớn trùng trùng. Thú thực tôi nghe chả hiểu gì nhưng cũng thấy bà ấy bảo số hưởng nên vui lắm.

Vì cái gọi là bát tự nặng nên tôi được bà đồng đảm bảo là vận mệnh sạch sẽ, cô hồn hay những yêu quái tiểu tinh đều không thể bám theo quấy nhiễu tôi được. Bà đồng còn bảo tôi là người vận mệnh sáng sủa nhất mà bà ta từng xem, tôi biết là những lời đó nói chỉ để cho mẹ tôi nghe và càng thêm tin tưởng mà dốc tiền trao cho bà ta, thành hay không cứ chờ xem sẽ biết.

Vậy giờ tôi đã gặp ma. Bao nhiêu lời đảm bảo về vận mạng tươi sáng của tôi vào giờ phút này đều bay biến hết. Thứ nhất là tôi không trở thành giám đốc được, giờ tôi đang làm một kỹ thuật viên trong xưởng sản xuất, có thể may mắn mà lên được chức tổ trưởng cũng là kỳ tích lắm rồi. Thứ hai là tôi không tin vào cái trò đoán mệnh đó, số tôi là do tôi tự quyết, bà đồng ấy dẫu sao cũng chỉ biết moi tiền của mẹ tôi mà thôi.

Tôi thở dài một hơi, ngẩng đầu lên cười lấy lòng chị y tá. Chị y tá lại đang đứng cúi xuống sắp xếp lại cốc trong khay thuốc, tôi không nhìn thấy mặt chị ấy, chỉ thấy cái dáng người nhỏ nhắn và đôi tay trắng hơi gầy. Tôi có quan sát kỹ một chút, thấy trên ngực áo chị y tá có gắn một tấm thẻ, “Giàng Thị Dương- Y tá trực phòng cấp cứu”. Chị này người dân tộc, thảo nào mà tôi thấy cái mùi cây cỏ tỏa ra từ người chị ấy.

– Vậy cảm ơn chị, vừa rồi làm phiền chị quá.

Tôi nói một câu khách sáo, chị y tá nghe xong mới khẽ động, nhưng vẫn không ngẩng đầu lên, người chị ấy cứ cúi cúi sắp xếp mấy hộp thuốc.

– Chị Dương phải không, chị chỉ trực ca đêm nay hay là còn trực hết tuần này nữa?

Tôi tiếp vài câu chữa thẹn, người ta là con gái, dẫu sao thì đi làm trong viện thế này cũng vất vả, nên tìm mấy lời vui vẻ để trò chuyện với người ta.

– Tôi trực cả tuần.

Chị y tá đáp rất khẽ, chợt tôi thấy chị ấy cầm một chiếc cốc rồi quay người ra sau rót nước, tiếng nước chảy róc rách, xong quay lại trao cốc vào tay tôi, nói:

– Anh uống ít nước đi rồi lại trông tiếp, bạn anh còn một lúc nữa mới tỉnh, anh cũng vất vả rồi.

Con gái miền núi ấy mà, nói chuyện đi vào lòng người quá luôn. Tôi hào hứng đón lấy cốc nước đưa lên miệng. Nhưng vừa chạm môi, một mùi gỉ sét tanh nồng xộc từ mũi lên tận óc, không chỉ tanh mà còn rất hôi, cảm giác như một bát tiết canh đánh dở để thiu cả tháng rồi vậy. Cổ họng tôi theo cái mùi ấy mà nghẹn cứng, có cái gì đó sắp trào ra khỏi miệng tôi, phải nhịn vào, không được ói ra đây.

Tôi vội bỏ cốc nước xuống, mắt chớp chớp, mím chặt môi nuốt hết những gì đang nghĩ vào. Cốc uống nước trong viện thường có mùi này sao? Bệnh nhân nào cũng phải dùng những cái cốc như vậy? Trước khi đem cho bệnh nhân mấy vị lương y này đựng cái gì trong đó vậy, mùi của cốc không khác gì mùi lòng bò ngâm trong một chậu tiết lợn, mẹ kiếp, tôi ghét tiết canh vô cùng. Đâu phải bệnh nhân nào cũng thích ăn tiết canh, nhỡ họ ngửi cái mùi đặc sản này rồi nôn thốc nôn tháo ra, bao nhiêu thuốc men uống vào cũng đổ đi hết sao? Người ở đây có biết cái gì là giữ vệ sinh không vậy, tới cái cốc còn bốc mùi thế này thì các thứ dụng cụ mổ xẻ khác liệu có được đảm bảo?

Mất vài giây tôi mới hít thở thông suốt được, tay vẫn giữ cốc nước, tính quay lại nói vài câu với chị y tá, nhưng vừa nhìn đã không thấy chị ấy đâu nữa. Trong phòng giờ chỉ còn mình tôi đứng ngây ngốc, cửa phòng khép hờ, có lẽ chị ấy đã rời đi khi tôi uống nước. Vội vã như vậy làm gì chứ, ít nhất cũng nên ở lại trò chuyện với tôi một lúc, giờ chỉ còn mỗi mình trong phòng, không có gì giải khuây thì chắc tôi sẽ chán chết mất.

Nghĩ lại thì mặt chị y tá ra sao tôi cũng chưa được rõ, chắc chị ấy là gái chưa chồng, đêm hôm ở cùng phòng với một thằng như tôi cũng có cái ngại. Để mai tôi sẽ thử hỏi thăm chị ấy, ít nhất thì cũng phải cảm ơn người ta một câu, trực đêm rất vất vả, một đêm gặp vài ca như của tôi thì thần kinh thép cũng phải điên đầu.

Khục.. khục…

Thằng Cường chợt ho vài tiếng, suy nghĩ mông lung trong đầu tôi lập tức bị đánh tan. Tất cả cũng là tại cái thằng trời đánh này, không dưng lại bị tai nạn, mai mày tỉnh, tao sẽ dạy mày một bài học. Tôi quả quyết như vậy, sau đó nhìn đồng hồ trên điện thoại, 12h35, bao giờ trời mới sáng để tôi ra khỏi cái nơi khủng khiếp này.

4h, thằng Cường tỉnh. Tôi lúc đó đang mải ngồi đờ đẫn trên ghế, thằng kia tỉnh mà không bảo là tôi cũng chẳng biết. Sau bao nhiêu chuyện vừa rồi thần kinh tôi bị kích động mạnh, căng thẳng khiến tôi không thể chợp mắt. Nhỡ khi tôi ngủ, thằng Cường lại mở mắt trừng tôi tiếp thì sao, hoặc là tay cậu ta đột nhiên chảy máu, tôi ngủ mất rồi thì cậu ta sẽ cứ chảy máu như thế cho tới chết thì sao. Những điều đó tua đi tua lại như một đoạn băng trong đầu tôi, nhắc tôi không được ngủ quên, chỉ cần lơ là một cái, sẽ có biết bao nhiêu chuyện kinh khủng xảy ra.

Thực chất là tôi có gục hai lần, và lần nào cũng suýt ngã xuống đất. Ngồi không ở một nơi tĩnh lặng như này, cố gắng giữ cho đầu óc tỉnh táo quả giống như bị tra tấn. Tôi đã đứng lên vươn vai mười lần, đi quanh phòng sáu lần, đứng nhìn ra cửa bốn lần, đếm xe trên sân bệnh viện hai lần và vừa rồi khi tôi ngồi ngây trên ghế, tôi còn đếm được cả trên trần phòng có bao nhiêu con thạch sùng. Vì sao tôi lại nhìn kỹ trên trần như vậy? Từ sau khi chị y tá rời phòng tôi có cảm giác từ một ngóc ngách nào đấy, không hẳn là trong phòng này, có ai đó đang nhìn về phía tôi.

Tôi không phải người quá nhạy cảm, nhưng nếu như ai đó để ý tới mình, kiểu gì thì tôi cũng biết, vì chuyện đó càng ngày càng ít xảy ra nên trực giác của tôi cũng phát triển mạnh hơn, cô đơn lâu ngày có khi còn là một cách rất tốt để rèn luyện bản thân. Tìm kiếm câu trả lời để thỏa mãn cho trực giác là một việc khó khắn, tôi cố gắng để mình quên đi điều đó, bắt đầu óc mình chuyển hướng tới những thứ thú vị và thực tế hơn. Nhưng vô dụng, trực giác vẫn gào lên với tôi rằng, mày đang bị ai đó nhìn đấy.

– Minh à.

Ách! Tôi giật thót, tim nhảy lỗi một nhịp. Cái giọng khàn khàn, nghe như phát qua loa thùng của thằng Cường chưa bao giờ thân thiết tới như vậy. Sau giây phút xúc động, tôi vội quay lại nhìn thằng bạn tội nghiệp của mình. Cậu ta tỉnh rồi, mắt mở he hé, miệng hơi mấp máy, hai lỗ mũi trâu thi nhau hít thở, mặt vẫn nhăn dúm lại, chắc câu gọi vừa rồi lấy đi nhiều sức lực của cậu ta lắm. Tôi liền nói:

– Mày tỉnh rồi là tốt, không cần nói nhiều đâu, nhỡ động tới vết khâu thì khổ. Tao hiểu tình hình của mày, đi đứng lần sau phải cẩn thận hơn, may mà có người đưa mày tới viện.

Cường nghe tôi nói tới chuyện tai nạn thì chớp hai mắt, sau đó mới liếc sang tôi, nhìn tôi bằng ánh mắt khổ tâm. Còn khổ tâm cái gì nữa, chạy xe bất cẩn gây tai nạn lỗi là ở mình, nếu như là do người khác va vào mình thì chỉ có thể tự than số không được may mắn. Chân tay khâu vá như này quả thực rất bất tiện, chắc từ giờ thằng này cũng sợ tới già luôn không dám đi chơi đêm nữa, coi như là một lần đau.

– Tao gặp ma mày ạ.

Hả? Chị y tá bảo là đầu thằng này không bị thương, sao tự nhiên lại nói năng nhăng cuội như vậy, hay là đau quá nên phát sốt rồi, lúc thằng này còn ngủ thấy có hét cái gì tránh ra với dừng lại, chắc là vẫn chưa hết nóng đầu. Tôi làm ra vẻ thông cảm với thằng Cường, cố gắng kiếm lời nào dễ nghe để an ủi:

– Đi đêm thôi mà, chắc do mày quáng mắt, tao cũng vừa gặp ma đấy, còn gặp ở ngay trong phòng này luôn. Thôi đừng nghĩ nữa, mày cứ yên tâm nghỉ cho tới sáng mai đi, tao sẽ về xin với tổ trưởng cho mày nghỉ, yên tâm.

– Mày biết vì sao tao bị tai nạn không?

– Người ta bảo mày lao vào dải phân cách trên Đèo Cái.

– Tai nạn thế nào?

– Tao chịu, lúc tao tới thì mày đã nằm đây rồi.

– Tao tránh một người đi đường.

Nói xong câu đó thằng Cường im lặng. Tránh người đi đường, tránh kiểu gì mà đâm cả vào dải phân cách, đường đó rộng thênh thang, có ba xe máy với một xe con đi dàn hàng ngang vẫn vừa, mà tối thì ít người đi đường ấy, làm gì đông tới mức phải tấp vào lề để tránh như thế.

– Mày uống rượu à?

– Mày không tin thì tao cũng không biết nói sao nữa.

– Thế mày nghĩ sao tao tin được, đường Đèo Cái tao đi mòn chân rồi, có chật hẹp gì đâu mà mày phải đâm vào dải phân cách.

– Người ấy đi bộ, ngược chiều với tao, nhưng mà…

Thằng Cường chợt cau mày, giọng ngập ngừng, có vẻ như còn điều gì uẩn khúc trong suy nghĩ của cậu ta. Đi ngược chiều, vậy sẽ dễ tránh hơn, có thể thấy người đó tới từ hướng nào, người đó mà đánh võng quá thì cùng lắm là mình dừng xe cho họ qua rồi đi tiếp. Cần gì phải hổ báo tranh đường với nhau, nhiều một chuyện không bằng ít một chuyện, thằng Cường phải là người hiểu câu này hơn ai hết.

– Nhưng mà người ấy không phải đi, không phải chạy, tao cũng không hiểu.

– Là sao?

– Đang chạy xe thì đột nhiên tao thấy có người đi bộ trên đường, người ấy đi ngược chiều với tao, lúc nhìn thấy thì tao nghĩ phải cách hơn trăm mét, nhưng chưa kịp giảm tốc thì tao đã thấy có người đứng chắn trước đèn xe máy.

– Rồi mày bảo người ta tránh phải không?

– Ừ, tao hét lên tránh ra, nhưng người ấy lờ đi, còn càng lao nhanh tới trước đầu xe tao, cuống quá tao mới hét dừng lại, chỉ chưa đến ba giây mà người ấy đã áp sát xe tao. Vì vẫn đang chạy ở mức 40km/h nên tao lập tức ngoặt tay lái, xe mới đâm vào dải phân cách như vậy.

– Sau đó mày vẫn tỉnh phải không?

– Tao …

Thằng Cường lại im lặng, mặt biến sắc, có phần tái đi trông thấy. Tôi cũng bị lời kể của thằng ấy làm cho lạnh hết người, ai lại đi lao vào đầu xe máy như vậy, chỉ có người điên, mà chạy cũng quá nhanh nữa.

– Tao không thấy người ấy đâu nữa.

– Ý mày là lúc mày nhìn lại thì người ấy biến mất?

– Ừ, chỉ có mình tao nằm trên đường.

Tới lượt tôi im lặng, chuyện quái gì thế, là ma thật hay là thằng này bị quáng gà? Tôi không tin, làm gì có ma trên đời này chứ, ma chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng thôi, ma chỉ dùng để dọa lũ trẻ không chịu đi ngủ sớm và hay khóc thầm lúc ban đêm. Nhưng còn tôi thì sao, chuyện tôi thấy lúc nãy đâu phải do tôi tự nghĩ ra.

– Mày tin được không?

Thằng Cường bất giác hỏi, cậu ta nhìn tôi bằng vẻ mặt thành khẩn, như ép tôi phải tin vào những điều cậu ta vừa nói. Tin được sao, tôi không có mặt lúc xảy ra tai nạn, tôi cũng không phải thằng Cường, càng không phải cái người đi ngược chiều đó, sao tôi tin được. Nhưng thằng Cường không phải dạng người thích đổ lỗi cho ngoại cảnh, chuyện cậu ta gây ra, xấu đẹp gì thì cậu ta cũng sẽ nhận trách nhiệm, không thể chỉ vì một lần ngã xe mà cậu ta bịa chuyện để chữa thẹn được.

– Tao không biết, mày dám chắc là có người đi ngược chiều với mày à?

– Tao chắc chắn, vì đoạn đường đó có một khúc ngoành nên tao quan sát rất kỹ, đi đêm trên đường đèo đâu phải dễ.

Cũng đúng, mà Đèo Cái không phải đường dân sinh, nó chạy qua một quả đồi, nối liền giữa khu công nghiệp với những bản làng trong trấn. Đường đó không ngoằn nghèo khó đi, chỉ có điều là nó vắng, càng về tối thì càng vắng, tôi chắc chắn từ lúc 8h tối tới 5h sáng sẽ chẳng có xe nào chạy qua đường đó. Vậy mà lại có người đi bộ vào lúc 9h, chuyện này kể cũng lạ thật.

Nhưng chuyện này xem như cũng qua rồi, dù là có ma quỷ thật đi chăng nữa, thằng Cường cũng không chết, người ta bảo gặp ma là vì nó muốn bắt mình thế mạng cho nó, gặp rồi mà không chết thì còn sợ gì nữa. Tôi thấy việc đã được giải quyết ổn thỏa rồi, giờ chỉ cần thằng bạn tôi nghỉ ngơi vài hôm, không cần phải suy nghĩ về chuyện này thêm, cái gì đã qua thì cho qua đi.

– Thôi, đừng nghĩ về nó nữa, mày không sao là tốt rồi, giờ thấy trong người thế nào, chân còn đau không, để tao đi gọi y tá tới khám cho mày nhé.

Thằng Cường chỉ gật gật đầu, chắc vẫn chưa dứt được suy nghĩ về vụ tai nạn. Tôi bảo nó nằm chờ để đi gọi y tá.


Chương 3. Nằm viện (3)

Giờ là 4h35, trời chưa sáng, nhưng có thể thấy đêm đã tan đi rồi, bóng tối cũng nhạt dần và khung cảnh hiện lên rõ ràng hơn. Tôi phải chạy từ tầng 3 xuống tầng 1, sau đó đi về phòng trực ở ngoài đại sảnh. Hành lang chỗ sáng chỗ tối, tôi không quen để ý xung quanh nên cắm đầu đi một mạch.

Bịch, bịch.

Tiếng bước chân của tôi trên hành lang tĩnh lặng chưa bao giờ nghe rõ như vậy.

Bịch, bịch.

Qua hết dãy hành lang tầng hai rồi, giờ chỉ cần xuống tầng một , đi thêm vài bước nữa là tới phòng trực.

Bịch, bịch.

Bịch, bịch.

Thịch. Vừa rồi có tiếng bước chân của ai khác nữa. Tôi dừng chân, ngoái lại nhìn phía sau, chỗ tôi đứng được một bóng đèn vàng chiếu sáng thành khoảng tròn, từ đây nhìn sang hai bên hành lang, chỉ thấy được từng cụm từng cụm sáng đan xen với những khoảng tối. Im lặng.

Bịch, bịch.

Tôi lắng tai nghe, rõ ràng người kia vẫn đang đi lại, không phải ở hành lang này vậy là từ trên tầng ba đi xuống. Bất giác tôi ngẩng đầu nhìn lên cầu thang. Thịch.

Có một bàn tay vịn vào lan can cầu thang, mấy ngón tay trắng gầy di chuyển dọc theo lan can, kèm theo đó là từng tiếng bước chân.

Bịch, bịch.

Tôi nghiêng người sang một bên để nhìn cho rõ xem là ai đang đi trên cầu thang.

Bịch.

Ngừng rồi, người kia không bước nữa, bàn tay bám vào lan can cũng không nhúc nhích. Là y tá? Tôi bước khỏi phạm vi đèn chiếu, chân đặt lên cầu thang, tính hỏi xem người kia là ai.

Cạch.

Dãy hành lang bên trái chợt có tiếng động, tôi giật mình nhìn sang, không có gì ngoài những khoảng sáng tối đan xen. Chắc là gió thổi cành cây va vào cửa, tôi thầm nghĩ trấn an bản thân. Lại ngẩng đầu nhìn lên cầu thang.

Không có ai.

Bàn tay vừa rồi đã biến mất, cầu thang trống không, ngoài ánh sáng hắt ra từ bóng đèn dưới chỗ tôi đứng thì cầu thang gần như tối om. Người vừa nãy đã đi đâu. Không phải người đó đang đi xuống tầng hai này sao. Chuyện gì vậy. Tôi nhìn thêm một lát nữa, chắc chắn là trên cầu thang không có ai thì mới cúi đầu bước xuống.

Thịch.

Tôi cúi đầu, đập vào mắt tôi là ở dưới cầu thang tầng một, có người đang ngửa mặt lên đối diện với mặt tôi. Khuôn mặt hoàn toàn xa lạ, tôi chỉ nhìn được một nửa diện mạo đó, một con mắt đen vô hồn, một nước da trắng nhợt, một khóe miệng nhếch lên kéo dài tới gần tai. Cái nhìn đó xoáy vào não tôi, khiến đầu tôi như muốn nổ tung, đây là thứ mà tôi vẫn đang nghi ngờ, trực giác nói với tôi rằng, chính nó đang theo dõi tôi.

Lạnh, gió thốc vào người tôi, thổi cho óc tôi tê buốt, rồi như có luồng điện chạy dọc sống lưng tôi, khiến cho tay và chân bất giác run lên. Mẹ ơi, dưới kia là người hay ma vậy, hôm nay là ngày gì mà lắm chuyện xảy ra thế. Người tôi như bị chôn chặt tại chỗ, giờ là lúc não bộ phải tự chỉ huy thôi, lý trí của tôi đã chết lặng mất rồi.

Thịch.

Khuôn mặt kia bỗng rụt vào sau cầu thang. Tôi giật mình. Nó đi đâu vậy, đi lên tầng hai hay là đi ra đại sảnh. Nếu vẫn nhìn thấy nó, tôi sẽ chỉ sợ thôi, còn giờ nó biến mất, tôi sẽ không chỉ sợ mà còn bất an nữa. Biết đâu nó là ma, tôi chạy xuống dưới kia rồi nó nhảy ra vồ chết tôi, hay là nó đang bò lên đây để giết tôi cho nhanh. Người vẫn bất động, suy nghĩ càng thêm hoang mang. Mấy giây sau tôi không thấy ai đi tới chỗ mình, xung quanh một mảnh tĩnh lặng, thực sự không có ai.

Chắc vừa rồi tôi nhìn nhầm, dưới kia tối như vậy, sao có thể thấy rõ được, có khi chỉ là bóng của cái gì đó đổ lên cầu thang thôi. Sau khi đã trấn tĩnh được phần nào, tôi chợt bật cười. Khi không lại tự nghĩ ra mấy chuyện ma quỷ hù dọa mình, thần hồn nát thần tính.

Nghĩ là vậy nhưng lúc tiếp tục bước xuống cầu thang, tôi vẫn đi chậm lại. Mỗi một bậc thang tôi đều nhìn chằm chằm xuống xem bên dưới có gì bất thường không. Cứ thế tôi bước tới bậc thang cuối cùng trong lo lắng, nhưng thực tế là chẳng có chuyện gì xảy ra cả.

Sau khi đi ra hành lang, vì đại sảnh rộng nên đèn cũng nhiều và xung quanh sáng sủa hơn, tôi lập tức đi về phòng trực bên tay trái. Trong phòng có hai chị y tá, họ có vẻ buồn ngủ vì lúc tôi nhìn vào, một trong hai chị đã gục đầu xuống bàn. Tôi lên tiếng nhờ bọn họ tới kiểm tra người bạn đang nằm ở phòng 301, chị y tá đang ngủ gật lúc này mới bật dậy, cười cười mấy cái rồi sắp xếp đồ dùng bỏ vào khay, xong xuôi mới theo tôi đi lên phòng.

Tôi thấy hai chị y tá này đều không phải là người tôi gặp lúc trước, một chị là người kiểm tra cho Cường khi tôi mới tới, trên thẻ ghi là Trần Huyền Khanh, còn chị đang đi cùng tôi lên phòng là Vàng Thị Dinh. Chị Dinh dáng người hơi thấp, nhưng thân hình đầy đặn, lúc cười còn có má lúm đồng tiền. Khi lên cầu thang tôi mới hỏi:

– Chị Dinh phải không, hôm nay có hai chị trực bệnh viện thôi à?

– Vâng, trong tuần thì có ba người trực, nhưng cuối tuần vắng nên bệnh viện chỉ cắt cho hai người trực anh ạ.

– Hai người thật sao, vậy chị Dương trực bên khu nào vậy chị?

– Dương gì anh?

– Giàng Thị Dương, cái chị cao tầm này, lúc tối có đi qua dãy tầng ba ấy.

Tôi miêu tả một chút về chị y tá mình gặp cho Dinh nghe.

– Không có anh, bên khoa cấp cứu và điều trị hôm nay có bác sỹ nam trực, trong số y tá em làm cùng không biết ai tên Dương hết anh ạ.

– Không có ai tên như vậy thật sao.

Tôi ngẩn người, lúc này đã lên đến tầng ba. Căn phòng cuối hành lang vẫn sáng đèn. Sau khi đi vào phòng thằng Cường, thấy tôi và chị y tá tới, cậu ta định ngồi dậy, chị y tá bảo cứ nằm im, nằm như vậy cũng kiểm tra được.

Chị y tá rất nhanh nhẹn, vừa ngồi xuống là lấy máy đo huyết áp ra buộc lên cánh tay thằng Cường, đo huyết áp xong là nghe nhịp tim, xem vết khâu, hỏi thêm vài câu về tâm sinh lý của cậu ta. Tiếp theo là lấy mấy viên thuốc, chị y tá bảo đây là thuốc chống phù nề và kháng sinh sau phẫu thuật. Tôi ở bên cạnh cầm cốc rót nước đưa cho chị y tá. Vừa nhận cốc, chị y tá bỗng khựng lại.

– Anh lấy cái cốc này ở đâu vậy?

– Cái chị y tá tên Dương mang cốc này tới cho tôi.

– Không, bệnh viện em không còn dùng loại cốc sắt này lâu rồi, cốc sắt dễ bị gỉ nên bệnh viện chuyển sang dùng cốc inox, bệnh viện dặn là không được dùng loại cốc này nữa.

– Tôi… Tôi không biết, thực sự là có một chị y tá tên Dương mang cốc này tới phòng tôi.

– Y tá ở viện em có quen nhiều, nhưng không có ai tên Dương anh ạ. Anh nhầm với ai rồi.

Vừa nói Dinh vừa cầm cái cốc inox trong khay của mình ra rót nước, xong đưa thuốc cho Cường, để cậu ta từ từ uống.

– Tôi gặp chị Dương ấy trên hành lang, hình như là đi ra từ phòng cuối cùng.
Dinh bỗng ngừng tay, lúc này mới thực sự ngước mắt lên nhìn tôi, mặt có vẻ kinh ngạc cùng khó hiểu.

– Anh nói phòng cuối cùng dãy tầng ba này?

– Đúng vậy, chị ấy còn cầm một khay thuốc như của chị, có vẻ như là chị ấy vừa kiểm tra trong căn phòng đó ra.

– Không thể đâu, phòng đó làm gì có ai mà kiểm tra.

– Nhưng phòng ấy vẫn sáng đèn.

Lần này thì Dinh thực sự trợn mắt nhìn tôi, cảm giác như những lời tôi nói là một điều hoàn toàn vô lý.

– Anh chắc chắn là phòng cuối cùng chứ?

– Sao chị lại hỏi vậy, vừa rồi tôi vẫn thấy nó sáng, không tin tôi dẫn chị ra xem.

Dinh lập tức đứng dậy, tôi đi ra mở cửa, hai người bước khỏi phòng. Lúc đứng ở hành lang, tôi chỉ về phía cuối dãy nói:

– Đấy, phòng cuối…

Những từ tiếp theo tôi định thốt ra hoàn toàn nghẹn lại trong cổ họng. Các phòng còn lại đều tối om. Căn phòng ở cuối hành lang kia cũng tối y như vậy.

– Anh nói là phòng nào?

-…

– Là anh không biết rồi, phòng đó ba năm trước là phòng cấp cứu, nhưng vì viện xây thêm khu cấp cứu riêng nên khu này chỉ chuyên điều trị sau cấp cứu thôi. Phòng kia chuyển thành nhà kho, bên trong chưa toàn đồ dùng, dụng cụ. Mà cũng chỉ được mở cửa vào ban ngày, ban đêm không được phép mở ra đâu.

– Nhưng, thực sự là tôi thấy có người đi từ phía đó tới, rồi người đó còn đưa cho tôi cái cốc kia.

– Chắc anh mệt quá nên nhìn nhầm, cái cốc có khi được đặt trên bàn từ trước rồi. Anh đang định kiếm chuyện hù dọa em à, không được đâu nhé, em làm ở viện này cũng được mấy năm rồi, trò trẻ con này không dọa được em đâu.

Nói rồi Dinh cười cười, lại quay vào phòng kiểm tra cho Cường tiếp. Giờ chỉ còn mình tôi đừng thất thần ở hành lang, mắt vẫn không rời khỏi căn phòng kia. Hóa ra nó vẫn lặng lẽ chìm trong bóng tối giống như các căn phòng khác. Sao tôi bỗng thấy căn phòng kia u ám quá, trong đầu vang lên một giọng thì thào, là ma chỉ cho mày thấy đấy.

Xẹt.

Bỗng ánh sáng chớp lên từ trong căn phòng cuối hành lang. Tôi lạnh người. Trong một giây tiếp theo, mắt tôi bỗng thấy, có người đứng ở trước cửa phòng kia, đối mặt với tôi.

Sau đó thì chỉ còn lại bóng tối lờ mờ, trời tang tảng sáng, không gian cũng bớt tĩnh lặng, quanh quất vang lên vài tiếng chim hót, vài tiếng chổi quét xoèn xoẹt. Tôi vẫn đứng bất động, mắt nhìn về phía trước, tôi không mong muốn lại nhìn thấy cái gì như vậy xuất hiện nữa, nhưng cũng không thể rời mắt đi. Đầu tôi ong ong, đây là kết quả của một đêm không ngủ, và cũng là một đêm căng thẳng nhất trong đời tôi.

Đang lúc chết lặng, Dinh lại từ trong phòng bệnh bước ra, thấy tôi đứng như trời trồng ngoài cửa thì tới đập nhẹ vào tay tôi một cái khiến tôi bừng tỉnh. Tôi quay sang nhìn cô ấy, dường như biểu hiện trên mặt tôi rất căng thẳng nên Dinh lấy làm lạ hỏi:

– Anh nhìn thấy gì vậy, mặt anh kỳ quá.

Bất giác tôi lại liếc sang căn phòng cuối hành lang, trong mắt tràn đầy bóng tối, tôi lắc đầu, thực sự là mệt mỏi quá rồi. Dinh nhìn theo tôi, không thấy tôi trả lời, cô ấy thở dài nói:

– Chắc anh buồn ngủ quá phải không, thôi vào phòng với bạn anh đi, bạn anh cũng ổn rồi, anh có thể nằm tạm lên cái giường nào mà ngủ một chút.
Nói rồi cô ấy vừa vỗ vai vừa mở cửa dìu tôi vào phòng. Cửa phòng khép lại, tôi ngồi thụp xuống ghế, đầu xoay như chong chóng và hai mắt mơ hồ. Cường thấy tôi vào thì nhìn sang, tôi không buồn để ý tới thằng ấy nữa, giờ tôi chỉ muốn được về nhà ngủ một giấc cho quên hết những chuyện này đi.

– Mày bị gì à?

Cường chật vật ngồi từ trên giường dậy, chắc thấy bản mặt của tôi khó coi quá nên hỏi.

– Không.

– Nếu buồn ngủ thì đi ngủ đi, tao cũng ổn rồi. Hay thôi mày cứ về trước, tới chiều tao xin xuất viện thì lại tới.

Tôi không đáp. Nghĩ một lát tôi mới hỏi:

– Mày có thấy mặt người lao vào xe mày không?

– Không rõ lắm, tao chắc đấy là nữ, vì tóc dài lòa xòa trên mặt, lúc xuất hiện đột ngột quá, mà đèn pha xe máy chiếu chói mắt, tao chỉ nhớ được là người cao tầm 1m50, mặt trắng bệch, mắt to như mắt ếch.

– Mày chắc cao tầm ấy chứ?

– Ừ, vì tao để đèn pha, đứng cách 10m thì với chiều cao 1m50 là có thể soi tới mặt.

Vậy là đúng rồi, cô y tá đêm qua cũng cao tầm 1m50. Tôi chợt cúi mặt, hai tay vô lực buông thõng xuống thành ghế. Hóa ra gặp ma là như vậy.



Chương 4. Ma nhập

Tôi ra về lúc hơn 6h sáng, hai thằng cùng phòng thay tôi tới trông Cường. Vết khâu của cậu ta thực chất không nghiêm trọng, nhưng vẫn cần phải theo dõi trong 12 tiếng đề phòng biến chứng sau phẫu thuật.

Chiều hôm đó, Cường được xuất viện. Bác sĩ khuyên trong tuần đầu không nên hoạt động nhiều để tránh ảnh hưởng tới vết khâu. Sau khi về phòng, chúng tôi mới báo cho ban quản lý công ty và bố mẹ Cường biết về vụ tai nạn. Công ty đồng ý cho Cường nghỉ một tuần và đề xuất bên bảo hiểm chi trả số tiền viện phí. Bố mẹ Cường ban đầu có hơi mất bình tĩnh, cậu ta phải khuyên mãi bố mẹ mới chịu ở lại nhà, vì nếu đi từ nhà Cường tới đây sẽ mất hơn 10 giờ ngồi xe, đi đi về về rất bất tiện.

Những chuyện xảy ra đêm qua dường như đã không còn đọng lại trong đầu tôi nữa, lúc về phòng tôi lập tức đi tắm gội sạch sẽ, xong lăn ra giường ngủ một giấc tới chiều. Giấc ngủ dài không mộng mị, tôi gần như lấy lại được phong độ ngay sau khi thức dậy.

Suốt từ chiều tới tối, Cường ngồi tiếp chuyện với mọi người trong khu tập thể công ty, trong quá trình đó tôi có để ý thấy một chuyện. Thằng này bình thường rất thích nói đùa, chuyện gì cũng có thể đem ra đùa được, cho nên khi mọi người hỏi về việc sao lại bị tai nạn, tôi đã nghĩ cậu ta sẽ kể về chuyện gặp ma và lấy đó làm trò mua vui. Nhưng không, Cường chỉ đáp là bị mất lái nên đâm vào dải phân cách. Mặt cậu ta khi nói về chuyện đó có vẻ thiếu tự nhiên.

Thêm một vấn đề nữa, là lúc tôi từ viện trở về, cảm giác có người nhìn mình biến mất hẳn. Nhưng sau khi tôi ngủ dậy, đúng hơn là lúc thằng Cường về phòng, gáy tôi bỗng lạnh ngắt và cảm giác đó lại trỗi dậy mạnh mẽ. Dù tôi đã cố không để ý tới cái suy nghĩ ấy, nhưng trong lòng vẫn luôn có một nỗi bất an khó tả.

Ngoài mấy vấn đề đó ra thì tôi không thấy có gì khác lạ nữa, hai ngày sau tôi vẫn ngủ ngon và đi làm bình thường. Cho tới ngày thứ ba.

Thằng Cường bắt đầu có những biểu hiện kỳ lạ. Chúng tôi đều là kỹ thuật viên, công việc không đòi hỏi bề ngoài phải bắt mắt, nên mấy chuyện quần áo giày dép thường không quá quan trọng. Và thằng Cường là thằng ghét mấy trò chải chuốt nhất. Tôi hiếm khi thấy cậu ta đứng trước gương vuốt tóc, chỉnh quần áo, thậm chí mỗi khi đi xuống bản chơi, cậu ta cũng không buồn thay quần áo đi làm.

Vậy mà mấy ngày qua, Cường rất hay mở tủ quần áo, lựa hết cái áo này tới cái áo khác, xong còn định lấy quần thử, thằng Duy- một người bạn cùng phòng khác của tôi- phải bảo cậu ta ngừng lại, vết khâu còn chưa lành miệng, mặc quần dài sẽ dễ bị động vào đó. Thôi thay quần áo, Cường lại đi soi gương, lúc tôi đi làm buổi sáng, thằng này cố gắng dậy ra gương soi đầu tóc theo tôi. Tới trưa về, không thấy cậu ta trên giường, tôi hỏi Mạnh- thằng cùng phòng thứ tư- cậu ta đâu. Mạnh chỉ vào trong nhà tắm, tôi ngó vào thấy cậu ta đang chải chải tóc, mặt tủm tỉm cười.

Chuyện này rất bất thường, không phải chỉ có tôi mà cả thằng Duy và thằng Mạnh đều thấy và tự hỏi xem thằng Cường làm sao vậy. Cái vẻ mặt mãn nguyện khi chải tóc của thằng này khiến tôi rùng mình, đầu có vài cọng tóc bình thường chải hay không cũng vậy, có khi chải xong tôi còn thấy như chưa chải.

Tôi chưa nói cho hai thằng cùng phòng kia biết về những lời thằng Cường kể, nếu cậu ta định nói thì trước sau cũng sẽ nói, còn như Cường đã muốn giấu chuyện đó đi, vậy thì tôi cũng không nên nói ra làm gì. Chiều ngày thứ ba, đang lúc ngồi lướt web, tôi hơi mỏi nên có vặn người vài cái. Lúc quay ra giường, bất chợt tôi thấy Cường nhìn mình:

– Đừng nói với ai về vụ tai nạn mà tao kể cho mày.

Mặt thằng Cường lạnh băng, ánh mắt cứng đờ, lúc cậu ta nói những lời này, tôi còn không chắc là cậu ta có mấp máy miệng hay không. Bên ngoài trời đang mưa, tiếng nước dội lên mái tôn sầm sập, nhưng giọng thằng Cường vẫn vô cùng rõ ràng, như là những lời ấy được rót thẳng vào tai tôi.

– Ừ, tao biết rồi.

Tôi đáp lại. Lòng thầm sợ hãi, mặt thằng Cường giống như đang hù dọa tôi, ý là có thể giết tôi diệt khẩu bất cứ lúc nào.

– Mày biết cái gì cơ?

Bỗng thằng Duy lên tiếng. Thằng ấy vẫn ngồi trên bàn nãy giờ, tôi vội quay đầu lại, những lời thằng Cường vừa nói chắc thằng Duy cũng nghe thấy rồi. Tôi chỉ thằng Cường rồi đáp:

– Chuyện tao với thằng Cường, mày hỏi làm gì.

– Nhưng thằng Cường nó đang ngủ, mày vừa nói với ai?

Hả? Tôi nghe thấy tim mình như vừa rơi bịch một cái trong ngực, lập tức ngoảnh đầu ra sau nhìn, thằng Cường nằm quay mặt vào tường, không thấy nhúc nhích gì, đúng là nó đang ngủ.

Tôi nhìn thằng Duy, mặt làm ra vẻ khó nói, mất vài giây tôi mới chắc chắn rằng những gì mình vừa làm trong mắt thằng Duy hẳn là rất ngớ ngẩn.

– Tao nghe nhầm.

Chuyện bắt đầu trở lên rắc rối, cảm giác bất an trong tôi càng lúc càng rõ rệt. Tôi dần để ý thằng Cường nhiều hơn, và cũng từ lúc này, tôi biết được thằng Cường cũng hay nhìn về phía mình. Lúc tôi tắt máy tính, màn hình vừa tối đi thì tôi chợt thấy mặt thằng Cường hiện lên sau lưng mình, hai mắt dán vào gáy tôi chằm chằm. Hoặc khi tôi sắp xếp giấy tờ trên bàn, cậu ta ngồi ở giường nói chuyện với anh em trong khu tập thể. Cục tẩy trong tay tôi chẳng may lăn xuống đất, tôi với tay nhặt nó lên, vô tình tôi liếc về phía những người đang trò chuyện, và giật bắn người khi thấy hai mắt thằng Cường đang rõi về phía mình.

Lần nào ánh mắt thằng ấy cũng hằn học và vô cảm. Tôi không quen bị ai nhìn như vậy, giống như mình đã phạm phải một tội lớn nào đó, mà bản thân cố tình giấu diếm nhưng càng giấu càng bị nghi ngờ, mà người nghi ngờ đó lại muốn uy hiếp tôi. Luôn luôn theo dõi, canh chừng, đợi thời cơ tôi sơ hở sẽ ra tay hãm hại tôi.

Buổi tối ngày thứ tư, khi mọi người đang ngồi quây quần trong phòng. Giữa lúc câu chuyện lên tới đoạn cao trào, bỗng thằng Cường lại nhìn tôi. Ban đầu tôi chỉ im lặng, nhưng một lúc sau tôi vẫn thấy ánh mắt kỳ lạ của thằng ấy tia về phía mình, bất giác tôi quay sang nhìn cậu ta. Cường vẫn lặng lẽ nhìn, tôi không biết cái nhìn đó có ý gì, nhưng trong ánh mắt cậu ta đã khác với trước đây, dường như ẩn sau đó là nỗi buồn, và cả sự uất ức.

– Minh thích có em gái hay em trai?

Hả? Thằng Cường vừa hỏi tôi một câu kỳ lạ như ánh mắt cậu ta vậy.

– Tao có em gái, tháng trước nhà tao lên thăm, bọn mày gặp hết rồi còn gì.
Sau khi dứt lời, hai thằng Duy và Mạnh cũng quay ra nhìn bọn tôi.

– Ờ, em mày học lớp chín phải không, đáng ra bảo mẹ mày đẻ sớm lên mấy năm thì tao còn đợi được.

– Hay mày về bảo mẹ mày nhét lại mày vào bụng, rồi tới lúc em tao đủ tuổi thì mày hãy chui ra.

Trong phòng tràn đầy tiếng cười nói, duy chỉ có Cường là vẫn im lặng. Sau khi nghe câu trả lời của tôi, mặt Cường trầm xuống, có cái gì đó vừa thay đổi trong suy nghĩ cậu ta.

– Em gái, trong bụng mình cũng là gái…

Những lời vừa rồi là từ chính miệng thằng Cường nói ra, tôi không thể nghe nhầm được, một giây sau đó, tôi còn thấy thằng ấy đặt tay lên bụng và cúp hai mắt xuống như đang cảm giác thứ bên trong đó hoạt động.

Trong bụng thằng Cường có cái gì, “gái”? Gái gì? Con gái à? Sao lại có “con” được chứ? Cậu ta bị vấn đề gì về não rồi, chắc chắn là lúc tai nạn bị đập đầu xuống đường, hoặc là chuyện tối hôm đó còn kinh khủng hơn nữa, tới mức khiến cho thằng này bị trấn thương tâm lý nghiêm trọng. Nên bắt cậu ta đi khám lại lần nữa, nhưng trang thiết bị ở bệnh viện này chưa chắc đã khám ra bệnh, có khi phải đi tới bệnh viên trung ương để khám cho đảm bảo.

Nhưng sau đó, tôi lại thấy Cường cười cười nói nói với mấy thằng kia, biểu cảm của cậu ta giống như vừa rồi chưa hề có chuyện gì xảy ra. Tôi chợt nghi ngờ bản thân, hay tôi nghe nhầm rồi, chẳng lẽ do trực giác luôn căng thẳng nên suy nghĩ mới lộn xộn như vậy. Phải rồi, là do tôi suy nghĩ lung tung thôi.



Chương 5. Ma nhập (2)

Tôi buông xuôi trực giác, những bất an trong lòng trước giờ vẫn là do bản thân tôi tự sinh ra, nếu cứ nghĩ như vậy chắc người bị chấn thương tâm lý sẽ là tôi mất. Mọi người nói chuyện rôm rả tới gần 12h đêm, lúc này tôi đã bắt đầu buồn ngủ, vì mai vẫn phải đi làm nên tôi đề nghị giải tán quốc hội. Ai về giường nấy, tắt đèn chùm chăn đi ngủ.

Trước khi nhắm mắt lại, tôi đã nghĩ về rất nhiều thứ, về gia đình, về tương lai, về sự nghiệp, từng đó suy nghĩ đủ để đưa tôi vào giấc ngủ yên ổn. Đang trong lúc lơ mơ, tôi chợt nghe thấy tiếng kẻng báo ngoài sân khu tập thể, vừa tới 12h. Khu tập thể này có một thói quen rất xấu, là vào đêm người ta hay đánh kẻng tới 12h, tôi không rõ mục đích đánh kẻng ấy là để làm gì, nếu như muốn báo cho những thằng trốn ra ngoài biết đường mà về ngủ thì người ta sẽ dùng cách khác.

12h. Xung quanh chỉ có bóng tối. Tôi nghe thấy tiếng mưa rất khẽ, thỉnh thoảng có tiếng gió rít, tiếng lá cây xào xạc ngoài cửa sổ. Đêm thật tĩnh lặng.

Kẹt… Kẹt..

Có ai đó vừa xoay người, tiếng giường vang lên nhè nhẹ.

Kẹt… Kẹt..

Kẹt.

Ngừng rồi, chắc thằng nào khó ngủ, cảm giác khó ngủ rất tồi tệ, trong không gian im lìm tăm tối như này mà hai mắt cứ mở thao láo, có khi sẽ nghĩ ra thêm nhiều điều kỳ quái trong đầu nữa.

– Minh à.

Ai vừa gọi tôi thì phải. Tim nhảy đánh thịch một cái, tôi mở mắt, lắng tai nghe ngóng xem xung quanh vừa có tiếng gì.

– Minh, dậy đi.

Đúng là có người gọi rồi, ai mà nửa đêm lại gọi tôi vậy, không ngủ được thì phải chịu chứ. Tôi lờ đi, mai tôi phải đi làm nữa.

– Minh dậy, dậy tao chỉ mày xem cái này.

Là thằng Cường. Thằng này đêm hôm còn đòi chỉ tôi xem cái gì, mai rồi xem cũng được, giờ tôi còn phải ngủ cho kịp không trời sẽ sáng mất.

– Có gì mai tao xem, mày đi ngủ đi.

– Một lát thôi, dậy, dậy tao chỉ mày xem.

Bực mình rồi đấy, tao đã bảo là có gì mai tao xem, tôi quay người lại, chỉ thấy xung quanh tối om, phải mất vài giây mắt tôi mới thích ứng được với bóng tối trước mặt. Có một viền đen đang đứng ngay đầu giường tôi, nhìn hình dáng có thể là thằng Cường, tôi cầm điện thoại lên, mở đèn soi cho sáng. Đúng thằng Cường đang đứng quay lưng lại trước giường tôi, chỉ thấy mỗi cái lưng dài của cậu ta chắn ngay mặt mình.

– Xem cái gì?

– Đi với tao qua đây.

Bất đắc dĩ tôi rời khỏi giường, đi theo sau lưng thằng Cường, hình như là đi vào nhà tắm. Nếu có ai trông thấy cảnh tượng này hẳn sẽ phải bật cười, chắc từ sau vụ tai nạn thằng Cường sợ đi vệ sinh đêm nên bảo tôi đi cùng, tạm thời có thể thông cảm cho cậu ta được.

Vào tới nhà tắm, tôi tính bật đèn lên nhưng Cường ngăn lại:

– Mày đứng đây, nhìn vào gương, đừng bật đèn, chỉ cầm điện thoại của mày thôi.

Nói rồi Cường lấy cái lược để trong khay đồ dùng lên, vài giây sau lại nói:

– Tao sẽ đếm từ một tới mười, mày cứ soi như thế nhé.

Chuyện quái gì đây, thằng ấy cầm lược, tôi cầm điện thoại soi, lại còn nhìn vào gương, nó muốn chải đầu tới mức nửa đêm gọi tôi dậy để xem nó chải sao, đây là bệnh gì vậy, để lâu có chữa được không?

– Một.

Cường bắt đầu chải tóc, tóc thằng này để kiểu truyền thống, không cạo hai bên tai nên chải cũng vẫn có chút ý nghĩa. Lúc đó tôi đã tròn mắt nhìn hành động ngớ ngẩn của Cường, thực sự là tay rất muốn bạt cho thằng ấy một cái, có điên cũng phải tỉnh.

– Hai.

Cường lặp lại động tác vừa rồi.

– Ba.

– Bốn.

Tôi đã hết kiên nhẫn, không buồn nhìn xem thằng này nó đang làm trò điên rồ gì nữa, nếu nó có vừa chải vừa cắt hết tóc trên đầu xuống tôi đây sẽ không ngăn cản.

Im lặng.

Cường không đếm nữa, bất giác tôi quay sang nhìn cậu ta. Tay cậu ta vẫn đưa lên hạ xuống chầm chậm, nhưng, khi lược chải tới hết tóc ở gáy, tay thằng ấy vẫn tiếp tục chải xuống nữa, xuống nữa, tới ngang ngực thì ngừng. Xong lại lặp lại động tác đó đều đặn, trông như Cường đang chải một mái tóc vô hình. Khuôn mặt Cương hiện lên dưới ánh đèn điện thoại tăm tối khó tả, hai mắt nhìn chằm chằm vào gương, cơ mặt như đông cứng.

Nhất thời tôi không biết làm gì, chỉ cảm thấy một luồn hơi lạnh thổi vào mặt, vào tay khiến cho tay tôi run lên và mặt cũng tái đi. Tôi chợt theo ánh mắt Cường nhìn vào gương. Trước mắt tôi vẫn là khuôn mặt của thằng Cường, nhưng, không phải là đang nhìn thằng mà hai con ngươi thằng ấy đang liếc về phía tôi, mí dưới cong lên thành một hình dấu ngã, cơ mặt biến dạng vì khóe miệng kéo dài tới hai bên tai tạo thành một nụ cười âm hiểm. Và điều khiến tôi lạnh người nhất, không phải là vì biểu cảm của khuôn mặt đó mà là vì mái tóc của thằng ấy. Tôi thấy mặt Cường ẩn sau một mái tóc dài như tóc con gái, hai tay cậu ta đang vừa vuốt vừa chải từ trên đầu xuống tới đuôi tóc. Dường như mái tóc đó mọc ra từ đầu cậu ta và tay cậu ta đang chạm vào chúng, không phải là mái tóc vô hình mà tôi vừa nhìn thấy lúc nãy.

Cạch.

Tay tôi run bắn lên và chiếc điện thoại lập tức rơi xuống nền nhà tắm. Xung quanh chìm vào bóng tối, không có ánh sáng, không một tiếng động, mọi thứ tĩnh lặng. Thậm chí tôi còn không nghe thấy tiếng thở của mình, hay tiếng thở của thằng Cường, chỉ có bóng tối rùng rợn đang chùm lên mắt tôi, bịt kín lỗ tai tôi và khiến tôi nghẹt thở.

Lạnh. Trong giây phút căng thẳng, tôi cảm thấy gáy mình lạnh ngắt, cảm giác đó lan dần sang cổ và như có thứ gì đang đè lên vai tôi. Hai tay cứng nhắc không biết phải làm gì, hơi lạnh siết thành vòng trên cổ tôi, và cái vòng đó đang dần dần thu hẹp, tôi đang bị bóp cổ!

Mẹ ơi, tôi liều mạng vung tay lên chộp lấy thứ đang quấn trên cổ mình, không có gì, tôi quơ hai lần và chỉ chạm tới da thịt lạnh ngắt chứ không thấy một vật nào cả. Trong lúc quẫn bách, tôi đã định hét lên kêu cứu, nhưng họng đã bị không khí nhồi đầy, không thể bật ra thành tiếng được. Hai chân vùng vẫy, nếu như tay không chộp được, vậy thì phải chạy khỏi chỗ này, không thể đứng yên chịu chết như thế.

Choang.

Ánh sáng từ đâu xuất hiện, đèn đã được bật lên. Mắt tôi đang từ trong bóng tối gặp phải ánh sáng đột ngột thì hoa lên thành những đốm sáng, tôi vội vã nhắm nghiền mắt lại.

– A! Mày làm cái c*c gì trong này mà không bật đèn lên?

Là giọng thằng Duy, cũng chính nó vừa cứu tôi. Tôi lập tức ngẩng đầu, hé mắt nhìn về phía phát ra giọng nói. Thằng Duy đứng ngay sau lưng tôi, mặt nó ra vẻ vô cùng kinh ngạc.

– Đứng dẹp ra, mày chắn đường tao đi vệ sinh rồi.

Nói rồi nó chạy vào trong nhà tắm, đẩy tôi ra ngoài và đóng cửa lại. Tôi thẫn thờ nhìn cánh cửa khép lại, lòng thầm kinh ngạc.

Thằng Cường đâu?

Tôi đứng ở cửa nhà tắm, thằng Cường đứng bên trong, nếu thằng ấy muốn ra khỏi nhà tắm thì phải đi qua người tôi, nhưng tôi không cảm thấy có ai bước qua chỗ mình cả. Kỳ lạ hơn là tôi còn cảm giác như vừa rồi chỉ có mình tôi đứng trong nhà tắm, lúc rơi điện thoại tôi không hề cảm thấy động tĩnh gì từ thằng Cường.

– Mày còn đứng đây làm đếch gì, điện thoại thì rơi lung tung trong nhà tắm, mày đang tự sướng thì bị tao bắt quả tang à?

Cửa nhà tắm vừa mở, thằng Duy xếch quần bước ra, thấy tôi lập tức mắng.
– Tao, mày có thấy ai trong nhà tắm nữa không?

– Ai gì, tao thấy mày đang đứng ôm cổ uốn éo lúc tao bật đèn lên. Mà mày nhìn như thằng bệnh vậy.

– Thằng Cường không có trong đó à?

– Mày điên à, thằng Cường nào trong đấy, nó đang ngủ như lợn trên giường kia kìa.

Tôi nhìn về phía giường thằng Cường, trên đó có một đống to lù lù quấn chăn, trong lòng bỗng tự hỏi, là thằng ấy đang nằm sao, có thật là thằng ấy không. Hai chân tôi lập tức tiến về phía giường thằng Cường, tay vén màn, tay lật chăn ra. Thằng Cường nằm co như con tôm trong chăn, bị lật ra bất ngờ nó quắp người chặt hơn và chép chép miệng. Thằng Duy nhìn hành động vừa rồi của tôi mà kinh ngạc, tôi cũng kinh ngạc, thằng Cường ngủ say như chết đây, vậy thằng Cường nào kéo tôi vào nhà tắm?

– Mày bị sao vậy? Mộng du à, thôi, về giường ngủ tiếp đi, sắp sáng rồi đấy.

Tôi nuốt nước miếng, vừa rồi là ma, nó theo tôi từ viện về đây, sao nó lại ám tôi, từ khi cha sinh mẹ đẻ tới giờ tôi chưa từng hại ai, chưa nói tới khiến ai chết uất, vậy vì cái gì mà tôi lại bị con ma ấy ám? Tôi về giường, đặt lưng xuống đệm và thở dài. Khi vừa nhắm mắt, cảm giác bất an lập tức trỗi dậy, trong đầu bỗng tái hiện lại cảnh thằng Cường trong gương trừng mắt nhìn tôi, trực giác mách bảo con mắt đó giờ vẫn đang liếc về phía tôi.

1628334193853.png
 
Advertisement
Last edited:

Danh sách chương

  • Loading...

Bình luận facebook

Bạn đã đọc chưa

Giải ngải ký - Phần 4: Quỷ án
Giải ngải ký phần 3: Ký sự 2h59' - Cầu cơ
  • 4.80 star(s)
  • Tống Mặt Than (Tống Minh Ngọc)
Chương 22...
Giải ngải ký - Phần 2: 11 Âm binh
  • Tống Minh Ngọc (Tống Mặt Than)
Lời kết
Giải Mã 1995050523
  • Tả Tiểu Thuyết Đích Thốc Đầu Lão Trương/写小说的秃头老张

Users who are viewing this thread

Back
Top Bottom