Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 19
Nhóm FB: Đọc Truyện Online Miễn Phí Hằng Ngày - VietWriter
*********************************
Buổi chiều vừa mưa nên bầu trời rất ẩm, không có mây và trời rất trong xanh. Đến sáu giờ, mặt trời bắt đầu lặn dần
ở đường chân 3trời.
Cảnh Hà Đông còn phải về nhà nấu cơm cho vợ, nên dọn hàng sớm. Ông gọi điện thoại cho Cảnh Triệu: “Giao đồ
ăn xon1g chưa?”
“Rồi ạ, giờ về.”
Cảnh Hà Đông đẩy xe ba bánh nhỏ chạy bằng điện: “Không cần quay lại chỗ bố nữa, bố đã9 dọn hàng, con về thẳng
nhà đi.”
Cảnh Triệu đáp lại một tiếng, đợi Cảnh Hà Đông cúp điện thoại trước.
Trời dần 3tối, người đi bộ trên đường vội vàng về nhà, Cảnh Triệu dừng xe bên đường, đi xuống xe và đi về phía
ven đường đối diện.
Ven đường có một bà lão đang bán khoai lang, bà trải báo và ngồi dưới đất, cái sọt vẫn còn đầy, chưa bán được bao
nhiêu khoai lang.
Người thành phố lớn hình như không thích ăn khoai lang lắm.
“Bà ơi…” Gió thu hơi hiu quạnh, giọng Cảnh Triệu rất dịu dàng: “Cháu tới mua khoai lang đây.”
Mắt của bà lão không tốt lắm, nhìn mãi mới nhận ra anh: “Là cháu à.”
Người thanh niên này thường tới đây mua khoai lang.
Bà tán gẫu với anh: “Đã lâu rồi cháu không tới, gần đây rất bận à?”
Cảnh Triệu đáp: “Tuần trước cháu ra nước ngoài.”
Hoàng hôn trầm buồn, gió thổi qua làm phẳng những nếp nhăn nơi khóe mắt bà lão.
Bà chống tay xuống đất, đứng dậy một cách khó khăn: “Cháu lấy bao nhiêu?”
“Cháu lấy hết.”
Mỗi ngày bà đều bán hai sọt khoai lang, lúc may mắn thì sẽ bán được hơn nửa. Bà bán với giá thấp, hai sọt cũng
không được mười tệ.
Túi nilon để bán khoai đều là dùng lại.
Bà lựa ra hai cái túi lớn nhất: “Sao lần nào cháu cũng mua nhiều như vậy?”
Cảnh Triệu đứng ở ven đường, khom người nói chuyện với bà lão: “Người nhà cháu thích ăn.”
Bà phủi bùn đất trên khoai lang, cho từng củ vào túi: “Những củ này đều là mới đào, cháu để hai ngày nữa sẽ ngọt
hơn.”
Anh đáp: “Vâng.”
Bà vừa bỏ vào túi vừa hỏi: “Cháu làm công việc gì vậy?”
Anh giải thích một cách dễ hiểu: “Chụp hình cho người ta ạ, đôi khi sẽ chụp núi, chụp nước.”
“Chụp ảnh à.” Bà cười, răng đã rụng nhiều: “Người thời nay đều thích chụp ảnh, không giống người thời bà, nhà ở
nông thôn, ai ai cũng nghèo, cả đời chỉ chụp ảnh một lần.”
Bà bỏ khoai lang vào túi xong, đặt túi lên đòn cân, loại cân đòn kiểu cũ này phải có quả cân mới cân được.
Một sọt khoai lang tới hơn 5 ký, bà nhấc lên khá tốn sức.
Cảnh Triệu ngồi xổm xuống: “Để cháu làm cho, bà xem số cân đi.”
Bà cười đưa cho anh, nói sẽ dạy anh cách cân.
Tiếng phổ thông của bà không chuẩn, thật ra Cảnh Triệu nghe không hiểu lắm.
Nói về chuyện chụp hình, bà cảm khái: “Ở tuổi của bà cũng nên chụp một bức ảnh khác.”
Ở tuổi này nên đi chụp di ảnh rồi.
Nhiều người già đều như vậy, cả đời chỉ chụp một lần, đó là khi họ cảm thấy mình sắp phải nói lời từ biệt với
người thân.
Nếu lúc chụp ảnh chứng minh nhân dân đã chụp rồi thì sẽ không chụp nữa, hoặc không kịp chụp đã đến lúc rời
khỏi thế gian, lấy hình khi còn sống từ trên chứng minh nhân dân.
Nếu nói với họ có một nghề nghiệp gọi là nhiếp ảnh gia, họ cũng không hiểu được.
Hai cái túi lớn không chứa hết, bà bỏ vài củ còn lại vào túi nhỏ hơn, mấy chiếc túi đó bà không cân mà đưa cho
Cảnh Triệu luôn.
Anh đặt túi xuống đất: “Bao nhiêu tiền ạ?”
33 tệ 5 đồng.
Bà nói: “30 tệ.”
Cảnh Triệu đưa tiền giấy 100 tệ.
Bà bỏ tiền vào trong một túi nilon, bọc mấy túi nilon khác bên ngoài, phải mở mấy lớp túi, tiền được bọc trong lớp
vải, không đủ tiền để thối.
Ven đường có mấy cửa hàng tiện lợi, đi thêm vài bước thì có chợ bán thức ăn.
“Bà đi đổi tiền để thối.” Bà không yên lòng khi bỏ sọt lại, định đem theo.
Cảnh Triệu nói: “Lần sau rồi trả ạ.”
Hình ảnh phản chiếu lúc hoàng hôn, không biết tại sao luôn hơi ảm đạm.
Gió không chọn người, ai cũng thổi, thổi đến mức mặt bà lão đỏ lên, lưng còng đi, đôi mắt tang thương hơn.
Bà hỏi anh: “Cháu chụp ảnh ở đâu, có tiệm không?”
“Có tiệm ạ.” Anh nói chuyện rất chậm: “Ở hẻm Hồng Liễu, Cát Đường Bắc.”
Bà nhét tiền vào túi đựng đầy khoai lang: “Vậy cháu đừng trả tiền nữa, lần sau bà đến tiệm của cháu để chụp ảnh.”
Bà sắp 80 rồi, nên đi chụp di ảnh rồi, hôm đó bà chắc chắn phải mặc bộ quần áo mới và tắm rửa sạch sẽ.
Cảnh Triệu đồng ý: “Được ạ, cháu chụp giúp bà.”
Gió rất lớn, bà lau khóe mắt, khom lưng dọn hàng, không có bao nhiêu thứ, chỉ có hai cái sọt, một cái đòn gánh,
mấy tờ báo và một bọc chứa túi nilon cũ.
Cảnh Triệu đặt tờ tiền dưới cái sọt lúc bà đang bận dọn hàng.
“Quên hỏi.” Bà nhấc đòn gánh lên: “Cháu chụp ảnh có đắt không?”
Người thanh niên quay lưng về phía mặt trời lặn, mỉm cười, ánh mắt nóng rực, như pháo hoa giữa trần gian và
thiên hà.
“Không đắt ạ, mấy củ khoai lang này là đủ rồi.”
Anh chụp ảnh không có giá tiêu chuẩn, có lúc lấy giá trên trời, có lúc chỉ cần hai túi khoai lang.
“Nhờ có cháu mà hôm nay có thể dọn hàng sớm hơn.”
Bà cụ xua tay và bước dưới ánh hoàng hôn với cái sọt trống không, người đến người đi trên đường phố đang vội vã
hơn, bà cụ già đi đứng bất tiện thì đang tập tễnh.
Phía xa, đèn neon bỗng sáng lên, đến giờ về nhà rồi.
Cảnh Triệu bước vào xe, lấy máy ảnh ra, chụp một bức ảnh bà lão đã ở tuổi xế chiều bước dưới mặt trời sắp lặn về
phía Tây.
…
Kim đồng hồ của chiếc đồng hồ Hello Kitty treo tường đã chuyển sang số sáu.
Bà Lục Thường An đang chơi trò thay đồ thời trang nghe thấy tiếng mở cửa, lập tức bỏ máy tính bảng xuống, chạy
tới cửa ra vào.
Là cục cưng bự của bà về.
“Bé Triệu về rồi à.”
Cảnh Triệu xách hai túi đồ vào cửa.
“Sao nhiều đồ vậy?” Bà Lục nhìn cái túi: “Đây là gì vậy?”
“Khoai lang ạ.”
Cục cưng bự vào nhà, bà Lục xỏ dép hoa, đi theo: “Con lại mua khoai hả?”
Tuần trước bé Triệu nhà bà cũng mua mấy lần rồi.
Anh nói: “Rất ngọt.”
Bà Lục ngạc nhiên: “Con thích ăn hả?”
“Vâng.”
Cảnh Triệu xách khoai lang vào phòng bếp, mở tủ ra, khoai mua lần trước vẫn chưa ăn hết.
Cảnh Hà Đông đang nấu cơm, phòng bếp đầy múi khói.
Cảnh Triệu bỏ khoai lang vào tủ: “Nếu không ăn hết có thể chia cho người thuê.”
Bà Lục: “Ừ.”
Anh rửa tay, ra khỏi phòng bếp: “Con lên lầu trước.”
“Sắp ăn cơm tối rồi.”
“Con đi đưa đồ rồi xuống ngay.”
Anh lại ra ngoài.
Bà Lục chạy tới chỗ phòng bếp, mùi ớt khiến người ta bị sặc, bà che mũi rồi nói: “Chồng à, sao bé Triệu nhà chúng
ta thích khoai lang vậy?”
Cảnh Hà Đông đang làm món ớt xào thịt, ông lật chảo rất lưu loát: “Khoai lang bị sao vậy?”
“Anh bị ngốc à, sau khi bé Triệu mất khướu giác thì không nếm được vị gì rồi, anh từng nghe nó nói thích ăn cái gì
bao giờ chưa.”
Năm 19 tuổi Cảnh Triệu bị thương, sau đó anh không thể ngửi được nữa. Mặc dù khướu giác và vị giác tách biệt,
nhưng vị giác của con người chỉ có thể phân biệt được vị chua, ngọt, đắng, mặn, nhạt. Khi mất khướu giác, vị giác
sẽ bị ảnh hưởng, vốn không thể nếm được mùi vị gì.
Dù thức ăn bị hỏng cũng không nếm ra được.
Cânh Hà Đông suy nghĩ kỹ: “Chỗ anh bày hàng có một bà lão bán khoai lang ở đó, không bán được bao nhiêu, chắc bé Triệu tốt bụng
nên mua đó.”
Hai tay bà Lục Thường An chắp vào nhau, làm tư thế cầu nguyện, tình mẫu tử dạt dào: “Ôi, cục cưng bự nhà ta là thiên sứ trần gian
mà!”
Thiên sứ trần gian đã lên tầng 19.
Anh khiêng cái hộp, không có tay để gõ cửa.
*********************************
Buổi chiều vừa mưa nên bầu trời rất ẩm, không có mây và trời rất trong xanh. Đến sáu giờ, mặt trời bắt đầu lặn dần
ở đường chân 3trời.
Cảnh Hà Đông còn phải về nhà nấu cơm cho vợ, nên dọn hàng sớm. Ông gọi điện thoại cho Cảnh Triệu: “Giao đồ
ăn xon1g chưa?”
“Rồi ạ, giờ về.”
Cảnh Hà Đông đẩy xe ba bánh nhỏ chạy bằng điện: “Không cần quay lại chỗ bố nữa, bố đã9 dọn hàng, con về thẳng
nhà đi.”
Cảnh Triệu đáp lại một tiếng, đợi Cảnh Hà Đông cúp điện thoại trước.
Trời dần 3tối, người đi bộ trên đường vội vàng về nhà, Cảnh Triệu dừng xe bên đường, đi xuống xe và đi về phía
ven đường đối diện.
Ven đường có một bà lão đang bán khoai lang, bà trải báo và ngồi dưới đất, cái sọt vẫn còn đầy, chưa bán được bao
nhiêu khoai lang.
Người thành phố lớn hình như không thích ăn khoai lang lắm.
“Bà ơi…” Gió thu hơi hiu quạnh, giọng Cảnh Triệu rất dịu dàng: “Cháu tới mua khoai lang đây.”
Mắt của bà lão không tốt lắm, nhìn mãi mới nhận ra anh: “Là cháu à.”
Người thanh niên này thường tới đây mua khoai lang.
Bà tán gẫu với anh: “Đã lâu rồi cháu không tới, gần đây rất bận à?”
Cảnh Triệu đáp: “Tuần trước cháu ra nước ngoài.”
Hoàng hôn trầm buồn, gió thổi qua làm phẳng những nếp nhăn nơi khóe mắt bà lão.
Bà chống tay xuống đất, đứng dậy một cách khó khăn: “Cháu lấy bao nhiêu?”
“Cháu lấy hết.”
Mỗi ngày bà đều bán hai sọt khoai lang, lúc may mắn thì sẽ bán được hơn nửa. Bà bán với giá thấp, hai sọt cũng
không được mười tệ.
Túi nilon để bán khoai đều là dùng lại.
Bà lựa ra hai cái túi lớn nhất: “Sao lần nào cháu cũng mua nhiều như vậy?”
Cảnh Triệu đứng ở ven đường, khom người nói chuyện với bà lão: “Người nhà cháu thích ăn.”
Bà phủi bùn đất trên khoai lang, cho từng củ vào túi: “Những củ này đều là mới đào, cháu để hai ngày nữa sẽ ngọt
hơn.”
Anh đáp: “Vâng.”
Bà vừa bỏ vào túi vừa hỏi: “Cháu làm công việc gì vậy?”
Anh giải thích một cách dễ hiểu: “Chụp hình cho người ta ạ, đôi khi sẽ chụp núi, chụp nước.”
“Chụp ảnh à.” Bà cười, răng đã rụng nhiều: “Người thời nay đều thích chụp ảnh, không giống người thời bà, nhà ở
nông thôn, ai ai cũng nghèo, cả đời chỉ chụp ảnh một lần.”
Bà bỏ khoai lang vào túi xong, đặt túi lên đòn cân, loại cân đòn kiểu cũ này phải có quả cân mới cân được.
Một sọt khoai lang tới hơn 5 ký, bà nhấc lên khá tốn sức.
Cảnh Triệu ngồi xổm xuống: “Để cháu làm cho, bà xem số cân đi.”
Bà cười đưa cho anh, nói sẽ dạy anh cách cân.
Tiếng phổ thông của bà không chuẩn, thật ra Cảnh Triệu nghe không hiểu lắm.
Nói về chuyện chụp hình, bà cảm khái: “Ở tuổi của bà cũng nên chụp một bức ảnh khác.”
Ở tuổi này nên đi chụp di ảnh rồi.
Nhiều người già đều như vậy, cả đời chỉ chụp một lần, đó là khi họ cảm thấy mình sắp phải nói lời từ biệt với
người thân.
Nếu lúc chụp ảnh chứng minh nhân dân đã chụp rồi thì sẽ không chụp nữa, hoặc không kịp chụp đã đến lúc rời
khỏi thế gian, lấy hình khi còn sống từ trên chứng minh nhân dân.
Nếu nói với họ có một nghề nghiệp gọi là nhiếp ảnh gia, họ cũng không hiểu được.
Hai cái túi lớn không chứa hết, bà bỏ vài củ còn lại vào túi nhỏ hơn, mấy chiếc túi đó bà không cân mà đưa cho
Cảnh Triệu luôn.
Anh đặt túi xuống đất: “Bao nhiêu tiền ạ?”
33 tệ 5 đồng.
Bà nói: “30 tệ.”
Cảnh Triệu đưa tiền giấy 100 tệ.
Bà bỏ tiền vào trong một túi nilon, bọc mấy túi nilon khác bên ngoài, phải mở mấy lớp túi, tiền được bọc trong lớp
vải, không đủ tiền để thối.
Ven đường có mấy cửa hàng tiện lợi, đi thêm vài bước thì có chợ bán thức ăn.
“Bà đi đổi tiền để thối.” Bà không yên lòng khi bỏ sọt lại, định đem theo.
Cảnh Triệu nói: “Lần sau rồi trả ạ.”
Hình ảnh phản chiếu lúc hoàng hôn, không biết tại sao luôn hơi ảm đạm.
Gió không chọn người, ai cũng thổi, thổi đến mức mặt bà lão đỏ lên, lưng còng đi, đôi mắt tang thương hơn.
Bà hỏi anh: “Cháu chụp ảnh ở đâu, có tiệm không?”
“Có tiệm ạ.” Anh nói chuyện rất chậm: “Ở hẻm Hồng Liễu, Cát Đường Bắc.”
Bà nhét tiền vào túi đựng đầy khoai lang: “Vậy cháu đừng trả tiền nữa, lần sau bà đến tiệm của cháu để chụp ảnh.”
Bà sắp 80 rồi, nên đi chụp di ảnh rồi, hôm đó bà chắc chắn phải mặc bộ quần áo mới và tắm rửa sạch sẽ.
Cảnh Triệu đồng ý: “Được ạ, cháu chụp giúp bà.”
Gió rất lớn, bà lau khóe mắt, khom lưng dọn hàng, không có bao nhiêu thứ, chỉ có hai cái sọt, một cái đòn gánh,
mấy tờ báo và một bọc chứa túi nilon cũ.
Cảnh Triệu đặt tờ tiền dưới cái sọt lúc bà đang bận dọn hàng.
“Quên hỏi.” Bà nhấc đòn gánh lên: “Cháu chụp ảnh có đắt không?”
Người thanh niên quay lưng về phía mặt trời lặn, mỉm cười, ánh mắt nóng rực, như pháo hoa giữa trần gian và
thiên hà.
“Không đắt ạ, mấy củ khoai lang này là đủ rồi.”
Anh chụp ảnh không có giá tiêu chuẩn, có lúc lấy giá trên trời, có lúc chỉ cần hai túi khoai lang.
“Nhờ có cháu mà hôm nay có thể dọn hàng sớm hơn.”
Bà cụ xua tay và bước dưới ánh hoàng hôn với cái sọt trống không, người đến người đi trên đường phố đang vội vã
hơn, bà cụ già đi đứng bất tiện thì đang tập tễnh.
Phía xa, đèn neon bỗng sáng lên, đến giờ về nhà rồi.
Cảnh Triệu bước vào xe, lấy máy ảnh ra, chụp một bức ảnh bà lão đã ở tuổi xế chiều bước dưới mặt trời sắp lặn về
phía Tây.
…
Kim đồng hồ của chiếc đồng hồ Hello Kitty treo tường đã chuyển sang số sáu.
Bà Lục Thường An đang chơi trò thay đồ thời trang nghe thấy tiếng mở cửa, lập tức bỏ máy tính bảng xuống, chạy
tới cửa ra vào.
Là cục cưng bự của bà về.
“Bé Triệu về rồi à.”
Cảnh Triệu xách hai túi đồ vào cửa.
“Sao nhiều đồ vậy?” Bà Lục nhìn cái túi: “Đây là gì vậy?”
“Khoai lang ạ.”
Cục cưng bự vào nhà, bà Lục xỏ dép hoa, đi theo: “Con lại mua khoai hả?”
Tuần trước bé Triệu nhà bà cũng mua mấy lần rồi.
Anh nói: “Rất ngọt.”
Bà Lục ngạc nhiên: “Con thích ăn hả?”
“Vâng.”
Cảnh Triệu xách khoai lang vào phòng bếp, mở tủ ra, khoai mua lần trước vẫn chưa ăn hết.
Cảnh Hà Đông đang nấu cơm, phòng bếp đầy múi khói.
Cảnh Triệu bỏ khoai lang vào tủ: “Nếu không ăn hết có thể chia cho người thuê.”
Bà Lục: “Ừ.”
Anh rửa tay, ra khỏi phòng bếp: “Con lên lầu trước.”
“Sắp ăn cơm tối rồi.”
“Con đi đưa đồ rồi xuống ngay.”
Anh lại ra ngoài.
Bà Lục chạy tới chỗ phòng bếp, mùi ớt khiến người ta bị sặc, bà che mũi rồi nói: “Chồng à, sao bé Triệu nhà chúng
ta thích khoai lang vậy?”
Cảnh Hà Đông đang làm món ớt xào thịt, ông lật chảo rất lưu loát: “Khoai lang bị sao vậy?”
“Anh bị ngốc à, sau khi bé Triệu mất khướu giác thì không nếm được vị gì rồi, anh từng nghe nó nói thích ăn cái gì
bao giờ chưa.”
Năm 19 tuổi Cảnh Triệu bị thương, sau đó anh không thể ngửi được nữa. Mặc dù khướu giác và vị giác tách biệt,
nhưng vị giác của con người chỉ có thể phân biệt được vị chua, ngọt, đắng, mặn, nhạt. Khi mất khướu giác, vị giác
sẽ bị ảnh hưởng, vốn không thể nếm được mùi vị gì.
Dù thức ăn bị hỏng cũng không nếm ra được.
Cânh Hà Đông suy nghĩ kỹ: “Chỗ anh bày hàng có một bà lão bán khoai lang ở đó, không bán được bao nhiêu, chắc bé Triệu tốt bụng
nên mua đó.”
Hai tay bà Lục Thường An chắp vào nhau, làm tư thế cầu nguyện, tình mẫu tử dạt dào: “Ôi, cục cưng bự nhà ta là thiên sứ trần gian
mà!”
Thiên sứ trần gian đã lên tầng 19.
Anh khiêng cái hộp, không có tay để gõ cửa.