Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Em phải đến Harvard học kinh tế - Chương 02 - Phần 3
BỒI DƯỠNG TẾ BÀO NGHỆ THUẬT, PHÁT TRIỂN TIỀM NĂNG SÁNG TẠO
Bà Stenar, nhà giáo dục Mỹ đầu thế kỉ này đã nói: “Cuộc sống mà không có nghệ thuật thì khác gì một hoang mạc. Tôi cho rằng để cho con cái có được một cuộc sống hạnh phúc, giàu tình cảm, cha mẹ phải có nghĩa vụ tu dưỡng văn học và nghệ thuật cho chúng”. Tôi rất tán đồng quan điểm này, không chỉ vì tôi hiểu rằng thưởng thức nghệ thuật sẽ tạo thêm niềm hứng khởi cho cuộc sống, mà còn bởi vì nghệ thuật là một dạng hoạt động mang tính sáng tạo, trong quá trình bồi dưỡng tế bào nghệ thuật, có thể phát triển hiệu quả tiềm năng sáng tạo của trẻ nhỏ.
Bà Stenar cho rằng: “Tiếng hát ru êm dịu của người mẹ là cực kỳ quan trọng”. Ngay từ tháng đầu, tôi đã nhẹ nhàng hát cho Đình Nhi nghe, vừa hát vừa lắc lư hoặc vỗ nhẹ vào cháu theo tiết tấu bài hát. Hơn chục năm sau, các chuyên gia đã đánh giá cách làm này trong cuốn “Cách mạng học tập”: “Bỏ ra thời gian 15 phút để lắc lư, vuốt ve hoặc vỗ về trẻ sơ sinh, mỗi ngày chỉ cần làm 4 lần, thì có thể giúp trẻ năng lực điều hòa vận động, từ đó tạo ra cơ hội học tập”.
Qua sự nỗ lực của tôi, Đình Nhi 5 tháng tuổi đã ngày càng rõ ràng biểu hiện thích thú đối với âm nhạc và khiêu vũ. Bú sữa và uống sữa cháu đều phải nghe hát mới hứng thú, bất kể lúc bướng bỉnh đến đâu, cứ nghe thấy tiếng hát là trở nên ngoan ngoãn. Khi người lớn hát, cháu liền chăm chú lắng nghe, lại còn ậm ừ như muốn học theo. Nếu tôi có khiêu vũ trước mặt cháu, chắc lại càng vui mừng hơn.
Khi cháu tròn 10 tháng, mầm mống nghệ thuật của cháu hầu như đã hình thành.
Khi tôi bế cháu ngâm nga hát một vài câu, cháu bỗng nhiên cũng tự ngâm nga hát và múa, tuy chỉ là vung vẩy đôi tay nhỏ, nhưng đó chính là cháu đang “khiêu vũ”, chứ không thể là hành động nào khác. Khi tôi bế cháu đứng trước gương thay quần áo, cháu càng hưng phấn và hoa chân múa tay mạnh mẽ.
Dạng “khiêu vũ” này tuy chỉ là hành vi bắt chước, hơn nữa bắt chước cũng là một dạng năng lực phát triển đặc biệt, cần được sự cổ vũ kịp thời của người lớn để tăng thêm hứng thú và lòng tự tin cho trẻ.
Khi Đình Nhi vừa tròn một tuổi, năng lực bắt chước đã phát triển tương đối tốt.
… Khoảng một tuần trước, tôi phát hiện Đình Nhi biết tự chơi trò bắt chước. Cháu cầm một cốc đánh răng nhỏ giả làm như đang đánh răng vậy, một lúc sau lại giả làm ăn, uống, lại còn vỗ vào miệng kêu “a… a…” có vẻ rất hứng thú, say sưa, bế đi cũng không chịu. Đó chính là một dạng bắt chước tự phát.
Còn có một lần, tôi phát hiện Đình Nhi rất hưng phấn giậm chân. Đó chính là “khiêu vũ”, tôi bèn cổ vũ hết lần này đến lần khác. Tôi cho rằng đó chính là giáo dục niềm say mê và lòng tự tin đối với con trẻ.
Niềm hưng phấn sáng tạo khiêu vũ hình thành từ thời kỳ sơ sinh khiến cháu đã vô số lần thể nghiệm được sự vui mừng của thành công trong cuộc sống ở trường học sau này. Mặc dù những điệu nhảy ít được rèn luyện nên không thật quy phạm (vì tôi không muốn Đình Nhi lớn lên theo nghề biểu diễn nghệ thuật nên tôi rất ít huấn huyện cháu về mặt này), nhưng cháu vẫn có thể đắm chìm trong thưởng thức nghệ thuật, tận tình hưởng thụ âm nhạc và cái đẹp của nghệ thuật khiêu vũ, đó thật là một hạnh phúc lớn trong đời người.
So với khoa học, đặc điểm lớn nhất của nghệ thuật là tính trữ tình và tính phi lợi ích. Khi tôi dạy từ vựng cho Đình Nhi, tôi không những dạy những thứ hữu dụng rõ ràng, mà còn dạy cháu những thứ hầu như không tác dụng.
… Hôm nay, lần đầu tiên tôi dạy Đình Nhi ngửi hoa. Đó là mùi thơm dịu mát của hoa bạch lan. Đây là mùi thơm mà tôi thích nhất, ngửi được mấy lần, Đình Nhi đã lý giải được hàm nghĩa của từ “ngửi” (chứ không phải là tác động ngoại hình) và khái niệm của từ “hương thơm”.
… Mấy ngày nay, tôi dạy cháu nhận biết bóng hình dưới nước hồ thả cá và bóng hình dưới ánh nắng, chắu rất thích thú chú ý bóng hình bàn tay của mình, bàn tay nhỏ nhắn lật đi lật lại chơi đùa. Cháu đã có thể chỉ ra hoa hồng trong một bó hoa. Còn nữa, bất luận là mặt trăng có hình dạng như thế nào, nằm ở vị trí nào, cháu đều chủ động nhắc nhở người khác chú ý “trên trời có ông trăng”.
Ưu điểm của dạng huấn luyện này là, có thể giúp Đình Nhi mở rộng tầm nhìn, mở rộng phạm vi liên tưởng, hình thành càng nhiều các điểm hưng phấn tình cảm. Bởi vì nói cho cùng, nghệ thuật là để kích thích tình cảm tư tưởng của con người.
Để kích thích hệ thống tình cảm trong đại não Đình Nhi phát triển đầy đủ, tôi cho cháu học các từ hình thành kích thích tình cảm. Khi cháu được 1 năm 3 tháng, tôi dạy cháu một động tác “trữ tình”.
… Tôi bảo Đình Nhi giơ hai cánh tay ra và hét lên một cách thán phục “A!” hi vọng bắt đầu từ đó sẽ dạy cháu học biết biểu hiện sự vui mừng. Cháu học được rất nhanh, động tác làm thật sự có hồn.
Do hạn chế bởi năng lực phát âm, Đình Nhi chưa thể dùng ngôn ngữ để biểu đạt tình cảm, tôi bèn tự phát dùng động từ “hôn gió” để biểu đạt tình cảm thích thú của mình.
Đình Nhi đã có thể chủ động hôn gió đối với những sự vật mà yêu thích, khi cháu nhìn thấy đèn đường sáng loáng trên đường mới sửa, bàn tay nhỏ nhắn từng nhịp đặt vào môi cháu, thật là đáng yêu.
Tôi cho rằng, phát triển năng lực biểu đạt phải bồi dưỡng dục vọng biểu đạt bàn tay. Trước khi hình thành năng lực biểu đạt ngôn ngữ, dục vọng biểu đạt của Đình Nhi đã rất mạnh mẽ, hơn nữa còn biểu đạt rất có tình.
… Vẻ đáng yêu nhất của Đình Nhi bây giờ chính là dáng vẻ khi cháu ngửi hoa. Mỗi khi cháu vừa kêu lên: “Ư! Ư!” vừa đưa bông hoa vào trước mũi ngửi, bạn sẽ chẳng còn cách gì để trách mắng cháu đã hái hoa. Hơn nữa, cháu hít ngửi một lúc, liền cong môi cười và bày tỏ cảm xúc: “Ái chà!” rất thần tình, như đang đắm mình trong hương hoa. Con gái 1 năm 4 tháng tuổi yêu quý của tôi ơi!
HỌC CÁCH “KIÊN TRÌ HƠN NỮA”, MÀI LUYỆN KHẢ NĂNG Ý CHÍ
Khi Đình Nhi còn chưa ra đời, tôi quyết định nuôi dạy cháu thành một người thành đạt. Mặc dù tôi không biết tới đây cháu sẽ giành được thành công ở lĩnh vực nào, nhưng tôi biết rất rõ rằng, con đường đi đến thành công chỉ có một. Đó là: nhận thức đúng mục tiêu, kiên trì không mệt mỏi. Tôi rất thích câu nói của chỉ đạo viên Quách trong vở kịch “Sa gia hồng”: “Thắng lợi sẽ đến từ sự nỗ lực kiên trì nhiều hơn nữa!”. Tôi hi vọng khi Đình Nhi gặp khó khăn sau này, sẽ có đủ ý chí kiên cường khiến cháu “kiên trì hơn nữa”, “kiên trì thêm một chút…” cho đến khi giành thắng lợi. Vì thế, khi cháu còn đang bò trên giường, tôi đã bắt đầu huấn luyện cho cháu tính bền bỉ.
Tôi cho rằng, sự bền bỉ của năng lực chú ý là tiền đề của hành vi bền bỉ. Việc huấn luyện của tôi bắt đầu từ bồi dưỡng tính bề bỉ của năng lực. Công cụ của tôi là một con gà trống bằng nhựa màu đỏ biết gáy, trước tiên dùng tiếng gà gáy để ở phía trước, đằng sau, bên phải, bên trái để gây chú ý của cháu, sau đó đặt con gà nơi mà cháu rướn người lên một chút là tới, hấp dẫn cháu tới nắm lấy. Khi cháu nắm không được và chuẩn bị từ bỏ, tôi bèn dùng tay đẩy cháu lên một chút và cổ vũ: “Cố lên! Cố lên!”. Đình Nhi ra sức đạp chân một chút, con gà trống đã trong tầm tay. Tôi lại dùng hình thức hoan hô và hôn để chúc mừng thắng lợi của cháu, để cháu thể nghiệm niềm vui của sự “phấn đấu – thành công”. Khi Đình Nhi biết bò, tôi bèn gia tăng độ khó của huấn luyện khi mục tiêu mà cháu nhanh chóng đạt được, đem đồ chơi hấp dẫn cháu đặt ở chỗ xa hơn, sau đó cổ vũ cháu tiếp tục bò đến lấy. Làm như vậy vừa bồi dưỡng sức hấp dẫn lại vừa luyện được khả năng bò, thật là nhất cử lưỡng thiện...
Để giáo dục tinh thần kiên cường cho con gái, tôi luôn cổ vũ, lôi kéo cháu tiếp tục làm khi cháu từ bỏ mục tiêu mà mình chưa đạt được. Ví dụ như động tác tìm bóng, kiếm đồ vật, v..v… Có khi cháu muốn lấy thứ gì đó nhưng không làm được, bèn dùng âm thanh và động tác cầu cứu tôi trợ giúp, tôi chỉ giúp cháu giải quyết những khó khăn mà cháu không khắc phục được, sau đó vẫn để cháu tự tiến hành đến cùng. Nếu như Đình Nhi có bị vấp ngã đau ở chỗ nào, tôi cũng không an ủi cháu, mà yêu cầu cháu “dũng cảm”, “không sợ”, nhanh chóng chuyển dịch sự chú ý của cháu, thu hút cháu quan sát sự vật mới, nhằm làm quên đi cơn đau. Tôi tin chắc rằng, cứ kiên trì như vậy, nghị lực và lòng dũng cảm của Đình Nhi sẽ mạnh mẽ hơn tôi.
Khi Đình Nhi đầy 1 tuổi, những nỗ lực của tôi đã nhìn thấy được thành quả:
1 năm 1 tháng tuổi… Trước bữa cơm tối, Đình Nhi vui vẻ cầm một bình phun bằng nhựa chơi hồi lâu, do vẫn còn hứng thú chơi nên khi tôi nói với cháu vào ăn cơm, cháu khóc thút thít không nghe, tôi đành phải cho cháu mang theo bình phun đi vào phòng ăn. Khi Đình Nhi khóc vì chiếc bình vướng cửa chặn lại, mấy người lớn ngồi cạnh bàn đã phê bình cháu: “Đình Nhi hay khóc nhè lắm!”. Kỳ thực khóc cũng là một ngôn ngữ của trẻ em. Đình Nhi vội vàng khóc là để cầu cứu người lớn, chẳng phải là biểu đạt ý chí của cháu ư? So với những đứa trẻ không làm được là vứt bỏ, chẳng phải là sự khác biệt về mức độ bền bỉ của sức chú ý hay sao? Khóc là dạng biểu hiện của sự tiến bộ về trí lực của trẻ, chỉ có thể khiến ta cảm thấy vui mừng. Ở tình huống này không thể dùng ăn, uống, ôm ấp, dỗ dành để chuyển dịch sự chú ý của đứa trẻ mà chỉ cần giúp đỡ trẻ một chút, cổ vũ cháu tiếp tục thực hiện.
Bốn ngày sau… Hôm qua tôi dẫn Đình Nhi vào sân nhà Phi Phi bên hàng xóm chơi, sự chú ý của Đình Nhi luôn tập trung vào con vịt. Đây là lần đầu tiên cháu nhìn thấy một con vịt lớn còn sống, biết kêu “cạc, cạc”. Để cổ vũ và đáp ứng lòng hiếu kỳ của Đình Nhi, tôi đã bất chấp cả mùi hôi thối của chuồng vịt để đến gần bên. Tôi nghĩ, tính chủ động của Đình Nhi được biểu hiện trong sự quan sát này là rất khó có được. Giống như khi cháu cúi sát người xuống mặt đường khi bị đi bộ để tìm kiếm, chỉ có thể trợ giúp cháu hoàn thành chứ không thể sợ bẩn mà tránh né.
1 năm 4 tháng tuổi …
Sức mạnh ý chí mà tôi giáo dục trước đây đã được thể hiện rõ trong con người Đình Nhi, khi cháu đòi làm một việc gì đặc biệt thích thú, bạn muốn can thiệp cháu thì chỉ có thể dẫn đến sự phản kháng mà cháu hầu như không thể khuất phục, ngoại trừ bạn có thể dùng một sự việc khác càng kỳ lạ mới mẻ để thu hút sự chú ý của cháu. Biện pháp này cũng nhiều lần không có tác dụng, đành phải đáp ứng yêu cầu mà nhìn từ góc độ của cháu là rất nên làm. Nửa tháng sau, Đình Nhi đã dùng sức mạnh ý chí của riêng mình vào chỗ không được phép dùng. Nghe cô Lý bảo mẫu nói, Đình Nhi chạy đến nhà Tiểu Viên bên cạnh xin đường, Tiểu Viên nghe theo lời dặn của tôi không cho Đình Nhi, cháu bèn khóc lóc trở về đòi cô bảo mẫu đến giúp cháu, không đạt được mục đích quyết không về. Tinh thần kiên trì đó cố nhiên đáng mừng, nhưng cảnh tỉnh tôi phải nhanh chóng dạy cho Đình Nhi nắm được khái niệm của “phạm vi”, cho cháu từ nhỏ đã biết rằng, có những việc có thể làm, nhưng có những việc không được phép làm.
QUY ĐỊNH PHẠM VI “ĐƯỢC PHÉP, KHÔNG ĐƯỢC PHÉP” ĐẶT NỀN MÓNG CHO GIÁO DỤC NĂNG LỰC TỰ KIỀM CHẾ
Có người giữ được mình, nhưng có những người lại không tự giữ được mình. Người giữ được mình không những trở thành “kẻ cặn bã” mà còn có thể trở thành “thiên tài”. Người không giữ được mình thì không những không trở thành “thiên tài”, mà còn có thể trở thành “kẻ cặn bã”. Tôi luôn hi vọng Đình Nhi phát triển theo hướng người thiên tài nên đương nhiên muốn giáo dục cháu thành một người giữ được bản thân. Cái gọi là “giữ được mình” tức là có năng lực tự kiềm chế để đẩy mạnh những việc cần phải làm và ngăn cản những việc không nên làm. Khi Đình Nhi đã có năng lực hành động độc lập nhất định, nhưng lại chưa được trang bị những quan niệm phải trái, tôi phải dạy cháu học tập “giữ mình” như thế nào đây?
Năm 1977, trước khi quen biết cha Đình Nhi, tôi đã đọc được một câu chuyện giáo dục trẻ em của Liên Xô qua một cuốn sách xuất bản trước thời kỳ “Cách mạng văn hoá”.
Khi Ivan hơn một tuổi, bé đặc biệt thích xé sách vở của bố mình, bố liền đưa cho Ivan một số báo chí cũ bỏ để bé xé và nói với bé rằng: “Đây là những báo chí bỏ đi, có thể xé được, những sách vở kia không thể xé được”. Từ đó khiến bé xây dựng khái niệm của từ “phạm vi”.
Tôi rất thích câu chuyện này, muốn thực hiện nó từ lâu rồi. Khi Đình Nhi bắt đầu xé sách, tôi liền dùng phương pháp của cha Ivan, vạch ra cho Đình Nhi phạm vi, xây dựng quan niệm “có thể không được” và yêu cầu trẻ nhỏ tôn trọng quy định là rất cần quan trọng đối với sự trưởng thành của đứa con: Trong quá trình kiềm chế không làm một số việc, rèn luyện được một tố chất khác để hướng tới thành công: khả năng tự kiềm chế. Một khi đã quy định phạm vi thì phải trước sau như một yêu cầu đứa con tuân thủ. Như lời của Shoda Michiko, hoàng hậu Nhật Bản nói khi giáo dục con: “Một lần cũng không thể là ngoại lệ”, làm ngược lại là phải chịu hình phạt. Trẻ em để tránh bị trừng phạt, sẽ học được việc ràng buộc mình không làm những việc mà người lớn không cho phép làm. Có người nói, đứa trẻ nhỏ mà đã yêu cầu nghiêm khắc như vậy liệu có quá đáng không? Cách hiểu của tôi không như vậy. Nói chung, giáo dục nghiêm khắc sẽ rất gian khổ đối với đứa trẻ, thế nhưng ngay từ đầu đã giáo dục nghiêm khắc thì sẽ không như vậy. Giống như trong xây dựng thành phố, nếu như chính quyền thành phố Quảng Châu lấy lý do đường phố của Quảng Châu không chỉnh tề để tiến hành tái xây dựng thành phố, vậy thì nhất định sẽ mang lại nỗi thống khổ lớn cho người dân. Thế nhưng thành phố Chu Hải lại không làm giống như vậy, do từ khi mới bắt đầu xây dựng đã tu sửa đường phố, nhà cửa theo quy hoạch của chính quyền thành phố, kết quả thành phố tề chỉnh như ô bàn cờ, lại không tạo ra bất cứ nỗi thống khổ nào cho người dân. Giáo dục đối với trẻ em cũng như vậy, việc gì không cho phép thì ngay từ đầu đã không cho phép, điều đó sẽ không tạo ra sự đau khổ cho đứa trẻ. Giống như một nhà thơ đã nói: “Chúng ta sẽ không cảm thấy thiếu thốn đối với những thứ mà chúng ta vốn chưa thể có được”. Lúc thì đồng ý, lúc lại không đồng ý, như vậy sẽ đem lại sự đau khổ cho đứa trẻ. Witer cha giáo dục con biết phân biệt phải trái phân minh, trước sau như một. Từ khi Witer được một tuổi đã nghiêm khắc yêu cầu con, việc gì không được là không được. Ông chưa bao giờ nghĩ rằng “khi còn nhỏ có thể thả lỏng một chút, đợi khi lớn sẽ nghiêm khắc hơn”. Thế nhưng, đó lại là cách làm phổ biến của các ông bố bà mẹ trên thế giới, “luật cấm” của họ cũng thay đổi thất thường, khi thì bảo là được, lúc lại nói là không được. Điều đó nghiễm nhiên tạo nên tâm lý đầu cơ trong đứa trẻ, chứ không phải là năng lực tự kiềm chế. Cần phải nói rõ thêm rằng, cha mẹ không có chủ định rõ ràng hoặc ý kiến không thống nhất đều là sự tối kỵ lớn nhất trong giáo dục trẻ nhỏ. Đương nhiên, khi trẻ em vừa bắt đầu xuất hiện hành vi phá hoại, người lớn cần phải phân biệt rõ sự phá hoại vô ý và sự phá hoại cố ý. Phá hoại vô ý là do cơ thể phát triển chưa đày đủ hoặc động tác chưa được khéo léo gây nên, không phải do đại khái qua loa hoặc cố ý phá hoại. Có một số dạng cố ý phá hoại thuộc hành vi mang tính thăm dò của đứa trẻ, như đạp vỡ trứng, bới ngăn kéo; còn có một số dạng thuộc hành vi mang tính thử thách như đẩy đổ đống gỗ, xé tờ giấy; có hành vi mang tính tham dự và bắt chước như nhổ những cây hoa đẹp hoặc rau cỏ rồi lại đem trồng xuống... Cần phải phân biệt các hành vi để đối xử, không thể cấm đoán một cách vô lý. Điều đặc biệt quan trọng là khi bạn phát lời cảnh cáo “không thể như vậy”, nhất định phải nói cho trẻ “có thể làm như thế nào”.
Đối với đứa trẻ 1 năm 5 tháng tuổi mà chỉ dạy nói thôi thì chưa đủ. Phải chế ngự những quậy phá của Đình Nhi, như ném đồ vật xuống đất. Bạn càng ngăn cản, đứa trẻ càng hứng thú, khi đó điều cần làm là chuyển hướng. Bạn cần nói: “Đình Nhi hãy đem chiếc khăn tay trên giường đặt lên chăn (hoặc xa-lông)” hoặc “Đình Nhi hãy nhặt quyển sách dưới đất đặt trả vào giá sách đi!”… Cháu lập tức sẽ ngừng việc quậy phá, vui vẻ đi thực hiện mệnh lệnh.
Một hôm, tôi đang thái bí đao, Đình Nhi đòi cầm dao thái. Tôi nói với cháu: “Đình Nhi, giúp mẹ mang chỗ vỏ bí này vứt vào xọt rác đi!”. Đình Nhi lập tức giúp tôi làm. Từng miếng từng miếng vỏ được vứt vào xọt rác. Như vậy vừa quản lý được cháu, lại vừa giáo dục cháu phẩm chất yêu lao động, biết cách giúp đỡ người khác.
Tiến hành động bộ quy định phạm vi “được, không được” là kịp thời xây dựng nên chế độ thưởng phạt, giúp Đình Nhi nhận rõ quan niệm “đúng, sai”.
… Mỗi khi Đình Nhi làm sai một việc gì tôi liên bắt cháu tự đánh vào mông. Cháu liền giơ cách tay ra đằng sau ra sức vỗ, miệng còn hét lên “Đánh! Đánh!”, đánh một lúc, liền gọi mẹ: “Mẹ! Mẹ!” để cho mẹ đánh. Lúc đầu tôi tưởng rằng Đình Nhi chỉ coi đó là một trò vui, sau này mới phát hiện Đình Nhi hiểu rằng đó là hành vi trừng phạt. Bạn xem, mỗi lần cháu nhận thức mình làm sai việc gì, như làm bẩn tay chẳng hạn, là tự mình xin đánh, hoặc giơ tay ra trước mặt bạn chịu phạt.
Có điều, đó không phải là hình phạt đau đớn. Tôi không hi vọng đứa trẻ vì sợ đau đớn thể xác mà không làm việc xấu. Đó không chỉ vì đánh trẻ con không phải là cách giáo dục hay, mà còn khiến đứa trẻ dùng thủ đoạn tương tự để đối xử với người khác. Khi tôi ngăn cấm đứa trẻ làm một việc gì, tôi chỉ nói: “Nếu con làm thế này thế kia, mẹ sẽ không vui”. Lấy đó để giáo dục sự coi trọng của cháu đối với tình cảm người khác.
Một người biết coi trọng tình cảm của người khác thì không cần phải giáo dục nhiều cũng có thể chế ngự bản thân, trên thực tế, trước khi Đình Nhi nhiểu một cách chân chính rằng phải “tranh thủ thời gian, khắc khổ học tập”, động lực học tập lớn nhất của cháu chính là “để cha mẹ và thầy cô giáo vui”.
TRANG BỊ THÔNG TIN TỪ TRƯỚC, ĐỊNH NGÀY KHAI HOA KẾT QUẢ
Khi Đình Nhi đầy 1 tuổi rưỡi, trí lực đã phát triển nhanh chóng, đồng thời thể năng và sự khéo léo cùng tiếp tục phát triển:
… Bây giờ Đình Nhi chạy rất nhanh, rất ít bị vấp ngã, cháu có thể tùy ý trèo qua trèo lại giữa ghế xa-lông và giường, cháu còn nhẹ nhàng trèo lên bàn ăn hoặc bàn làm việc, khiến mọi người vừa tức vừa buồn cười.
… Về mặt vận động, cháu đã có thể trèo lên bồn hoa cao 60 cm trước cửa. Nhìn thấy đứa trẻ trèo lên cao tôi không bế nó xuống, mà dạy cháu cách xuống như thế nào, giảng cho cháu biết “trước tiên hãy ngồi xuống, sau đó thò chân xuống”. Chỉ cần cháu học được phương pháp xuống, thì ngay cả khi không có người lớn ở đó, sự nguy hiểm do leo cao cũng được giảm bớt rất nhiều.
Một điều kinh ngạc là, một số bé trai đã dạy Đình Nhi động tác nằm sấp chống tay, mấy hôm trước Đình Nhi nằm xuống đường chống tay 5 - 6 lần, khiến tôi hết sức ngạc nhiên.
Cánh tay, cẳng chân của Đình Nhi đều rất có nghị lực, cháu có thể đứng bằng một chân hồi lâu (bé gái nói chung phải 2 – 3 tuổi mới có được). Cháu còn có thể ôm quả dưa nặng bảy cân chín (tương đương 3,85 kg); trong các động tác nhẹ nhàng cháu dùng thìa ăn cơm, uống nước rất gọn gàng, chỉ cần không cố ý ngỗ ngược, ngoài ra cháu có thể ăn rất sạch sẽ.
Tôi không nhớ đã đọc được một thuyết pháp trong cuốn sách nào đó có nói rằng hệ thống vận động của trẻ phát triển nhanh thì hệ thống phát âm sẽ thành thục tương đối chậm, ngược lại kết quả cũng giống như vậy. Đình Nhi vừa may thuộc vào diện hệ thống vận động phát triển nhanh. Mặc dù so với mức độ trung bình, hệ thống phát âm của cháu cũng phát triển sớm hơn, nhưng chậm hơn nhiều so với trí lực và sự khéo léo.
Khi 1 năm 4 tháng, Đình Nhi đã có thể nói rõ ràng “gà trống”. Nhưng còn một số âm nói không rõ, chỉ có thể gọi một cách hầm hừ. Từ “trời hoặc tối” còn có thể nói dối, có một số âm rất phát, dạy là thuộc liền. Nhưng một số từ khó phát âm như “quần áo” cháu đều phát âm không tốt, nói “cô giáo” thành “cô… áo”. Tôi dạy cháu một câu tiếng Anh: “How do you do?” (Chào ngài!), cháu nhớ rất nhanh, nhưng có điều lại nói thành “How do do!”.
Tôi không vì hệ thống phát âm của Đình Nhi chưa sớm thành thục mà làm chậm trễ tiến độ dạy ngữ âm cho cháu. Bởi vì năng lực ngôn ngữ do hai năng lực lý giải và biểu đạt tạo thành. Sự phát triển của năng lực biểu đạt cố nhiên chịu hạn chế bởi sự thành thục sớm muộn của hệ thống phát âm, sự phát triển của năng lực lý giải lại chỉ chịu hạn chế bởi nhận thức nhiều ít đối với sự vật. Trong những ngày tháng kỳ vọng năng lực nói của Đình Nhi xuất hiện sự nhảy vọt, tôi đặc biệt cảnh tỉnh mình chớ có quên rằng phải tiếp tục truyền đạt thông tin có ích cho Đình Nhi.
… Khi Đình Nhi được 1 năm 5 tháng, tôi mua về hai bộ sách “Xem tranh nhận chữ cho cháu”. Ngay ngày hôm sau cháu đã nói được từ “cải bẹ”. Nhưng cháu không chịu ngồi yên cùng tôi học mà chỉ thích tự mình lật đi lật lại, mồm huyên thuyên đọc từ mập mờ không rõ. Phải chăng cháu còn quá nhỏ? Nghĩ đến chuyện từ tháng này bắt đầu giảng cho cháu, tôi lại hiểu ra một điều: trong quá trình nhận biết chữ cần phải nhẫn nại gấp nhiều lần quá trình tích lũy thông tin tương tự.
Tuần này, Đình Nhi học nói “máy thu thanh, máy giặt”, phát âm tuy còn chưa rõ, nhưng ý tứ của các chữ thì đã rõ ràng. Tôi dạy cháu từ “bật lửa ga”, cháu có thể nói rõ ràng hai chữ “bật lửa”, những từ vựng đó đều được dạy sau khi nhận biết vật chất. Đến sau này khi cháu xem tranh, đã có thể dồn tinh lực vào nhận mặt chữ. Tôi phát hiện, nếu âm chữ kéo hơi dài, Đình Nhi học nói sẽ không liền mạch, khi nói nhanh lên một chút, cháu sẽ ý thức được rằng đó là một từ gồm ba chữ. Dạy tiếng Anh “Chào buổi sáng!” hay “Chúc ngủ ngon!”… cũng như vậy. Do cháu nỗ lực nói, lúc đầu còn chưa rõ, nhưng sau đó rất nhanh chóng nói được rõ ràng.
… Ngày 26, sang nhà Anh Anh bên hàng xóm chơi, tôi cầm bảng viết chữ dạy cháu số 1, 2 cháu đã phát âm được chữ “một”, “hai” tuy chưa nói rõ, nhưng cháu đã nhận biết được, có thể cầm lên chữ số “một” và chữ số “hai” một cách chuẩn xác theo mệnh lệnh của tôi. Điều đó khiến tôi rất vui mừng. Bắt đầu từ bây giờ, không những phải dạy cháu hình thành khái niệm số, mà còn phải học nhận biết chữ số. Mỗi khi có điều kiện là tôi không bỏ lỡ cơ hội truyền đạt khái niệm về số cho Đình Nhi, như khi lên cầu thang, vỗ tay, những nỗ lực đó không hề uổng phí.
… Gần nửa tháng nay, Đình Nhi tiến bộ rất nhanh, đã có thể nói được rất nhiều từ vựng mà cháu đã hiểu, hơn nữa còn biểu hiện khát vọng nói mãnh liệt, bạn nói cấu: “Đây là than tổ ong của chú”. Cháu sẽ nói câu này theo phương thức của mình, thao thao bất tuyệt, rất thú vị.
Phàm là những sự vật Đình Nhi còn chưa nhận biết được, tôi đều yêu cầu cô bảo mẫu khồng dùng cách nói: “Đây là… Kia là…”, chỉ những sự vật Đình Nhi đã nhận biết thông thuộc, tôi mới dạy cháu dùng đại từ nhân xưng.
… Hôm đó, tôi đang dạy cháu đại từ nhân xưng “bạn, tôi, cô ấy”. Hằng ngày chúng tôi đều đối thoại như sau: “Bạn là ai?” – “Đình Đình”; “Tôi là ai? – “Mẹ”; “Cô bảo mẫu ấy là ai?” – “Cô ấy”. “Cô ấy, cô bảo mẫu”. Bài học này đều được thực hiện sau khi gặp mặt, ôm hôn.
Ngày 24 tháng 9, bước nhảy vọt mà tôi mong đợi cuối cùng đã xuất hiện. Ngoại việc nói mang tính bắt chước dạng “x x, bế con”, Đình Nhi tự nhiên bột phát nói được một câu chuyện ngắn “Mẹ mua kẹo”. Tôi mừng vui quá đỗi, liền dẫn cháu đi mua cho cháu mấy viên kẹo. Đương nhiên, sự tiến bộ càng nổi bật hơn còn biểu hiện ở năng lực lý giải của Đình Nhi.
… Cháu đã có thể nghe hiểu những lời tương đối phức tạp, như bảo cháu “trước tiên làm gì”, cháu có thể thực hiện chuẩn xác một mệnh lệnh bao gồm năm động tác.
… Cháu có thể chuyên tâm nghe tôi giảng giải những câu chuyện ngẵn trong quyển truyện tranh, hơn nữa còn có thể có một số phản ứng. Bạn xem, cháu tự mình ôm lấy quyển truyện tranh, chỉ vào “con ếch”, “con mèo” trong tranh để tự đọc tự nói, nhìn rất chăm chú.
… Tiểu Viên bên hàng xóm rất tốt đối với cháu, cháu bèn đổi cách xưng hô từ “Cô Viên” thành “Mẹ Viên”, đối với “Mẹ Diệp” cũng vậy. Bạn bảo cháu “yêu”, cháu sẽ giơ bàn tay nhỏ nhắn lên xoa hai bên má bạn, miệng nói “Yêu này, yêu này!”, sau đó lại từ mình “yêu” mình.
… Đình Nhi có tấm lòng đồng cảm rất mạnh. Một hôm nhìn thấy một bé trai ngã xuống rãnh nước, khóc lên. Cháu ra sức kêu to “Anh ơi!”, đến khi nhìn thấy bé trai trở về nhà mới yên tâm. Ngoài việc giải thích tình huống xảy ra trước mắt cho cháu, tôi cũng muốn đến chỗ rẽ thì bế cháu lên. Nhưng cháu nhất định đòi tôi quay lại tìm “anh”…
Hôm Đình Nhi tròn một năm rưỡi, tôi thử dạy cháu đọc thuộc lòng bài thơ Đường. Mới bắt đầu, tôi dạy cháu từng đoạn hai chữ, qua mấy ngày sau, Đình Nhi đã có thể cùng tôi đọc lưu loát “Triều từ/ bạch đế/ thái vân/ gian…”. Tuy rằng cháu chưa hiểu hàm nghĩa của ý thơ, nhưng ngâm thơ cũng giống như hát vậy, có thể khiến cháu cảm nhận được sự kỳ diệu của vần luật thơ ca. Tôi tin tưởng sâu sắc rằng, mọi thông tin truyền đạt sớm đều sẽ như những hạt giống gieo xuống trong mùa xuân, sẽ nảy mầm kết trái trong các giai đoạn tiếp theo của cuộc đời.
Bà Stenar, nhà giáo dục Mỹ đầu thế kỉ này đã nói: “Cuộc sống mà không có nghệ thuật thì khác gì một hoang mạc. Tôi cho rằng để cho con cái có được một cuộc sống hạnh phúc, giàu tình cảm, cha mẹ phải có nghĩa vụ tu dưỡng văn học và nghệ thuật cho chúng”. Tôi rất tán đồng quan điểm này, không chỉ vì tôi hiểu rằng thưởng thức nghệ thuật sẽ tạo thêm niềm hứng khởi cho cuộc sống, mà còn bởi vì nghệ thuật là một dạng hoạt động mang tính sáng tạo, trong quá trình bồi dưỡng tế bào nghệ thuật, có thể phát triển hiệu quả tiềm năng sáng tạo của trẻ nhỏ.
Bà Stenar cho rằng: “Tiếng hát ru êm dịu của người mẹ là cực kỳ quan trọng”. Ngay từ tháng đầu, tôi đã nhẹ nhàng hát cho Đình Nhi nghe, vừa hát vừa lắc lư hoặc vỗ nhẹ vào cháu theo tiết tấu bài hát. Hơn chục năm sau, các chuyên gia đã đánh giá cách làm này trong cuốn “Cách mạng học tập”: “Bỏ ra thời gian 15 phút để lắc lư, vuốt ve hoặc vỗ về trẻ sơ sinh, mỗi ngày chỉ cần làm 4 lần, thì có thể giúp trẻ năng lực điều hòa vận động, từ đó tạo ra cơ hội học tập”.
Qua sự nỗ lực của tôi, Đình Nhi 5 tháng tuổi đã ngày càng rõ ràng biểu hiện thích thú đối với âm nhạc và khiêu vũ. Bú sữa và uống sữa cháu đều phải nghe hát mới hứng thú, bất kể lúc bướng bỉnh đến đâu, cứ nghe thấy tiếng hát là trở nên ngoan ngoãn. Khi người lớn hát, cháu liền chăm chú lắng nghe, lại còn ậm ừ như muốn học theo. Nếu tôi có khiêu vũ trước mặt cháu, chắc lại càng vui mừng hơn.
Khi cháu tròn 10 tháng, mầm mống nghệ thuật của cháu hầu như đã hình thành.
Khi tôi bế cháu ngâm nga hát một vài câu, cháu bỗng nhiên cũng tự ngâm nga hát và múa, tuy chỉ là vung vẩy đôi tay nhỏ, nhưng đó chính là cháu đang “khiêu vũ”, chứ không thể là hành động nào khác. Khi tôi bế cháu đứng trước gương thay quần áo, cháu càng hưng phấn và hoa chân múa tay mạnh mẽ.
Dạng “khiêu vũ” này tuy chỉ là hành vi bắt chước, hơn nữa bắt chước cũng là một dạng năng lực phát triển đặc biệt, cần được sự cổ vũ kịp thời của người lớn để tăng thêm hứng thú và lòng tự tin cho trẻ.
Khi Đình Nhi vừa tròn một tuổi, năng lực bắt chước đã phát triển tương đối tốt.
… Khoảng một tuần trước, tôi phát hiện Đình Nhi biết tự chơi trò bắt chước. Cháu cầm một cốc đánh răng nhỏ giả làm như đang đánh răng vậy, một lúc sau lại giả làm ăn, uống, lại còn vỗ vào miệng kêu “a… a…” có vẻ rất hứng thú, say sưa, bế đi cũng không chịu. Đó chính là một dạng bắt chước tự phát.
Còn có một lần, tôi phát hiện Đình Nhi rất hưng phấn giậm chân. Đó chính là “khiêu vũ”, tôi bèn cổ vũ hết lần này đến lần khác. Tôi cho rằng đó chính là giáo dục niềm say mê và lòng tự tin đối với con trẻ.
Niềm hưng phấn sáng tạo khiêu vũ hình thành từ thời kỳ sơ sinh khiến cháu đã vô số lần thể nghiệm được sự vui mừng của thành công trong cuộc sống ở trường học sau này. Mặc dù những điệu nhảy ít được rèn luyện nên không thật quy phạm (vì tôi không muốn Đình Nhi lớn lên theo nghề biểu diễn nghệ thuật nên tôi rất ít huấn huyện cháu về mặt này), nhưng cháu vẫn có thể đắm chìm trong thưởng thức nghệ thuật, tận tình hưởng thụ âm nhạc và cái đẹp của nghệ thuật khiêu vũ, đó thật là một hạnh phúc lớn trong đời người.
So với khoa học, đặc điểm lớn nhất của nghệ thuật là tính trữ tình và tính phi lợi ích. Khi tôi dạy từ vựng cho Đình Nhi, tôi không những dạy những thứ hữu dụng rõ ràng, mà còn dạy cháu những thứ hầu như không tác dụng.
… Hôm nay, lần đầu tiên tôi dạy Đình Nhi ngửi hoa. Đó là mùi thơm dịu mát của hoa bạch lan. Đây là mùi thơm mà tôi thích nhất, ngửi được mấy lần, Đình Nhi đã lý giải được hàm nghĩa của từ “ngửi” (chứ không phải là tác động ngoại hình) và khái niệm của từ “hương thơm”.
… Mấy ngày nay, tôi dạy cháu nhận biết bóng hình dưới nước hồ thả cá và bóng hình dưới ánh nắng, chắu rất thích thú chú ý bóng hình bàn tay của mình, bàn tay nhỏ nhắn lật đi lật lại chơi đùa. Cháu đã có thể chỉ ra hoa hồng trong một bó hoa. Còn nữa, bất luận là mặt trăng có hình dạng như thế nào, nằm ở vị trí nào, cháu đều chủ động nhắc nhở người khác chú ý “trên trời có ông trăng”.
Ưu điểm của dạng huấn luyện này là, có thể giúp Đình Nhi mở rộng tầm nhìn, mở rộng phạm vi liên tưởng, hình thành càng nhiều các điểm hưng phấn tình cảm. Bởi vì nói cho cùng, nghệ thuật là để kích thích tình cảm tư tưởng của con người.
Để kích thích hệ thống tình cảm trong đại não Đình Nhi phát triển đầy đủ, tôi cho cháu học các từ hình thành kích thích tình cảm. Khi cháu được 1 năm 3 tháng, tôi dạy cháu một động tác “trữ tình”.
… Tôi bảo Đình Nhi giơ hai cánh tay ra và hét lên một cách thán phục “A!” hi vọng bắt đầu từ đó sẽ dạy cháu học biết biểu hiện sự vui mừng. Cháu học được rất nhanh, động tác làm thật sự có hồn.
Do hạn chế bởi năng lực phát âm, Đình Nhi chưa thể dùng ngôn ngữ để biểu đạt tình cảm, tôi bèn tự phát dùng động từ “hôn gió” để biểu đạt tình cảm thích thú của mình.
Đình Nhi đã có thể chủ động hôn gió đối với những sự vật mà yêu thích, khi cháu nhìn thấy đèn đường sáng loáng trên đường mới sửa, bàn tay nhỏ nhắn từng nhịp đặt vào môi cháu, thật là đáng yêu.
Tôi cho rằng, phát triển năng lực biểu đạt phải bồi dưỡng dục vọng biểu đạt bàn tay. Trước khi hình thành năng lực biểu đạt ngôn ngữ, dục vọng biểu đạt của Đình Nhi đã rất mạnh mẽ, hơn nữa còn biểu đạt rất có tình.
… Vẻ đáng yêu nhất của Đình Nhi bây giờ chính là dáng vẻ khi cháu ngửi hoa. Mỗi khi cháu vừa kêu lên: “Ư! Ư!” vừa đưa bông hoa vào trước mũi ngửi, bạn sẽ chẳng còn cách gì để trách mắng cháu đã hái hoa. Hơn nữa, cháu hít ngửi một lúc, liền cong môi cười và bày tỏ cảm xúc: “Ái chà!” rất thần tình, như đang đắm mình trong hương hoa. Con gái 1 năm 4 tháng tuổi yêu quý của tôi ơi!
HỌC CÁCH “KIÊN TRÌ HƠN NỮA”, MÀI LUYỆN KHẢ NĂNG Ý CHÍ
Khi Đình Nhi còn chưa ra đời, tôi quyết định nuôi dạy cháu thành một người thành đạt. Mặc dù tôi không biết tới đây cháu sẽ giành được thành công ở lĩnh vực nào, nhưng tôi biết rất rõ rằng, con đường đi đến thành công chỉ có một. Đó là: nhận thức đúng mục tiêu, kiên trì không mệt mỏi. Tôi rất thích câu nói của chỉ đạo viên Quách trong vở kịch “Sa gia hồng”: “Thắng lợi sẽ đến từ sự nỗ lực kiên trì nhiều hơn nữa!”. Tôi hi vọng khi Đình Nhi gặp khó khăn sau này, sẽ có đủ ý chí kiên cường khiến cháu “kiên trì hơn nữa”, “kiên trì thêm một chút…” cho đến khi giành thắng lợi. Vì thế, khi cháu còn đang bò trên giường, tôi đã bắt đầu huấn luyện cho cháu tính bền bỉ.
Tôi cho rằng, sự bền bỉ của năng lực chú ý là tiền đề của hành vi bền bỉ. Việc huấn luyện của tôi bắt đầu từ bồi dưỡng tính bề bỉ của năng lực. Công cụ của tôi là một con gà trống bằng nhựa màu đỏ biết gáy, trước tiên dùng tiếng gà gáy để ở phía trước, đằng sau, bên phải, bên trái để gây chú ý của cháu, sau đó đặt con gà nơi mà cháu rướn người lên một chút là tới, hấp dẫn cháu tới nắm lấy. Khi cháu nắm không được và chuẩn bị từ bỏ, tôi bèn dùng tay đẩy cháu lên một chút và cổ vũ: “Cố lên! Cố lên!”. Đình Nhi ra sức đạp chân một chút, con gà trống đã trong tầm tay. Tôi lại dùng hình thức hoan hô và hôn để chúc mừng thắng lợi của cháu, để cháu thể nghiệm niềm vui của sự “phấn đấu – thành công”. Khi Đình Nhi biết bò, tôi bèn gia tăng độ khó của huấn luyện khi mục tiêu mà cháu nhanh chóng đạt được, đem đồ chơi hấp dẫn cháu đặt ở chỗ xa hơn, sau đó cổ vũ cháu tiếp tục bò đến lấy. Làm như vậy vừa bồi dưỡng sức hấp dẫn lại vừa luyện được khả năng bò, thật là nhất cử lưỡng thiện...
Để giáo dục tinh thần kiên cường cho con gái, tôi luôn cổ vũ, lôi kéo cháu tiếp tục làm khi cháu từ bỏ mục tiêu mà mình chưa đạt được. Ví dụ như động tác tìm bóng, kiếm đồ vật, v..v… Có khi cháu muốn lấy thứ gì đó nhưng không làm được, bèn dùng âm thanh và động tác cầu cứu tôi trợ giúp, tôi chỉ giúp cháu giải quyết những khó khăn mà cháu không khắc phục được, sau đó vẫn để cháu tự tiến hành đến cùng. Nếu như Đình Nhi có bị vấp ngã đau ở chỗ nào, tôi cũng không an ủi cháu, mà yêu cầu cháu “dũng cảm”, “không sợ”, nhanh chóng chuyển dịch sự chú ý của cháu, thu hút cháu quan sát sự vật mới, nhằm làm quên đi cơn đau. Tôi tin chắc rằng, cứ kiên trì như vậy, nghị lực và lòng dũng cảm của Đình Nhi sẽ mạnh mẽ hơn tôi.
Khi Đình Nhi đầy 1 tuổi, những nỗ lực của tôi đã nhìn thấy được thành quả:
1 năm 1 tháng tuổi… Trước bữa cơm tối, Đình Nhi vui vẻ cầm một bình phun bằng nhựa chơi hồi lâu, do vẫn còn hứng thú chơi nên khi tôi nói với cháu vào ăn cơm, cháu khóc thút thít không nghe, tôi đành phải cho cháu mang theo bình phun đi vào phòng ăn. Khi Đình Nhi khóc vì chiếc bình vướng cửa chặn lại, mấy người lớn ngồi cạnh bàn đã phê bình cháu: “Đình Nhi hay khóc nhè lắm!”. Kỳ thực khóc cũng là một ngôn ngữ của trẻ em. Đình Nhi vội vàng khóc là để cầu cứu người lớn, chẳng phải là biểu đạt ý chí của cháu ư? So với những đứa trẻ không làm được là vứt bỏ, chẳng phải là sự khác biệt về mức độ bền bỉ của sức chú ý hay sao? Khóc là dạng biểu hiện của sự tiến bộ về trí lực của trẻ, chỉ có thể khiến ta cảm thấy vui mừng. Ở tình huống này không thể dùng ăn, uống, ôm ấp, dỗ dành để chuyển dịch sự chú ý của đứa trẻ mà chỉ cần giúp đỡ trẻ một chút, cổ vũ cháu tiếp tục thực hiện.
Bốn ngày sau… Hôm qua tôi dẫn Đình Nhi vào sân nhà Phi Phi bên hàng xóm chơi, sự chú ý của Đình Nhi luôn tập trung vào con vịt. Đây là lần đầu tiên cháu nhìn thấy một con vịt lớn còn sống, biết kêu “cạc, cạc”. Để cổ vũ và đáp ứng lòng hiếu kỳ của Đình Nhi, tôi đã bất chấp cả mùi hôi thối của chuồng vịt để đến gần bên. Tôi nghĩ, tính chủ động của Đình Nhi được biểu hiện trong sự quan sát này là rất khó có được. Giống như khi cháu cúi sát người xuống mặt đường khi bị đi bộ để tìm kiếm, chỉ có thể trợ giúp cháu hoàn thành chứ không thể sợ bẩn mà tránh né.
1 năm 4 tháng tuổi …
Sức mạnh ý chí mà tôi giáo dục trước đây đã được thể hiện rõ trong con người Đình Nhi, khi cháu đòi làm một việc gì đặc biệt thích thú, bạn muốn can thiệp cháu thì chỉ có thể dẫn đến sự phản kháng mà cháu hầu như không thể khuất phục, ngoại trừ bạn có thể dùng một sự việc khác càng kỳ lạ mới mẻ để thu hút sự chú ý của cháu. Biện pháp này cũng nhiều lần không có tác dụng, đành phải đáp ứng yêu cầu mà nhìn từ góc độ của cháu là rất nên làm. Nửa tháng sau, Đình Nhi đã dùng sức mạnh ý chí của riêng mình vào chỗ không được phép dùng. Nghe cô Lý bảo mẫu nói, Đình Nhi chạy đến nhà Tiểu Viên bên cạnh xin đường, Tiểu Viên nghe theo lời dặn của tôi không cho Đình Nhi, cháu bèn khóc lóc trở về đòi cô bảo mẫu đến giúp cháu, không đạt được mục đích quyết không về. Tinh thần kiên trì đó cố nhiên đáng mừng, nhưng cảnh tỉnh tôi phải nhanh chóng dạy cho Đình Nhi nắm được khái niệm của “phạm vi”, cho cháu từ nhỏ đã biết rằng, có những việc có thể làm, nhưng có những việc không được phép làm.
QUY ĐỊNH PHẠM VI “ĐƯỢC PHÉP, KHÔNG ĐƯỢC PHÉP” ĐẶT NỀN MÓNG CHO GIÁO DỤC NĂNG LỰC TỰ KIỀM CHẾ
Có người giữ được mình, nhưng có những người lại không tự giữ được mình. Người giữ được mình không những trở thành “kẻ cặn bã” mà còn có thể trở thành “thiên tài”. Người không giữ được mình thì không những không trở thành “thiên tài”, mà còn có thể trở thành “kẻ cặn bã”. Tôi luôn hi vọng Đình Nhi phát triển theo hướng người thiên tài nên đương nhiên muốn giáo dục cháu thành một người giữ được bản thân. Cái gọi là “giữ được mình” tức là có năng lực tự kiềm chế để đẩy mạnh những việc cần phải làm và ngăn cản những việc không nên làm. Khi Đình Nhi đã có năng lực hành động độc lập nhất định, nhưng lại chưa được trang bị những quan niệm phải trái, tôi phải dạy cháu học tập “giữ mình” như thế nào đây?
Năm 1977, trước khi quen biết cha Đình Nhi, tôi đã đọc được một câu chuyện giáo dục trẻ em của Liên Xô qua một cuốn sách xuất bản trước thời kỳ “Cách mạng văn hoá”.
Khi Ivan hơn một tuổi, bé đặc biệt thích xé sách vở của bố mình, bố liền đưa cho Ivan một số báo chí cũ bỏ để bé xé và nói với bé rằng: “Đây là những báo chí bỏ đi, có thể xé được, những sách vở kia không thể xé được”. Từ đó khiến bé xây dựng khái niệm của từ “phạm vi”.
Tôi rất thích câu chuyện này, muốn thực hiện nó từ lâu rồi. Khi Đình Nhi bắt đầu xé sách, tôi liền dùng phương pháp của cha Ivan, vạch ra cho Đình Nhi phạm vi, xây dựng quan niệm “có thể không được” và yêu cầu trẻ nhỏ tôn trọng quy định là rất cần quan trọng đối với sự trưởng thành của đứa con: Trong quá trình kiềm chế không làm một số việc, rèn luyện được một tố chất khác để hướng tới thành công: khả năng tự kiềm chế. Một khi đã quy định phạm vi thì phải trước sau như một yêu cầu đứa con tuân thủ. Như lời của Shoda Michiko, hoàng hậu Nhật Bản nói khi giáo dục con: “Một lần cũng không thể là ngoại lệ”, làm ngược lại là phải chịu hình phạt. Trẻ em để tránh bị trừng phạt, sẽ học được việc ràng buộc mình không làm những việc mà người lớn không cho phép làm. Có người nói, đứa trẻ nhỏ mà đã yêu cầu nghiêm khắc như vậy liệu có quá đáng không? Cách hiểu của tôi không như vậy. Nói chung, giáo dục nghiêm khắc sẽ rất gian khổ đối với đứa trẻ, thế nhưng ngay từ đầu đã giáo dục nghiêm khắc thì sẽ không như vậy. Giống như trong xây dựng thành phố, nếu như chính quyền thành phố Quảng Châu lấy lý do đường phố của Quảng Châu không chỉnh tề để tiến hành tái xây dựng thành phố, vậy thì nhất định sẽ mang lại nỗi thống khổ lớn cho người dân. Thế nhưng thành phố Chu Hải lại không làm giống như vậy, do từ khi mới bắt đầu xây dựng đã tu sửa đường phố, nhà cửa theo quy hoạch của chính quyền thành phố, kết quả thành phố tề chỉnh như ô bàn cờ, lại không tạo ra bất cứ nỗi thống khổ nào cho người dân. Giáo dục đối với trẻ em cũng như vậy, việc gì không cho phép thì ngay từ đầu đã không cho phép, điều đó sẽ không tạo ra sự đau khổ cho đứa trẻ. Giống như một nhà thơ đã nói: “Chúng ta sẽ không cảm thấy thiếu thốn đối với những thứ mà chúng ta vốn chưa thể có được”. Lúc thì đồng ý, lúc lại không đồng ý, như vậy sẽ đem lại sự đau khổ cho đứa trẻ. Witer cha giáo dục con biết phân biệt phải trái phân minh, trước sau như một. Từ khi Witer được một tuổi đã nghiêm khắc yêu cầu con, việc gì không được là không được. Ông chưa bao giờ nghĩ rằng “khi còn nhỏ có thể thả lỏng một chút, đợi khi lớn sẽ nghiêm khắc hơn”. Thế nhưng, đó lại là cách làm phổ biến của các ông bố bà mẹ trên thế giới, “luật cấm” của họ cũng thay đổi thất thường, khi thì bảo là được, lúc lại nói là không được. Điều đó nghiễm nhiên tạo nên tâm lý đầu cơ trong đứa trẻ, chứ không phải là năng lực tự kiềm chế. Cần phải nói rõ thêm rằng, cha mẹ không có chủ định rõ ràng hoặc ý kiến không thống nhất đều là sự tối kỵ lớn nhất trong giáo dục trẻ nhỏ. Đương nhiên, khi trẻ em vừa bắt đầu xuất hiện hành vi phá hoại, người lớn cần phải phân biệt rõ sự phá hoại vô ý và sự phá hoại cố ý. Phá hoại vô ý là do cơ thể phát triển chưa đày đủ hoặc động tác chưa được khéo léo gây nên, không phải do đại khái qua loa hoặc cố ý phá hoại. Có một số dạng cố ý phá hoại thuộc hành vi mang tính thăm dò của đứa trẻ, như đạp vỡ trứng, bới ngăn kéo; còn có một số dạng thuộc hành vi mang tính thử thách như đẩy đổ đống gỗ, xé tờ giấy; có hành vi mang tính tham dự và bắt chước như nhổ những cây hoa đẹp hoặc rau cỏ rồi lại đem trồng xuống... Cần phải phân biệt các hành vi để đối xử, không thể cấm đoán một cách vô lý. Điều đặc biệt quan trọng là khi bạn phát lời cảnh cáo “không thể như vậy”, nhất định phải nói cho trẻ “có thể làm như thế nào”.
Đối với đứa trẻ 1 năm 5 tháng tuổi mà chỉ dạy nói thôi thì chưa đủ. Phải chế ngự những quậy phá của Đình Nhi, như ném đồ vật xuống đất. Bạn càng ngăn cản, đứa trẻ càng hứng thú, khi đó điều cần làm là chuyển hướng. Bạn cần nói: “Đình Nhi hãy đem chiếc khăn tay trên giường đặt lên chăn (hoặc xa-lông)” hoặc “Đình Nhi hãy nhặt quyển sách dưới đất đặt trả vào giá sách đi!”… Cháu lập tức sẽ ngừng việc quậy phá, vui vẻ đi thực hiện mệnh lệnh.
Một hôm, tôi đang thái bí đao, Đình Nhi đòi cầm dao thái. Tôi nói với cháu: “Đình Nhi, giúp mẹ mang chỗ vỏ bí này vứt vào xọt rác đi!”. Đình Nhi lập tức giúp tôi làm. Từng miếng từng miếng vỏ được vứt vào xọt rác. Như vậy vừa quản lý được cháu, lại vừa giáo dục cháu phẩm chất yêu lao động, biết cách giúp đỡ người khác.
Tiến hành động bộ quy định phạm vi “được, không được” là kịp thời xây dựng nên chế độ thưởng phạt, giúp Đình Nhi nhận rõ quan niệm “đúng, sai”.
… Mỗi khi Đình Nhi làm sai một việc gì tôi liên bắt cháu tự đánh vào mông. Cháu liền giơ cách tay ra đằng sau ra sức vỗ, miệng còn hét lên “Đánh! Đánh!”, đánh một lúc, liền gọi mẹ: “Mẹ! Mẹ!” để cho mẹ đánh. Lúc đầu tôi tưởng rằng Đình Nhi chỉ coi đó là một trò vui, sau này mới phát hiện Đình Nhi hiểu rằng đó là hành vi trừng phạt. Bạn xem, mỗi lần cháu nhận thức mình làm sai việc gì, như làm bẩn tay chẳng hạn, là tự mình xin đánh, hoặc giơ tay ra trước mặt bạn chịu phạt.
Có điều, đó không phải là hình phạt đau đớn. Tôi không hi vọng đứa trẻ vì sợ đau đớn thể xác mà không làm việc xấu. Đó không chỉ vì đánh trẻ con không phải là cách giáo dục hay, mà còn khiến đứa trẻ dùng thủ đoạn tương tự để đối xử với người khác. Khi tôi ngăn cấm đứa trẻ làm một việc gì, tôi chỉ nói: “Nếu con làm thế này thế kia, mẹ sẽ không vui”. Lấy đó để giáo dục sự coi trọng của cháu đối với tình cảm người khác.
Một người biết coi trọng tình cảm của người khác thì không cần phải giáo dục nhiều cũng có thể chế ngự bản thân, trên thực tế, trước khi Đình Nhi nhiểu một cách chân chính rằng phải “tranh thủ thời gian, khắc khổ học tập”, động lực học tập lớn nhất của cháu chính là “để cha mẹ và thầy cô giáo vui”.
TRANG BỊ THÔNG TIN TỪ TRƯỚC, ĐỊNH NGÀY KHAI HOA KẾT QUẢ
Khi Đình Nhi đầy 1 tuổi rưỡi, trí lực đã phát triển nhanh chóng, đồng thời thể năng và sự khéo léo cùng tiếp tục phát triển:
… Bây giờ Đình Nhi chạy rất nhanh, rất ít bị vấp ngã, cháu có thể tùy ý trèo qua trèo lại giữa ghế xa-lông và giường, cháu còn nhẹ nhàng trèo lên bàn ăn hoặc bàn làm việc, khiến mọi người vừa tức vừa buồn cười.
… Về mặt vận động, cháu đã có thể trèo lên bồn hoa cao 60 cm trước cửa. Nhìn thấy đứa trẻ trèo lên cao tôi không bế nó xuống, mà dạy cháu cách xuống như thế nào, giảng cho cháu biết “trước tiên hãy ngồi xuống, sau đó thò chân xuống”. Chỉ cần cháu học được phương pháp xuống, thì ngay cả khi không có người lớn ở đó, sự nguy hiểm do leo cao cũng được giảm bớt rất nhiều.
Một điều kinh ngạc là, một số bé trai đã dạy Đình Nhi động tác nằm sấp chống tay, mấy hôm trước Đình Nhi nằm xuống đường chống tay 5 - 6 lần, khiến tôi hết sức ngạc nhiên.
Cánh tay, cẳng chân của Đình Nhi đều rất có nghị lực, cháu có thể đứng bằng một chân hồi lâu (bé gái nói chung phải 2 – 3 tuổi mới có được). Cháu còn có thể ôm quả dưa nặng bảy cân chín (tương đương 3,85 kg); trong các động tác nhẹ nhàng cháu dùng thìa ăn cơm, uống nước rất gọn gàng, chỉ cần không cố ý ngỗ ngược, ngoài ra cháu có thể ăn rất sạch sẽ.
Tôi không nhớ đã đọc được một thuyết pháp trong cuốn sách nào đó có nói rằng hệ thống vận động của trẻ phát triển nhanh thì hệ thống phát âm sẽ thành thục tương đối chậm, ngược lại kết quả cũng giống như vậy. Đình Nhi vừa may thuộc vào diện hệ thống vận động phát triển nhanh. Mặc dù so với mức độ trung bình, hệ thống phát âm của cháu cũng phát triển sớm hơn, nhưng chậm hơn nhiều so với trí lực và sự khéo léo.
Khi 1 năm 4 tháng, Đình Nhi đã có thể nói rõ ràng “gà trống”. Nhưng còn một số âm nói không rõ, chỉ có thể gọi một cách hầm hừ. Từ “trời hoặc tối” còn có thể nói dối, có một số âm rất phát, dạy là thuộc liền. Nhưng một số từ khó phát âm như “quần áo” cháu đều phát âm không tốt, nói “cô giáo” thành “cô… áo”. Tôi dạy cháu một câu tiếng Anh: “How do you do?” (Chào ngài!), cháu nhớ rất nhanh, nhưng có điều lại nói thành “How do do!”.
Tôi không vì hệ thống phát âm của Đình Nhi chưa sớm thành thục mà làm chậm trễ tiến độ dạy ngữ âm cho cháu. Bởi vì năng lực ngôn ngữ do hai năng lực lý giải và biểu đạt tạo thành. Sự phát triển của năng lực biểu đạt cố nhiên chịu hạn chế bởi sự thành thục sớm muộn của hệ thống phát âm, sự phát triển của năng lực lý giải lại chỉ chịu hạn chế bởi nhận thức nhiều ít đối với sự vật. Trong những ngày tháng kỳ vọng năng lực nói của Đình Nhi xuất hiện sự nhảy vọt, tôi đặc biệt cảnh tỉnh mình chớ có quên rằng phải tiếp tục truyền đạt thông tin có ích cho Đình Nhi.
… Khi Đình Nhi được 1 năm 5 tháng, tôi mua về hai bộ sách “Xem tranh nhận chữ cho cháu”. Ngay ngày hôm sau cháu đã nói được từ “cải bẹ”. Nhưng cháu không chịu ngồi yên cùng tôi học mà chỉ thích tự mình lật đi lật lại, mồm huyên thuyên đọc từ mập mờ không rõ. Phải chăng cháu còn quá nhỏ? Nghĩ đến chuyện từ tháng này bắt đầu giảng cho cháu, tôi lại hiểu ra một điều: trong quá trình nhận biết chữ cần phải nhẫn nại gấp nhiều lần quá trình tích lũy thông tin tương tự.
Tuần này, Đình Nhi học nói “máy thu thanh, máy giặt”, phát âm tuy còn chưa rõ, nhưng ý tứ của các chữ thì đã rõ ràng. Tôi dạy cháu từ “bật lửa ga”, cháu có thể nói rõ ràng hai chữ “bật lửa”, những từ vựng đó đều được dạy sau khi nhận biết vật chất. Đến sau này khi cháu xem tranh, đã có thể dồn tinh lực vào nhận mặt chữ. Tôi phát hiện, nếu âm chữ kéo hơi dài, Đình Nhi học nói sẽ không liền mạch, khi nói nhanh lên một chút, cháu sẽ ý thức được rằng đó là một từ gồm ba chữ. Dạy tiếng Anh “Chào buổi sáng!” hay “Chúc ngủ ngon!”… cũng như vậy. Do cháu nỗ lực nói, lúc đầu còn chưa rõ, nhưng sau đó rất nhanh chóng nói được rõ ràng.
… Ngày 26, sang nhà Anh Anh bên hàng xóm chơi, tôi cầm bảng viết chữ dạy cháu số 1, 2 cháu đã phát âm được chữ “một”, “hai” tuy chưa nói rõ, nhưng cháu đã nhận biết được, có thể cầm lên chữ số “một” và chữ số “hai” một cách chuẩn xác theo mệnh lệnh của tôi. Điều đó khiến tôi rất vui mừng. Bắt đầu từ bây giờ, không những phải dạy cháu hình thành khái niệm số, mà còn phải học nhận biết chữ số. Mỗi khi có điều kiện là tôi không bỏ lỡ cơ hội truyền đạt khái niệm về số cho Đình Nhi, như khi lên cầu thang, vỗ tay, những nỗ lực đó không hề uổng phí.
… Gần nửa tháng nay, Đình Nhi tiến bộ rất nhanh, đã có thể nói được rất nhiều từ vựng mà cháu đã hiểu, hơn nữa còn biểu hiện khát vọng nói mãnh liệt, bạn nói cấu: “Đây là than tổ ong của chú”. Cháu sẽ nói câu này theo phương thức của mình, thao thao bất tuyệt, rất thú vị.
Phàm là những sự vật Đình Nhi còn chưa nhận biết được, tôi đều yêu cầu cô bảo mẫu khồng dùng cách nói: “Đây là… Kia là…”, chỉ những sự vật Đình Nhi đã nhận biết thông thuộc, tôi mới dạy cháu dùng đại từ nhân xưng.
… Hôm đó, tôi đang dạy cháu đại từ nhân xưng “bạn, tôi, cô ấy”. Hằng ngày chúng tôi đều đối thoại như sau: “Bạn là ai?” – “Đình Đình”; “Tôi là ai? – “Mẹ”; “Cô bảo mẫu ấy là ai?” – “Cô ấy”. “Cô ấy, cô bảo mẫu”. Bài học này đều được thực hiện sau khi gặp mặt, ôm hôn.
Ngày 24 tháng 9, bước nhảy vọt mà tôi mong đợi cuối cùng đã xuất hiện. Ngoại việc nói mang tính bắt chước dạng “x x, bế con”, Đình Nhi tự nhiên bột phát nói được một câu chuyện ngắn “Mẹ mua kẹo”. Tôi mừng vui quá đỗi, liền dẫn cháu đi mua cho cháu mấy viên kẹo. Đương nhiên, sự tiến bộ càng nổi bật hơn còn biểu hiện ở năng lực lý giải của Đình Nhi.
… Cháu đã có thể nghe hiểu những lời tương đối phức tạp, như bảo cháu “trước tiên làm gì”, cháu có thể thực hiện chuẩn xác một mệnh lệnh bao gồm năm động tác.
… Cháu có thể chuyên tâm nghe tôi giảng giải những câu chuyện ngẵn trong quyển truyện tranh, hơn nữa còn có thể có một số phản ứng. Bạn xem, cháu tự mình ôm lấy quyển truyện tranh, chỉ vào “con ếch”, “con mèo” trong tranh để tự đọc tự nói, nhìn rất chăm chú.
… Tiểu Viên bên hàng xóm rất tốt đối với cháu, cháu bèn đổi cách xưng hô từ “Cô Viên” thành “Mẹ Viên”, đối với “Mẹ Diệp” cũng vậy. Bạn bảo cháu “yêu”, cháu sẽ giơ bàn tay nhỏ nhắn lên xoa hai bên má bạn, miệng nói “Yêu này, yêu này!”, sau đó lại từ mình “yêu” mình.
… Đình Nhi có tấm lòng đồng cảm rất mạnh. Một hôm nhìn thấy một bé trai ngã xuống rãnh nước, khóc lên. Cháu ra sức kêu to “Anh ơi!”, đến khi nhìn thấy bé trai trở về nhà mới yên tâm. Ngoài việc giải thích tình huống xảy ra trước mắt cho cháu, tôi cũng muốn đến chỗ rẽ thì bế cháu lên. Nhưng cháu nhất định đòi tôi quay lại tìm “anh”…
Hôm Đình Nhi tròn một năm rưỡi, tôi thử dạy cháu đọc thuộc lòng bài thơ Đường. Mới bắt đầu, tôi dạy cháu từng đoạn hai chữ, qua mấy ngày sau, Đình Nhi đã có thể cùng tôi đọc lưu loát “Triều từ/ bạch đế/ thái vân/ gian…”. Tuy rằng cháu chưa hiểu hàm nghĩa của ý thơ, nhưng ngâm thơ cũng giống như hát vậy, có thể khiến cháu cảm nhận được sự kỳ diệu của vần luật thơ ca. Tôi tin tưởng sâu sắc rằng, mọi thông tin truyền đạt sớm đều sẽ như những hạt giống gieo xuống trong mùa xuân, sẽ nảy mầm kết trái trong các giai đoạn tiếp theo của cuộc đời.