Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Em phải đến Harvard học kinh tế - Chương 10 - Phần 5
SO SÁNH TỐ CHẤT CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC TRUNG QUỐC VÀ HOA KỲ
Chuyến thăm Hoa Kỳ sắp kết thúc. Các thầy cô giáo và bạn học Hoa Kỳ ghi băng những lời tạm biệt đầy thân thiện, họ tặng nhiều món quà nhỏ và nhấn mạnh: “Đây là tự tay mình làm đấy”. Hầu như họ không nói vậy thì không biểu đạt được tình cảm lúc chia tay. Tôi càng cảm thấy sự đề cao tính độc đáo cá nhân của người Mỹ đã thấm vào xương tủy.
Những gì nghe và thấy trong một tháng qua, để lại cho tôi một ấn tượng sâu sắc nhất, không phải là sự giàu có của Hoa Kỳ. Về mặt này trước khi tới Hoa Kỳ, tôi đã nghe rất nhiều, sau khi đến đất nước này tôi cũng hàng ngày chứng kiến.
Trên đường bay trở lại quê hương, tôi miên man suy nghĩ, suy nghĩ đó cuối cùng chia ra thành hai vấn đề: những thành tựu vật chất đó do những con người như thế nào sáng tạo ra? Và những con người này đã được bồi dưỡng như thế nào?
Theo dòng suy nghĩ này, tôi so sánh tố chất học sinh trung học hai nước Trung Quốc và Hoa Kỳ. Dù có sự so sánh này phần nhiều chỉ là những ấn tượng trực tiếp được nhìn thấy, nhưng tôi vẫn muốn đem nó viết ra đây, mong có thể giúp thêm chút nào trong một nghiên cứu về vấn đề giáo dục tố chất hiện nay.
1. So sánh tố chất về thể chất: Học sinh Hoa Kỳ chiếm ưu thế tương đối lớn.
Thể dục là một môn học quan trọng trong nhà trường Hoa Kỳ. Mỗi ngày bắt đầu từ 2, 3 giờ chiều, học sinh các Trường Landtane và Saint Louis đều sử dụng thời gian trên sân vận động. Rèn luyện thể dục với nhiều bộ môn, thêm vào chế độ dinh dưỡng đầy đủ hợp lý làm cho học sinh lớn nhanh. Các em gái cũng rất say mê thể dục. Học sinh thể dục tốt, học tập cũng tốt mới được các bạn tôn sùng.
Thân thể cường tráng sẽ làm cho tinh thần dồi dào luôn có lợi cho việc bồi dưỡng tính cách kiên cường và ý chí tiến thủ. Lợi ích của sự rèn luyện thân thể thật nhiều. Trái lại, một em bé thân thể yếu đuối, uể oải, sức mạnh ý chí cũng dễ dàng bị tổn thất.
Trong nhà trường chúng ta (Trung Quốc), thân hình học sinh đều thon thả như cây giá, tuy dáng người tròn lẳn ngày càng nhiều, nhưng số học sinh có thể hình như vận động viên, cơ bắp nở nang, động tác linh hoạt, tỷ lệ thấp, tốc độ phát triển chậm.
Nếu mỗi gia đình Trung Quốc đều xem việc rèn luyện thể dục cho con em quan trọng như các môn Ngữ văn, Toán học, nếu việc coi trọng môn thể dục có thể trở thành một “chính sách cứng” trong mỗi nhà trường, chúng ta nhất định xây đắp được nền tảng vững chắc cho tương lai dân tộc Trung Hoa.
2. So sánh năng lực học tập: Đa số học sinh Hoa Kỳ vượt trội hơn học sinh Trung Quốc
Một mặt là các gia đình Hoa Kỳ đều rất coi trọng bồi dưỡng năng lực học tập cho con cái, mặt khác cơ hội học sinh Hoa Kỳ rèn luyện năng lực độc lập rất cao. Hầu như ngay từ khi sinh ra, học sinh Hoa Kỳ đã có thói quen tự tay mình làm. Rất ít thấy những trẻ em không chia sẻ công việc với gia đình, các em không lau xe thì cắt cỏ. Những học sinh cuối cấp tiểu học có thể nhận làm “người đưa báo nhỏ tuổi” cho các hộ xung quanh nhà mình. Tiền kiếm được không nhiều nhưng tuổi nhỏ mà đã học đối mặt với xã hội, độc lập xử lý các vấn đề của cuộc sống. Đến thời kỳ trung học, chuyện học sinh đi làm thuê trở thành phổ biến. Mỗi khi đến kỳ nghỉ hè, trạm bơm xăng dầu, tiệm ăn nhanh, cửa hàng siêu thị khắp nơi đều có học sinh trung học làm việc. Sau kỳ nghỉ, học sinh thường kiếm được khoảng 2,3 ngàn đô la. Đối với học sinh trung học là một khoản lớn. Đến tuổi đó, rất nhiều học sinh trung học đã tương đối già dặn và tự tin.
So sánh dưới đây cho ta thấy, hầu hết bố mẹ trong các gia đình Trung Quốc thường coi việc được điểm tốt là nhiệm vụ duy nhất hàng đầu của con cái, mọi công việc gia đình, bố mẹ bao biện làm thay hết. Như thế không phải giúp mà là tước bỏ cơ hội bồi dưỡng năng lực cho trẻ. Kết quả của việc làm này thấy rõ trong cuộc “đọ tài” giữa các thế hệ sau của Trung Quốc và Nhật Bản đã làm kinh động toàn quốc mấy năm trước đây – trong cuộc thi đua dã ngoại trên thảo nguyên Nội Mông, thế hệ sau của Trung Quốc do sự nuông chiều quá mức của bố mẹ nên đã thua người Nhật. Kiểu sống “áo đem tận tay, cơm bưng tận miệng”, đã tạo nên tư tưởng ỷ lại sống dựa vào người khác, là điểm yếu chí mạng của thời đại chúng ta ngày nay.
Các bậc cha me thường ngày “muốn con mình trở thành rồng” lẽ nào không thể từ lúc nhỏ dành cho các con nhiều cơ hội “bay một mình” sao?
3. Lượng tri thức cơ bản: Học sinh Trung Quốc vượt trội hơn học sinh Hoa Kỳ
Trong những trường hợp cụ thể mà tôi nhìn thấy được, lượng tri thức cơ bản của học sinh Trung Quốc, đặc biệt là về các môn Toán học, Vật lý và Hóa học, nhiều hơn lượng tri thức cơ bản mà học sinh Hoa Kỳ nắm được, nhưng trái lại phương pháp nắm tri thức của học sinh Trung Quốc không chủ động linh hoạt, không có tinh thần tìm tòi như học sinh Hoa Kỳ.
Trong thời gian thăm Hoa Kỳ, thầy giáo môn Toán học tổ chức một “Cuộc thi Toán học Hữu nghị quốc tế”. Có mười đề thi, độ khó đều nằm trong giáo trình. Thời gian vừa hết, đã có kết quả rất nhanh như sau: vì lúc đó tôi đang học năm thứ hai cao trung, có những phần tôi chưa được học nên làm đúng 6 đề, Âu Bằng là học sinh năm thứ ba cao trung làm được 8 đề, Nhiệm Khả Vân, học sinh năm thứ ba cao trung ở Thượng Hải làm đúng cả mười đề, điểm cao nhất cuộc thi. Về học sinh Mỹ, mũi nhọn toán học giỏi nhất của Trường Landtane cũng chỉ làm được 4 đề, điểm số của các học sinh Mỹ khác đương nhiên càng thấp hơn.
Tôi đã tiếp xúc nhiều học sinh Trung Quốc đang du học tại Hoa Kỳ, họ đều cần cù, thành tích học tập ưu tú. Nhưng những học sinh xuất sắc không nhất định là học sinh có số điểm cao. Là vì xuất sắc không chỉ là do điểm số cao trong kỳ thi, chủ yếu là dựa vào sự sáng tạo và tinh thần tìm tòi, nghiên cứu của họ.
Điểm đáng chú ý là, hiện nay người Mỹ cũng đang nhìn nhận lại nền giáo dục của họ, nhận thấy trước đây xem nhẹ yêu cầu nắm vững tri thức cơ bản là một sai lầm. Sai lầm này tạo nên giáo dục cơ bản của Hoa Kỳ lạc hậu so với các quốc gia phát triển khác. Một vị tiến sĩ Nhật Bản mà ba mẹ tôi quen biết, nhất định không gửi con cái mình sang du học ở Hoa Kỳ, bà cho rằng, tại các bậc tiểu học ở Hoa Kỳ học sinh không nắm vững bằng học sinh ở Nhật Bản. Hoa Kỳ hiện nay cũng đang thực hiên cải cách giáo dục, nhằm lấp chỗ trống trước kia.
4. Về tinh thần đồng đội: Học sinh Trung Quốc không bằng học sinh Hoa Kỳ
Tôi thường nghe nói đến từ team spirit (tinh thần đồng đội) trên miệng các học sinh Hoa Kỳ, tức là muốn nói tới năng lực hoặc thái độ của một cá nhân cùng hiệp đồng với mọi người. Trong một trận đấu bóng rổ, nếu ai đó tự vỗ ngực, muốn một mình khoe tài với kĩ thuật bóng, làm cho đội mình phải chịu thua, anh ta liền bị mọi người trách cho là “không có tinh thần đồng đội”.
Thể dục và các môn hoạt động khác đều là lớp học để học sinh Hoa Kỳ bồi dưỡng team spirit. Dù là Trường Saint Louis hay Trường Landtane, các loại thi đấu thi đấu thể dục trận này tiếp trận khác, một năm bốn mùa hầu như không có tuần nào nghỉ. Nếu thêm vào việc huấn luyện thường ngày, thời gian học sinh Hoa Kỳ sống cùng đội là một con số rất khả quan. Ngoài ra, còn các “đội hoạt động ngoại khoá” với nghĩa rộng, như tiểu tổ kịch, đội nhạc, đội múa, nhóm đọc thơ… Đại thể, rất ít học sinh Hoa Kỳ không tham gia hoạt động nhóm, đội. Hoạt động này có một tác dụng to lớn đối với việc bồi dưỡng cho họ tập quán tốt đẹp hiệp đồng cộng tác với mọi người.
Mở rộng tinh thần đồng đội để xem xét, nếu đại đa số công dân của một quốc gia đều có thói quen cùng người khác hợp tác chặt chẽ, sẽ giảm bớt rất nhiều tổn thất nội bộ, tạo ra nhiều xí nghiệp và đoàn thể phát triển mạnh mẽ làm cho xã hội tràn sức sống.
Nói cụ thể hơn, học sinh trung, tiểu học của Trung Quốc do một thời gian dài chỉ quen một mình đối mặt với sách vở, thi cử, thiếu sự hợp tác lâu dài và chặt chẽ với các bạn học, dễ tạo sự mờ nhạt ý thức đồng đội, từ đó ảnh hưởng đến năng lực gắn bó với đồng sự trên cương vị công tác sau đó, dễ phát sinh mâu thuẫn trong tập thế không đáng có. Như vậy, trên bình diện xã hội, tạo ra được sức mạnh tổng hợp to lớn và mạnh mẽ thật không dễ dàng.
Trong học sinh trung học và tiểu học của chúng ta, thật có việc cần thiết phải đưa “năng lực hợp tác” xếp vào mục tiêu bồi dưỡng số một hay không, nhằm tạo cho nội hàm của “chủ nghĩa tập thể” thay đổi có tính xây dựng?
5. Tính chủ động và tinh thần sáng tạo: Học sinh Hoa Kỳ nói chung mạnh hơn học sinh Trung Quốc.
Học sinh Trung Quốc khi làm việc gì, trước hết phải xem có quy định nào đó tuân theo hay không, nhưng học sinh Hoa Kỳ biểu hiện rất phóng khoáng. Họ quen suy nghĩ “chỉ cần không bị ốm, mọi việc đều có thể làm”. Khi chơi, chơi hết mình, làm việc gì muốn rất ít sự ràng buộc theo khuôn mẫu, dám nghĩ dám làm, dễ thành công.
6. Năng lực giao tiếp: Phần lớn học sinh Hoa Kỳ mạnh hơn học sinh Trung Quốc
Là vì cơ hội giao tiếp của học sinh Hoa Kỳ có rất nhiều. Đầu tiên là trong nhà trường các tổ chức nhóm, hội gồm nhiều loại và có nhiều hoạt động khác nhau. Nào là làm báo tường, tổ chức biểu diễn, thi đấu thể dục, rất nhiều thứ khiến người ta nhìn không xuể, đọc không hết. Ngoài ra, học sinh Hoa Kỳ rất thích cuối tuần tự mình tổ chức các dạng sinh hoạt tập thể như: gặp mặt bạn bè, mở tiệc sinh nhật… Những việc này làm cho học sinh Hoa Kỳ trong giao tiếp luôn luôn được nhẹ nhàng, thoải mái, thành thạo hơn học sinh Trung Quốc.
7. Khả năng tự làm:Học sinh Hoa Kỳ đa số giỏi hơn học sinh Trung Quốc
Trong nội và ngoại khóa đều có rất nhiều cơ hội học sinh tự mình làm lấy. Không chỉ có rất nhiều thực nghiệm và các hạng mục thao tác trong nội khóa có thể làm, thậm chí khi tới tham quan nhà bảo tàng, phòng triển lãm, rất nhiều sản phẩm triển lãm đều cho phép trẻ em sờ mó, đưa đẩy và có thể thực hiện các thao tác nữa. Người Mỹ khi ở nhà rất thích tự mình làm lấy tất cả mọi việc, thế là từ nhỏ bọn trẻ cũng đã tập được thói quen đó, nên có gì thiếu sót người lớn cũng không trách mắng trẻ em.
8. Thái độ khắc khổ học tập: Học sinh các trường nổi tiếng ở Trung Quốc và Hoa Kỳ đều như nhau
Trong các trường nổi tiếng Saint Louis và Landtane, thái độ học tập khắc khổ của học sinh Hoa Kỳ gần giống với học sinh các trường nổi tiếng ở Trung Quốc mà tôi được biết. Đa số học sinh sau giờ lên lớp tự học từ 3 đến 4 tiếng đồng hồ. Nhưng học sinh Hoa Kỳ thông thường chú trọng hưởng thụ với cuộc sống nhiều hơn học sinh Trung Quốc.
Nhìn từ ý kiến còn hạn chế của tôi, học sinh Trung Quốc về mặt tố chất hãy còn lạc hậu so với học sinh Hoa Kỳ. Tôi thành tâm hi vọng đây chỉ là hiện tượng tạm thời. Vấn đề này đã dẫn đến sự coi trọng cao độ trong các tầng lớp xã hội Trung Quốc nên tôi rất tin tưởng ngày giải quyết được vấn đề đó cũng không còn xa nữa.
Căn cứ vào quan sát của tôi, giáo dục tố chất của học sinh Hoa Kỳ, chủ yếu dựa vào mục tiêu hợp lý và một chế độ hữu hiệu, quy chế ỷ lại vào phần cứng không lớn, phần lớn phương pháp bồi dưỡng tố chất của họ, trong nhà trường chúng ta đều có thể làm được. Ví dụ, thực hành chế độ khen thưởng theo mục tiêu đa dạng hoá, ra sức đẩy mạnh hoạt động thể dục, thay đổi phương thức giảng dạy nhồi nhét bằng phương thức gợi mở và tìm tòi, tăng cường bồi dưỡng tinh thần hợp tác, bồi dưỡng ý thức công dân và tấm lòng công đức với xã hội…
Đồng thời các bậc cha mẹ muốn làm “người có chí” không nhất phải ngồi đợi nhà trường đem lại. Sự trải nghiệm của bản thân tôi đã chứng minh, rất nhiều tố chất tốt đẹp có thể thông qua sự giáo dục của gia đình để bồi dưỡng vun đắp cho bọn trẻ.
Học sinh Trung Quốc không hề ngu dốt hơn học sinh Âu Mỹ. Từ tiểu học đến đại học, trong rất nhiều trường trên đất Hoa Kỳ, học sinh Hoa duệ (người Mỹ gốc Hoa) vẫn xếp ở hàng đầu. Do coi trọng giáo dục, dòng dõi người Hoa ở Hoa Kỳ đã trở thành một tập thể lớn được tiếp nhận trình độ giáo dục bình quân cao nhất Hoa Kỳ, vượt qua người Do Thái, dù họ là những người cư trú ở Hoa Kỳ vào loại sớm nhất trước đây và còn hơn cả hậu duệ người Nhật. Tại vùng Quaker của Hoa Kỳ, do tập hợp được rất đông nhân viên khoa học và kĩ thuật cao người Hoa ở đó, tiếng Hán đã trở thành ngôn ngữ công tác của nhiều công ty Quaker.
Như vậy, chỉ cần có một hệ thống giáo dục hữu hiệu, có một cơ chế vận hành thật tốt, làm cho mục tiêu giáo dục tố chất đã quy định được thực hiện, trong học sinh trung tiểu học của chúng ta, nhất định sẽ bồi dưỡng được một số lượng lớn học sinh có tố chất cao.
Chuyến thăm Hoa Kỳ sắp kết thúc. Các thầy cô giáo và bạn học Hoa Kỳ ghi băng những lời tạm biệt đầy thân thiện, họ tặng nhiều món quà nhỏ và nhấn mạnh: “Đây là tự tay mình làm đấy”. Hầu như họ không nói vậy thì không biểu đạt được tình cảm lúc chia tay. Tôi càng cảm thấy sự đề cao tính độc đáo cá nhân của người Mỹ đã thấm vào xương tủy.
Những gì nghe và thấy trong một tháng qua, để lại cho tôi một ấn tượng sâu sắc nhất, không phải là sự giàu có của Hoa Kỳ. Về mặt này trước khi tới Hoa Kỳ, tôi đã nghe rất nhiều, sau khi đến đất nước này tôi cũng hàng ngày chứng kiến.
Trên đường bay trở lại quê hương, tôi miên man suy nghĩ, suy nghĩ đó cuối cùng chia ra thành hai vấn đề: những thành tựu vật chất đó do những con người như thế nào sáng tạo ra? Và những con người này đã được bồi dưỡng như thế nào?
Theo dòng suy nghĩ này, tôi so sánh tố chất học sinh trung học hai nước Trung Quốc và Hoa Kỳ. Dù có sự so sánh này phần nhiều chỉ là những ấn tượng trực tiếp được nhìn thấy, nhưng tôi vẫn muốn đem nó viết ra đây, mong có thể giúp thêm chút nào trong một nghiên cứu về vấn đề giáo dục tố chất hiện nay.
1. So sánh tố chất về thể chất: Học sinh Hoa Kỳ chiếm ưu thế tương đối lớn.
Thể dục là một môn học quan trọng trong nhà trường Hoa Kỳ. Mỗi ngày bắt đầu từ 2, 3 giờ chiều, học sinh các Trường Landtane và Saint Louis đều sử dụng thời gian trên sân vận động. Rèn luyện thể dục với nhiều bộ môn, thêm vào chế độ dinh dưỡng đầy đủ hợp lý làm cho học sinh lớn nhanh. Các em gái cũng rất say mê thể dục. Học sinh thể dục tốt, học tập cũng tốt mới được các bạn tôn sùng.
Thân thể cường tráng sẽ làm cho tinh thần dồi dào luôn có lợi cho việc bồi dưỡng tính cách kiên cường và ý chí tiến thủ. Lợi ích của sự rèn luyện thân thể thật nhiều. Trái lại, một em bé thân thể yếu đuối, uể oải, sức mạnh ý chí cũng dễ dàng bị tổn thất.
Trong nhà trường chúng ta (Trung Quốc), thân hình học sinh đều thon thả như cây giá, tuy dáng người tròn lẳn ngày càng nhiều, nhưng số học sinh có thể hình như vận động viên, cơ bắp nở nang, động tác linh hoạt, tỷ lệ thấp, tốc độ phát triển chậm.
Nếu mỗi gia đình Trung Quốc đều xem việc rèn luyện thể dục cho con em quan trọng như các môn Ngữ văn, Toán học, nếu việc coi trọng môn thể dục có thể trở thành một “chính sách cứng” trong mỗi nhà trường, chúng ta nhất định xây đắp được nền tảng vững chắc cho tương lai dân tộc Trung Hoa.
2. So sánh năng lực học tập: Đa số học sinh Hoa Kỳ vượt trội hơn học sinh Trung Quốc
Một mặt là các gia đình Hoa Kỳ đều rất coi trọng bồi dưỡng năng lực học tập cho con cái, mặt khác cơ hội học sinh Hoa Kỳ rèn luyện năng lực độc lập rất cao. Hầu như ngay từ khi sinh ra, học sinh Hoa Kỳ đã có thói quen tự tay mình làm. Rất ít thấy những trẻ em không chia sẻ công việc với gia đình, các em không lau xe thì cắt cỏ. Những học sinh cuối cấp tiểu học có thể nhận làm “người đưa báo nhỏ tuổi” cho các hộ xung quanh nhà mình. Tiền kiếm được không nhiều nhưng tuổi nhỏ mà đã học đối mặt với xã hội, độc lập xử lý các vấn đề của cuộc sống. Đến thời kỳ trung học, chuyện học sinh đi làm thuê trở thành phổ biến. Mỗi khi đến kỳ nghỉ hè, trạm bơm xăng dầu, tiệm ăn nhanh, cửa hàng siêu thị khắp nơi đều có học sinh trung học làm việc. Sau kỳ nghỉ, học sinh thường kiếm được khoảng 2,3 ngàn đô la. Đối với học sinh trung học là một khoản lớn. Đến tuổi đó, rất nhiều học sinh trung học đã tương đối già dặn và tự tin.
So sánh dưới đây cho ta thấy, hầu hết bố mẹ trong các gia đình Trung Quốc thường coi việc được điểm tốt là nhiệm vụ duy nhất hàng đầu của con cái, mọi công việc gia đình, bố mẹ bao biện làm thay hết. Như thế không phải giúp mà là tước bỏ cơ hội bồi dưỡng năng lực cho trẻ. Kết quả của việc làm này thấy rõ trong cuộc “đọ tài” giữa các thế hệ sau của Trung Quốc và Nhật Bản đã làm kinh động toàn quốc mấy năm trước đây – trong cuộc thi đua dã ngoại trên thảo nguyên Nội Mông, thế hệ sau của Trung Quốc do sự nuông chiều quá mức của bố mẹ nên đã thua người Nhật. Kiểu sống “áo đem tận tay, cơm bưng tận miệng”, đã tạo nên tư tưởng ỷ lại sống dựa vào người khác, là điểm yếu chí mạng của thời đại chúng ta ngày nay.
Các bậc cha me thường ngày “muốn con mình trở thành rồng” lẽ nào không thể từ lúc nhỏ dành cho các con nhiều cơ hội “bay một mình” sao?
3. Lượng tri thức cơ bản: Học sinh Trung Quốc vượt trội hơn học sinh Hoa Kỳ
Trong những trường hợp cụ thể mà tôi nhìn thấy được, lượng tri thức cơ bản của học sinh Trung Quốc, đặc biệt là về các môn Toán học, Vật lý và Hóa học, nhiều hơn lượng tri thức cơ bản mà học sinh Hoa Kỳ nắm được, nhưng trái lại phương pháp nắm tri thức của học sinh Trung Quốc không chủ động linh hoạt, không có tinh thần tìm tòi như học sinh Hoa Kỳ.
Trong thời gian thăm Hoa Kỳ, thầy giáo môn Toán học tổ chức một “Cuộc thi Toán học Hữu nghị quốc tế”. Có mười đề thi, độ khó đều nằm trong giáo trình. Thời gian vừa hết, đã có kết quả rất nhanh như sau: vì lúc đó tôi đang học năm thứ hai cao trung, có những phần tôi chưa được học nên làm đúng 6 đề, Âu Bằng là học sinh năm thứ ba cao trung làm được 8 đề, Nhiệm Khả Vân, học sinh năm thứ ba cao trung ở Thượng Hải làm đúng cả mười đề, điểm cao nhất cuộc thi. Về học sinh Mỹ, mũi nhọn toán học giỏi nhất của Trường Landtane cũng chỉ làm được 4 đề, điểm số của các học sinh Mỹ khác đương nhiên càng thấp hơn.
Tôi đã tiếp xúc nhiều học sinh Trung Quốc đang du học tại Hoa Kỳ, họ đều cần cù, thành tích học tập ưu tú. Nhưng những học sinh xuất sắc không nhất định là học sinh có số điểm cao. Là vì xuất sắc không chỉ là do điểm số cao trong kỳ thi, chủ yếu là dựa vào sự sáng tạo và tinh thần tìm tòi, nghiên cứu của họ.
Điểm đáng chú ý là, hiện nay người Mỹ cũng đang nhìn nhận lại nền giáo dục của họ, nhận thấy trước đây xem nhẹ yêu cầu nắm vững tri thức cơ bản là một sai lầm. Sai lầm này tạo nên giáo dục cơ bản của Hoa Kỳ lạc hậu so với các quốc gia phát triển khác. Một vị tiến sĩ Nhật Bản mà ba mẹ tôi quen biết, nhất định không gửi con cái mình sang du học ở Hoa Kỳ, bà cho rằng, tại các bậc tiểu học ở Hoa Kỳ học sinh không nắm vững bằng học sinh ở Nhật Bản. Hoa Kỳ hiện nay cũng đang thực hiên cải cách giáo dục, nhằm lấp chỗ trống trước kia.
4. Về tinh thần đồng đội: Học sinh Trung Quốc không bằng học sinh Hoa Kỳ
Tôi thường nghe nói đến từ team spirit (tinh thần đồng đội) trên miệng các học sinh Hoa Kỳ, tức là muốn nói tới năng lực hoặc thái độ của một cá nhân cùng hiệp đồng với mọi người. Trong một trận đấu bóng rổ, nếu ai đó tự vỗ ngực, muốn một mình khoe tài với kĩ thuật bóng, làm cho đội mình phải chịu thua, anh ta liền bị mọi người trách cho là “không có tinh thần đồng đội”.
Thể dục và các môn hoạt động khác đều là lớp học để học sinh Hoa Kỳ bồi dưỡng team spirit. Dù là Trường Saint Louis hay Trường Landtane, các loại thi đấu thi đấu thể dục trận này tiếp trận khác, một năm bốn mùa hầu như không có tuần nào nghỉ. Nếu thêm vào việc huấn luyện thường ngày, thời gian học sinh Hoa Kỳ sống cùng đội là một con số rất khả quan. Ngoài ra, còn các “đội hoạt động ngoại khoá” với nghĩa rộng, như tiểu tổ kịch, đội nhạc, đội múa, nhóm đọc thơ… Đại thể, rất ít học sinh Hoa Kỳ không tham gia hoạt động nhóm, đội. Hoạt động này có một tác dụng to lớn đối với việc bồi dưỡng cho họ tập quán tốt đẹp hiệp đồng cộng tác với mọi người.
Mở rộng tinh thần đồng đội để xem xét, nếu đại đa số công dân của một quốc gia đều có thói quen cùng người khác hợp tác chặt chẽ, sẽ giảm bớt rất nhiều tổn thất nội bộ, tạo ra nhiều xí nghiệp và đoàn thể phát triển mạnh mẽ làm cho xã hội tràn sức sống.
Nói cụ thể hơn, học sinh trung, tiểu học của Trung Quốc do một thời gian dài chỉ quen một mình đối mặt với sách vở, thi cử, thiếu sự hợp tác lâu dài và chặt chẽ với các bạn học, dễ tạo sự mờ nhạt ý thức đồng đội, từ đó ảnh hưởng đến năng lực gắn bó với đồng sự trên cương vị công tác sau đó, dễ phát sinh mâu thuẫn trong tập thế không đáng có. Như vậy, trên bình diện xã hội, tạo ra được sức mạnh tổng hợp to lớn và mạnh mẽ thật không dễ dàng.
Trong học sinh trung học và tiểu học của chúng ta, thật có việc cần thiết phải đưa “năng lực hợp tác” xếp vào mục tiêu bồi dưỡng số một hay không, nhằm tạo cho nội hàm của “chủ nghĩa tập thể” thay đổi có tính xây dựng?
5. Tính chủ động và tinh thần sáng tạo: Học sinh Hoa Kỳ nói chung mạnh hơn học sinh Trung Quốc.
Học sinh Trung Quốc khi làm việc gì, trước hết phải xem có quy định nào đó tuân theo hay không, nhưng học sinh Hoa Kỳ biểu hiện rất phóng khoáng. Họ quen suy nghĩ “chỉ cần không bị ốm, mọi việc đều có thể làm”. Khi chơi, chơi hết mình, làm việc gì muốn rất ít sự ràng buộc theo khuôn mẫu, dám nghĩ dám làm, dễ thành công.
6. Năng lực giao tiếp: Phần lớn học sinh Hoa Kỳ mạnh hơn học sinh Trung Quốc
Là vì cơ hội giao tiếp của học sinh Hoa Kỳ có rất nhiều. Đầu tiên là trong nhà trường các tổ chức nhóm, hội gồm nhiều loại và có nhiều hoạt động khác nhau. Nào là làm báo tường, tổ chức biểu diễn, thi đấu thể dục, rất nhiều thứ khiến người ta nhìn không xuể, đọc không hết. Ngoài ra, học sinh Hoa Kỳ rất thích cuối tuần tự mình tổ chức các dạng sinh hoạt tập thể như: gặp mặt bạn bè, mở tiệc sinh nhật… Những việc này làm cho học sinh Hoa Kỳ trong giao tiếp luôn luôn được nhẹ nhàng, thoải mái, thành thạo hơn học sinh Trung Quốc.
7. Khả năng tự làm:Học sinh Hoa Kỳ đa số giỏi hơn học sinh Trung Quốc
Trong nội và ngoại khóa đều có rất nhiều cơ hội học sinh tự mình làm lấy. Không chỉ có rất nhiều thực nghiệm và các hạng mục thao tác trong nội khóa có thể làm, thậm chí khi tới tham quan nhà bảo tàng, phòng triển lãm, rất nhiều sản phẩm triển lãm đều cho phép trẻ em sờ mó, đưa đẩy và có thể thực hiện các thao tác nữa. Người Mỹ khi ở nhà rất thích tự mình làm lấy tất cả mọi việc, thế là từ nhỏ bọn trẻ cũng đã tập được thói quen đó, nên có gì thiếu sót người lớn cũng không trách mắng trẻ em.
8. Thái độ khắc khổ học tập: Học sinh các trường nổi tiếng ở Trung Quốc và Hoa Kỳ đều như nhau
Trong các trường nổi tiếng Saint Louis và Landtane, thái độ học tập khắc khổ của học sinh Hoa Kỳ gần giống với học sinh các trường nổi tiếng ở Trung Quốc mà tôi được biết. Đa số học sinh sau giờ lên lớp tự học từ 3 đến 4 tiếng đồng hồ. Nhưng học sinh Hoa Kỳ thông thường chú trọng hưởng thụ với cuộc sống nhiều hơn học sinh Trung Quốc.
Nhìn từ ý kiến còn hạn chế của tôi, học sinh Trung Quốc về mặt tố chất hãy còn lạc hậu so với học sinh Hoa Kỳ. Tôi thành tâm hi vọng đây chỉ là hiện tượng tạm thời. Vấn đề này đã dẫn đến sự coi trọng cao độ trong các tầng lớp xã hội Trung Quốc nên tôi rất tin tưởng ngày giải quyết được vấn đề đó cũng không còn xa nữa.
Căn cứ vào quan sát của tôi, giáo dục tố chất của học sinh Hoa Kỳ, chủ yếu dựa vào mục tiêu hợp lý và một chế độ hữu hiệu, quy chế ỷ lại vào phần cứng không lớn, phần lớn phương pháp bồi dưỡng tố chất của họ, trong nhà trường chúng ta đều có thể làm được. Ví dụ, thực hành chế độ khen thưởng theo mục tiêu đa dạng hoá, ra sức đẩy mạnh hoạt động thể dục, thay đổi phương thức giảng dạy nhồi nhét bằng phương thức gợi mở và tìm tòi, tăng cường bồi dưỡng tinh thần hợp tác, bồi dưỡng ý thức công dân và tấm lòng công đức với xã hội…
Đồng thời các bậc cha mẹ muốn làm “người có chí” không nhất phải ngồi đợi nhà trường đem lại. Sự trải nghiệm của bản thân tôi đã chứng minh, rất nhiều tố chất tốt đẹp có thể thông qua sự giáo dục của gia đình để bồi dưỡng vun đắp cho bọn trẻ.
Học sinh Trung Quốc không hề ngu dốt hơn học sinh Âu Mỹ. Từ tiểu học đến đại học, trong rất nhiều trường trên đất Hoa Kỳ, học sinh Hoa duệ (người Mỹ gốc Hoa) vẫn xếp ở hàng đầu. Do coi trọng giáo dục, dòng dõi người Hoa ở Hoa Kỳ đã trở thành một tập thể lớn được tiếp nhận trình độ giáo dục bình quân cao nhất Hoa Kỳ, vượt qua người Do Thái, dù họ là những người cư trú ở Hoa Kỳ vào loại sớm nhất trước đây và còn hơn cả hậu duệ người Nhật. Tại vùng Quaker của Hoa Kỳ, do tập hợp được rất đông nhân viên khoa học và kĩ thuật cao người Hoa ở đó, tiếng Hán đã trở thành ngôn ngữ công tác của nhiều công ty Quaker.
Như vậy, chỉ cần có một hệ thống giáo dục hữu hiệu, có một cơ chế vận hành thật tốt, làm cho mục tiêu giáo dục tố chất đã quy định được thực hiện, trong học sinh trung tiểu học của chúng ta, nhất định sẽ bồi dưỡng được một số lượng lớn học sinh có tố chất cao.