Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Em phải đến Harvard học kinh tế - Chương 04 - Phần 4
TIẾP TỤC PHÁT TRIỂN TRÍ LỰC – ĐÃ CHƠI PHẢI CHƠI RA TRÒ
Đối với tôi từ bỏ kế hoạch bồi dưỡng “thần đồng”, chỉ là việc từ bỏ việc học chương trình tiểu học trước tuổi, chứ không từ bỏ việc giáo dục từ sớm tại nhà cho Đình Nhi. Trái lại tôi sẽ dồn hết thời gian và công sức, tiếp tục bồi dưỡng Đình Nhi phát triển toàn diện.
Thời gian đứa trẻ từ 3 đến 6 tuổi, quan trọng nhất vẫn là phải ưu tiên phát triển trí lực. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng, cấu tạo đại não con người, đến 6 tuổi đã cơ bản hoàn thành. Mặc dù các nhà khoa học Mỹ và Canada qua nghiên cứu gần đây đã phát hiện những thay đổi to lớn trong một số bộ phận then chốt trong đại não con người, còn tiếp tục phát triển cho đến tuổi thanh niên, nhưng đó chỉ là sự thay đổi được gọi là giải phẫu học “điều chỉnh”. Các nhà khoa học sự phát triển của đại não để tiến hành giáo dục. Có vậy, mới có thể đẩy nhanh sự phát triển cả về trí lực, rõ ràng là thời gian đứa trẻ từ 0 đến 6 tuổi. Đó là thời gian đại não phát triển nhanh nhất.
Tiếp tục phát triển trí lực, có nghĩa là tiếp tục bồi dưỡng khả năng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ cho Đình Nhi, bao gồm khả năng quan sát, trí nhớ, khối lượng từ vựng, sức hiểu biết và khả năng giải quyết vấn đề, đồng thời cũng bồi dưỡng khả năng tư duy trừu tượng, khả năng nắm bắt vấn đề… Những khả năng đó được coi là sẽ không thay đổi sau khi đứa trẻ tròn 6 tuổi, hơn nữa nó luôn liên quan mật thiết đến kết quả thi cử của các kỳ thi lên lớp sau này. Có thể nói rẳng, mỗi một giờ phút hai mẹ con tôi được sống gần nhau, đều là những giờ phút luyện rèn để phát triển trí lực cho cháu.
Khoảng tháng 7 tháng 8 năm 1984, trí lực của Đình Nhi đã có bước nhảy vọt. Khi đó công việc bề bộn, tôi vẫn dành ra thời gian ghi lại sự kiện đáng nhớ ấy:
Đình Nhi đã biết độc lập tùy hứng làm thơ. Đó là một buổi chiều của một ngày trung tuần tháng 8, tôi và cô bảo mẫu dẫn Đình Nhi đến nhà ăn của tòa soạn “Tứ Xuyên nhật báo” ăn tối. Dọc đường, theo yêu cầu của tôi, Đình Nhi đã xuất khẩu một bài thơ về chiếc mầm cây nhỏ:
Nhánh mầm non, nhánh mầm cây ơi!
Hãy cho ta một chút gió trời
Lau hộ ta mồ hôi đọng trên vầng trán.
Ôi hạnh phúc biết bao!
Ta yêu mầm non biết nhường nào!
Đình Nhi đã đọc một hơi bài thơ đó, âm điệu vô cùng diễn cảm. Tôi coi trọng sự kiện này, không phải vì bài thơ đó đã thật hay, mà vì nó chứng tỏ rằng Đình Nhi đã có một bước đột phá mới trong tư duy sáng tạo và khả năng biểu đạt. Tối hôm sau, chúng tôi lại đến vườn hoa trên đại lộ Nhân Dân để ngắm nhìn vòi phun nước màu vừa được sửa sang lại. Tại đây, Đình Nhi cũng xuất khẩu một bài thơ tả cảnh. Tôi luôn cố ý dìu dắt cháu thực hiện những việc làm như vậy, dù đi chơi ở bất kỳ đâu, thì các cuộc du chơi ấy luôn trở thành những dịp để Đình Nhi hứng thú rèn luyện óc quan sát và khả năng biểu đạt.
Bước nhảy vọt về trí lực ấy của Đình Nhi còn biểu hiện ở khả năng quan sát. Trước đây cháu chỉ chú ý đến ở đâu có cái gì, mà phần lớn là những cái cháu đã biết. Giờ đây, cháu đã biết phân biệt được những sự khác nhau trong số những sự vật cùng loại, như phía trước Tổng phủ, dãy đèn đường ở phía Đông ít hơn đèn đường ở phía Tây mấy chiếc. Tự cháu quan sát và đã nói với tôi điều đó.
Mấy ngày trước, tôi dẫn Đình Nhhi đi xem hai bộ phim Mỹ “Cuộc chiến tranh giữa các vì sao” và “Bước ngoặt”. Xem bộ phim trước cháu được biết rằng, trên các vì sao xa xôi kia cũng có đủ loại người, cháu đã hỏi tôi khá nhiều câu, như “Tại sao tiếng thở của Water (một nhân vật của phim) lại không giống tiếng thở của chúng ta?”, “Những mật thám kia làm thế nào có thể ẩn nấp trong bụng Ador (cũng tên nhân vật trong phim)?”, “Những người đi đánh nhau tại sao phải đeo mặt nạ màu trắng?”.
Trên đường cùng mẹ đến cơ quan, cháu thường chỉ cho tôi những vật mà cháu chưa quen biết, đòi tôi phải cho cháu biết tên. Tôi nói cho cháu nghe tên từng thứ một, sau đó hỏi lại cháu: “Lá của cây hoa lăng tiêu giống cái gì nhỉ?”. Cháu nói: “Giống cái kim”. Tôi bảo cháu: “Giống lông chim chứ”. Nhưng khi quan sát kĩ thì thấy những chiếc lá thoạt nhìn giống lông chim kia, quả thực lại rất giống hàng ngàn chiếc kim thêu cắm dày đặc. Sự so sánh của cháu rất chính xác. Qua đó, tôi chợt nhận ra rằng, cùng một sự việc, song dưới con mắt trẻ thơ, hình ảnh của nó đã khác nhiều so với cách nhìn của người lớn.
Khi tôi đang ghi nhật ký, Đình Nhi hỏi tôi: “Mẹ đang xem sách yêu quái gì đấy?”. Tôi nói: “Mẹ đang giúp con ghi nhật ký, sau này nó sẽ trở thành câu chuyện về con”. Đình Nhi vui sướng nói: “Ôi, tốt quá, con xin cám ơn mẹ!”. Một lát sau cháu lấy những tấm thẻ kẹp sách ra chơi trò “đánh bài”, bỗng nhiên cháu nói: “Mẹ ơi, con muốn mẹ sống tròn một trăm tuổi, không được chết sớm hơn tuổi này đấy!”. Có lúc cháu cũng biết nói đùa: “A, hôm nay là ngày sinh nhật con mẹ nhỉ?”… Thật đáng yêu.
Tháng 9 năm 1984, Đình Nhi được tiếp nhận vào Nhà trẻ kiểu mẫu số 3. Với ý muốn là mong cháu hãy cố gắng, và cũng mừng vì từ nay không phải nhờ bảo mẫu nữa, tôi đã mua tặng cháu một thứ đồ chơi mới.
Đó là một bàn cờ nhảy. Tôi nghĩ rằng, cách đánh “nhảy cóc” của loại cờ này rất có lợi cho việc bồi dưỡng khả năng tư duy của trẻ nhỏ. Vì rằng, cách suy nghĩ để nhảy một nước cờ có tính trực quan hơn các loại cờ khác, nó giúp cho trẻ nhỏ hiểu biết và suy nghĩ về mối quan hệ lôgíc giữa “điều kiện” và “kết quả”, nó cũng rất tiện lợi cho việc giúp trẻ con phát triển khả năng tập trung chú ý và suy nghĩ về một vấn đề. Đầu tiên, tôi dạy cho Đình Nhi hiểu thế nào là “nhảy cóc”, sau đó dạy cho cháu biết thế nào để lợi dụng được quân cờ của mình và cả quân cờ của đối phương để làm những chiếc “cầu”, thực hiện những bước nhảy liên tiếp. Đình Nhi hiểu khá nhanh. Nhưng để giành được thắng lợi, cần phải tổ chức được những bước “nhảy dài”. Tôi và Đình Nhi tập đánh, cứ mỗi lần Đình Nhi có những bước “nhảy dài”, cháu sung sướng lắm, coi đó là một thành công lớn. Dẫu rằng, cuối cùng cháu vẫn bị thua, nhưng càng chơi cháu càng thấy tự tin, càng chơi càng hứng thú. Cách chơi đầy tính thử thách của loại cờ này luôn hấp dẫn Đình Nhi. Hơn nữa, tôi coi việc ngồi đánh cờ với con là một phần thưởng cho cháu, mỗi lần cháu có những biểu hiện tốt. Cho tới tận lúc cháu tốt nghiệp tiểu học, được ngồi đánh cờ với mẹ vẫn là một điều vô cùng sung sướng đối với cháu.
Đồ chơi của Đình Nhi không nhiều, mỗi lần mua đồ chơi, tôi đều suy nghĩ, đồ chơi này có giúp ích được gì trong việc phát triển tâm trí của Đình Nhi. Từ 0 đến 1 tuổi, tôi chọn những đồ chơi nhận biết hình dạng, 1- 2 tuổi, tôi chọn những đồ chơi đòi hỏi trí tưởng tượng của trẻ, sau 3 tuổi, chọn các đồ chơi đòi hỏi trí lực nhiều hơn như cờ nhảy, cờ năm quân, mô hình kiến trúc, đàn điện tử… Ngoài ra, còn mua cả các công cụ nhỏ để sử dụng trong các trò trơi như kính phóng đại, đá nam châm, địa bàn, nhiệt kế, đồng hồ trò chơi, thước cuộn… Trong khi chơi luôn chú ý kích thích tính hiếu kỳ và lòng ham muốn tìm tòi của trẻ.
TẠO DỰNG CƠ HỘI TỐT CHO TÍNH CÁCH - CỐ GẮNG TẠO TIỀN ĐỀ ĐỀ CAO TÌNH THƯƠNG
Năm 1985, cuốn “Tình cảm trí lực” của nhà văn Mỹ Daniel Corman ra đời, từ đó đến nay, khái niệm “Tình thương EQ” đã thực sự ăn sâu vào lòng người, những người có hiểu biết một chút về giáo dục biết rằng “Tình thương EQ” mới là mấu chốt để quyết định sự thành công trong cuộc đời của mỗi con người. Tại sao “Tình thương EQ” lại quan trọng đến như vậy?
Khái niệm “Tình thương EQ” bao gồm những phẩm chất sau: tình cảm đạo đức trong sáng, tính cách lạc quan hài hước, dũng khí dám đối mặt trước khó khăn và biết cách khắc phục, biết tự an ủi, tính nhẫn nại kiên trì, có tấm lòng lương thiện vị tha, biết sống hòa mình với mọi người, có khả năng kiềm chế tình cảm mình và kích thích tình cảm của người khác… Tóm lại, đó chính là tình cảm của con người và kĩ năng giao tiếp xã hội là tấy cả mọi nội dung ngoài nhân tố trí lực. “Tình thương EQ” cao có thể khiến đứa trẻ trí lực bình thường cuối cùng cũng tạo ra được một cuộc sống huy huy hoàng, “Tình thương EQ” thấp có thể biến một đứa trẻ có trí lực siêu phàm thành một con người tầm thường vô vị.
Một điều thú vị nữa là, khái niệm “Tình thương EQ” mãi đến năm 1990 mới được hai nhà tâm lý học của Trường Đại học Harvard và một trường đại học khác của Mỹ lần đầu tiên nêu ra. Năm 1997, tôi được đọc cuốn “Cánh cửa của EQ”: làm thế nào để bồi dưỡng đứa trẻ có “tình thương cao độ”. Tôi nhận ra rằng, những đòi hỏi và rèn luyện đối với Đình Nhi bấy lâu nay của chúng tôi, đều nhằm bồi dưỡng cho cháu có được cái gọi là “tình thương cao độ” ấy. Chỉ có điều khi đó chưa có cái danh từ kiểu Tây “Tình thương cao độ” này. Để Đình Nhi có được những khả năng và phẩm chất như tôi hằng mong đợi, tôi luôn suy nghĩa làm thế nào từ những sự việc nhỏ nhặt của đời thường có thể kiên trì bồi dưỡng phẩm chất và tính cách cho Đình Nhi.
Tôi tin rằng, cơ sở của tính cách được hình thành ngay trong những ngày thơ ấu. Thói quen sinh hoạt ngay từ những năm tháng đầu đời, thái độ của cha mẹ, không khí gia đình… tất cả sẽ biến thành đặc trưng tính cách của đứa trẻ sau này. Thời gian bắt đầu hình thành một thói quen là khoảng thời gian vô cùng quan trọng. Bởi vậy, bắt đầu một sự việc nào đó, tôi thường bắt Đình Nhi làm theo đúng yêu cầu. Những việc không đáng làm, kiên quyết không được làm, dù có khóc lóc van nài cũng không nhượng bộ.
Có những bậc cha mẹ cứ thấy con khóc là mềm lòng, sau này đứa trẻ không vừa lòng cái gì lại lấy khóc để được chiều theo như ý. Cứ khóc là cha mẹ phải chiều, khóc là một điều kiện bắt người lớn phải làm theo ý nó. Đón Đình Nhi từ nhà bà ngoại về tôi đã nói trước: Bất kỳ lúc nào con không được lấy việc khóc nhè để vòi vĩnh, mẹ không ưa khóc nhè. Đã đôi lần Đình Nhi cũng khóc nhưng không được chiều theo ý muốn. Cháu hiểu rằng: khóc nhè chả có ích lợi gì, chỉ có làm theo yêu cầu mới là biện pháp duy nhất để giải quyết vấn đề.
Để phòng ngừa ở Đình Nhi hình thành những tính xấu như: không yêu quý đồ đạc, ham hưởng thụ vật chất, lãng phí tiền của, ích kỉ không quan tâm đến người khác… tôi không bao giờ nhẹ dạ chiều theo mọi đòi hỏi về vật chất của Đình Nhi, cố tạo cho cháu một thói quen ghét kẻ lười biếng và ăn bám. Hơn nữa, để bồi dưỡng cho cháu có được phẩm chất biết đồng cam cộng khổ, tôi không bao giờ cho cháu được một mình ăn cả bất kỳ một món thức ăn ngon miệng nào. Lúc bấy giờ, tiền lương không đủ để mua hoa quả ăn tráng miệng, nhưng tôi vẫn cố chắt bóp để mỗi ngày mẹ còn đều được chia nhau một thứ hoa quả nào đó. Phải phân chia, để cho cháu thấy rằng “chia ngọt sẻ bùi” là một việc rất bình thường, còn ăn tham, ăn cả là một việc không bình thường, là một thói xấu.
Để rèn luyện đức tính tự kiềm chế của Đình Nhi, trên đường từ cơ quan về nhà, tôi thường dẫn cháu vào chợ. Khi đến cổng chợ, tôi thường nói với cháu: “Nếu con không vòi mẹ mua quà, thì mẹ cho con vào chợ chơi, còn nếu con cứ vòi vĩnh mẹ mua quà, hai mẹ con mình không vào chợ nữa. Mẹ cho con chọn!”. Lần nào Đình Nhi cũng nói: “Mẹ ơi! Con không vòi mẹ mua quà đâu!”. Tôi dẫn con vào chợ xem các sạp hàng, dạy cho cháu biết tên các loại hàng hóa mới.
Mẹ con tôi thường dừng lại khá lâu trước quầy hàng đồ chơi trẻ con và quầy hàng thực phẩm. Cứ mỗi lần Đình Nhi đến, chú bán hàng ở quầy đồ chơi lại cho Đình Nhi dùng thử một vài loại đồ chơi mới. Đây là thời khắc vui thích nhất của Đình Nhi trong mỗi lần đi chơi chợ. Khó xử nhất là khi đứng trước quầy thực phẩm. Dạo đó hầu như ngày nào cũng có các mặt hàng thực phẩm mới được đóng gói rất đẹp mắt bày ở trên quầy, chẳng cứ Đinh Nhi, ngay tôi cũng rất muốn mua về thưởng thức. Nhưng Đình Nhi luôn biết kiềm chế, chưa bao giờ cháu đòi tôi mua thứ này thứ nọ. Cả một quá trình kìm nén sự thèm muốn lặp đi lặp lại nhiều lần như vậy, rất có lợi cho việc bồi dưỡng khả năng tự kiềm chế của Đình Nhi. Từ nhỏ đến nay, Đình Nhi thường vượt qua được mọi cám dỗ thấp hèn, luôn biết làm theo lý tính. Có thể nói, chính nhờ khả năng tự kiềm chế ấy, Đình Nhi đã giảm được khá nhiều lần phải đi những con đường vòng quanh co.
Trang nhật ký ngày 21 tháng 12 năm 1984, tôi đã ghi lại đôi điều về việc bồi dưỡng tính cách cho Đình Nhi:
Thời gian này tập trung bồi dưỡng cho Đình Nhi mấy khả năng như sau:
1. Phản ứng nhanh chóng. Đòi hỏi Đình Nhi phải có những phản ứng nhanh chóng đối với lời sai bảo của người lớn, không được để người lớn phải nhắc đi nhắc lại nhiều lần, kể cả những công việc cụ thể như: rửa chân tay, thu dọn đồ chơi, giúp mẹ làm việc vặt…Và cả những công việc cần sửa sai như: chơi những trò không nên chơi, thiếu lễ độ với những người mà cháu không ưa thích. Những việc làm ấy cốt để cho Đình Nhi có được một tác phong nhanh nhẹn, một phản ứng kịp thời.
2. Nắm chắc phương pháp. Trong cuộc sống thường ngày khi gặp khó khăn, người lớn chủ yếu chỉ dạy cho Đình Nhi phương pháp giải quyết vấn đề, chứ không làm thay, như mặc quần áo, gài cúc áo, vắt khăn mặt, lấy đồ vật, mở khóa bảo hiểm, tắt loa đài… Luôn nhấn mạnh cho cháu về tầm quan trọng của phương pháp. Như vậy rất có lợi cho việc bồi dưỡng khả năng độc lập giải quyết vấn đề của Đình Nhi.
3. Khả năng song ngữ. Yêu cầu ĐÌnh Nhi khi tiếp chuyện, đối với những người nói tiếng Tứ Xuyên, phải nói bằng tiếng Tứ Xuyên; đối với những người nói tiếng phổ thông, phải nói bằng tiếng phổ thông. Cháu thường hay quên yêu cầu thứ hai này, nên tôi nói với cháu: “Con nghĩ xem cách nào để khỏi quên”. Cháu nói: “Mẹ hãy dùng chữ “hử” để nhắc con”. Biện pháp này rất hiệu nghiệm. Vì chính cháu nghĩ ra cách đó. Cùng một lúc nắm vững ngữ âm và từ vựng của hai thứ tiếng địa phương. điều này rất có lợi cho việc bồi dưỡng khả năng mẫn cảm đối với ngôn ngữ, rất có lợi cho việc học ngoại ngữ sau này.
4. Khả năng phân biệt đúng sai. Bồi dưỡng khả năng này tôi thường dùng biện pháp kể chuyện, phân tích, bình phẩm về một con người, một sự việc để hướng dẫn cháu nhận ra đúng sai. Cũng có lúc dùng cả hai biện pháp thưởng phạt. Phần thưởng chủ yếu là được mẹ khen hoặc mẹ âu yến ôm vào lòng, còn phạt thường mà mẹ lặng im không nói, hoặc nhốt vào nhà vệ sinh (biện pháp này ít dùng). Cũng có lúc cho mấy roi vào mông, sau này bạn bè phê phán quá, tôi không dùng cách này nữa. Bạn bè tôi nói đúng. Đánh đòn và quát mắng trẻ vô cớ không phải là biện pháp giáo dục hay. Khi xử phạt nên nói rõ lý do. Tính tôi rất nóng, cho nên thường hay quát mắng Đình Nhi. Gần đây tôi đã sửa chữa khá nhiều. Để cho mẹ không phải quát mắng, Đình Nhi cố gắng ngoan hơn, so với trước kia cháu đã tự giác nhiều hơn.
Ông Phùng Đức Toàn, một chuyên gia giáo dục sớm cho rằng: Một tính tốt phải có bốn cơ sở sau: một là vui vẻ, hoạt bát; hai là bình tĩnh, chuyên tâm; ba là dũng cảm tự tin; bốn là yêu lao động, luôn quan tâm đến mọi người. Những tính các phẩm chất ấy đều là những nội dung quan trọng của “tình thương EQ”. Đó cũng là những tố chất mà tôi đã dạy dỗ cháu thông qua những việc làm cụ thể, và luôn được củng cố trong cuộc sống hàng ngày.
Đối với tôi từ bỏ kế hoạch bồi dưỡng “thần đồng”, chỉ là việc từ bỏ việc học chương trình tiểu học trước tuổi, chứ không từ bỏ việc giáo dục từ sớm tại nhà cho Đình Nhi. Trái lại tôi sẽ dồn hết thời gian và công sức, tiếp tục bồi dưỡng Đình Nhi phát triển toàn diện.
Thời gian đứa trẻ từ 3 đến 6 tuổi, quan trọng nhất vẫn là phải ưu tiên phát triển trí lực. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng, cấu tạo đại não con người, đến 6 tuổi đã cơ bản hoàn thành. Mặc dù các nhà khoa học Mỹ và Canada qua nghiên cứu gần đây đã phát hiện những thay đổi to lớn trong một số bộ phận then chốt trong đại não con người, còn tiếp tục phát triển cho đến tuổi thanh niên, nhưng đó chỉ là sự thay đổi được gọi là giải phẫu học “điều chỉnh”. Các nhà khoa học sự phát triển của đại não để tiến hành giáo dục. Có vậy, mới có thể đẩy nhanh sự phát triển cả về trí lực, rõ ràng là thời gian đứa trẻ từ 0 đến 6 tuổi. Đó là thời gian đại não phát triển nhanh nhất.
Tiếp tục phát triển trí lực, có nghĩa là tiếp tục bồi dưỡng khả năng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ cho Đình Nhi, bao gồm khả năng quan sát, trí nhớ, khối lượng từ vựng, sức hiểu biết và khả năng giải quyết vấn đề, đồng thời cũng bồi dưỡng khả năng tư duy trừu tượng, khả năng nắm bắt vấn đề… Những khả năng đó được coi là sẽ không thay đổi sau khi đứa trẻ tròn 6 tuổi, hơn nữa nó luôn liên quan mật thiết đến kết quả thi cử của các kỳ thi lên lớp sau này. Có thể nói rẳng, mỗi một giờ phút hai mẹ con tôi được sống gần nhau, đều là những giờ phút luyện rèn để phát triển trí lực cho cháu.
Khoảng tháng 7 tháng 8 năm 1984, trí lực của Đình Nhi đã có bước nhảy vọt. Khi đó công việc bề bộn, tôi vẫn dành ra thời gian ghi lại sự kiện đáng nhớ ấy:
Đình Nhi đã biết độc lập tùy hứng làm thơ. Đó là một buổi chiều của một ngày trung tuần tháng 8, tôi và cô bảo mẫu dẫn Đình Nhi đến nhà ăn của tòa soạn “Tứ Xuyên nhật báo” ăn tối. Dọc đường, theo yêu cầu của tôi, Đình Nhi đã xuất khẩu một bài thơ về chiếc mầm cây nhỏ:
Nhánh mầm non, nhánh mầm cây ơi!
Hãy cho ta một chút gió trời
Lau hộ ta mồ hôi đọng trên vầng trán.
Ôi hạnh phúc biết bao!
Ta yêu mầm non biết nhường nào!
Đình Nhi đã đọc một hơi bài thơ đó, âm điệu vô cùng diễn cảm. Tôi coi trọng sự kiện này, không phải vì bài thơ đó đã thật hay, mà vì nó chứng tỏ rằng Đình Nhi đã có một bước đột phá mới trong tư duy sáng tạo và khả năng biểu đạt. Tối hôm sau, chúng tôi lại đến vườn hoa trên đại lộ Nhân Dân để ngắm nhìn vòi phun nước màu vừa được sửa sang lại. Tại đây, Đình Nhi cũng xuất khẩu một bài thơ tả cảnh. Tôi luôn cố ý dìu dắt cháu thực hiện những việc làm như vậy, dù đi chơi ở bất kỳ đâu, thì các cuộc du chơi ấy luôn trở thành những dịp để Đình Nhi hứng thú rèn luyện óc quan sát và khả năng biểu đạt.
Bước nhảy vọt về trí lực ấy của Đình Nhi còn biểu hiện ở khả năng quan sát. Trước đây cháu chỉ chú ý đến ở đâu có cái gì, mà phần lớn là những cái cháu đã biết. Giờ đây, cháu đã biết phân biệt được những sự khác nhau trong số những sự vật cùng loại, như phía trước Tổng phủ, dãy đèn đường ở phía Đông ít hơn đèn đường ở phía Tây mấy chiếc. Tự cháu quan sát và đã nói với tôi điều đó.
Mấy ngày trước, tôi dẫn Đình Nhhi đi xem hai bộ phim Mỹ “Cuộc chiến tranh giữa các vì sao” và “Bước ngoặt”. Xem bộ phim trước cháu được biết rằng, trên các vì sao xa xôi kia cũng có đủ loại người, cháu đã hỏi tôi khá nhiều câu, như “Tại sao tiếng thở của Water (một nhân vật của phim) lại không giống tiếng thở của chúng ta?”, “Những mật thám kia làm thế nào có thể ẩn nấp trong bụng Ador (cũng tên nhân vật trong phim)?”, “Những người đi đánh nhau tại sao phải đeo mặt nạ màu trắng?”.
Trên đường cùng mẹ đến cơ quan, cháu thường chỉ cho tôi những vật mà cháu chưa quen biết, đòi tôi phải cho cháu biết tên. Tôi nói cho cháu nghe tên từng thứ một, sau đó hỏi lại cháu: “Lá của cây hoa lăng tiêu giống cái gì nhỉ?”. Cháu nói: “Giống cái kim”. Tôi bảo cháu: “Giống lông chim chứ”. Nhưng khi quan sát kĩ thì thấy những chiếc lá thoạt nhìn giống lông chim kia, quả thực lại rất giống hàng ngàn chiếc kim thêu cắm dày đặc. Sự so sánh của cháu rất chính xác. Qua đó, tôi chợt nhận ra rằng, cùng một sự việc, song dưới con mắt trẻ thơ, hình ảnh của nó đã khác nhiều so với cách nhìn của người lớn.
Khi tôi đang ghi nhật ký, Đình Nhi hỏi tôi: “Mẹ đang xem sách yêu quái gì đấy?”. Tôi nói: “Mẹ đang giúp con ghi nhật ký, sau này nó sẽ trở thành câu chuyện về con”. Đình Nhi vui sướng nói: “Ôi, tốt quá, con xin cám ơn mẹ!”. Một lát sau cháu lấy những tấm thẻ kẹp sách ra chơi trò “đánh bài”, bỗng nhiên cháu nói: “Mẹ ơi, con muốn mẹ sống tròn một trăm tuổi, không được chết sớm hơn tuổi này đấy!”. Có lúc cháu cũng biết nói đùa: “A, hôm nay là ngày sinh nhật con mẹ nhỉ?”… Thật đáng yêu.
Tháng 9 năm 1984, Đình Nhi được tiếp nhận vào Nhà trẻ kiểu mẫu số 3. Với ý muốn là mong cháu hãy cố gắng, và cũng mừng vì từ nay không phải nhờ bảo mẫu nữa, tôi đã mua tặng cháu một thứ đồ chơi mới.
Đó là một bàn cờ nhảy. Tôi nghĩ rằng, cách đánh “nhảy cóc” của loại cờ này rất có lợi cho việc bồi dưỡng khả năng tư duy của trẻ nhỏ. Vì rằng, cách suy nghĩ để nhảy một nước cờ có tính trực quan hơn các loại cờ khác, nó giúp cho trẻ nhỏ hiểu biết và suy nghĩ về mối quan hệ lôgíc giữa “điều kiện” và “kết quả”, nó cũng rất tiện lợi cho việc giúp trẻ con phát triển khả năng tập trung chú ý và suy nghĩ về một vấn đề. Đầu tiên, tôi dạy cho Đình Nhi hiểu thế nào là “nhảy cóc”, sau đó dạy cho cháu biết thế nào để lợi dụng được quân cờ của mình và cả quân cờ của đối phương để làm những chiếc “cầu”, thực hiện những bước nhảy liên tiếp. Đình Nhi hiểu khá nhanh. Nhưng để giành được thắng lợi, cần phải tổ chức được những bước “nhảy dài”. Tôi và Đình Nhi tập đánh, cứ mỗi lần Đình Nhi có những bước “nhảy dài”, cháu sung sướng lắm, coi đó là một thành công lớn. Dẫu rằng, cuối cùng cháu vẫn bị thua, nhưng càng chơi cháu càng thấy tự tin, càng chơi càng hứng thú. Cách chơi đầy tính thử thách của loại cờ này luôn hấp dẫn Đình Nhi. Hơn nữa, tôi coi việc ngồi đánh cờ với con là một phần thưởng cho cháu, mỗi lần cháu có những biểu hiện tốt. Cho tới tận lúc cháu tốt nghiệp tiểu học, được ngồi đánh cờ với mẹ vẫn là một điều vô cùng sung sướng đối với cháu.
Đồ chơi của Đình Nhi không nhiều, mỗi lần mua đồ chơi, tôi đều suy nghĩ, đồ chơi này có giúp ích được gì trong việc phát triển tâm trí của Đình Nhi. Từ 0 đến 1 tuổi, tôi chọn những đồ chơi nhận biết hình dạng, 1- 2 tuổi, tôi chọn những đồ chơi đòi hỏi trí tưởng tượng của trẻ, sau 3 tuổi, chọn các đồ chơi đòi hỏi trí lực nhiều hơn như cờ nhảy, cờ năm quân, mô hình kiến trúc, đàn điện tử… Ngoài ra, còn mua cả các công cụ nhỏ để sử dụng trong các trò trơi như kính phóng đại, đá nam châm, địa bàn, nhiệt kế, đồng hồ trò chơi, thước cuộn… Trong khi chơi luôn chú ý kích thích tính hiếu kỳ và lòng ham muốn tìm tòi của trẻ.
TẠO DỰNG CƠ HỘI TỐT CHO TÍNH CÁCH - CỐ GẮNG TẠO TIỀN ĐỀ ĐỀ CAO TÌNH THƯƠNG
Năm 1985, cuốn “Tình cảm trí lực” của nhà văn Mỹ Daniel Corman ra đời, từ đó đến nay, khái niệm “Tình thương EQ” đã thực sự ăn sâu vào lòng người, những người có hiểu biết một chút về giáo dục biết rằng “Tình thương EQ” mới là mấu chốt để quyết định sự thành công trong cuộc đời của mỗi con người. Tại sao “Tình thương EQ” lại quan trọng đến như vậy?
Khái niệm “Tình thương EQ” bao gồm những phẩm chất sau: tình cảm đạo đức trong sáng, tính cách lạc quan hài hước, dũng khí dám đối mặt trước khó khăn và biết cách khắc phục, biết tự an ủi, tính nhẫn nại kiên trì, có tấm lòng lương thiện vị tha, biết sống hòa mình với mọi người, có khả năng kiềm chế tình cảm mình và kích thích tình cảm của người khác… Tóm lại, đó chính là tình cảm của con người và kĩ năng giao tiếp xã hội là tấy cả mọi nội dung ngoài nhân tố trí lực. “Tình thương EQ” cao có thể khiến đứa trẻ trí lực bình thường cuối cùng cũng tạo ra được một cuộc sống huy huy hoàng, “Tình thương EQ” thấp có thể biến một đứa trẻ có trí lực siêu phàm thành một con người tầm thường vô vị.
Một điều thú vị nữa là, khái niệm “Tình thương EQ” mãi đến năm 1990 mới được hai nhà tâm lý học của Trường Đại học Harvard và một trường đại học khác của Mỹ lần đầu tiên nêu ra. Năm 1997, tôi được đọc cuốn “Cánh cửa của EQ”: làm thế nào để bồi dưỡng đứa trẻ có “tình thương cao độ”. Tôi nhận ra rằng, những đòi hỏi và rèn luyện đối với Đình Nhi bấy lâu nay của chúng tôi, đều nhằm bồi dưỡng cho cháu có được cái gọi là “tình thương cao độ” ấy. Chỉ có điều khi đó chưa có cái danh từ kiểu Tây “Tình thương cao độ” này. Để Đình Nhi có được những khả năng và phẩm chất như tôi hằng mong đợi, tôi luôn suy nghĩa làm thế nào từ những sự việc nhỏ nhặt của đời thường có thể kiên trì bồi dưỡng phẩm chất và tính cách cho Đình Nhi.
Tôi tin rằng, cơ sở của tính cách được hình thành ngay trong những ngày thơ ấu. Thói quen sinh hoạt ngay từ những năm tháng đầu đời, thái độ của cha mẹ, không khí gia đình… tất cả sẽ biến thành đặc trưng tính cách của đứa trẻ sau này. Thời gian bắt đầu hình thành một thói quen là khoảng thời gian vô cùng quan trọng. Bởi vậy, bắt đầu một sự việc nào đó, tôi thường bắt Đình Nhi làm theo đúng yêu cầu. Những việc không đáng làm, kiên quyết không được làm, dù có khóc lóc van nài cũng không nhượng bộ.
Có những bậc cha mẹ cứ thấy con khóc là mềm lòng, sau này đứa trẻ không vừa lòng cái gì lại lấy khóc để được chiều theo như ý. Cứ khóc là cha mẹ phải chiều, khóc là một điều kiện bắt người lớn phải làm theo ý nó. Đón Đình Nhi từ nhà bà ngoại về tôi đã nói trước: Bất kỳ lúc nào con không được lấy việc khóc nhè để vòi vĩnh, mẹ không ưa khóc nhè. Đã đôi lần Đình Nhi cũng khóc nhưng không được chiều theo ý muốn. Cháu hiểu rằng: khóc nhè chả có ích lợi gì, chỉ có làm theo yêu cầu mới là biện pháp duy nhất để giải quyết vấn đề.
Để phòng ngừa ở Đình Nhi hình thành những tính xấu như: không yêu quý đồ đạc, ham hưởng thụ vật chất, lãng phí tiền của, ích kỉ không quan tâm đến người khác… tôi không bao giờ nhẹ dạ chiều theo mọi đòi hỏi về vật chất của Đình Nhi, cố tạo cho cháu một thói quen ghét kẻ lười biếng và ăn bám. Hơn nữa, để bồi dưỡng cho cháu có được phẩm chất biết đồng cam cộng khổ, tôi không bao giờ cho cháu được một mình ăn cả bất kỳ một món thức ăn ngon miệng nào. Lúc bấy giờ, tiền lương không đủ để mua hoa quả ăn tráng miệng, nhưng tôi vẫn cố chắt bóp để mỗi ngày mẹ còn đều được chia nhau một thứ hoa quả nào đó. Phải phân chia, để cho cháu thấy rằng “chia ngọt sẻ bùi” là một việc rất bình thường, còn ăn tham, ăn cả là một việc không bình thường, là một thói xấu.
Để rèn luyện đức tính tự kiềm chế của Đình Nhi, trên đường từ cơ quan về nhà, tôi thường dẫn cháu vào chợ. Khi đến cổng chợ, tôi thường nói với cháu: “Nếu con không vòi mẹ mua quà, thì mẹ cho con vào chợ chơi, còn nếu con cứ vòi vĩnh mẹ mua quà, hai mẹ con mình không vào chợ nữa. Mẹ cho con chọn!”. Lần nào Đình Nhi cũng nói: “Mẹ ơi! Con không vòi mẹ mua quà đâu!”. Tôi dẫn con vào chợ xem các sạp hàng, dạy cho cháu biết tên các loại hàng hóa mới.
Mẹ con tôi thường dừng lại khá lâu trước quầy hàng đồ chơi trẻ con và quầy hàng thực phẩm. Cứ mỗi lần Đình Nhi đến, chú bán hàng ở quầy đồ chơi lại cho Đình Nhi dùng thử một vài loại đồ chơi mới. Đây là thời khắc vui thích nhất của Đình Nhi trong mỗi lần đi chơi chợ. Khó xử nhất là khi đứng trước quầy thực phẩm. Dạo đó hầu như ngày nào cũng có các mặt hàng thực phẩm mới được đóng gói rất đẹp mắt bày ở trên quầy, chẳng cứ Đinh Nhi, ngay tôi cũng rất muốn mua về thưởng thức. Nhưng Đình Nhi luôn biết kiềm chế, chưa bao giờ cháu đòi tôi mua thứ này thứ nọ. Cả một quá trình kìm nén sự thèm muốn lặp đi lặp lại nhiều lần như vậy, rất có lợi cho việc bồi dưỡng khả năng tự kiềm chế của Đình Nhi. Từ nhỏ đến nay, Đình Nhi thường vượt qua được mọi cám dỗ thấp hèn, luôn biết làm theo lý tính. Có thể nói, chính nhờ khả năng tự kiềm chế ấy, Đình Nhi đã giảm được khá nhiều lần phải đi những con đường vòng quanh co.
Trang nhật ký ngày 21 tháng 12 năm 1984, tôi đã ghi lại đôi điều về việc bồi dưỡng tính cách cho Đình Nhi:
Thời gian này tập trung bồi dưỡng cho Đình Nhi mấy khả năng như sau:
1. Phản ứng nhanh chóng. Đòi hỏi Đình Nhi phải có những phản ứng nhanh chóng đối với lời sai bảo của người lớn, không được để người lớn phải nhắc đi nhắc lại nhiều lần, kể cả những công việc cụ thể như: rửa chân tay, thu dọn đồ chơi, giúp mẹ làm việc vặt…Và cả những công việc cần sửa sai như: chơi những trò không nên chơi, thiếu lễ độ với những người mà cháu không ưa thích. Những việc làm ấy cốt để cho Đình Nhi có được một tác phong nhanh nhẹn, một phản ứng kịp thời.
2. Nắm chắc phương pháp. Trong cuộc sống thường ngày khi gặp khó khăn, người lớn chủ yếu chỉ dạy cho Đình Nhi phương pháp giải quyết vấn đề, chứ không làm thay, như mặc quần áo, gài cúc áo, vắt khăn mặt, lấy đồ vật, mở khóa bảo hiểm, tắt loa đài… Luôn nhấn mạnh cho cháu về tầm quan trọng của phương pháp. Như vậy rất có lợi cho việc bồi dưỡng khả năng độc lập giải quyết vấn đề của Đình Nhi.
3. Khả năng song ngữ. Yêu cầu ĐÌnh Nhi khi tiếp chuyện, đối với những người nói tiếng Tứ Xuyên, phải nói bằng tiếng Tứ Xuyên; đối với những người nói tiếng phổ thông, phải nói bằng tiếng phổ thông. Cháu thường hay quên yêu cầu thứ hai này, nên tôi nói với cháu: “Con nghĩ xem cách nào để khỏi quên”. Cháu nói: “Mẹ hãy dùng chữ “hử” để nhắc con”. Biện pháp này rất hiệu nghiệm. Vì chính cháu nghĩ ra cách đó. Cùng một lúc nắm vững ngữ âm và từ vựng của hai thứ tiếng địa phương. điều này rất có lợi cho việc bồi dưỡng khả năng mẫn cảm đối với ngôn ngữ, rất có lợi cho việc học ngoại ngữ sau này.
4. Khả năng phân biệt đúng sai. Bồi dưỡng khả năng này tôi thường dùng biện pháp kể chuyện, phân tích, bình phẩm về một con người, một sự việc để hướng dẫn cháu nhận ra đúng sai. Cũng có lúc dùng cả hai biện pháp thưởng phạt. Phần thưởng chủ yếu là được mẹ khen hoặc mẹ âu yến ôm vào lòng, còn phạt thường mà mẹ lặng im không nói, hoặc nhốt vào nhà vệ sinh (biện pháp này ít dùng). Cũng có lúc cho mấy roi vào mông, sau này bạn bè phê phán quá, tôi không dùng cách này nữa. Bạn bè tôi nói đúng. Đánh đòn và quát mắng trẻ vô cớ không phải là biện pháp giáo dục hay. Khi xử phạt nên nói rõ lý do. Tính tôi rất nóng, cho nên thường hay quát mắng Đình Nhi. Gần đây tôi đã sửa chữa khá nhiều. Để cho mẹ không phải quát mắng, Đình Nhi cố gắng ngoan hơn, so với trước kia cháu đã tự giác nhiều hơn.
Ông Phùng Đức Toàn, một chuyên gia giáo dục sớm cho rằng: Một tính tốt phải có bốn cơ sở sau: một là vui vẻ, hoạt bát; hai là bình tĩnh, chuyên tâm; ba là dũng cảm tự tin; bốn là yêu lao động, luôn quan tâm đến mọi người. Những tính các phẩm chất ấy đều là những nội dung quan trọng của “tình thương EQ”. Đó cũng là những tố chất mà tôi đã dạy dỗ cháu thông qua những việc làm cụ thể, và luôn được củng cố trong cuộc sống hàng ngày.