Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Đường Xưa Mây Trắng - Chương 48 - RƠM PHỦ LÊN BÙN
Theo đề nghị của đại đức Mahakassapa, một cuộc hội họp được tổ chức tại giảng đường Kỳ Viên, quy tụ những vị đệ tử lớn của Bụt và cả những vị đã từng là chủ chốt trong vụ tranh chấp ở Kosambi. Mục đích của buổi họp là để rút tỉa kinh nghiệm và đề ra những nguyên tắc ngăn ngừa những cuộc tranh chấp có thể xảy ra trong giáo đoàn. Đại đức Kahakasapa làm chủ tọa buổi họp.
Mở đầu buổi họp, thầy Anuruddha được đại đức Mahakassapa yêu cầu trùng tuyên lại những điều mà thầy đã được nghe Bụt dạy tại công viên Đông Trúc về sáu nguyên tắc sống chung hòa hợp. Thầy Anuruddha lập lại với đầy đủ chi tiết sáu nguyên tắc ấy mà thầy gọi là pháp chế Lục Hòa. Đại đức Moggallana rất mừng sau khi được nghe pháp chế này. Thầy đề nghị tất cả các vị khất sĩ nên học thuộc lòng sáu nguyên tắc sống chung hòa hợp.
Thầy nói:
- Sáu nguyên tắc này cũng cần được học thuộc lòng để đem phổ biến tới các trung tâm tu học khác.
Sau bốn hôm góp ý và thảo luận, các thầy đã thiết lập được bảy phương pháp để dập tắt các cuộc tranh chấp. Họ gọi đó là thất diệt tránh pháp (Saptadhikarana-samatha), và họ đem đệ trình lên Bụt. Thất diệt tránh pháp được xem như là những phương pháp đưa tới sự hòa giải, được trình bày như sau:
Thứ nhất là hiện tiền tỳ ni (samukha-vinaya). Theo nguyên tắc này, tất cả những phát biểu về cuộc tranh chấp được nói ra trong đại chúng, với sự có mặt của hai phía tranh chấp. Tránh tất cả những sự phát biểu và bàn bạc riêng tư, những phát biểu thường có tác dụng tuyên truyền cho một bên và do đó có tác dụng gây thêm nứt rạn và hận thù.
Thứ hai là ức niệm tỳ ni (sati-vinaya). Ức niệm tức là nhớ lại. Trong buổi họp có sự hiện diện của cả hai phiá tranh chấp, các đương sự phải hồi tưởng lại những gì đã thực sự xảy ra và tuần tự trình bày tất cả những điều đó theo trí nhớ của mình, với tất cả những chi tiết, và nếu có thì đưa ra những bằng chứng xác thực. Đại chúng sẽ im lặng lắng nghe hai bên để có đủ mọi dữ kiện mà thẩm sát vấn đề.
Thứ ba là bất si tỳ ni (Amudha-vinaya). Bất si có nghĩa là không cứng đầu, không ngu dốt hoặc tâm trí không bình thường. Trong buổi họp mặt có sự hiện diện của cả hai phía tranh chấp, đại chúng trông chờ các đương sự bày tỏ thiện chí hòa giải của mình với tất cả khả năng của mình. Thái độ ngoan cố được xem như là một điểm tiêu cực căn bản. Trong trường hợp đương sự nêu lên lý do là vì mình ngu dốt không biết, hoặc vì mình tâm trí bất thường cho nên đã vô tình phạm vào quy luật thì đại chúng phải nương vào đó để giảm luật án cho đẹp lòng đôi bên.
Thứ tư là tự ngôn tỳ ni (tatsvabhaisya-vinaya). Tự ngôn là tự mình nói ra, tự mình công nhận sự vô ý, sự vụng về hoặc sự yếu đuối của mình, không cần sự hạch hỏi của đối phương hay của đại chúng. Trong buổi họp mặt có sự hiện diện của cả hai phía tranh chấp, đại chúng trông đợi mỗi bên tự nói ra những nhược điểm của mình, dù là những điểm nhỏ nhặt nhất. Tự nhận lỗi mình tức là khởi sự cho một cuộc xuống thang tranh chấp, điều này sẽ khuyến khích đối phương cũng làm như vậy, để cuối cùng thiện chí của cả hai bên sẽ đủ sức đưa tới hòa giải.
Thứ năm là đa ngữ tỳ ni (pratijnakaraka-viaya). Đa ngữ là lấy biểu quyết bằng đa số. Sau khi đã nghe hết tất cả hai bên và đã chứng kiến nổ lực và thiện chí của hai bên, đại chúng sẽ biểu quyết bằng đa số.
Thứ sáu là tội xứ sở tỳ ni (yadbhuyasikya-vinaya). Án lệnh tối hậu về tội tướng và cách thức hối cải được đưa ra để đại chúng quyết định bằng phương pháp bạch tứ yết ma (jnapticaturbin-karmavacana), nghĩa là phương pháp đọc lớn bản án và hỏi ba lần. Nếu trong ba lần này mà tất cả đều im lặng và không ai lên tiếng phản đối thì bản án lệnh có hiệu lực. Cố nhiên là các đương sự chỉ có thể tuân hành chứ không có quyền phản đối, bởi vì cả hai bên từ lúc bắt đầu đã phát nguyện tin tưởng vào phán quyết của đại tăng.
Thứ bảy là thảo phú địa tỳ ni (trnastaraka-vinaya). Thảo phú địa nghĩa là rơm cỏ phủ lên đất sình lầy. Trong buổi họp mặt có sự hiện diện của cả hai phía tranh chấp, hai vị trưởng lão đức độ được chỉ định để bảo trợ cho hai phía. Các vị này thường được đại chúng tôn kính và nghe lời. Các ngài ngồi chăm chú nghe, rất ít nói, nhưng mỗi khi nói là có ảnh hưởng rất lớn. Tiếng nói của các vị trưởng lão này nhằm hàn gắn những vết thương, kêu gọi thiện chí hòa giải và tha thứ, cũng như phủ rơm cỏ lên trên mặt đất sình lầy để mọi người bước lên mà không bị lấm chân. Ca hai phía sẽ nghe lời các vị mà bỏ qua đi những điều không đáng kể, mất đi sự gay gắt, và đại chúng cũng đi đến một bản án lệnh nhẹ nhàng làm mát lòng cả hai bên.
Bảy phương pháp dập tắt tranh chấp được các vị đệ tử lớn đem trình lên Bụt. Bụt rất vui lòng. Người tỏ ý khen ngợi các thầy và đồng ý đưa bảy điều này vào giới luật.
Bụt ở lại tu viện Jetava trong sáu tháng nữa, sau đó người về Rajagaha. Trên đường về. người đã ghé lại thăm cây bồ đề. Người cũng đã ghé lại xóm Hạ làng Uruvela để thăm mấy anh em Svastika. Svastika bây giờ đã thành một chàng trai cao lớn. Svastika đã hai mươi mốt tuổi. Nhớ lời hứa năm xưa, Bụt đã ghé lại để độ chú, đưa chú về Rajagaha. Ở đây chú đã được xuất gia và đã được làm quen với chú Rahula.
---o0o---
Mở đầu buổi họp, thầy Anuruddha được đại đức Mahakassapa yêu cầu trùng tuyên lại những điều mà thầy đã được nghe Bụt dạy tại công viên Đông Trúc về sáu nguyên tắc sống chung hòa hợp. Thầy Anuruddha lập lại với đầy đủ chi tiết sáu nguyên tắc ấy mà thầy gọi là pháp chế Lục Hòa. Đại đức Moggallana rất mừng sau khi được nghe pháp chế này. Thầy đề nghị tất cả các vị khất sĩ nên học thuộc lòng sáu nguyên tắc sống chung hòa hợp.
Thầy nói:
- Sáu nguyên tắc này cũng cần được học thuộc lòng để đem phổ biến tới các trung tâm tu học khác.
Sau bốn hôm góp ý và thảo luận, các thầy đã thiết lập được bảy phương pháp để dập tắt các cuộc tranh chấp. Họ gọi đó là thất diệt tránh pháp (Saptadhikarana-samatha), và họ đem đệ trình lên Bụt. Thất diệt tránh pháp được xem như là những phương pháp đưa tới sự hòa giải, được trình bày như sau:
Thứ nhất là hiện tiền tỳ ni (samukha-vinaya). Theo nguyên tắc này, tất cả những phát biểu về cuộc tranh chấp được nói ra trong đại chúng, với sự có mặt của hai phía tranh chấp. Tránh tất cả những sự phát biểu và bàn bạc riêng tư, những phát biểu thường có tác dụng tuyên truyền cho một bên và do đó có tác dụng gây thêm nứt rạn và hận thù.
Thứ hai là ức niệm tỳ ni (sati-vinaya). Ức niệm tức là nhớ lại. Trong buổi họp có sự hiện diện của cả hai phiá tranh chấp, các đương sự phải hồi tưởng lại những gì đã thực sự xảy ra và tuần tự trình bày tất cả những điều đó theo trí nhớ của mình, với tất cả những chi tiết, và nếu có thì đưa ra những bằng chứng xác thực. Đại chúng sẽ im lặng lắng nghe hai bên để có đủ mọi dữ kiện mà thẩm sát vấn đề.
Thứ ba là bất si tỳ ni (Amudha-vinaya). Bất si có nghĩa là không cứng đầu, không ngu dốt hoặc tâm trí không bình thường. Trong buổi họp mặt có sự hiện diện của cả hai phía tranh chấp, đại chúng trông chờ các đương sự bày tỏ thiện chí hòa giải của mình với tất cả khả năng của mình. Thái độ ngoan cố được xem như là một điểm tiêu cực căn bản. Trong trường hợp đương sự nêu lên lý do là vì mình ngu dốt không biết, hoặc vì mình tâm trí bất thường cho nên đã vô tình phạm vào quy luật thì đại chúng phải nương vào đó để giảm luật án cho đẹp lòng đôi bên.
Thứ tư là tự ngôn tỳ ni (tatsvabhaisya-vinaya). Tự ngôn là tự mình nói ra, tự mình công nhận sự vô ý, sự vụng về hoặc sự yếu đuối của mình, không cần sự hạch hỏi của đối phương hay của đại chúng. Trong buổi họp mặt có sự hiện diện của cả hai phía tranh chấp, đại chúng trông đợi mỗi bên tự nói ra những nhược điểm của mình, dù là những điểm nhỏ nhặt nhất. Tự nhận lỗi mình tức là khởi sự cho một cuộc xuống thang tranh chấp, điều này sẽ khuyến khích đối phương cũng làm như vậy, để cuối cùng thiện chí của cả hai bên sẽ đủ sức đưa tới hòa giải.
Thứ năm là đa ngữ tỳ ni (pratijnakaraka-viaya). Đa ngữ là lấy biểu quyết bằng đa số. Sau khi đã nghe hết tất cả hai bên và đã chứng kiến nổ lực và thiện chí của hai bên, đại chúng sẽ biểu quyết bằng đa số.
Thứ sáu là tội xứ sở tỳ ni (yadbhuyasikya-vinaya). Án lệnh tối hậu về tội tướng và cách thức hối cải được đưa ra để đại chúng quyết định bằng phương pháp bạch tứ yết ma (jnapticaturbin-karmavacana), nghĩa là phương pháp đọc lớn bản án và hỏi ba lần. Nếu trong ba lần này mà tất cả đều im lặng và không ai lên tiếng phản đối thì bản án lệnh có hiệu lực. Cố nhiên là các đương sự chỉ có thể tuân hành chứ không có quyền phản đối, bởi vì cả hai bên từ lúc bắt đầu đã phát nguyện tin tưởng vào phán quyết của đại tăng.
Thứ bảy là thảo phú địa tỳ ni (trnastaraka-vinaya). Thảo phú địa nghĩa là rơm cỏ phủ lên đất sình lầy. Trong buổi họp mặt có sự hiện diện của cả hai phía tranh chấp, hai vị trưởng lão đức độ được chỉ định để bảo trợ cho hai phía. Các vị này thường được đại chúng tôn kính và nghe lời. Các ngài ngồi chăm chú nghe, rất ít nói, nhưng mỗi khi nói là có ảnh hưởng rất lớn. Tiếng nói của các vị trưởng lão này nhằm hàn gắn những vết thương, kêu gọi thiện chí hòa giải và tha thứ, cũng như phủ rơm cỏ lên trên mặt đất sình lầy để mọi người bước lên mà không bị lấm chân. Ca hai phía sẽ nghe lời các vị mà bỏ qua đi những điều không đáng kể, mất đi sự gay gắt, và đại chúng cũng đi đến một bản án lệnh nhẹ nhàng làm mát lòng cả hai bên.
Bảy phương pháp dập tắt tranh chấp được các vị đệ tử lớn đem trình lên Bụt. Bụt rất vui lòng. Người tỏ ý khen ngợi các thầy và đồng ý đưa bảy điều này vào giới luật.
Bụt ở lại tu viện Jetava trong sáu tháng nữa, sau đó người về Rajagaha. Trên đường về. người đã ghé lại thăm cây bồ đề. Người cũng đã ghé lại xóm Hạ làng Uruvela để thăm mấy anh em Svastika. Svastika bây giờ đã thành một chàng trai cao lớn. Svastika đã hai mươi mốt tuổi. Nhớ lời hứa năm xưa, Bụt đã ghé lại để độ chú, đưa chú về Rajagaha. Ở đây chú đã được xuất gia và đã được làm quen với chú Rahula.
---o0o---