Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 12
Ngày 10 tháng 4 năm 2009
Phản ứng với hoá trị đêm qua đã tạm thời dịu xuống, thầy Lâm ngoan ngoãn nằm trên giường, híp mắt cầm ngón tay tôi, làm một giấc ngon lành. Chiều đỡ mệt hơn, thầy lại bắt đầu “giở trò”, ôm tay đi đến trước cửa nhà vệ sinh, chọc chọc vặn cửa bằng kim loại rồi quay sang nhìn tôi đầy vô tội: “Lâm Chi Hiệu, người ta muốn đi vệ sinh.” Tôi -_-|||, ra mở cửa cho ba. Mẹ đã dặn, dù đeo găng tay cũng không được chạm vào đồ lạnh.
Lúc Bác sĩ vào, trong phòng là cảnh: thầy Lâm chớp chớp mắt bảo tôi “thìa làm bằng inox”, tôi vừa “a… há miệng nào” đút thanh long cho ông, vừa oán thầm mấy chục tuổi đầu rồi còn làm nũng. Bác sĩ đứng cạnh nhìn hai giây, hạn hán lời: “Thầy Lâm, năm nay thầy 51 tuổi rồi.”
Thầy Lâm gật đầu như chuyện thường tình ở huyện.
Bác sĩ đẩy kính: “Đã truyền xong lần đầu tiên, khả năng chịu đựng tạm ổn. Ngày mai kiểm tra máu không vấn đề là có thể về nhà.” Nói xong nhìn tôi một cái rồi ra ngoài.
Tôi đứng dậy tiễn người, vừa ra khỏi phòng bệnh, bỗng Bác sĩ quay lại: “Đừng coi ông ấy như bệnh nhân, cứ như người thường là được rồi.”
Hiếm lắm mới thấy Bác sĩ như vậy, tôi “Vâng” một tiếng.
Bác sĩ đỡ trán, nhìn thanh long và thìa trong tay tôi: “Ít nhất, phải tự ăn uống được.”
“Vâng.”
“Em có thể mua thìa nhựa đấy.” Nói xong chạy vội lấy người.
Tôi nhìn thìa inox trong tay, từ từ “vâng” tiếng cuối cùng.
Ngày 15 tháng 4 năm 2009
Tôi quay lại trường, bắt đầu cuộc sống bận rộn chuẩn bị bảo vệ luận văn tốt nghiệp, rảnh rỗi thì về nhà thăm thầy Lâm.
Quyển sổ vẫn lẳng lặng nằm trong túi, thỉnh thoảng tôi lại mở ra xem, nhìn chữ của hai người lẫn lộn trên giấy, tôi chợt nhớ đến một bàn tay với những khớp xương rõ ràng, nhẹ nhàng lướt trên trang giấy.
Ngày 5 tháng 5 năm 2009
Nếu nói lần hoá trị đầu tiên khá êm ả thì lần thứ hai phải được ví với sóng thần. Hôm qua, mẹ đi đặt khách sạn còn tôi lên viện sắp xếp đồ đạc, làm xong xuôi, chờ mãi mà không thấy mẹ đâu, gọi điện thoại nghe giọng mẹ yếu ớt: “Mẹ khó chịu lắm.”
Đúng là khó chịu thật, 38,6°C, vốn sức khoẻ chỉ ở mức trung bình khá, lại liên tục căng thẳng từ đầu tháng hai tới giờ, thời gian gần đây còn thường xuyên đi lại. Tôi vuốt trán mẹ: “Mẹ ngủ đi. Chỗ ba có con lo mà.”
Thầy Lâm bên này còn không chống nổi nửa ngày, thuốc vừa ngấm đã bắt đầu có phản ứng.
Ngày 6 tháng 5 năm 2009
Sau lập hạ trời bắt đầu nóng dần. Tôi ôm phần cơm sáng, chống cằm ngồi trên ghế chờ thang máy.
“Lâm Chi Hiệu?”
Tôi mở mắt: “A, chào bác sĩ Cố.”
Mọi người chen chúc vào thang máy, dồn đến sát tường, tôi khẽ nắm mắt, Bác sĩ đứng cạnh, khoanh tay trước ngực: “Mẹ em đâu rồi?”
“Ở khách sạn, trưa hôm trước bắt đầu sốt nhẹ. Hai người họ, một người tối không tỉnh nổi, một người đêm không ngủ nổi.”
“Em…” Bác sĩ dừng một lát, không nói gì.
Thầy Lâm ăn sáng, bắt đầu truyền nước sau khi đã kiểm tra phòng, tôi nhờ Tiểu Vũ để ý ba rồi xách hộp giữ nhiệt vội vàng chạy về khách sạn. Lúc lướt qua Bác sĩ trên hành lang, anh còn dặn: “Chạy chậm thôi.”
Đợi mẹ ăn xong, rồi uống thuốc, cạo gió, tôi lại tất tả chạy đi chợ mua thức ăn, mang ra cửa hàng chế biến hộ rồi xách vào bệnh viện. Mở cửa phòng thấy thầy Lâm đang tựa trên giường, mặt mũi đáng thương: “Tay ba bị tê.” Tôi hơi lo lắng.
Trước lúc nghỉ trưa, Bác sĩ gõ cửa đi vào: “Có cần tôi giúp gì không?”
Tôi cầm bát canh bồ câu, nhìn anh: “Có thể cho thầy Lâm ăn hộ em không?” Thầy Lâm mệt mỏi rã rời, hôm qua còn uống được vài ngụm canh, hôm nay chẳng muốn ăn gì hết.
Bác sĩ xoa xoa lông mày, đi đến cạnh giường bệnh: “Bác phải ăn cơm bổ sung dinh dưỡng.”
“Ngửi canh thịt buồn nôn lắm.”
“Thế canh chay?”
“Không muốn ăn.”
“Mì?”
Lắc đầu.
“Cháo?”
Vẫn lắc đầu.
“Vằn thắn?”
Chần chừ một lúc.
Tôi ngẩn ngơ nhìn hai người đàn ông đang cò kè mặc cả trước mặt mình.
Bác sĩ quay lại: “Ra cửa chính rẽ phía Đông có một quán, em mua bát vằn thắn chay về cho ba.”
Chiều, mẹ hạ sốt, tôi quay lại phòng bệnh.
“Oxaliplatin có độc tố tinh thần, càng nghĩ đến nó càng khó chịu.” Nhớ những lời trưa nay bác sĩ dặn, tôi mát xa bờ vai cứng ngắc của thầy Lâm: “Không sao, ba ngủ một giấc, truyền xong bình bảo vệ mạch máu này là thoải mái ngay ấy mà.” Thầy Lâm nửa tin nửa ngờ nhắm mắt.
Khi lớp vải mềm xẹt qua chóp mũi, tôi mới nhận ra rằng mình ngủ quên từ lúc nào, mở mắt thấy có người mặc blouse trắng đang vươn tay chỉnh tốc độ truyền.
Thầy Lâm hình như đã ngủ say, tôi nhẹ nhàng rút cánh tay đã tê rần dưới cổ ba, nhắm mắt lại gục xuống chăn, đang định vươn vai thì có một bàn tay đặt lên đầu.
Tôi mở mắt, thấy bác sĩ đang xoa xoa tóc tôi như xoa đầu cún, rồi ung dung đi ra ngoài.
Cái gì vậy… Bác sĩ bị con gì nhập vào hả? Nhìn anh đi, câu hỏi ấy cứ trôi nổi trong đầu tôi.
Ấn tỉ, bạn thân từ nhỏ của tôi, đã từng nói, dấu mốc tình yêu không phải giây phút người đó nói “làm người yêu anh nhé”, mà là lần đầu tiên ta chạm vào nhau. Tôi không biết đây có được coi là “chạm vào nhau không” mà từ sau hôm đó, mỗi lần thấy Bác sĩ tôi lại bối rối, nóng từ đầu đến chân.
___________________________________________
Bác sĩ: Chậc, 20 ngày ấy sao em bình tĩnh thế?
(Chẳng lẽ anh không bình tĩnh)
Phản ứng với hoá trị đêm qua đã tạm thời dịu xuống, thầy Lâm ngoan ngoãn nằm trên giường, híp mắt cầm ngón tay tôi, làm một giấc ngon lành. Chiều đỡ mệt hơn, thầy lại bắt đầu “giở trò”, ôm tay đi đến trước cửa nhà vệ sinh, chọc chọc vặn cửa bằng kim loại rồi quay sang nhìn tôi đầy vô tội: “Lâm Chi Hiệu, người ta muốn đi vệ sinh.” Tôi -_-|||, ra mở cửa cho ba. Mẹ đã dặn, dù đeo găng tay cũng không được chạm vào đồ lạnh.
Lúc Bác sĩ vào, trong phòng là cảnh: thầy Lâm chớp chớp mắt bảo tôi “thìa làm bằng inox”, tôi vừa “a… há miệng nào” đút thanh long cho ông, vừa oán thầm mấy chục tuổi đầu rồi còn làm nũng. Bác sĩ đứng cạnh nhìn hai giây, hạn hán lời: “Thầy Lâm, năm nay thầy 51 tuổi rồi.”
Thầy Lâm gật đầu như chuyện thường tình ở huyện.
Bác sĩ đẩy kính: “Đã truyền xong lần đầu tiên, khả năng chịu đựng tạm ổn. Ngày mai kiểm tra máu không vấn đề là có thể về nhà.” Nói xong nhìn tôi một cái rồi ra ngoài.
Tôi đứng dậy tiễn người, vừa ra khỏi phòng bệnh, bỗng Bác sĩ quay lại: “Đừng coi ông ấy như bệnh nhân, cứ như người thường là được rồi.”
Hiếm lắm mới thấy Bác sĩ như vậy, tôi “Vâng” một tiếng.
Bác sĩ đỡ trán, nhìn thanh long và thìa trong tay tôi: “Ít nhất, phải tự ăn uống được.”
“Vâng.”
“Em có thể mua thìa nhựa đấy.” Nói xong chạy vội lấy người.
Tôi nhìn thìa inox trong tay, từ từ “vâng” tiếng cuối cùng.
Ngày 15 tháng 4 năm 2009
Tôi quay lại trường, bắt đầu cuộc sống bận rộn chuẩn bị bảo vệ luận văn tốt nghiệp, rảnh rỗi thì về nhà thăm thầy Lâm.
Quyển sổ vẫn lẳng lặng nằm trong túi, thỉnh thoảng tôi lại mở ra xem, nhìn chữ của hai người lẫn lộn trên giấy, tôi chợt nhớ đến một bàn tay với những khớp xương rõ ràng, nhẹ nhàng lướt trên trang giấy.
Ngày 5 tháng 5 năm 2009
Nếu nói lần hoá trị đầu tiên khá êm ả thì lần thứ hai phải được ví với sóng thần. Hôm qua, mẹ đi đặt khách sạn còn tôi lên viện sắp xếp đồ đạc, làm xong xuôi, chờ mãi mà không thấy mẹ đâu, gọi điện thoại nghe giọng mẹ yếu ớt: “Mẹ khó chịu lắm.”
Đúng là khó chịu thật, 38,6°C, vốn sức khoẻ chỉ ở mức trung bình khá, lại liên tục căng thẳng từ đầu tháng hai tới giờ, thời gian gần đây còn thường xuyên đi lại. Tôi vuốt trán mẹ: “Mẹ ngủ đi. Chỗ ba có con lo mà.”
Thầy Lâm bên này còn không chống nổi nửa ngày, thuốc vừa ngấm đã bắt đầu có phản ứng.
Ngày 6 tháng 5 năm 2009
Sau lập hạ trời bắt đầu nóng dần. Tôi ôm phần cơm sáng, chống cằm ngồi trên ghế chờ thang máy.
“Lâm Chi Hiệu?”
Tôi mở mắt: “A, chào bác sĩ Cố.”
Mọi người chen chúc vào thang máy, dồn đến sát tường, tôi khẽ nắm mắt, Bác sĩ đứng cạnh, khoanh tay trước ngực: “Mẹ em đâu rồi?”
“Ở khách sạn, trưa hôm trước bắt đầu sốt nhẹ. Hai người họ, một người tối không tỉnh nổi, một người đêm không ngủ nổi.”
“Em…” Bác sĩ dừng một lát, không nói gì.
Thầy Lâm ăn sáng, bắt đầu truyền nước sau khi đã kiểm tra phòng, tôi nhờ Tiểu Vũ để ý ba rồi xách hộp giữ nhiệt vội vàng chạy về khách sạn. Lúc lướt qua Bác sĩ trên hành lang, anh còn dặn: “Chạy chậm thôi.”
Đợi mẹ ăn xong, rồi uống thuốc, cạo gió, tôi lại tất tả chạy đi chợ mua thức ăn, mang ra cửa hàng chế biến hộ rồi xách vào bệnh viện. Mở cửa phòng thấy thầy Lâm đang tựa trên giường, mặt mũi đáng thương: “Tay ba bị tê.” Tôi hơi lo lắng.
Trước lúc nghỉ trưa, Bác sĩ gõ cửa đi vào: “Có cần tôi giúp gì không?”
Tôi cầm bát canh bồ câu, nhìn anh: “Có thể cho thầy Lâm ăn hộ em không?” Thầy Lâm mệt mỏi rã rời, hôm qua còn uống được vài ngụm canh, hôm nay chẳng muốn ăn gì hết.
Bác sĩ xoa xoa lông mày, đi đến cạnh giường bệnh: “Bác phải ăn cơm bổ sung dinh dưỡng.”
“Ngửi canh thịt buồn nôn lắm.”
“Thế canh chay?”
“Không muốn ăn.”
“Mì?”
Lắc đầu.
“Cháo?”
Vẫn lắc đầu.
“Vằn thắn?”
Chần chừ một lúc.
Tôi ngẩn ngơ nhìn hai người đàn ông đang cò kè mặc cả trước mặt mình.
Bác sĩ quay lại: “Ra cửa chính rẽ phía Đông có một quán, em mua bát vằn thắn chay về cho ba.”
Chiều, mẹ hạ sốt, tôi quay lại phòng bệnh.
“Oxaliplatin có độc tố tinh thần, càng nghĩ đến nó càng khó chịu.” Nhớ những lời trưa nay bác sĩ dặn, tôi mát xa bờ vai cứng ngắc của thầy Lâm: “Không sao, ba ngủ một giấc, truyền xong bình bảo vệ mạch máu này là thoải mái ngay ấy mà.” Thầy Lâm nửa tin nửa ngờ nhắm mắt.
Khi lớp vải mềm xẹt qua chóp mũi, tôi mới nhận ra rằng mình ngủ quên từ lúc nào, mở mắt thấy có người mặc blouse trắng đang vươn tay chỉnh tốc độ truyền.
Thầy Lâm hình như đã ngủ say, tôi nhẹ nhàng rút cánh tay đã tê rần dưới cổ ba, nhắm mắt lại gục xuống chăn, đang định vươn vai thì có một bàn tay đặt lên đầu.
Tôi mở mắt, thấy bác sĩ đang xoa xoa tóc tôi như xoa đầu cún, rồi ung dung đi ra ngoài.
Cái gì vậy… Bác sĩ bị con gì nhập vào hả? Nhìn anh đi, câu hỏi ấy cứ trôi nổi trong đầu tôi.
Ấn tỉ, bạn thân từ nhỏ của tôi, đã từng nói, dấu mốc tình yêu không phải giây phút người đó nói “làm người yêu anh nhé”, mà là lần đầu tiên ta chạm vào nhau. Tôi không biết đây có được coi là “chạm vào nhau không” mà từ sau hôm đó, mỗi lần thấy Bác sĩ tôi lại bối rối, nóng từ đầu đến chân.
___________________________________________
Bác sĩ: Chậc, 20 ngày ấy sao em bình tĩnh thế?
(Chẳng lẽ anh không bình tĩnh)