Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Dì Ghẻ - Chương 6: Chú Đại
Rồi ngày thứ 5 cũng đến, hôm đó buổi sáng chỉ học có hai tiết. Sau khi cả lớp ra về Nam và thằng ăn cắp cùng bàn ở lại lớp đợi phụ huynh đến gặp mặt. 10h30 bố thằng ăn cắp đến. Bước vào lớp bố của thằng ăn cắp chào cô giáo rồi nhìn Nam bằng ánh mắt tức tối. Lúc cô giáo ra ngoài có chút việc bố thằng kia hỏi Nam:
- Mày là con nhà ai đấy...? Sao bố mẹ mày giờ còn chưa đến..? Hôm nọ mày đánh con tao phải không..?
Thằng ăn cắp trả lời bố:
- Mẹ nó chết rồi, còn bố nó không ở gần đây đâu bố ạ.
Nam quay ra nhìn thằng ăn cắp, thằng chó đó dám nhắc đến người mẹ đã mất của Nam. Nó tức tối nắm chặt tay lại, bố thằng ăn cắp thấy vậy tặc lưỡi:
- Ái chà, thằng này hung dữ nhỉ..? Để tao xem tí bố mày là ai..?
Cô giáo đi vào lớp khiến hai bố con thằng ăn cắp không nói thêm gì nữa. Độ năm phút sau thì bố Nam đến. Ông hớt hải đứng trước cửa lớp thở hổn hển:
- Chào cô giáo, xin lỗi tôi đến muộn. Nãy cứ tưởng lớp ở dãy bên kia nên đi nhầm sang bên đó.
Cô giáo mời bố Nam vào lớp ngồi, đi ngang qua bố con thằng ăn cắp bố Nam đưa tay ra:
- Chào anh, đã để anh đợi lâu rồi.
Bố thằng ăn cắp nhìn thấy bố Nam thì cũng nhận ra, bắt tay xong hắn hỏi:
- Anh có phải là anh Tuấn không ạ...?
Bố Nam cười:
- Đúng rồi, mọi người hai gọi tôi là Tuấn Khùng.
Chắc cũng có biết nên bố thằng ăn cắp cười trừ rồi lại ngồi xuống. Cô giáo lúc này mới trình bày lý do, sự việc vì sao hôm nay lại mời phụ huynh hai cháu đến đây. Cô nói:
- Cháu Lâm ( thằng ăn cắp) đã thú nhận là có lấy trộm tiền của bạn. Cháu cũng đã viết tường trình đây rồi. Tội ăn trộm trong trường thường bị kỷ luật nặng. Nhưng do hai cháu cũng thành thật nên nhà trường chỉ mời phụ huynh đến.
Quay sang nhìn bố con Nam cô tiếp:
- Còn cháu Nam đã đánh nhau với bạn trong lớp. Cũng đã mắc lỗi khi không báo cáo với cô giáo.
Bố Nam gật đầu ngồi nghe, ông nói:
- Dạ vâng cảm ơn cô đã thông báo cho gia đình. Tôi cũng đi làm suốt không mấy khi ở nhà. Mong cô có gì chú ý đến cháu một chút.
Cô giáo nói:
- Số tiền hôm nọ cháu Lâm lấy của cháu Nam là 42k, đã trả lại 32k vẫn còn thiếu 10k. Mong phụ huynh cháu Lâm trả nốt 10k đó cho cháu. Và mong hai gia đình cũng nên chia sẻ với các cháu nhiều hơn. Các cháu bây giờ đang tuổi lớn, dễ tiếp nhận các thông tin xấu. Nếu chúng ta bỏ bê sẽ không lường trước được hậu quả. Nhà trường cũng nghĩ sự việc này của hai cháu cũng chưa có gì lớn nên chỉ quyết định phạt hai cháu 1 tuần lao động. Hai vị có ý kiến gì không ạ..??
Bố Nam nhìn bố thằng ăn cắp nói:
- Trẻ con đánh nhau là chuyện thường tình. Ngay bản thân tôi bây giờ lắm lúc cũng không kìm chế được bản thân vẫn đâm....à không vẫn nóng tính suốt ấy chứ. Vậy nên mong anh cũng không chấp với cháu.
Bố thằng ăn cắp gãi đầu cười:
- Dạ dạ đúng rồi, các cháu nó còn nhỏ mình cũng không nên khắt khe quá. À đây đây chú trả Nam 10k mà bạn Lâm lấy hôm trước nhé.
Bố Nam xua tay không nhận vì chẳng đáng gì. Thằng Nam đứn bật dậy hai tay khẽ giật lấy rồi nói:
- Cô giáo đã nói vậy thì phải lấy chứ, cháu xin.
Bố thằng ăn cắp cười xoà rồi nhìn cô giáo hỏi:
- Vậy giờ xong xuôi hết rồi cô nhỉ. Thằng này cô cứ cho nó lao động cả tháng vào cho nó nhớ đời.
Thằng ăn cắp nãy giờ nhìn bố Nam sợ sệt không dám nói gì. Cũng phải thôi, bố Nam cao hơn một mét 8, chân tay rắn rỏi vì bươn chảy nhiều nghề xã hội. Ông có đôi lông mày khá rậm và dài, đôi lông mày như của Trương Phi. Tính tình nóng nảy, dù sống khá hoà đồng những lúc bình thường nhưng khi điên lên nhắc tới Tuấn Khùng ai ở đây cũng biết. Nói tóm lại bố Nam có một khuôn mặt khá dữ dằn, bặm trợn. Kèm theo giọng nói to, ồm ồm bảo sao mà không sợ.
Cô giáo cũng gật đầu kết thúc buổi gặp mặt phụ huynh, cô nhìn Nam và Lâm nói:
- Chiều nay bắt đầu lao động luôn nhé hai đứa. Đằng sau trường có mảnh vườn sắp tới nhà trường muốn trồng hoa ở đó. Chiều nay 3h hai em đến mang theo cuốc, xẻng làm cỏ xong đánh luống. 5h cô sẽ đến kiểm tra...
Nam vâng dạ, đằng nào thì tầm 5h nó cũng phải đi đón em. Có khi đi lao động cũng tốt, đỡ phải ở nhà chạm mặt với mụ Hường. Hai bố con thằng ăn cắp về trước cô giáo mới mời bố Nam ở lại hỏi chuyện:
- Anh cho tôi số điện thoại để có gì nhà trường còn liên lạc. Trong lớp một mình cháu Nam là không có số điện thoại gia đình. Tôi hỏi cháu thì được biết trước đây cháu sống với ông bà ngoại, nhà ông bà ngoại không có điện thoại.
Bố Nam đọc số cho cô giáo ghi vào sổ, cô giáo nói tiếp:
- Nhà tôi trước cũng ở cùng phường với ông bà cháu Nam. Hoàn cảnh của Nam giáo viên chúng tôi cũng biết. Nam tính hơi ít nói, trong lớp cũng không có bạn bè thân. Nay được gặp bố cháu tôi cũng mong gia đình nên quan tâm cháu nhiều hơn. Đôi khi tính nết con cái bố mẹ không hiểu bằng những người tiếp xúc dạy dỗ cháu hàng ngày như giáo viên chúng tôi. Ngoài việc đánh nhau lần này ra Nam chưa bao giờ phạm lỗi gì cả. Mong anh cũng đừng trách mắng cháu. Dạ tôi nói hết rồi, cảm ơn anh đã đến trường ngày hôm nay.
Bố Nam nghe xong những lời của cô giáo thì lại tự thấy trách bản thân mình. Đến cô giáo còn hiểu con mình hơn người làm bố như ông. Ông rối rít cảm ơn cô giáo, sau đó ông hỏi han về vấn đề tiền học phí của Nam như thế nào. Hai người trao đổi tầm 2 phút sau thì hai bố con Nam ra xe chở nhau về. Vậy là mọi chuyện ở trường đã được giải quyết êm ả, không căng thẳng như Nam tưởng tượng. Nam hỏi bố:
- Bố ơi, nhà mình có cuốc không ạ. Cô giáo nói chiều nay phải mang cuốc đi lao động...?
Bố Nam nghĩ một lúc rồi lắc đầu:
- Nhà chắc không có đâu con, yên tâm tí bố chở đi mua một cái.
Nam gật đầu nhưng lúc sau nó chợt nhớ ra điều gì, nó nói:
- À thôi không cần mua đâu ạ. Nhà bà ngoại có mấy cái cuốc, trước bà vẫn hay cuốc đất trồng rau sau vườn mà. Chiều con đi qua bà mượn, cũng đỡ phải mang một đoạn đường.
Bố Nam gật đầu, nhìn Nam ông nói:
- Hôm trước cho bố xin lỗi, bố nóng tính nên đã đánh con. Bố hứa từ nay sẽ không bao giờ đánh con nữa. Còn chuyện cô Hường con cứ thư thư cho bố thời gian. Bố sẽ có cách giải quyết, hai anh em cố gắng nhé.
Nghe bố xin lỗi Nam cũng khẽ cười, thực ra nó cũng không còn giận bố nó nữa. Hôm nay thấy bố nó khiến hai cha con thằng ăn cắp phải e dè trong lòng nó cũng rất vui. Đột nhiên bố Nam nhớ ra một chuyện:
- À đúng rồi, tối nay có một chú ở trên Hà Nội về ăn cơm. Chú Đại, chú ấy là anh em kết nghĩa với bố. Trước bố lên đó làm thì bố mẹ chú ấy nhận làm con, giúp đỡ cho bố nhiều. Từ đó chú Đại mới dẫn dắt bố làm ăn. Thế mới có được như ngày hôm nay. Chú Đại tính cũng hay lắm, bố gọi điện nói chuyện bảo hai anh em về nhà ở chú ấy ủng hộ luôn. Chú cũng muốn gặp con đấy.
Lại thêm một người lạ nữa muốn gặp Nam, dường như chuyển về ngôi nhà này hai anh em Nam trở thành chủ đề để mọi người bàn tán hay sao ấy. Hết bạn mụ Hường đến nói xấu, dè bỉu. Giờ lại thêm chú nào nữa, nhưng qua lời bố thì Nam nghĩ có lẽ chú Đại cũng tốt. Hai bố con Nam về đến nhà thì đã thấy mụ Hường đứng đợi ở cổng từ bao giờ, bố Nam xuống xe mụ liền hỏi:
- Sao lâu thế hả anh..? Cô giáo bảo làm sao, đánh con nhà người ta có phải đền không anh..? Đúng là...
Bố Nam quát:
- Đúng đúng cái gì...Biết cái gì mà nói, lắm chuyện. Nói ít thôi để tôi còn được yên.
Mụ Hường ngạc nhiên trước thái độ của ông Tuấn, tất nhiên mỗi lần ông Tuấn bực là mụ câm mồm. Mụ mở đóng cổng xong nhìn Nam bực dọc nhưng không dám nói gì. Hôm qua Nam đã dám gọi mụ ấy là bà nên giờ Nam cũng không còn kiêng dè gì nữa. Nó như thoát ra được cái sợ sệt lúc đầu. Nó đi qua mụ Hường cất tiếng:
- Chào cô.
Ăn cơm xong Nam lên tầng nghỉ ngơi đợi đến giờ đi lao động. 1h Nam chạy xuống chào bố rồi đi. Thấy nó đầu trần ông Tuấn đi vào nhà lấy cho nó cái mũ lưỡi trai màu đen xong nói:
- Bố cho cái mũ đội vào đi không nắng. Chiều đón em xong hai đứa về nhà luộ nhé.
Nam vâng dạ rồi dắt con xe đạp mới đạp cong mông ra đường. Nam đạp xe về nhà bà ngoại, lúc này bà đang ngồi ở giường gấp gấp mấy bộ quần áo cũ. Nam để xe ở sân nó nhòm vào nhà rồi gọi to:
- Bà ơi, bà ơi...
Bà ngoại thấy cháu thì mừng rỡ chửi yêu:
- Bố mày, gọi to thế làm bà giật cả mình. Sao lại về bà giờ này, không đi học à..??
Nam rót nước tu ừng ực rồi nó ngồi kể hết truyện với bà. Bà ngoại vỗ đùi chửi bậy:
- Tiên sư cha nhà chúng nó dám bắt nạt cháu bà. Để bà ra trường tế bố nhà chúng nó lên. Con nhà ăn cắp ăn trộm.
Nói xong bà xoa đầu thằng cháu rồi hỏi:
- Thế hôm giờ về đó có bị cô kia nói gì không..?? Bố cháu có quý bọn cháu không..??
Nam ngậm ngùi nói:
- Bà ở với bố cháu ác lắm bà ạ. Hôm trước ăn quả táo thôi mà bị bà ấy chửi là ăn trộm ăn vụng. Cháu mới cãi lại thì...
Nói đến đây nó dừng lại đột ngột, giờ mà nó kể nó bị bố tát chắc bà sẽ tìm bố nó mà chửi. Bà ngoại tuy già nhưng hề ai động vào con cháu của bà thì bà tức lắm. Nó không nói nữa, bà ngoại thấy cháu nói vậy liền đứng dậy tiến về phía ban thờ thắp hương cho ông ngoại rồi nói:
- Ngồi đây đợi bà, đợi nhang cháy hết một nửa mà lấy hoa quả trên ban thờ ông cho cháu mang về ăn. Không phải ăn đồ của cái loại dì ghẻ đấy nữa. Hoa quả hôm qua các bác mới mua thắp hương ông. Bà già rồi cũng không ăn được. Cháu cứ mang về..
Bà lẩm bẩm mấy câu sau chắc là chửi mụ Hường. Nam nhìn bộ dạng bà bực tức nó cười xong đỡ bà ngồi xuống rồi đấm lưng bóp vai cho bà. Bà ngoại nói:
- Thế mà các bác sang đây ai cũng nói. Đi chợ gặp con mụ ấy ai nó cũng khoe là chăm lo cho con chồng đầy đủ, không thiếu một thứ gì. Đúng là cái loại mắt gián, răng cửa tẽ ra làm đôi, loại miệng rắn ấy nó độc lắm. Cái loại gò má cao sát chồng ấy không biết đường mà tích đức, cứ hại người rồi nó vận vào người cho.
Nam nghe bà nói ngạc nhiên, nó hỏi bà:
- Sao bà biết mà tả kỹ thế.
Bà ngoại nheo mày đáp:
- Ngày xưa nó cũng đi làm công nhân với bác mày chứ ai. Con nhà ông Hưởng, nhà nó ngày xưa cũng ở khu này. Sau này có tiền mới mua nhà trong đó. Mà cái nhà bố mày đang ở không biết là nhà của ai nữa. Trước nói tên bà không biết, sau này nói là con ông Hưởng bà lạ gì. Ông đấy ngày trước sợ ông mày lắm đấy. Nhà nó có truyền thống đểu, thằng bố nó ngày xưa toàn đi cờ bạc bịp lừa người.
Nghe bà nói Nam cứ cười khúc khích, nhìn đồng hồ đã 2h30 nó mới chợt nhớ ra buổi lao động. Nó bảo bà:
- Bà cho cháu mượn cái cuốc, cháu phải ra trường lao động bây giờ...
Bà ngoại chỉ nó cuốc nằm trong góc bếp, Nam lấy cuốc xong chào bà định đi thì bà gọi:
- Này này, lại đây bà bảo.
Bà mở cái túi vải nâu cũ kỹ được gấp gọn gàng ra rút một tờ 20k đưa cho Nam nói:
- Đây nhé, bà cho tiền cầm lấy đi học mua nước uống. Nhớ đừng khoe con mụ dì ghẻ kia nhé. Nó có tác quái thì cứ bảo bố.
Nam đưa tay xin bà rồi giắt cuốc vào yên sau, nó chào bà rồi đạp mất hút. Bà ngoại đứng ở sân nắng đưa tay che trán nheo mắt nhìn theo nó đang đạp mỗi lúc một xa. Chợt bà nhớ:
- Thằng ngố này, đã bảo đợi lấy hoa quả rồi.
Xong bà chép miệng cười:
- À mà chiều thể nào nó chẳng quay lại đây trả cuốc.
Người già lẫn thẫn nhưng vui tính như vậy đấy. Già cả nhưng lúc nào cũng lo cho con cháu từng tí một. Bà ngoại mà có của ăn của để chắc chắn bà cũng không muốn để hai anh em Nam về ở với bố. Bao năm nay nuôi cháu, nhìn cháu lớn lên từng ngày ông bà nào chẳng xót xa khi phải chứng kiến cảnh con cháu bị người khác hà hiếp. Thương cháu rồi lại nhớ con, trên khuôn mặt đầy những nếp nhăn điểm đồi mồi kia là đôi mắt vẫn khá tinh tường, đôi mắt của một bà lão muốn nhìn thấy con cháu được vui vẻ hạnh phúc. Bà lom khom đi vào trong nhà khi mặt trời vẫn đang nóng như thiêu như đốt.
5h lao động xong, cô giáo nói để dụng cụ ở lại đó hôm sau làm không mất công mang đi. Được cho về Nam vội vã lấy xe đạp đến trường tiểu học đón em gái. Bé Hạnh đang đứng chơi với bác bảo vệ chờ anh, thấy Nam đến bác bảo vệ mở cổng cho Hạnh rồi vẫy tay chào hai anh em.
Về đến nhà, Nam mở cổng cho Hạnh vào trước. Nó dắt xe vào sau, bé Hạnh lấy cặp chạy vào nhà, do không nhìn nên bé Hạnh va vào người mụ Hường, con bé bật ngửa lại nhưng không dám khóc. Nó nhặt cái balo đứng im không nói câu nào. Mụ Hường quát:
- Đi đứng thế à, lao cả vào người ta, đau không chịu được.
Nam đang dựng xe thấy em bị quát nó vội đi vào. Một giọng nói lạ bất ngờ vang lên:
- Trẻ con nó chạy không may va vào một tí thôi mà chị kêu như có án mạng. Nó mới là người đau chị không đỡ nó dậy lại còn quát mắng.
Nói xong người đàn ông đó chạy từ trên xuống đỡ bé Hạnh dậy cười tươi:
- Cháu có đau không..?? Con bé xinh đáo để..
Hạnh thấy người lạ thì hơi sợ, nó vùng vằng để thoát ra. Mụ Hường dịu giọng:
- Ấy chết, chú lại nói thế anh nghe thấy lại nghĩ chị không hay. Chị chỉ nhắc nhở cháu nó thôi....
Người đàn ông kia không thèm nghe hết câu, ông ấy đi ra cửa nhìn Nam hỏi:
- Cháu là Nam con bố Tuấn phải không..?? Nhìn cũng lầm lỳ đấy, được giống bố mày. Vào đây chú xem nào...Hai anh em lên phòng chú cho cái này.
Người đàn ông này theo Nam đoán có lẽ là chú Đại. Nhưng so với cái tên Đại ( To- Lớn) thì khác một trời một vực. Chú Đại người nhỏ, loắt choắt, đầu trọc, xăm kín cả hai cánh tay. Nhìn như dân xã hội đen mà Nam hay được xem trên tivi, bảo sao bé Hạnh ban nãy sợ không dám khóc. Vẻ ngoài như vậy nhưng chú Đại lúc nào cũng tươi cười. Quan trong nhất Nam thấy chú Đại cũng không ưa gì mụ Hường. Bằng chứng là mụ Hường đứng đó mà chú ấy coi như gió thổi ngang tai không thèm để ý. Dơ mặt mụ Hường đi thẳng vào trong nhà, đang thẫn thờ thì Nam bị chú Đại quát:
- Ơ hay, đã bảo đi lên đây nhanh cơ mà.
Bé Hạnh đang ngoan ngoãn đi theo chú Đại, Nam thì bối rối dạ vâng rồi chạy theo sau. Vừa chạy nó vừa nhìn chú Đại cười toe toét, không hiểu sao nó lại cười nhưng rõ ràng ban nãy chú Đại đã thay nó nói cho mụ Hường một vố dơ mặt. Nó nhìn thấy người đàn ông nhỏ bé, gầy gò ấy lại có một sức mạnh phi thường, một sức mạnh khiến cho cái ác trong nhà này phải nể sợ.
- Mày là con nhà ai đấy...? Sao bố mẹ mày giờ còn chưa đến..? Hôm nọ mày đánh con tao phải không..?
Thằng ăn cắp trả lời bố:
- Mẹ nó chết rồi, còn bố nó không ở gần đây đâu bố ạ.
Nam quay ra nhìn thằng ăn cắp, thằng chó đó dám nhắc đến người mẹ đã mất của Nam. Nó tức tối nắm chặt tay lại, bố thằng ăn cắp thấy vậy tặc lưỡi:
- Ái chà, thằng này hung dữ nhỉ..? Để tao xem tí bố mày là ai..?
Cô giáo đi vào lớp khiến hai bố con thằng ăn cắp không nói thêm gì nữa. Độ năm phút sau thì bố Nam đến. Ông hớt hải đứng trước cửa lớp thở hổn hển:
- Chào cô giáo, xin lỗi tôi đến muộn. Nãy cứ tưởng lớp ở dãy bên kia nên đi nhầm sang bên đó.
Cô giáo mời bố Nam vào lớp ngồi, đi ngang qua bố con thằng ăn cắp bố Nam đưa tay ra:
- Chào anh, đã để anh đợi lâu rồi.
Bố thằng ăn cắp nhìn thấy bố Nam thì cũng nhận ra, bắt tay xong hắn hỏi:
- Anh có phải là anh Tuấn không ạ...?
Bố Nam cười:
- Đúng rồi, mọi người hai gọi tôi là Tuấn Khùng.
Chắc cũng có biết nên bố thằng ăn cắp cười trừ rồi lại ngồi xuống. Cô giáo lúc này mới trình bày lý do, sự việc vì sao hôm nay lại mời phụ huynh hai cháu đến đây. Cô nói:
- Cháu Lâm ( thằng ăn cắp) đã thú nhận là có lấy trộm tiền của bạn. Cháu cũng đã viết tường trình đây rồi. Tội ăn trộm trong trường thường bị kỷ luật nặng. Nhưng do hai cháu cũng thành thật nên nhà trường chỉ mời phụ huynh đến.
Quay sang nhìn bố con Nam cô tiếp:
- Còn cháu Nam đã đánh nhau với bạn trong lớp. Cũng đã mắc lỗi khi không báo cáo với cô giáo.
Bố Nam gật đầu ngồi nghe, ông nói:
- Dạ vâng cảm ơn cô đã thông báo cho gia đình. Tôi cũng đi làm suốt không mấy khi ở nhà. Mong cô có gì chú ý đến cháu một chút.
Cô giáo nói:
- Số tiền hôm nọ cháu Lâm lấy của cháu Nam là 42k, đã trả lại 32k vẫn còn thiếu 10k. Mong phụ huynh cháu Lâm trả nốt 10k đó cho cháu. Và mong hai gia đình cũng nên chia sẻ với các cháu nhiều hơn. Các cháu bây giờ đang tuổi lớn, dễ tiếp nhận các thông tin xấu. Nếu chúng ta bỏ bê sẽ không lường trước được hậu quả. Nhà trường cũng nghĩ sự việc này của hai cháu cũng chưa có gì lớn nên chỉ quyết định phạt hai cháu 1 tuần lao động. Hai vị có ý kiến gì không ạ..??
Bố Nam nhìn bố thằng ăn cắp nói:
- Trẻ con đánh nhau là chuyện thường tình. Ngay bản thân tôi bây giờ lắm lúc cũng không kìm chế được bản thân vẫn đâm....à không vẫn nóng tính suốt ấy chứ. Vậy nên mong anh cũng không chấp với cháu.
Bố thằng ăn cắp gãi đầu cười:
- Dạ dạ đúng rồi, các cháu nó còn nhỏ mình cũng không nên khắt khe quá. À đây đây chú trả Nam 10k mà bạn Lâm lấy hôm trước nhé.
Bố Nam xua tay không nhận vì chẳng đáng gì. Thằng Nam đứn bật dậy hai tay khẽ giật lấy rồi nói:
- Cô giáo đã nói vậy thì phải lấy chứ, cháu xin.
Bố thằng ăn cắp cười xoà rồi nhìn cô giáo hỏi:
- Vậy giờ xong xuôi hết rồi cô nhỉ. Thằng này cô cứ cho nó lao động cả tháng vào cho nó nhớ đời.
Thằng ăn cắp nãy giờ nhìn bố Nam sợ sệt không dám nói gì. Cũng phải thôi, bố Nam cao hơn một mét 8, chân tay rắn rỏi vì bươn chảy nhiều nghề xã hội. Ông có đôi lông mày khá rậm và dài, đôi lông mày như của Trương Phi. Tính tình nóng nảy, dù sống khá hoà đồng những lúc bình thường nhưng khi điên lên nhắc tới Tuấn Khùng ai ở đây cũng biết. Nói tóm lại bố Nam có một khuôn mặt khá dữ dằn, bặm trợn. Kèm theo giọng nói to, ồm ồm bảo sao mà không sợ.
Cô giáo cũng gật đầu kết thúc buổi gặp mặt phụ huynh, cô nhìn Nam và Lâm nói:
- Chiều nay bắt đầu lao động luôn nhé hai đứa. Đằng sau trường có mảnh vườn sắp tới nhà trường muốn trồng hoa ở đó. Chiều nay 3h hai em đến mang theo cuốc, xẻng làm cỏ xong đánh luống. 5h cô sẽ đến kiểm tra...
Nam vâng dạ, đằng nào thì tầm 5h nó cũng phải đi đón em. Có khi đi lao động cũng tốt, đỡ phải ở nhà chạm mặt với mụ Hường. Hai bố con thằng ăn cắp về trước cô giáo mới mời bố Nam ở lại hỏi chuyện:
- Anh cho tôi số điện thoại để có gì nhà trường còn liên lạc. Trong lớp một mình cháu Nam là không có số điện thoại gia đình. Tôi hỏi cháu thì được biết trước đây cháu sống với ông bà ngoại, nhà ông bà ngoại không có điện thoại.
Bố Nam đọc số cho cô giáo ghi vào sổ, cô giáo nói tiếp:
- Nhà tôi trước cũng ở cùng phường với ông bà cháu Nam. Hoàn cảnh của Nam giáo viên chúng tôi cũng biết. Nam tính hơi ít nói, trong lớp cũng không có bạn bè thân. Nay được gặp bố cháu tôi cũng mong gia đình nên quan tâm cháu nhiều hơn. Đôi khi tính nết con cái bố mẹ không hiểu bằng những người tiếp xúc dạy dỗ cháu hàng ngày như giáo viên chúng tôi. Ngoài việc đánh nhau lần này ra Nam chưa bao giờ phạm lỗi gì cả. Mong anh cũng đừng trách mắng cháu. Dạ tôi nói hết rồi, cảm ơn anh đã đến trường ngày hôm nay.
Bố Nam nghe xong những lời của cô giáo thì lại tự thấy trách bản thân mình. Đến cô giáo còn hiểu con mình hơn người làm bố như ông. Ông rối rít cảm ơn cô giáo, sau đó ông hỏi han về vấn đề tiền học phí của Nam như thế nào. Hai người trao đổi tầm 2 phút sau thì hai bố con Nam ra xe chở nhau về. Vậy là mọi chuyện ở trường đã được giải quyết êm ả, không căng thẳng như Nam tưởng tượng. Nam hỏi bố:
- Bố ơi, nhà mình có cuốc không ạ. Cô giáo nói chiều nay phải mang cuốc đi lao động...?
Bố Nam nghĩ một lúc rồi lắc đầu:
- Nhà chắc không có đâu con, yên tâm tí bố chở đi mua một cái.
Nam gật đầu nhưng lúc sau nó chợt nhớ ra điều gì, nó nói:
- À thôi không cần mua đâu ạ. Nhà bà ngoại có mấy cái cuốc, trước bà vẫn hay cuốc đất trồng rau sau vườn mà. Chiều con đi qua bà mượn, cũng đỡ phải mang một đoạn đường.
Bố Nam gật đầu, nhìn Nam ông nói:
- Hôm trước cho bố xin lỗi, bố nóng tính nên đã đánh con. Bố hứa từ nay sẽ không bao giờ đánh con nữa. Còn chuyện cô Hường con cứ thư thư cho bố thời gian. Bố sẽ có cách giải quyết, hai anh em cố gắng nhé.
Nghe bố xin lỗi Nam cũng khẽ cười, thực ra nó cũng không còn giận bố nó nữa. Hôm nay thấy bố nó khiến hai cha con thằng ăn cắp phải e dè trong lòng nó cũng rất vui. Đột nhiên bố Nam nhớ ra một chuyện:
- À đúng rồi, tối nay có một chú ở trên Hà Nội về ăn cơm. Chú Đại, chú ấy là anh em kết nghĩa với bố. Trước bố lên đó làm thì bố mẹ chú ấy nhận làm con, giúp đỡ cho bố nhiều. Từ đó chú Đại mới dẫn dắt bố làm ăn. Thế mới có được như ngày hôm nay. Chú Đại tính cũng hay lắm, bố gọi điện nói chuyện bảo hai anh em về nhà ở chú ấy ủng hộ luôn. Chú cũng muốn gặp con đấy.
Lại thêm một người lạ nữa muốn gặp Nam, dường như chuyển về ngôi nhà này hai anh em Nam trở thành chủ đề để mọi người bàn tán hay sao ấy. Hết bạn mụ Hường đến nói xấu, dè bỉu. Giờ lại thêm chú nào nữa, nhưng qua lời bố thì Nam nghĩ có lẽ chú Đại cũng tốt. Hai bố con Nam về đến nhà thì đã thấy mụ Hường đứng đợi ở cổng từ bao giờ, bố Nam xuống xe mụ liền hỏi:
- Sao lâu thế hả anh..? Cô giáo bảo làm sao, đánh con nhà người ta có phải đền không anh..? Đúng là...
Bố Nam quát:
- Đúng đúng cái gì...Biết cái gì mà nói, lắm chuyện. Nói ít thôi để tôi còn được yên.
Mụ Hường ngạc nhiên trước thái độ của ông Tuấn, tất nhiên mỗi lần ông Tuấn bực là mụ câm mồm. Mụ mở đóng cổng xong nhìn Nam bực dọc nhưng không dám nói gì. Hôm qua Nam đã dám gọi mụ ấy là bà nên giờ Nam cũng không còn kiêng dè gì nữa. Nó như thoát ra được cái sợ sệt lúc đầu. Nó đi qua mụ Hường cất tiếng:
- Chào cô.
Ăn cơm xong Nam lên tầng nghỉ ngơi đợi đến giờ đi lao động. 1h Nam chạy xuống chào bố rồi đi. Thấy nó đầu trần ông Tuấn đi vào nhà lấy cho nó cái mũ lưỡi trai màu đen xong nói:
- Bố cho cái mũ đội vào đi không nắng. Chiều đón em xong hai đứa về nhà luộ nhé.
Nam vâng dạ rồi dắt con xe đạp mới đạp cong mông ra đường. Nam đạp xe về nhà bà ngoại, lúc này bà đang ngồi ở giường gấp gấp mấy bộ quần áo cũ. Nam để xe ở sân nó nhòm vào nhà rồi gọi to:
- Bà ơi, bà ơi...
Bà ngoại thấy cháu thì mừng rỡ chửi yêu:
- Bố mày, gọi to thế làm bà giật cả mình. Sao lại về bà giờ này, không đi học à..??
Nam rót nước tu ừng ực rồi nó ngồi kể hết truyện với bà. Bà ngoại vỗ đùi chửi bậy:
- Tiên sư cha nhà chúng nó dám bắt nạt cháu bà. Để bà ra trường tế bố nhà chúng nó lên. Con nhà ăn cắp ăn trộm.
Nói xong bà xoa đầu thằng cháu rồi hỏi:
- Thế hôm giờ về đó có bị cô kia nói gì không..?? Bố cháu có quý bọn cháu không..??
Nam ngậm ngùi nói:
- Bà ở với bố cháu ác lắm bà ạ. Hôm trước ăn quả táo thôi mà bị bà ấy chửi là ăn trộm ăn vụng. Cháu mới cãi lại thì...
Nói đến đây nó dừng lại đột ngột, giờ mà nó kể nó bị bố tát chắc bà sẽ tìm bố nó mà chửi. Bà ngoại tuy già nhưng hề ai động vào con cháu của bà thì bà tức lắm. Nó không nói nữa, bà ngoại thấy cháu nói vậy liền đứng dậy tiến về phía ban thờ thắp hương cho ông ngoại rồi nói:
- Ngồi đây đợi bà, đợi nhang cháy hết một nửa mà lấy hoa quả trên ban thờ ông cho cháu mang về ăn. Không phải ăn đồ của cái loại dì ghẻ đấy nữa. Hoa quả hôm qua các bác mới mua thắp hương ông. Bà già rồi cũng không ăn được. Cháu cứ mang về..
Bà lẩm bẩm mấy câu sau chắc là chửi mụ Hường. Nam nhìn bộ dạng bà bực tức nó cười xong đỡ bà ngồi xuống rồi đấm lưng bóp vai cho bà. Bà ngoại nói:
- Thế mà các bác sang đây ai cũng nói. Đi chợ gặp con mụ ấy ai nó cũng khoe là chăm lo cho con chồng đầy đủ, không thiếu một thứ gì. Đúng là cái loại mắt gián, răng cửa tẽ ra làm đôi, loại miệng rắn ấy nó độc lắm. Cái loại gò má cao sát chồng ấy không biết đường mà tích đức, cứ hại người rồi nó vận vào người cho.
Nam nghe bà nói ngạc nhiên, nó hỏi bà:
- Sao bà biết mà tả kỹ thế.
Bà ngoại nheo mày đáp:
- Ngày xưa nó cũng đi làm công nhân với bác mày chứ ai. Con nhà ông Hưởng, nhà nó ngày xưa cũng ở khu này. Sau này có tiền mới mua nhà trong đó. Mà cái nhà bố mày đang ở không biết là nhà của ai nữa. Trước nói tên bà không biết, sau này nói là con ông Hưởng bà lạ gì. Ông đấy ngày trước sợ ông mày lắm đấy. Nhà nó có truyền thống đểu, thằng bố nó ngày xưa toàn đi cờ bạc bịp lừa người.
Nghe bà nói Nam cứ cười khúc khích, nhìn đồng hồ đã 2h30 nó mới chợt nhớ ra buổi lao động. Nó bảo bà:
- Bà cho cháu mượn cái cuốc, cháu phải ra trường lao động bây giờ...
Bà ngoại chỉ nó cuốc nằm trong góc bếp, Nam lấy cuốc xong chào bà định đi thì bà gọi:
- Này này, lại đây bà bảo.
Bà mở cái túi vải nâu cũ kỹ được gấp gọn gàng ra rút một tờ 20k đưa cho Nam nói:
- Đây nhé, bà cho tiền cầm lấy đi học mua nước uống. Nhớ đừng khoe con mụ dì ghẻ kia nhé. Nó có tác quái thì cứ bảo bố.
Nam đưa tay xin bà rồi giắt cuốc vào yên sau, nó chào bà rồi đạp mất hút. Bà ngoại đứng ở sân nắng đưa tay che trán nheo mắt nhìn theo nó đang đạp mỗi lúc một xa. Chợt bà nhớ:
- Thằng ngố này, đã bảo đợi lấy hoa quả rồi.
Xong bà chép miệng cười:
- À mà chiều thể nào nó chẳng quay lại đây trả cuốc.
Người già lẫn thẫn nhưng vui tính như vậy đấy. Già cả nhưng lúc nào cũng lo cho con cháu từng tí một. Bà ngoại mà có của ăn của để chắc chắn bà cũng không muốn để hai anh em Nam về ở với bố. Bao năm nay nuôi cháu, nhìn cháu lớn lên từng ngày ông bà nào chẳng xót xa khi phải chứng kiến cảnh con cháu bị người khác hà hiếp. Thương cháu rồi lại nhớ con, trên khuôn mặt đầy những nếp nhăn điểm đồi mồi kia là đôi mắt vẫn khá tinh tường, đôi mắt của một bà lão muốn nhìn thấy con cháu được vui vẻ hạnh phúc. Bà lom khom đi vào trong nhà khi mặt trời vẫn đang nóng như thiêu như đốt.
5h lao động xong, cô giáo nói để dụng cụ ở lại đó hôm sau làm không mất công mang đi. Được cho về Nam vội vã lấy xe đạp đến trường tiểu học đón em gái. Bé Hạnh đang đứng chơi với bác bảo vệ chờ anh, thấy Nam đến bác bảo vệ mở cổng cho Hạnh rồi vẫy tay chào hai anh em.
Về đến nhà, Nam mở cổng cho Hạnh vào trước. Nó dắt xe vào sau, bé Hạnh lấy cặp chạy vào nhà, do không nhìn nên bé Hạnh va vào người mụ Hường, con bé bật ngửa lại nhưng không dám khóc. Nó nhặt cái balo đứng im không nói câu nào. Mụ Hường quát:
- Đi đứng thế à, lao cả vào người ta, đau không chịu được.
Nam đang dựng xe thấy em bị quát nó vội đi vào. Một giọng nói lạ bất ngờ vang lên:
- Trẻ con nó chạy không may va vào một tí thôi mà chị kêu như có án mạng. Nó mới là người đau chị không đỡ nó dậy lại còn quát mắng.
Nói xong người đàn ông đó chạy từ trên xuống đỡ bé Hạnh dậy cười tươi:
- Cháu có đau không..?? Con bé xinh đáo để..
Hạnh thấy người lạ thì hơi sợ, nó vùng vằng để thoát ra. Mụ Hường dịu giọng:
- Ấy chết, chú lại nói thế anh nghe thấy lại nghĩ chị không hay. Chị chỉ nhắc nhở cháu nó thôi....
Người đàn ông kia không thèm nghe hết câu, ông ấy đi ra cửa nhìn Nam hỏi:
- Cháu là Nam con bố Tuấn phải không..?? Nhìn cũng lầm lỳ đấy, được giống bố mày. Vào đây chú xem nào...Hai anh em lên phòng chú cho cái này.
Người đàn ông này theo Nam đoán có lẽ là chú Đại. Nhưng so với cái tên Đại ( To- Lớn) thì khác một trời một vực. Chú Đại người nhỏ, loắt choắt, đầu trọc, xăm kín cả hai cánh tay. Nhìn như dân xã hội đen mà Nam hay được xem trên tivi, bảo sao bé Hạnh ban nãy sợ không dám khóc. Vẻ ngoài như vậy nhưng chú Đại lúc nào cũng tươi cười. Quan trong nhất Nam thấy chú Đại cũng không ưa gì mụ Hường. Bằng chứng là mụ Hường đứng đó mà chú ấy coi như gió thổi ngang tai không thèm để ý. Dơ mặt mụ Hường đi thẳng vào trong nhà, đang thẫn thờ thì Nam bị chú Đại quát:
- Ơ hay, đã bảo đi lên đây nhanh cơ mà.
Bé Hạnh đang ngoan ngoãn đi theo chú Đại, Nam thì bối rối dạ vâng rồi chạy theo sau. Vừa chạy nó vừa nhìn chú Đại cười toe toét, không hiểu sao nó lại cười nhưng rõ ràng ban nãy chú Đại đã thay nó nói cho mụ Hường một vố dơ mặt. Nó nhìn thấy người đàn ông nhỏ bé, gầy gò ấy lại có một sức mạnh phi thường, một sức mạnh khiến cho cái ác trong nhà này phải nể sợ.