Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 591
Hiệt Kiền Già Tư mới đăng vị Khả Hãn được có mấy tháng, những Diệp Cáp Nhã đã từ Đại Thực mà lặn lội sang tận đây, điều này cho thấy Đại Thực rất coi trọng Hồi Hột. Trong lễ đón rước khách quý Diệp Cáp Nhã không chỉ có Hiệt Kiền Già Tư, mà còn có hơn mười người thương nhân Túc Đặc, quốc sư của Ma Ni Giáo Tô Nhĩ Mạn.
Sau khi Hiệt Kiền Già Tư sát hại Trung Trinh Khả Hãn bằng thuốc độc, rồi đăng vị , thì ở Hồi Hột không hề xuất hiện cục diện thuận lợi theo hướng một chiều được vạn dân ủng hộ như lời của Tô Nhĩ Mạn đã nói với ông ta. Mà ngược lại phái “ thân Đường” kiên quyết không chấp nhận lý do công chúa Đại Đường hạ độc vào rượu của Khả Hãn, theo cách lập luận của họ thì công chúa từ đầu tới cuối không hề có cơ hội để đến gần Trung Trinh Khả Hãn chứ nói gì tới hạ độc. Nếu luận điệu của Hiệt Kiền Già Tư thì ai cũng có thể thủ phạm. Không chỉ biện hộ cho công chúa Đại Đường, phái “ thân Đường” còn quay sang hoài nghi việc quân đội tại sao lại được điều động trước khi Khả Hãn chết. Bọn họ kết luận đây chính là một âm mưu đã được bày ra tỉ mỉ từ trước, và kẻ tình nghi số một trong chuyện này không ai khác chính là tân Khả Hãn Hiệt Kiền Già Tư. Bởi vì chỉ có ông ta mới có khả năng điều động một lượng lớn quân đội như thế, và cũng chính ông ta là người hưởng lợi ích lớn nhất sau cái chết của Trung Trinh Khả Hãn.
Nếu như Hiệt Kiền Già Tư sau khi lên ngôi Khả Hãn, mà thay đổi các chủ trương chính sách của Trung Trinh Khả Hãn trước đó như: Xóa bỏ quốc sách dao động, hoàn toàn ủng hộ và liên minh với Đại Đường, tiếp tục cưới và lập công chúa Đại Đường làm Khả Đôn, thì có lẽ phái “ thân Đường” sẽ thừa nhận ngôi vị Khả Hãn của ông ta. Nhưng đằng này, Hiệt Kiền Già Tư ngay sau khi đăng vị cũng thay đổi quốc sách của Hồi Hột, nhưng lại hoàn toàn chuyển hướng Đại Thực. Chính điều này khiến cho phái “ thân Đường” mất hết kiên nhẫn và “ chút nhân tình” với ông ta. Bọn họ tập hợp mấy chục vạn người rời đi tới Khả Đôn thành ở phía đông Hồi Hột thành lập nước Đông Hồi Hột, chính thức cùng Hiệt Kiền Già Tư đối đầu. Từ đó khiến cho số lượng nhân khẩu của Hồi Hột mấy trăm năm gần đây vốn đã ít ỏi nay lại càng giảm đi nhiều nữa.
Sau tháng năm, Đại Đường tập trung điều động mấy chục vạn quân đội tới khắp biên giới Đường – Hồi. Theo đó Đại Đường cấm hoàn toàn việc vận chuyển buôn bán lương thực, muối, đường, gang sắt, đồng, dầu hỏa và các vật tư chiến lược khác, ngược bắc để chuyển sang Hồi Hột. Thậm chí ngay cả lá trà cũng cấm không cho ngược sang phía bắc. Lệnh đã ban ra mà kẻ nào cố tình vi phạm thì ngoài việc tịch biên gia sản, còn bị chém đầu. Đại Đường chỉ vẻn vẹn mở một địa điểm buôn bán nhỏ ở Cửu Nguyên, nhưng cũng chỉ cho phép mua bán trao đổi đồ sứ, tơ lụa và các mặt hàng xa xỉ với Hồi Hột.
Từ sau khi Hiệt Kiền Già Tư lên ngôi Khả Hãn thì quan hệ gữa Hồi Hột với Đại Đường ngày càng chuyển biến theo hướng xấu đi. Đó cũng chính là hậu quả của một loạt chính sách “ thù hằn” mà ông ta đã thi hành với Đường triều. Dĩ nhiên bọn người Hiệt Kiền Già Tư cũng đã dự đoán được điều này, nhưng bọn chúng vẫn bình tĩnh không mấy lo lắng, bởi vì mặc đù Đại Đường cấm vận toàn diện việc trao đổi mua bán với Hồi Hột nhưng bọn họ vẫn có thể nhận được các vật tư cần thiết từ phía tây. Chính Diệp Cáp Nhã là người nói ra điều này.
Hai canh giờ sau, ba ngàn Đại Thực quân làm nhiệm vụ đi theo hộ tống xe ngựa của Diệp Cáp Nhã đã xuất hiện ở phía cuối thảo nguyên. Diệp Cáp Nhã bắt đầu khởi hành từ Ba Cách Đạt vào hạ tuần tháng năm. Trải qua hơn một tháng hành trình, bây giờ ông ta mới tới được Hàn Nhĩ Đóa Bát Lý . Thật ra thì Hàn Đóa Nhĩ Bát Lý không phải là địa điểm chủ yếu trong hành trình của ông ta. Mục đích chuyến đi lần này của Diệp Cáp Nhã là tới Đại Đường, để cùng với Đại Đường hoàng đế thương lượng về vấn đề tù binh của chiến trường Toái Diệp. Ông ta tới Hàn Nhĩ Đóa Bát Lý chẳng qua cũng chỉ là tiện đường nên rẽ vào thăm một chút. Cũng là tiện thể chủ động lôi kéo đại quốc du mục ở phương đông này về với Đại Thực.
Lợi dụng Hồi Hột để kiềm chế Đại Đường, chính là chủ trương mà Diệp Cáp Nhã theo đuổi và bảo vệ bấy lâu nay. Lệnh cho Tô Nhĩ Mạn giết Trung Trinh Khả Hãn bằng thuốc độc, rồi nâng đỡ, ủng hộ cho phái “ thân Đại Thực” lên làm tâm Khả Hãn chính là chủ ý của ông ta. Lần này, những việc đó đều diễn ra suôn sẻ, nên kế hoạch của ông ta coi như đã thành công. Thành công này đã làm cho ông ta vui mừng không dứt. Trước khi đi Diệp Cáp Nhã còn thuyết phục Lạp Hy Đức phong Hiệt Kiền Già Tư làm Đông Phương Khả Hãn, ban thưởng cho hắn vạn lượng hoàng kim, mĩ nữ trăm người. Qua đó Đại Thực muốn có được sự thần phục và tin tưởng của Hiệt Kiền Già Tư.
Xe ngựa của Diệp Cáp Nhã từ từ chạy đến gần chỗ bọn người Hiệt Kiền Già Tư. Và vị Khả Hãn này cũng tự mình bỏ qua vị thế và sự tôn nghiêm của một vị quân vương, mà đích thân đến tận trước xe ngựa để hành lễ với Diệp Cáp Nhã – nhân vật quyền quý số một Đại Thực.
“ Hồi Hột Khả Hãn Hiệt Kiền Già Tư tham kiến Duy Tề Nhĩ điện hạ của A Bạt Tư đế quốc. Điện hạ trên đường đi thật là chịu nhiều cực khổ rồi”
Cửa xe ngựa được mở ra, Diệp Cáp Nhã được hai tên thị về đỡ rước xuống xe. Ông ta cười sảng khoái, đáp lễ trả lời Hiệt Hiền Già Tư: “ Khả Hãn đích thân đến tận đây nghênh đón, Diệp Cáp Nhã ta đây thật là nhận không nổi rồi. Lần này ta được Calipha ủy thác, đặc biệt tới đây để cùng Hồi Hột kết đồng minh, đồng thời bày tỏ sự ca ngợi trước sự ủng hộ của Khả Hãn đối với Đại Thực chúng ta.”
Dứt lời, Diệp Cáp Nhã vung tay ra hiệu, ngay lập tức mấy tên thị vệ đã khiêng hai cái rương lớn nặng trịch tới đặt ngay trước mặt của Hiệt Kiền Già Tư. Ông ta sai người mở nắp rương, lập tức đập vào mắt mọi người là ánh kim quang sáng chóe. Trong rương đó chính là những thỏi vàng ròng. Đồng thời Diệp Cáp Nhã ra lệnh cho mười mấy chiếc xe ngựa khác tiến lại gần hơn, màn xe được kéo ra. Và ở bên trong những chiếc xe ngựa này chính là những mỹ nữ tây phương vô cùng kiều mị đẹp mê hồn. Ông ta chỉ vào số hoàng kim và một trăm mỹ nữ rồi nói với Hiệt Kiền Già Tư: “ Một vạn lượng hoàng kim và một trăm mỹ nữ này là lễ vật Calipha bệ hạ ban tặng cho ngài. Ta biết rằng những lễ vật này chẳng làm cho Khả Hãn để mắt tới nhưng dù sao đó cũng là tâm ý của Calipha bệ hạ, xin Khả Hãn hãy vui lòng nhận cho”
Hiệt Kiền Già Tư đối với vạn lượng hoàng kim kia cũng không có mấy để ý, nhưng một trăm mỹ nhân da trắng nõn nà, dáng người cao thon thả, tóc vàng, mắt xanh biếc lại làm cho vị tân Khả Hãn này động tâm không ngớt. Hiệt Kiền Già Tư vui mừng khôn xiết, luôn miệng rối rít nói cảm ơn, rồi sai người đem hoàng kim và người đẹp đưa thẳng vào trong cung.
Ánh mắt sắc bén của Diệp Cáp Nhã không bỏ qua cơ hội này để quan sát Hiệt Kiền Già Tư. Từng biểu hiện nhỏ nhất trên nét mặt của vị Khả Hãn này đều lọt vào trong mắt của Diệp Cáp Nhã. Khi nhìn hoàng kim Hiệt Kiền Già Tư chỉ cười nhẹ một cái, còn khi nhìn thấy một trăm mỹ nữ tây phương, ánh mắt của ông ta sáng hẳn lên, không kiềm chế được bản năng nên nuốt nước miếng ừng ực. Chỉ với những biểu hiện như thế thôi Diệp Cáp Nhã đã đoán biết ngay Khả Hãn Hồi Hột chỉ là tên háo sắc mà thôi. Ông ta thích mỹ nhân không tốt sao? Ở A Bạt Tư đế quốc có rất nhiều mỹ nhân tuyệt sắc. Thậm chí Diệp Cáp Nhã còn muốn khuyên Lạp Hy Đức đem “ ánh trăng của Ba Cách Đạt” là A Ba Tái gả cho ông ta, như thế Đại Thực sẽ khống chế được Hồi Hột một cách chắc chắn.
Nghĩ tới đây, Diệp Cáp Nhã khẽ mỉm cười, ông ta lấy ra một tờ chiếu lệnh được viết trên da dê, nói: “ Lần này ta tới Hồi Hột, còn thực hiện một nhiệm vụ mà Calipha giao cho, đó là chính thức sắc phong Khả Hãn làm Đông Phương Khả Hãn. Việc sắc phong này hoàn toàn khác với việc sắc phong của Đại Đường. Nếu như Đại Đường sắc phong cho Khả Hãn như là một ân điển của bề trên với thuộc hạ, thì A Bạt Tư đế quốc chúng tôi sắc phong Khả Hãn thể hiện sự tôn kính của mình với người anh em Hồi Hột. Hy vọng Khả Hãn sẽ vui mừng đón nhận danh hiệu được phong này”
Hiệt Kiền Già Tư dĩ nhiên hiểu được đây chỉ là những lời nói có cánh, cho việc xã giao mà thôi, còn thực tế khi tiếp nhận sắc phong thì Hồi Hột sẽ chính thức phải thừa nhận quan hệ phụ thuộc với Đại Thực. Và tất nhiên, bản chất của bản sắc phong này cũng không khác gì với bản sắc của Đại Đường. Nhưng đến thời điểm này Hiệt Kiền Già Tư đã mất đi cơ hội được lựa chọn rồi. Nhân khẩu của Hồi Hột ngày một ít dần, thực lực của đất nước ngày càng suy yếu. Vì thế hơn lúc nào hết ông ta cần được Đại Thực ủng hộ một cách toàn diện. Hiệt Kiền Già Tư quỳ xuống, cùng kính nhần tờ chiếu lệnh viết trên da dê từ tay Diệp Cáp Nhã, rồi nói thật dõng dạc: “ Hiệt Kiền Già Tư vui mừng tiếp nhận sắc phong của Calipha bệ hạ” – “ Đại Hãn, xin người hãy mau đứng lên đi” Diệp Cáp Nhã tranh thủ đỡ ông ta đứng dậy. Khi ánh mắt của hai người vừa chạm vào nhau, thì không ai bảo ai cùng cười lên ha hả rất sảng khoái. Hiệt Kiền Già Tư chỉ tay về một đại trướng ở phía xa xa, nhiệt tình mời chào thượng khách Diệp Cáp Nhã: “ Ta đã chuẩn bị cả núi thịt, biển rượu để chào mừng Duy Tề Nhĩ điện hạ. Hôm nay chúng ta không say không nghỉ đấy nhé”
“ Được lắm, hôm nay chúng ta không say không về”
style='mso-special-character:line-break'> g hoàn thành công việc trước mùa đông năm nay.
Sau khi Hiệt Kiền Già Tư sát hại Trung Trinh Khả Hãn bằng thuốc độc, rồi đăng vị , thì ở Hồi Hột không hề xuất hiện cục diện thuận lợi theo hướng một chiều được vạn dân ủng hộ như lời của Tô Nhĩ Mạn đã nói với ông ta. Mà ngược lại phái “ thân Đường” kiên quyết không chấp nhận lý do công chúa Đại Đường hạ độc vào rượu của Khả Hãn, theo cách lập luận của họ thì công chúa từ đầu tới cuối không hề có cơ hội để đến gần Trung Trinh Khả Hãn chứ nói gì tới hạ độc. Nếu luận điệu của Hiệt Kiền Già Tư thì ai cũng có thể thủ phạm. Không chỉ biện hộ cho công chúa Đại Đường, phái “ thân Đường” còn quay sang hoài nghi việc quân đội tại sao lại được điều động trước khi Khả Hãn chết. Bọn họ kết luận đây chính là một âm mưu đã được bày ra tỉ mỉ từ trước, và kẻ tình nghi số một trong chuyện này không ai khác chính là tân Khả Hãn Hiệt Kiền Già Tư. Bởi vì chỉ có ông ta mới có khả năng điều động một lượng lớn quân đội như thế, và cũng chính ông ta là người hưởng lợi ích lớn nhất sau cái chết của Trung Trinh Khả Hãn.
Nếu như Hiệt Kiền Già Tư sau khi lên ngôi Khả Hãn, mà thay đổi các chủ trương chính sách của Trung Trinh Khả Hãn trước đó như: Xóa bỏ quốc sách dao động, hoàn toàn ủng hộ và liên minh với Đại Đường, tiếp tục cưới và lập công chúa Đại Đường làm Khả Đôn, thì có lẽ phái “ thân Đường” sẽ thừa nhận ngôi vị Khả Hãn của ông ta. Nhưng đằng này, Hiệt Kiền Già Tư ngay sau khi đăng vị cũng thay đổi quốc sách của Hồi Hột, nhưng lại hoàn toàn chuyển hướng Đại Thực. Chính điều này khiến cho phái “ thân Đường” mất hết kiên nhẫn và “ chút nhân tình” với ông ta. Bọn họ tập hợp mấy chục vạn người rời đi tới Khả Đôn thành ở phía đông Hồi Hột thành lập nước Đông Hồi Hột, chính thức cùng Hiệt Kiền Già Tư đối đầu. Từ đó khiến cho số lượng nhân khẩu của Hồi Hột mấy trăm năm gần đây vốn đã ít ỏi nay lại càng giảm đi nhiều nữa.
Sau tháng năm, Đại Đường tập trung điều động mấy chục vạn quân đội tới khắp biên giới Đường – Hồi. Theo đó Đại Đường cấm hoàn toàn việc vận chuyển buôn bán lương thực, muối, đường, gang sắt, đồng, dầu hỏa và các vật tư chiến lược khác, ngược bắc để chuyển sang Hồi Hột. Thậm chí ngay cả lá trà cũng cấm không cho ngược sang phía bắc. Lệnh đã ban ra mà kẻ nào cố tình vi phạm thì ngoài việc tịch biên gia sản, còn bị chém đầu. Đại Đường chỉ vẻn vẹn mở một địa điểm buôn bán nhỏ ở Cửu Nguyên, nhưng cũng chỉ cho phép mua bán trao đổi đồ sứ, tơ lụa và các mặt hàng xa xỉ với Hồi Hột.
Từ sau khi Hiệt Kiền Già Tư lên ngôi Khả Hãn thì quan hệ gữa Hồi Hột với Đại Đường ngày càng chuyển biến theo hướng xấu đi. Đó cũng chính là hậu quả của một loạt chính sách “ thù hằn” mà ông ta đã thi hành với Đường triều. Dĩ nhiên bọn người Hiệt Kiền Già Tư cũng đã dự đoán được điều này, nhưng bọn chúng vẫn bình tĩnh không mấy lo lắng, bởi vì mặc đù Đại Đường cấm vận toàn diện việc trao đổi mua bán với Hồi Hột nhưng bọn họ vẫn có thể nhận được các vật tư cần thiết từ phía tây. Chính Diệp Cáp Nhã là người nói ra điều này.
Hai canh giờ sau, ba ngàn Đại Thực quân làm nhiệm vụ đi theo hộ tống xe ngựa của Diệp Cáp Nhã đã xuất hiện ở phía cuối thảo nguyên. Diệp Cáp Nhã bắt đầu khởi hành từ Ba Cách Đạt vào hạ tuần tháng năm. Trải qua hơn một tháng hành trình, bây giờ ông ta mới tới được Hàn Nhĩ Đóa Bát Lý . Thật ra thì Hàn Đóa Nhĩ Bát Lý không phải là địa điểm chủ yếu trong hành trình của ông ta. Mục đích chuyến đi lần này của Diệp Cáp Nhã là tới Đại Đường, để cùng với Đại Đường hoàng đế thương lượng về vấn đề tù binh của chiến trường Toái Diệp. Ông ta tới Hàn Nhĩ Đóa Bát Lý chẳng qua cũng chỉ là tiện đường nên rẽ vào thăm một chút. Cũng là tiện thể chủ động lôi kéo đại quốc du mục ở phương đông này về với Đại Thực.
Lợi dụng Hồi Hột để kiềm chế Đại Đường, chính là chủ trương mà Diệp Cáp Nhã theo đuổi và bảo vệ bấy lâu nay. Lệnh cho Tô Nhĩ Mạn giết Trung Trinh Khả Hãn bằng thuốc độc, rồi nâng đỡ, ủng hộ cho phái “ thân Đại Thực” lên làm tâm Khả Hãn chính là chủ ý của ông ta. Lần này, những việc đó đều diễn ra suôn sẻ, nên kế hoạch của ông ta coi như đã thành công. Thành công này đã làm cho ông ta vui mừng không dứt. Trước khi đi Diệp Cáp Nhã còn thuyết phục Lạp Hy Đức phong Hiệt Kiền Già Tư làm Đông Phương Khả Hãn, ban thưởng cho hắn vạn lượng hoàng kim, mĩ nữ trăm người. Qua đó Đại Thực muốn có được sự thần phục và tin tưởng của Hiệt Kiền Già Tư.
Xe ngựa của Diệp Cáp Nhã từ từ chạy đến gần chỗ bọn người Hiệt Kiền Già Tư. Và vị Khả Hãn này cũng tự mình bỏ qua vị thế và sự tôn nghiêm của một vị quân vương, mà đích thân đến tận trước xe ngựa để hành lễ với Diệp Cáp Nhã – nhân vật quyền quý số một Đại Thực.
“ Hồi Hột Khả Hãn Hiệt Kiền Già Tư tham kiến Duy Tề Nhĩ điện hạ của A Bạt Tư đế quốc. Điện hạ trên đường đi thật là chịu nhiều cực khổ rồi”
Cửa xe ngựa được mở ra, Diệp Cáp Nhã được hai tên thị về đỡ rước xuống xe. Ông ta cười sảng khoái, đáp lễ trả lời Hiệt Hiền Già Tư: “ Khả Hãn đích thân đến tận đây nghênh đón, Diệp Cáp Nhã ta đây thật là nhận không nổi rồi. Lần này ta được Calipha ủy thác, đặc biệt tới đây để cùng Hồi Hột kết đồng minh, đồng thời bày tỏ sự ca ngợi trước sự ủng hộ của Khả Hãn đối với Đại Thực chúng ta.”
Dứt lời, Diệp Cáp Nhã vung tay ra hiệu, ngay lập tức mấy tên thị vệ đã khiêng hai cái rương lớn nặng trịch tới đặt ngay trước mặt của Hiệt Kiền Già Tư. Ông ta sai người mở nắp rương, lập tức đập vào mắt mọi người là ánh kim quang sáng chóe. Trong rương đó chính là những thỏi vàng ròng. Đồng thời Diệp Cáp Nhã ra lệnh cho mười mấy chiếc xe ngựa khác tiến lại gần hơn, màn xe được kéo ra. Và ở bên trong những chiếc xe ngựa này chính là những mỹ nữ tây phương vô cùng kiều mị đẹp mê hồn. Ông ta chỉ vào số hoàng kim và một trăm mỹ nữ rồi nói với Hiệt Kiền Già Tư: “ Một vạn lượng hoàng kim và một trăm mỹ nữ này là lễ vật Calipha bệ hạ ban tặng cho ngài. Ta biết rằng những lễ vật này chẳng làm cho Khả Hãn để mắt tới nhưng dù sao đó cũng là tâm ý của Calipha bệ hạ, xin Khả Hãn hãy vui lòng nhận cho”
Hiệt Kiền Già Tư đối với vạn lượng hoàng kim kia cũng không có mấy để ý, nhưng một trăm mỹ nhân da trắng nõn nà, dáng người cao thon thả, tóc vàng, mắt xanh biếc lại làm cho vị tân Khả Hãn này động tâm không ngớt. Hiệt Kiền Già Tư vui mừng khôn xiết, luôn miệng rối rít nói cảm ơn, rồi sai người đem hoàng kim và người đẹp đưa thẳng vào trong cung.
Ánh mắt sắc bén của Diệp Cáp Nhã không bỏ qua cơ hội này để quan sát Hiệt Kiền Già Tư. Từng biểu hiện nhỏ nhất trên nét mặt của vị Khả Hãn này đều lọt vào trong mắt của Diệp Cáp Nhã. Khi nhìn hoàng kim Hiệt Kiền Già Tư chỉ cười nhẹ một cái, còn khi nhìn thấy một trăm mỹ nữ tây phương, ánh mắt của ông ta sáng hẳn lên, không kiềm chế được bản năng nên nuốt nước miếng ừng ực. Chỉ với những biểu hiện như thế thôi Diệp Cáp Nhã đã đoán biết ngay Khả Hãn Hồi Hột chỉ là tên háo sắc mà thôi. Ông ta thích mỹ nhân không tốt sao? Ở A Bạt Tư đế quốc có rất nhiều mỹ nhân tuyệt sắc. Thậm chí Diệp Cáp Nhã còn muốn khuyên Lạp Hy Đức đem “ ánh trăng của Ba Cách Đạt” là A Ba Tái gả cho ông ta, như thế Đại Thực sẽ khống chế được Hồi Hột một cách chắc chắn.
Nghĩ tới đây, Diệp Cáp Nhã khẽ mỉm cười, ông ta lấy ra một tờ chiếu lệnh được viết trên da dê, nói: “ Lần này ta tới Hồi Hột, còn thực hiện một nhiệm vụ mà Calipha giao cho, đó là chính thức sắc phong Khả Hãn làm Đông Phương Khả Hãn. Việc sắc phong này hoàn toàn khác với việc sắc phong của Đại Đường. Nếu như Đại Đường sắc phong cho Khả Hãn như là một ân điển của bề trên với thuộc hạ, thì A Bạt Tư đế quốc chúng tôi sắc phong Khả Hãn thể hiện sự tôn kính của mình với người anh em Hồi Hột. Hy vọng Khả Hãn sẽ vui mừng đón nhận danh hiệu được phong này”
Hiệt Kiền Già Tư dĩ nhiên hiểu được đây chỉ là những lời nói có cánh, cho việc xã giao mà thôi, còn thực tế khi tiếp nhận sắc phong thì Hồi Hột sẽ chính thức phải thừa nhận quan hệ phụ thuộc với Đại Thực. Và tất nhiên, bản chất của bản sắc phong này cũng không khác gì với bản sắc của Đại Đường. Nhưng đến thời điểm này Hiệt Kiền Già Tư đã mất đi cơ hội được lựa chọn rồi. Nhân khẩu của Hồi Hột ngày một ít dần, thực lực của đất nước ngày càng suy yếu. Vì thế hơn lúc nào hết ông ta cần được Đại Thực ủng hộ một cách toàn diện. Hiệt Kiền Già Tư quỳ xuống, cùng kính nhần tờ chiếu lệnh viết trên da dê từ tay Diệp Cáp Nhã, rồi nói thật dõng dạc: “ Hiệt Kiền Già Tư vui mừng tiếp nhận sắc phong của Calipha bệ hạ” – “ Đại Hãn, xin người hãy mau đứng lên đi” Diệp Cáp Nhã tranh thủ đỡ ông ta đứng dậy. Khi ánh mắt của hai người vừa chạm vào nhau, thì không ai bảo ai cùng cười lên ha hả rất sảng khoái. Hiệt Kiền Già Tư chỉ tay về một đại trướng ở phía xa xa, nhiệt tình mời chào thượng khách Diệp Cáp Nhã: “ Ta đã chuẩn bị cả núi thịt, biển rượu để chào mừng Duy Tề Nhĩ điện hạ. Hôm nay chúng ta không say không nghỉ đấy nhé”
“ Được lắm, hôm nay chúng ta không say không về”
style='mso-special-character:line-break'> g hoàn thành công việc trước mùa đông năm nay.