- Tác giả
- Thanh Vân
- Thể loại
- Truyện ngắn
- Tình trạng
- Hoàn thành
- Lượt đọc
- 822
- Cập nhật
ĐẠI HẠ GIÁ
Câu chuyện này thật không làm sao hiểu nổi.- người đàn bà bị thương đang nằm trên chiếc băng ca cho người cảnh sát chăm sóc nói lớn- Sáng nay vợ chồng tôi ăn sáng xong vào lúc 10 giờ vì Phát có lệ ngủ dậy thật muộn vào mổi sáng thứ bảy. Cũng như mọi ngày, ông ta vừa ăn vừa chăm chú xem báo, tôi ngồi trước mặt mà cũng chẳng thấy mặt mủi ông ta gì cả. Rồi đột nhiên ông ta nhỏm dậy. Ông xé một mục quảng cáo ở trang rao vặt và nhét vội vào túi quần.Xong ông ta chạy đi lấy áo khoác và nón rồi đi ngay ra khỏi nhà. Ông không nói với tôi một tiếng nào để cho tôi có thể hiểu chuyện gì đã xảy ra và ông ta bỏ đi đâu.
Sau đó tôi chỉ có thể nói với các ông là vào lúc 11giờ 30, tôi có nghe tiếng mở cửa ra vào. "Có phải anh Phát không? tôi vừa nói vừa bước ra phòng khách. Ồ thì đúng là ông ta thật. Nhưng các ông có biết chuyện gì không? Chồng tôi chĩa ngay mủi súng lục vào người tôi. Mới đầu, tôi tưởng ông ấy đùa nhưng rồi tôi bổng kinh hoàng khi thấy tay ông ấy bấm vào cò súng. Xong rồi "bùm", tôi có cảm tưởng như bị ai thoi vào người tôi một cú thật mạnh. Tôi nghĩ rồi đây chắc tôi phải vứt chiếc áo này đi quá".
- Bà hãy bình tỉnh lại đi! Một sĩ quan vừa nói vừa lấy cái kéo cố cắt cái áo bằng vải của bà ta để có thể băng bó vết thương. Bà bị mất máu hơi nhiều nhưng viên đạn chỉ trúng vào bắp thịt của tay bà mà thôi. Bà thật may mắn lắm đó bà ạ.
- May mắn?- Bà ré lên- May mắn có một ông chồng như vậy sao?
Bà ta hướng đôi mắt về phía ông trung úy cảnh sát đang trầm tỉnh nói chuyện điện thọai ở góc phòng. Khi ông đặt ống nghe xuống , ông đi về phía bà Phát với vẻ mặt của một người phải đem một tin không vui đến cho một người khác.
-Tôi rất tiếc là phải báo cho bà hay, một xe tuần tiểu đã tìm thấy ông nhà ở góc đường Bolsa và Bushard. Họ ra lệnh cho ông ấy đứng lại nhưng ông ấy không những không tuân lệnh còn rút súng ra.... và ông ấy đã chết!
Lúc mới nghe, khuôn mặt bà Phát lặng đi như một bức tượng đá nhưng rồi khuôn mặt bà dãn dần ra rồi bà buông một tiếng thở dài nhẹ nhõm hay một tiếng thở dài cam chịu cũng được.
- Tội nghiệp cho chồng tôi! Tôi biết mấy ông đang muốn tìm hiểu về ông ấy lắm phải không?
- Đúng như vậy, thưa Bà! Ông trung úy trả lời
- TRời ơi, trên một vài phương diện ông ta cũng giống như những người đàn ông khác thôi nưng thật tình tôi chưa bao giờ gặp một người keo bẩn như ông ấy. Tôi nghĩ những sự bất hòa giữa hai vợ chồng tôi đều bắt nguồn từ nguyên nhân đó cả.Ông ấy keo kiệt đến nổi từ sáu năm nay ông ấy chưa sắm nổi cho mình một đôi giày mới và ông ấy sẽ được chôn cất trong bộ đồ ông ấy mua cách đây chín năm rồi. Còn các ông muốn hiểu thêm về tánh keo kiệt của ông chồng tôi thì hảy xuống thăm căn hầm nhà này.... Các ông sẽ thấy từng bó lớn bao nhựa và một gói lớn nắp chai bia.... Các ông đừng hỏi chồng tôi tích trử những thứ đó làm gì! Ông ấy để dành để lợp lại mái nhà đó.... Thật tình tôi chưa hề gặp một người nào keo bẩn như thế cả. Chúng tôi cải nhau năm này qua năm khác cũng chỉ về vấn đề tiền thôi à! Tôi đã cố gắng thu vén ăn tiêu thật khéo với đồng lương khiêm tốn của chồng tôi...Các ông không biết chứ tôi là vô địch trong việc nấu lại những món ăn thừa. Nhưng tôi là đàn bà và ...lâu lâu tôi cũng thèm mua cho mình một vài đồ vặt vãnh chứ.... Tôi muốn nói , người phụ nữ nào cũng cảm thấy cần mua cho mình một cái áo hay một cái ví mới chứ, nếu không họ sẽ thấy cuộc đời làm vợ và làm Mẹ của mình thật buồn chán vô cùng. Lâu lâu mua một lần cho lên tinh thần, miễn đừng phí phạm làm thâm thủng ngân quỷ gia đình thì thôi, phải không các ông?
Nói tóm lại, không khí gia đình của chúng tôi càng ngày càng khó thở vì bệnh keo kiệt của chồng tôi mổi ngày mổi tăng lên một cách khủng khiếp. Nhiều khi tôi cảm thấy không thể nào sống mãi như vậy được nữa. Tôi nhớ một hôm trong một trận cải vả, tôi đã bỏ đi sau khi đóng sầm cửa vào mặt ông ấy. Tôi chỉ trở về nhà sau khi vào một tiệm áo quần phụ nữ và mua cho mình chừng nửa tá những áo quần cần thiết Hôm đó tôi đã tiêu cho mình chừng một trăm đô la. Tôi làm vậy chỉ cốt cho ông ta tức điên lên mà thôi. Và đúng như vậy thật, khi trông thấy đống áo quần tôi mua về, ông ta gần như phát khùng, ông cầm bình hoa và cá gạt tàn thuốc lá định liệng vào người tôi nhưng chắc ông chợt nghĩ các thứ đồ đó mà vỡ đi thì phải tốn tiền mua thứ khác nên ông đành để những thứ đó xuống lại. Nhưng tôi nghĩ câu chuyện làm cho ông ta muốn bắn chết tôi, nguyên nhân chỉ là câu chuyện cãi lộn giữa hai vợ chồng tôi vào tối ngày hôm qua. Thú thực với các ông, tôi không làm sao từ chối được những người bán hàng khi họ đến tận nhà năn nỉ mua giùm họ một món gì. Hôm qua cũng vậy, có một anh chàng khéo ăn khéo nói đến dụ tôi mua một cái máy hút bụi với tất cả đồ phụ tùng của nó.Gíá tổng cộng vào khoảng một trăm sáu chục đô la. Khi tôi kể chuyện đó lại cho chồng tôi nghe thì ông ta không nói một tiếng gì mà chỉ nhìn tôi bằng bằng một cái nhìn lạ lùng thật là khác thường. Ông ta không nói gì cả, không nói một tiếng nào. Chuyện này chưa bao giờ xảy ra, đáng lý tôi phải lo lắng mới phải chứ. Vậy mà tôi không thèm để ý gì cả.... Rồi các ông thấy đó, hậu quả là chồng tôi suýt giết tôi hôm nay...
- Vâng, - ông trung úy cảnh sát trả lời.- Nhưng tôi muốn biết cái mẩu quảng cáo mà chồng bà đã hấp tấp xé ra và hấp tấp bỏ đi, nó quảng cáo cái gì vậy?
- Cái đó thì tôi cũng chịu- Bà Phát trả lời- Tôi cũng đâu được xem nó. Nhưng có thể là một chuyện gì thật....
- Bà còn tờ báo đó không?
- Còn, nhưng chắc là nó nhàu nát hết rồi.
- Anh Hưng-- ông trung úy nói với người cộng sự viên của ông.- Anh tìm cho ra tờ báo đó rồi chạy đi mua cho tôi tờ báo khác giống hệt tờ này nhé! Tôi muốn biết cái quảng cáo đó quảng cáo cái gì vậy!
- Thưa trung úy, để tôi tìm ngay.
Một giờ sau mọi người đều hiểu nguyên nhân của tấm thảm kịch đã xảy ra ngày hôm nay trong nhà bà Phát.
- Nó quảng cáo cái gì vậy? Bà Phát hấp tấp hỏi mấy người cảnh sát.
- Đó là quảng cáo của một tiệm bán súng và đồ đi săn.
Ta có thể đọc được lời rao:
"Đại hạ giá tất cả các loại súng. Súng lục chỉ còn 100 đô chứ không phải hai trăm năm mưoi đô nữa"
Câu chuyện này thật không làm sao hiểu nổi.- người đàn bà bị thương đang nằm trên chiếc băng ca cho người cảnh sát chăm sóc nói lớn- Sáng nay vợ chồng tôi ăn sáng xong vào lúc 10 giờ vì Phát có lệ ngủ dậy thật muộn vào mổi sáng thứ bảy. Cũng như mọi ngày, ông ta vừa ăn vừa chăm chú xem báo, tôi ngồi trước mặt mà cũng chẳng thấy mặt mủi ông ta gì cả. Rồi đột nhiên ông ta nhỏm dậy. Ông xé một mục quảng cáo ở trang rao vặt và nhét vội vào túi quần.Xong ông ta chạy đi lấy áo khoác và nón rồi đi ngay ra khỏi nhà. Ông không nói với tôi một tiếng nào để cho tôi có thể hiểu chuyện gì đã xảy ra và ông ta bỏ đi đâu.
Sau đó tôi chỉ có thể nói với các ông là vào lúc 11giờ 30, tôi có nghe tiếng mở cửa ra vào. "Có phải anh Phát không? tôi vừa nói vừa bước ra phòng khách. Ồ thì đúng là ông ta thật. Nhưng các ông có biết chuyện gì không? Chồng tôi chĩa ngay mủi súng lục vào người tôi. Mới đầu, tôi tưởng ông ấy đùa nhưng rồi tôi bổng kinh hoàng khi thấy tay ông ấy bấm vào cò súng. Xong rồi "bùm", tôi có cảm tưởng như bị ai thoi vào người tôi một cú thật mạnh. Tôi nghĩ rồi đây chắc tôi phải vứt chiếc áo này đi quá".
- Bà hãy bình tỉnh lại đi! Một sĩ quan vừa nói vừa lấy cái kéo cố cắt cái áo bằng vải của bà ta để có thể băng bó vết thương. Bà bị mất máu hơi nhiều nhưng viên đạn chỉ trúng vào bắp thịt của tay bà mà thôi. Bà thật may mắn lắm đó bà ạ.
- May mắn?- Bà ré lên- May mắn có một ông chồng như vậy sao?
Bà ta hướng đôi mắt về phía ông trung úy cảnh sát đang trầm tỉnh nói chuyện điện thọai ở góc phòng. Khi ông đặt ống nghe xuống , ông đi về phía bà Phát với vẻ mặt của một người phải đem một tin không vui đến cho một người khác.
-Tôi rất tiếc là phải báo cho bà hay, một xe tuần tiểu đã tìm thấy ông nhà ở góc đường Bolsa và Bushard. Họ ra lệnh cho ông ấy đứng lại nhưng ông ấy không những không tuân lệnh còn rút súng ra.... và ông ấy đã chết!
Lúc mới nghe, khuôn mặt bà Phát lặng đi như một bức tượng đá nhưng rồi khuôn mặt bà dãn dần ra rồi bà buông một tiếng thở dài nhẹ nhõm hay một tiếng thở dài cam chịu cũng được.
- Tội nghiệp cho chồng tôi! Tôi biết mấy ông đang muốn tìm hiểu về ông ấy lắm phải không?
- Đúng như vậy, thưa Bà! Ông trung úy trả lời
- TRời ơi, trên một vài phương diện ông ta cũng giống như những người đàn ông khác thôi nưng thật tình tôi chưa bao giờ gặp một người keo bẩn như ông ấy. Tôi nghĩ những sự bất hòa giữa hai vợ chồng tôi đều bắt nguồn từ nguyên nhân đó cả.Ông ấy keo kiệt đến nổi từ sáu năm nay ông ấy chưa sắm nổi cho mình một đôi giày mới và ông ấy sẽ được chôn cất trong bộ đồ ông ấy mua cách đây chín năm rồi. Còn các ông muốn hiểu thêm về tánh keo kiệt của ông chồng tôi thì hảy xuống thăm căn hầm nhà này.... Các ông sẽ thấy từng bó lớn bao nhựa và một gói lớn nắp chai bia.... Các ông đừng hỏi chồng tôi tích trử những thứ đó làm gì! Ông ấy để dành để lợp lại mái nhà đó.... Thật tình tôi chưa hề gặp một người nào keo bẩn như thế cả. Chúng tôi cải nhau năm này qua năm khác cũng chỉ về vấn đề tiền thôi à! Tôi đã cố gắng thu vén ăn tiêu thật khéo với đồng lương khiêm tốn của chồng tôi...Các ông không biết chứ tôi là vô địch trong việc nấu lại những món ăn thừa. Nhưng tôi là đàn bà và ...lâu lâu tôi cũng thèm mua cho mình một vài đồ vặt vãnh chứ.... Tôi muốn nói , người phụ nữ nào cũng cảm thấy cần mua cho mình một cái áo hay một cái ví mới chứ, nếu không họ sẽ thấy cuộc đời làm vợ và làm Mẹ của mình thật buồn chán vô cùng. Lâu lâu mua một lần cho lên tinh thần, miễn đừng phí phạm làm thâm thủng ngân quỷ gia đình thì thôi, phải không các ông?
Nói tóm lại, không khí gia đình của chúng tôi càng ngày càng khó thở vì bệnh keo kiệt của chồng tôi mổi ngày mổi tăng lên một cách khủng khiếp. Nhiều khi tôi cảm thấy không thể nào sống mãi như vậy được nữa. Tôi nhớ một hôm trong một trận cải vả, tôi đã bỏ đi sau khi đóng sầm cửa vào mặt ông ấy. Tôi chỉ trở về nhà sau khi vào một tiệm áo quần phụ nữ và mua cho mình chừng nửa tá những áo quần cần thiết Hôm đó tôi đã tiêu cho mình chừng một trăm đô la. Tôi làm vậy chỉ cốt cho ông ta tức điên lên mà thôi. Và đúng như vậy thật, khi trông thấy đống áo quần tôi mua về, ông ta gần như phát khùng, ông cầm bình hoa và cá gạt tàn thuốc lá định liệng vào người tôi nhưng chắc ông chợt nghĩ các thứ đồ đó mà vỡ đi thì phải tốn tiền mua thứ khác nên ông đành để những thứ đó xuống lại. Nhưng tôi nghĩ câu chuyện làm cho ông ta muốn bắn chết tôi, nguyên nhân chỉ là câu chuyện cãi lộn giữa hai vợ chồng tôi vào tối ngày hôm qua. Thú thực với các ông, tôi không làm sao từ chối được những người bán hàng khi họ đến tận nhà năn nỉ mua giùm họ một món gì. Hôm qua cũng vậy, có một anh chàng khéo ăn khéo nói đến dụ tôi mua một cái máy hút bụi với tất cả đồ phụ tùng của nó.Gíá tổng cộng vào khoảng một trăm sáu chục đô la. Khi tôi kể chuyện đó lại cho chồng tôi nghe thì ông ta không nói một tiếng gì mà chỉ nhìn tôi bằng bằng một cái nhìn lạ lùng thật là khác thường. Ông ta không nói gì cả, không nói một tiếng nào. Chuyện này chưa bao giờ xảy ra, đáng lý tôi phải lo lắng mới phải chứ. Vậy mà tôi không thèm để ý gì cả.... Rồi các ông thấy đó, hậu quả là chồng tôi suýt giết tôi hôm nay...
- Vâng, - ông trung úy cảnh sát trả lời.- Nhưng tôi muốn biết cái mẩu quảng cáo mà chồng bà đã hấp tấp xé ra và hấp tấp bỏ đi, nó quảng cáo cái gì vậy?
- Cái đó thì tôi cũng chịu- Bà Phát trả lời- Tôi cũng đâu được xem nó. Nhưng có thể là một chuyện gì thật....
- Bà còn tờ báo đó không?
- Còn, nhưng chắc là nó nhàu nát hết rồi.
- Anh Hưng-- ông trung úy nói với người cộng sự viên của ông.- Anh tìm cho ra tờ báo đó rồi chạy đi mua cho tôi tờ báo khác giống hệt tờ này nhé! Tôi muốn biết cái quảng cáo đó quảng cáo cái gì vậy!
- Thưa trung úy, để tôi tìm ngay.
Một giờ sau mọi người đều hiểu nguyên nhân của tấm thảm kịch đã xảy ra ngày hôm nay trong nhà bà Phát.
- Nó quảng cáo cái gì vậy? Bà Phát hấp tấp hỏi mấy người cảnh sát.
- Đó là quảng cáo của một tiệm bán súng và đồ đi săn.
Ta có thể đọc được lời rao:
"Đại hạ giá tất cả các loại súng. Súng lục chỉ còn 100 đô chứ không phải hai trăm năm mưoi đô nữa"
Bình luận facebook