Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 73
Tả Thiếu Dương vừa ra khỏi cửa, còn chưa tới ngõ thì gặp ngay một lão giả mặc cẩm bào, râu quai nón rậm mà ngắn, mặt mày hồng hào phát sáng, nhìn thấy Tả Thiếu Dương liền hớn hở đi tới cười vang:
- Đại lang, đi đâu đó, tuần y hả?
Nghe xưng hô thì biết đây là người quen của mình, Tả Thiếu Dương hàm hồ đáp:
- Đúng thế lão bá?
- Sao cha cậu không đi.
- Cha ta ...à, ừm, cha ta chưa dậy, ta tự đi oanh quanh, chỉ gần đây thôi, bán ít dược hoàn, không khám bệnh ... Cha ta chưa cho ta khám bệnh.
- Nên thế, cậu còn nhỏ, chưa mãn sư mà.
Lão giả cười rất thân thiết:
Xem ra ông ta không phải tới khám bệnh, nhẹ người, Tả Thiếu Dương chẳng có tinh thần khám bệnh cho ông ta:
- Lão bá, vậy ta đi đây.
- Khoan đã nào, lão bá còn chưa nói hết mà.
Lão giả vẫy tay:
- Ta đang định tới nhà cậu đấy, không ngờ gặp cậu ở đây, nếu cha cậu còn chưa dậy, vậy nói trước với cậu cũng được, để sau cậu thương lượng với ông ấy trước, ta tới sau.
Tả Thiếu Dương kiên nhẫn nói:
- Lão bá có chuyện gì nói đi.
- Ừ, là thế này.
Lão gia vuốt râu, ngó quanh không thấy người quen mới hạ thấp giọng xuống:
- Nghe nói nhà cậu trị được cho lão phụ trúng phong đi khắp thành không ai trị được.
- Đúng thế.
Tả Thiếu Dương bây giờ mới chợt để ý, trên người ông ta có mùi thuốc, đây hẳn là người trong nghề rồi, xem ra mục đích ông ta không khó đoán.
Lão giả cảm thấy hơi khó nói, hắng giọng mấy lần mới nói:
- Đại lang, cậu biết đơn thuốc đó chứ?
- Biết.
- Tốt quá rồi.
Lão giả kích động, nhìn quanh lần nữa lấy ra xâu tiền, đưa cho Tả Thiếu Dương:
- Nói cho ta phương ...
Ông ta chưa dứt lời có người quen đi qua chào:
- Phong lang trung!
- Tân lão bản, lâu rồi không gặp, khỏe chứ?
Vị Phong lang trung giấu vội xâu tiền đi, chắp tay đáp lại:
Phong lang trung, vậy ông ta là chưởng quầy cũng là tọa đường lang trung của Hồi Xuân Đường rồi, hôm ra Ngõa thị Tả Thiếu Dương chủ ý nghe ngóng về mấy hiệu thuốc trong thành, đây là kiến thức cần phải biết.
Mặc dù vị Phong lang trung đó còn chưa nói hết câu nhưng Tả Thiếu Dương đoán ra rồi, ông ta định dùng xâu tiền kia để lừa y nói ra phương thuốc, coi y là thằng ngốc để dụ dỗ, không cần nói cũng biết là Nghê Nhị hoặc người XXX Đường đem chuyện y ngốc nghếch mang xạ hương bán với giá 10 lượng đi kể khắp nơi rồi..
Triều Đường trị trúng phong chủ yếu là dùng nhân sâm, hơn nữa còn cần lượng lớn, nhà y cũng có phương thuốc này, tinh ra số nhân sâm cần dùng trong một phương thuốc vào khoảng bốn lượng bạc, cực đắt. Mà Quý Chi Đường rõ ràng không thể có nhân sâm, chỉ toàn loại thuốc rẻ tiền, còn không đầy đủ, tin rằng người trong nghề đều biết cả, phương thuốc này không kém gì biến đá thành vàng.
Tả Thiếu Dương không lòng dạ nào dây dưa nhiều, thấy ông ta nói chuyện với người quen, tranh thủ thời cơ bỏ đi luôn.
Phong lang trung kia vội vàng cáo biệt sau đó đuổi theo Tả Thiếu Dương:
- Đại lang, khoan đã nào ... A Trần lão gia.
Tả Thiếu Dương vờ như không nghe thấy, rảo bước như bay, ra đường lớn đông người, vị Phong lang trung kia không tiện bám theo y nữa, luyến tiếc bỏ qua.
Rẽ qua một cửa ngõ, đi xuống bậc đá, thấy ngay quán trà, mùng một Tết đi dạo từng qua đây rồi, nhưng Tả Thiếu Dương không chú ý. Quán trà này vị trí khá đắc địa ngay đầu ngõ từ đường lớn đi vào, vừa được hưởng lưu lượng người qua lại đông, lại có sự yên tĩnh hiếm có chốn ồn ào, quán không lớn, có treo biển bốn chữ "Quán trà Thanh Hương", bàn ghế đều bằng trúc có cắm cái ô lá lớn che mưa nắng, lúc này trời sáng chưa lâu đã có khách tới thong thả uống trà rồi. Bên cạnh quán trà là ngõ nhỏ thông tới hậu viện.
Tang Oa Tử đại ca của Tang Tiểu Muội đang xách cái ấm trà đứng dựa bên cái quầy gỗ đặt mấy ấm trà lớn, mặt mũi bình thường, không tới mưc khó coi, trông có vẻ đần đần, không được nhanh nhạy lắm, đang ngáp ngắn ngáp dài. Sau quầy, cha hắn đang cúi đầu lật xem sổ sách, mẹ hắn xách cái ấm lớn đi khắp nơi rót thêm trà cho khách, bà ta khá phốp pháp, trái ngược ông chồng đen đúa gầy gò.
Tả Thiếu Dương tay cầm phướn tay rung chuông, vừa nhìn vừa chầm chậm đi ngang qua quán trà, không ai để ý tới y, cũng không ai gọi cả. Đi qua chừng chục bước chân rồi, không có cách nào khác, cắn răng mặt dày quay lại, lần này rung chuông to hơn lần trước.
Tang mẫu rốt cuộc chủ ý tới y rồi, ngẩng đầu lên đon đả nói:
- A, tiểu lang trung, tới uống trà hả? Vào ngồi đi.
- Không, không.
Tả Thiếu Dương đã chuẩn bị cớ sẵn rồi:
- Cháu đợi cha cháu.
- À, cha cậu lâu rồi không tới uống trà, hôm nay tới hả?
- À không, cha con cháu đi tuần y, cha bận ở chỗ khác, cháu bảo cháu ra đây đợi tạm, bá mẫu cứ làm việc đi ạ ...
Tả Thiếu Dương vừa nói vừa đi về phía trước, trong lòng thì thầm nhủ người ta gọi mình quay lại, nhưng đi qua một đoạn rồi vẫn không có ai gọi mình:
Chả lẽ quay lại lần nữa? Có vẻ không ổn, y muốn về nhà thì như nhìn thấy ánh mắt u oán của Tiểu Muội, thế là quay người lắc chuông đi về hướng quán trà, lần này đi chậm hơn, đi một bước dừng một lúc, lần này đi qua quán trà, đừng nói thấy Tiểu Muội, đến Tang mẫu cũng đã vào nhà bếp, có khách uống trà khó chịu nhìn y, phiền tiếng chuông phiền nhiễu quấy rầy bọn họ uống trà tán gẫu.
Hết hi vọng rồi, tẩu tử Tiểu Muội về thế nào cũng nói với nàng, thế này là nàng không muốn gặp mặt mình, cúi đầu ủ rũ chuẩn bị về nhà, cha hẳn đã dậy, không thể lề mề mãi ở chỗ này.
Đúng lúc ấy trong quán trà có người gọi:
- Không phải nhi tử của Tả lang trung à, cậu quanh quẩn ở đó làm gì?
Tả Thiếu Dương xoay người, chỉ thấy ở cửa ngõ nhỏ thông vào hậu viện có một lão giả, ông ta cao lắm, cao như cây sào vậy, đỉnh đầu gần chạm tới khung cửa luôn, búi tóc buộc vải lụa, râu hoa râm, mặc trường bào cổ tròn, hẳn là thứ tơ hảo hạng, chân tay mặt mày sạch sẽ, khác xa người cùng khổ y hay thấy, so với trà khách khác cũng hơn nhiều, không biết làm sao lại tới cái quán trà nhỏ này.
Có điều không quan trọng, có người gọi là tốt rồi, thêm cơ hội nấn ná chỗ này, Tả Thiếu Dương đi ngay tới chắp tay nói:
- Chào lão bá.
Lão trà khách đó cười:
- Tiểu lang trung, vào uống chén trà đi, thuận tiện xem bệnh cho ta, để xem cậu học được mấy phần bản lĩnh của Lão Tả rồi.
Nói xong đi vào hậu viện.
Người này hẳn rất thân thuộc với Tang gia, Tả Thiếu Dương cũng không biết có nên đi theo không, hậu viện thời xưa không phải chỗ tùy tiện đi vào, đang do dự thì Tang Oa Tử và Tang phụ ở quầy đều cười với y, Tả Thiếu Dương cười đáp lại, theo lão trà khách đi vào hậu viện.
Gọi là ngõ chứ nó chỉ là lối đi nhỏ đủ gánh thùng nước qua thôi, độ dài cũng bằng chiều sâu của quán trà, đi vào trong thấy một cái nhà sàn bên sông, hàng rào quanh sông tạo thành kiểu ghế dài hình vòng cung, nhìn dòng nước chậm rãi chảy qua phía dưới căn nhà, làm cảm tưởng thân như đang ở trong sông. Nếu đây là giữa mà hè, dứt khoát là chốn tránh nóng lý tưởng nhất, tiếc đây là mùa đông, gió sông lồng lộng, đúng là đẹp tới đông cứng người.
Hậu viện chỉ là sân nhỏ, không có ai cả, chỉ có mỗi lão giả áo gấm, một cái cốc trà to, bốc khói nghi ngút.
Lão trà khách kia đi tới bên cái ghế trúc, hai chân hơi dạng ra thế đứng tấn, tay chống đầu gối rồi từ từ ngồi xuống, mày hơi nhíu lại, đến khi ngồi xuống rồi mới thở phào, tay đấm lưng, bóp vai, vẫy vẫy gọi Tả Thiếu Dương tới.
Tả Thiếu Dương bị gió sông thổi làm áo bay phần phật, vậy mà lão trà khách kia lại như chẳng cảm thấy gì, tới run một cái cũng không có.
Đặt phướn một bên, kéo ghế trúc ngồi xuống, không biết phải xưng hô ông ta thế nào, chắp tay cười bồi:
- Lão bá uống trà ạ?
- Đại lang, đi đâu đó, tuần y hả?
Nghe xưng hô thì biết đây là người quen của mình, Tả Thiếu Dương hàm hồ đáp:
- Đúng thế lão bá?
- Sao cha cậu không đi.
- Cha ta ...à, ừm, cha ta chưa dậy, ta tự đi oanh quanh, chỉ gần đây thôi, bán ít dược hoàn, không khám bệnh ... Cha ta chưa cho ta khám bệnh.
- Nên thế, cậu còn nhỏ, chưa mãn sư mà.
Lão giả cười rất thân thiết:
Xem ra ông ta không phải tới khám bệnh, nhẹ người, Tả Thiếu Dương chẳng có tinh thần khám bệnh cho ông ta:
- Lão bá, vậy ta đi đây.
- Khoan đã nào, lão bá còn chưa nói hết mà.
Lão giả vẫy tay:
- Ta đang định tới nhà cậu đấy, không ngờ gặp cậu ở đây, nếu cha cậu còn chưa dậy, vậy nói trước với cậu cũng được, để sau cậu thương lượng với ông ấy trước, ta tới sau.
Tả Thiếu Dương kiên nhẫn nói:
- Lão bá có chuyện gì nói đi.
- Ừ, là thế này.
Lão gia vuốt râu, ngó quanh không thấy người quen mới hạ thấp giọng xuống:
- Nghe nói nhà cậu trị được cho lão phụ trúng phong đi khắp thành không ai trị được.
- Đúng thế.
Tả Thiếu Dương bây giờ mới chợt để ý, trên người ông ta có mùi thuốc, đây hẳn là người trong nghề rồi, xem ra mục đích ông ta không khó đoán.
Lão giả cảm thấy hơi khó nói, hắng giọng mấy lần mới nói:
- Đại lang, cậu biết đơn thuốc đó chứ?
- Biết.
- Tốt quá rồi.
Lão giả kích động, nhìn quanh lần nữa lấy ra xâu tiền, đưa cho Tả Thiếu Dương:
- Nói cho ta phương ...
Ông ta chưa dứt lời có người quen đi qua chào:
- Phong lang trung!
- Tân lão bản, lâu rồi không gặp, khỏe chứ?
Vị Phong lang trung giấu vội xâu tiền đi, chắp tay đáp lại:
Phong lang trung, vậy ông ta là chưởng quầy cũng là tọa đường lang trung của Hồi Xuân Đường rồi, hôm ra Ngõa thị Tả Thiếu Dương chủ ý nghe ngóng về mấy hiệu thuốc trong thành, đây là kiến thức cần phải biết.
Mặc dù vị Phong lang trung đó còn chưa nói hết câu nhưng Tả Thiếu Dương đoán ra rồi, ông ta định dùng xâu tiền kia để lừa y nói ra phương thuốc, coi y là thằng ngốc để dụ dỗ, không cần nói cũng biết là Nghê Nhị hoặc người XXX Đường đem chuyện y ngốc nghếch mang xạ hương bán với giá 10 lượng đi kể khắp nơi rồi..
Triều Đường trị trúng phong chủ yếu là dùng nhân sâm, hơn nữa còn cần lượng lớn, nhà y cũng có phương thuốc này, tinh ra số nhân sâm cần dùng trong một phương thuốc vào khoảng bốn lượng bạc, cực đắt. Mà Quý Chi Đường rõ ràng không thể có nhân sâm, chỉ toàn loại thuốc rẻ tiền, còn không đầy đủ, tin rằng người trong nghề đều biết cả, phương thuốc này không kém gì biến đá thành vàng.
Tả Thiếu Dương không lòng dạ nào dây dưa nhiều, thấy ông ta nói chuyện với người quen, tranh thủ thời cơ bỏ đi luôn.
Phong lang trung kia vội vàng cáo biệt sau đó đuổi theo Tả Thiếu Dương:
- Đại lang, khoan đã nào ... A Trần lão gia.
Tả Thiếu Dương vờ như không nghe thấy, rảo bước như bay, ra đường lớn đông người, vị Phong lang trung kia không tiện bám theo y nữa, luyến tiếc bỏ qua.
Rẽ qua một cửa ngõ, đi xuống bậc đá, thấy ngay quán trà, mùng một Tết đi dạo từng qua đây rồi, nhưng Tả Thiếu Dương không chú ý. Quán trà này vị trí khá đắc địa ngay đầu ngõ từ đường lớn đi vào, vừa được hưởng lưu lượng người qua lại đông, lại có sự yên tĩnh hiếm có chốn ồn ào, quán không lớn, có treo biển bốn chữ "Quán trà Thanh Hương", bàn ghế đều bằng trúc có cắm cái ô lá lớn che mưa nắng, lúc này trời sáng chưa lâu đã có khách tới thong thả uống trà rồi. Bên cạnh quán trà là ngõ nhỏ thông tới hậu viện.
Tang Oa Tử đại ca của Tang Tiểu Muội đang xách cái ấm trà đứng dựa bên cái quầy gỗ đặt mấy ấm trà lớn, mặt mũi bình thường, không tới mưc khó coi, trông có vẻ đần đần, không được nhanh nhạy lắm, đang ngáp ngắn ngáp dài. Sau quầy, cha hắn đang cúi đầu lật xem sổ sách, mẹ hắn xách cái ấm lớn đi khắp nơi rót thêm trà cho khách, bà ta khá phốp pháp, trái ngược ông chồng đen đúa gầy gò.
Tả Thiếu Dương tay cầm phướn tay rung chuông, vừa nhìn vừa chầm chậm đi ngang qua quán trà, không ai để ý tới y, cũng không ai gọi cả. Đi qua chừng chục bước chân rồi, không có cách nào khác, cắn răng mặt dày quay lại, lần này rung chuông to hơn lần trước.
Tang mẫu rốt cuộc chủ ý tới y rồi, ngẩng đầu lên đon đả nói:
- A, tiểu lang trung, tới uống trà hả? Vào ngồi đi.
- Không, không.
Tả Thiếu Dương đã chuẩn bị cớ sẵn rồi:
- Cháu đợi cha cháu.
- À, cha cậu lâu rồi không tới uống trà, hôm nay tới hả?
- À không, cha con cháu đi tuần y, cha bận ở chỗ khác, cháu bảo cháu ra đây đợi tạm, bá mẫu cứ làm việc đi ạ ...
Tả Thiếu Dương vừa nói vừa đi về phía trước, trong lòng thì thầm nhủ người ta gọi mình quay lại, nhưng đi qua một đoạn rồi vẫn không có ai gọi mình:
Chả lẽ quay lại lần nữa? Có vẻ không ổn, y muốn về nhà thì như nhìn thấy ánh mắt u oán của Tiểu Muội, thế là quay người lắc chuông đi về hướng quán trà, lần này đi chậm hơn, đi một bước dừng một lúc, lần này đi qua quán trà, đừng nói thấy Tiểu Muội, đến Tang mẫu cũng đã vào nhà bếp, có khách uống trà khó chịu nhìn y, phiền tiếng chuông phiền nhiễu quấy rầy bọn họ uống trà tán gẫu.
Hết hi vọng rồi, tẩu tử Tiểu Muội về thế nào cũng nói với nàng, thế này là nàng không muốn gặp mặt mình, cúi đầu ủ rũ chuẩn bị về nhà, cha hẳn đã dậy, không thể lề mề mãi ở chỗ này.
Đúng lúc ấy trong quán trà có người gọi:
- Không phải nhi tử của Tả lang trung à, cậu quanh quẩn ở đó làm gì?
Tả Thiếu Dương xoay người, chỉ thấy ở cửa ngõ nhỏ thông vào hậu viện có một lão giả, ông ta cao lắm, cao như cây sào vậy, đỉnh đầu gần chạm tới khung cửa luôn, búi tóc buộc vải lụa, râu hoa râm, mặc trường bào cổ tròn, hẳn là thứ tơ hảo hạng, chân tay mặt mày sạch sẽ, khác xa người cùng khổ y hay thấy, so với trà khách khác cũng hơn nhiều, không biết làm sao lại tới cái quán trà nhỏ này.
Có điều không quan trọng, có người gọi là tốt rồi, thêm cơ hội nấn ná chỗ này, Tả Thiếu Dương đi ngay tới chắp tay nói:
- Chào lão bá.
Lão trà khách đó cười:
- Tiểu lang trung, vào uống chén trà đi, thuận tiện xem bệnh cho ta, để xem cậu học được mấy phần bản lĩnh của Lão Tả rồi.
Nói xong đi vào hậu viện.
Người này hẳn rất thân thuộc với Tang gia, Tả Thiếu Dương cũng không biết có nên đi theo không, hậu viện thời xưa không phải chỗ tùy tiện đi vào, đang do dự thì Tang Oa Tử và Tang phụ ở quầy đều cười với y, Tả Thiếu Dương cười đáp lại, theo lão trà khách đi vào hậu viện.
Gọi là ngõ chứ nó chỉ là lối đi nhỏ đủ gánh thùng nước qua thôi, độ dài cũng bằng chiều sâu của quán trà, đi vào trong thấy một cái nhà sàn bên sông, hàng rào quanh sông tạo thành kiểu ghế dài hình vòng cung, nhìn dòng nước chậm rãi chảy qua phía dưới căn nhà, làm cảm tưởng thân như đang ở trong sông. Nếu đây là giữa mà hè, dứt khoát là chốn tránh nóng lý tưởng nhất, tiếc đây là mùa đông, gió sông lồng lộng, đúng là đẹp tới đông cứng người.
Hậu viện chỉ là sân nhỏ, không có ai cả, chỉ có mỗi lão giả áo gấm, một cái cốc trà to, bốc khói nghi ngút.
Lão trà khách kia đi tới bên cái ghế trúc, hai chân hơi dạng ra thế đứng tấn, tay chống đầu gối rồi từ từ ngồi xuống, mày hơi nhíu lại, đến khi ngồi xuống rồi mới thở phào, tay đấm lưng, bóp vai, vẫy vẫy gọi Tả Thiếu Dương tới.
Tả Thiếu Dương bị gió sông thổi làm áo bay phần phật, vậy mà lão trà khách kia lại như chẳng cảm thấy gì, tới run một cái cũng không có.
Đặt phướn một bên, kéo ghế trúc ngồi xuống, không biết phải xưng hô ông ta thế nào, chắp tay cười bồi:
- Lão bá uống trà ạ?