Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 762
Có một câu nói “Lão tướng xuất mã bằng hai dũng tướng”.
Đỗ Như Hối không phải lão tướng nhưng còn mạnh hơn lão tướng.
Với tư cách tể tướng một quốc gia, thủ đoạn, nhân mạch của hắn vượt xa Đỗ Hà.
Cho nên Đỗ Như Hối nói việc này giao cho hắn thì Đỗ Hà cũng không có dị nghị, hắn tin tưởng Đỗ Như Hối sẽ xử lý tốt chuyện này.
Sự thật cũng là như thế.
Tình hình cụ thể và tỉ mỉ thì Đỗ Hà không biết. Hắn chỉ biết ngay trong đêm Đỗ Như Hối vào cung yết kiến Lý Thế Dân.
Kế tiếp càng là gió êm sóng lặng một thời gian ngắn vẫn không hề phát sinh chuyện gì.
Bất quá Đỗ Hà nhạy cảm đã nhận ra một chút khác thường, Lý Thái bị bệnh, tĩnh dưỡng trong hoàng cung, tĩnh dưỡng hay là cái gì thì nhìn vào là biết.
Khoảng lặng trước cơn bão cũng không duy trì được bao lâu.
Chỉ qua nửa tháng, cường binh ập vào hai nhà Thôi, Vương bắt hết thành viên chủ yếu.
Việc này lập tức dấy lên phong ba trong sĩ tử, hai đại thế gia nho học đồng thời bị bỏ tù khiến sĩ tử thiên hạ đều rúng động.
Rất nhanh, triều đình công bố Thôi, Vương hai nhà mưu đồ bí mật hành thích vua, hơn nữa quyết định công khai thẩm tra xử lý.
Nếu như không có cáo trạng này, nếu bị người có lòng xúi giục, sĩ tử thiên hạ tất sẽ bạo động.
Bọn họ tuy không lực dời sông lấp biển nhưng lại nắm một cây thiết bút, có thể viết ra sự bất mãn với triều đình, viết triều đình vô chứng vô cứ diệt đi thế gia, tạo thành phong ba văn hóa.
Cáo trạng vừa ra, tình huống lập tức bất đồng.
Trung hiếu tiết nghĩa trung quân ái quốc là tư tưởng trọng yếu nhất của Nho gia. Ngoại trừ người của năm thế gia coi thế gia trọng hơn quốc gia còn lại kẻ sĩ bình thường vẫn xem trọng quốc gia hơn. Huống chi mưu đồ bí mật hành thích vua là tội liên luỵ cửu tộc, lúc này lên tiếng chẳng phải là tỏ vẻ mình cũng lẫn vào trong đó?
Vẫn chưa có người nào ngu xuẩn như vậy, không lý do đem loại tội lớn này tự gánh tại thân.
Trong lúc nhất thời, kẻ sĩ thiên hạ đồng thời tịt ngòi, im im lặng lặng chờ ngày công khai thẩm phán.
Vào ngày công thẩm Thôi Trung Bình, Vương Giai, Đỗ Hà cũng đích thân tới hiện trường, nhìn xem những sĩ nhân đã tụ cùng một chỗ chờ khai mở thẩm vấn, trong nội tâm có chút kinh ngạc, không thể tưởng được Thôi Vương hai nhà liên quan đến hành thích vua vẫn có thể tác động đến tâm của sĩ tử, đủ thấy địa vị của môn phiệt thế gia trong lòng kẻ sĩ.
Công thẩm bắt đầu, quan viên Đại Lý Tự không ngừng thẩm vấn. Dưới bằng chứng như núi, căn bản cũng không có dư địa cho Thôi Trung Bình, Vương Giai cãi lại, thành thật thú nhận hết thảy.
Kẻ sĩ thiên hạ thất vọng rồi, Đỗ Hà bất giác kính ngưỡng vô hạn với phụ thân.
Một số bằng chứng chứng minh Thôi Trung Bình, Vương Giai đều là nửa thật nửa giả, không phải là mật tín và sách thuốc mà hắn tổn hết tâm tư mới lấy được, chỉ là một phong mật tín giả và một chứng nhân vô danh, căn cứ vào đó để chứng minh hết thảy.
Rất hiển nhiên đây là tiết mục thao tác diễn cho thiên hạ kẻ sĩ xem.
Về phần tại sao làm như vậy, mục đích rất rõ ràng. Vì bảo toàn mặt mũi của Hoàng thất, che dấu chuyện Lý Thái ý đồ thí mẫu, càng thêm bảo trụ mạng nhỏ của Lý Thái.
Nếu như y theo căn cứ của Đỗ Hà, chủ mưu sẽ là Lý Thái. Hắn vì ngôi vị hoàng đế nên có tâm thí mẫu, mới có thể để cho Thôi Trung Bình, Vương Giai lợi dụng. Nhưng phương thức xử lý này lại trút hết tội lỗi cho Thôi Trung Bình, Vương Giai, Lý Thái chỉ là quân cờ mờ nhạt.
Tội sống khó tha, nhưng tội chết có thể miễn.
Đại Lý Tự căn cứ sự thật tình huống, hạ bản án.
Thôi Trung Bình, Vương Giai xử tử, kê biên và sung công gia sản hai nhà Thôi, Vương, con cháu trực hệ đều sung quân Lĩnh Nam.
Đối với tội hành thích vua, phán quyết này nhìn như là nhẹ nhưng thực tế lại khác.
Thủ đoạn sát phạt của Lý Thế Dân khác với những hoàng đế khác, cũng không phải nói hắn không quyết đoán mà nếu chưa đến lúc chính thức uy hiếp sự hiện hữu của hắn, hắn sẽ không sát thủ vô độ. Cũng tỷ như năm Trinh Quán nguyên niên, Nghĩa An vương Lý Hiếu Thường cùng Hữu vũ vệ Tướng quân Lưu Đức Dụ, thống quân Nguyên Hoằng Thiện tạo phản.
Khi đó Lý Thế Dân vừa mới đăng cơ, mấy người này định mượn nhờ cấm quân phản loạn. Bình thường với tội danh này thì diệt cửu tộc cũng không làm lạ. Đổi lại là Hán Vũ Đế, Minh Thái Tổ chắc chắn sẽ ra tru diệt sạch sẽ.
Lý Thế Dân lại không làm như vậy, chỉ là xử trí thủ phạm, không để họa đến người nhà.
Bởi vậy dưới thời Trinh Quán cơ hồ không có chuyện diệt tộc.
Thôi Trung Bình, Vương Giai mưu đồ bí mật hành thích vua, tội đáng chết vạn lần, nhưng Lý Thế Dân không có ý tứ động đao tàn sát xử trí thủ phạm, dò xét Thôi, Vương gia, đem trực hệ mang đến Lĩnh Nam cưỡng bức lao động, đem hai đại thế gia đánh rớt đáy cốc.
Nếu như ngay từ đầu do Đỗ Hà đến xử lý việc này, hắn sẽ lựa chọn thủ đoạn trực tiếp đánh tan. Nhưng không hề nghi ngờ, thủ đoạn của Đỗ Như Hối càng tốt hơn, hắn chẳng những bảo trụ mặt mũi Hoàng thất còn căn cứ tâm lý Lý Thế Dân giữ mạng cho Lý Thái, càng quan trọng hơn là lưu cho Lý Thế Dân danh tiếng “nhân quân”, tăng thêm địa vị trong lòng kẻ sĩ, có thể nói một viên đá ném chết nhiều con chim.
Loại thủ pháp uyển chuyển mà hữu hiệu, hơn nữa toàn diện chiếu cố này là chứng tỏ sự lão luyện trên quan trường.
Về phần Lý Thái cũng bị trừng phạt thích đáng. Sau chuyện hai nhà Thôi Vương một tháng, Lý Thế Dân tìm một lý do cách chức hắn làm thứ dân, giống như Lý Thừa Càn.
Hai huynh đệ đồng bào tranh đấu nhiều năm cuối cùng rơi vào cùng một kết cục, không thể bảo là một loại châm chọc.
Năm thế gia nổi tiếng nhất Đường triều bao gồm Thanh Hà Thôi thị, Phạm Dương Lô thị, Huỳnh Dương Trịnh thị, Thái Nguyên Vương thị, Lũng Tây Lý thị. Thôi thị, Vương thị suy vong, Lô thị bởi vì người thừa kế gia tộc chết thảm nên cũng dần suy sụp, Lũng Tây Lý thị sớm đã đưa về Lũng Tây thế gia, bị triều đình tiết chế. Môn phiệt thế gia đến tận đây cũng đi về hướng xuống dốc.
Chiếc gai nhọn trên lưng Lý Thế Dân đã được nhổ đi, bất quá đây là hỷ hay là bi thương, chỉ có trong lòng của hắn rõ ràng nhất rồi.
Nhưng ít ra theo như Đỗ Hà thấy thì Lý Thế Dân vẫn bị đả kích không nhỏ, tinh thần có chút không phấn chấn.
Người không phải cỏ cây, ai có thể vô tình đâu.
Phòng dột trời mưa cả đêm nào ngời thuyền lại gặp gió ngược.
Bởi vì chuyện Lý Thái, thân thể vốn yếu ớt của Trưởng Tôn Hoàng Hậu ngã bệnh, tình huống dị thường nghiêm trọng.
Các thái y túc trực bên giường suốt ngày suốt đêm nhưng cũng không trông thấy chuyển biến tốt đẹp.
Vào một ngày, ngoài phủ Đỗ Hà xuất hiện một vị lão giả tóc bạc mặt hồng hào, rất có dáng vẻ tiên phong đạo cốt.
Đỗ Hà cười ra nghênh đón, dẫn vào hoàng cung, lão giả chính là Dược Vương Tôn Tư Mạc đi du lịch đã lâu.
Đỗ Như Hối không phải lão tướng nhưng còn mạnh hơn lão tướng.
Với tư cách tể tướng một quốc gia, thủ đoạn, nhân mạch của hắn vượt xa Đỗ Hà.
Cho nên Đỗ Như Hối nói việc này giao cho hắn thì Đỗ Hà cũng không có dị nghị, hắn tin tưởng Đỗ Như Hối sẽ xử lý tốt chuyện này.
Sự thật cũng là như thế.
Tình hình cụ thể và tỉ mỉ thì Đỗ Hà không biết. Hắn chỉ biết ngay trong đêm Đỗ Như Hối vào cung yết kiến Lý Thế Dân.
Kế tiếp càng là gió êm sóng lặng một thời gian ngắn vẫn không hề phát sinh chuyện gì.
Bất quá Đỗ Hà nhạy cảm đã nhận ra một chút khác thường, Lý Thái bị bệnh, tĩnh dưỡng trong hoàng cung, tĩnh dưỡng hay là cái gì thì nhìn vào là biết.
Khoảng lặng trước cơn bão cũng không duy trì được bao lâu.
Chỉ qua nửa tháng, cường binh ập vào hai nhà Thôi, Vương bắt hết thành viên chủ yếu.
Việc này lập tức dấy lên phong ba trong sĩ tử, hai đại thế gia nho học đồng thời bị bỏ tù khiến sĩ tử thiên hạ đều rúng động.
Rất nhanh, triều đình công bố Thôi, Vương hai nhà mưu đồ bí mật hành thích vua, hơn nữa quyết định công khai thẩm tra xử lý.
Nếu như không có cáo trạng này, nếu bị người có lòng xúi giục, sĩ tử thiên hạ tất sẽ bạo động.
Bọn họ tuy không lực dời sông lấp biển nhưng lại nắm một cây thiết bút, có thể viết ra sự bất mãn với triều đình, viết triều đình vô chứng vô cứ diệt đi thế gia, tạo thành phong ba văn hóa.
Cáo trạng vừa ra, tình huống lập tức bất đồng.
Trung hiếu tiết nghĩa trung quân ái quốc là tư tưởng trọng yếu nhất của Nho gia. Ngoại trừ người của năm thế gia coi thế gia trọng hơn quốc gia còn lại kẻ sĩ bình thường vẫn xem trọng quốc gia hơn. Huống chi mưu đồ bí mật hành thích vua là tội liên luỵ cửu tộc, lúc này lên tiếng chẳng phải là tỏ vẻ mình cũng lẫn vào trong đó?
Vẫn chưa có người nào ngu xuẩn như vậy, không lý do đem loại tội lớn này tự gánh tại thân.
Trong lúc nhất thời, kẻ sĩ thiên hạ đồng thời tịt ngòi, im im lặng lặng chờ ngày công khai thẩm phán.
Vào ngày công thẩm Thôi Trung Bình, Vương Giai, Đỗ Hà cũng đích thân tới hiện trường, nhìn xem những sĩ nhân đã tụ cùng một chỗ chờ khai mở thẩm vấn, trong nội tâm có chút kinh ngạc, không thể tưởng được Thôi Vương hai nhà liên quan đến hành thích vua vẫn có thể tác động đến tâm của sĩ tử, đủ thấy địa vị của môn phiệt thế gia trong lòng kẻ sĩ.
Công thẩm bắt đầu, quan viên Đại Lý Tự không ngừng thẩm vấn. Dưới bằng chứng như núi, căn bản cũng không có dư địa cho Thôi Trung Bình, Vương Giai cãi lại, thành thật thú nhận hết thảy.
Kẻ sĩ thiên hạ thất vọng rồi, Đỗ Hà bất giác kính ngưỡng vô hạn với phụ thân.
Một số bằng chứng chứng minh Thôi Trung Bình, Vương Giai đều là nửa thật nửa giả, không phải là mật tín và sách thuốc mà hắn tổn hết tâm tư mới lấy được, chỉ là một phong mật tín giả và một chứng nhân vô danh, căn cứ vào đó để chứng minh hết thảy.
Rất hiển nhiên đây là tiết mục thao tác diễn cho thiên hạ kẻ sĩ xem.
Về phần tại sao làm như vậy, mục đích rất rõ ràng. Vì bảo toàn mặt mũi của Hoàng thất, che dấu chuyện Lý Thái ý đồ thí mẫu, càng thêm bảo trụ mạng nhỏ của Lý Thái.
Nếu như y theo căn cứ của Đỗ Hà, chủ mưu sẽ là Lý Thái. Hắn vì ngôi vị hoàng đế nên có tâm thí mẫu, mới có thể để cho Thôi Trung Bình, Vương Giai lợi dụng. Nhưng phương thức xử lý này lại trút hết tội lỗi cho Thôi Trung Bình, Vương Giai, Lý Thái chỉ là quân cờ mờ nhạt.
Tội sống khó tha, nhưng tội chết có thể miễn.
Đại Lý Tự căn cứ sự thật tình huống, hạ bản án.
Thôi Trung Bình, Vương Giai xử tử, kê biên và sung công gia sản hai nhà Thôi, Vương, con cháu trực hệ đều sung quân Lĩnh Nam.
Đối với tội hành thích vua, phán quyết này nhìn như là nhẹ nhưng thực tế lại khác.
Thủ đoạn sát phạt của Lý Thế Dân khác với những hoàng đế khác, cũng không phải nói hắn không quyết đoán mà nếu chưa đến lúc chính thức uy hiếp sự hiện hữu của hắn, hắn sẽ không sát thủ vô độ. Cũng tỷ như năm Trinh Quán nguyên niên, Nghĩa An vương Lý Hiếu Thường cùng Hữu vũ vệ Tướng quân Lưu Đức Dụ, thống quân Nguyên Hoằng Thiện tạo phản.
Khi đó Lý Thế Dân vừa mới đăng cơ, mấy người này định mượn nhờ cấm quân phản loạn. Bình thường với tội danh này thì diệt cửu tộc cũng không làm lạ. Đổi lại là Hán Vũ Đế, Minh Thái Tổ chắc chắn sẽ ra tru diệt sạch sẽ.
Lý Thế Dân lại không làm như vậy, chỉ là xử trí thủ phạm, không để họa đến người nhà.
Bởi vậy dưới thời Trinh Quán cơ hồ không có chuyện diệt tộc.
Thôi Trung Bình, Vương Giai mưu đồ bí mật hành thích vua, tội đáng chết vạn lần, nhưng Lý Thế Dân không có ý tứ động đao tàn sát xử trí thủ phạm, dò xét Thôi, Vương gia, đem trực hệ mang đến Lĩnh Nam cưỡng bức lao động, đem hai đại thế gia đánh rớt đáy cốc.
Nếu như ngay từ đầu do Đỗ Hà đến xử lý việc này, hắn sẽ lựa chọn thủ đoạn trực tiếp đánh tan. Nhưng không hề nghi ngờ, thủ đoạn của Đỗ Như Hối càng tốt hơn, hắn chẳng những bảo trụ mặt mũi Hoàng thất còn căn cứ tâm lý Lý Thế Dân giữ mạng cho Lý Thái, càng quan trọng hơn là lưu cho Lý Thế Dân danh tiếng “nhân quân”, tăng thêm địa vị trong lòng kẻ sĩ, có thể nói một viên đá ném chết nhiều con chim.
Loại thủ pháp uyển chuyển mà hữu hiệu, hơn nữa toàn diện chiếu cố này là chứng tỏ sự lão luyện trên quan trường.
Về phần Lý Thái cũng bị trừng phạt thích đáng. Sau chuyện hai nhà Thôi Vương một tháng, Lý Thế Dân tìm một lý do cách chức hắn làm thứ dân, giống như Lý Thừa Càn.
Hai huynh đệ đồng bào tranh đấu nhiều năm cuối cùng rơi vào cùng một kết cục, không thể bảo là một loại châm chọc.
Năm thế gia nổi tiếng nhất Đường triều bao gồm Thanh Hà Thôi thị, Phạm Dương Lô thị, Huỳnh Dương Trịnh thị, Thái Nguyên Vương thị, Lũng Tây Lý thị. Thôi thị, Vương thị suy vong, Lô thị bởi vì người thừa kế gia tộc chết thảm nên cũng dần suy sụp, Lũng Tây Lý thị sớm đã đưa về Lũng Tây thế gia, bị triều đình tiết chế. Môn phiệt thế gia đến tận đây cũng đi về hướng xuống dốc.
Chiếc gai nhọn trên lưng Lý Thế Dân đã được nhổ đi, bất quá đây là hỷ hay là bi thương, chỉ có trong lòng của hắn rõ ràng nhất rồi.
Nhưng ít ra theo như Đỗ Hà thấy thì Lý Thế Dân vẫn bị đả kích không nhỏ, tinh thần có chút không phấn chấn.
Người không phải cỏ cây, ai có thể vô tình đâu.
Phòng dột trời mưa cả đêm nào ngời thuyền lại gặp gió ngược.
Bởi vì chuyện Lý Thái, thân thể vốn yếu ớt của Trưởng Tôn Hoàng Hậu ngã bệnh, tình huống dị thường nghiêm trọng.
Các thái y túc trực bên giường suốt ngày suốt đêm nhưng cũng không trông thấy chuyển biến tốt đẹp.
Vào một ngày, ngoài phủ Đỗ Hà xuất hiện một vị lão giả tóc bạc mặt hồng hào, rất có dáng vẻ tiên phong đạo cốt.
Đỗ Hà cười ra nghênh đón, dẫn vào hoàng cung, lão giả chính là Dược Vương Tôn Tư Mạc đi du lịch đã lâu.