Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 26
Thế bài hát ấy có nghĩa gì?"
"Thật lạ là anh không còn nhớ cả tiếng mẹ đẻ của mình," Marianne Engel trầm ngâm suy nghĩ. Em là của tôi, tôi là của em: em có thể chắc chắn về chuyện đó. Em đã bị khóa chặt trong trái tim tôi, chìa khóa đã bị ném đi; trong trái tim tôi, em sẽ phải ở lại mãi mãi. Đó là một bài dân ca về tình yêu."
"Sao lại là bài này?" tôi hỏi.
"Anh là một chiến binh, chứ không phải một ca sĩ. Có lẽ đó là bài hát duy nhất anh biết."
Chúng tôi nói chuyện thêm một lúc nữa - hầu như toàn là cô nói, giải thích cho tôi nghe lịch sử truyền đời của những Minnelieder - những bài tình ca thời Trung cổ - cho tới khi cô phải ra về. Sau khi thu dọn đồ đạc của mình, cô bảo tôi nhắm mắt lại.
Khi tôi nhắm mắt, cô luồn qua đầu tôi một sợi dây da mảnh, mặt dây là một đồng xu treo lủng lẳng. "Tên chính xác của vật này là "thiên thần". Chúng được lưu hành ở Anh vào thế kỷ mười sáu. Hãy cho phép tôi tặng anh."
Ở một mặt của đồng xu là cảnh một người đang giết rồng. Marianne Engel giải thích lịch sử của hình ảnh đó như sau. "Đó là Đại Thiên thần Michael, xuất hiện trong Khải huyền. Có một trận chiến nổ ra trên Thiên đường, Michael và các thiên thần khác đã chiến đấu chống lại con rồng... Và cuối cùng rồng hung ác đã bị diệt trừ."
"Cám ơn," tôi nói.
"Khi thời cơ đến, anh sẽ biết mình phải làm gì với đồng xu ấy."
Những lời nhận xét kiểu đó của Marianne Engel, nhẹ nhất là vô nghĩa và tệ nhất là quái gở, đã quá nhiều đến nỗi tôi cũng chẳng buồn hỏi xem chúng có nghĩa gì. Cứ cố bắt cô giải thích thì sẽ chỉ đặt dấu chấm hết cho cuộc nói chuyện của chúng tôi và, quan trọng là, có bao giờ cô chịu giải thích đâu cơ chứ.
Marianne Engel báo rằng sau mấy ngày Tết cô mới trở lại vì cô có cả một tầng hầm đầy ắp những gargoyle bị bỏ bê. Trước khi đi ra cửa, cô không quên vỗ nhẹ vào cái va li chứa hai trăm nghìn đô la. "Đừng quên, anh sẽ đến sống với tôi đấy."
NGƯƠI CHO RẰNG CÔ TA CHỊU DỌN MẤY CÁI TÚI DẪN LƯU NƯỚC TIỂU CỦA NGƯƠI Ư?
Tôi tập trung nghĩ về căn phòng trống trải. Tôi sẽ không để con rắn cái tra tấn tôi đâu.
KHÔNG HIỂU CÔ TA CÓ MANG NHỮNG THẰNG ĐÀN ÔNG ĐẦY ĐỦ HÀNG HỌ VỀ NHÀ KHÔNG NHỈ?
Lợi ích lớn nhất của việc nghiện ngập trước kia là khả năng quên sầu suốt cả một ngày trời. Tôi khao khát có được cảm giác ngất ngây mà cocaine và đồ uống có cồn đã luôn mang lại.
ĐÀN BÀ CÓ NHỮNG NHU CẦU MÀ NGƯƠI KHÔNG THỂ NÀO THỎA MÃN ĐƯỢC ĐÂU.
Bác sĩ Edwards bước vào phòng, mặc một chiếc áo len đỏ rực đón chào lễ Giáng sinh. Tôi chưa bao giờ nhìn thấy bà mặc gì ngoài áo blu. "Tôi nghe nói bữa tiệc rất vui."
Tôi rất hài lòng khi được thấy Nan, vì sự hiện diện của bà có thể làm con rắn biến mất trong chốc lát. Con rắn có vẻ khoái gây sự với tôi khi chỉ có mình tôi với nó. "Thật buồn vì chị đã không ở đó."
Bà kiểm tra phác đồ điều trị của tôi. "Có thể là sang năm."
"Chị có vất vả lắm không?" tôi hỏi. "Ý tôi là, chắc phải ký rất nhiều giấy tờ. Văn bản pháp luật, quyền từ chối, đại loại thế."
"Bệnh viện sẽ xem xét quan điểm của mình," Nan thừa nhận. "Và cũng đòi quyền được miễn trừ có liên quan tới rất nhiều vấn đề. Giả sử ai đó bị ngộ độc thực phẩm thì sao?"
"Tôi không tưởng tượng nổi Marianne Engel có thể tự xoay xở các loại giấy tờ."
"Tôi đã làm trung gian giữa cô ấy và hội đồng luật pháp," Nan nói, "nhưng chỉ vì tôi nghĩ làm thế sẽ tốt cho tất cả các bệnh nhân khác, chứ không chỉ vì mình anh đâu."
"Cám ơn. Tôi biết chị cũng không thích cô ấy lắm."
Bác sĩ Edwards khẽ ưỡn thẳng người. "Tôi nghĩ cô ấy là người tốt."
"Chị chỉ hồ nghi về khả năng chăm sóc thôi."
"Suy nghĩ của tôi thì quan trọng gì chứ."
"Dĩ nhiên là có chứ," tôi nói. "Áo len của chị đẹp nhỉ. Chị định đi đâu chơi à?"
Bà nhìn xuống, như thể đã quên mất mình đang mặc nó, nhưng màn kịch câm tệ quá. "Tôi không muốn nói chuyện riêng tư."
"Được thôi," tôi nói. "Thế tại sao chị lại trở thành bác sĩ?"
"Đó là một câu hỏi riêng tư."
"Không," tôi chỉnh bà. " Đấy là về nghề nghiệp của chị."
Bà ngả đầu sang một bên. "Cũng cùng một lý do như tất cả những người khác thôi, tôi đoán thế. Để giúp đỡ mọi người."
"Còn tôi nghĩ rằng một vài bác sĩ chỉ làm vì tiền," tôi nói. "Sao lại là khoa bỏng? Có nhiều khoa khác nhẹ nhàng hơn mà."
"Tôi thích không khí ở đây."
"Tại sao?"
"Khi mọi người rời khỏi đây, có một..." Nan dừng lại, tìm từ thích hợp nhất. "Khi tôi còn là bác sĩ nội trú, họ đã ghim vào đầu tôi nếp nghĩ phải coi tất cả những người đến đây đều là những kẻ chết rồi. Đó là một ngón nghề, anh biết đấy, vì có rất nhiều bệnh nhân bỏng đã chết ngay trong mấy ngày đầu nhập viện. Nhưng nếu khi người bệnh đến đây ta coi họ như đã chết, và rồi bằng cách nào đó họ nỗ lực..."
"Đó là một cách để nghĩ bạn chỉ cứu người và không bao giờ để mất họ," tôi nói. "Nó có hiệu quả không?"
"Thỉnh thoảng tôi ghét cuộc sống nơi đây."
"Tôi cũng thế mà." Tôi muốn vươn người nắm lấy tay bà, nhưng tôi kìm được. Thay vì thế tôi nói, "Tôi nghĩ chị là một bác sĩ tuyệt vời."
"Tôi rất ích kỷ. Tôi chỉ thích cảm giác khi một bệnh nhân xuất viện." Bà ngước mắt lên và lại nhìn vào mắt tôi. "Đã ai nói với anh là tim anh ngừng đập hai lần trong suốt những ca cấp cứu của mình chưa?"
"Không. Tôi nghĩ có thể đoán được kiểu gì nó cũng đập lại thôi."
"Không phải lúc nào cũng thế đâu."
"Tôi sắp đến sống với Marianne."
"Tôi chỉ không muốn anh mắc sai lầm khi anh đã cố gắng được đến mức này."
"Nếu không đến với cô ấy, tôi sẽ không hiểu vì sao chị lại phải cứu mạng tôi."
Nan ngẫm nghĩ một chút, trầm ngâm giây lát trước khi nói tiếp. "Tôi không thể cứu mạng ai. Tôi chỉ có thể giúp một số người khỏi phải chết không đúng lúc thôi, mà tôi cũng chẳng thường xuyên làm được việc đó."
"Ồ," tôi nói. "Tôi vẫn ở đây này."
"Ừm, anh vẫn ở đây." Bà cúi xuống chạm vào người tôi, nhưng chỉ trong thoáng chốc. Rồi bà quay người rời khỏi phòng, nhưng khi ra đến cửa bà ngoái lại nói thêm, khá hấp tấp, "Tôi có hẹn uống rượu với chồng cũ. Vậy nên tôi mới mặc cái áo này."
"Tôi không biết chị đã kết hôn."
"Đã, còn hiện tại thì không." Bà mân mê tay nắm cửa, xoay xoay vài lần. "Chồng tôi là người tốt nhưng chúng tôi không hợp nhau. Thế là chuyện gì phải đến cũng đến."
Sang năm mới, Marianne Engel càng tích cực tham gia vào những bài tập vật lý trị liệu của tôi. Tôi được hướng dẫn cách đánh răng, cài cúc áo, sử dụng đồ dùng gia đình, tập luyện những sinh hoạt hằng ngày... để chuẩn bị cho thời điểm xuất viện. Mỗi lần tôi dùng cánh tay lành lặn để thực hiện các động tác này, Sayuri lại mắng tôi một trận. Dù làm thế có thể dễ dàng cho tôi trong một thời gian ngắn, cô lý luận, nhưng cánh tay bị thương của tôi sẽ teo tóp. Cả những hành động đơn giản cũng đều là "bài tập".
Tôi được lên lịch học tắm, lại thêm một điều nữa phải học lại từ đầu, và tôi cảm thấy vô cùng khó chịu trước ý nghĩ Marianne Engel sẽ tham gia vào bài tập này. Dù đã giúp tôi tập hầu hết những bài phục hồi chức năng khác, cô vẫn chưa có mặt khi tôi thay băng toàn thân. Cô đã biết là cái ấy của tôi không còn nữa; cô chỉ chưa nhìn thấy thôi. Khi tôi chuyển đến nhà cô, cô sẽ là người giúp tôi tắm, và hiển nhiên việc đó sẽ không thể thực hiện được nếu tôi cứ mặc quần áo trên người. Tuy nhiên, tôi vẫn chưa sẵn sàng để cô chứng kiến khiếm khuyết rất cơ bản về thể chất của tôi.
Một thỏa hiệp đã được ký kết. Dù Sayuri nghĩ rằng tốt nhất cứ để Marianne Engel tham gia luyện tập ngay từ những buổi đầu tiên, chúng tôi vẫn sẽ tập tắm mấy lần đầu mà không có cô, để tôi có thêm thời gian cố thích nghi với ý tưởng đó.
Gregor rất phấn khích với buổi tối xem phim của Akira Kurosawa bên Sayuri Mizumoto.
Ông ta nhồi vào đầu tôi chuyện họ đã mua gì ở quầy phục vụ (bỏng ngô + cam thảo); Sayuri không thích cam thảo đến thế nào (hiển nhiên đây là một vấn đề văn hóa, vì hầu hết người Nhật đều nghĩ nó có vị như thuốc bắc mốc); những ngón tay của họ tình cờ chạm vào nhau khi cùng với tay lấy bỏng ngô; họ nắm tay nhau sau khi hết bỏng ngô; rồi chuyện tất cả những gì ông ta có thể nghĩ trong đầu là những vệt bơ còn dính trên ngón tay; chuyện ông ta cầu nguyện cô đừng nghĩ bơ nhờn là mồ hôi tay ông; chuyện ông ta cố lau tay vào quần để không làm cô khó chịu vì bàn tay nhớp nhớp của ông; chuyện bốn vệt ngón tay đầy bơ dính trên quần ông ta suốt cả buổi tối; chuyện ông ta tin chắc cô sẽ coi những vệt ấy là dấu hiệu cho thấy ông ta kém vệ sinh đến mức nào; vân vân. Thật dễ thương. Gregor kể tôi nghe mọi chuyện trừ tên phim, một khía cạnh tôi cho là kém quan trọng nhất trong cả sự kiện vĩ đại này.
Vào cuối buổi hẹn hò của hai người, Sayuri đã đồng ý đi ăn tối với Gregor tại nhà hàng Rasputin vào cuối tuần sau.
Marianne Engel đẩy tôi vào căn phòng có một nhóm đông thực tập sinh đang đợi. Sayuri giới thiệu tôi với tất cả mọi người rồi hỏi một câu có vẻ rất ngây thơ: "Thế nhiệm vụ của tôi là gì nào?"
"Thật lạ là anh không còn nhớ cả tiếng mẹ đẻ của mình," Marianne Engel trầm ngâm suy nghĩ. Em là của tôi, tôi là của em: em có thể chắc chắn về chuyện đó. Em đã bị khóa chặt trong trái tim tôi, chìa khóa đã bị ném đi; trong trái tim tôi, em sẽ phải ở lại mãi mãi. Đó là một bài dân ca về tình yêu."
"Sao lại là bài này?" tôi hỏi.
"Anh là một chiến binh, chứ không phải một ca sĩ. Có lẽ đó là bài hát duy nhất anh biết."
Chúng tôi nói chuyện thêm một lúc nữa - hầu như toàn là cô nói, giải thích cho tôi nghe lịch sử truyền đời của những Minnelieder - những bài tình ca thời Trung cổ - cho tới khi cô phải ra về. Sau khi thu dọn đồ đạc của mình, cô bảo tôi nhắm mắt lại.
Khi tôi nhắm mắt, cô luồn qua đầu tôi một sợi dây da mảnh, mặt dây là một đồng xu treo lủng lẳng. "Tên chính xác của vật này là "thiên thần". Chúng được lưu hành ở Anh vào thế kỷ mười sáu. Hãy cho phép tôi tặng anh."
Ở một mặt của đồng xu là cảnh một người đang giết rồng. Marianne Engel giải thích lịch sử của hình ảnh đó như sau. "Đó là Đại Thiên thần Michael, xuất hiện trong Khải huyền. Có một trận chiến nổ ra trên Thiên đường, Michael và các thiên thần khác đã chiến đấu chống lại con rồng... Và cuối cùng rồng hung ác đã bị diệt trừ."
"Cám ơn," tôi nói.
"Khi thời cơ đến, anh sẽ biết mình phải làm gì với đồng xu ấy."
Những lời nhận xét kiểu đó của Marianne Engel, nhẹ nhất là vô nghĩa và tệ nhất là quái gở, đã quá nhiều đến nỗi tôi cũng chẳng buồn hỏi xem chúng có nghĩa gì. Cứ cố bắt cô giải thích thì sẽ chỉ đặt dấu chấm hết cho cuộc nói chuyện của chúng tôi và, quan trọng là, có bao giờ cô chịu giải thích đâu cơ chứ.
Marianne Engel báo rằng sau mấy ngày Tết cô mới trở lại vì cô có cả một tầng hầm đầy ắp những gargoyle bị bỏ bê. Trước khi đi ra cửa, cô không quên vỗ nhẹ vào cái va li chứa hai trăm nghìn đô la. "Đừng quên, anh sẽ đến sống với tôi đấy."
NGƯƠI CHO RẰNG CÔ TA CHỊU DỌN MẤY CÁI TÚI DẪN LƯU NƯỚC TIỂU CỦA NGƯƠI Ư?
Tôi tập trung nghĩ về căn phòng trống trải. Tôi sẽ không để con rắn cái tra tấn tôi đâu.
KHÔNG HIỂU CÔ TA CÓ MANG NHỮNG THẰNG ĐÀN ÔNG ĐẦY ĐỦ HÀNG HỌ VỀ NHÀ KHÔNG NHỈ?
Lợi ích lớn nhất của việc nghiện ngập trước kia là khả năng quên sầu suốt cả một ngày trời. Tôi khao khát có được cảm giác ngất ngây mà cocaine và đồ uống có cồn đã luôn mang lại.
ĐÀN BÀ CÓ NHỮNG NHU CẦU MÀ NGƯƠI KHÔNG THỂ NÀO THỎA MÃN ĐƯỢC ĐÂU.
Bác sĩ Edwards bước vào phòng, mặc một chiếc áo len đỏ rực đón chào lễ Giáng sinh. Tôi chưa bao giờ nhìn thấy bà mặc gì ngoài áo blu. "Tôi nghe nói bữa tiệc rất vui."
Tôi rất hài lòng khi được thấy Nan, vì sự hiện diện của bà có thể làm con rắn biến mất trong chốc lát. Con rắn có vẻ khoái gây sự với tôi khi chỉ có mình tôi với nó. "Thật buồn vì chị đã không ở đó."
Bà kiểm tra phác đồ điều trị của tôi. "Có thể là sang năm."
"Chị có vất vả lắm không?" tôi hỏi. "Ý tôi là, chắc phải ký rất nhiều giấy tờ. Văn bản pháp luật, quyền từ chối, đại loại thế."
"Bệnh viện sẽ xem xét quan điểm của mình," Nan thừa nhận. "Và cũng đòi quyền được miễn trừ có liên quan tới rất nhiều vấn đề. Giả sử ai đó bị ngộ độc thực phẩm thì sao?"
"Tôi không tưởng tượng nổi Marianne Engel có thể tự xoay xở các loại giấy tờ."
"Tôi đã làm trung gian giữa cô ấy và hội đồng luật pháp," Nan nói, "nhưng chỉ vì tôi nghĩ làm thế sẽ tốt cho tất cả các bệnh nhân khác, chứ không chỉ vì mình anh đâu."
"Cám ơn. Tôi biết chị cũng không thích cô ấy lắm."
Bác sĩ Edwards khẽ ưỡn thẳng người. "Tôi nghĩ cô ấy là người tốt."
"Chị chỉ hồ nghi về khả năng chăm sóc thôi."
"Suy nghĩ của tôi thì quan trọng gì chứ."
"Dĩ nhiên là có chứ," tôi nói. "Áo len của chị đẹp nhỉ. Chị định đi đâu chơi à?"
Bà nhìn xuống, như thể đã quên mất mình đang mặc nó, nhưng màn kịch câm tệ quá. "Tôi không muốn nói chuyện riêng tư."
"Được thôi," tôi nói. "Thế tại sao chị lại trở thành bác sĩ?"
"Đó là một câu hỏi riêng tư."
"Không," tôi chỉnh bà. " Đấy là về nghề nghiệp của chị."
Bà ngả đầu sang một bên. "Cũng cùng một lý do như tất cả những người khác thôi, tôi đoán thế. Để giúp đỡ mọi người."
"Còn tôi nghĩ rằng một vài bác sĩ chỉ làm vì tiền," tôi nói. "Sao lại là khoa bỏng? Có nhiều khoa khác nhẹ nhàng hơn mà."
"Tôi thích không khí ở đây."
"Tại sao?"
"Khi mọi người rời khỏi đây, có một..." Nan dừng lại, tìm từ thích hợp nhất. "Khi tôi còn là bác sĩ nội trú, họ đã ghim vào đầu tôi nếp nghĩ phải coi tất cả những người đến đây đều là những kẻ chết rồi. Đó là một ngón nghề, anh biết đấy, vì có rất nhiều bệnh nhân bỏng đã chết ngay trong mấy ngày đầu nhập viện. Nhưng nếu khi người bệnh đến đây ta coi họ như đã chết, và rồi bằng cách nào đó họ nỗ lực..."
"Đó là một cách để nghĩ bạn chỉ cứu người và không bao giờ để mất họ," tôi nói. "Nó có hiệu quả không?"
"Thỉnh thoảng tôi ghét cuộc sống nơi đây."
"Tôi cũng thế mà." Tôi muốn vươn người nắm lấy tay bà, nhưng tôi kìm được. Thay vì thế tôi nói, "Tôi nghĩ chị là một bác sĩ tuyệt vời."
"Tôi rất ích kỷ. Tôi chỉ thích cảm giác khi một bệnh nhân xuất viện." Bà ngước mắt lên và lại nhìn vào mắt tôi. "Đã ai nói với anh là tim anh ngừng đập hai lần trong suốt những ca cấp cứu của mình chưa?"
"Không. Tôi nghĩ có thể đoán được kiểu gì nó cũng đập lại thôi."
"Không phải lúc nào cũng thế đâu."
"Tôi sắp đến sống với Marianne."
"Tôi chỉ không muốn anh mắc sai lầm khi anh đã cố gắng được đến mức này."
"Nếu không đến với cô ấy, tôi sẽ không hiểu vì sao chị lại phải cứu mạng tôi."
Nan ngẫm nghĩ một chút, trầm ngâm giây lát trước khi nói tiếp. "Tôi không thể cứu mạng ai. Tôi chỉ có thể giúp một số người khỏi phải chết không đúng lúc thôi, mà tôi cũng chẳng thường xuyên làm được việc đó."
"Ồ," tôi nói. "Tôi vẫn ở đây này."
"Ừm, anh vẫn ở đây." Bà cúi xuống chạm vào người tôi, nhưng chỉ trong thoáng chốc. Rồi bà quay người rời khỏi phòng, nhưng khi ra đến cửa bà ngoái lại nói thêm, khá hấp tấp, "Tôi có hẹn uống rượu với chồng cũ. Vậy nên tôi mới mặc cái áo này."
"Tôi không biết chị đã kết hôn."
"Đã, còn hiện tại thì không." Bà mân mê tay nắm cửa, xoay xoay vài lần. "Chồng tôi là người tốt nhưng chúng tôi không hợp nhau. Thế là chuyện gì phải đến cũng đến."
Sang năm mới, Marianne Engel càng tích cực tham gia vào những bài tập vật lý trị liệu của tôi. Tôi được hướng dẫn cách đánh răng, cài cúc áo, sử dụng đồ dùng gia đình, tập luyện những sinh hoạt hằng ngày... để chuẩn bị cho thời điểm xuất viện. Mỗi lần tôi dùng cánh tay lành lặn để thực hiện các động tác này, Sayuri lại mắng tôi một trận. Dù làm thế có thể dễ dàng cho tôi trong một thời gian ngắn, cô lý luận, nhưng cánh tay bị thương của tôi sẽ teo tóp. Cả những hành động đơn giản cũng đều là "bài tập".
Tôi được lên lịch học tắm, lại thêm một điều nữa phải học lại từ đầu, và tôi cảm thấy vô cùng khó chịu trước ý nghĩ Marianne Engel sẽ tham gia vào bài tập này. Dù đã giúp tôi tập hầu hết những bài phục hồi chức năng khác, cô vẫn chưa có mặt khi tôi thay băng toàn thân. Cô đã biết là cái ấy của tôi không còn nữa; cô chỉ chưa nhìn thấy thôi. Khi tôi chuyển đến nhà cô, cô sẽ là người giúp tôi tắm, và hiển nhiên việc đó sẽ không thể thực hiện được nếu tôi cứ mặc quần áo trên người. Tuy nhiên, tôi vẫn chưa sẵn sàng để cô chứng kiến khiếm khuyết rất cơ bản về thể chất của tôi.
Một thỏa hiệp đã được ký kết. Dù Sayuri nghĩ rằng tốt nhất cứ để Marianne Engel tham gia luyện tập ngay từ những buổi đầu tiên, chúng tôi vẫn sẽ tập tắm mấy lần đầu mà không có cô, để tôi có thêm thời gian cố thích nghi với ý tưởng đó.
Gregor rất phấn khích với buổi tối xem phim của Akira Kurosawa bên Sayuri Mizumoto.
Ông ta nhồi vào đầu tôi chuyện họ đã mua gì ở quầy phục vụ (bỏng ngô + cam thảo); Sayuri không thích cam thảo đến thế nào (hiển nhiên đây là một vấn đề văn hóa, vì hầu hết người Nhật đều nghĩ nó có vị như thuốc bắc mốc); những ngón tay của họ tình cờ chạm vào nhau khi cùng với tay lấy bỏng ngô; họ nắm tay nhau sau khi hết bỏng ngô; rồi chuyện tất cả những gì ông ta có thể nghĩ trong đầu là những vệt bơ còn dính trên ngón tay; chuyện ông ta cầu nguyện cô đừng nghĩ bơ nhờn là mồ hôi tay ông; chuyện ông ta cố lau tay vào quần để không làm cô khó chịu vì bàn tay nhớp nhớp của ông; chuyện bốn vệt ngón tay đầy bơ dính trên quần ông ta suốt cả buổi tối; chuyện ông ta tin chắc cô sẽ coi những vệt ấy là dấu hiệu cho thấy ông ta kém vệ sinh đến mức nào; vân vân. Thật dễ thương. Gregor kể tôi nghe mọi chuyện trừ tên phim, một khía cạnh tôi cho là kém quan trọng nhất trong cả sự kiện vĩ đại này.
Vào cuối buổi hẹn hò của hai người, Sayuri đã đồng ý đi ăn tối với Gregor tại nhà hàng Rasputin vào cuối tuần sau.
Marianne Engel đẩy tôi vào căn phòng có một nhóm đông thực tập sinh đang đợi. Sayuri giới thiệu tôi với tất cả mọi người rồi hỏi một câu có vẻ rất ngây thơ: "Thế nhiệm vụ của tôi là gì nào?"