Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 34
Một người già đã 80 tuổi không có bất kỳ sự chuẩn bị nào mà ở ngoài trời hai ngày ba đêm, không thức ăn, không nước sạch để uống, càng không có nơi trú ẩn ấm áp, trong đó có một tối còn có mưa to, đối với một người trẻ tuổi khỏe mạnh có thể còn suy sụp, thế mà bà nội tôi lại mạnh mẽ sống qua những ngày đen tối này, còn vui vẻ hớn hở kể về những trải nghiệm kỳ diệu của mình. Bà nói trong hoa hướng dương có rất nhiều chú nhím nhỏ, nửa đêm sẽ bò ra ngoài kiếm ăn. Bà nói nhẹ nhàng bao nhiêu thì mấy cô tôi khóc càng khổ sở bấy nhiêu. Chỉ nghĩ đến cảnh hoang vu không người kia đã thấy sợ hãi.
Còn việc vì sao bà nội đang yên đang lành lại đột nhiên lạc đường ở một nơi quen thuộc, các cô không hiểu, các cô đưa bà nội đi bệnh viện kiểm tra sức khỏe.
Bác sĩ nói: “Người già mắc hội chứng Alzheimer*, hiện giờ xem như là những triệu chứng ban đầu, các vị ở nhà phải thường xuyên chăm nom, không thể lơ là được.” (
Bệnh Alzheimer
là một trong những căn nguyên phổ biến gây chứng giảm trí nhớ ở người già, bệnh đặc trưng bởi sự mất dần các nơron thần kinh và synap trong vỏ não và một số vùng dưới vỏ. Bệnh có xu hướng nặng dần gây ảnh hưởng xấu tới các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, tới trí nhớ, hoạt động ngôn ngữ và tư duy của người bệnh.)
Alzheimer là chứng bệnh mà người ta gọi là sa sút trí tuệ.
Con trai lớn Lý Đông Bình: “Không thể nào, mẹ tôi đầu óc minh mẫn, tay chân linh hoạt, sao lại mắc bệnh lẫn của người già? Chưa kể trước đó vẫn khỏe, không có biểu hiện hay bệnh gì bất thường?”
Bác sĩ: “Triệu chứng đầu tiên của bệnh Alzheimer là suy giảm trí nhớ, hầu hết mọi người đều không chú ý đến, hơn nữa người già rất dễ quên nên căn bản rất nhiều người không biết mình mắc bệnh Alzheimer. Mọi người cần chú ý đến lời nói, hành động của người già hàng ngày.”
Nói đến đây, cô cả Lý Lan mới nhớ ra gì đó: “Tháng trước tôi đến thăm mẹ, ban đầu bà không nhận ra tôi, tưởng tôi là Yến Yến.”
Yến Yến là em ruột Lý Lan, năm hai tuổi sốt cao không hạ nên qua đời khi còn bé, đây là nỗi đau cả nhà không nhắc đến.
Người con thứ hai cũng bổ sung: “Có lần mẹ gửi dưa muối với màn thầu cả tuần lễ, đến nỗi bếp không có chỗ chứa, còn nói cái gì mà nạn đói sắp tới, tích trữ nhiều lương thực hơn, tôi còn tưởng bà rảnh rỗi không có việc gì làm chứ!”
Sau khi anh chị em bàn bạc mới phát giác ra gần đây đúng là mẹ có những điều không bình thường, trong lòng bắt đầu lo lắng.
Để chăm sóc bà tốt hơn, mẹ Vương Lị Lị Lị đã nghỉ việc, ở nhà chăm sóc bà với em trai vì lo có chuyện ngoài ý muốn khác phát sinh. Mấy cô chú sẽ thay phiên đến phụ chăm sóc, việc phụng dưỡng bà lúc tuổi già không có vấn đề gì, không uổng công bà nội cực khổ nuôi dưỡng họ lớn.
Gánh nặng nuôi gia đình dồn lên vai mình ba, ông càng cố gắng hơn trước, rạng sáng rời nhà, nửa đêm về đến là chuyện thường. Cuộc sống của tôi cũng có những thay đổi rất nhỏ, tiền tiêu vặt ít hơn, đồ ăn vặt tiết kiệm lại, trước đó ba mẹ đã hứa mua quần áo và giày mới cho tôi cứ trì hoãn mãi.
Vi Vi và Nhị Lỗi rất khẳng khái, hai cô ấy nói: “Tĩnh Tĩnh, cậu đừng lo, hai chúng tớ ăn gì thì cậu ăn cái nấy, chúng ta có phúc cùng hưởng, có nạn cùng chia.”
Trương Gia Vũ thì luôn tìm đủ mọi lý do để đến nhà tặng đồ cho nhà tôi, nhỏ là mấy túi sữa chua, mấy quả trứng gà, lớn là bao khô bò, một túi kẹo sữa Thỏ trắng… Những ấm áp nhỏ bé vụn vặt trở thành hồi ức quý giá của tôi về thời thơ ấu. Nhiều năm sau, khi nhìn lại tuổi thơ, tôi vẫn cảm thấy may mắn, có thể gặp được nhóm bạn ấm áp, tốt bụng như vậy, đó là tài sản quý báu cả đời không thể tìm được.
Một đêm cuối kỳ nghỉ hè, ba mẹ trịnh trọng gọi tôi vào phòng.
“Tĩnh Tĩnh, mẹ muốn nói với con một việc.”
Nhìn nét mặt hiền từ hơn bao giờ hết của ba mẹ, trong lòng tôi chợt dâng lên nỗi bất an, tôi vô thức siết chặt góc áo.
“Chuyện gì ạ?” Tôi thận trọng hỏi.
Mẹ mỉm cười nhẹ nhàng: “Tĩnh Tĩnh, con nhớ lần mẹ dẫn con đến nhà dì chơi không, con cảm thấy nơi đó thế nào? Thích không?”
“Thích ạ, ở đó có công viên, có nhiều món ăn ngon, còn có nhiều nhà cao tầng, con còn muốn đi lần nữa!” Tôi nhớ chuyến đi mấy năm trước, lúc đó còn không muốn về, cứ nghĩ phải ở lại làm con gái nuôi của dì.
Ánh mắt mẹ dịu đi: “Vậy thì con có muốn đi nữa không?”
“Đi bây giờ ạ? Nhưng mà còn mấy hôm nữa là con khai giảng rồi, về kịp sao?”
Mẹ liếc nhìn sang ba, hai người trao đổi ánh mắt với nhau, sau đó ba lên tiếng: “Là thế này, chỗ trường tiểu học nổi tiếng gần bên nhà dì con vừa hay có một chỗ trống, chỗ này rất nhiều phụ huynh có tiền mà không vào được. Dì hy vọng con qua đó học, nắm bắt cơ hội này đối với con sau này học cao lên, rất có lợi trong việc thi đại học. Dù gì thì chỗ chúng ta về tài nguyên dạy học không thể nào so sánh với thành phố lớn…”
Đầu tôi ù đi, không thể nghe thấy những câu kế tiếp.
Mẹ tôi vẫn thao thao bất tuyệt, nói anh họ sắp sang Anh du học, dì mong tôi sẽ qua đó, bà sẽ toàn tâm toàn ý chăm sóc tôi, dạy dỗ tôi, xem tôi như con gái ruột của mình.
Lòng tôi có ngàn vạn câu không muốn, tôi không muốn rời xa gia đình, không muốn rời xa bạn bè thân thiết, không muốn rời khỏi nơi đã sống mười mấy năm này, không muốn đến một thành phố xa lạ để bắt đầu lại.
Đêm đó, tôi suy sụp khóc mãi, không ai khuyên được, khóc đến khi giọng khản đặc. Tôi có ý định dùng cách này chống lại quyết định của người lớn, hy vọng buông tha cho tôi, hy vọng họ không để tôi đi, hy vọng họ để tôi ở lại.
Nhưng mà trứng chọi đá, kết quả sự chống cự của tôi vẫn thất bại.
Ngày hôm sau điện thoại cho tôi, bà nói rất nhiều rất nhiều khiến tôi động lòng, nào là phòng của tôi đã thu xếp xong, chuẩn bị một đống đồ ăn vặt tôi thích, qua đó dì sẽ đưa tôi đi siêu thị mua quần áo mới, dượng sẽ tặng tôi chiếc xe đạp mới, trường học có sân chơi nhựa, có điều hòa ấm áp, có các trại hè…
Nói thật trong tôi cũng có lúc dao động, dù sao thì tôi cũng đã khao khát một chiếc xe đạp riêng của mình, khao khát có được đồ ăn vặt riêng mình, khao khát có quần áo mới xinh đẹp, nhưng mà nghĩ đến cảnh phải chia tách khỏi những người bạn sớm chiều bên nhau, tôi vẫn rơi nước mắt đau khổ.
“Ba, mẹ, con không đi được không? Con hứa sau này sẽ chăm chỉ học hành, làm bài tập, không bao giờ xem TV nữa, không ham chơi, quần áo mới gì đó con không cần.”
Mẹ lắc đầu: “Tĩnh Tĩnh, sở dĩ chúng ta làm vậy đều vì tốt cho con, có lẽ bây giờ con không thể hiểu được, nhưng sau này con lớn lên sẽ hiểu được sự dụng tâm lương khổ này của chúng ta, cũng sẽ cảm ơn sự lựa chọn của ba mẹ hiện giờ.”
“Vì tốt cho con” là câu mà tôi không thích nghe nhất, người lớn luôn đứng ở góc độ của mình suy xét thay cho con trẻ, nhưng trước nay không hề thực sự đứng ở góc độ con trẻ mà suy xét cho cảm nhận của con. Tôi không cần cái gì gọi là tài nguyên học tập tốt hơn, cũng không cần cái trường mà vô số người muốn vào kia, đối với tôi mà nói, những thứ đó không quan trọng bằng được ở bên gia đình và bạn bè.
“Sau này con cũng sẽ không hiểu, nếu thật sự đưa con đi, con sẽ ghét mọi người.”
Mje tôi sững sờ, do dự rất lâu rồi ôm chặt lấy tôi: “Tĩnh Tĩnh, con đừng bao giờ nghĩ vậy, chúng ta thật sự vì muốn tốt cho con. Không đến bước đường cùng bất đắc dĩ, có cha mẹ nào muốn chia lìa với cốt nhục mình sinh ra, chẳng lẽ con đi sang nhà dì bên đó cha mẹ không nhớ con, không đau lòng sao?”
Tôi thoáng mềm lòng: “Vậy tạo sao còn muốn đuổi con đi? Để con ở lại không tốt sao? Chúng ta không cần buồn khổ như vầy.”
Mẹ thở dài, muốn nói rồi lại thôi rất nhiều lần, những lời nói cuối cùng không nói ra. Bà chỉ nửa dỗ nửa khuyên: “Sao lại là đuổi con đi? Con chỉ qua nhà dì học thôi, nghỉ lễ đều có thể về nhà.”
Nhưng với tôi, đó có nghĩa là đuổi tôi đi. Nếu tôi đi nhà dì, sau này số lần về nhà càng ngày càng ít, tuy là có ngày nghỉ nhưng cũng rất ngắn, như vầy dần dà tôi sẽ mất liên lạc với bên này, không chỉ có gia đình tôi, rất có thể bạn bè tôi cũng dần mất đi.
Sau đó, tình cờ tôi nghe mẹ nói chuyện với dì, cảm giác như bị số phận trêu đùa, nhưng tôi không thể không cảm khái, vận mệnh đôi khi thật sự kỳ diệu, có một số việc không thể nào giải thích được bằng tư duy khoa học, nhưng bạn không thể không tin vào sức mạnh bí ẩn đó.
Trước đó đã nói đến vị sư phụ mà cô cả mời đến tìm bà nội, lúc ấy ông hỏi mẹ tôi ngày tháng năm sinh của tôi.
Sau khi tìm được nội về nhà, mẹ đi theo cô cả cô nhỏ đến chùa trên núi thăm viếng vị sư phụ ấy, muốn tỏ lòng biết ơn.
Sư phụ nhắm mắt, gõ mõ trong tay: “Đem những thứ đó về đi.”
Cô cả chắp tay: “Sư phụ, xin ngài hãy nhận đi, nếu không có ngài giúp đỡ thì mẹ tôi còn chịu tội không biết đến lúc nào.”
Sư phụ nói nhẹ: “Người xuất gia vì từ bi.”
Thấy sư phụ kiên quyết, cô cả đành thu hồi quà mình mang theo, lại chắp tay tạ ơn lần nữa.
Trong lòng mẹ tôi không yên, ngồi trên đệm hương bồ cả buổi không lên tiếng.
“Có vị thí chủ tâm không an, khí tức không ổn.”
Mẹ tôi nghe những lời này thì biết người vị sư phụ kia nói chính là mình, nhưng từ đầu đến cuối ông ấy đều nhắm mắt dưỡng thần, sao lại biết mình bất an.
Bà quyết định ở lại hỏi cho tường tận.
Sự phụ bảo chú tiểu lấy một ống tre ra cho mẹ tôi rút xăm, bà vì tò mò nên rút một cây đưa cho sư phụ.
Sư phụ chậm rãi mở mắt, nhìn qua que tre rồi lộ vẻ ưu tư: “Xăm hạ hạ, gần đây trong nhà sẽ có tai họa đổ máu.”
Mẹ tôi nghe xong thì ngây người, vừa khóc vừa xin sư phụ: “Vậy phải làm sao ạ?”
Nếu như bình thường, chắc chắn mẹ tôi không hoảng loạn như vậy, tuy bà cũng thắp hương bái Phật, nhưng những lời tiên đoán vô căn cứ cũng chỉ xem như nghe chơi, không thực sự để tâm. Nhưng mà vị sư phụ này từng giúp tìm được bà nội, lại thêm trước nay nhiều lần giải đáp những thắc mắc nghi vấn của mọi người, được mọi người truyền miệng là vô cùng thần kỳ, mỗi năm đều có rất nhiều người đặc biệt đến núi bái kiến sư phụ, mẹ tôi không thể không sinh ra lòng kính sợ với vị sư phụ này.
Sư phụ lại nhắm mắt niệm kinh một lúc, rồi hỏi: “Trong nhà có đứa con gái phải không?”
Mẹ gật đầu, đáp: “Lúc ấy ngài từng gặp trong nhà con, còn hỏi con gái con ngày sinh tháng đẻ.”
Sư phụ nghe xong chỉ nói một câu: “Con bé sống ở nơi phong thủy không tốt lắm, tốt nhất là nên thay đổi, hoặc để con bé tạm thời rời đi.”
“Rời đi?” Mẹ tôi không hiểu rõ lời ông nói, nhưng mà khi bà hỏi thêm thì ông đã đứng dậy về phòng nghỉ ngơi.
Từ chân núi xuống, mẹ rất lo lắng, nghĩ đến lời sư phụ nói “tai họa đổ máu”, nghĩ đến con gái, rất khó để không liên kết hai việc này lại với nhau. Nhưng đồng thời bà lại cảm thấy việc này rất kỳ lạ, con gái mình chỉ là học sinh tiểu học bình thường, sẽ xảy ra tai nạn đẫm máu nào? Bà điện thoại cho dì hỏi ý kiến, lúc đó dì nói để tôi đến nhà dì, những chuyện này thì tin rằng có còn hơn nói là không. Hơn nữa bà nội đang bệnh cần có người chăm sóc, trong nhà chỉ có mình ba chống đỡ là cái gánh quá nặng, để tôi đến nhà dì cũng xem như đỡ đần cho mẹ phần nào.
Đúng lúc anh họ tôi vừa trúng tuyển trường đại học ở Anh, công việc của dượng bận rộn, thường xuyên đi công tác, dì chỉ ước gì tôi qua đấy sớm hơn để bầu bạn với bà.
Vì vậy, nhờ món quà của sư phụ mà chuyện tôi rời khỏi nhà xem như đã là việc “ván đã đóng thuyền”.
Còn việc vì sao bà nội đang yên đang lành lại đột nhiên lạc đường ở một nơi quen thuộc, các cô không hiểu, các cô đưa bà nội đi bệnh viện kiểm tra sức khỏe.
Bác sĩ nói: “Người già mắc hội chứng Alzheimer*, hiện giờ xem như là những triệu chứng ban đầu, các vị ở nhà phải thường xuyên chăm nom, không thể lơ là được.” (
Bệnh Alzheimer
là một trong những căn nguyên phổ biến gây chứng giảm trí nhớ ở người già, bệnh đặc trưng bởi sự mất dần các nơron thần kinh và synap trong vỏ não và một số vùng dưới vỏ. Bệnh có xu hướng nặng dần gây ảnh hưởng xấu tới các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, tới trí nhớ, hoạt động ngôn ngữ và tư duy của người bệnh.)
Alzheimer là chứng bệnh mà người ta gọi là sa sút trí tuệ.
Con trai lớn Lý Đông Bình: “Không thể nào, mẹ tôi đầu óc minh mẫn, tay chân linh hoạt, sao lại mắc bệnh lẫn của người già? Chưa kể trước đó vẫn khỏe, không có biểu hiện hay bệnh gì bất thường?”
Bác sĩ: “Triệu chứng đầu tiên của bệnh Alzheimer là suy giảm trí nhớ, hầu hết mọi người đều không chú ý đến, hơn nữa người già rất dễ quên nên căn bản rất nhiều người không biết mình mắc bệnh Alzheimer. Mọi người cần chú ý đến lời nói, hành động của người già hàng ngày.”
Nói đến đây, cô cả Lý Lan mới nhớ ra gì đó: “Tháng trước tôi đến thăm mẹ, ban đầu bà không nhận ra tôi, tưởng tôi là Yến Yến.”
Yến Yến là em ruột Lý Lan, năm hai tuổi sốt cao không hạ nên qua đời khi còn bé, đây là nỗi đau cả nhà không nhắc đến.
Người con thứ hai cũng bổ sung: “Có lần mẹ gửi dưa muối với màn thầu cả tuần lễ, đến nỗi bếp không có chỗ chứa, còn nói cái gì mà nạn đói sắp tới, tích trữ nhiều lương thực hơn, tôi còn tưởng bà rảnh rỗi không có việc gì làm chứ!”
Sau khi anh chị em bàn bạc mới phát giác ra gần đây đúng là mẹ có những điều không bình thường, trong lòng bắt đầu lo lắng.
Để chăm sóc bà tốt hơn, mẹ Vương Lị Lị Lị đã nghỉ việc, ở nhà chăm sóc bà với em trai vì lo có chuyện ngoài ý muốn khác phát sinh. Mấy cô chú sẽ thay phiên đến phụ chăm sóc, việc phụng dưỡng bà lúc tuổi già không có vấn đề gì, không uổng công bà nội cực khổ nuôi dưỡng họ lớn.
Gánh nặng nuôi gia đình dồn lên vai mình ba, ông càng cố gắng hơn trước, rạng sáng rời nhà, nửa đêm về đến là chuyện thường. Cuộc sống của tôi cũng có những thay đổi rất nhỏ, tiền tiêu vặt ít hơn, đồ ăn vặt tiết kiệm lại, trước đó ba mẹ đã hứa mua quần áo và giày mới cho tôi cứ trì hoãn mãi.
Vi Vi và Nhị Lỗi rất khẳng khái, hai cô ấy nói: “Tĩnh Tĩnh, cậu đừng lo, hai chúng tớ ăn gì thì cậu ăn cái nấy, chúng ta có phúc cùng hưởng, có nạn cùng chia.”
Trương Gia Vũ thì luôn tìm đủ mọi lý do để đến nhà tặng đồ cho nhà tôi, nhỏ là mấy túi sữa chua, mấy quả trứng gà, lớn là bao khô bò, một túi kẹo sữa Thỏ trắng… Những ấm áp nhỏ bé vụn vặt trở thành hồi ức quý giá của tôi về thời thơ ấu. Nhiều năm sau, khi nhìn lại tuổi thơ, tôi vẫn cảm thấy may mắn, có thể gặp được nhóm bạn ấm áp, tốt bụng như vậy, đó là tài sản quý báu cả đời không thể tìm được.
Một đêm cuối kỳ nghỉ hè, ba mẹ trịnh trọng gọi tôi vào phòng.
“Tĩnh Tĩnh, mẹ muốn nói với con một việc.”
Nhìn nét mặt hiền từ hơn bao giờ hết của ba mẹ, trong lòng tôi chợt dâng lên nỗi bất an, tôi vô thức siết chặt góc áo.
“Chuyện gì ạ?” Tôi thận trọng hỏi.
Mẹ mỉm cười nhẹ nhàng: “Tĩnh Tĩnh, con nhớ lần mẹ dẫn con đến nhà dì chơi không, con cảm thấy nơi đó thế nào? Thích không?”
“Thích ạ, ở đó có công viên, có nhiều món ăn ngon, còn có nhiều nhà cao tầng, con còn muốn đi lần nữa!” Tôi nhớ chuyến đi mấy năm trước, lúc đó còn không muốn về, cứ nghĩ phải ở lại làm con gái nuôi của dì.
Ánh mắt mẹ dịu đi: “Vậy thì con có muốn đi nữa không?”
“Đi bây giờ ạ? Nhưng mà còn mấy hôm nữa là con khai giảng rồi, về kịp sao?”
Mẹ liếc nhìn sang ba, hai người trao đổi ánh mắt với nhau, sau đó ba lên tiếng: “Là thế này, chỗ trường tiểu học nổi tiếng gần bên nhà dì con vừa hay có một chỗ trống, chỗ này rất nhiều phụ huynh có tiền mà không vào được. Dì hy vọng con qua đó học, nắm bắt cơ hội này đối với con sau này học cao lên, rất có lợi trong việc thi đại học. Dù gì thì chỗ chúng ta về tài nguyên dạy học không thể nào so sánh với thành phố lớn…”
Đầu tôi ù đi, không thể nghe thấy những câu kế tiếp.
Mẹ tôi vẫn thao thao bất tuyệt, nói anh họ sắp sang Anh du học, dì mong tôi sẽ qua đó, bà sẽ toàn tâm toàn ý chăm sóc tôi, dạy dỗ tôi, xem tôi như con gái ruột của mình.
Lòng tôi có ngàn vạn câu không muốn, tôi không muốn rời xa gia đình, không muốn rời xa bạn bè thân thiết, không muốn rời khỏi nơi đã sống mười mấy năm này, không muốn đến một thành phố xa lạ để bắt đầu lại.
Đêm đó, tôi suy sụp khóc mãi, không ai khuyên được, khóc đến khi giọng khản đặc. Tôi có ý định dùng cách này chống lại quyết định của người lớn, hy vọng buông tha cho tôi, hy vọng họ không để tôi đi, hy vọng họ để tôi ở lại.
Nhưng mà trứng chọi đá, kết quả sự chống cự của tôi vẫn thất bại.
Ngày hôm sau điện thoại cho tôi, bà nói rất nhiều rất nhiều khiến tôi động lòng, nào là phòng của tôi đã thu xếp xong, chuẩn bị một đống đồ ăn vặt tôi thích, qua đó dì sẽ đưa tôi đi siêu thị mua quần áo mới, dượng sẽ tặng tôi chiếc xe đạp mới, trường học có sân chơi nhựa, có điều hòa ấm áp, có các trại hè…
Nói thật trong tôi cũng có lúc dao động, dù sao thì tôi cũng đã khao khát một chiếc xe đạp riêng của mình, khao khát có được đồ ăn vặt riêng mình, khao khát có quần áo mới xinh đẹp, nhưng mà nghĩ đến cảnh phải chia tách khỏi những người bạn sớm chiều bên nhau, tôi vẫn rơi nước mắt đau khổ.
“Ba, mẹ, con không đi được không? Con hứa sau này sẽ chăm chỉ học hành, làm bài tập, không bao giờ xem TV nữa, không ham chơi, quần áo mới gì đó con không cần.”
Mẹ lắc đầu: “Tĩnh Tĩnh, sở dĩ chúng ta làm vậy đều vì tốt cho con, có lẽ bây giờ con không thể hiểu được, nhưng sau này con lớn lên sẽ hiểu được sự dụng tâm lương khổ này của chúng ta, cũng sẽ cảm ơn sự lựa chọn của ba mẹ hiện giờ.”
“Vì tốt cho con” là câu mà tôi không thích nghe nhất, người lớn luôn đứng ở góc độ của mình suy xét thay cho con trẻ, nhưng trước nay không hề thực sự đứng ở góc độ con trẻ mà suy xét cho cảm nhận của con. Tôi không cần cái gì gọi là tài nguyên học tập tốt hơn, cũng không cần cái trường mà vô số người muốn vào kia, đối với tôi mà nói, những thứ đó không quan trọng bằng được ở bên gia đình và bạn bè.
“Sau này con cũng sẽ không hiểu, nếu thật sự đưa con đi, con sẽ ghét mọi người.”
Mje tôi sững sờ, do dự rất lâu rồi ôm chặt lấy tôi: “Tĩnh Tĩnh, con đừng bao giờ nghĩ vậy, chúng ta thật sự vì muốn tốt cho con. Không đến bước đường cùng bất đắc dĩ, có cha mẹ nào muốn chia lìa với cốt nhục mình sinh ra, chẳng lẽ con đi sang nhà dì bên đó cha mẹ không nhớ con, không đau lòng sao?”
Tôi thoáng mềm lòng: “Vậy tạo sao còn muốn đuổi con đi? Để con ở lại không tốt sao? Chúng ta không cần buồn khổ như vầy.”
Mẹ thở dài, muốn nói rồi lại thôi rất nhiều lần, những lời nói cuối cùng không nói ra. Bà chỉ nửa dỗ nửa khuyên: “Sao lại là đuổi con đi? Con chỉ qua nhà dì học thôi, nghỉ lễ đều có thể về nhà.”
Nhưng với tôi, đó có nghĩa là đuổi tôi đi. Nếu tôi đi nhà dì, sau này số lần về nhà càng ngày càng ít, tuy là có ngày nghỉ nhưng cũng rất ngắn, như vầy dần dà tôi sẽ mất liên lạc với bên này, không chỉ có gia đình tôi, rất có thể bạn bè tôi cũng dần mất đi.
Sau đó, tình cờ tôi nghe mẹ nói chuyện với dì, cảm giác như bị số phận trêu đùa, nhưng tôi không thể không cảm khái, vận mệnh đôi khi thật sự kỳ diệu, có một số việc không thể nào giải thích được bằng tư duy khoa học, nhưng bạn không thể không tin vào sức mạnh bí ẩn đó.
Trước đó đã nói đến vị sư phụ mà cô cả mời đến tìm bà nội, lúc ấy ông hỏi mẹ tôi ngày tháng năm sinh của tôi.
Sau khi tìm được nội về nhà, mẹ đi theo cô cả cô nhỏ đến chùa trên núi thăm viếng vị sư phụ ấy, muốn tỏ lòng biết ơn.
Sư phụ nhắm mắt, gõ mõ trong tay: “Đem những thứ đó về đi.”
Cô cả chắp tay: “Sư phụ, xin ngài hãy nhận đi, nếu không có ngài giúp đỡ thì mẹ tôi còn chịu tội không biết đến lúc nào.”
Sư phụ nói nhẹ: “Người xuất gia vì từ bi.”
Thấy sư phụ kiên quyết, cô cả đành thu hồi quà mình mang theo, lại chắp tay tạ ơn lần nữa.
Trong lòng mẹ tôi không yên, ngồi trên đệm hương bồ cả buổi không lên tiếng.
“Có vị thí chủ tâm không an, khí tức không ổn.”
Mẹ tôi nghe những lời này thì biết người vị sư phụ kia nói chính là mình, nhưng từ đầu đến cuối ông ấy đều nhắm mắt dưỡng thần, sao lại biết mình bất an.
Bà quyết định ở lại hỏi cho tường tận.
Sự phụ bảo chú tiểu lấy một ống tre ra cho mẹ tôi rút xăm, bà vì tò mò nên rút một cây đưa cho sư phụ.
Sư phụ chậm rãi mở mắt, nhìn qua que tre rồi lộ vẻ ưu tư: “Xăm hạ hạ, gần đây trong nhà sẽ có tai họa đổ máu.”
Mẹ tôi nghe xong thì ngây người, vừa khóc vừa xin sư phụ: “Vậy phải làm sao ạ?”
Nếu như bình thường, chắc chắn mẹ tôi không hoảng loạn như vậy, tuy bà cũng thắp hương bái Phật, nhưng những lời tiên đoán vô căn cứ cũng chỉ xem như nghe chơi, không thực sự để tâm. Nhưng mà vị sư phụ này từng giúp tìm được bà nội, lại thêm trước nay nhiều lần giải đáp những thắc mắc nghi vấn của mọi người, được mọi người truyền miệng là vô cùng thần kỳ, mỗi năm đều có rất nhiều người đặc biệt đến núi bái kiến sư phụ, mẹ tôi không thể không sinh ra lòng kính sợ với vị sư phụ này.
Sư phụ lại nhắm mắt niệm kinh một lúc, rồi hỏi: “Trong nhà có đứa con gái phải không?”
Mẹ gật đầu, đáp: “Lúc ấy ngài từng gặp trong nhà con, còn hỏi con gái con ngày sinh tháng đẻ.”
Sư phụ nghe xong chỉ nói một câu: “Con bé sống ở nơi phong thủy không tốt lắm, tốt nhất là nên thay đổi, hoặc để con bé tạm thời rời đi.”
“Rời đi?” Mẹ tôi không hiểu rõ lời ông nói, nhưng mà khi bà hỏi thêm thì ông đã đứng dậy về phòng nghỉ ngơi.
Từ chân núi xuống, mẹ rất lo lắng, nghĩ đến lời sư phụ nói “tai họa đổ máu”, nghĩ đến con gái, rất khó để không liên kết hai việc này lại với nhau. Nhưng đồng thời bà lại cảm thấy việc này rất kỳ lạ, con gái mình chỉ là học sinh tiểu học bình thường, sẽ xảy ra tai nạn đẫm máu nào? Bà điện thoại cho dì hỏi ý kiến, lúc đó dì nói để tôi đến nhà dì, những chuyện này thì tin rằng có còn hơn nói là không. Hơn nữa bà nội đang bệnh cần có người chăm sóc, trong nhà chỉ có mình ba chống đỡ là cái gánh quá nặng, để tôi đến nhà dì cũng xem như đỡ đần cho mẹ phần nào.
Đúng lúc anh họ tôi vừa trúng tuyển trường đại học ở Anh, công việc của dượng bận rộn, thường xuyên đi công tác, dì chỉ ước gì tôi qua đấy sớm hơn để bầu bạn với bà.
Vì vậy, nhờ món quà của sư phụ mà chuyện tôi rời khỏi nhà xem như đã là việc “ván đã đóng thuyền”.