Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 33
Bọn trẻ nghỉ hè mà người lớn lại không yên tâm. Nhìn đám choai choai này sắp lên lớp 6 mà chẳng đứa nào chịu học hành gì, nhất là ba đứa con gái, thành tích đứa này tệ hơn đứa kia, chơi thì lại đứa này điên hơn đứa kia.
Mấy bậc cha mẹ ngồi vây quanh xem thành tích cuối kỳ của con, ngoài Trương Phong thì ai cũng thở ngắn than dài, phàn nàn không ngớt, hận không thể tóm bọn trẻ đến đánh một trận. Cùng là trẻ con, cùng một trường, cùng một giáo viên, tại sao con người ta Trương Gia Vũ thì thi đạt hạng nhất, mà ba con nhóc này thì thành tích không thể bằng một góc người ta.
Thật sự sầu chết người.
Ông chủ Triệu mở một lon bia Thanh Đảo đưa cho Trương Phong, ngưỡng mộ: “Người anh em, con trai anh học hành là do anh bắt sao?”
Trương Phong nhận bia, cười lắc đầu: “Chuyện học hành của Tiểu Vũ tôi thật không quá bận tâm, thằng bé tương đối tự giác.”
Ông chủ Triệu hớp một hớp bia, vỗ vao Trương Phong: “Người anh em, con anh đúng là không tầm thường, không tầm thường, sau này chắc chắn tương lai xán lạn.”
Trương Phong gật đầu chạm lon bia với ông chủ Triệu, khiên tốn: “Bây giờ vẫn còn nhỏ, chuyện tương lai không ai nói trước được, tôi thấy Vi Vi với Tĩnh Tĩnh, Nhị Lỗi, mấy cô bé đều rất thông minh, sau này chắc hẳn sẽ là người ưu tú.”
“Đừng nhắc tới chuyện đó.” Ông chủ Triệu mặt bất lực, “Vi Vi nhà tôi suốt ngày ôm búp bê, đầu óc chỉ toàn chuyện thời trang, mua quần áo mới, mua sách về toàn vất ở đấy, không thèm mở ra, đến sách giáo khoa giờ vẫn còn mới toanh kia.”
“Con gái mà, thích làm đẹp là bình thường.”
Vương Lị Lị Lị sức khỏe đã hồi phục dần, nhưng vẫn không được uống rượu, bà ăn mấy hạt đậu phộng, thở dài: “Tĩnh Tĩnh nhà tôi sức học không ổn định, có đôi khi có thể thi đạt đến mức trung bình, có khi tuột xuống, còn bị học lệch. Điểm Văn không tệ nhưng mà toán thì quá kém, không biết có đậu nổi cấp 2 không.”
Bà Lưu mới đi đánh mạt chược về, bà xốc rèm cửa bằng nhựa lên, cười nói xin lỗi mọi người: “Xin lỗi tôi đến trễ, ván cuối rất nguy hiểm, suýt tí là tôi thua hết tiền vốn.”
Hoàng Thục Nhã lấy một ly sạch lại cho bà Lưu, “Chỉ có chị Lưu là lòng dạ phóng khoáng, chúng tôi vì thành tích tụi nhỏ mà rầu gần chết, tối qua tôi mất ngủ.”
Bà Lưu tự rót cho mình ly bia đầy, là người lớn tuổi nhất, nói với kinh nghiệm người từng trải: “Mỗi đứa đều có tính cách riêng, có đứa mình không cần lo, nó tự biết học hành, còn học rất giỏi; nhưng cũng có đứa, cho dù mình có quan tâm thế nào thì nó vẫn học không vô, thậm chí còn đối đầu với cha mẹ.”
Mọi người gật đầu tán thành: “Chị Lưu nói cũng phải, nhưng dù sao chúng ta cũng phải nghĩ cách, không thể nói tụi nhỏ học không vô thì mặc kệ.”
“Đúng vậy, phải nghĩ ra cách.”
Nhưng mà, rốt cuộc thì biện pháp gì để bọn trẻ chủ động học hành đây?
Bà Lưu uống xong hai ly bia, ăn một miếng dưa hấu, cười nói: “Dễ thôi, cho chúng học thêm vào hè.”
“Chúng tôi cũng đã nghĩ tới chuyện này, nhưng mà lớp học thêm bên ngoài không tin được, lại đắt, chưa kể còn ở trong thành phố, ngày thường bọn trẻ đi học không tiện.”
“Không phải Tiểu Triệu có xe sao? Lái xe đưa đón chúng là xong mà.”
Ông chủ Triệu cười khổ: “Tôi không thể đưa đón mỗi ngày được, chuyện buôn bán không có chừng, lúc về sớm lúc về trễ, nửa đêm mới về cũng là chuyện thường, đâu thể để bọn trẻ bên ngoài.”
Bà Lưu cau mày nghĩ ngợi, mắt chợt sáng lên: “Hay là tôi hỏi lão nhị nhà tôi, nếu con bé nghỉ hè không có việc gì thì về nhà dạy kèm cho bọn trẻ đi, dù sao trong nhà rộng rãi, Lam Lam dạy mấy đứa cũng còn dư.”
Mấy cha mẹ nghe vậy thì mừng như được đặc xá: “Nếu được thế thì tốt quá, chị Lưu hỏi Lam Lam thử, mấy người chúng tôi có thể trả lương cho con bé.”
“Đúng đúng, không thể để Lam Lam vất vả không công được.”
Cứ thế, mọi người thống nhất với nhau, Lâm Lam thành giáo viên phụ đạo cho ba cô bé lúc hè.
Bà Lưu lấy một phòng trống trên tầng hai, kê một bộ bàn ghế, mua một cái bảng đen nhỏ treo lên tường, lớp học nhỏ được ra hình ra dạng.
Mỗi ngày lúc 8 giờ sáng, từ lầu hai nhà Lâm Lỗi sẽ bay ra tiếng đọc bài, đa phần là tiếng Anh. Lâm Lam đã đánh dấu cách phát âm của những từ phiên âm quốc tế lên bảng đen, để ba cô bé mỗi ngày nhìn bảng luyện đọc, đọc sai phải chép 20 lần. Dưới sự nghiêm khắc của “cô” Lâm Lam, ba đứa con gái học dốt cuối cùng đã có tiến bộ đột phá: có thể phát âm chuẩn xác 48 phiên âm.
Lâm Lỗi học nhanh nhất, Vi Vi học chậm nhất, Lý An Tĩnh thuộc trung bình không nhanh không chậm. Vì để các em học tiếng Anh nhập tâm hơn, Lâm Lam còn thường xuyên mở các bài hát tiếng Anh, phim tiếng Anh cho các em nghe.
Tuy nhiên, sự nghiệp dạy học của Lâm Lam gặp trận Waterloo* đầu tiên, thành tích môn toán của ba đứa em gái kỳ vừa rồi đạt mức đủ tiêu chuẩn, một vấn đề số lẻ đủ làm Lâm Lam phát điên cả ngày. Lần đầu tiên người nhẹ nhàng, tính cách ôn hòa như Lâm Lam nổi giận ở nhà.
“Mấy đứa em đó, bảo chị nói gì đây? Tại sao lại làm toán bất cẩn như vậy? Biết một dấu thập phân có thể tạo ảnh hưởng lớn thế nào không? Nếu sau này lớn lên tụi em đi nghiên cứu khoa học, bỏ đi một số lẻ là hàng ngàn hàng vạn nhân dân tệ, đền mấy đời cũng không xong.”
Ba cô bé lẩm bẩm: “Sau này lớn tụi em cũng không định làm nhà khoa học mà.”
Lâm Lâm cầm bút trong tay, nói không nên lời: “Chị là so sánh ẩn dụ, nghe không hiểu so sánh ẩn dụ sao, xem ra điểm văn các em cũng không ra gì.”
Nói rồi Lâm Lam lại hơi tò mò hỏi: “Mấy đứa quỷ nhỏ tụi em nói chị nghe xem, sau này muốn làm nghề gì?”
Khung cảnh quen thuộc năm 6 tuổi lại hiện lên, ba cô bé ngồi dưới gốc cây hòe già đầu làng, ngây thơ thả trí tưởng tượng về việc lớn lên sẽ ra sao, 5 năm đi qua, các cô 11 tuổi đã có kế hoạch rõ ràng hơn cho tương lai.
Vi Vi: “Em muốn trở thành chuyên viên trang điểm giỏi nhất Trung Quốc.”
Lâm Lỗi: “Em làm công việc tự do, du lịch khắp thế giới.”
Lý An Tĩnh: “Em muốn trở thành nhà ngoại giao.”
“Chà! Các em có lý tưởng rồi nên từ giờ trở đi phải chăm chỉ cố gắng biết chưa? Nếu các em không học hành đàng hoàng, thì sẽ không đậu cấp 2, không đậu cấp 2 thì đương nhiên không vào cấp 3, cũng không lên được đại học. Mà sau này, không học đại học sẽ rất khó tìm việc, cơ hội lựa chọn cũng vô cùng ít. Nói trắng ra, nỗ lực hiện giờ chính là vì sau này sẽ có nhiều tự do lựa chọn hơn trong tương lai.”
Khi Lâm Lam nói những đạo lý to lớn này, suy nghĩ của ba chúng tôi đã không hẹn mà bay ra ngoài cửa sổ.
Châu Kiệt Thụy đứng dưới nhà Lâm Lỗi, cầm cái loa trong tay hét to: “Đổ rác, thu rác đêeee, nhanh đem rác ra!”
Để Châu Kiệt Thụy hiểu việc kiếm tiền khó khăn cùng những vất vả trong cuộc sống, mẹ Châu Kiệt Thụy đã cho con trai làm việc thu rác cực nhọc, cứ hai ngày một lần cậu ta cầm loa đến thôn thu gom rác, sau đó dùng xe ba bánh đưa đến điểm tập trung xử lý rác, tiền công Châu Kiệt Thụy nhận được mỗi tháng là 100 tệ.
Nhưng Châu Kiệt Thụy không cảm thấy vất vả, cậu ta vui vẻ cầm loa đi từng nhà thúc giục đổ rác, mở nhạc Châu Kiệt Luân đạp xe ba bánh, mặt luôn nở nụ cười vui vẻ chân thật. Với cậu ta mà nói, có thể làm việc dưới nắng vui hơn nhiều việc giam mình trong căn phòng mười mấy mét vuông học hành.
Không để Lâm Lam lên tiếng, ba chúng tôi đã chạy xuống lầu, xách rác nhà mình đến trước xe ba bánh của Châu Kiệt Thụy.
Châu Kiệt Thụy không tắt loa, hét vào mặt chúng tôi: “Rác của mấy bà phải để riêng ra, bên trái là đồ tái chế, bên phải là đồ không tái chế, đừng để sai chỗ.”
“Dài dòng.” Vi Vi nói nhỏ.
Châu Kiệt Thụy là loại mà chỉ muốn người khác đụng tới mình, hơn nữa còn phải trả đũa gấp đôi. Cậu ta với Vi Vi không ưa nhau, nhìn thấy mặt là cãi cọ, chưa từng nói chuyện đàng hoàng.
“Triệu Vi Vi, rác bà ném sai kìa.” Châu Kiệt Thụy bắt đầu bắt bẻ.
“Sao mà sai?”
“Tui nói sai tức là sai, bà nhặt lên bỏ lại, đừng làm mất thời gian của người khác, tui còn phải đi đến ngõ khác.”
Vi Vi trề môi: “Cái người này thế nào ấy? Tôi còn phải lên lớp.”
Châu Kiệt Thụy giơ loa lên, cố ý nói to: “Triệu Vi Vi, bà không ném rác đúng chỗ sẽ bị phạt tiền.”
Cậu ta giày vò như vậy cả ngõ đều nghe thấy. Những ai không biết chuyện sẽ cho là Vi Vi không hiểu chuyện, dù sao Châu Kiệt Thụy thu gom rác trong thôn thuộc về lao động tình nguyện, tiền lương cậu ta đều do mẹ cậu ta bỏ tiền túi ra chi trả, mấy người trong thôn dĩ nhiên sẽ đứng về phía Châu Kiệt Thụy.
Vi Vi là người trọng thể diện, cô ấy nhào đến cướp loa trong tay Châu Kiệt Thụy, định tính sổ cậu ta. Châu Kiệt Thụy người cao tay dài, giơ cao loa lên, gào to: “Không được, Triệu Vi Vi gây cản trở nhân viên thu gom rác.”
Cuối cùng Lâm Lỗi ra mặt ngăn trò hề của Châu Kiệt Thụy, cô không cần nói một lời, chỉ ho khan một tiếng, đi tới trước mặt Châu Kiệt Thụy, trừng mắt nhìn cậu ta.
Hiện giờ Châu Kiệt Thụy sợ duy nhất mình Lâm Lỗi, dù gì thì vết sẹo nơi chân mày Lâm Lỗi do cậu ta tạo nên, cậu ta không thể trốn tránh trách nhiệm.
“Thôi, không chơi với mấy bà nữa.” Châu Kiệt Thụy trèo lên xe ba bánh đi đến ngõ bên cạnh, cố ý vặn âm thanh to nhất như thể sợ người ta không biết cậu ta đến.
Chúng tôi quay lại nhà Lâm Lỗi tiếp tục học. Lâm Lam ra một đề toán, tất cả đều là phép tính cộng trừ nhân chia số thập phân, bắt chúng tôi trong nửa giờ phải làm xong.
Làm được nửa chừng, Lâm Lam chợt ló đầu ra cửa sổ, sau đó hoảng hốt nói: “Tĩnh Tĩnh, em đừng làm bài nữa, chạy nhanh về nhà đi.”
Tôi mới ra cửa nhà Lâm Lỗi đã thấy rất nhiều người tụ tập trong ngõ, xe tải của ba dừng ở cửa, mọi người đang nâng đồ đạc.
“Tĩnh Tĩnh, bà nội đi lạc.” Ai nhìn thấy tôi cũng nói như vậy, tôi vẫn không hiểu. Hôm qua bà nội đi qua nhà cô cả đưa quần áo, đường đó bà đi mấy chục năm rồi, nhắm mắt lại còn có thể đi về, sao có thể đi lạc chứ. Cho dù bà có lớn tuổi nhưng vẫn là người trưởng thành.
Về đến nhà thì mấy cô, chú, dượng đều đã đến.
Tôi thấy tình hình cảm giác sự việc không ổn.
Cô cả khóc lóc nói: “5 giờ chiều qua mẹ rời khỏi nhà chị, chị cứ nghĩ mẹ đã về nhà rồi. Đâu ngờ lại xảy ra chuyện này, bà lớn tuổi vậy còn có thể đi đâu?”
Ba tôi: “Chị, chị khóc nhiều cũng vô ích. Chuyện quan trọng bây giờ là nhanh chóng tìm mẹ về. Chúng ta phân công hành động, tìm hết mấy thôn ven đường với bên đường cao tốc; mấy chỗ mẹ thường đến cũng tìm qua một lần.”
Cô nhỏ suy sụp, ngồi rúc vào ghế sô pha lẩm bẩm: “Số mẹ sao mà khổ thế này, bà vất vả cả đời, làm lụng cực khổ cả đời cũng không thể an hưởng tuổi già sao?”
Người lớn trong nhà bận rộn, tối đó tôi và em trai ở bên nhà Lâm Lỗi, bà Lưu an ủi chúng tôi liên tục, nói sẽ sớm tìm được bà nội.
Nhưng mà nhanh đến mức nào thì trong lòng người lớn không biết, thậm chí còn tính đến giả thuyết xấu nhất.
Hai ngày liền không tìm được người, một người cô rất tin Phật mời một sư phụ được cho là rất giỏi xuống núi giúp đỡ.
Vị sư phụ mặc áo tu, tay cầm chuỗi Phật châu, tướng mạo thân thiện dễ gần. Ông ngồi trên ghế tre trong phòng nội, đọc một đoạn kinh trước những đồ đạc bà nội thường dùng, sau đó vẽ lên bản đồ một vòng tròn.
Tôi tò mò đến gần, bên trong viết một địa danh rất quen, giống như nơi tôi và bà nội đã từng đến đó, nhưng ấn tượng của tôi quá mơ hồ nên không nhớ rõ lắm.
Lúc sư phụ ngẩng đầu nhìn thấy tôi, ông nhìn tôi chăm chú, nhìn đến tôi hoảng sợ lui về nép sau lưng mẹ.
“Ngày sinh của cô bé này là gì?”
Mẹ tôi đáp đúng sự thật, thận trọng hỏi, “Sư phụ, ngài hỏi thế làm gì ạ?”
Vị sư phụ kia lại nhìn tôi rồi lắc đầu, không đáp.
Chạng vạng hôm đó, người lớn tìm được bà nội trong cánh đồng hoa hướng dương, trong túi to của bà chứa đầy hạt hướng dương, nhìn thấy mấy cô tôi còn chia hạt hướng dương cho các cô.
Mà cánh đồng hoa hướng dương này là nơi vị sư phụ kia đã vẽ vòng tròn.
Mấy bậc cha mẹ ngồi vây quanh xem thành tích cuối kỳ của con, ngoài Trương Phong thì ai cũng thở ngắn than dài, phàn nàn không ngớt, hận không thể tóm bọn trẻ đến đánh một trận. Cùng là trẻ con, cùng một trường, cùng một giáo viên, tại sao con người ta Trương Gia Vũ thì thi đạt hạng nhất, mà ba con nhóc này thì thành tích không thể bằng một góc người ta.
Thật sự sầu chết người.
Ông chủ Triệu mở một lon bia Thanh Đảo đưa cho Trương Phong, ngưỡng mộ: “Người anh em, con trai anh học hành là do anh bắt sao?”
Trương Phong nhận bia, cười lắc đầu: “Chuyện học hành của Tiểu Vũ tôi thật không quá bận tâm, thằng bé tương đối tự giác.”
Ông chủ Triệu hớp một hớp bia, vỗ vao Trương Phong: “Người anh em, con anh đúng là không tầm thường, không tầm thường, sau này chắc chắn tương lai xán lạn.”
Trương Phong gật đầu chạm lon bia với ông chủ Triệu, khiên tốn: “Bây giờ vẫn còn nhỏ, chuyện tương lai không ai nói trước được, tôi thấy Vi Vi với Tĩnh Tĩnh, Nhị Lỗi, mấy cô bé đều rất thông minh, sau này chắc hẳn sẽ là người ưu tú.”
“Đừng nhắc tới chuyện đó.” Ông chủ Triệu mặt bất lực, “Vi Vi nhà tôi suốt ngày ôm búp bê, đầu óc chỉ toàn chuyện thời trang, mua quần áo mới, mua sách về toàn vất ở đấy, không thèm mở ra, đến sách giáo khoa giờ vẫn còn mới toanh kia.”
“Con gái mà, thích làm đẹp là bình thường.”
Vương Lị Lị Lị sức khỏe đã hồi phục dần, nhưng vẫn không được uống rượu, bà ăn mấy hạt đậu phộng, thở dài: “Tĩnh Tĩnh nhà tôi sức học không ổn định, có đôi khi có thể thi đạt đến mức trung bình, có khi tuột xuống, còn bị học lệch. Điểm Văn không tệ nhưng mà toán thì quá kém, không biết có đậu nổi cấp 2 không.”
Bà Lưu mới đi đánh mạt chược về, bà xốc rèm cửa bằng nhựa lên, cười nói xin lỗi mọi người: “Xin lỗi tôi đến trễ, ván cuối rất nguy hiểm, suýt tí là tôi thua hết tiền vốn.”
Hoàng Thục Nhã lấy một ly sạch lại cho bà Lưu, “Chỉ có chị Lưu là lòng dạ phóng khoáng, chúng tôi vì thành tích tụi nhỏ mà rầu gần chết, tối qua tôi mất ngủ.”
Bà Lưu tự rót cho mình ly bia đầy, là người lớn tuổi nhất, nói với kinh nghiệm người từng trải: “Mỗi đứa đều có tính cách riêng, có đứa mình không cần lo, nó tự biết học hành, còn học rất giỏi; nhưng cũng có đứa, cho dù mình có quan tâm thế nào thì nó vẫn học không vô, thậm chí còn đối đầu với cha mẹ.”
Mọi người gật đầu tán thành: “Chị Lưu nói cũng phải, nhưng dù sao chúng ta cũng phải nghĩ cách, không thể nói tụi nhỏ học không vô thì mặc kệ.”
“Đúng vậy, phải nghĩ ra cách.”
Nhưng mà, rốt cuộc thì biện pháp gì để bọn trẻ chủ động học hành đây?
Bà Lưu uống xong hai ly bia, ăn một miếng dưa hấu, cười nói: “Dễ thôi, cho chúng học thêm vào hè.”
“Chúng tôi cũng đã nghĩ tới chuyện này, nhưng mà lớp học thêm bên ngoài không tin được, lại đắt, chưa kể còn ở trong thành phố, ngày thường bọn trẻ đi học không tiện.”
“Không phải Tiểu Triệu có xe sao? Lái xe đưa đón chúng là xong mà.”
Ông chủ Triệu cười khổ: “Tôi không thể đưa đón mỗi ngày được, chuyện buôn bán không có chừng, lúc về sớm lúc về trễ, nửa đêm mới về cũng là chuyện thường, đâu thể để bọn trẻ bên ngoài.”
Bà Lưu cau mày nghĩ ngợi, mắt chợt sáng lên: “Hay là tôi hỏi lão nhị nhà tôi, nếu con bé nghỉ hè không có việc gì thì về nhà dạy kèm cho bọn trẻ đi, dù sao trong nhà rộng rãi, Lam Lam dạy mấy đứa cũng còn dư.”
Mấy cha mẹ nghe vậy thì mừng như được đặc xá: “Nếu được thế thì tốt quá, chị Lưu hỏi Lam Lam thử, mấy người chúng tôi có thể trả lương cho con bé.”
“Đúng đúng, không thể để Lam Lam vất vả không công được.”
Cứ thế, mọi người thống nhất với nhau, Lâm Lam thành giáo viên phụ đạo cho ba cô bé lúc hè.
Bà Lưu lấy một phòng trống trên tầng hai, kê một bộ bàn ghế, mua một cái bảng đen nhỏ treo lên tường, lớp học nhỏ được ra hình ra dạng.
Mỗi ngày lúc 8 giờ sáng, từ lầu hai nhà Lâm Lỗi sẽ bay ra tiếng đọc bài, đa phần là tiếng Anh. Lâm Lam đã đánh dấu cách phát âm của những từ phiên âm quốc tế lên bảng đen, để ba cô bé mỗi ngày nhìn bảng luyện đọc, đọc sai phải chép 20 lần. Dưới sự nghiêm khắc của “cô” Lâm Lam, ba đứa con gái học dốt cuối cùng đã có tiến bộ đột phá: có thể phát âm chuẩn xác 48 phiên âm.
Lâm Lỗi học nhanh nhất, Vi Vi học chậm nhất, Lý An Tĩnh thuộc trung bình không nhanh không chậm. Vì để các em học tiếng Anh nhập tâm hơn, Lâm Lam còn thường xuyên mở các bài hát tiếng Anh, phim tiếng Anh cho các em nghe.
Tuy nhiên, sự nghiệp dạy học của Lâm Lam gặp trận Waterloo* đầu tiên, thành tích môn toán của ba đứa em gái kỳ vừa rồi đạt mức đủ tiêu chuẩn, một vấn đề số lẻ đủ làm Lâm Lam phát điên cả ngày. Lần đầu tiên người nhẹ nhàng, tính cách ôn hòa như Lâm Lam nổi giận ở nhà.
“Mấy đứa em đó, bảo chị nói gì đây? Tại sao lại làm toán bất cẩn như vậy? Biết một dấu thập phân có thể tạo ảnh hưởng lớn thế nào không? Nếu sau này lớn lên tụi em đi nghiên cứu khoa học, bỏ đi một số lẻ là hàng ngàn hàng vạn nhân dân tệ, đền mấy đời cũng không xong.”
Ba cô bé lẩm bẩm: “Sau này lớn tụi em cũng không định làm nhà khoa học mà.”
Lâm Lâm cầm bút trong tay, nói không nên lời: “Chị là so sánh ẩn dụ, nghe không hiểu so sánh ẩn dụ sao, xem ra điểm văn các em cũng không ra gì.”
Nói rồi Lâm Lam lại hơi tò mò hỏi: “Mấy đứa quỷ nhỏ tụi em nói chị nghe xem, sau này muốn làm nghề gì?”
Khung cảnh quen thuộc năm 6 tuổi lại hiện lên, ba cô bé ngồi dưới gốc cây hòe già đầu làng, ngây thơ thả trí tưởng tượng về việc lớn lên sẽ ra sao, 5 năm đi qua, các cô 11 tuổi đã có kế hoạch rõ ràng hơn cho tương lai.
Vi Vi: “Em muốn trở thành chuyên viên trang điểm giỏi nhất Trung Quốc.”
Lâm Lỗi: “Em làm công việc tự do, du lịch khắp thế giới.”
Lý An Tĩnh: “Em muốn trở thành nhà ngoại giao.”
“Chà! Các em có lý tưởng rồi nên từ giờ trở đi phải chăm chỉ cố gắng biết chưa? Nếu các em không học hành đàng hoàng, thì sẽ không đậu cấp 2, không đậu cấp 2 thì đương nhiên không vào cấp 3, cũng không lên được đại học. Mà sau này, không học đại học sẽ rất khó tìm việc, cơ hội lựa chọn cũng vô cùng ít. Nói trắng ra, nỗ lực hiện giờ chính là vì sau này sẽ có nhiều tự do lựa chọn hơn trong tương lai.”
Khi Lâm Lam nói những đạo lý to lớn này, suy nghĩ của ba chúng tôi đã không hẹn mà bay ra ngoài cửa sổ.
Châu Kiệt Thụy đứng dưới nhà Lâm Lỗi, cầm cái loa trong tay hét to: “Đổ rác, thu rác đêeee, nhanh đem rác ra!”
Để Châu Kiệt Thụy hiểu việc kiếm tiền khó khăn cùng những vất vả trong cuộc sống, mẹ Châu Kiệt Thụy đã cho con trai làm việc thu rác cực nhọc, cứ hai ngày một lần cậu ta cầm loa đến thôn thu gom rác, sau đó dùng xe ba bánh đưa đến điểm tập trung xử lý rác, tiền công Châu Kiệt Thụy nhận được mỗi tháng là 100 tệ.
Nhưng Châu Kiệt Thụy không cảm thấy vất vả, cậu ta vui vẻ cầm loa đi từng nhà thúc giục đổ rác, mở nhạc Châu Kiệt Luân đạp xe ba bánh, mặt luôn nở nụ cười vui vẻ chân thật. Với cậu ta mà nói, có thể làm việc dưới nắng vui hơn nhiều việc giam mình trong căn phòng mười mấy mét vuông học hành.
Không để Lâm Lam lên tiếng, ba chúng tôi đã chạy xuống lầu, xách rác nhà mình đến trước xe ba bánh của Châu Kiệt Thụy.
Châu Kiệt Thụy không tắt loa, hét vào mặt chúng tôi: “Rác của mấy bà phải để riêng ra, bên trái là đồ tái chế, bên phải là đồ không tái chế, đừng để sai chỗ.”
“Dài dòng.” Vi Vi nói nhỏ.
Châu Kiệt Thụy là loại mà chỉ muốn người khác đụng tới mình, hơn nữa còn phải trả đũa gấp đôi. Cậu ta với Vi Vi không ưa nhau, nhìn thấy mặt là cãi cọ, chưa từng nói chuyện đàng hoàng.
“Triệu Vi Vi, rác bà ném sai kìa.” Châu Kiệt Thụy bắt đầu bắt bẻ.
“Sao mà sai?”
“Tui nói sai tức là sai, bà nhặt lên bỏ lại, đừng làm mất thời gian của người khác, tui còn phải đi đến ngõ khác.”
Vi Vi trề môi: “Cái người này thế nào ấy? Tôi còn phải lên lớp.”
Châu Kiệt Thụy giơ loa lên, cố ý nói to: “Triệu Vi Vi, bà không ném rác đúng chỗ sẽ bị phạt tiền.”
Cậu ta giày vò như vậy cả ngõ đều nghe thấy. Những ai không biết chuyện sẽ cho là Vi Vi không hiểu chuyện, dù sao Châu Kiệt Thụy thu gom rác trong thôn thuộc về lao động tình nguyện, tiền lương cậu ta đều do mẹ cậu ta bỏ tiền túi ra chi trả, mấy người trong thôn dĩ nhiên sẽ đứng về phía Châu Kiệt Thụy.
Vi Vi là người trọng thể diện, cô ấy nhào đến cướp loa trong tay Châu Kiệt Thụy, định tính sổ cậu ta. Châu Kiệt Thụy người cao tay dài, giơ cao loa lên, gào to: “Không được, Triệu Vi Vi gây cản trở nhân viên thu gom rác.”
Cuối cùng Lâm Lỗi ra mặt ngăn trò hề của Châu Kiệt Thụy, cô không cần nói một lời, chỉ ho khan một tiếng, đi tới trước mặt Châu Kiệt Thụy, trừng mắt nhìn cậu ta.
Hiện giờ Châu Kiệt Thụy sợ duy nhất mình Lâm Lỗi, dù gì thì vết sẹo nơi chân mày Lâm Lỗi do cậu ta tạo nên, cậu ta không thể trốn tránh trách nhiệm.
“Thôi, không chơi với mấy bà nữa.” Châu Kiệt Thụy trèo lên xe ba bánh đi đến ngõ bên cạnh, cố ý vặn âm thanh to nhất như thể sợ người ta không biết cậu ta đến.
Chúng tôi quay lại nhà Lâm Lỗi tiếp tục học. Lâm Lam ra một đề toán, tất cả đều là phép tính cộng trừ nhân chia số thập phân, bắt chúng tôi trong nửa giờ phải làm xong.
Làm được nửa chừng, Lâm Lam chợt ló đầu ra cửa sổ, sau đó hoảng hốt nói: “Tĩnh Tĩnh, em đừng làm bài nữa, chạy nhanh về nhà đi.”
Tôi mới ra cửa nhà Lâm Lỗi đã thấy rất nhiều người tụ tập trong ngõ, xe tải của ba dừng ở cửa, mọi người đang nâng đồ đạc.
“Tĩnh Tĩnh, bà nội đi lạc.” Ai nhìn thấy tôi cũng nói như vậy, tôi vẫn không hiểu. Hôm qua bà nội đi qua nhà cô cả đưa quần áo, đường đó bà đi mấy chục năm rồi, nhắm mắt lại còn có thể đi về, sao có thể đi lạc chứ. Cho dù bà có lớn tuổi nhưng vẫn là người trưởng thành.
Về đến nhà thì mấy cô, chú, dượng đều đã đến.
Tôi thấy tình hình cảm giác sự việc không ổn.
Cô cả khóc lóc nói: “5 giờ chiều qua mẹ rời khỏi nhà chị, chị cứ nghĩ mẹ đã về nhà rồi. Đâu ngờ lại xảy ra chuyện này, bà lớn tuổi vậy còn có thể đi đâu?”
Ba tôi: “Chị, chị khóc nhiều cũng vô ích. Chuyện quan trọng bây giờ là nhanh chóng tìm mẹ về. Chúng ta phân công hành động, tìm hết mấy thôn ven đường với bên đường cao tốc; mấy chỗ mẹ thường đến cũng tìm qua một lần.”
Cô nhỏ suy sụp, ngồi rúc vào ghế sô pha lẩm bẩm: “Số mẹ sao mà khổ thế này, bà vất vả cả đời, làm lụng cực khổ cả đời cũng không thể an hưởng tuổi già sao?”
Người lớn trong nhà bận rộn, tối đó tôi và em trai ở bên nhà Lâm Lỗi, bà Lưu an ủi chúng tôi liên tục, nói sẽ sớm tìm được bà nội.
Nhưng mà nhanh đến mức nào thì trong lòng người lớn không biết, thậm chí còn tính đến giả thuyết xấu nhất.
Hai ngày liền không tìm được người, một người cô rất tin Phật mời một sư phụ được cho là rất giỏi xuống núi giúp đỡ.
Vị sư phụ mặc áo tu, tay cầm chuỗi Phật châu, tướng mạo thân thiện dễ gần. Ông ngồi trên ghế tre trong phòng nội, đọc một đoạn kinh trước những đồ đạc bà nội thường dùng, sau đó vẽ lên bản đồ một vòng tròn.
Tôi tò mò đến gần, bên trong viết một địa danh rất quen, giống như nơi tôi và bà nội đã từng đến đó, nhưng ấn tượng của tôi quá mơ hồ nên không nhớ rõ lắm.
Lúc sư phụ ngẩng đầu nhìn thấy tôi, ông nhìn tôi chăm chú, nhìn đến tôi hoảng sợ lui về nép sau lưng mẹ.
“Ngày sinh của cô bé này là gì?”
Mẹ tôi đáp đúng sự thật, thận trọng hỏi, “Sư phụ, ngài hỏi thế làm gì ạ?”
Vị sư phụ kia lại nhìn tôi rồi lắc đầu, không đáp.
Chạng vạng hôm đó, người lớn tìm được bà nội trong cánh đồng hoa hướng dương, trong túi to của bà chứa đầy hạt hướng dương, nhìn thấy mấy cô tôi còn chia hạt hướng dương cho các cô.
Mà cánh đồng hoa hướng dương này là nơi vị sư phụ kia đã vẽ vòng tròn.