Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 23
*Chương có nội dung hình ảnh
*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Lâm Công ở nhà không đến một tuần, ông cố tình chọn đi vào sáng sớm, khi các con gái còn ngủ say thì ông rời khỏi nhà, lên tàu hỏa đi về phương nam.
Là người làm cha, ông còn luyến tiếc chia tay hơn cả những người con gái của mình, luyến tiếc chia tay vợ, luyến tiếc con gái, luyến tiếc ngôi nhà nhỏ tự tay mình gây dựng nên, cũng luyến tiếc mảnh đất nơi mình sinh ra lớn lên. Khi ngồi trên tàu, khóe mắt Lâm Công lặng lẽ ướt, ông mở ba lô, lấy những món quà con gái tặng mình: con gái lớn tặng ông thuốc bảo vệ gan, con gái thứ tặng ông album ảnh gia đình tự tay con bé làm, còn có con gái thứ ba Lâm Lỗi lặng lẽ đưa cho ông khối rubik.
Rạng sáng, Lâm Lỗi phát hiện hành lý của ba không còn, dường như cô không có việc gì ngồi ở phòng khách, mở TV, yên lặng cầm nửa quả cam trên bàn còn thừa lại lên ăn, trên đó còn mang theo ký ức về ba, đêm qua họ cùng cắt cam, đố nhau quả nào ngọt hơn, còn dùng vỏ cam, hạt dưa làm thành bức tranh phong cảnh thú vị trên bàn.
Con gái lớn và con gái thứ lần lượt quay trở về trường, bà Lưu Xảo Ca lại quay lại kiếp sống chơi mạt chược bất kể ngày đêm của mình. Lần này bà gặp một kình địch: Diêu Lộ Di, một cô dâu mới vừa về ở gần đây, được gọi là “tiểu thiên hậu mạt chược”. Đừng nhìn vẻ ngoài nhỏ nhắn xinh xắn của Diêu Lộ Di, khi đánh mạt chược là một người kiên định và tàn nhẫn, không kèn không trống mà toàn thắng với các vị được xem là nguyên lão chơi mạt chược của thôn Hạ Thời.
Để thu phục được đối thủ đáng gờm này, bà Lưu Xảo Ca gánh trọng trách đại chiến ba ngày ba đêm, cuối cùng đã trị được “tiểu thiên hậu” này.
Nhưng cũng vì vậy mà bà Lưu đổ bệnh, cảm mạo sốt nhẹ ho khan, bệnh viêm khớp trên chân cũng tái phát, bà bất đắc dĩ phải ở nhà tĩnh dưỡng gần nửa tháng, mỗi ngày ở nhà cùng đứa con gái thứ ba Lâm Lỗi mắt to trừng mắt nhỏ.
“Nhị Lỗi, tiền dưới bàn trà, con cầm đi mua gì ăn đi.”
Lâm Lỗi yên lặng xem TV, không quay lại đáp, “Dạ.”
Hết phim truyền hình, Lâm Lỗi đứng dậy, tìm ví dưới bàn trà, lấy một tờ mười tệ rồi ra ngoài mua đồ ăn.
Lúc 12 giờ 1 phút mỗi ngày, bà Chu đẩy xe ba bánh điện bán lương bì* và bánh kẹp thịt sẽ xuất hiện đúng giờ ở dưới gốc cây hồng đối diện nhà Lâm Lỗi. Lương bì của bà vỏ nhiều tiền ít, hương vị rất ngon, nhất là dầu mè, thơm nồng cay cay màu đỏ hồng rưới lên trên mặt, chỉ nghe mùi đã thấy hấp dẫn, chưa kể kết hợp với phần bánh tự làm ăn cùng giá đỗ tươi mát, ai ăn rồi cũng phải khen.
(
Lương bì, một món ăn truyền thống của
Trung Quốc
có nguồn gốc từ
khu vực Quan Trung
của
tỉnh Thiểm Tây
, là tên gọi chung của mì cuộn, mì, được làm từ lúa mì hoặc bột gạo. Phổ biến ở miền bắc Trung Quốc.)
Xem ảnh 1
Bánh kẹp thịt của bà Chu càng miễn bàn, bột mì mới nướng thành vỏ bánh ngoài giòn trong mềm, thịt được cắt miếng to hầm với hơn chục loại gia vị suốt một đêm, lúc ăn sẽ vớt ra cắt thành từng miếng, kẹp vào bánh, rưới một muỗng nước thịt làm lũ trẻ chúng tôi thèm đến phát khóc.
Một tuần chúng tôi ăn một hai lần, bánh kẹp thịt khá đắt, tối đa thì được ăn hai lần một tuần.
Vi Vi muốn hai phần cay như bình thường, cô với anh Triệu Phi mỗi người một phần; Lâm Lỗi chỉ mua phần bánh kẹp thịt cay; tôi chỉ có thể mua một phần lương bì cay, còn phải mang về chia ăn chung với em trai, nhưng ba mẹ tôi nói, đến hết xuân này thì tiền nợ trong nhà có thể trả hết, lúc đó sẽ dẫn tôi với em trai đi ra tiệm ăn một bữa ngon, tiện thể đi huyện chơi công viên chơi đu quay ngựa gỗ.
Tôi và Vi Vi xách lương bì lạnh về nhà thì Lâm Lỗi mới lê dép lê từ từ ra khỏi nhà, băng gạc trên chân mày cô ấy đã gỡ ra để lộ nửa hàng lông mày, mỗi lần Vi Vi nhìn thấy đều cảm thấy áy náy.
“Nhị Lỗi, sao hôm nay cậu ra muộn vậy?” Tôi xách lương bì lạnh hỏi, vì nhà ở vị trí cực tốt nên bình thường cô ấy luôn là người đầu tiên ra mua.
Lâm Lỗi: “Tớ đang xem “Tiên kiếm kỳ hiệp truyện”, mới xem xong một tập, hai cậu có xem không?”
Tôi: “Dĩ nhiên là có, Tiêu Dao đẹp trai thật, mẹ tớ cũng thích xem nữa, bà còn bảo tớ lưu lại.”
Vi Vi lại lộ vẻ buồn bã lẫn ghen tị: “Sao Triệu Linh Nhi lại đẹp thế không biết? Nếu tớ lớn lên mà đẹp như cô ấy thì tốt quá.”
Lâm Lỗi: “Bây giờ cậu rất đẹp mà.”
Vi Vi tự ti: “Nhưng không đẹp bằng Triệu Linh Nhi.” Công chúa nhỏ trước giờ luôn tự tin, hiếm khi thừa nhận ai đó đẹp hơn mình, có thể thấy Triệu Linh Nhi đẹp đến thế nào.
Lâm Lỗi nhún vai, không có ý định tiếp tục chủ đề này với Vi Vi. Trong mắt cô, Vi Vi là cô bé đẹp nhất làng, đôi mắt to, làn da trắng ngần, khi cười tươi lên thì bên má còn lúm đồng tiền quyến rũ, thậm chí cô không dám nhìn chăm chú vào Vi Vi trong một thời gian dài.
“Bà chủ, hai phần lương bì lạnh, một cay một không ạ.” Lâm Lỗi bỏ tiền vào hộp các tông nhỏ trên tay lái, tự tìm tiền lẻ thối lại cho minh, đều là khách quen nên bà chủ rất thoải mái, mọi người đều tự trả tiền, lấy lại tiền thừa, không ai lấy nhiều hơn.
Bà chủ Chu nhanh nhẹn lau tay, cười hỏi: “Hôm nay Lỗi Lỗi không ăn bánh kẹp à?”
Lâm Lỗi lắc đầu: “Dạ không.”
Tôi quay đầu về phía Lâm Lỗi và Vi Vi hét to, “Đừng quên ăn cơm xong thì tập hợp ở nhà tớ nhé, hai giờ, không gặp không về.”
“Được rồi.” Vi Vi mới nói xong, Triệu Phi đã đi tới, anh phàn nàn em gái mua đồ mà cũng lâu, anh ở nhà chờ đến da ngực dán tới da lưng.
Vi Vi với Triệu Phi lại cãi cọ gà bay chó sủa, hai anh em này chỉ cần hợp lại với nhau là sẽ ầm ĩ lên, không ai nhường ai.
Tôi xách phần lương bì lạnh về nhà, lấy ra ba cái bát, cẩn thận chia làm ba phần, phần nhiều nhất mang cho bà nội.
Bà làm việc chăm chỉ cả đời, không lúc nào nhàn rỗi, lúc này bà đang mở áo len trong sân, bà tháo áo len cũ nhỏ của tôi ra, định dùng len đó đan những đôi vớ đẹp đẽ ấm áp cho cả nhà.
Nhìn chén lương bì lạnh kia, bà nội cười lắc đầu, nói lạnh lắm, già rồi không ăn được, để tôi với em trai anh.
“Nội, không có lạnh, mì nóng đó, bà Chu cắt tay ngon lắm.”
Bà nội tiếp tục từ chối, cương quyết không chịu ăn, tôi biết bà trước kia rất thích món này nhưng chắc hẳn là vì muốn để tôi với em trai ăn nhiều hơn. Dưới sự khăng khăng kiên trì của tôi, cuối cùng bà nội nếm thử một miếng, bà nhai từ từ, gương mặt đầy nếp nhăn lộ ra nụ cười hiền lành. Nhìn nụ cười của nội, lòng tôi ngọt như uống một hũ mật to, cảm thấy lương bì lạnh hôm nay ngon hơn bao giờ hết.
Lâm Lỗi về nhà với hai phần lương bì, bà Lưu Xảo Ca lại ngủ. Từ khi bị bệnh bà luôn yếu ớt, mơ mơ màng màng, hầu như nằm trên giường cả ngày.
Lâm Lỗi mở hộp cay, lấy màn thầu còn lại trong nồi ăn một bữa trưa đơn giản. Phần không cay để trên bàn.
Khi bà Lưu tỉnh dậy thì đã bốn giờ chiều, trong nhà vắng lặng, chiếc TV mà con bé ba thường xem cũng tắt.
Bà khó khăn bước xuống giường, đi đến bàn rót cho mình cốc nước, uống xong mới thấy cổ họng bớt khó chịu. bụng đói meo, bà Lưu cố gắng vực dậy tinh thần, chuẩn bị vào bếp nấu ăn thì thấy phần lương bì đặt trên bàn.
Bên cạnh có một tờ giấy, trên đó Lâm Lỗi ghi: Lương bì không bỏ ớt, ăn xong rồi uống thuốc.
Bà Lưu cất tờ giấy, yên lặng ăn phần lương bì, vẻ mặt vui vẻ.
Tôi ngồi trong sân, tay cầm sợi len, nhìn bà nội đem những sợi len cũ vòng từng vòng lên cánh tay tôi, rồi lại lấy ra cuốn thành cuộn.
Bà nội nói khi bà còn nhỏ, con gái phải bó chân, phải học đủ thứ nghề nữ công, không có cơ hội học hành, vì vậy đến giờ bà nội cũng không biết một chữ nào, ngày thường xem TV chỉ có thông qua hình ảnh, âm thanh mà phán đoán cốt truyện, thế nhưng điều đó không cản trở được bà nghe Tần xoang, còn có thể ghi nhớ từng lời bài hát.
Tôi nhìn đôi chân bà nội chịu đủ thứ hủy hoại, tò mò hỏi: “Nội ơi, chân nội cũng bị bó sao?”
Bà nội cười, như một lão ngoan đồng nói: “Bà sợ đau, lúc bó chân khóc đến mức suýt làm sập nhà ông cố bà cố con, bà cố chê bà quá ầm ĩ nên lén mở vải bó chân cho bà.”
Hahahahaha, tôi cười to, rốt cuộc tìm được nguyên nhân giọng to của mình, sức mạnh của gien quả thật rất lớn.
Tôi nhìn chân bà nội, đúng là nhỏ hơn chân người bình thường, nhưng so với “gót sen ba tấc (tam thốn kim liên)” thì to hơn, xem ra đúng như bà nói là bó chân nửa chừng tạo nên.
“Tĩnh Tĩnh?” Vi Vi còn chưa vào cửa đã gọi tôi.
Cô ấy và Lâm Lỗi trước sau bước vào, chào hỏi bà nội xong thì ở trong sân trêu đùa Tiểu Hắc. Tiểu Hắc từ lúc về nhà tôi đến giờ đã mập tròn lên, hiện giờ đã là chú chó cỏ có ít tiếng tăm ở trên đường.
Tôi giúp bà nội quấn len xong thì vào nhà thay quần áo, theo Vi Vi và Nhị Lỗi ra ngoài mua sắm.
Ba chúng tôi mang tiền lì xì Tết ngồi trên xe tải của ba Vi Vi đi huyện thành.
Vừa qua Tết âm lịch, tuyết đọng trên ruộng lúa mì đang tan dần, mầm xanh đang dần lộ ra qua những khe hở trên nền tuyết trắng; nhiệt độ không khí đang tăng trở lại, gió thổi lướt qua mặt không còn mang theo hơi lạnh, chúng tôi ngồi cạnh nhau trong thùng xe rộng mở, hát ca suốt quãng đường từ làng quê yên ả đến quảng trường phồn hoa náo nhiệt.
Lúc ấy trong mắt chúng tôi, huyện thành là thành phố lớn chỉ sau Bắc Kinh Thượng Hải, nơi này có cầu vượt, có chuỗi siêu thị lớn, có cửa hàng quần áo lớn, có chợ sỉ bán những mặt hàng chúng tôi yêu thích, có rạp chiếu phim, có quảng trường văn hóa, còn có một cửa hàng KFC duy nhất.
Ba Vi Vi lái xe ngừng trước cửa cửa hàng KFC, dặn chúng tôi mấy biện pháp an toàn, rồi lái xe đi mua hàng.
Mặc dù không phải lần đầu tiên đến ăn KFC nhưng khi gặp đông người xa lạ vẫn hơi căng thẳng, ngay cả bạn học Triệu Vi Vi xưa giờ tự tin cũng hơi ngại ngùng lúng túng. Chúng tôi đứng trong cửa hàng, thận trọng quan sát những người xung quanh, xếp hàng theo đám đông đang đứng đặt món.
“Mấy bạn nhỏ muốn ăn gì? Trong cửa hàng tụi anh có suất gia đình đấy, bây giờ mua là có giảm giá.” Một anh đẹp trai hiền lành đi tới, hơi khom người hỏi chúng tôi.
Tôi nhớ TV phát quảng cáo không biết bao nhiêu lần cái combo gia đình kia, trong đó có gà rán đủ vị, bắp, khoai chiên và bình coca to, vì vậy thì thầm thương lượng với Vi Vi và Lâm Lỗi: “Hay là chúng ta mua phần combo gia đình đi.”
Cả hai đồng thanh: “Được đó!”
Phần ăn gia đình nóng hổi thơm ngào ngạt được bưng lên, ba chúng tôi ngồi vào chiếc bàn nhỏ cạnh cửa sổ, bắt đầu ăn uống thỏa thích.
Tôi bóp tương cà lên đều miếng gà, há miệng cắn một miếng đầy thỏa mãn, ngoài giòn trong mềm, hương vị đậm đà, thật sự quá gây nghiện.
Vi Vi ghét ăn tương cà, cô ấy cảm thấy màu nó như màu máu, không thể nào chấp nhận được, ăn khoai chiên cũng thà là ăn không.
Lâm Lỗi yên lặng gặm bắp, uống coca, không có hứng thú mấy với thịt.
Tôi ăn hai miếng gà liên tiếp, lúc đứng dậy đi WC thì thấy một hình bóng quen thuộc, áo bông hồng, tóc buộc đuôi ngựa cao, chính là Ngưu Thụy.
“Thụy Thụy, trùng hợp vậy, cậu cũng tới ăn KFC?”
Cô ấy giật mình, nhìn tôi cười ngượng nghịu: “Đúng vậy, tình cờ đi ngang qua nên…”
“Hihi, chỉ có mình cậu sao? Tớ đi với Vi Vi và Nhị Lỗi, hay là cậu đến ngồi cùng chúng tớ nhé?”
Ngưu Thụy lắc đầu: “Không cần, tớ…”
Cửa WC bật mở, tôi không rảnh hỏi nhiều, vội vàng vọt vào chiếm phòng.
Đến khi tôi ra ngoài thì bàn Ngưu Thụy trống không, nhân viên phục vụ đang dọn sạch những túi thức ăn thừa còn lại trên bàn.
Tôi lau nước trên tay, quay lại chỗ ngồi bên cửa sổ. Vi Vi không đợi tôi mà ăn hết một túi khoai tây chiên, còn tiêu diệt hai cái cánh gà, tôi… Tôi không cam tâm yếu thế, tay trái cầm miếng gà nguyên vị, tay phải cầm miếng gà viên, phát huy sức chiến đấu vô hạn của mình như một con sói nhỏ hung hãn.
Lâm Lỗi đã ăn no từ lâu, lúc này yên lặng ngồi kia nhìn hai chúng tôi ăn ăn uống uống. Từ nhỏ chúng tôi đã thuộc lòng “Mẫn nông*” không nỡ để thừa chút thức ăn nào, đến khi chúng tôi tiêu diệt toàn bộ phần thức ăn gia đình kia thì gần như phải vịn tường mới ra khỏi cửa KFC nổi.
“Mẫn nông – Hai bài ca bi cho thần Nông” là một chùm thơ của Lí Thần , một nhà thơ thời Đường. Bài thơ này phản ánh sâu sắc hoàn cảnh sống của người nông dân trong thời đại phong kiến của Trung Quốc. Khổ thơ thứ nhất miêu tả cụ thể và sinh động cảnh mùa màng bội thu ở khắp nơi, nêu lên thực trạng người nông dân đang làm việc chăm chỉ để được mùa nhưng chết đói với hai bàn tay trắng; khổ thơ thứ hai miêu tả cảnh lao động ngoài đồng của người nông dân vào buổi trưa khi mặt trời đứng bóng, từ đó tổng kết cuộc sống của những người nông dân quanh năm lao động vất vả, cuối cùng thể hiện tấm lòng thương cảm chân thành của nhà thơ đối với người nông dân bằng một câu châm ngôn có ý nghĩa sâu sắc. Nhóm thơ chọn lọc những chi tiết tiêu biểu trong đời sống và những sự việc nổi tiếng, tập trung khắc họa những mâu thuẫn xã hội bấy giờ. Văn phong dung dị, nặng nề, ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, âm tiết hài hòa, sinh động, biết kết hợp giữa ảo và thực, tương phản để nâng cao sức biểu cảm của bài thơ.
Hai bài thơ này không chỉ được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân, mà còn có ảnh hưởng nhất định đến lịch sử văn học Trung Quốc.
Nguyên tác:
其一
春种一粒粟,秋收万颗子。
四海无闲田,农夫犹饿死。
其二
锄禾日当午,汗滴禾下土。
谁知盘中餐,粒粒皆辛苦
Dịch nghĩa:
Bài một
Một hạt được gieo vào mùa xuân, và rất nhiều hạt có thể được thu hoạch vào mùa thu.
Trên đời làm gì có ruộng hoang mà vẫn có nông dân cày ruộng chết đói.
Bài hai
Những người nông dân đang cuốc đất dưới cái nắng gay gắt giữa trưa và mồ hôi nhễ nhại trên người họ trên mảnh đất nơi cây con mọc lên.
Ai biết rằng những bữa cơm trên đ ĩa, từng hạt, từng hạt đều được người nông dân đánh đổi bằng bao vất vả?
Bài ca dao của Việt Nam này Mỏng thấy có ý nghĩa tương tự, nên mình đưa vào để các bạn đọc tham khảo.
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần
Dù vậy, với tư cách người ăn nhiều nhất trong ba chúng tôi, tôi quyết không thể dễ dàng nhận thua, cảm thấy mình còn có thể ăn một cây kem ốc quế.
Nhưng câu nói của Nhị Lỗi thành công đánh tan ý nghĩ của tôi, cô ấy cầm tờ giấy thanh toán: “Ba chúng ta tiêu hết 49 đồng.”
49 đồng đó! Trung bình một người tốn 18 tệ, mà lần này tôi ra ngoài mang tổng cộng có 10 đồng, ngay cả tiền KFC còn không đủ chứ đừng nói đến kem ốc quế.
Tôi còn phải thiếu tiền Vi Vi và Nhị Lỗi, tuổi còn nhỏ tôi đã khắc sâu cảm nhận nỗi xấu hổ khi không có tiền.
Ăn KFC xong, chúng tôi khoác tay nhau đến chợ sỉ đi dạo. Chủ tiệm là một phụ nữ trẻ ngoài 30, cô ấy am hiểu sở thích của mấy cô gái nhỏ chúng tôi, lấy ra một đống kẹp tóc và dây buộc tóc màu sắc rực rỡ bày trước mặt chúng tôi. Vi Vi nhanh chóng bị thu hút, cho dù tóc cô ấy chưa dài, bây giờ không thể buộc lại.
Cô chủ lấy một sợi dây buộc tóc xanh lá cây ướm lên tóc Vi Vi, khoa chân múa tay: “Cô bé, dây cột tóc này cực kỳ hợp với em, muốn mua một cái không?”
Vi Vi vuốt mái tóc ngắn của mình, lắc đầu.
“Ui chà, không sao, tóc nhanh dài lắm, em có thể mua để dành ở nhà, kiểu với màu này đang được ưa chuộng lắm, hai ngày trước bán hết rồi, sáng nay mới về hàng mới đấy.”
Vi Vi hơi dao động nhưng vẫn chưa hạ quyết tâm.
Cô chủ lại nói: “Đồ tốt không đợi người, lần sau các em đến chưa chắc có được kiểu đẹp thế này.”
Cuối cùng Vi Vi sảng khoái mua dây cột tóc màu xanh lá cây mà cô chủ kia giới thiệu.
Mục tiêu Nhị Lỗi chính xác, hành động quyết đoán, những màu sắc rực rỡ con gái yêu thích không cách nào hấp dẫn được ánh mắt cô, cô đi thẳng đến khu vực bán poster minh tinh, nhanh chóng chọn một tấm “Tiên kiếm kỳ hiệp truyện” dán tường và một tấm ảnh đơn của Triệu Linh Nhi.
Thành thật mà nói tôi cũng muốn mua poster minh tinh, nhưng nghĩ đến việc mình còn mắc nợ thì bỏ ngay ý định này.
Vi Vi nhìn poster của Nhị Lỗi, mình cũng chọn một tấm, còn mua poster của Lý Tiêu Dao đẹp trai, nói là muốn mang về nhà dán lên đầu giường, như thế mỗi sáng thức dậy là có thể nhìn thấy anh đẹp trai mê người.
Tôi hâm mộ không thôi, trái tim mua sắm bồn chồn muốn nổ tung, đành mạnh mẽ buộc mình nhìn đi nơi khác, cho rằng như thế có thể tạm thời quên đi những dây buộc tóc đẹp đẽ cùng poster, nhưng khi ngẩng đầu lên trong chớp mắt tôi lại thấy Ngưu Thụy.
Lần này cô ấy không ở một mình, có một người con trai đi song song với cô ấy, hai người tựa như đang trò chuyện. Xuất phát từ tò mò, tôi nhón chân đuổi theo, họ ngừng ở bãi đậu xe cách đó không xa, người con trai kia đi vào đẩy chiếc xe đạp leo núi ra.
Tôi không tin nổi dụi dụi mắt, nhìn người con trai kia trông rất giống Châu Kiệt Thụy.
“Này, Tĩnh Tĩnh, cậu mau đến giúp tớ xem, tớ không biết nên chọn cái nào?” Giọng Vi Vi gọi từ cửa hàng vọng ra.
Tôi lên tiếng đáp nhưng không thể kiềm được mà nhìn về hai bóng người xa xa kia.
Ngưu Thụy đi theo người con trai đẩy xe đạp càng lúc càng xa, cuối cùng biến mất nơi góc đường.
“Cái bên trái đi, màu đẹp.” Tôi bước vào trong cửa hàng, chỉ cuốn nhật ký bên tay trái Vi Vi.
“Thật sao? Nhưng cái bên phải có khóa, anh tớ sau này không thể lén xem nhật ký của tớ.” Vi Vi lẩm bẩm, phân vân không biết nên chọn cái nào.
Vi Vi lại trưng cầu ý kiến Nhị Lỗi.
Nhị Lỗi còn thẳng thừng hơn: “Phân vân vậy thì cậu mua cả hai cái đi.”
Bà chủ thuận đà dụ dỗ: “Đúng đó, hai quyển nhật ký này đều đẹp, mỗi cái có điểm đặc sắc riêng, cô bé mua cả hai đi, sau này có thể làm quà tặng người khác.”
Vi Vi giàu nhất trong ba đứa chúng tôi, cuối cùng mua hai quyển nhật ký.
Đến chạng vạng, ba Vi Vi vì bận việc không quay về kịp anh Triệu Phi bắt taxi đến đón ba chúng tôi về nhà.
Trên đường, Triệu Phi nhìn thấy em gái mua quá nhiều đồ, không hề nể tình nói cô ấy là đồ phá gia chi tử. Vi Vi vốn định đưa quyển nhật ký không có khóa cho anh trai, giờ thay đổi ý định, cho dù có vứt đi cũng không thèm cho Triệu Phi.
Tôi hai tay trống trơn về nhà, mẹ đã đi làm về, ngày thường giờ này bà vẫn còn đang tăng ca ở nhà máy.
“Tĩnh Tĩnh, mau tới đây.” Giọng mẹ dịu dàng, mặt tươi cười.
Tôi tò mò lẫn háo hức bước vào, thấy trên bàn có một túi giấy rất đẹp.
Mẹ lấy trong túi giấy ra một chiếc áo khoác vàng nhạt, ra hiệu với tôi: “Hôm nay mẹ tan làm sớm, đi xuống phố mua cho con vài bộ quần áo, con xem có thích không?”
Tôi phấn khích vội đi rửa tay, cầm quần áo mới vào phòng thay ra, quần áo không vừa vặn lắm, kích thước hơi lớn nhưng tôi rất thích màu này, mặc vào rất tôn da.
“Đẹp quá, con gái mẹ thật sự rất xinh.”
Tôi xắn ống tay áo lên, để lộ tay ra đứng trước gương cài cúc áo.
“Mẹ cố tình mua số lớn để con có thể mặc mấy năm.”
Nghe mẹ nói vậy, tâm trạng vui vẻ của tôi vơi bớt vài phần, quả nhiên là vua “vắt cổ chày ra nước”, quý bà Vương Lị Lị.
Lâm Lỗi mang poster mới mua về nhà, vừa vào cửa đã ngửi thấy mùi thơm quen thuộc, bánh nướng đường đỏ yêu thích nhất của cô.
Bà Lưu Xảo Ca từ bếp bước ra, bà bệnh nên không còn vẻ oai phong lẫm liệt như trước, bà nhìn thoáng qua con gái thứ ba, giận dữ: “Sao giờ mới về! Mau rửa tay ăn cơm, bánh nướng nguội ăn không được.” Giọng yếu ớt lộ ra vẻ quan tâm của bà mẹ hiền hiếm khi nghe thấy.
Lâm Lỗi hơi giật mình, cô gật đầu, ngoan ngoãn đi rửa tay. Ngồi trên sô pha ăn bánh nướng, cảm giác bất an trong lòng không ngừng tăng lên, cô dùng khóe mắt lặng lẽ liếc nhìn bà Lưu Xảo Ca, ngẫm nghĩ xem trong nhà sắp có chuyện gì lớn phát sinh. Nếu không thì với tính cách bà Lưu Xảo Ca, không tự dưng mà làm món ăn ngon, cho một viên kẹo ngọt lại đánh một cái trở tay không kịp là chuyện thường.
Khi từng nhà trong thôn Hạ Thời đều đã lên đèn, bên ngoài ngõ nhỏ có tiếng còi xe hơi, một chiếc minibus trắng chầm chậm đậu lại bên đường.
Trương Phong dẫn con trai con gái và mẹ già ra khỏi xe, ở làng phía cực bắc một tháng, về đến quê nhà, cảm nhận đầu tiên là ấm áp, nhiệt độ chênh lệch mấy chục độ trong ngày làm người ta rơm rớm nước mắt, giọng nói quê hương quen thuộc khiến lòng người an tâm.
Trương Gia Vũ xuống xe, đứng ở cửa rất lâu mà không vào nhà, cậu nhìn phía nhà Lý An Tĩnh, nở nụ cười rạng rỡ như tia nắng mặt trời.
“Con trai, sao còn đứng ngoài vậy?” Trương Phong dỡ túi hành lý cuối cùng xuống, thấy con trai vẫn còn đứng bên ngoài, thuận miệng thúc một câu.
“Ba, lát nữa con mang đặc sản đi tặng hàng xóm nhé.”
Trương Phong đã mang riêng một thùng xúc xích, một túi lớn kẹo Nga từ đông bắc về để cho những người hàng xóm nếm thử món mới.
“Nhóc con, ngồi xe cả ngày không mệt sao? Ngày mai rồi đưa.”
Trương Gia Vũ lắc đầu: “Con không mệt ạ, lúc ngồi xe con vẫn ngủ không mà.”
Trương Phong cười cười: “Vậy cũng không cần gấp gáp vậy, về nhà thu dọn đồ đạc đã, chúng ta còn chưa ăn tối đấy.”
“Vậy con mang qua nhà Lý An Tĩnh trước được không ạ? Dù sao thì nhà bạn ấy ở đối diện, rất tiện.”
Trương Phong không hiểu nổi mạch não của con trai, thấy con kiên trì như vậy đành nói: “Thôi được.”
“Dạ.” Trương Gia Vũ vui vẻ phất tấm vé xe trong tay, cuối cùng cũng bước vào nhà.
Tối hôm đó tôi vui đến mức không ngủ được, lúc đang ăn tối thì Trương Gia Vũ bất ngờ bước vào, cậu ấy cắt kiểu tóc mới, nhìn năng động và đẹp trai hơn trước.
“Đây là xúc xích với kẹo ba mình mua từ Đông bắc.” Trương Gia Vũ để túi lên bàn ăn, em trai lập tức vươn tay lấy đồ bên trong ra.
Mẹ tôi cười lớn: “Ui chà, Tiểu Vũ về rồi, ba con khách sáo quá, ra ngoài chơi còn nhớ đến hàng xóm chúng ta. Mấy ngày không gặp mà con lại cao lên. Mạc Hà chơi vui không? Nghe nói bên ấy âm mấy chục độ, còn có thể gặp người Tây…”
Trương Gia Vũ lễ phép, nghiêm túc trả lời những câu đùa của mẹ tôi: “Dạ vui, nhưng lạnh lắm ạ.”
Ba tôi bảo tôi đi lấy thêm đôi đũa, cười tủm tỉm nói với Trương Gia Vũ: “Tiểu Vũ, ngồi xuống ăn miếng cơm, hôm nay cô làm bánh rán nhân hẹ.”
“Dạ được.” Tôi quay vào bếp cầm đôi đũa ra. Nói thế nào Trương Gia Vũ cũng không chịu ngồi xuống, cậu vỗ bụng nói mình đã ăn rồi, đi đến bên cạnh tôi nói nhỏ: “Kẹo đó có mấy loại, cậu nếm thử trước xem thích ăn loại nào thì sang nhà mình lấy, nhà mình còn rất nhiều.”
“Cảm ơn cậu!” Tôi yên tâm tận hưởng sự đối xử đặc biệt này, rất vui vẻ nói với cậu ấy: “Quyển ‘Hoàng tử bé’ tớ đọc xong rồi, thích lắm.”
Trương Gia Vũ vui vẻ gãi gãi đầu, “Được, lát nữa mình tìm quyển khác cho cậu.”
“Được đó!”
Tôi cười nhìn cậu ấy rời đi, quay đầu lại đã thấy em trai ôm cây xúc xích cố gắng gặm gặm…
*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Lâm Công ở nhà không đến một tuần, ông cố tình chọn đi vào sáng sớm, khi các con gái còn ngủ say thì ông rời khỏi nhà, lên tàu hỏa đi về phương nam.
Là người làm cha, ông còn luyến tiếc chia tay hơn cả những người con gái của mình, luyến tiếc chia tay vợ, luyến tiếc con gái, luyến tiếc ngôi nhà nhỏ tự tay mình gây dựng nên, cũng luyến tiếc mảnh đất nơi mình sinh ra lớn lên. Khi ngồi trên tàu, khóe mắt Lâm Công lặng lẽ ướt, ông mở ba lô, lấy những món quà con gái tặng mình: con gái lớn tặng ông thuốc bảo vệ gan, con gái thứ tặng ông album ảnh gia đình tự tay con bé làm, còn có con gái thứ ba Lâm Lỗi lặng lẽ đưa cho ông khối rubik.
Rạng sáng, Lâm Lỗi phát hiện hành lý của ba không còn, dường như cô không có việc gì ngồi ở phòng khách, mở TV, yên lặng cầm nửa quả cam trên bàn còn thừa lại lên ăn, trên đó còn mang theo ký ức về ba, đêm qua họ cùng cắt cam, đố nhau quả nào ngọt hơn, còn dùng vỏ cam, hạt dưa làm thành bức tranh phong cảnh thú vị trên bàn.
Con gái lớn và con gái thứ lần lượt quay trở về trường, bà Lưu Xảo Ca lại quay lại kiếp sống chơi mạt chược bất kể ngày đêm của mình. Lần này bà gặp một kình địch: Diêu Lộ Di, một cô dâu mới vừa về ở gần đây, được gọi là “tiểu thiên hậu mạt chược”. Đừng nhìn vẻ ngoài nhỏ nhắn xinh xắn của Diêu Lộ Di, khi đánh mạt chược là một người kiên định và tàn nhẫn, không kèn không trống mà toàn thắng với các vị được xem là nguyên lão chơi mạt chược của thôn Hạ Thời.
Để thu phục được đối thủ đáng gờm này, bà Lưu Xảo Ca gánh trọng trách đại chiến ba ngày ba đêm, cuối cùng đã trị được “tiểu thiên hậu” này.
Nhưng cũng vì vậy mà bà Lưu đổ bệnh, cảm mạo sốt nhẹ ho khan, bệnh viêm khớp trên chân cũng tái phát, bà bất đắc dĩ phải ở nhà tĩnh dưỡng gần nửa tháng, mỗi ngày ở nhà cùng đứa con gái thứ ba Lâm Lỗi mắt to trừng mắt nhỏ.
“Nhị Lỗi, tiền dưới bàn trà, con cầm đi mua gì ăn đi.”
Lâm Lỗi yên lặng xem TV, không quay lại đáp, “Dạ.”
Hết phim truyền hình, Lâm Lỗi đứng dậy, tìm ví dưới bàn trà, lấy một tờ mười tệ rồi ra ngoài mua đồ ăn.
Lúc 12 giờ 1 phút mỗi ngày, bà Chu đẩy xe ba bánh điện bán lương bì* và bánh kẹp thịt sẽ xuất hiện đúng giờ ở dưới gốc cây hồng đối diện nhà Lâm Lỗi. Lương bì của bà vỏ nhiều tiền ít, hương vị rất ngon, nhất là dầu mè, thơm nồng cay cay màu đỏ hồng rưới lên trên mặt, chỉ nghe mùi đã thấy hấp dẫn, chưa kể kết hợp với phần bánh tự làm ăn cùng giá đỗ tươi mát, ai ăn rồi cũng phải khen.
(
Lương bì, một món ăn truyền thống của
Trung Quốc
có nguồn gốc từ
khu vực Quan Trung
của
tỉnh Thiểm Tây
, là tên gọi chung của mì cuộn, mì, được làm từ lúa mì hoặc bột gạo. Phổ biến ở miền bắc Trung Quốc.)
Xem ảnh 1
Bánh kẹp thịt của bà Chu càng miễn bàn, bột mì mới nướng thành vỏ bánh ngoài giòn trong mềm, thịt được cắt miếng to hầm với hơn chục loại gia vị suốt một đêm, lúc ăn sẽ vớt ra cắt thành từng miếng, kẹp vào bánh, rưới một muỗng nước thịt làm lũ trẻ chúng tôi thèm đến phát khóc.
Một tuần chúng tôi ăn một hai lần, bánh kẹp thịt khá đắt, tối đa thì được ăn hai lần một tuần.
Vi Vi muốn hai phần cay như bình thường, cô với anh Triệu Phi mỗi người một phần; Lâm Lỗi chỉ mua phần bánh kẹp thịt cay; tôi chỉ có thể mua một phần lương bì cay, còn phải mang về chia ăn chung với em trai, nhưng ba mẹ tôi nói, đến hết xuân này thì tiền nợ trong nhà có thể trả hết, lúc đó sẽ dẫn tôi với em trai đi ra tiệm ăn một bữa ngon, tiện thể đi huyện chơi công viên chơi đu quay ngựa gỗ.
Tôi và Vi Vi xách lương bì lạnh về nhà thì Lâm Lỗi mới lê dép lê từ từ ra khỏi nhà, băng gạc trên chân mày cô ấy đã gỡ ra để lộ nửa hàng lông mày, mỗi lần Vi Vi nhìn thấy đều cảm thấy áy náy.
“Nhị Lỗi, sao hôm nay cậu ra muộn vậy?” Tôi xách lương bì lạnh hỏi, vì nhà ở vị trí cực tốt nên bình thường cô ấy luôn là người đầu tiên ra mua.
Lâm Lỗi: “Tớ đang xem “Tiên kiếm kỳ hiệp truyện”, mới xem xong một tập, hai cậu có xem không?”
Tôi: “Dĩ nhiên là có, Tiêu Dao đẹp trai thật, mẹ tớ cũng thích xem nữa, bà còn bảo tớ lưu lại.”
Vi Vi lại lộ vẻ buồn bã lẫn ghen tị: “Sao Triệu Linh Nhi lại đẹp thế không biết? Nếu tớ lớn lên mà đẹp như cô ấy thì tốt quá.”
Lâm Lỗi: “Bây giờ cậu rất đẹp mà.”
Vi Vi tự ti: “Nhưng không đẹp bằng Triệu Linh Nhi.” Công chúa nhỏ trước giờ luôn tự tin, hiếm khi thừa nhận ai đó đẹp hơn mình, có thể thấy Triệu Linh Nhi đẹp đến thế nào.
Lâm Lỗi nhún vai, không có ý định tiếp tục chủ đề này với Vi Vi. Trong mắt cô, Vi Vi là cô bé đẹp nhất làng, đôi mắt to, làn da trắng ngần, khi cười tươi lên thì bên má còn lúm đồng tiền quyến rũ, thậm chí cô không dám nhìn chăm chú vào Vi Vi trong một thời gian dài.
“Bà chủ, hai phần lương bì lạnh, một cay một không ạ.” Lâm Lỗi bỏ tiền vào hộp các tông nhỏ trên tay lái, tự tìm tiền lẻ thối lại cho minh, đều là khách quen nên bà chủ rất thoải mái, mọi người đều tự trả tiền, lấy lại tiền thừa, không ai lấy nhiều hơn.
Bà chủ Chu nhanh nhẹn lau tay, cười hỏi: “Hôm nay Lỗi Lỗi không ăn bánh kẹp à?”
Lâm Lỗi lắc đầu: “Dạ không.”
Tôi quay đầu về phía Lâm Lỗi và Vi Vi hét to, “Đừng quên ăn cơm xong thì tập hợp ở nhà tớ nhé, hai giờ, không gặp không về.”
“Được rồi.” Vi Vi mới nói xong, Triệu Phi đã đi tới, anh phàn nàn em gái mua đồ mà cũng lâu, anh ở nhà chờ đến da ngực dán tới da lưng.
Vi Vi với Triệu Phi lại cãi cọ gà bay chó sủa, hai anh em này chỉ cần hợp lại với nhau là sẽ ầm ĩ lên, không ai nhường ai.
Tôi xách phần lương bì lạnh về nhà, lấy ra ba cái bát, cẩn thận chia làm ba phần, phần nhiều nhất mang cho bà nội.
Bà làm việc chăm chỉ cả đời, không lúc nào nhàn rỗi, lúc này bà đang mở áo len trong sân, bà tháo áo len cũ nhỏ của tôi ra, định dùng len đó đan những đôi vớ đẹp đẽ ấm áp cho cả nhà.
Nhìn chén lương bì lạnh kia, bà nội cười lắc đầu, nói lạnh lắm, già rồi không ăn được, để tôi với em trai anh.
“Nội, không có lạnh, mì nóng đó, bà Chu cắt tay ngon lắm.”
Bà nội tiếp tục từ chối, cương quyết không chịu ăn, tôi biết bà trước kia rất thích món này nhưng chắc hẳn là vì muốn để tôi với em trai ăn nhiều hơn. Dưới sự khăng khăng kiên trì của tôi, cuối cùng bà nội nếm thử một miếng, bà nhai từ từ, gương mặt đầy nếp nhăn lộ ra nụ cười hiền lành. Nhìn nụ cười của nội, lòng tôi ngọt như uống một hũ mật to, cảm thấy lương bì lạnh hôm nay ngon hơn bao giờ hết.
Lâm Lỗi về nhà với hai phần lương bì, bà Lưu Xảo Ca lại ngủ. Từ khi bị bệnh bà luôn yếu ớt, mơ mơ màng màng, hầu như nằm trên giường cả ngày.
Lâm Lỗi mở hộp cay, lấy màn thầu còn lại trong nồi ăn một bữa trưa đơn giản. Phần không cay để trên bàn.
Khi bà Lưu tỉnh dậy thì đã bốn giờ chiều, trong nhà vắng lặng, chiếc TV mà con bé ba thường xem cũng tắt.
Bà khó khăn bước xuống giường, đi đến bàn rót cho mình cốc nước, uống xong mới thấy cổ họng bớt khó chịu. bụng đói meo, bà Lưu cố gắng vực dậy tinh thần, chuẩn bị vào bếp nấu ăn thì thấy phần lương bì đặt trên bàn.
Bên cạnh có một tờ giấy, trên đó Lâm Lỗi ghi: Lương bì không bỏ ớt, ăn xong rồi uống thuốc.
Bà Lưu cất tờ giấy, yên lặng ăn phần lương bì, vẻ mặt vui vẻ.
Tôi ngồi trong sân, tay cầm sợi len, nhìn bà nội đem những sợi len cũ vòng từng vòng lên cánh tay tôi, rồi lại lấy ra cuốn thành cuộn.
Bà nội nói khi bà còn nhỏ, con gái phải bó chân, phải học đủ thứ nghề nữ công, không có cơ hội học hành, vì vậy đến giờ bà nội cũng không biết một chữ nào, ngày thường xem TV chỉ có thông qua hình ảnh, âm thanh mà phán đoán cốt truyện, thế nhưng điều đó không cản trở được bà nghe Tần xoang, còn có thể ghi nhớ từng lời bài hát.
Tôi nhìn đôi chân bà nội chịu đủ thứ hủy hoại, tò mò hỏi: “Nội ơi, chân nội cũng bị bó sao?”
Bà nội cười, như một lão ngoan đồng nói: “Bà sợ đau, lúc bó chân khóc đến mức suýt làm sập nhà ông cố bà cố con, bà cố chê bà quá ầm ĩ nên lén mở vải bó chân cho bà.”
Hahahahaha, tôi cười to, rốt cuộc tìm được nguyên nhân giọng to của mình, sức mạnh của gien quả thật rất lớn.
Tôi nhìn chân bà nội, đúng là nhỏ hơn chân người bình thường, nhưng so với “gót sen ba tấc (tam thốn kim liên)” thì to hơn, xem ra đúng như bà nói là bó chân nửa chừng tạo nên.
“Tĩnh Tĩnh?” Vi Vi còn chưa vào cửa đã gọi tôi.
Cô ấy và Lâm Lỗi trước sau bước vào, chào hỏi bà nội xong thì ở trong sân trêu đùa Tiểu Hắc. Tiểu Hắc từ lúc về nhà tôi đến giờ đã mập tròn lên, hiện giờ đã là chú chó cỏ có ít tiếng tăm ở trên đường.
Tôi giúp bà nội quấn len xong thì vào nhà thay quần áo, theo Vi Vi và Nhị Lỗi ra ngoài mua sắm.
Ba chúng tôi mang tiền lì xì Tết ngồi trên xe tải của ba Vi Vi đi huyện thành.
Vừa qua Tết âm lịch, tuyết đọng trên ruộng lúa mì đang tan dần, mầm xanh đang dần lộ ra qua những khe hở trên nền tuyết trắng; nhiệt độ không khí đang tăng trở lại, gió thổi lướt qua mặt không còn mang theo hơi lạnh, chúng tôi ngồi cạnh nhau trong thùng xe rộng mở, hát ca suốt quãng đường từ làng quê yên ả đến quảng trường phồn hoa náo nhiệt.
Lúc ấy trong mắt chúng tôi, huyện thành là thành phố lớn chỉ sau Bắc Kinh Thượng Hải, nơi này có cầu vượt, có chuỗi siêu thị lớn, có cửa hàng quần áo lớn, có chợ sỉ bán những mặt hàng chúng tôi yêu thích, có rạp chiếu phim, có quảng trường văn hóa, còn có một cửa hàng KFC duy nhất.
Ba Vi Vi lái xe ngừng trước cửa cửa hàng KFC, dặn chúng tôi mấy biện pháp an toàn, rồi lái xe đi mua hàng.
Mặc dù không phải lần đầu tiên đến ăn KFC nhưng khi gặp đông người xa lạ vẫn hơi căng thẳng, ngay cả bạn học Triệu Vi Vi xưa giờ tự tin cũng hơi ngại ngùng lúng túng. Chúng tôi đứng trong cửa hàng, thận trọng quan sát những người xung quanh, xếp hàng theo đám đông đang đứng đặt món.
“Mấy bạn nhỏ muốn ăn gì? Trong cửa hàng tụi anh có suất gia đình đấy, bây giờ mua là có giảm giá.” Một anh đẹp trai hiền lành đi tới, hơi khom người hỏi chúng tôi.
Tôi nhớ TV phát quảng cáo không biết bao nhiêu lần cái combo gia đình kia, trong đó có gà rán đủ vị, bắp, khoai chiên và bình coca to, vì vậy thì thầm thương lượng với Vi Vi và Lâm Lỗi: “Hay là chúng ta mua phần combo gia đình đi.”
Cả hai đồng thanh: “Được đó!”
Phần ăn gia đình nóng hổi thơm ngào ngạt được bưng lên, ba chúng tôi ngồi vào chiếc bàn nhỏ cạnh cửa sổ, bắt đầu ăn uống thỏa thích.
Tôi bóp tương cà lên đều miếng gà, há miệng cắn một miếng đầy thỏa mãn, ngoài giòn trong mềm, hương vị đậm đà, thật sự quá gây nghiện.
Vi Vi ghét ăn tương cà, cô ấy cảm thấy màu nó như màu máu, không thể nào chấp nhận được, ăn khoai chiên cũng thà là ăn không.
Lâm Lỗi yên lặng gặm bắp, uống coca, không có hứng thú mấy với thịt.
Tôi ăn hai miếng gà liên tiếp, lúc đứng dậy đi WC thì thấy một hình bóng quen thuộc, áo bông hồng, tóc buộc đuôi ngựa cao, chính là Ngưu Thụy.
“Thụy Thụy, trùng hợp vậy, cậu cũng tới ăn KFC?”
Cô ấy giật mình, nhìn tôi cười ngượng nghịu: “Đúng vậy, tình cờ đi ngang qua nên…”
“Hihi, chỉ có mình cậu sao? Tớ đi với Vi Vi và Nhị Lỗi, hay là cậu đến ngồi cùng chúng tớ nhé?”
Ngưu Thụy lắc đầu: “Không cần, tớ…”
Cửa WC bật mở, tôi không rảnh hỏi nhiều, vội vàng vọt vào chiếm phòng.
Đến khi tôi ra ngoài thì bàn Ngưu Thụy trống không, nhân viên phục vụ đang dọn sạch những túi thức ăn thừa còn lại trên bàn.
Tôi lau nước trên tay, quay lại chỗ ngồi bên cửa sổ. Vi Vi không đợi tôi mà ăn hết một túi khoai tây chiên, còn tiêu diệt hai cái cánh gà, tôi… Tôi không cam tâm yếu thế, tay trái cầm miếng gà nguyên vị, tay phải cầm miếng gà viên, phát huy sức chiến đấu vô hạn của mình như một con sói nhỏ hung hãn.
Lâm Lỗi đã ăn no từ lâu, lúc này yên lặng ngồi kia nhìn hai chúng tôi ăn ăn uống uống. Từ nhỏ chúng tôi đã thuộc lòng “Mẫn nông*” không nỡ để thừa chút thức ăn nào, đến khi chúng tôi tiêu diệt toàn bộ phần thức ăn gia đình kia thì gần như phải vịn tường mới ra khỏi cửa KFC nổi.
“Mẫn nông – Hai bài ca bi cho thần Nông” là một chùm thơ của Lí Thần , một nhà thơ thời Đường. Bài thơ này phản ánh sâu sắc hoàn cảnh sống của người nông dân trong thời đại phong kiến của Trung Quốc. Khổ thơ thứ nhất miêu tả cụ thể và sinh động cảnh mùa màng bội thu ở khắp nơi, nêu lên thực trạng người nông dân đang làm việc chăm chỉ để được mùa nhưng chết đói với hai bàn tay trắng; khổ thơ thứ hai miêu tả cảnh lao động ngoài đồng của người nông dân vào buổi trưa khi mặt trời đứng bóng, từ đó tổng kết cuộc sống của những người nông dân quanh năm lao động vất vả, cuối cùng thể hiện tấm lòng thương cảm chân thành của nhà thơ đối với người nông dân bằng một câu châm ngôn có ý nghĩa sâu sắc. Nhóm thơ chọn lọc những chi tiết tiêu biểu trong đời sống và những sự việc nổi tiếng, tập trung khắc họa những mâu thuẫn xã hội bấy giờ. Văn phong dung dị, nặng nề, ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, âm tiết hài hòa, sinh động, biết kết hợp giữa ảo và thực, tương phản để nâng cao sức biểu cảm của bài thơ.
Hai bài thơ này không chỉ được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân, mà còn có ảnh hưởng nhất định đến lịch sử văn học Trung Quốc.
Nguyên tác:
其一
春种一粒粟,秋收万颗子。
四海无闲田,农夫犹饿死。
其二
锄禾日当午,汗滴禾下土。
谁知盘中餐,粒粒皆辛苦
Dịch nghĩa:
Bài một
Một hạt được gieo vào mùa xuân, và rất nhiều hạt có thể được thu hoạch vào mùa thu.
Trên đời làm gì có ruộng hoang mà vẫn có nông dân cày ruộng chết đói.
Bài hai
Những người nông dân đang cuốc đất dưới cái nắng gay gắt giữa trưa và mồ hôi nhễ nhại trên người họ trên mảnh đất nơi cây con mọc lên.
Ai biết rằng những bữa cơm trên đ ĩa, từng hạt, từng hạt đều được người nông dân đánh đổi bằng bao vất vả?
Bài ca dao của Việt Nam này Mỏng thấy có ý nghĩa tương tự, nên mình đưa vào để các bạn đọc tham khảo.
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần
Dù vậy, với tư cách người ăn nhiều nhất trong ba chúng tôi, tôi quyết không thể dễ dàng nhận thua, cảm thấy mình còn có thể ăn một cây kem ốc quế.
Nhưng câu nói của Nhị Lỗi thành công đánh tan ý nghĩ của tôi, cô ấy cầm tờ giấy thanh toán: “Ba chúng ta tiêu hết 49 đồng.”
49 đồng đó! Trung bình một người tốn 18 tệ, mà lần này tôi ra ngoài mang tổng cộng có 10 đồng, ngay cả tiền KFC còn không đủ chứ đừng nói đến kem ốc quế.
Tôi còn phải thiếu tiền Vi Vi và Nhị Lỗi, tuổi còn nhỏ tôi đã khắc sâu cảm nhận nỗi xấu hổ khi không có tiền.
Ăn KFC xong, chúng tôi khoác tay nhau đến chợ sỉ đi dạo. Chủ tiệm là một phụ nữ trẻ ngoài 30, cô ấy am hiểu sở thích của mấy cô gái nhỏ chúng tôi, lấy ra một đống kẹp tóc và dây buộc tóc màu sắc rực rỡ bày trước mặt chúng tôi. Vi Vi nhanh chóng bị thu hút, cho dù tóc cô ấy chưa dài, bây giờ không thể buộc lại.
Cô chủ lấy một sợi dây buộc tóc xanh lá cây ướm lên tóc Vi Vi, khoa chân múa tay: “Cô bé, dây cột tóc này cực kỳ hợp với em, muốn mua một cái không?”
Vi Vi vuốt mái tóc ngắn của mình, lắc đầu.
“Ui chà, không sao, tóc nhanh dài lắm, em có thể mua để dành ở nhà, kiểu với màu này đang được ưa chuộng lắm, hai ngày trước bán hết rồi, sáng nay mới về hàng mới đấy.”
Vi Vi hơi dao động nhưng vẫn chưa hạ quyết tâm.
Cô chủ lại nói: “Đồ tốt không đợi người, lần sau các em đến chưa chắc có được kiểu đẹp thế này.”
Cuối cùng Vi Vi sảng khoái mua dây cột tóc màu xanh lá cây mà cô chủ kia giới thiệu.
Mục tiêu Nhị Lỗi chính xác, hành động quyết đoán, những màu sắc rực rỡ con gái yêu thích không cách nào hấp dẫn được ánh mắt cô, cô đi thẳng đến khu vực bán poster minh tinh, nhanh chóng chọn một tấm “Tiên kiếm kỳ hiệp truyện” dán tường và một tấm ảnh đơn của Triệu Linh Nhi.
Thành thật mà nói tôi cũng muốn mua poster minh tinh, nhưng nghĩ đến việc mình còn mắc nợ thì bỏ ngay ý định này.
Vi Vi nhìn poster của Nhị Lỗi, mình cũng chọn một tấm, còn mua poster của Lý Tiêu Dao đẹp trai, nói là muốn mang về nhà dán lên đầu giường, như thế mỗi sáng thức dậy là có thể nhìn thấy anh đẹp trai mê người.
Tôi hâm mộ không thôi, trái tim mua sắm bồn chồn muốn nổ tung, đành mạnh mẽ buộc mình nhìn đi nơi khác, cho rằng như thế có thể tạm thời quên đi những dây buộc tóc đẹp đẽ cùng poster, nhưng khi ngẩng đầu lên trong chớp mắt tôi lại thấy Ngưu Thụy.
Lần này cô ấy không ở một mình, có một người con trai đi song song với cô ấy, hai người tựa như đang trò chuyện. Xuất phát từ tò mò, tôi nhón chân đuổi theo, họ ngừng ở bãi đậu xe cách đó không xa, người con trai kia đi vào đẩy chiếc xe đạp leo núi ra.
Tôi không tin nổi dụi dụi mắt, nhìn người con trai kia trông rất giống Châu Kiệt Thụy.
“Này, Tĩnh Tĩnh, cậu mau đến giúp tớ xem, tớ không biết nên chọn cái nào?” Giọng Vi Vi gọi từ cửa hàng vọng ra.
Tôi lên tiếng đáp nhưng không thể kiềm được mà nhìn về hai bóng người xa xa kia.
Ngưu Thụy đi theo người con trai đẩy xe đạp càng lúc càng xa, cuối cùng biến mất nơi góc đường.
“Cái bên trái đi, màu đẹp.” Tôi bước vào trong cửa hàng, chỉ cuốn nhật ký bên tay trái Vi Vi.
“Thật sao? Nhưng cái bên phải có khóa, anh tớ sau này không thể lén xem nhật ký của tớ.” Vi Vi lẩm bẩm, phân vân không biết nên chọn cái nào.
Vi Vi lại trưng cầu ý kiến Nhị Lỗi.
Nhị Lỗi còn thẳng thừng hơn: “Phân vân vậy thì cậu mua cả hai cái đi.”
Bà chủ thuận đà dụ dỗ: “Đúng đó, hai quyển nhật ký này đều đẹp, mỗi cái có điểm đặc sắc riêng, cô bé mua cả hai đi, sau này có thể làm quà tặng người khác.”
Vi Vi giàu nhất trong ba đứa chúng tôi, cuối cùng mua hai quyển nhật ký.
Đến chạng vạng, ba Vi Vi vì bận việc không quay về kịp anh Triệu Phi bắt taxi đến đón ba chúng tôi về nhà.
Trên đường, Triệu Phi nhìn thấy em gái mua quá nhiều đồ, không hề nể tình nói cô ấy là đồ phá gia chi tử. Vi Vi vốn định đưa quyển nhật ký không có khóa cho anh trai, giờ thay đổi ý định, cho dù có vứt đi cũng không thèm cho Triệu Phi.
Tôi hai tay trống trơn về nhà, mẹ đã đi làm về, ngày thường giờ này bà vẫn còn đang tăng ca ở nhà máy.
“Tĩnh Tĩnh, mau tới đây.” Giọng mẹ dịu dàng, mặt tươi cười.
Tôi tò mò lẫn háo hức bước vào, thấy trên bàn có một túi giấy rất đẹp.
Mẹ lấy trong túi giấy ra một chiếc áo khoác vàng nhạt, ra hiệu với tôi: “Hôm nay mẹ tan làm sớm, đi xuống phố mua cho con vài bộ quần áo, con xem có thích không?”
Tôi phấn khích vội đi rửa tay, cầm quần áo mới vào phòng thay ra, quần áo không vừa vặn lắm, kích thước hơi lớn nhưng tôi rất thích màu này, mặc vào rất tôn da.
“Đẹp quá, con gái mẹ thật sự rất xinh.”
Tôi xắn ống tay áo lên, để lộ tay ra đứng trước gương cài cúc áo.
“Mẹ cố tình mua số lớn để con có thể mặc mấy năm.”
Nghe mẹ nói vậy, tâm trạng vui vẻ của tôi vơi bớt vài phần, quả nhiên là vua “vắt cổ chày ra nước”, quý bà Vương Lị Lị.
Lâm Lỗi mang poster mới mua về nhà, vừa vào cửa đã ngửi thấy mùi thơm quen thuộc, bánh nướng đường đỏ yêu thích nhất của cô.
Bà Lưu Xảo Ca từ bếp bước ra, bà bệnh nên không còn vẻ oai phong lẫm liệt như trước, bà nhìn thoáng qua con gái thứ ba, giận dữ: “Sao giờ mới về! Mau rửa tay ăn cơm, bánh nướng nguội ăn không được.” Giọng yếu ớt lộ ra vẻ quan tâm của bà mẹ hiền hiếm khi nghe thấy.
Lâm Lỗi hơi giật mình, cô gật đầu, ngoan ngoãn đi rửa tay. Ngồi trên sô pha ăn bánh nướng, cảm giác bất an trong lòng không ngừng tăng lên, cô dùng khóe mắt lặng lẽ liếc nhìn bà Lưu Xảo Ca, ngẫm nghĩ xem trong nhà sắp có chuyện gì lớn phát sinh. Nếu không thì với tính cách bà Lưu Xảo Ca, không tự dưng mà làm món ăn ngon, cho một viên kẹo ngọt lại đánh một cái trở tay không kịp là chuyện thường.
Khi từng nhà trong thôn Hạ Thời đều đã lên đèn, bên ngoài ngõ nhỏ có tiếng còi xe hơi, một chiếc minibus trắng chầm chậm đậu lại bên đường.
Trương Phong dẫn con trai con gái và mẹ già ra khỏi xe, ở làng phía cực bắc một tháng, về đến quê nhà, cảm nhận đầu tiên là ấm áp, nhiệt độ chênh lệch mấy chục độ trong ngày làm người ta rơm rớm nước mắt, giọng nói quê hương quen thuộc khiến lòng người an tâm.
Trương Gia Vũ xuống xe, đứng ở cửa rất lâu mà không vào nhà, cậu nhìn phía nhà Lý An Tĩnh, nở nụ cười rạng rỡ như tia nắng mặt trời.
“Con trai, sao còn đứng ngoài vậy?” Trương Phong dỡ túi hành lý cuối cùng xuống, thấy con trai vẫn còn đứng bên ngoài, thuận miệng thúc một câu.
“Ba, lát nữa con mang đặc sản đi tặng hàng xóm nhé.”
Trương Phong đã mang riêng một thùng xúc xích, một túi lớn kẹo Nga từ đông bắc về để cho những người hàng xóm nếm thử món mới.
“Nhóc con, ngồi xe cả ngày không mệt sao? Ngày mai rồi đưa.”
Trương Gia Vũ lắc đầu: “Con không mệt ạ, lúc ngồi xe con vẫn ngủ không mà.”
Trương Phong cười cười: “Vậy cũng không cần gấp gáp vậy, về nhà thu dọn đồ đạc đã, chúng ta còn chưa ăn tối đấy.”
“Vậy con mang qua nhà Lý An Tĩnh trước được không ạ? Dù sao thì nhà bạn ấy ở đối diện, rất tiện.”
Trương Phong không hiểu nổi mạch não của con trai, thấy con kiên trì như vậy đành nói: “Thôi được.”
“Dạ.” Trương Gia Vũ vui vẻ phất tấm vé xe trong tay, cuối cùng cũng bước vào nhà.
Tối hôm đó tôi vui đến mức không ngủ được, lúc đang ăn tối thì Trương Gia Vũ bất ngờ bước vào, cậu ấy cắt kiểu tóc mới, nhìn năng động và đẹp trai hơn trước.
“Đây là xúc xích với kẹo ba mình mua từ Đông bắc.” Trương Gia Vũ để túi lên bàn ăn, em trai lập tức vươn tay lấy đồ bên trong ra.
Mẹ tôi cười lớn: “Ui chà, Tiểu Vũ về rồi, ba con khách sáo quá, ra ngoài chơi còn nhớ đến hàng xóm chúng ta. Mấy ngày không gặp mà con lại cao lên. Mạc Hà chơi vui không? Nghe nói bên ấy âm mấy chục độ, còn có thể gặp người Tây…”
Trương Gia Vũ lễ phép, nghiêm túc trả lời những câu đùa của mẹ tôi: “Dạ vui, nhưng lạnh lắm ạ.”
Ba tôi bảo tôi đi lấy thêm đôi đũa, cười tủm tỉm nói với Trương Gia Vũ: “Tiểu Vũ, ngồi xuống ăn miếng cơm, hôm nay cô làm bánh rán nhân hẹ.”
“Dạ được.” Tôi quay vào bếp cầm đôi đũa ra. Nói thế nào Trương Gia Vũ cũng không chịu ngồi xuống, cậu vỗ bụng nói mình đã ăn rồi, đi đến bên cạnh tôi nói nhỏ: “Kẹo đó có mấy loại, cậu nếm thử trước xem thích ăn loại nào thì sang nhà mình lấy, nhà mình còn rất nhiều.”
“Cảm ơn cậu!” Tôi yên tâm tận hưởng sự đối xử đặc biệt này, rất vui vẻ nói với cậu ấy: “Quyển ‘Hoàng tử bé’ tớ đọc xong rồi, thích lắm.”
Trương Gia Vũ vui vẻ gãi gãi đầu, “Được, lát nữa mình tìm quyển khác cho cậu.”
“Được đó!”
Tôi cười nhìn cậu ấy rời đi, quay đầu lại đã thấy em trai ôm cây xúc xích cố gắng gặm gặm…