Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chiến Tranh Và Hòa Bình (Quyển 1) - Phần 1 - Chương 22
Phần I
Chương - 22
Ở Lưxye Gorư, điền trang của công tước Nikolai Andreyevich Bolkonxki, cả nhà đang ngày ngày chờ đợi người con trai của chủ nhân là công tước Andrey và phu nhân; nhưng sự chờ đợi đó không hề đảo lộn trật tự nghiêm ngặt trong sinh hoạt của gia đình công tước. Từ ngày bị trích biếm về điền trang, dưới chiều Pavel đệ nhất, không được tham gia chính sự, nguyên soái tổng tư lệnh công tước Nikolai Andreyevich mà giới thượng lưu thường gọi đùa là quốc vương nước Phổ, vẫn sống ở điền trang Lưxye Gôrư này cùng cô con gái là công tước tiểu thư Maria và người tỳ nữ của nàng là cô Burien(1). Dưới triều hoàng đế mới, tuy đã được phép trở lại hai kinh đô(2) công tước vẫn cứ ở lỳ nông thôn, không hề di đâu cả, và thường nói rằng có ai cần gặp công tước thì cứ việc đi một trăm năm mươi dặm(3) từ Moskva đến Lưxye Gôrư mà gặp, chứ riêng công tước thì không cần gì mà cũng không cần đến ai. Công tước thưòng nói rằng tật xấu của con người thường do hai nguyên nhân là ngồi không và mê tín, và ở đời chỉ có hai đức tính mà thôi, là hoạt động và trí tuệ. Công tước thân hành đảm nhận việc giáo dục con cái, để phát triển ở nàng hai dức tính chủ yếu này, công tước vừa dạy nàng đại số và hình học cho đến tuổi hai mươi, lại bố trí thời gian sao cho nàng lúc nào cũng có việc làm liên tiếp.
(1) M.elle Bourienne. Một thiếu nữ được nuôi trong các gia đình quý tộc đề làm bạn với các tiểu thư.
(2) Petersburg và Moskva.
(3) Trong danh sách này chúng tôi có từ "dặm" để chỉ dặm Nga (vetxta) bằng 1,060 km: đối với các đơn vị đo khoảng cách khác thường dịch là dặm (mille, lieu v.v…) Chúng tôi sẽ ghi rõ là dặm Anh, hải lý v.v…
Chính bản thân công tước lúc nào cũng làm việc, hoặc viết tập hồi ức của đời mình, hoặc giải những bài toán cao cấp, hoặc tiện những chiếc hộp đựng thuốc lá, hoặc làm vườn và trông nom những công trình xây dựng lúc nào cũng có trong điền trang. Cho rằng trật tự là điều kiện cần nhất cho mọi hoạt động, công tước sắp đặt trật tự trong sinh hoạt của mình cực kỳ chính xác. Bữa ăn của công tước bao giờ cũng đúng giờ giấc, không phải chỉ đúng từng giờ mà còn đúng từng phút, bất di bất dịch. Đối với người nhà, từ con gái đến tôi tớ, công tước đều rất nghiêm khắc và lúc nào cũng khó tính, cho nên không hề ác mà vẫn làm cho người ta phải kính nể và e sợ hơn kẻ ác nhất thiên hạ. Tuy công tước đã về hưu và không còn ảnh hưởng gì đến công việc quốc gia, nhưng mỗi một quan tỉnh trưởng mới đổi đến địa phương này đều tự xem có bổn phận phải đến trình diện công tước và khi đến đều phải đến phòng tiếp tân chờ đợi giờ công tước ra tiếp khách đã quy định sẵn, chẳng khác gì viên kiến trúc sư trong nhà, người làm vườn hay công tước tiểu thư Maria. Và khi đã vào phòng ấy, mỗi người đều thấy tôn kính và sợ sệt hơn nữa khi cánh cửa cao và dày của phòng làm việc lại xịch mở và cái dáng mảnh khảnh của ông cụ hiện ra với bộ tóc giả(4) rắc phấn với đôi bàn tay khẳng khiu và và đôi lông mày rậm bạc trắng mà những khi cau lại thì che mờ bớt ánh sáng long lanh của đôi mắt sáng, trẻ và thông minh.
(4) Ở thế kỷ 18 những người thượng lưu mang một bộ tóc giả ngắn chỉ xuống đến cổ, phía sau gáy có một cái bím ngắn thắt nơ. Bộ tóc giả đó màu nhạt và rắc phấn rất dày. Ở thế kỷ 19 không có mấy ai dùng nữa.
Buổi sáng hôm hai vợ chồng trẻ đến, theo thường lệ, công tước tiểu thư Maria vẻ lo sợ bước vào phòng tiếp tân, đúng giờ chào buổi sáng, vừa làm dấu thánh giá vừa đọc nhẩm một bài kinh. Ngày nào nàng cũng vào đây và cứ mỗi lần vào nàng lại đọc kinh, cầu cho cuộc gặp mặt hàng ngày diễn ra êm thấm.
Người lão bộc tóc rắc phấn nãy giờ ngồi trong phòng tiếp tân. lẳng lặng đứng dậy và nói thì thầm: "Xin mời tiểu thư vào".
Sau cánh cửa vẳng ra tiếng quay đều của một chiếc bàn tiện. Nữ Công tước rụt rè đẩy cánh cửa mở ra từ từ và dừng lại trên ngưỡng cửa. Công tước đang làm việc ở bàn tiện, ngoái nhìn về phía sau một cái rồi lại tiếp tục làm.
Phòng làm việc rộng thênh thang đầy những đồ đạc, rõ ràng là được dùng đến thường xuyên. Cái bàn lớn bày la liệt những sách và đồ án, những tủ kính cao đựng sách, chìa khoá đút ở ổ khoá, cái bàn nghiêng để đứng mà viết, trên mặt bàn còn một cuốn vở để mở, cái bàn tiện với những dụng cụ đặt ở xung quanh và những miếng vỏ bào rải rác, mọi thứ đều chứng tỏ một hoạt động không ngừng, về nhiều mặt và có thứ tự, ngăn nắp. Động tác của cái chân nhỏ đi ủng tartar thêu ngân tuyến, sức ấn mạnh của bàn tay khô và gân guốc tỏ ra công tước còn giữ được sức khoẻ bền bỉ và giỏi chịu đựng của một ông già quắc thước. Sau khi đạp dấn thêm vài vòng bánh xe, công tước nhấc chân ra khỏi bàn đạp, lau con dao tiện, ném nó vào một cái túi da móc ở bàn tiện rồi đi đến cạnh bàn, gọi con gái lại.
Công tước không bao giờ làm dấu thánh cầu phước cho con cái, chỉ đưa cái má lởm chởm râu ria sáng hôm nay chưa cạo, cho con hôn, rồi đưa mắt nhìn con một cách nghiêm nghị nhưng đồng thời có vẻ ân cần âu yếm, và chỉ nói:
- Đây bài ngày mai, - vừa nói vừa mở nhanh trang vở và lấy móng tay đánh dấu từ đoạn này đến đoạn kia.
Công tước tiểu thư cúi nhìn trang vở trên bàn.
Bỗng công tước nói:
- Khoan đã, con có cái thư đây. - Vừa nói vừa rút từ một cái túi treo trên bàn ra một chiếc phong bì, nét chữ đàn bà và ném lên bàn.
Nhìn thấy phong thư, mặt công tước tiểu thư đỏ ửng lên từng đám. Nàng vội vàng cầm lấy và cúi xuống xem.
- Cô Eloyza(5) à? - Công tước hỏi, miệng mỉm một nụ cười lạnh lùng để lộ hai hàm răng màu vàng ngà nhưng còn chắc.
(5) Héleise. Ý công tước châm biếm nhắc đến nhân vật lãng mạn của Rousseau trong tiểu thuyết "Nàng Eloyza mới".
- Vâng ạ, của Juyly. - Tiểu thư Maria rụt rè liếc nhìn phong thư và mỉm cười bẽn lẽn.
- Cha cho phép con nhận hai bức thư nữa. - Công tước lại nói, giọng nghiêm nghị. - Nhưng đến cái thứ ba thì cha đọc đấy. Cha ngại rằng thư chỉ viết những chuyện nhảm nhí. Cha sẽ đọc cái thứ ba đấy.
- Thưa cha, cha cứ đọc cái này cũng được ạ - Nữ công tước vừa nói vừa đưa thư cho cha, mặt càng đỏ bừng.
Công tước gạt bức thư ra, và chỉ thốt lên mấy tiếng ngắn gọn:
- Cái thứ ba, đã bảo là cái thứ ba kia, - rồi chống khuỷu tay xuống bàn, kéo về phía mình cuốn vở đầy những hình vẽ hình học.
- Này tiểu thư nhìn đây, hai hình tam giác này đồng dạng: góc a b c… - Ông già bắt đầu giảng bài, đầu cúi xuống cuốn vở, gần sát mặt con và một tay vòng ra sau lưng ghế bành của công tước tiểu thư làm cho nàng cảm thấy bị bao trùm tứ phía giữa mùi thuốc lá và cái mùi găn gắt của người già mà nàng đã quen từ lâu.
Tiểu thư Maria khiếp sợ nhìn đôi mắt cha sáng long lạnh ngay bên cạnh; mặt nàng lại đỏ lên từng đám, rõ ràng là nàng chẳng hiểu gì nàng sợ quá, và càng sợ lại càng không hiểu nổi những lời giảng của cha, dù giảng rõ đến đâu. Không biết đây là lỗi ông giáo hay lỗi người học trò, nhưng cái cảnh ấy ngày nào cũng lại diễn ra: mắt tiểu thư cứ hoa lên, nàng chẳng nhìn mà cũng chẳng nghe gì hết, nàng chỉ cảm thấy ngay sát mặt mình cái mặt khô khan của ngùời cha nghiêm khắc, chỉ nghe hơi thở và ngửi thay cái mùi của cha và chỉ mong sao ra khỏi cái buồng này cho nhanh để về buồng mình và tha hồ suy nghĩ về bài toán. Ông đã sốt ruột, dịch lui dịch tới, chiếc ghế bành kêu ầm ầm, cố dằn lòng cho khỏi nổi nóng và nỗi lần không nhịn được lại buông ra một tiếng rủa, có khi ném cả cuốn vở đi.
Công tước tiểu thư trả lời sai.
- Nào, sao mà ngu thế! - Công tước kêu lên, tay ẩy cuốn vở, và quay mặt đi rất nhanh. Nhưng ông lại lập tức đứng phắt dậy, đi vài bước, rổi lấy tay chạm khẽ lên tóc con và lại ngồi xuống.
Công tước kéo ghế lại gần và giảng bài tiếp.
Khi công tước tiểu thư cầm lấy vở với những bài toán mới ra, gấp lại và sửa soạn đi ra thì công tước nói:
- Thế chẳng được đâu, con ạ, chẳng được đâu. Toán học quan trọng lắm con ạ. Ta không muốn con giống các bà phu nhân ngu ngốc thời nay. Con kiên nhẫn rồi thế nào cũng thích học. - Công tước vuốt má con rồi nói thêm. - Rồi cái ngu sẽ ra khỏi đầu con.
Nàng đã toan đi ra, nhưng công tước ra hiệu bảo đứng lại và lấy trên bàn một cuốn sách mới chưa đọc.
- Này, còn cái "chìa khoá của cõi bí mật" gì đấy mà chàng Eloyza của cô vừa gửi đến. Sách tôn giáo. Ta không can thiệp vào tín ngưỡng của ai hết… ta chỉ lật xem qua. Cầm lấy. Thôi đi đi!
Công tước vỗ nhẹ vai con rồi thân hành ra đóng cửa phòng.
Công tước tiểu thư Maria trở về phòng riêng với cái vẻ buồn rầu và hoảng sợ không mấy khi rời khỏi nàng và càng làm cho bộ mặt ốm yếu và không hấp dẫn của nàng thêm tẻ đi; nàng ngồi vào bàn viết để la liệt những sách, những vở và những bước chân dung thu nhỏ. Cha nàng ngăn nắp bao nhiêu thì nàng lại lộn xộn bấy nhiêu. Nàng để cuốn vở hình học xuống và sết ruột bóc phong thư.
Đó là thư của người bạn ấu thời thân nhất của nàng, và chính nàng Juyly Karaghina đã có mặt ở ngày lễ của gia đình Roxtov.
Juyly viết:
Bạn hiền yêu quý,
Sự vắng mặt thật là khủng khiếp và đáng sợ. Tôi đã hoài công tự nhủ rằng một nửa cuộc đời tôi và hạnh phúc của tôi là ở bạn, và tuy xa cách nhau, lòng chúng la vẫn gắn bó khăng khít với nhau bằng những mối dây không có gì cởi bỏ được. Ấy thế mà lòng tôi vẫn nổi dậy phản kháng số phận và dù quanh tôi có bao nhiêu cuộc chơi và trò tiêu khiển, tôi cũng không thể nào thắng được một nỗi buồn u uủan ở tận đáy lòng từ khi chúng ta xa nhau. Tại sao chúng ta không được cùng nhau đoàn tụ như trong mùa hè vừa qua, trong căn phòng lớn của bạn, trén chiếc trường kỷ xanh, chiếc trường kỷ dành riêng cho những lời tâm sự? Tại sao tôi lại không có thể, như cách đây mới ba tháng, tìm lấy những sức mạnh tinh thẩn mới trong cái nhìn dịu dàng trầm tĩnh mà sâu sắc làm sao của bạn, cái nhìn của tôi hằng yêu quý, mà tôi tưởng như nhìn thấy trước mắt khi viết thư này.
Đọc đến đây tiểu thư Maria thở dài và liếc nhìn sang tấm gương áo bên tay phải nàng. Mặt gương phản chiếu lại cho nàng hình ảnh tấm thân yếu duối xấu xí và bộ mặt gầy gò của nàng. Đôi mắt, lúc nào cũng buồn, bây giờ ngãm nhìn mình ở trong gương lại còn lộ vẻ thất vọng khác thường. Nàng liền quay mặt đi và đọc nốt, vừa đọc vừa nghĩ: "Chị ấy nịnh mình". Nhưng Juyly không nịnh bạn: quả thật đôi mắt của công tước tiểu thư to, sâu và sáng (từ đôi mắt ấy thỉnh thoảng lại toả ra từng luồng một) đẹp đến nỗi nhiều khi nó làm cho khuôn mặt vô vị có sức quyến rũ hơn là khuôn mặt đẹp. Nhưng nữ công tước không bao giờ thấy vẻ đẹp ấy của đôi mắt mình, vì vẻ ấy chỉ hiện ra những khi nàng không nghĩ đến mình. Cũng như mọi người hễ nàng nhìn vào gương và gương mặt nàng lại có một vẻ gò bó thiếu tự nhiên trông xấu hẳn đi. Nàng đọc nốt bức thư.
Khắp Moskva chỉ toàn nói chuyện chiến tranh. Một trong hai anh tôi đã gặp ở nước ngoài, một anh đang theo quân quân cận vệ lên đường ra biên giới. Đức hoàng thượng kính mến của chúng ta đã từ giã Petersburg và theo nhiều người nói thì người định đem tấm thân vàng ngọc ra xông pha nơi mũi lên hòn đạn. Cầu Thượng đế cho con quái vật Corse bị tiêu diệt do bàn tay của thiên thần mà Đấng tối cao đã rủ lòng từ bi ban cho chúng ta làm chúa tể. Không nói đến hai anh tôi, cuộc chiến tranh này đã làm cho tôi mất một mối quan hệ thân thiết nhất đối với lòng tôi. Tôi muốn nói đến cậu: Nikolai Roxtov là người đã vì lòng nhiệt thành bồng bột mà không thể chịu nổi cảnh ngồi không và đã bỏ trường Đại học để tòng quân. Ấy Mari thân mến ạ, xin thú thật với bạn rằng, tuy tuổi cậu ta rất trẻ, nhưng cậu ta ra đi như vậy cũng là một nỗi buồn vô hạn cho tôi. Chàng thanh niên ấy mà tôi đã nói chuyện với bạn trong dịp hè từa qua, tâm hồn thật cao thượng, thật là trẻ trung, trong sáng, trong thế kỷ chúng ta đang sống đây thật khó mà gặp một người như thế giữa những ông lão hai mươi tuổi của chúng ta. Nhất là chàng thẳng thắn và có tình hết sức. Chàng trong trắng là nên thơ đến nỗi mối quan hệ của tôi với chàng, tuy ngắn ngủi, cũng là một trong những niềm vui sướng dịu dàng nhất cho quả tim đáng thương của tôi chưa chi đã phải trải qua biết bao đau khổ. Rồi tôi sẽ kể cho bạn nghe phút từ biệt giữa chúng tôi, những điều chúng tôi đã nói với nhau. Tất cả những việc ấy hãy còn quá mới mẻ. Ồ! Bạn thân mến, bạn thật sung sướng vì bạn không phải biết đến những niềm vui ấy và những nỗi khổ xót xa ấy. Bạn sung sướng vì những nỗi khổ thường vẫn mãnh liệt hơn những niềm vui! Tôi thừa biết rằng bá tước Nikolai trẻ quá nên đối với tôi chàng không bao giờ có thể là gì khác hơn là một người bạn, nhưng cái tình bạn dịu dàng ấy, những quan hệ thật là nên thơ, thật là trong trắng ấy quả là một nhu cầu của lòng tôi. Nhưng thôi đừng nói chuyện ấy nữa. Cái tin quan trọng nhất mấy hôm nay mà khắp Moskva đều bàn tán là tin bá tước Bezukhov chết và cái gia tài của bá tước để lại. Bạn hãy tưởng tượng là bà công tước tiểu thư chỉ được một phần rất nhỏ thôi, công tước Bazil(6) thì chẳng được chút gì còn chính ông Piotr thì lại được hưởng tất cả, đã thế lại còn được công nhận là con trai chính thức và vì vậy được lập tước của cha và trở thành bá tước Bezukhov chủ nhân của một trong những gia tài lớn nhất nước Nga.
Người ta còn kể lại công tước Bazil đã đóng góp một vai trò rất xấu xa trong tất cả câu chuyện ấy và ông ta đã phải tiu nghỉu mà trở vềPetersburg.
Tôi xin thú thật là tôi chẳng hiểu gì về tất cả những chuyện chúc thư và gia tài ấy cả, tôi chỉ biết rằng từ cái ngày anh chàng thanh niên mà tất cả chúng ta đều hiểu chỉ biết với cái tên là ông Piotr cộc lốc ấy nay trở thành bá tước Bezukhov chủ nhân của một trong những tài sản lớn nhất nước Nga, thì tôi rất buồn cười nhận thấy những sự thay đổi trong lời ăn tiếng nói, trong cách đối xử của những bà mẹ có nhiều con gái đến tuổi gả chồng và cả các tiểu thư nữa đối với cái anh chàng ấy mà xin nói thêm là xưa nay tôi vẫn cho là một người khờ khạo. Cũng như từ hai năm nay, người ta vẫn gán đùa cho tôi những vị hôn phu mà thường chính tôi không hề biết đến, ngày nay thời sự hôn nhân ở Moskva đã gọi tôi là bá tước phu nhân Bezukhov. Nhưng bạn cũng thấy rằng tôi không hề có ý muốn trở thành các bà phu nhân ấy một chút nào cả. Nhân việc gả bán, bạn có biết là mới gán đây thôi "bà dì nói chung" là Anna Mikhailovna có nói riêng với tôi một việc tối mật là việc dự định hôn nhân cho bạn. Người ấy chính là con trai công tước Bazil, chàng Anatol không hơn không kém. Người ta muốn ổn định cuộc sống cho chàng ta bằng cách kiếm cho chàng một người vợ giàu có, quyền quý, và người được bố mẹ chàng chọn chính là bạn. Tôi không biết bạn sẽ có thái độ như thế nào đối với việc này, nhưng tôi tự thấy có bổn phận báo trước cho bạn biết. Người ta bảo chàng rất đẹp trai nhưng hạnh kiểm kém lắm; tôi chỉ biết về chàng có thế thôi!
"Nhưng nói chuyện phiếm như thế đã nhiều quá rồi. Tôi đã viết hết đến tờ giấy thứ hai rồi và bà cụ tôi dang cho gọi di ăn bữa chiều ở nhà gia đình Apraksin. Bạn hãy đọc cuốn sách thần bí mà tôi gửi cho bạn, ở đây người ta đang tranh nhau dọc dữ lắm. Mặc dù trong ấy có những điều khó hiểu thấu đối với trí thông minh hèn kém của loài người, đó cũng là một cuốn sách tuyệt; đọc nó linh hồn ta sẽ được yên tĩnh và thanh cao. Chào bạn. Bạn cho tôi gửi lời kính chào lệnh nghiêm và thăm sức khoẻ cô Burien? Hôn bạn thân tiết như lòng tôi hằng yêu bạn.
Juyly
T.B. - Bạn cho biết tin tức lệnh huynh và bà vợ xinh xắn dễ thương của ông ta".
Nữ công tước suy nghĩ, rồi mỉm cười, đôi mắt long lanh làm khuôn mặt sáng lên và khác hẳn đi. Bỗng nàng đứng dậy, nặng nề bước tới bàn viết. Nàng lấy giấy ra, bắt đầu viết lia lịa.
Và đây là bức thư trả lời.
"Bạn hiền yêu quý,
Thư của bạn ngày 13 làm cho tôi thi sướng vô cùng, Juyly nên thơ của tôi ơi, thế ra bạn vẫn yêu tôi đấy ư? Sự xa cách mà bạn nguyền rủa nhiều thế, vẫn không hề ảnh hưởng gì tới bạn ư? Bạn phàn nàn về nỗi xa cách. - Tôi biết nói làm sao; một thân một mình, thiếu hết những người thân thiết, không biết tôi có dám phàn nàn hay không? Ôi! Nếu chúng tôi không có tôn giáo để an ủi, thì cuộc đời này sẽ buồn biết mấy. Tại sao khi bạn kể cho tôi nghe lòng yêu mến của bạn đối với chàng thanh niên ấy bạn lại cho là tôi sẽ nhìn bạn với đôi mắt nghiêm khắc? Về phương diện ấy, tôi chỉ nghiêm khắc với bản thân tôi mà thôi. Tôi hiểu những tình cảm ấy ở người khác và nếu tôi không thể tán thành vì tôi chưa hề biết đến những tình cảm ấy, thì tôi cũng không hề lên án nó bao giờ cả. Tôi chỉ nghĩ rằng lòng thương yêu của Cơ đốc giáo, lòng thương yêu đồng loại lòng thương yêu cả kẻ thù còn quý hơn, dịu dàng hơn, tốt đẹp hơn những tình cảm mà đôi mắt đẹp của một chàng thanh niên có thể thức tỉnh trong một thiếu nữ mơ mộng và có tình như bạn.
Tin bá tước Bezukhov mất, chúng tôi nhận được trước thư bạn, tin ấy làm cho cha tôi rất xúc động. Cha tôi bảo bá tước người đại diện gần cuối cùng của thế kỷ vĩ đại trước và bây giờ là đến lượi cha tôi, nhưng cha tôi sẽ cố hết sức làm cho lượt mình đến thật chậm. Cầu thượng đế giữ cho chúng tôi khỏi phải cái tai hoạ ghê gớm ấy.
Còn ý kiến của bạn lề Piotr thì tôi không tán thành, vì tôi biết Piotr từ thuở bé. Tôi nghĩ rằng anh ta bao giờ cũng rất tốt bụng vì đó là đức tính mà tôi quý nhất ở những người khác. Còn về gia tài của anh ta và về vai trò của công tước Bazil trong việc ấy thì thạt cũng đáng buồn cho cả hai người. Ôi! Bạn thân mến ạ. Chúa cứu thế thiêng lirng của chúng ta đã nói một cách ghê gớm: tôi phàn nàn cho công tước Bazil, nhưng tôi chỉ tiếc cho Piotr hơn nữa. Trẻ tuổi như vậy mà mang lấy gánh nặng của bấy nhiêu tài sản, anh ta sẽ phải chịu biết bao nhiêu là cám dỗ! Nếu có ai hỏi tôi mong muốn cái gì hơn hết trên đời thì xin thưa là tôi chỉ muốn nghèo hơn người hành khất nghèo nhất.
"Bạn thân mến ạ, xin cám ơn bạn nghìn lần về việc bạn đã gửi cho chôn sách mà ở chỗ bạn người ta đang tranh nhau đọc và bàn tán dữ dội. Nhưng vì bạn bảo rằng giữa nhiều điều rất hay, còn có những điều mà sức nhận định hèn kém của người đời không thể hiểu được thì còn thu được kết quả gì, và như vậy chỉ mất công vô ích. Tôi không bao giờ hiểu được một số người cứ say mê những sách thần bí để làm cho lý trí của mình rối như mớ bòng bong; những sách ấy chỉ làm cho óc họ nảy ra những mối hoài nghi, trí tưởng tượng của họ bị kích thích quá độ và tính tình họ trở nên quá khích, hoàn toàn trái với tính giản dị Cơ đốc. Chúng ta cần nên đọc sách Sứ đồ và Sách phúc âm. Không nên tìm hiểu những điều bí ẩn trong những sách ấy, vì chúng ta chỉ là những kẻ lội lỗi khốn khổ, làm sao chúng ta dám có tham vọng thâm nhập cào những bí ẩn ghê gớm và thiêng liêng của Thượng đê trong khi chúng ta còn mang cái hình hài xác thịt nó dựng nên giữa Đấng Vĩnh cửu với chúng ta một bức màn không nhòm qua được vậy? Chúng ta chỉ nên học những nguyên lý cao cả mà Chúa Cứu thế thiêng hêng của chúng ta đã truyền lại để dạy cho chúng ta cách xử sự trên thế gian này; Chúng ta phải cố theo đúng lời dạy của Người và phải tự nhủ rằng càng ít đưa trí thệ hèn kém của loài người bay bổng lên cao, chúng ta càng làm cho Thượng đế hài lòng, vì Thượng đế không thừa nhận bất cứ hiểu biết nào không phải do người đưa đến cho ta: ta càng ít đi sâu vào những điều mà Người đã có lòng không muốn cho ta hiểu biết thì Người càng sớm cho ta nhìn thấy những hiểu biết ấy do linh trí thần thánh của Người.
"Cha tôi không nói năng gì với tôi về người cầu hôn, nhưng cho tôi biết là có nhận được một bức thư của công tước đến thăm. Còn về việc dự định hôn nhân cho tôi thì xin nói với bạn yêu quý rằng tôi nghĩ hôn nhân là một thể chế thiêng liêng mà ta phải thân theo. Nếu có lúc nào Đấng Tối cao ràng buộc cho tôi những bổn phận làm vợ làm mẹ, thì dù có nặng nề, cực khổ đến đâu tôi cũng sẽ cố hết sức một lòng trung thành làm tròn các bổn phận ấy, không băn khoăn suy tính gì về những tình cảm của mình đối với người mang Thượng đế sẽ ban cho mình làm chồng.
Tôi có nhận được một bưc thư của anh tôi báo tin sẽ cùng vợ về Lưxye Gôrư. Nhưng đó chỉ là một niềm vui ngắn ngủi vì anh tôi sẽ từ giã chúng tôi để tham gia trận chiến tranh khốn khổ mà chúng ta đang bị tôi cuốn vào, vì lẽ gì và bằng cách nào thì chỉ có Thượng đế mới biết được mà thôi. Không phải chỉ có chỗ bạn là nơi trung tâm sự vụ và giao thế người ta mới mới nói toàn chuyện chiến tranh, mà ở đây, giữa những nỗi khó nhọc của đời sống thôn đã và cảnh tĩnh mịch của thiên nhiên, như người thành thị vẫn thường hình dung chốn thôn quê, những tin đồn về chiến tranh cũng lan tới và gây một ấn tượng rất nặng nề. Cha tôi suốt ngày chỉ nói đến tiến quân và lui quân là những việc mà tôi không hiểu gì hết; và ngày hôm kia theo thường lệ đi dạo trên con đường làng, tôi được chứng kiến một cảnh não lòng… Phải thấy tình cảnh những bà mẹ, những người vợ, những đứa con của người ra đi, phải nghe tiếng khóc nức nở của kẻ ở cũng như người đi! Tựa hồ nhân loại đã quên hết phép tắc của Đấng Cứu thế thiêng liêng, đã thuyết giáo cho mọi người phải có lòng thương, phải biết tha thứ những điều xúc phạm là nhân loại chỉ còn cho giá trị lớn lớn lao nhất của mình là ở trong cái thuật chém giết lẫn nhau.
Chào bạn hiền yêu quý. Cầu xin Đấng Cứu thế thiêng liêng và Đức Mẹ chí Thánh của Người đặt bạn dưới sự che chở thiêng liêng và mạnh mẽ của mình.
"Mary!"
- À, tiểu thư gửi thư đấy à, tôi cũng vừa gửi thư về cho người mẹ đáng thương của tôi. - Cô Burien tươi cười nói liến thoắng, giọng kim thanh thanh uốn lưỡi nghe rất dễ chịu. Trong bầu không khí trầm lặng, buồn rầu, ủ rũ bao quanh tiểu thư Maria, cô ta mang đến một thế giới khác hẳn, vui vẻ, phù phiếm và tự mãn.
Cô ta lại hạ thấp giọng nói tiếp:
- Tiểu thư ạ, tôi phải báo trước để tiểu thư biết là công tước vừa mới to tiếng với Misel Ivanov, cô ta uốn lưỡi đặc biệt khi nóì hai chữ to tiếng và lấy làm thích thú thưởng thức tiếng nói của mình. - Công tước đang bực mình, gắt tợn. Phải dè chừng đấy tiểu thư ạ?
Công tước tiểu thư Maria đáp:
- Ở tôi đã yêu cầu cô đừng bao giờ báo trước cho tôi về thái độ của cha tôi cả. Tôi không hề dám tự tiện xét đoán gì về cha tôi và tôi không muốn những người khác xét đoán về cha tôi.
Tiểu thư liếc nhìn đồng hồ treo và thấy đã quá giờ tập dánh dương cầm mất năm phút; vẻ hoảng hốt, nàng đi vào phòng khách.
Theo đúng thời gian biểu đã định, từ giữa trưa đến hai giờ chiều lão công tước nghỉ, còn nàng thì đánh dương cầm.
Chương - 22
Ở Lưxye Gorư, điền trang của công tước Nikolai Andreyevich Bolkonxki, cả nhà đang ngày ngày chờ đợi người con trai của chủ nhân là công tước Andrey và phu nhân; nhưng sự chờ đợi đó không hề đảo lộn trật tự nghiêm ngặt trong sinh hoạt của gia đình công tước. Từ ngày bị trích biếm về điền trang, dưới chiều Pavel đệ nhất, không được tham gia chính sự, nguyên soái tổng tư lệnh công tước Nikolai Andreyevich mà giới thượng lưu thường gọi đùa là quốc vương nước Phổ, vẫn sống ở điền trang Lưxye Gôrư này cùng cô con gái là công tước tiểu thư Maria và người tỳ nữ của nàng là cô Burien(1). Dưới triều hoàng đế mới, tuy đã được phép trở lại hai kinh đô(2) công tước vẫn cứ ở lỳ nông thôn, không hề di đâu cả, và thường nói rằng có ai cần gặp công tước thì cứ việc đi một trăm năm mươi dặm(3) từ Moskva đến Lưxye Gôrư mà gặp, chứ riêng công tước thì không cần gì mà cũng không cần đến ai. Công tước thưòng nói rằng tật xấu của con người thường do hai nguyên nhân là ngồi không và mê tín, và ở đời chỉ có hai đức tính mà thôi, là hoạt động và trí tuệ. Công tước thân hành đảm nhận việc giáo dục con cái, để phát triển ở nàng hai dức tính chủ yếu này, công tước vừa dạy nàng đại số và hình học cho đến tuổi hai mươi, lại bố trí thời gian sao cho nàng lúc nào cũng có việc làm liên tiếp.
(1) M.elle Bourienne. Một thiếu nữ được nuôi trong các gia đình quý tộc đề làm bạn với các tiểu thư.
(2) Petersburg và Moskva.
(3) Trong danh sách này chúng tôi có từ "dặm" để chỉ dặm Nga (vetxta) bằng 1,060 km: đối với các đơn vị đo khoảng cách khác thường dịch là dặm (mille, lieu v.v…) Chúng tôi sẽ ghi rõ là dặm Anh, hải lý v.v…
Chính bản thân công tước lúc nào cũng làm việc, hoặc viết tập hồi ức của đời mình, hoặc giải những bài toán cao cấp, hoặc tiện những chiếc hộp đựng thuốc lá, hoặc làm vườn và trông nom những công trình xây dựng lúc nào cũng có trong điền trang. Cho rằng trật tự là điều kiện cần nhất cho mọi hoạt động, công tước sắp đặt trật tự trong sinh hoạt của mình cực kỳ chính xác. Bữa ăn của công tước bao giờ cũng đúng giờ giấc, không phải chỉ đúng từng giờ mà còn đúng từng phút, bất di bất dịch. Đối với người nhà, từ con gái đến tôi tớ, công tước đều rất nghiêm khắc và lúc nào cũng khó tính, cho nên không hề ác mà vẫn làm cho người ta phải kính nể và e sợ hơn kẻ ác nhất thiên hạ. Tuy công tước đã về hưu và không còn ảnh hưởng gì đến công việc quốc gia, nhưng mỗi một quan tỉnh trưởng mới đổi đến địa phương này đều tự xem có bổn phận phải đến trình diện công tước và khi đến đều phải đến phòng tiếp tân chờ đợi giờ công tước ra tiếp khách đã quy định sẵn, chẳng khác gì viên kiến trúc sư trong nhà, người làm vườn hay công tước tiểu thư Maria. Và khi đã vào phòng ấy, mỗi người đều thấy tôn kính và sợ sệt hơn nữa khi cánh cửa cao và dày của phòng làm việc lại xịch mở và cái dáng mảnh khảnh của ông cụ hiện ra với bộ tóc giả(4) rắc phấn với đôi bàn tay khẳng khiu và và đôi lông mày rậm bạc trắng mà những khi cau lại thì che mờ bớt ánh sáng long lanh của đôi mắt sáng, trẻ và thông minh.
(4) Ở thế kỷ 18 những người thượng lưu mang một bộ tóc giả ngắn chỉ xuống đến cổ, phía sau gáy có một cái bím ngắn thắt nơ. Bộ tóc giả đó màu nhạt và rắc phấn rất dày. Ở thế kỷ 19 không có mấy ai dùng nữa.
Buổi sáng hôm hai vợ chồng trẻ đến, theo thường lệ, công tước tiểu thư Maria vẻ lo sợ bước vào phòng tiếp tân, đúng giờ chào buổi sáng, vừa làm dấu thánh giá vừa đọc nhẩm một bài kinh. Ngày nào nàng cũng vào đây và cứ mỗi lần vào nàng lại đọc kinh, cầu cho cuộc gặp mặt hàng ngày diễn ra êm thấm.
Người lão bộc tóc rắc phấn nãy giờ ngồi trong phòng tiếp tân. lẳng lặng đứng dậy và nói thì thầm: "Xin mời tiểu thư vào".
Sau cánh cửa vẳng ra tiếng quay đều của một chiếc bàn tiện. Nữ Công tước rụt rè đẩy cánh cửa mở ra từ từ và dừng lại trên ngưỡng cửa. Công tước đang làm việc ở bàn tiện, ngoái nhìn về phía sau một cái rồi lại tiếp tục làm.
Phòng làm việc rộng thênh thang đầy những đồ đạc, rõ ràng là được dùng đến thường xuyên. Cái bàn lớn bày la liệt những sách và đồ án, những tủ kính cao đựng sách, chìa khoá đút ở ổ khoá, cái bàn nghiêng để đứng mà viết, trên mặt bàn còn một cuốn vở để mở, cái bàn tiện với những dụng cụ đặt ở xung quanh và những miếng vỏ bào rải rác, mọi thứ đều chứng tỏ một hoạt động không ngừng, về nhiều mặt và có thứ tự, ngăn nắp. Động tác của cái chân nhỏ đi ủng tartar thêu ngân tuyến, sức ấn mạnh của bàn tay khô và gân guốc tỏ ra công tước còn giữ được sức khoẻ bền bỉ và giỏi chịu đựng của một ông già quắc thước. Sau khi đạp dấn thêm vài vòng bánh xe, công tước nhấc chân ra khỏi bàn đạp, lau con dao tiện, ném nó vào một cái túi da móc ở bàn tiện rồi đi đến cạnh bàn, gọi con gái lại.
Công tước không bao giờ làm dấu thánh cầu phước cho con cái, chỉ đưa cái má lởm chởm râu ria sáng hôm nay chưa cạo, cho con hôn, rồi đưa mắt nhìn con một cách nghiêm nghị nhưng đồng thời có vẻ ân cần âu yếm, và chỉ nói:
- Đây bài ngày mai, - vừa nói vừa mở nhanh trang vở và lấy móng tay đánh dấu từ đoạn này đến đoạn kia.
Công tước tiểu thư cúi nhìn trang vở trên bàn.
Bỗng công tước nói:
- Khoan đã, con có cái thư đây. - Vừa nói vừa rút từ một cái túi treo trên bàn ra một chiếc phong bì, nét chữ đàn bà và ném lên bàn.
Nhìn thấy phong thư, mặt công tước tiểu thư đỏ ửng lên từng đám. Nàng vội vàng cầm lấy và cúi xuống xem.
- Cô Eloyza(5) à? - Công tước hỏi, miệng mỉm một nụ cười lạnh lùng để lộ hai hàm răng màu vàng ngà nhưng còn chắc.
(5) Héleise. Ý công tước châm biếm nhắc đến nhân vật lãng mạn của Rousseau trong tiểu thuyết "Nàng Eloyza mới".
- Vâng ạ, của Juyly. - Tiểu thư Maria rụt rè liếc nhìn phong thư và mỉm cười bẽn lẽn.
- Cha cho phép con nhận hai bức thư nữa. - Công tước lại nói, giọng nghiêm nghị. - Nhưng đến cái thứ ba thì cha đọc đấy. Cha ngại rằng thư chỉ viết những chuyện nhảm nhí. Cha sẽ đọc cái thứ ba đấy.
- Thưa cha, cha cứ đọc cái này cũng được ạ - Nữ công tước vừa nói vừa đưa thư cho cha, mặt càng đỏ bừng.
Công tước gạt bức thư ra, và chỉ thốt lên mấy tiếng ngắn gọn:
- Cái thứ ba, đã bảo là cái thứ ba kia, - rồi chống khuỷu tay xuống bàn, kéo về phía mình cuốn vở đầy những hình vẽ hình học.
- Này tiểu thư nhìn đây, hai hình tam giác này đồng dạng: góc a b c… - Ông già bắt đầu giảng bài, đầu cúi xuống cuốn vở, gần sát mặt con và một tay vòng ra sau lưng ghế bành của công tước tiểu thư làm cho nàng cảm thấy bị bao trùm tứ phía giữa mùi thuốc lá và cái mùi găn gắt của người già mà nàng đã quen từ lâu.
Tiểu thư Maria khiếp sợ nhìn đôi mắt cha sáng long lạnh ngay bên cạnh; mặt nàng lại đỏ lên từng đám, rõ ràng là nàng chẳng hiểu gì nàng sợ quá, và càng sợ lại càng không hiểu nổi những lời giảng của cha, dù giảng rõ đến đâu. Không biết đây là lỗi ông giáo hay lỗi người học trò, nhưng cái cảnh ấy ngày nào cũng lại diễn ra: mắt tiểu thư cứ hoa lên, nàng chẳng nhìn mà cũng chẳng nghe gì hết, nàng chỉ cảm thấy ngay sát mặt mình cái mặt khô khan của ngùời cha nghiêm khắc, chỉ nghe hơi thở và ngửi thay cái mùi của cha và chỉ mong sao ra khỏi cái buồng này cho nhanh để về buồng mình và tha hồ suy nghĩ về bài toán. Ông đã sốt ruột, dịch lui dịch tới, chiếc ghế bành kêu ầm ầm, cố dằn lòng cho khỏi nổi nóng và nỗi lần không nhịn được lại buông ra một tiếng rủa, có khi ném cả cuốn vở đi.
Công tước tiểu thư trả lời sai.
- Nào, sao mà ngu thế! - Công tước kêu lên, tay ẩy cuốn vở, và quay mặt đi rất nhanh. Nhưng ông lại lập tức đứng phắt dậy, đi vài bước, rổi lấy tay chạm khẽ lên tóc con và lại ngồi xuống.
Công tước kéo ghế lại gần và giảng bài tiếp.
Khi công tước tiểu thư cầm lấy vở với những bài toán mới ra, gấp lại và sửa soạn đi ra thì công tước nói:
- Thế chẳng được đâu, con ạ, chẳng được đâu. Toán học quan trọng lắm con ạ. Ta không muốn con giống các bà phu nhân ngu ngốc thời nay. Con kiên nhẫn rồi thế nào cũng thích học. - Công tước vuốt má con rồi nói thêm. - Rồi cái ngu sẽ ra khỏi đầu con.
Nàng đã toan đi ra, nhưng công tước ra hiệu bảo đứng lại và lấy trên bàn một cuốn sách mới chưa đọc.
- Này, còn cái "chìa khoá của cõi bí mật" gì đấy mà chàng Eloyza của cô vừa gửi đến. Sách tôn giáo. Ta không can thiệp vào tín ngưỡng của ai hết… ta chỉ lật xem qua. Cầm lấy. Thôi đi đi!
Công tước vỗ nhẹ vai con rồi thân hành ra đóng cửa phòng.
Công tước tiểu thư Maria trở về phòng riêng với cái vẻ buồn rầu và hoảng sợ không mấy khi rời khỏi nàng và càng làm cho bộ mặt ốm yếu và không hấp dẫn của nàng thêm tẻ đi; nàng ngồi vào bàn viết để la liệt những sách, những vở và những bước chân dung thu nhỏ. Cha nàng ngăn nắp bao nhiêu thì nàng lại lộn xộn bấy nhiêu. Nàng để cuốn vở hình học xuống và sết ruột bóc phong thư.
Đó là thư của người bạn ấu thời thân nhất của nàng, và chính nàng Juyly Karaghina đã có mặt ở ngày lễ của gia đình Roxtov.
Juyly viết:
Bạn hiền yêu quý,
Sự vắng mặt thật là khủng khiếp và đáng sợ. Tôi đã hoài công tự nhủ rằng một nửa cuộc đời tôi và hạnh phúc của tôi là ở bạn, và tuy xa cách nhau, lòng chúng la vẫn gắn bó khăng khít với nhau bằng những mối dây không có gì cởi bỏ được. Ấy thế mà lòng tôi vẫn nổi dậy phản kháng số phận và dù quanh tôi có bao nhiêu cuộc chơi và trò tiêu khiển, tôi cũng không thể nào thắng được một nỗi buồn u uủan ở tận đáy lòng từ khi chúng ta xa nhau. Tại sao chúng ta không được cùng nhau đoàn tụ như trong mùa hè vừa qua, trong căn phòng lớn của bạn, trén chiếc trường kỷ xanh, chiếc trường kỷ dành riêng cho những lời tâm sự? Tại sao tôi lại không có thể, như cách đây mới ba tháng, tìm lấy những sức mạnh tinh thẩn mới trong cái nhìn dịu dàng trầm tĩnh mà sâu sắc làm sao của bạn, cái nhìn của tôi hằng yêu quý, mà tôi tưởng như nhìn thấy trước mắt khi viết thư này.
Đọc đến đây tiểu thư Maria thở dài và liếc nhìn sang tấm gương áo bên tay phải nàng. Mặt gương phản chiếu lại cho nàng hình ảnh tấm thân yếu duối xấu xí và bộ mặt gầy gò của nàng. Đôi mắt, lúc nào cũng buồn, bây giờ ngãm nhìn mình ở trong gương lại còn lộ vẻ thất vọng khác thường. Nàng liền quay mặt đi và đọc nốt, vừa đọc vừa nghĩ: "Chị ấy nịnh mình". Nhưng Juyly không nịnh bạn: quả thật đôi mắt của công tước tiểu thư to, sâu và sáng (từ đôi mắt ấy thỉnh thoảng lại toả ra từng luồng một) đẹp đến nỗi nhiều khi nó làm cho khuôn mặt vô vị có sức quyến rũ hơn là khuôn mặt đẹp. Nhưng nữ công tước không bao giờ thấy vẻ đẹp ấy của đôi mắt mình, vì vẻ ấy chỉ hiện ra những khi nàng không nghĩ đến mình. Cũng như mọi người hễ nàng nhìn vào gương và gương mặt nàng lại có một vẻ gò bó thiếu tự nhiên trông xấu hẳn đi. Nàng đọc nốt bức thư.
Khắp Moskva chỉ toàn nói chuyện chiến tranh. Một trong hai anh tôi đã gặp ở nước ngoài, một anh đang theo quân quân cận vệ lên đường ra biên giới. Đức hoàng thượng kính mến của chúng ta đã từ giã Petersburg và theo nhiều người nói thì người định đem tấm thân vàng ngọc ra xông pha nơi mũi lên hòn đạn. Cầu Thượng đế cho con quái vật Corse bị tiêu diệt do bàn tay của thiên thần mà Đấng tối cao đã rủ lòng từ bi ban cho chúng ta làm chúa tể. Không nói đến hai anh tôi, cuộc chiến tranh này đã làm cho tôi mất một mối quan hệ thân thiết nhất đối với lòng tôi. Tôi muốn nói đến cậu: Nikolai Roxtov là người đã vì lòng nhiệt thành bồng bột mà không thể chịu nổi cảnh ngồi không và đã bỏ trường Đại học để tòng quân. Ấy Mari thân mến ạ, xin thú thật với bạn rằng, tuy tuổi cậu ta rất trẻ, nhưng cậu ta ra đi như vậy cũng là một nỗi buồn vô hạn cho tôi. Chàng thanh niên ấy mà tôi đã nói chuyện với bạn trong dịp hè từa qua, tâm hồn thật cao thượng, thật là trẻ trung, trong sáng, trong thế kỷ chúng ta đang sống đây thật khó mà gặp một người như thế giữa những ông lão hai mươi tuổi của chúng ta. Nhất là chàng thẳng thắn và có tình hết sức. Chàng trong trắng là nên thơ đến nỗi mối quan hệ của tôi với chàng, tuy ngắn ngủi, cũng là một trong những niềm vui sướng dịu dàng nhất cho quả tim đáng thương của tôi chưa chi đã phải trải qua biết bao đau khổ. Rồi tôi sẽ kể cho bạn nghe phút từ biệt giữa chúng tôi, những điều chúng tôi đã nói với nhau. Tất cả những việc ấy hãy còn quá mới mẻ. Ồ! Bạn thân mến, bạn thật sung sướng vì bạn không phải biết đến những niềm vui ấy và những nỗi khổ xót xa ấy. Bạn sung sướng vì những nỗi khổ thường vẫn mãnh liệt hơn những niềm vui! Tôi thừa biết rằng bá tước Nikolai trẻ quá nên đối với tôi chàng không bao giờ có thể là gì khác hơn là một người bạn, nhưng cái tình bạn dịu dàng ấy, những quan hệ thật là nên thơ, thật là trong trắng ấy quả là một nhu cầu của lòng tôi. Nhưng thôi đừng nói chuyện ấy nữa. Cái tin quan trọng nhất mấy hôm nay mà khắp Moskva đều bàn tán là tin bá tước Bezukhov chết và cái gia tài của bá tước để lại. Bạn hãy tưởng tượng là bà công tước tiểu thư chỉ được một phần rất nhỏ thôi, công tước Bazil(6) thì chẳng được chút gì còn chính ông Piotr thì lại được hưởng tất cả, đã thế lại còn được công nhận là con trai chính thức và vì vậy được lập tước của cha và trở thành bá tước Bezukhov chủ nhân của một trong những gia tài lớn nhất nước Nga.
Người ta còn kể lại công tước Bazil đã đóng góp một vai trò rất xấu xa trong tất cả câu chuyện ấy và ông ta đã phải tiu nghỉu mà trở vềPetersburg.
Tôi xin thú thật là tôi chẳng hiểu gì về tất cả những chuyện chúc thư và gia tài ấy cả, tôi chỉ biết rằng từ cái ngày anh chàng thanh niên mà tất cả chúng ta đều hiểu chỉ biết với cái tên là ông Piotr cộc lốc ấy nay trở thành bá tước Bezukhov chủ nhân của một trong những tài sản lớn nhất nước Nga, thì tôi rất buồn cười nhận thấy những sự thay đổi trong lời ăn tiếng nói, trong cách đối xử của những bà mẹ có nhiều con gái đến tuổi gả chồng và cả các tiểu thư nữa đối với cái anh chàng ấy mà xin nói thêm là xưa nay tôi vẫn cho là một người khờ khạo. Cũng như từ hai năm nay, người ta vẫn gán đùa cho tôi những vị hôn phu mà thường chính tôi không hề biết đến, ngày nay thời sự hôn nhân ở Moskva đã gọi tôi là bá tước phu nhân Bezukhov. Nhưng bạn cũng thấy rằng tôi không hề có ý muốn trở thành các bà phu nhân ấy một chút nào cả. Nhân việc gả bán, bạn có biết là mới gán đây thôi "bà dì nói chung" là Anna Mikhailovna có nói riêng với tôi một việc tối mật là việc dự định hôn nhân cho bạn. Người ấy chính là con trai công tước Bazil, chàng Anatol không hơn không kém. Người ta muốn ổn định cuộc sống cho chàng ta bằng cách kiếm cho chàng một người vợ giàu có, quyền quý, và người được bố mẹ chàng chọn chính là bạn. Tôi không biết bạn sẽ có thái độ như thế nào đối với việc này, nhưng tôi tự thấy có bổn phận báo trước cho bạn biết. Người ta bảo chàng rất đẹp trai nhưng hạnh kiểm kém lắm; tôi chỉ biết về chàng có thế thôi!
"Nhưng nói chuyện phiếm như thế đã nhiều quá rồi. Tôi đã viết hết đến tờ giấy thứ hai rồi và bà cụ tôi dang cho gọi di ăn bữa chiều ở nhà gia đình Apraksin. Bạn hãy đọc cuốn sách thần bí mà tôi gửi cho bạn, ở đây người ta đang tranh nhau dọc dữ lắm. Mặc dù trong ấy có những điều khó hiểu thấu đối với trí thông minh hèn kém của loài người, đó cũng là một cuốn sách tuyệt; đọc nó linh hồn ta sẽ được yên tĩnh và thanh cao. Chào bạn. Bạn cho tôi gửi lời kính chào lệnh nghiêm và thăm sức khoẻ cô Burien? Hôn bạn thân tiết như lòng tôi hằng yêu bạn.
Juyly
T.B. - Bạn cho biết tin tức lệnh huynh và bà vợ xinh xắn dễ thương của ông ta".
Nữ công tước suy nghĩ, rồi mỉm cười, đôi mắt long lanh làm khuôn mặt sáng lên và khác hẳn đi. Bỗng nàng đứng dậy, nặng nề bước tới bàn viết. Nàng lấy giấy ra, bắt đầu viết lia lịa.
Và đây là bức thư trả lời.
"Bạn hiền yêu quý,
Thư của bạn ngày 13 làm cho tôi thi sướng vô cùng, Juyly nên thơ của tôi ơi, thế ra bạn vẫn yêu tôi đấy ư? Sự xa cách mà bạn nguyền rủa nhiều thế, vẫn không hề ảnh hưởng gì tới bạn ư? Bạn phàn nàn về nỗi xa cách. - Tôi biết nói làm sao; một thân một mình, thiếu hết những người thân thiết, không biết tôi có dám phàn nàn hay không? Ôi! Nếu chúng tôi không có tôn giáo để an ủi, thì cuộc đời này sẽ buồn biết mấy. Tại sao khi bạn kể cho tôi nghe lòng yêu mến của bạn đối với chàng thanh niên ấy bạn lại cho là tôi sẽ nhìn bạn với đôi mắt nghiêm khắc? Về phương diện ấy, tôi chỉ nghiêm khắc với bản thân tôi mà thôi. Tôi hiểu những tình cảm ấy ở người khác và nếu tôi không thể tán thành vì tôi chưa hề biết đến những tình cảm ấy, thì tôi cũng không hề lên án nó bao giờ cả. Tôi chỉ nghĩ rằng lòng thương yêu của Cơ đốc giáo, lòng thương yêu đồng loại lòng thương yêu cả kẻ thù còn quý hơn, dịu dàng hơn, tốt đẹp hơn những tình cảm mà đôi mắt đẹp của một chàng thanh niên có thể thức tỉnh trong một thiếu nữ mơ mộng và có tình như bạn.
Tin bá tước Bezukhov mất, chúng tôi nhận được trước thư bạn, tin ấy làm cho cha tôi rất xúc động. Cha tôi bảo bá tước người đại diện gần cuối cùng của thế kỷ vĩ đại trước và bây giờ là đến lượi cha tôi, nhưng cha tôi sẽ cố hết sức làm cho lượt mình đến thật chậm. Cầu thượng đế giữ cho chúng tôi khỏi phải cái tai hoạ ghê gớm ấy.
Còn ý kiến của bạn lề Piotr thì tôi không tán thành, vì tôi biết Piotr từ thuở bé. Tôi nghĩ rằng anh ta bao giờ cũng rất tốt bụng vì đó là đức tính mà tôi quý nhất ở những người khác. Còn về gia tài của anh ta và về vai trò của công tước Bazil trong việc ấy thì thạt cũng đáng buồn cho cả hai người. Ôi! Bạn thân mến ạ. Chúa cứu thế thiêng lirng của chúng ta đã nói một cách ghê gớm: tôi phàn nàn cho công tước Bazil, nhưng tôi chỉ tiếc cho Piotr hơn nữa. Trẻ tuổi như vậy mà mang lấy gánh nặng của bấy nhiêu tài sản, anh ta sẽ phải chịu biết bao nhiêu là cám dỗ! Nếu có ai hỏi tôi mong muốn cái gì hơn hết trên đời thì xin thưa là tôi chỉ muốn nghèo hơn người hành khất nghèo nhất.
"Bạn thân mến ạ, xin cám ơn bạn nghìn lần về việc bạn đã gửi cho chôn sách mà ở chỗ bạn người ta đang tranh nhau đọc và bàn tán dữ dội. Nhưng vì bạn bảo rằng giữa nhiều điều rất hay, còn có những điều mà sức nhận định hèn kém của người đời không thể hiểu được thì còn thu được kết quả gì, và như vậy chỉ mất công vô ích. Tôi không bao giờ hiểu được một số người cứ say mê những sách thần bí để làm cho lý trí của mình rối như mớ bòng bong; những sách ấy chỉ làm cho óc họ nảy ra những mối hoài nghi, trí tưởng tượng của họ bị kích thích quá độ và tính tình họ trở nên quá khích, hoàn toàn trái với tính giản dị Cơ đốc. Chúng ta cần nên đọc sách Sứ đồ và Sách phúc âm. Không nên tìm hiểu những điều bí ẩn trong những sách ấy, vì chúng ta chỉ là những kẻ lội lỗi khốn khổ, làm sao chúng ta dám có tham vọng thâm nhập cào những bí ẩn ghê gớm và thiêng liêng của Thượng đê trong khi chúng ta còn mang cái hình hài xác thịt nó dựng nên giữa Đấng Vĩnh cửu với chúng ta một bức màn không nhòm qua được vậy? Chúng ta chỉ nên học những nguyên lý cao cả mà Chúa Cứu thế thiêng hêng của chúng ta đã truyền lại để dạy cho chúng ta cách xử sự trên thế gian này; Chúng ta phải cố theo đúng lời dạy của Người và phải tự nhủ rằng càng ít đưa trí thệ hèn kém của loài người bay bổng lên cao, chúng ta càng làm cho Thượng đế hài lòng, vì Thượng đế không thừa nhận bất cứ hiểu biết nào không phải do người đưa đến cho ta: ta càng ít đi sâu vào những điều mà Người đã có lòng không muốn cho ta hiểu biết thì Người càng sớm cho ta nhìn thấy những hiểu biết ấy do linh trí thần thánh của Người.
"Cha tôi không nói năng gì với tôi về người cầu hôn, nhưng cho tôi biết là có nhận được một bức thư của công tước đến thăm. Còn về việc dự định hôn nhân cho tôi thì xin nói với bạn yêu quý rằng tôi nghĩ hôn nhân là một thể chế thiêng liêng mà ta phải thân theo. Nếu có lúc nào Đấng Tối cao ràng buộc cho tôi những bổn phận làm vợ làm mẹ, thì dù có nặng nề, cực khổ đến đâu tôi cũng sẽ cố hết sức một lòng trung thành làm tròn các bổn phận ấy, không băn khoăn suy tính gì về những tình cảm của mình đối với người mang Thượng đế sẽ ban cho mình làm chồng.
Tôi có nhận được một bưc thư của anh tôi báo tin sẽ cùng vợ về Lưxye Gôrư. Nhưng đó chỉ là một niềm vui ngắn ngủi vì anh tôi sẽ từ giã chúng tôi để tham gia trận chiến tranh khốn khổ mà chúng ta đang bị tôi cuốn vào, vì lẽ gì và bằng cách nào thì chỉ có Thượng đế mới biết được mà thôi. Không phải chỉ có chỗ bạn là nơi trung tâm sự vụ và giao thế người ta mới mới nói toàn chuyện chiến tranh, mà ở đây, giữa những nỗi khó nhọc của đời sống thôn đã và cảnh tĩnh mịch của thiên nhiên, như người thành thị vẫn thường hình dung chốn thôn quê, những tin đồn về chiến tranh cũng lan tới và gây một ấn tượng rất nặng nề. Cha tôi suốt ngày chỉ nói đến tiến quân và lui quân là những việc mà tôi không hiểu gì hết; và ngày hôm kia theo thường lệ đi dạo trên con đường làng, tôi được chứng kiến một cảnh não lòng… Phải thấy tình cảnh những bà mẹ, những người vợ, những đứa con của người ra đi, phải nghe tiếng khóc nức nở của kẻ ở cũng như người đi! Tựa hồ nhân loại đã quên hết phép tắc của Đấng Cứu thế thiêng liêng, đã thuyết giáo cho mọi người phải có lòng thương, phải biết tha thứ những điều xúc phạm là nhân loại chỉ còn cho giá trị lớn lớn lao nhất của mình là ở trong cái thuật chém giết lẫn nhau.
Chào bạn hiền yêu quý. Cầu xin Đấng Cứu thế thiêng liêng và Đức Mẹ chí Thánh của Người đặt bạn dưới sự che chở thiêng liêng và mạnh mẽ của mình.
"Mary!"
- À, tiểu thư gửi thư đấy à, tôi cũng vừa gửi thư về cho người mẹ đáng thương của tôi. - Cô Burien tươi cười nói liến thoắng, giọng kim thanh thanh uốn lưỡi nghe rất dễ chịu. Trong bầu không khí trầm lặng, buồn rầu, ủ rũ bao quanh tiểu thư Maria, cô ta mang đến một thế giới khác hẳn, vui vẻ, phù phiếm và tự mãn.
Cô ta lại hạ thấp giọng nói tiếp:
- Tiểu thư ạ, tôi phải báo trước để tiểu thư biết là công tước vừa mới to tiếng với Misel Ivanov, cô ta uốn lưỡi đặc biệt khi nóì hai chữ to tiếng và lấy làm thích thú thưởng thức tiếng nói của mình. - Công tước đang bực mình, gắt tợn. Phải dè chừng đấy tiểu thư ạ?
Công tước tiểu thư Maria đáp:
- Ở tôi đã yêu cầu cô đừng bao giờ báo trước cho tôi về thái độ của cha tôi cả. Tôi không hề dám tự tiện xét đoán gì về cha tôi và tôi không muốn những người khác xét đoán về cha tôi.
Tiểu thư liếc nhìn đồng hồ treo và thấy đã quá giờ tập dánh dương cầm mất năm phút; vẻ hoảng hốt, nàng đi vào phòng khách.
Theo đúng thời gian biểu đã định, từ giữa trưa đến hai giờ chiều lão công tước nghỉ, còn nàng thì đánh dương cầm.