Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 44
Bi kịch quá!
Sắp xếp xong xuôi, Tiêu Tuyết nói: “Ngày thường tao vẫn phải đi làm, không ghé qua đây nhiều được, hay là gọi điện cho Tống Tử Ngôn nhé.”
Nhìn bức tường trắng bóc, ngửi mùi thuốc khử trùng đặc trưng, tuy biết chuyện cũng chẳng có gì, nhưng trong lòng tôi vẫn thấy rất sợ hãi, tôi như một con mèo muốn tìm người tới chơi cùng. Cho dù không gần gũi, cho dù không nói với nhau câu nào, chỉ cần ngồi là được. Nhưng nghĩ một lát, tôi vẫn lắc đầu: “Không cần.”
Người có thể không có chí khí, nhưng không thể không có cốt khí.
Tôi hay nịnh nọt thật đấy, nhưng còn chưa tới mức người ta tát má phải, tôi còn phải đưa má trái ra cho người ta tát nốt.
Huống chi mình đã cố đưa ra rồi, người ta đã chẳng thèm đánh, còn chê nửa mặt bên này xấu quá.
Tôi bắt đầu chuỗi ngày nằm viện tự lực cánh sinh.
Tiêu Tuyết cứ rảnh là sẽ tới thăm tôi, nhưng nó bận rộn như thế, có khi muộn muộn đến đây chỉ nói hai câu đã mệt rũ người, ngủ gà ngủ gật, tôi đành nói thẳng, bảo nó cuối tuần hẵng tới. Sắp tới ngày tốt nghiệp, không cần về nhà cũng được, mà tôi cũng không muốn để bố mẹ lo lắng, thế nên lúc gọi điện về cũng chẳng nói tình trạng của mình bây giờ. Kết quả là một mình nằm đờ ra trên giường bệnh, năm ngày nằm trong phòng này chỉ thấy mấy người thường lui tới, mỗi lần nhìn thấy đôi vợ chồng trẻ nhỏ giọng nói chuyện, mỗi lần họ dịu dàng dỗ đứa con ngủ, con nhóc to xác là tôi đây bỗng thấy chạnh lòng. Nhất là lúc họ đút cho đứa bé ăn, cứ dỗ từng câu, từng câu, cứ vỗ vỗ cái miệng nhỏ nhắn, dỗ nó a đi, a đi nào, trong lòng tôi lại thấy nôn nao lạ thường. Có khi cũng chẳng muốn gọi cơm, cứ lặc lặc một chân đi thang máy xuống tầng dưới ăn cơm.
Con người yếu đuối nhất là khi bị bệnh, mà tôi lại là người duy nhất phải chịu cô đơn trong những người yếu đuối. Nhìn cả căn phòng ngập tràn tình thân, tôi cảm thấy não nề vô cùng.
Cái não nề nhất không phải là lẻ loi một mình, mà là thiếu hẳn đi cái quyền được mở miệng giao tiếp, trừ Tiêu Tuyết lúc tới thăm và bác sĩ tới kiểm tra phòng, thay thuốc, còn thì hầu như ngày nào tôi cũng chỉ được nói có hai, ba câu, với phụ huynh của mấy đứa nhóc cùng phòng cũng chỉ nói mấy câu khách sáo kiểu như: “Đã ăn chưa?” “Về rồi ạ?”
Người tốt trên thế giới này nhiều lắm, người tốt bụng quan tâm tới một người xa lạ đang cần sự quan tâm cũng chẳng thiếu, nhưng ngày nào cái người xa lạ kia cũng cứ lúc ẩn lúc hiện trước mặt họ thì hình như cũng chả cần quan tâm làm gì. Họ nói đôi ba câu với mình cũng chỉ vì khách khí thôi, dù sao tôi có tay có chân, bệnh cũng chẳng phải nặng gì. Họ thà bỏ mấy đồng ra mua đồ ăn vặt cho tôi chứ không chịu nói chuyện.
Tôi cô đơn muốn chết.
Trong căn phòng mà cả tường lẫn ga giường đều màu trắng toàn mùi thuốc khử trùng.
Thời gian không phụ lòng người, rốt cuộc cũng tới ngày này!
Trong phòng chỉ còn lại mình tôi với một đứa nhóc trướng bụng khó tiêu, bố mẹ nó hình như có chuyện gì, trước lúc đi còn sang chỗ tôi dặn dò: “Anh chị phải đi ra ngoài chừng hơn một tiếng, em có thể trông cháu giùm anh chị được không, nó tỉnh lại thì cứ vỗ vỗ là được.”
Tôi nhìn sang thiên sứ nhỏ bé nằm ngủ ngoan trên giường, cuống quýt gật đầu: “Được, được, được ạ.”
Cặp vợ chồng hiển nhiên là rất cảm kích tôi, luôn miệng nói cảm ơn rồi đi ra ngoài.
Hết sáu mươi phút, tôi vẫn chẳng thấy có động tĩnh gì cả, bèn đứng dậy, qua bên giường đứa nhỏ coi thế nào, tôi lấy tay bịt mũi nó, khuôn mặt nhỏ nhắn kháu khỉnh lắc qua lắc lại cũng không thoát khỏi bàn tay ma quái của tôi, rốt cuộc cũng như dự đoán của tôi, dậy rồi!
Tôi sướng mê người, kéo một cái ghế ngồi xuống cạnh giường, nói với nó: “Dậy là tốt rồi, giờ chúng ta nói chuyện với nhau đi!”
Thằng nhóc chớp đôi mắt ngái ngủ nhìn tôi, tôi cúi xuống hôn chóc lên cái má phúng phính một cái, bắt đầu ngồi nghĩ nghĩ coi nên nói chuyện gì.
Một lát sau tôi đã nghĩ ra, chính là chuyện mấy ngày nay tôi càng nghĩ càng thấy rối rắm.
Tôi rút một quả chuối trong túi nilon đặt trên cái bàn cạnh giường: “Quả chuối này là một mỹ nữ.” Rồi lại lấy ra một quả lê: “Quả lê thích cười này thầm mến quả chuối này.” Rồi lại thêm một quả táo: “Còn đây là quả táo độc ác.”
Tôi hắng giọng: “Giờ cô kể cho cháu nghe một chuyện.”
Trước ánh mắt ngây thơ của thính giả không hiểu chuyện gì, tôi bắt đầu kể câu chuyện hấp dẫn của gia đình trái cây: “Chuối, lê, và táo là ba loại quả cùng lớn lên với nhau. Chuối rất tốt tính, đẹp, dịu dàng mà lại có khí chất nữa, thế nên lê mới thầm mến chuối, nhưng chuối lại đem lòng thích quả táo độc ác kia. Mà táo tà ác này lại có quan hệ ấy ấy với một người thập toàn thập mỹ là cô đây, mà người dịu dàng xinh đẹp là cô đây lại thích lê, thậm chí còn suýt có quan hệ ấy ấy với nhau nữa, mà lê này đã từng vì chuối mà rũ bỏ hết tình cảm giữa bọn cô rồi chạy đi xuất khẩu nước ngoài, nhưng giờ đã về nước rồi, hình như lại còn muốn nối lại quan hệ ấy ấy với cô nữa. Nhưng bọn cô làm sao tiếp tục quan hệ với nhau được đây, cũng đã cắt đứt quan hệ với quả táo tà ác luôn rồi, hơn nữa lúc cắt đứt mối quan hệ ấy ấy giữa bọn cô, quả táo ác độc kia còn nói những câu khiến cô cảm thấy vô cùng ấy ấy…” [2]
Tôi cứ nói rồi nói, như đan một tấm lưới rối rắm rồi tự mình sa vào trong đó, làm cách nào cũng không thể giãy tránh được. Nhìn lại thằng nhóc, có lẽ nó cũng có nỗi muộn phiền như tôi, cho nên miệng mới mếu mếu như thế, nhìn như sắp khóc.
Tôi vội vàng dỗ: “Cưng đừng sợ, cô không phải là người tốt gì đâu.”
Tôi vừa nói xong thì thằng nhóc đã khóc “oa” lên.
Vỗ vỗ, vỗ vỗ, tôi cuống quýt vỗ vỗ.
Mẹ ôi! Vợ chồng nhà kia đúng là gạt người mà, tôi càng vỗ càng thấy thằng nhóc khóc lớn tiếng hơn…
Tôi đành bế thằng nhỏ lên, đung đưa cái chân trái còn lành lặn dỗ nó.
Rốt cuộc cũng ngừng khóc.
Tôi vừa thở phào thì lại nghe thấy tiếng quát giận dữ: “Em làm gì ở đây hả?”
Giọng nói quá quen thuộc, tới mức tôi không dám quay đầu lại.
Mãi đến khi Tống Tử Ngôn đỡ lấy đứa bé trong tay tôi, chăm chăm nhìn vào cái chân phải bông băng quấn chặt như đòn bánh tét, lạnh lùng mở miệng hỏi: “Sao lại thành ra thế này hả?”
Tôi buột miệng đáp: “Rót nước sôi, nước tràn ra nên bị bỏng.”
Hắn lại càng tức hơn: “Rốt cuộc là em đang nghĩ gì hả? Còn nữa, chân tay thế còn dám bế trẻ con à?”
Tôi rụt đầu lại theo thói quen, nhưng nghe Tống Tử Ngôn mắng, chẳng hiểu sao tự nhiên nước mắt lại rơi.
Hắn giật mình, đặt đứa bé xuống giường, tính đưa tay lên lau nước mắt cho tôi. Nhưng cánh tay còn đang giơ lên giữa không trung thì thằng nhóc lại hả họng gào khóc thêm một tràng nữa.
Cánh tay ngừng giữa không trung thu lại, Tống Tử Ngôn không kìm được, khẽ quát thằng nhỏ: “Không được khóc.”
…thằng nhóc lại càng khóc dữ hơn.
Giọng Tống Tử Ngôn lại trầm thêm mấy phần: “Bảo không khóc cơ mà.”
…Thằng nhóc vung vẩy nắm tay nhỏ xíu, cái chân tí hin đạp đạp, cái miệng nhỏ nhắn mếu mếu ngoác rộng, nhìn gương mặt nhăn nhó của Tống Tử Ngôn, bỗng nhiên tôi thấy hả hê lạ: cũng có người không sợ anh rồi!
Nhưng nghe tiếng thằng nhỏ khóc tôi cũng sốt hết cả ruột, đang tính cúi xuống bế lấy nó thì bị Tống Tử Ngôn trừng mắt. Tôi làm động tác như ôm đứa bé, giải thích: “Ầy, nếu bế thì nó sẽ không khóc nữa.”
Hắn nghi ngờ bế đứa nhỏ lên, quả nhiên nó ngừng khóc thật, chỉ mở to đôi mắt tròn tròn còn ngần ngận nước nhìn hắn.
Căn phòng im lặng.
Chúng tôi không dám nói chuyện nữa, một lúc sau, Tống Tử Ngôn ngẩng đầu lên, hỏi bằng giọng rất nhỏ: “Nó ngủ rồi, làm sao bây giờ?”
Tôi cũng hạ giọng trả lời: “Đưa nó về giường đi.”
Hắn vụng về bế thằng bé đặt lại trên giường, lúc ngẩng đầu lên thì chúng tôi lại chìm vào im lặng như trước.
Một lát sau, Tống Tử Ngôn mới nói: “Tôi có chuyện muốn nói với em.”
Tôi cúi đầu im lặng nhìn mặt đất, nói: “Em cũng có chuyện muốn nói với anh.”
Hắn thoáng ngẩn người: “Cái gì?”
Tôi chỉ vào cái áo khoác của hắn ướt chèm nhem còn rỏ nước xuống, có lòng nhắc nhở: “Lúc nãy…thằng nhóc kia tè lên người anh rồi….”
O__O” . . .
Tôi cầm áo khoác của hắn vào toilet phòng bệnh, dùng nước gột qua, coi như là chuộc lỗi.
“Tần Khanh.”
Tôi vừa quay đầu lại đã thấy hắn đứng ở ngoài cửa, chỉ đứng lặng nhìn tôi, rồi chậm rãi mở lời: “Về nhà đi.”
Sắp xếp xong xuôi, Tiêu Tuyết nói: “Ngày thường tao vẫn phải đi làm, không ghé qua đây nhiều được, hay là gọi điện cho Tống Tử Ngôn nhé.”
Nhìn bức tường trắng bóc, ngửi mùi thuốc khử trùng đặc trưng, tuy biết chuyện cũng chẳng có gì, nhưng trong lòng tôi vẫn thấy rất sợ hãi, tôi như một con mèo muốn tìm người tới chơi cùng. Cho dù không gần gũi, cho dù không nói với nhau câu nào, chỉ cần ngồi là được. Nhưng nghĩ một lát, tôi vẫn lắc đầu: “Không cần.”
Người có thể không có chí khí, nhưng không thể không có cốt khí.
Tôi hay nịnh nọt thật đấy, nhưng còn chưa tới mức người ta tát má phải, tôi còn phải đưa má trái ra cho người ta tát nốt.
Huống chi mình đã cố đưa ra rồi, người ta đã chẳng thèm đánh, còn chê nửa mặt bên này xấu quá.
Tôi bắt đầu chuỗi ngày nằm viện tự lực cánh sinh.
Tiêu Tuyết cứ rảnh là sẽ tới thăm tôi, nhưng nó bận rộn như thế, có khi muộn muộn đến đây chỉ nói hai câu đã mệt rũ người, ngủ gà ngủ gật, tôi đành nói thẳng, bảo nó cuối tuần hẵng tới. Sắp tới ngày tốt nghiệp, không cần về nhà cũng được, mà tôi cũng không muốn để bố mẹ lo lắng, thế nên lúc gọi điện về cũng chẳng nói tình trạng của mình bây giờ. Kết quả là một mình nằm đờ ra trên giường bệnh, năm ngày nằm trong phòng này chỉ thấy mấy người thường lui tới, mỗi lần nhìn thấy đôi vợ chồng trẻ nhỏ giọng nói chuyện, mỗi lần họ dịu dàng dỗ đứa con ngủ, con nhóc to xác là tôi đây bỗng thấy chạnh lòng. Nhất là lúc họ đút cho đứa bé ăn, cứ dỗ từng câu, từng câu, cứ vỗ vỗ cái miệng nhỏ nhắn, dỗ nó a đi, a đi nào, trong lòng tôi lại thấy nôn nao lạ thường. Có khi cũng chẳng muốn gọi cơm, cứ lặc lặc một chân đi thang máy xuống tầng dưới ăn cơm.
Con người yếu đuối nhất là khi bị bệnh, mà tôi lại là người duy nhất phải chịu cô đơn trong những người yếu đuối. Nhìn cả căn phòng ngập tràn tình thân, tôi cảm thấy não nề vô cùng.
Cái não nề nhất không phải là lẻ loi một mình, mà là thiếu hẳn đi cái quyền được mở miệng giao tiếp, trừ Tiêu Tuyết lúc tới thăm và bác sĩ tới kiểm tra phòng, thay thuốc, còn thì hầu như ngày nào tôi cũng chỉ được nói có hai, ba câu, với phụ huynh của mấy đứa nhóc cùng phòng cũng chỉ nói mấy câu khách sáo kiểu như: “Đã ăn chưa?” “Về rồi ạ?”
Người tốt trên thế giới này nhiều lắm, người tốt bụng quan tâm tới một người xa lạ đang cần sự quan tâm cũng chẳng thiếu, nhưng ngày nào cái người xa lạ kia cũng cứ lúc ẩn lúc hiện trước mặt họ thì hình như cũng chả cần quan tâm làm gì. Họ nói đôi ba câu với mình cũng chỉ vì khách khí thôi, dù sao tôi có tay có chân, bệnh cũng chẳng phải nặng gì. Họ thà bỏ mấy đồng ra mua đồ ăn vặt cho tôi chứ không chịu nói chuyện.
Tôi cô đơn muốn chết.
Trong căn phòng mà cả tường lẫn ga giường đều màu trắng toàn mùi thuốc khử trùng.
Thời gian không phụ lòng người, rốt cuộc cũng tới ngày này!
Trong phòng chỉ còn lại mình tôi với một đứa nhóc trướng bụng khó tiêu, bố mẹ nó hình như có chuyện gì, trước lúc đi còn sang chỗ tôi dặn dò: “Anh chị phải đi ra ngoài chừng hơn một tiếng, em có thể trông cháu giùm anh chị được không, nó tỉnh lại thì cứ vỗ vỗ là được.”
Tôi nhìn sang thiên sứ nhỏ bé nằm ngủ ngoan trên giường, cuống quýt gật đầu: “Được, được, được ạ.”
Cặp vợ chồng hiển nhiên là rất cảm kích tôi, luôn miệng nói cảm ơn rồi đi ra ngoài.
Hết sáu mươi phút, tôi vẫn chẳng thấy có động tĩnh gì cả, bèn đứng dậy, qua bên giường đứa nhỏ coi thế nào, tôi lấy tay bịt mũi nó, khuôn mặt nhỏ nhắn kháu khỉnh lắc qua lắc lại cũng không thoát khỏi bàn tay ma quái của tôi, rốt cuộc cũng như dự đoán của tôi, dậy rồi!
Tôi sướng mê người, kéo một cái ghế ngồi xuống cạnh giường, nói với nó: “Dậy là tốt rồi, giờ chúng ta nói chuyện với nhau đi!”
Thằng nhóc chớp đôi mắt ngái ngủ nhìn tôi, tôi cúi xuống hôn chóc lên cái má phúng phính một cái, bắt đầu ngồi nghĩ nghĩ coi nên nói chuyện gì.
Một lát sau tôi đã nghĩ ra, chính là chuyện mấy ngày nay tôi càng nghĩ càng thấy rối rắm.
Tôi rút một quả chuối trong túi nilon đặt trên cái bàn cạnh giường: “Quả chuối này là một mỹ nữ.” Rồi lại lấy ra một quả lê: “Quả lê thích cười này thầm mến quả chuối này.” Rồi lại thêm một quả táo: “Còn đây là quả táo độc ác.”
Tôi hắng giọng: “Giờ cô kể cho cháu nghe một chuyện.”
Trước ánh mắt ngây thơ của thính giả không hiểu chuyện gì, tôi bắt đầu kể câu chuyện hấp dẫn của gia đình trái cây: “Chuối, lê, và táo là ba loại quả cùng lớn lên với nhau. Chuối rất tốt tính, đẹp, dịu dàng mà lại có khí chất nữa, thế nên lê mới thầm mến chuối, nhưng chuối lại đem lòng thích quả táo độc ác kia. Mà táo tà ác này lại có quan hệ ấy ấy với một người thập toàn thập mỹ là cô đây, mà người dịu dàng xinh đẹp là cô đây lại thích lê, thậm chí còn suýt có quan hệ ấy ấy với nhau nữa, mà lê này đã từng vì chuối mà rũ bỏ hết tình cảm giữa bọn cô rồi chạy đi xuất khẩu nước ngoài, nhưng giờ đã về nước rồi, hình như lại còn muốn nối lại quan hệ ấy ấy với cô nữa. Nhưng bọn cô làm sao tiếp tục quan hệ với nhau được đây, cũng đã cắt đứt quan hệ với quả táo tà ác luôn rồi, hơn nữa lúc cắt đứt mối quan hệ ấy ấy giữa bọn cô, quả táo ác độc kia còn nói những câu khiến cô cảm thấy vô cùng ấy ấy…” [2]
Tôi cứ nói rồi nói, như đan một tấm lưới rối rắm rồi tự mình sa vào trong đó, làm cách nào cũng không thể giãy tránh được. Nhìn lại thằng nhóc, có lẽ nó cũng có nỗi muộn phiền như tôi, cho nên miệng mới mếu mếu như thế, nhìn như sắp khóc.
Tôi vội vàng dỗ: “Cưng đừng sợ, cô không phải là người tốt gì đâu.”
Tôi vừa nói xong thì thằng nhóc đã khóc “oa” lên.
Vỗ vỗ, vỗ vỗ, tôi cuống quýt vỗ vỗ.
Mẹ ôi! Vợ chồng nhà kia đúng là gạt người mà, tôi càng vỗ càng thấy thằng nhóc khóc lớn tiếng hơn…
Tôi đành bế thằng nhỏ lên, đung đưa cái chân trái còn lành lặn dỗ nó.
Rốt cuộc cũng ngừng khóc.
Tôi vừa thở phào thì lại nghe thấy tiếng quát giận dữ: “Em làm gì ở đây hả?”
Giọng nói quá quen thuộc, tới mức tôi không dám quay đầu lại.
Mãi đến khi Tống Tử Ngôn đỡ lấy đứa bé trong tay tôi, chăm chăm nhìn vào cái chân phải bông băng quấn chặt như đòn bánh tét, lạnh lùng mở miệng hỏi: “Sao lại thành ra thế này hả?”
Tôi buột miệng đáp: “Rót nước sôi, nước tràn ra nên bị bỏng.”
Hắn lại càng tức hơn: “Rốt cuộc là em đang nghĩ gì hả? Còn nữa, chân tay thế còn dám bế trẻ con à?”
Tôi rụt đầu lại theo thói quen, nhưng nghe Tống Tử Ngôn mắng, chẳng hiểu sao tự nhiên nước mắt lại rơi.
Hắn giật mình, đặt đứa bé xuống giường, tính đưa tay lên lau nước mắt cho tôi. Nhưng cánh tay còn đang giơ lên giữa không trung thì thằng nhóc lại hả họng gào khóc thêm một tràng nữa.
Cánh tay ngừng giữa không trung thu lại, Tống Tử Ngôn không kìm được, khẽ quát thằng nhỏ: “Không được khóc.”
…thằng nhóc lại càng khóc dữ hơn.
Giọng Tống Tử Ngôn lại trầm thêm mấy phần: “Bảo không khóc cơ mà.”
…Thằng nhóc vung vẩy nắm tay nhỏ xíu, cái chân tí hin đạp đạp, cái miệng nhỏ nhắn mếu mếu ngoác rộng, nhìn gương mặt nhăn nhó của Tống Tử Ngôn, bỗng nhiên tôi thấy hả hê lạ: cũng có người không sợ anh rồi!
Nhưng nghe tiếng thằng nhỏ khóc tôi cũng sốt hết cả ruột, đang tính cúi xuống bế lấy nó thì bị Tống Tử Ngôn trừng mắt. Tôi làm động tác như ôm đứa bé, giải thích: “Ầy, nếu bế thì nó sẽ không khóc nữa.”
Hắn nghi ngờ bế đứa nhỏ lên, quả nhiên nó ngừng khóc thật, chỉ mở to đôi mắt tròn tròn còn ngần ngận nước nhìn hắn.
Căn phòng im lặng.
Chúng tôi không dám nói chuyện nữa, một lúc sau, Tống Tử Ngôn ngẩng đầu lên, hỏi bằng giọng rất nhỏ: “Nó ngủ rồi, làm sao bây giờ?”
Tôi cũng hạ giọng trả lời: “Đưa nó về giường đi.”
Hắn vụng về bế thằng bé đặt lại trên giường, lúc ngẩng đầu lên thì chúng tôi lại chìm vào im lặng như trước.
Một lát sau, Tống Tử Ngôn mới nói: “Tôi có chuyện muốn nói với em.”
Tôi cúi đầu im lặng nhìn mặt đất, nói: “Em cũng có chuyện muốn nói với anh.”
Hắn thoáng ngẩn người: “Cái gì?”
Tôi chỉ vào cái áo khoác của hắn ướt chèm nhem còn rỏ nước xuống, có lòng nhắc nhở: “Lúc nãy…thằng nhóc kia tè lên người anh rồi….”
O__O” . . .
Tôi cầm áo khoác của hắn vào toilet phòng bệnh, dùng nước gột qua, coi như là chuộc lỗi.
“Tần Khanh.”
Tôi vừa quay đầu lại đã thấy hắn đứng ở ngoài cửa, chỉ đứng lặng nhìn tôi, rồi chậm rãi mở lời: “Về nhà đi.”