-
Chương 360-361
Chương 360: Kẻ mà chúng ta không đánh nổi
Lâm Thu Thanh cực kỳ khiếp sợ, không ngờ Hồ Sư Ước lại nể mặt Lý Dục Thần.
Nên biết rằng nhà họ Hồ tuy quyền thế không sánh bằng tam đại Tiền Đường, nhưng bàn về danh vọng thì họ cũng không thua kém ai.
Hồ Sư Ước là quốc y Tiền Đường, là Thánh Thủ Hạnh Lâm, hơn nữa tuổi tác cũng đã cao, chỉ có những ông lớn của gia đình bề thế mới có đủ mặt mũi để ông ta phải nể.
Bọn họ đang trò chuyện thì chị Mai cũng tới, sư phụ Vinh và ông chủ Vương vội vàng theo sau.
Lý Dục Thần ngạc nhiên nói: “Hôm nay quán Giang Hồ không kinh doanh hả? Sao cả ba người đều tới đây thế này, quán xá phải làm sao?”
Chị Mai cười nói: “Bây giờ quán Giang Hồ khác xưa rồi, bây giờ nhân lực đông đúc lắm. Tiểu Dương cũng đã học được ba phần tay nghề của sư phụ Vinh, mấy món bình thường vẫn có thể giải quyết được. Hôm nay cậu xuất quan mà, chúng tôi chạy tới hưởng ké chút linh khí”.
“Nhân lực đông đúc?”, Lý Dục Thần khó hiểu hỏi: “Nuôi nhiều miệng ăn như thế không lỗ vốn à?”
“Toàn là sức lao động miễn phí cả, tốn bữa cơm thôi, sao mà lỗ được”.
“Sức lao động miễn phí?”
“Hà hà, không chỉ là sức lao động miễn phí, mà còn là một đám cao thủ”, sư phụ Vinh cười to nói: “Hồi bữa đó, có chưởng môn Lê Chấn Đông của phái Thiết Y đến đấy, cái tên đó mặc một bộ vải bố, tay nghề thì miễn bàn. Người đó vẫn còn chưa đi, bây giờ lại có thêm một Vũ Đức Bưu của Ưng Trảo Môn gì đó…”
“Cái gì mà Vũ Đức Bưu, ông ta là chưởng môn Ưng Trảo Môn, Vũ Tu Nghị!”, ông chủ Vương cười hì hì nói: “Vũ Tam Trảo của ông ta nổi tiếng cùng với Vương Thiết Thủ của tôi, sao mà tôi không biết được!”
“Rồi rồi rồi, biết ông tung hoành giang hồ, biết nhiều người rồi!”, sư phụ Vinh chế nhạo nói: “Người ta gọi ông ta là Vũ Đức Bưu, ông có biết thì cũng là Vũ Đức Bưu mà thôi!”
“Có trời mới biết tại sao ông ta lại đổi thành cái tên Vũ Đức Bưu đó”, ông chủ Vương cong môi cười, đầu lại lắc như trống bỏi: “Tục không chịu được!”
Lý Dục Thần chỉ cười không nói.
Không ngờ cái tên cổ hủ này cũng biết thay đổi theo thời thế lắm, sửa cái tên lại mò đến tận nhà.
Chị Mai ngăn sư phụ Vinh và ông chủ Vương tiếp tục khắc khẩu, nói: “Không cần biết ông ta là Vũ Tu Nghị hay là Vũ Đức Bưu, nói chung đều là cao thủ Ưng Thảo, sau này mấy công việc như bóc tỏi bắt lươn này nọ không phải lo nữa rồi”.
Mã Sơn nghe mà sửng sốt, cừ thật, mấy người này lại sai bảo môn chủ của Ưng Trảo Môn như nhân viên tạp vụ, dùng Ưng Trảo để bóc tỏi, bắt lươn?
Lý Dục Thần nhắc tới chuyện đi thủ đô, nói: “Sư phụ Vinh, ông quen thuộc thủ đô, còn được ghé qua khu bếp của nhà họ Lý, hay là ông theo tôi đi nhé, cũng có thể dẫn đường cho tôi”.
Sư phụ Vinh nghe thế thì lập tức nhăn nhó như khổ qua: “Ai da, đó chỉ là những chuyện thời xưa xửa xừa xưa, tôi cũng không đến thủ đô từ lâu rồi, đông tây nam bắc gì tôi cũng không biết”.
Lý Dục Thần thấy ông ta không chịu thì cũng thôi, không ép, dù sao đến thủ đô rồi hỏi thăm thêm một chút cũng được.
Ông chủ Vương lại đột nhiên nói: “Không phải do ông ta mù đường, mà là thời còn trẻ đã kết thù ở thủ đô nên mới chạy đi, cậu nghĩ xem ông ta có dám trở về không?”
Sư phụ Vinh lập tức trở mặt nói: “Này họ Vương kia, thích đâm vào chỗ đau của người khác lắm đúng không, năm đó ông cũng giết người bị truy nã đấy thôi, nếu không có A Mai cứu thì chắc ông đã ngồi tù từ lâu rồi!”
Ông chủ Vương vẫn cười, nhưng nụ cười đó hơi khó coi: “Ông khỏi nói tới tôi đi, cậu Lý người ta bảo ông cùng đến thủ đô, ông chỉ cần nói là ông có dám đi hay không thôi”.
Sư phụ Vinh chỉ vào ông chủ Vương nói: “Ông tưởng tôi không biết chắc, tôi đi rồi ông lại tranh thủ ở riêng với A Mai chứ gì? Một bụng âm mưu của ông đấy, ai mà biết ông có làm ra mấy chuyện như bỏ thuốc này kia hay không!”
“Ông xem tôi là loại người gì thế? Tấm lòng của tôi dành cho A Mai có trời đất chứng giám nhé!”, ông chủ Vương cười hì hì chỉ vào đèn thề: “Vương Thiết Thủ tôi sao mà làm ra mấy chuyện đó được, chắc là trong đầu ông đã có tính toán này từ trước rồi chứ gì?”
Chị Mai đột nhiên đập bàn: “Đủ rồi! Nếu đã thế thì cả ba chúng ta cùng đi!”
Hai người kia đều sửng sốt, chìm vào sự im lặng đến lạ.
Ông chủ Vương lên tiếng trước: “Tôi cảm thấy thế cũng được, tiện thể giúp ông giải quyết kẻ thù kia, để ông không phải trốn tránh mãi thế nữa”.
Da mặt sư phụ Vinh run lên, nói: “Kẻ mà tôi đã đắc tội, e là ba người chúng ta cộng lại cũng không đánh nổi”.
“Ông đắc tội ai thế?”
“Trương Điên”.
“Trương Điên võ si đấy hả?”, ông chủ Vương và chị Mai đều kinh hãi.
Chương 361: Cùng đi thôi
Lý Dục Thần không biết Trương Điên võ si là ai, lại dùng ánh mắt chấm hỏi nhìn sư phụ Vinh.
Sư phụ Vinh nói: “Tôi cũng không biết tên thật của Trương Điên là gì, bởi vì cả đời tên đó yêu võ thành si, điên điên khùng khùng nên mọi người mới gọi là Trương Điên. Nghe nói võ công của ông ta vào vài chục năm trước đã đột phá lên cảnh giới Tông Sư”.
“Sao ông lại đắc tội với Trương Điên thế?”, chị Mai hỏi.
“Nói ra thì dài lắm”, sư phụ Vinh thở dài: “Sư phụ tôi là đầu bếp nổi tiếng thủ đô, nhưng đó chỉ là mặt ngoài, xem như một công việc tay trái của ông ấy mà thôi. Thật ra tôi xuất thân từ Vinh Môn, năm đó sư phụ tôi chính là đại ca Vinh Môn Nhất Đao Xuân, chính là Đệ Nhất Đao ở thủ đô. Mà Trương Điên đó lại là lão đại của Yếu Môn…”
Lý Dục Thần từng nghe sư phụ Vinh kể về chuyện giang hồ xưa, Vinh Môn và Yếu Môn đều là thuật ngữ trên giang hồ, là nghề trên giang hồ, Vinh Môn là kẻ trộm, nói thẳng ra chính là phường trộm cắp. Còn Yếu Môn chính là xin cơm, ngày xưa còn được gọi là Cái Bang.
Hai nghề này, có thể nói là chiếm số lượng rất lớn trên giang hồ, hơn nữa còn tập trung thành nhóm.
Nghe sư phụ Vinh tiếp tục kể:
“Vinh Môn và Yếu Môn vốn là nước sông không phạm nước giếng, sư phụ tôi và Trương Điên đều có địa vị rất cao trên giang hồ, cũng được tính là quen biết nhau. Sư phụ tôi đi làm đầu bếp, ông ấy có rất nhiều đồ đệ là đầu bếp. Có lần, vài kẻ xin cơm đến một tiệm cơm của sư huynh tôi ăn chực, cò định lừa đảo, bị sư huynh tôi dạy một trận ra trò. Yếu Môn mới gọi người đến trả thù, lời qua tiếng lại, chuyện này cũng bị xé ra to.
Sư phụ tôi làm một mâm cơm, mời Trương Điên đến ăn một bữa. Lẽ ra chuyện đến đó là dừng lại rồi, ai mà ngờ được trong thức ăn lại bị người bỏ thuốc, tất cả mọi người tới ăn đều trúng độc, Trương điên có công lực thâm hậu thì không sao, nhưng mấy đồ đệ của ông ta đều chết hết. Trương Điên mới cho rằng sư phụ tôi bỏ thuốc độc chết ông ta, lập tức ra tay. Sư phụ tôi thẹn trong lòng, không cử động, kết quả bị Trương Điên đánh chết. Từ đó về sau, Trương Điên vẫn dẫn người đuổi giết đệ tử Vinh Môn, gần như toàn bộ cao thủ Vinh Môn ở thủ đô đều chết trong tay ông ta”.
“Thế tại sao ông vẫn bình yên? Có phải là vừa có thấy gì không đúng đã cụp đuôi bỏ chạy rồi không?”, ông chủ Vương cười hì hì hỏi: “Đừng có nói độc đó do ông bỏ vào nhé?”
Sư phụ Vinh tức giận, đập bàn đứng dậy, chỉ vào ông chủ Vương nói: “Này họ Vương, ông đừng có ngậm máu phun người như thế! Tôi phải quyết đấu với ông!”
“Quyết đấu thì quyết đấu! Chết một rồi, A Mai cũng đỡ phải khó xử”, ông chủ Vương cũng đứng dậy, mặt vẫn còn nụ cười.
“Hai người đủ rồi đấy!”, chị Mai lạnh mặt lên tiếng nói.
Thấy chị Mai tức giận, hai người đàn ông cũng rén, ngọn lửa trong người cũng biến mất, ngây ngô cười với chị Mai.
“Chúng tôi nói đùa thôi mà, A Mai đừng tưởng thật nhé”.
“Đúng đó, chúng tôi đùa giỡn với nhau quen rồi, cũng nhiều năm như vậy rồi chắc A Mai cũng biết…”
Một màn đó, khiến mọi người đang nhìn đều trợn mắt há hốc miệng.
Lý Dục Thần thì đã thấy nhiều lúc ở quán cơm rồi nên không quan tâm.
Sắc mặt chị Mai dịu đi, nói: “Chuyện này đã trôi qua nhiều năm rồi, chưa chắc Trương Điên còn nhớ một người như ông tồn tại. Thủ đô lớn như vậy, chỉ cần ông không gióng trống khua chiêng thì sao ông ta biết ông đến thủ đô.
Sư phụ Vinh nói: “Yếu Môn đông người, nói không chừng lại bị tên ăn mày nào đó nhận ra”.
“Nhận ra thì nhận ra thôi, sợ cái quần què!”, ông chủ Vương thích khinh bỉ sư phụ Vinh thật, nhưng khi đối ngoại thì bọn họ vẫn đứng cùng một chiến tuyến: “Cùng lắm thì, ông đây chết cùng ông vậy!”
Chị Mai cũng nói: “Đúng đó, cùng lắm thì cùng chết thôi. Huống chi…”
Chị ta nhìn Lý Dục Thần một cái, lại nuốt lời định nói vào trong.
Ngày hôm đó, chị ta tận mắt nhìn thấy Lý Dục Thần tay cầm tia sét, đánh chết thuật sĩ Nam Dương, lại thoải mái giúp bọn họ trừ cổ.
Nhưng Tông Sư là đỉnh cao của võ đạo, Lý Dục Thần có thể thắng được Trương Điên không? Trong lòng chị ta cũng không chắc.
Lý Dục Thần hiểu được ý chị Mai, mỉm cười nói: “Nếu quán cơm đã có người trông coi, thì cùng đi thôi. Cũng không cần thiết phải trốn tránh mãi thế, cần gì thì cứ làm thôi. Không có ai nhận ra thì thôi, nếu bị Yếu Môn nhận ra thì chúng ta cũng nhân cơ hội này gặp Trương Điên”.
Nghe Lý Dục Thần nói thế, sư phụ Vinh cũng không do dự nữa, bèn xác định lộ trình.
Chương 362: Đằng sau có ngôi miếu
Trước khi đi, Mã Sơn đột nhiên hỏi xem có thể cho Trương Diễm Diễm theo cùng không, để dễ dàng dẫn đường chỉ nhà, tránh tìm nhầm.
Lý Dục Thần biết, Mã Sơn muốn tìm cái cớ để dẫn Trương Diễm Diễm ra ngoài giải sầu, giúp cô ta chữa lành tâm hồn bị tổn thương.
Anh cảm thấy ý này cũng không tệ, có Trương Diễm Diễm theo cùng thì cũng có thể tìm đến nơi nhanh hơn.
Mặt khác, Trương Diễm Diễm cũng có hiểu biết nhất định về ngôi nhà đó, nói không chừng lại có tác dụng.
Cứ thế, một hàng sáu người bọn họ cùng đến thủ đô.
Tuy Lý Dục Thần được sinh ra ở thủ đô, nhưng lại không có bất kỳ kí ức nào về nơi này.
Nhưng, vừa bước lên mảnh đất thủ đô, anh lại có cảm giác quen thuộc đến lạ, như vừa gặp lại người bạn cũ.
Bọn họ tìm một khách sạn năm sao để thuê ba phòng.
Lý Dục Thần và Mã Sơn một phòng, sư phụ Vinh và ông chủ Vương một phòng, chị Mai và Trương Diễm Diễm một phòng.
Nghỉ ngơi một lát, đi ra ngoài ăn bữa cơm, sau đó Trương Diễm Diễm bèn dẫn họ tới căn nhà mà cô ta từng đến.
Đúng là căn nhà rất lớn, chỉ tính mỗi phòng thôi đã có hẳn mười phòng, trước sau có bốn viện, tuy không bằng vương phủ tiền triều, nhưng cũng rất lớn.
Tòa nhà to hơn thì đã thành kiến trúc lịch sử được bảo vệ, không thì cũng biến thành một khu tập thể cho nhiều người ở rồi.
Nên gia đình bề thế ở thủ đô rất ít khi ở lại trong thành phố, đều ra ngoại thành xây nhà xây biệt thự cả rồi.
Năm đó nhà họ Lý chắc chắn không chỉ có một căn nhà này, chẳng qua là do nó nằm giữa thành phố phồn hoa, thể hiện được thân phận của người trong nhà vậy thôi.
Đi vòng quanh tòa nhà một lúc, ngoài Mã Sơn và Trương Diễm Diễm, thì Lý Dục Thần và nhóm sư phụ Vinh đã nhảy qua tường để vào trong xem nhà cửa.
Sư phụ Vinh luôn miệng giới thiệu về kết cấu của căn nhà. Bởi vì ông ta từng theo sư phụ tới đây hành nghề, nên cũng có chút hiểu biết về nhà họ Lý.
Điều khiến Lý Dục Thần cảm thấy khó hiểu là, trong nhà không có nhiều âm khí như anh tưởng, ngược lại, bởi vì căn nhà có phong thủy và vận khí rất tốt, nơi này ngưng tụ dòng khí phong thủy, nên người sống ở đây chỉ có tốt lên, không có xấu đi.
Điều này khá trái ngược với những gì Trương Diễm Diễm nghe ngóng được, về căn nhà ma khiến rất nhiều người bị dọa chạy.
Dạo quanh một vòng, không phát hiện được gì, bốn người lại nhẹ nhàng nhảy ra ngoài.
Khi họ ra tới, thì ngõ nhỏ phía đông bỗng toát ra luồng yêu khí, bị thần thức của Lý Dục Thần nắm bắt được.
Anh nhìn thoáng qua hướng đó, bên kia nhân khí rất vượng, ắt hẳn là một khu nhà đông đúc.
Một nơi đầy nhân khí như thế lại có yêu khí, điều này cũng khiến anh rất bất ngờ.
Thủ đô được xưng là nơi ngọa hổ tàng long, một đầu bếp cũng có thể là Đệ Nhất Đao thủ đô, một kẻ ăn mày cũng có thể là Tông Sư, chẳng lẽ không có người hàng yêu trừ mà?
Lý Dục Thần nhận ra, hình như con yêu tinh đó đang theo dõi bọn họ.
Anh vẫn không có hành động gì, vừa đáp xuống đất đã nói cười cùng mọi người rời đi.
Ngõ nhỏ bên kia có mấy người đang đánh cờ, Lý Dục Thần giả làm khách du lịch hỏi thăm.
Đầu tiên là hỏi về tình hình nhà cửa của nhà họ Lý, cũng gần giống với những gì Trương Diễm Diễm nghe ngóng được, không có gì mới lạ.
Lý Dục Thần bèn chỉ vào con ngõ phía đông, hỏi: “Bên đó là gì thế ạ?”
Mọi người nhìn theo hướng anh chỉ, nói: “Trước kia nó cũng là một tòa nhà lớn, nhưng bây giờ thành nơi ở tập trung rồi, nhiều người sinh sống ở đó lắm đếm không xuể. Nhưng mà đằng sau lại có một cái miếu Hoàng Đại Tiên, vào đó có thể xin sâm, linh lắm, mọi người có thể vào đó xin thử xem”.
Miếu Hoàng Đại Tiên?
Lý Dục Thần có thể đoán được phần nào thứ mà thần thức của anh vừa phát hiện được lúc nãy.
Trong truyền thuyết dân gian có hồ, hoàng, bạch, liễu, hôi tổng cộng ngũ tiên.
Trong đó Bạch Tiên thì trong nhà Lý Dục Thần có một con.
Hoàng, chính là chồn vàng, người dân thường gọi là Hoàng Đại Tiên.
Hoàng Đại Tiên có địa vị sánh ngang với Hồ Tiên, người dân thường thắp nhang tế bái nên cũng hay hiển linh, có rất nhiều nơi lập ra cả miếu Hoàng Đại Tiên.
Từ đó, có thể nói địa vị của Hoàng Đại Tiên đã vượt qua cả Hồ Tiên, nói là đứng đầu ngũ tiên cũng không ngoa tí nào.
Lâm Thu Thanh cực kỳ khiếp sợ, không ngờ Hồ Sư Ước lại nể mặt Lý Dục Thần.
Nên biết rằng nhà họ Hồ tuy quyền thế không sánh bằng tam đại Tiền Đường, nhưng bàn về danh vọng thì họ cũng không thua kém ai.
Hồ Sư Ước là quốc y Tiền Đường, là Thánh Thủ Hạnh Lâm, hơn nữa tuổi tác cũng đã cao, chỉ có những ông lớn của gia đình bề thế mới có đủ mặt mũi để ông ta phải nể.
Bọn họ đang trò chuyện thì chị Mai cũng tới, sư phụ Vinh và ông chủ Vương vội vàng theo sau.
Lý Dục Thần ngạc nhiên nói: “Hôm nay quán Giang Hồ không kinh doanh hả? Sao cả ba người đều tới đây thế này, quán xá phải làm sao?”
Chị Mai cười nói: “Bây giờ quán Giang Hồ khác xưa rồi, bây giờ nhân lực đông đúc lắm. Tiểu Dương cũng đã học được ba phần tay nghề của sư phụ Vinh, mấy món bình thường vẫn có thể giải quyết được. Hôm nay cậu xuất quan mà, chúng tôi chạy tới hưởng ké chút linh khí”.
“Nhân lực đông đúc?”, Lý Dục Thần khó hiểu hỏi: “Nuôi nhiều miệng ăn như thế không lỗ vốn à?”
“Toàn là sức lao động miễn phí cả, tốn bữa cơm thôi, sao mà lỗ được”.
“Sức lao động miễn phí?”
“Hà hà, không chỉ là sức lao động miễn phí, mà còn là một đám cao thủ”, sư phụ Vinh cười to nói: “Hồi bữa đó, có chưởng môn Lê Chấn Đông của phái Thiết Y đến đấy, cái tên đó mặc một bộ vải bố, tay nghề thì miễn bàn. Người đó vẫn còn chưa đi, bây giờ lại có thêm một Vũ Đức Bưu của Ưng Trảo Môn gì đó…”
“Cái gì mà Vũ Đức Bưu, ông ta là chưởng môn Ưng Trảo Môn, Vũ Tu Nghị!”, ông chủ Vương cười hì hì nói: “Vũ Tam Trảo của ông ta nổi tiếng cùng với Vương Thiết Thủ của tôi, sao mà tôi không biết được!”
“Rồi rồi rồi, biết ông tung hoành giang hồ, biết nhiều người rồi!”, sư phụ Vinh chế nhạo nói: “Người ta gọi ông ta là Vũ Đức Bưu, ông có biết thì cũng là Vũ Đức Bưu mà thôi!”
“Có trời mới biết tại sao ông ta lại đổi thành cái tên Vũ Đức Bưu đó”, ông chủ Vương cong môi cười, đầu lại lắc như trống bỏi: “Tục không chịu được!”
Lý Dục Thần chỉ cười không nói.
Không ngờ cái tên cổ hủ này cũng biết thay đổi theo thời thế lắm, sửa cái tên lại mò đến tận nhà.
Chị Mai ngăn sư phụ Vinh và ông chủ Vương tiếp tục khắc khẩu, nói: “Không cần biết ông ta là Vũ Tu Nghị hay là Vũ Đức Bưu, nói chung đều là cao thủ Ưng Thảo, sau này mấy công việc như bóc tỏi bắt lươn này nọ không phải lo nữa rồi”.
Mã Sơn nghe mà sửng sốt, cừ thật, mấy người này lại sai bảo môn chủ của Ưng Trảo Môn như nhân viên tạp vụ, dùng Ưng Trảo để bóc tỏi, bắt lươn?
Lý Dục Thần nhắc tới chuyện đi thủ đô, nói: “Sư phụ Vinh, ông quen thuộc thủ đô, còn được ghé qua khu bếp của nhà họ Lý, hay là ông theo tôi đi nhé, cũng có thể dẫn đường cho tôi”.
Sư phụ Vinh nghe thế thì lập tức nhăn nhó như khổ qua: “Ai da, đó chỉ là những chuyện thời xưa xửa xừa xưa, tôi cũng không đến thủ đô từ lâu rồi, đông tây nam bắc gì tôi cũng không biết”.
Lý Dục Thần thấy ông ta không chịu thì cũng thôi, không ép, dù sao đến thủ đô rồi hỏi thăm thêm một chút cũng được.
Ông chủ Vương lại đột nhiên nói: “Không phải do ông ta mù đường, mà là thời còn trẻ đã kết thù ở thủ đô nên mới chạy đi, cậu nghĩ xem ông ta có dám trở về không?”
Sư phụ Vinh lập tức trở mặt nói: “Này họ Vương kia, thích đâm vào chỗ đau của người khác lắm đúng không, năm đó ông cũng giết người bị truy nã đấy thôi, nếu không có A Mai cứu thì chắc ông đã ngồi tù từ lâu rồi!”
Ông chủ Vương vẫn cười, nhưng nụ cười đó hơi khó coi: “Ông khỏi nói tới tôi đi, cậu Lý người ta bảo ông cùng đến thủ đô, ông chỉ cần nói là ông có dám đi hay không thôi”.
Sư phụ Vinh chỉ vào ông chủ Vương nói: “Ông tưởng tôi không biết chắc, tôi đi rồi ông lại tranh thủ ở riêng với A Mai chứ gì? Một bụng âm mưu của ông đấy, ai mà biết ông có làm ra mấy chuyện như bỏ thuốc này kia hay không!”
“Ông xem tôi là loại người gì thế? Tấm lòng của tôi dành cho A Mai có trời đất chứng giám nhé!”, ông chủ Vương cười hì hì chỉ vào đèn thề: “Vương Thiết Thủ tôi sao mà làm ra mấy chuyện đó được, chắc là trong đầu ông đã có tính toán này từ trước rồi chứ gì?”
Chị Mai đột nhiên đập bàn: “Đủ rồi! Nếu đã thế thì cả ba chúng ta cùng đi!”
Hai người kia đều sửng sốt, chìm vào sự im lặng đến lạ.
Ông chủ Vương lên tiếng trước: “Tôi cảm thấy thế cũng được, tiện thể giúp ông giải quyết kẻ thù kia, để ông không phải trốn tránh mãi thế nữa”.
Da mặt sư phụ Vinh run lên, nói: “Kẻ mà tôi đã đắc tội, e là ba người chúng ta cộng lại cũng không đánh nổi”.
“Ông đắc tội ai thế?”
“Trương Điên”.
“Trương Điên võ si đấy hả?”, ông chủ Vương và chị Mai đều kinh hãi.
Chương 361: Cùng đi thôi
Lý Dục Thần không biết Trương Điên võ si là ai, lại dùng ánh mắt chấm hỏi nhìn sư phụ Vinh.
Sư phụ Vinh nói: “Tôi cũng không biết tên thật của Trương Điên là gì, bởi vì cả đời tên đó yêu võ thành si, điên điên khùng khùng nên mọi người mới gọi là Trương Điên. Nghe nói võ công của ông ta vào vài chục năm trước đã đột phá lên cảnh giới Tông Sư”.
“Sao ông lại đắc tội với Trương Điên thế?”, chị Mai hỏi.
“Nói ra thì dài lắm”, sư phụ Vinh thở dài: “Sư phụ tôi là đầu bếp nổi tiếng thủ đô, nhưng đó chỉ là mặt ngoài, xem như một công việc tay trái của ông ấy mà thôi. Thật ra tôi xuất thân từ Vinh Môn, năm đó sư phụ tôi chính là đại ca Vinh Môn Nhất Đao Xuân, chính là Đệ Nhất Đao ở thủ đô. Mà Trương Điên đó lại là lão đại của Yếu Môn…”
Lý Dục Thần từng nghe sư phụ Vinh kể về chuyện giang hồ xưa, Vinh Môn và Yếu Môn đều là thuật ngữ trên giang hồ, là nghề trên giang hồ, Vinh Môn là kẻ trộm, nói thẳng ra chính là phường trộm cắp. Còn Yếu Môn chính là xin cơm, ngày xưa còn được gọi là Cái Bang.
Hai nghề này, có thể nói là chiếm số lượng rất lớn trên giang hồ, hơn nữa còn tập trung thành nhóm.
Nghe sư phụ Vinh tiếp tục kể:
“Vinh Môn và Yếu Môn vốn là nước sông không phạm nước giếng, sư phụ tôi và Trương Điên đều có địa vị rất cao trên giang hồ, cũng được tính là quen biết nhau. Sư phụ tôi đi làm đầu bếp, ông ấy có rất nhiều đồ đệ là đầu bếp. Có lần, vài kẻ xin cơm đến một tiệm cơm của sư huynh tôi ăn chực, cò định lừa đảo, bị sư huynh tôi dạy một trận ra trò. Yếu Môn mới gọi người đến trả thù, lời qua tiếng lại, chuyện này cũng bị xé ra to.
Sư phụ tôi làm một mâm cơm, mời Trương Điên đến ăn một bữa. Lẽ ra chuyện đến đó là dừng lại rồi, ai mà ngờ được trong thức ăn lại bị người bỏ thuốc, tất cả mọi người tới ăn đều trúng độc, Trương điên có công lực thâm hậu thì không sao, nhưng mấy đồ đệ của ông ta đều chết hết. Trương Điên mới cho rằng sư phụ tôi bỏ thuốc độc chết ông ta, lập tức ra tay. Sư phụ tôi thẹn trong lòng, không cử động, kết quả bị Trương Điên đánh chết. Từ đó về sau, Trương Điên vẫn dẫn người đuổi giết đệ tử Vinh Môn, gần như toàn bộ cao thủ Vinh Môn ở thủ đô đều chết trong tay ông ta”.
“Thế tại sao ông vẫn bình yên? Có phải là vừa có thấy gì không đúng đã cụp đuôi bỏ chạy rồi không?”, ông chủ Vương cười hì hì hỏi: “Đừng có nói độc đó do ông bỏ vào nhé?”
Sư phụ Vinh tức giận, đập bàn đứng dậy, chỉ vào ông chủ Vương nói: “Này họ Vương, ông đừng có ngậm máu phun người như thế! Tôi phải quyết đấu với ông!”
“Quyết đấu thì quyết đấu! Chết một rồi, A Mai cũng đỡ phải khó xử”, ông chủ Vương cũng đứng dậy, mặt vẫn còn nụ cười.
“Hai người đủ rồi đấy!”, chị Mai lạnh mặt lên tiếng nói.
Thấy chị Mai tức giận, hai người đàn ông cũng rén, ngọn lửa trong người cũng biến mất, ngây ngô cười với chị Mai.
“Chúng tôi nói đùa thôi mà, A Mai đừng tưởng thật nhé”.
“Đúng đó, chúng tôi đùa giỡn với nhau quen rồi, cũng nhiều năm như vậy rồi chắc A Mai cũng biết…”
Một màn đó, khiến mọi người đang nhìn đều trợn mắt há hốc miệng.
Lý Dục Thần thì đã thấy nhiều lúc ở quán cơm rồi nên không quan tâm.
Sắc mặt chị Mai dịu đi, nói: “Chuyện này đã trôi qua nhiều năm rồi, chưa chắc Trương Điên còn nhớ một người như ông tồn tại. Thủ đô lớn như vậy, chỉ cần ông không gióng trống khua chiêng thì sao ông ta biết ông đến thủ đô.
Sư phụ Vinh nói: “Yếu Môn đông người, nói không chừng lại bị tên ăn mày nào đó nhận ra”.
“Nhận ra thì nhận ra thôi, sợ cái quần què!”, ông chủ Vương thích khinh bỉ sư phụ Vinh thật, nhưng khi đối ngoại thì bọn họ vẫn đứng cùng một chiến tuyến: “Cùng lắm thì, ông đây chết cùng ông vậy!”
Chị Mai cũng nói: “Đúng đó, cùng lắm thì cùng chết thôi. Huống chi…”
Chị ta nhìn Lý Dục Thần một cái, lại nuốt lời định nói vào trong.
Ngày hôm đó, chị ta tận mắt nhìn thấy Lý Dục Thần tay cầm tia sét, đánh chết thuật sĩ Nam Dương, lại thoải mái giúp bọn họ trừ cổ.
Nhưng Tông Sư là đỉnh cao của võ đạo, Lý Dục Thần có thể thắng được Trương Điên không? Trong lòng chị ta cũng không chắc.
Lý Dục Thần hiểu được ý chị Mai, mỉm cười nói: “Nếu quán cơm đã có người trông coi, thì cùng đi thôi. Cũng không cần thiết phải trốn tránh mãi thế, cần gì thì cứ làm thôi. Không có ai nhận ra thì thôi, nếu bị Yếu Môn nhận ra thì chúng ta cũng nhân cơ hội này gặp Trương Điên”.
Nghe Lý Dục Thần nói thế, sư phụ Vinh cũng không do dự nữa, bèn xác định lộ trình.
Chương 362: Đằng sau có ngôi miếu
Trước khi đi, Mã Sơn đột nhiên hỏi xem có thể cho Trương Diễm Diễm theo cùng không, để dễ dàng dẫn đường chỉ nhà, tránh tìm nhầm.
Lý Dục Thần biết, Mã Sơn muốn tìm cái cớ để dẫn Trương Diễm Diễm ra ngoài giải sầu, giúp cô ta chữa lành tâm hồn bị tổn thương.
Anh cảm thấy ý này cũng không tệ, có Trương Diễm Diễm theo cùng thì cũng có thể tìm đến nơi nhanh hơn.
Mặt khác, Trương Diễm Diễm cũng có hiểu biết nhất định về ngôi nhà đó, nói không chừng lại có tác dụng.
Cứ thế, một hàng sáu người bọn họ cùng đến thủ đô.
Tuy Lý Dục Thần được sinh ra ở thủ đô, nhưng lại không có bất kỳ kí ức nào về nơi này.
Nhưng, vừa bước lên mảnh đất thủ đô, anh lại có cảm giác quen thuộc đến lạ, như vừa gặp lại người bạn cũ.
Bọn họ tìm một khách sạn năm sao để thuê ba phòng.
Lý Dục Thần và Mã Sơn một phòng, sư phụ Vinh và ông chủ Vương một phòng, chị Mai và Trương Diễm Diễm một phòng.
Nghỉ ngơi một lát, đi ra ngoài ăn bữa cơm, sau đó Trương Diễm Diễm bèn dẫn họ tới căn nhà mà cô ta từng đến.
Đúng là căn nhà rất lớn, chỉ tính mỗi phòng thôi đã có hẳn mười phòng, trước sau có bốn viện, tuy không bằng vương phủ tiền triều, nhưng cũng rất lớn.
Tòa nhà to hơn thì đã thành kiến trúc lịch sử được bảo vệ, không thì cũng biến thành một khu tập thể cho nhiều người ở rồi.
Nên gia đình bề thế ở thủ đô rất ít khi ở lại trong thành phố, đều ra ngoại thành xây nhà xây biệt thự cả rồi.
Năm đó nhà họ Lý chắc chắn không chỉ có một căn nhà này, chẳng qua là do nó nằm giữa thành phố phồn hoa, thể hiện được thân phận của người trong nhà vậy thôi.
Đi vòng quanh tòa nhà một lúc, ngoài Mã Sơn và Trương Diễm Diễm, thì Lý Dục Thần và nhóm sư phụ Vinh đã nhảy qua tường để vào trong xem nhà cửa.
Sư phụ Vinh luôn miệng giới thiệu về kết cấu của căn nhà. Bởi vì ông ta từng theo sư phụ tới đây hành nghề, nên cũng có chút hiểu biết về nhà họ Lý.
Điều khiến Lý Dục Thần cảm thấy khó hiểu là, trong nhà không có nhiều âm khí như anh tưởng, ngược lại, bởi vì căn nhà có phong thủy và vận khí rất tốt, nơi này ngưng tụ dòng khí phong thủy, nên người sống ở đây chỉ có tốt lên, không có xấu đi.
Điều này khá trái ngược với những gì Trương Diễm Diễm nghe ngóng được, về căn nhà ma khiến rất nhiều người bị dọa chạy.
Dạo quanh một vòng, không phát hiện được gì, bốn người lại nhẹ nhàng nhảy ra ngoài.
Khi họ ra tới, thì ngõ nhỏ phía đông bỗng toát ra luồng yêu khí, bị thần thức của Lý Dục Thần nắm bắt được.
Anh nhìn thoáng qua hướng đó, bên kia nhân khí rất vượng, ắt hẳn là một khu nhà đông đúc.
Một nơi đầy nhân khí như thế lại có yêu khí, điều này cũng khiến anh rất bất ngờ.
Thủ đô được xưng là nơi ngọa hổ tàng long, một đầu bếp cũng có thể là Đệ Nhất Đao thủ đô, một kẻ ăn mày cũng có thể là Tông Sư, chẳng lẽ không có người hàng yêu trừ mà?
Lý Dục Thần nhận ra, hình như con yêu tinh đó đang theo dõi bọn họ.
Anh vẫn không có hành động gì, vừa đáp xuống đất đã nói cười cùng mọi người rời đi.
Ngõ nhỏ bên kia có mấy người đang đánh cờ, Lý Dục Thần giả làm khách du lịch hỏi thăm.
Đầu tiên là hỏi về tình hình nhà cửa của nhà họ Lý, cũng gần giống với những gì Trương Diễm Diễm nghe ngóng được, không có gì mới lạ.
Lý Dục Thần bèn chỉ vào con ngõ phía đông, hỏi: “Bên đó là gì thế ạ?”
Mọi người nhìn theo hướng anh chỉ, nói: “Trước kia nó cũng là một tòa nhà lớn, nhưng bây giờ thành nơi ở tập trung rồi, nhiều người sinh sống ở đó lắm đếm không xuể. Nhưng mà đằng sau lại có một cái miếu Hoàng Đại Tiên, vào đó có thể xin sâm, linh lắm, mọi người có thể vào đó xin thử xem”.
Miếu Hoàng Đại Tiên?
Lý Dục Thần có thể đoán được phần nào thứ mà thần thức của anh vừa phát hiện được lúc nãy.
Trong truyền thuyết dân gian có hồ, hoàng, bạch, liễu, hôi tổng cộng ngũ tiên.
Trong đó Bạch Tiên thì trong nhà Lý Dục Thần có một con.
Hoàng, chính là chồn vàng, người dân thường gọi là Hoàng Đại Tiên.
Hoàng Đại Tiên có địa vị sánh ngang với Hồ Tiên, người dân thường thắp nhang tế bái nên cũng hay hiển linh, có rất nhiều nơi lập ra cả miếu Hoàng Đại Tiên.
Từ đó, có thể nói địa vị của Hoàng Đại Tiên đã vượt qua cả Hồ Tiên, nói là đứng đầu ngũ tiên cũng không ngoa tí nào.