- Tác giả
- Thanh Vân
- Thể loại
- Truyện ngắn
- Tình trạng
- Hoàn thành
- Lượt đọc
- 659
- Cập nhật
CẢM THÔNG
Mọi người đều được tụ họp trong căn phòng để chờ đợi đến phiên mình được phỏng vấn xem có đủ điều kiện để trở thành bồi thẩm viên trong một phiên xử sắp đến hay không. Người ta đã căn dặn họ không được bàn tán gì với nhau về vụ án nhưng tất cả báo chí đều tường thuật và phê bình quá đầy đủ chi tiết vụ này từ mấy tuần qua nên chắc chắn người nào cũng đã có ý định của riêng mình rồi.
Huỳnh thị Bích Đào là một phụ nữ tuổi trung niên, có da có thịt chứ không gầy như mấy bà chuyên môn theo dõi thời trang ngày hôm nay.Theo cô gái già này thì Nguyễn Thanh chắc chắn đã phạm tội giết người không có chi để bàn cải thêm nên khi người thừa phát lại kêu đến tên thì cô vội vả đứng dậy ngay.
Sau một lúc đi theo người thừa phát lại qua mấy dảy hành lang, rồi băng ngang qua một căn phòng dài để đến chỗ dành cho nhân chứng thì cô Đào cũng đã quên mất chuyện của tên phạm tội rồi. Đào biết mọi con mắt trong phòng đều đang đổ dồn về phía mình nên nàng lo lắng không hiểu tóc nàng có bị mất nếp hay không và bộ áo quần bằng lụa mới mua của nàng có bị nhàu nát chỗ nào trong thời gian chờ đợi. Nàng tự trách mình đã không lanh trí xin vào phòng tắm trước đó để kiểm soát lại bề ngoài của mình.
Sau khi đã được tuyên thệ và ngồi xuống ghế, nàng nhẹ nhàng kéo lại cái váy cho ngay ngắn và khép hai đầu gối lại cho có vẻ đài các. Trong bốn mươi bốn năm làm người, đây là lần đầu tiên nàng ngồi trước mặt công chúng.
Công tố viện là một người đàn ông đứng tuổi, khuôn mặt tròn và đỏ au, giọng nói khô khan nhưng không có gì hắc ám lắm... Ông ta bắt đầu:
- Xin bà cho biết tên họ...
- Huỳnh Thị Bích Đào! nàng trã lời thật nhỏ,gần như không nghe được.
- Xin bà làm ơn nói lớn để ông chánh án có thể nghe được rỏ ràng...
- Huỳnh Thị Bích Đào - nàng đã nói được rõ ràng hơn.
- Bà hay cô ạ?
- Cô, tôi chưa lập gia đình bao giờ cả.
- Xin cô cho biết về công ăn việc làm của cô hiện nay!
- Tôi làm kế toán cho một công ty chuyên cho vay tiền.
- Cô đã cư ngụ ở Nữu Ước bao lâu rồi?
Nàng phải suy nghĩ mới có thể trả lời câu hỏi này một cách chính xác được và sau đó Đào cảm thấy giật mình khi ý thức được quãng thời gian đã trôi qua khi nàng đến thành phố Nữu Ước lần đầu tiên, ngày nàng mới qua Mỹ, còn trẻ, yêu đời và lòng đầy mơ ước chuyện phiêu lưu. Tuổi trẻ của nàng đã qua và cuộc phiêu lưu mơ ước ngày xưa chưa bao giờ đến. Tìm được công việc kế toán ngay khi mới đến thành phố này sau cùng cũng chẳng phải là chuyện may mắn. Những chuyện phiêu lưu mà nàng gặp được trong cuộc đời của một kế toán viên chỉ là những người đàn bà, lẽ ra nàng nên ở lại cái thành phố nhỏ bé ở Missouri mà gia đình nàng được bảo trợ ngày đầu tiên khi mới sang Mỹ.
- Hai mươi hai năm - nàng trả lời thật nhỏ.
- Xin cô nói lớn hơn!
- Hai mươi hai năm! nàng nói lớn như một sự thách đố.
- Hùm! Cô Đào, bây giờ cô nên ý thức là chúng ta đang dự cuộc xử án của một người mang tội giết người cấp một và nếu người này bị xem là có tội,ông ta sẽ bị án tử hình và lên ghế điện. Cô có chống án tử hình hay có những nguyên tắc về tôn giáo hay lương tâm nào có thể ảnh hưởng đến quyết định của cô hay không?
- Thưa ông chánh án, tôi không chống đối cái gì hết.
- Cô Đào, cô có quen biết hay đã có lần nào gặp gỡ bị cáo hay chưa?
Lần đầu tiên từ khi bước vào phòng Bích Đào mới nhìn về phía bị cáo. Nguyễn Thanh. Đó là một người đàn ông trạc năm mươi tuổi, cao nhưng gầy và có một bề ngoài rất đàng hoàng. Khuôn mặt rám nắng chứng tỏ sức khỏe dồi dào của ông khác hẳn với mái tóc dợn sóng đã trắng xóa, quá sớm đối với tuổi của ông ta. Trông ông quyến rủ và đẹp trai hơn trên những cái hình đăng trên báo. "Trông ông ấy có vẻ đàng hoàng đấy chứ" Đào ngạc nhiên tự nhủ thầm. Nàng đã đợi chờ đối diện với một người có dáng dấp dữ tợn, cô hồn. Làm sao một người có vẻ trí thức như vậy lại có thể giết vợ được?
-Thưa không - nàng trả lời.
- Thế cô có dịp gặp nạn nhân, bà Bùi Thị Huệ hay một người nào trong gia đình của bà ấy hoặc trong gia đình của ông ấy vào một lúc nào đó và sự đó và có thể có ảnh hưởng đến quyết định của cô hay không?
- Tôi chưa bao giờ nghe nói đến những người này, tôi chỉ biết được những gì được đăng trên báo chí mà thôi.
Câu trả lời này đưa đến câu hỏi sau:
- Chuyện này không may bị báo chí khai thác quá kỹ. Sau khi cô đã đọc báo và nghe những người chung quanh phê bình, cô có nghĩ rằng cô đã có sẵn một quyết định cho sự có tội hay vô tội của bị can hay không? Cô có thể nào quyết định một cách vô tư hay không?
Một lần nữa, Đào lại đưa mắt nhìn bị cáo. Ông ta đang nhìn nàng một cách chăm chú và nàng cảm thấy một cái gì từ đôi mắt sâu thẳm của người đàn ông làm cho nàng thật tình xúc động. Nàng quá ngạc nhiên khi thấy tia nhìn có vẻ thẳng thắn và rất lương thiện. Nó không van xin nhưng hình như nó muốn nói với nàng rằng: "Mạng sống của tôi đang nằm trong tay cô. Tôi không xin một ân huệ nào hết nhưng tôi có quyền được phán xét theo đúng tội trạng của tôi chứ không phải theo những gì báo chí đã đăng tải!".
Nàng thành thật trả lời:
- Tôi nghĩ rằng tôi có thể vô tư trong quyết định của tôi và những gì tôi đã nghe hoặc đọc trên báo sẽ không ảnh hưởng đến tôi chút nào.Tôi sẽ quyết định tùy theo những gì tôi chỉ thấy và nghe trong phiên xử mà thôi.
Đào hơi ngạc nhiên khi nghe tiếng mình trả lời như vậy: trước đó chỉ mười phút, nàng hoàn toàn tin rằng bị cáo có tội. Nhưng giờ đây, chỉ mới nhìn sơ ông ta trong một vài giây nàng đã có những nhận xét cởi mở hơn nhiều.
Công tố viện có vẻ bằng lòng câu trả lời của Đào. Nhưng ông ta cũng còn một câu hỏi chót dành cho nàng: Bích Đào có dính líu gì trong công việc làm ăn với bị cáo hay với luật sư của ông ta hay không? Sau khi nàng trả lời không, ông dành phần cho bên bị cáo hỏi nàng.
Bảo Thu, luật sư của can phạm là một người đàn ông cao và gầy, nhiều khi lịch sự quá mức.
Ông tươi cười tiến đến gần ghế của Đào:
- Thưa cô Bích Đào, cô thật là một phụ nữ quyến rũ, lịch sự và rất duyên dáng. Vậy mà cô khai rằng cô chưa từng có gia đình. Tôi không làm sao nghĩ được rằng một người như cô lại chưa có một người đàn ông nào xin đón về làm nội tướng.Tôi mong câu hỏi này không gợi lại một vết thương lòng nào của cô nhưng mọi người đều có thể hiểu rằng đã có một thảm kịch nào đó làm cho đời cô dang dở. Phải chăng người yêu của cô đã mất và cô chưa có thể nào quên chàng được?
Thật tình thì chưa có người nào đi hỏi Bích Đào làm vợ cả nhưng đời nào nàng chịu nhận chuyện đó. Sự tức giận làm mặt nàng bừng đỏ, nàng gay gắt trả lời:
-Không đúng, ông ta chưa chết.
Nói như vậy nàng muốn ngầm xác nhận là nàng cũng đã có người yêu nhưng không phải cái chết đã làm cho họ xa nhau.
-Thật tình tôi không có ý chen vào đời tư của cô - luật sư Thu trấn an nàng - tôi chỉ muốn biết rõ rằng, dù độc thân nhưng cô không thù ghét nam giới.
- Ồ đâu có, đâu có... chuyện đó! Tôi rất ưa thích đàn ông... tôi muốn nói...
Mặt nàng bừng đỏ và có vẻ bối rối. Đào ngừng nói và cắn chặt môi mình lại.
- Đúng là cô chưa gặp được người đàn ông lý tưởng của đời cô - ông luật sư nói theo nàng với một nụ cười thân thiện.
Xong ông xoay sang phía công tố viện:
- Chúng tôi chấp nhận cô Bích Đào nếu bên công tố không thấy có gì trở ngại. Chúng tôi cũng không có gì để phản đối. Cô Bích đào, xin mời cô ngồi vào ghế số 8 trong dãy ghế dành cho bồi thẩm đoàn.
Nguyễn Thanh bị kết tội giết chết vợ có dự mưu trong dự định chiếm đoạt tài sản của vợ. Công tố viện chiếm hết nguyên một tuần để trình bày câu chuyện và đưa ra những yếu tố mà càng nghĩ kỹ càng làm cho tội của can phạm rõ ràng hơn mà thôi. Sau khi nghe xong lời khai của bị can cũng như những lời buộc tội của các nhân chứng và kiểm soát những tang vật, công tố viện đưa ra một câu chuyện như sau:
Vào tháng mười hai Dương lịch năm ngoái, Nguyễn Thanh đã thành hôn với Bùi thị Huệ ở Nữu Ước và hai người sau đó đã cư ngụ trong căn nhà ở Mahattan do bà Huệ làm chủ. Một tuần sau ngày đám cưới, Nguyễn Thanh đến ngân hàng với giấy ủy quyền của bà vợ. Sau khi rút hết tiền từ trong hai chương mục tiết kiệm được gần hai trăm ngàn đô la, ông ta làm thủ tục đóng chương mục đó.
Ngày hôm sau, cũng nhân danh bà vợ, ông làm thủ tục bán hết các công khố phiếu và một vài chứng chỉ thị trường chứng khoán,tổng cộng gần thêm một trăm ngàn đô la nữa. Sau đó ông ta để bảng bán nhà và vì gấp rút nên chịu bán rẻ với giá hai trăm ngàn đô la, chỉ đáng phân nửa trị giá của nó.
Trong khi đó thì hàng xóm chỉ có trông thấy bà vợ mới cưới chừng vài ngày sau lễ thành hôn. Nguyễn Thanh giải thích rằng công việc làm ăn của ông ta bắt buộc ông phải về San Francisco và vợ ông đã qua bên đó để tìm mua một căn nhà mới trong khi ông ta phải ở lại Nửu Ước để lo thu xếp chuyện nhà.
Hai tháng sau ngày thành hôn, Nguyễn Thanh cũng rời Nữu Ước với tất cả số tiền bán nhà và tiền rút hết trong ngân hàng của vợ.
Lẽ dĩ nhiên là hàng xóm đều xì xào về sự vắng mặt lạ lùng và khả nghi của bà vợ mới cưới và ông chủ nhà mới mua nghi ngờ khi ông trông thấy một mảng xi măng mới đắp ở dưới căn hầm rượu. Ông cho người đào lên và trông thấy dưới hố một xác người đã bị chất cường toan tàn phá trầm trọng để có thể nhận diện được nhưng dù sao bác sĩ giảo nghiệm cũng kết luận đó là xác của một phụ nữ cùng có chiều cao và tuổi tác với bà Huệ, vợ Nguyễn Thanh. Ông ta cũng đoán ra được là bà này chết vì bị một cú đánh thật mạnh vào đầu vào thời gian mà những người hàng xóm trông thấy bà Huệ vào lần cuối cùng.
Cuộc điều tra của cảnh sát cho biết một bi đông acide vào khoảng hai mươi lít đã được một người đàn ông có dáng dấp như Nguyễn Thanh mua chừng vài ngày sau ngày đám cưới của ông ta.
Thêm nữa, công tố viện nhấn mạnh là cái xác chôn dưới hầm nhà không có răng và bà Bùi thị Huệ mang nguyên hai hàm răng giả khi bà còn sống.
Một tuần sau khi tìm ra được xác chết, cảnh sát cũng tìm được Nguyễn Thanh ở San Francisco, y liền bị dẫn độ về Nữu ước và tống giam về tội giết người cấp một.
Sau đó, bên bị cáo cũng dành hết một tuần để trình bày câu chuyện của họ và nêu lên những điều khả nghi của bên Công tố.
Theo Nguyễn Thanh thì câu chuyện đã xảy ra như sau: Đúng như mọi người nói, vợ ông ta đi San Francisco có một mình để tìm mua nhà cho hai vợ chồng. Để chứng minh, ông trình bày cho mọi người xem cái điện tín gởi đi từ đó và có mấy chữ ”Đã đến nơi bình yên, hôn anh. Bích Đào”. Giám đốc một khách sạn ở San Francisco cũng xác nhận có điện tín giữ phòng cho một người đàn bà “Bà Nguyễn Thanh” gởi đi từ Nửu Ước vài ngày trước ngày ghi trên cái điện tín gởi cho Nguyễn Thanh nhưng sau đó không có người nào đến ở khách sạn này cả. Luật sư bị cáo cho rằng bà Huệ có đến San Francisco nhưng bà đã biến mất trên con đường từ nhà ga xe lửa về đâu đó trong thành phố.
Khi phe công tố hỏi Nguyễn Thanh sao ông không xin điều tra – trong hai tháng ông không hề có tin tức gì của bà Huệ - ông ta chỉ trả lời rất gượng gạo là bà Huệ rất ghét viết thư và ông ta cũng bận lo thu xếp việc nhà ở Nữu Ước. Ông có thú nhận là rất kinh hoàng khi đến San Francisco và biết rằng bà Huệ không khi nào cư ngụ ở khách sạn mà bà đã giữ trước đó. Luật sư của bị cáo xác nhận bà Bùi thị Huệ đã đến San Francisco bằng xe lửa và đã biến mất trên đường về khách sạn.
Khi bên buộc tội hỏi Nguyễn Thanh tại sao ông không tìm cách kiếm bà Huệ và xin cảnh sát điều tra (sau cái điện tín đầu tiên và duy nhất nhận được từ San Francisco, Nguyễn Thanh không có tin thêm gì về bà vợ mới cưới) thì ông này trả lời thật vụng về nếu không nói là ngu xuẩn rằng vợ ông rất ghét viết thư còn ông thì đang bận bề bộn về chuyện dọn nhà và giấy tờ ngân hàng ở Nửu Ước. Ông khai rằng ông có đến khách sạn hỏi thăm tin tức của bà Huệ và ông rất ngạc nhiên khi biết bà này không cư ngự ở đó ngày nào cả.Sau đó ông đã báo cho sở cảnh sát San Francisco về sự mất tích của vợ ông.
Bên bị cáo nhất quyết cho rằng cái xác tìm được trong căn nhà ở Nửu Ước không phải là xác của bà Huệ. Theo Luật sư Bảo Thu, người bênh vực cho Nguyễn Thanh, người đàn bà đó đã bị giết và chôn ở hầm nhà trước ngày đám cưới của Nguyễn Thanh và Bùi thị Huệ .Theo ông ấy muốn cho mọi người hiểu thì chính bà Bùi thị Huệ đã giết chết người đàn bà vô danh nào đó xong chôn vào hầm nhà của bà ta. Sau khi nói giả thuyết đó xong, ông cho gọi lên ghế nhân chứng một thanh niên chuyên bán vật liệu xây cất và anh này đã xác nhận có đem đến nhà bà Huệ một bao xi măng và cát vào tháng 11 năm đó nghĩa là một tháng trước ngày Nguyễn Thanh cưới bà Huệ.
Ngoài ra, bên bị không đưa ra được một sự giải thích nào về sự mất tích của bà Huệ giữa nhà ga San Francisco và khách sạn. Họ chỉ nói hàng năm trong nước Mỹ có hàng trăm ngàn sự mất tích tương tự thật là bí mật mà không ai giải đáp được.
Cả bên bị lẫn bên công tố đều không đã động đến một chuyện đang làm mưa làm gió trên báo chí: Chỉ một năm trước đây mà thôi, Nguyễn Thanh đã được trắng án trong một vụ án mạng tương tự, ông ta đã bị buộc tội giết người vợ cũng mới cưới không bao lâu. Chắc gì rồi ông chánh án cũng sẽ nói về câu chuyện này cho những người bồi thẩm biết khi ông cho họ những chỉ thị cuối cùng trước khi vào phòng tranh luận. Nhưng cũng để cho quyết định của những người này vô tư hơn ông cũng sẽ dặn dò họ không nên để ý đến những gì họ đã nghe và đọc về bị cáo ngoại trừ những gì được trình bày trong phiên xử.
Bích Đào nghe thật chăm chú những gì được nói đến trong phiên tòa. Nhưng dù vậy,phần lớn thời gian dành để nhìn và nghe luật sư và nhân chứng khai báo, nàng không rời mắt khỏi bị cáo.Và cũng thật nhiều lần, nàng cũng trông thấy bị cáo đang chăm chú nhìn nàng. Không hiểu có phải trí tưởng tượng của nàng có đi quá xa hay không nhưng làm như nàng cảm thấy một sự cảm thông kỳ quái giữa nàng và bị cáo. Làm như có một luồng nhân điện giữa hai người làm cho họ có thể hiểu nhau nhưng không cần nói nên lời.Nàng có cảm tưởng rằng trí óc của bị cáo đang đối thoại trực tiếp với nàng và nó luôn luôn nhắc nhở "Tôi vô tội, đừng để cho họ kết tội một người vô can!"
Mỗi ngày qua đi nàng càng cảm thấy mình bị tiếng nói đó ám ảnh và nàng ít để ý đến những lời khai của các nhân chứng. Mỗi khi nàng thấy công tố viện đưa ra những bằng chứng khó lòng chối cải,nàng cảm thấy thật khó chịu và nàng cũng không cấm được chính nàng vui mừng mỗi khi luật sư bên bị thắng được một điểm nào đó.
Sau cùng, khi đã đến lúc bồi thẩm đoàn vào phòng họp để quyết định tội của bị cáo, nàng hoàn toàn tin ông ta vô tội.
Bồi thẩm đoàn gồm chín người đàn ông và ba phụ nữ. Người bồi thẩm thứ nhất gần bằng tuổi của Đào có vẻ là người trí thức và nàng có nghe ông ta nói loáng thoáng với các vị bồi thẩm khác là ông đang là giảng viên của một Đại học cộng đồng.
Sau khi mọi người đều ngồi xung quanh chiếc bàn dài trong phòng luận tội,người bồi thẩm thứ nhất lên tiếng:
- Quý vị có muốn chúng ta thảo luận vụ này trước khi đi vào chi tiết hay quý vị nghĩ là chúng ta nên bỏ phiếu trước và sẽ để dành sự thảo luận trong trường hợp chúng ta không đồng ý?
Một người đàn bà, cao và gầy vào khoảng ba mươi tuổi, nghề nghiệp nội trợ nói ngay:
- Tôi chẳng thấy có chuyện gì đáng để thảo luận hết. Chúng ta nên bỏ phiếu ngay thì tốt hơn.
Mọi người đều đồng ý, người bồi thẩm thứ nhất cho phát những tờ giấy trắng giống nhau để dùng làm phiếu bầu. Mỗi bồi thẩm sẽ viết quyết định của mình vào đó, gấp lại xong đưa cho người bồi thẩm thứ nhất.
Sau khi mở hết các tờ giấy người này tuyên bố:
- Mười một “có tội”, một “vô tội”.
Người đàn bà đòi bầu ngay la lớn:
- Làm sao lại có một người có thể bầu “vô tội”được, đây là lần thứ hai anh ta giết vợ mà!
Thường thường, trong những cuộc thảo luận đông người, Bích Đào giữ sự im lặng. Nhưng thật ra cũng chưa lần nào nàng được tham dự vào một cuộc thảo luận mà ý kiến của nàng có tầm quan trọng trong mọi chiều hướng.
Nàng nghe tiếng mình trả lời thật rụt rè:
- Chúng ta đâu có được quyền đem chuyện trước kia vào câu chuyện ngày hôm nay. Nhưng dù gì đi nữa, anh ta đã được trắng án, nghĩa là anh ta vô tội.
- Vô tội! Người đàn bà gầy ốm la lên.Anh ta đã gặp hên và rơi đúng nhằm một bồi thẩm đoàn ngu xuẩn. Người ta tìm ra người đàn bà bị chôn và anh ta đã bỏ đi với tất cả số tiền của bà ấy! Tất cả các báo đều đăng chuyện đó mà.
Giọng nói của Đáo trở nên cứng rắn hơn:
- Chúng ta không có quyền nói đến quyết định vụ án trước đây. Chúng ta đã thề là chỉ suy xét về những cái gì được trình bày trong lần xử án này mà thôi. Theo ý tôi, tôi nghĩ là người bị chôn tìm thấy trong căn nhà không phải là bà Bùi thị Huệ. Tôi nghĩ là chính bà Huệ đã giết bà này trước khi làm vợ Nguyễn Thanh vì thế nên bà ta đã trốn mất. Bà ta tránh mặt để thoát cái tội giết người mà bà đã phạm phải.
- Trời ơi, làm thế nào mà chúng ta có thể nghe những điều như vậy được hở Trời? - Người đàn bà lên tiếng một cách chán nản.
Người bồi thẩm đầu tiên lên tiếng:
- Tôi nghĩ chúng ta nên có một cuộc bàn cãi chung thì hơn. Vì có mười một người quyết định bị cáo có tội và chỉ một người nói ”vô tội”, chúng ta nên để cho bà Đào nói lên những lý do mà bà không đồng ý với chúng ta. Sau đó, chúng ta sẽ bắt đầu bằng người ngồi bên tay trái gần tôi nhất, mỗi chúng ta sẽ có dịp nói lên ý kiến của mình.
Trong một phút, Bích Đào cảm thấy khó chịu khi mọi tia mắt đều nhìn đến phía nàng. Sau cùng, bằng một giọng nói run run nhưng cương quyết nàng lên tiếng:
- Ông chánh án có dặn dò chúng ta là nếu chúng ta có một chút nghi ngờ nào đó về tội phạm của bị cáo thì chúng ta phải cho ông ta trắng án. Chưa người nào xác nhận xác người tìm thấy trong nhà là bà Bùi thị Huệ. Và các ông bà nghĩ sao về cái điện tín giữ phòng ở khách sạn? Và cái mà bà ta đã gởi từ San Francisco về cho bị cáo?
Người ngồi bên trái người bồi thẩm thứ nhất trả lời:
- Ai cũng có thể gởi điện tín hết.Thế nào ông ta chẳng có đồng lõa ở San Francisco hay chính ông ta lên đó gởi rồi về lại cũng có, đi máy bay chỉ cần một ngày mà thôi.
- Chúng ta đừng nên đi tìm những chuyện không tưởng - Đào cãi lại. Vả lại công tố viện cũng không khi nào chứng minh được rằng không phải bà Huệ đã gởi cái điện tín đó hay cái điện tín kia. Vậy chúng ta phải công nhận là bà chính bà ta đã gởi. Chuyện này cũng không bao giờ bị bác bỏ.
-Tôi không có gì phải công nhận hết - người thứ hai ngồi bên trái người bồi thẩm thứ nhất lên tiếng - Chính ông ta đã gởi những cái điện tín đó hay nhờ một người nào gởi trong trường hợp có chuyện rắc rối. Đó là lý do mà ông ta đã phải hỏi khách sạn và sau đó mới đi báo cảnh sát ở San Francisco. Trong hai tháng mà bị cáo nói rằng vợ ông ta đang ở San Francisco ,bà ta không hề liên lạc với ông ấy, bộ ông ấy không cảm thấy thắc mắc là tại sao bà ta không thư từ hay điện thoại gì hay sao? Đó có phải là phản ứng của những cặp vợ chồng vừa kết hôn hay không?
- Họ là những người đã trưởng thành! - Đào trả lời với giọng yếu ớt - Cả hai đều đã có gia đình từ trước rồi,đâu có phải như mối tình đầu.
Người đàn bà thứ ba, một thư ký đánh máy, chắc đã có gia đình vì có mang nhẫn cưới trên tay kêu lớn:
- Tất cả những chuyện bàn cãi này đều kỳ cục hết sức. Ông ta đã giết vợ và lấy hết tiền của bà ấy! Hết chuyện!
Nhưng cuộc bàn cãi vẫn tiếp tục. Lần đầu tiên trong đời Đào đã phải nói thật nhiều. Cô ta không phải là một diễn giả nhưng cô đã bênh vực luận điệu của cô thật hay nên sau cùng cô cũng thuyết phục được một người. Sau đó bồi thẩm đoàn ra khỏi tòa án vào lúc một giờ trưa. Sau khi hăng hái bênh vực luận điệu của mình trong bốn tiếng đồng hồ nữa, Đào đã sửa được kết quả cuộc bầu phiếu bằng hai phiếu “Vô Tội” và mười phiếu “Có Tội”.
Vào bảy giờ chiều, khi thừa phát lại đem cơm tối vào và bồi thẩm đoàn được nghỉ nửa giờ, Đào thuyết phục thêm được bốn người nữa và cán cân hai bên bây giờ đã bằng nhau. Còn bốn người đàn ông và hai người đàn bà vẫn giữ ý định lúc đầu của họ.
Vào mười giờ đêm thì chỉ còn hai chống mười thuận.
Mười giờ ba mươi, người bồi thẩm thứ nhất tuyên bố:
- Tôi nghĩ chúng ta đang đi vào ngõ cụt. Bây giờ chúng ta sẽ bỏ phiếu lần cuối cùng và tôi nghĩ chúng ta nên báo cho Tòa biết là chúng ta không thể nào quyết định được một cách toàn hảo.
- Như vậy thì lại có một phiên tòa khác. Thiệt là mất thì giờ và phung phí tiền bạc-một người đàn ông khác lầm bầm.
Bà thư ký tuyên bố thua cuộc một cách gượng gạo:
- Tôi không muốn là người phá thối và làm phung phí tiền bạc và thì giờ của dân chúng. Tôi chắc chắn là ông ta có tội một trăm phần trăm nhưng tôi thà theo quyết định của mọi người hơn là xin hủy bỏ sự xử án này.
Người đàn bà trẻ gầy yếu không đủ sức mạnh tinh thần để tranh đấu một mình.Người cuối cùng chống đối đã bỏ cuộc, bà ta cũng chán không muốn cãi nữa. Bà nói thật nghiêm khắc:
-Thôi được! Tha cho ông ta vậy! để cho ông ta đi tìm giết thêm vài người đàn bà nữa.
***
Phiên xử đã chấm dứt từ một tuần rồi bỗng một buổi chiều khi từ sở làm về, Bích Đào chợt trông thấy một người khách đứng chờ nàng trước căn chung cư nàng đang cư ngụ. Nhìn thấy dáng dấp vừa cao vừa lịch sự của ông ta, Đào giật mình kinh ngạc.
Nguyễn Thanh, tay cầm mũ, đứng chờ nàng. Ông nghiêng đầu chào thật lịch sự làm cho cô gái già nhớ lại cái thời xa xưa khi còn trong nước nàng thường thấy những người khách sang trọng nghiêng đầu chào những mệnh phụ phu nhân. Lòng nàng chợt cảm thấy một niềm vui nho nhỏ.
- Thưa cô Bích Đào,xin cô tha cho tôi cái tội đường đột đã đến bất thình lình như thế này nhưng tôi nghĩ đó là điều tôi phải làm...
- Ồ không có gì thưa ông. Mời ông Thanh vào nhà ạ!
Đào luống cuống đút chìa khóa vào lổ khóa, lúng túng mãi rồi nàng cũng mở được cửa sau hai ba lần. Nàng liếc nhanh căn phòng khách và thở ra nhẹ nhõm khi trông thấy mọi thứ đều ngăn nắp như mọi ngày.
-Xin mời ông ngồi. Ông đưa nón cho tôi treo nó lên...
- Thôi, khỏi cần cô Đào ạ. Tôi không ở lại lâu đâu... - Nguyễn Thanh tươi cười trả lời.
- Ông ta ngồi xuống chiếc ghế bành và để cái mũ lên trên đầu gối. Bích Đào cũng ngồi xuống chiếc ghế dài gần đó, để xách tay xuống bàn và nhìn Nguyễn Thanh dò hỏi.
-Tôi tìm địa chỉ của cô trong niên giám điện thoại.Tôi chắc cô không phiền tôi. Tôi nghĩ tôi phải đến cám ơn cô.
Nàng đỏ mặt:
-Tôi chỉ quyết định theo lương tâm và sự suy nghĩ của tôi mà thôi ông Thanh à, với lại chúng tôi có đến mười hai người làm việc này.
-Mười hai người thảo luận trong chín tiếng đồng hồ - Thanh trả lời một cách mỉa mai - Chắc là sự bất đồng ý kiến phải khá nặng. Tôi nghĩ rằng chắc chắn nhờ cô mà tôi còn được toàn tính mệnh.
Mặt của Đào đỏ thêm:
- Mạng sống của ông là nhờ lương tâm của ông mà thôi. Tôi nghĩ là nếu tôi không tin chắc chắn là ông vô tội tôi đã bỏ phiếu như những người khác và mọi chuyện sẽ xong trong vòng năm phút.
- Đôi mắt đen và sâu của Thanh nhìn Bích đào một cách chăm chú.
- Như vậy đúng cô là người đầu tiên cho rằng tôi vô tội. Tôi đã nghĩ ngay ra chuyện đó. Cô có biết không, tôi đã quan sát cô thật kỹ trong những ngày xử án?
- Thật vậy sao? - Đào giả vờ ngạc nhiên hỏi lại.
- Cô đừng cố gắng làm cho tôi nghĩ trái lại - ông ta nhẹ nhàng trả lời - Tôi biết rằng cô thấy chuyện đó. Từ lần đầu tiên nhìn cô trên ghế nhân chứng tôi đã biết cô là một người rất nhậy cảm.
- Một người ra sao? - Nàng nhướng mắt hỏi lại.
-Một người rất dễ cảm thông. Một người có thể bắt được dễ dàng mọi sự liên lạc của tâm linh. Chuyện mà, khổ thay, tôi không làm được. Tôi không có thể liên lạc được với người nào hết.
Đào ngạc nhiên nhìn Nguyễn Thanh:
- Bộ ông muốn nói đến sự trao đổi giữa hai sự suy tư phải không? Vậy thì tôi đâu có tưởng tượng ra chuyện đó.
Nguyễn Thanh mỉm cười:
- Cô không tưởng tượng gì hết cô Đào ạ! Tôi có khả năng trao đổi tư tưởng thật nhưng chỉ với một số ít người mà thôi. Thật vậy, rất ít người có được khả năng nhận được tất cả sự cảm thông do thần giao cách cảm đem đến. Ngay cả nếu họ có khả năng đó thật thì nó cũng chẳng ăn thua gì nếu người muốn liên lạc bằng tâm linh với họ không có chung một “luồng sóng”. Phải có một tinh thần đặc biệt mới có thể trở thành một người nhạy cảm với sự thần giao cách cảm được. Người đó phải chú ý nghe hơn là nghĩ đến những gì mà họ muốn nói. Họ phải có một tinh thần cởi mở và không bị vướng bận vì những tư tưởng của chính họ.
- Ông muốn nói một đầu óc trống rổng?
Nụ cười của Nguyễn Thanh có vẻ vui tươi hơn:
- Không những cô có sự thần giao cách cảm mà cô còn có thêm óc khôi hài nữa.
Ông ta đứng dậy và nói thêm:
- Thưa cô Đào,tôi không muốn làm phiền cô thêm nữa.Tôi chỉ muốn đến cám ơn những gì cô đã làm cho tôi mà thôi.
Cùng lúc đó và cũng rỏ ràng như nàng đang nghe ông ta nói lớn với nàng,Bích Đào nghe trong tai mình như có tiếng nói:
- Cô là một phụ nữ thật dễ mến và tôi muốn ngồi nói chuyện với cô nhiều nữa nhưng lẽ dĩ nhiên tôi không thể làm phiền cô quá nhiều.
Tim của Đào như đập rộn rã. Nghĩ rằng có một người đàn ông đang có một ý kiến về mình là một cảm giác thật mới lạ đối với nàng. Đó là không kể chuyện ông ta nghĩ nàng thật dễ mến.Phải chăng nàng đã thành công thêm một lần nữa trong sự hiểu được những gì Nguyễn Thanh muốn nói với nàng hay là đó chỉ là kết quả của óc tưởng tượng phong phú cộng thêm sự mơ ước thầm kín của nàng mà thôi?
Tưởng tượng hay không nàng cũng sẽ cho Nguyễn Thanh cơ hội ở lại nói chuyện với nàng nếu ông ta muốn.
- Bộ ông tưởng rằng tôi để cho ông vào nhà tôi một cách dễ dàng, khêu gợi sự tò mò của tôi bằng cách nói cho tôi hay là tôi có khả năng đọc được tư tưởng người khác xong ra đi thật thơ thới mà không cho tôi biết thêm gì về cái khả năng mà ông nói tôi được trời ban cho đó hay sao? Thường thường, sau khi đi làm về, tôi hay uống một ly rượu khai vị. Sao ông không ở lại uống một ly với tôi? Chúng mình sẽ nói tiếp chuyện đó?
Nguyễn Thanh tỏ vẻ ngập ngừng xong mới trả lời:
-Nếu tôi không làm phiền thì chuyện này làm cho tôi rất vui thích...
Và ông ta đã ở lại ăn cơm tối.
Tất cả câu chuyện bắt đầu từ hôm đó.Dần dần, những tuần lễ tiếp theo, Nguyễn Thanh trở thành người bạn tâm sự vào mỗi buổi chiều khi Đào từ sở làm về nhà. Hồi đầu ông chỉ cách vài ngày mới đến một lần hay ông đến đợi nàng ở sở làm sau giờ tan việc để đưa nàng đi uống rượu, nói chuyện. Vài lần họ về nhà nàng ăn tối hoặc Nguyễn Thanh đưa Đào đến tiệm ăn và sau đó đi xem chiếu bóng. Nói chung, những buổi chiều gặp nhau của họ thật bình yên nhưng nếu đem so sánh với đời sống buồn tẻ của Bích Đào trước đây thì đúng là một chuỗi ngày thần tiên, sôi động. Đời sống máy móc, nhàm chán của nàng bỗng nhiên được thay thế bằng một chuỗi ngày vui tươi, đầy sự bất ngờ với một người đàn ông mà chỉ nhìn vào đôi mắt của ông ta thôi cũng biết rằng ông rất có cảm tình với nàng.
Mặc dù giờ đây hai người đã gọi nhau bằng tên chứ không còn khách sáo như những ngày đầu. Nguyễn Thanh vẫn rất kín đáo, giữ gìn, ông cũng không lợi dụng bóng tối trong rạp chiếu bóng để siết tay Đào hay có một cử chỉ suồng sã nào .Nhưng Bích Đào vẩn cảm thấy rằng Nguyễn Thanh mỗi ngày mỗi gắn bó với nàng hơn. Không, thật ra ông ta không tỏ ra hay nói với nàng một cái gì hết nhưng thỉnh thoảng nàng vẩn bắt được những ý nghĩ thầm kín của Nguyễn Thanh... hay ít nhất nàng nghĩ như vậy. Và trong những trường hợp đó ,nàng toàn nhận được những tín hiệu yêu thương hay cảm phục của ông ta đối với nàng mà thôi.
Hai người đã bàn luận nhiều về hiện tượng “cảm thông quá độ” mà Bích Đào có được. Chuyện đó làm nàng say mê. Vì chưa bao giờ nàng được trải qua những giây phút hào hứng như vậy nên Đào thường cố gắng tối đa để tìm hiểu tại sao và bằng cách nào nàng có được cái khả năng đọc được những ý nghĩ của người khác mà bây giờ nàng mới khám phá ra.
- Không phải ý nghĩ thầm kín của mọi người, Nguyễn Thanh giảng cho nàng nghe - mà chỉ là ý nghĩ thầm kín của một người mà thôi. Thật ra chuyện này không có gì khác thường và người ta vẫn bắt gặp được nó ở những cặp vợ chồng hay tình nhân thật tình yêu thương nhau và gần gũi nhau. Những nhà tâm lý học không biết nhiều về hiện tượng đó nhưng có một giả thuyết cho rằng trí óc của một số người nào đó mà họ cho là “dễ dàng thu nhận”mà ta có thể ví như cái máy phát thanh đã dễ dàng tiếp nhận được trên một băng tần thật nhỏ một làn sóng thật rõ ràng. Giả thuyết cho rằng những bộ óc đó có thể đọc được ý nghĩ của người khác chỉ khi nào nó được chuyển tới bằng một làn sóng thật chính xác. Có thể có những người rất nhậy cảm nhưng họ đã đi suốt cuộc đời mà không gặp được làn sóng tâm linh đúng băng tần của họ để họ có thể hiểu nhau và cảm thông mà không cần lên tiếng. Có thể tôi là người đầu tiên mà Đào đã gặp có đúng sự hòa hợp trong sự suy nghĩ và có chung một băng tần tâm linh mà thôi.
Đào cảm thấy thật hạnh phúc khi biết rằng hiện tượng đó là một hiện tượng thường chỉ xảy ra cho những cặp trai gái thật rất gần gũi và thương yêu nhau.Mặc dù chưa bao giờ Nguyễn Thanh tỏ ra thân mật hơn tình bạn giữa hai người nhưng dù sao ý nghĩ trên cũng làm cho đầu óc mơ mộng của Đào có dịp iểu thuyết hóa sự liên lạc giữa nàng và Nguyễn Thanh. Nàng bắt đầu xây những giấc mộng nhỏ.
Nhưng một buổi chiều kia giấc mơ của nàng tan vỡ. Hai người đang ngồi trong phòng khách của nhà nàng. Nguyễn Thanh cho nàng biết ông ta sẽ rời thành phố này trong vòng từ một đến hai tuần nữa.
Thật ra thì cũng không có gì là bất ngờ vì Đào biết ông đang tìm việc làm ở xa thành phố Nữu Ước. Thanh đã nói với Đào: Công việc làm ở San Francisco của ông ta trước đây đã bị hủy bỏ sau khi ông bị truy tố về tội giết vợ. Còn ở Nữu Ước thì tên của ông nhắc nhở quá nhiều đến những chuyện đã qua để ông có thể tìm được một công việc làm đàng hoàng. Ông ta có vài chục ngàn mỹ kim trong quỹ tiết kiệm nhưng ông không thể ngồi không ăn hoài cho hết số tiền đó được. Ông muốn đi đến một nơi thật xa, ở một thành phố mà không người nào quen biết ông, ông sẽ cố gắng làm lại cuộc đời dưới một cái tên khác.
- Tôi cũng bị giới hạn rất nhiều trong những việc mà tôi có thể làm được. Tôi làm đơn xin việc dưới tên Nguyễn Tam, vì vậy tôi phải giới hạn kiếm những việc làm mà không ai đòi hỏi giấy giới thiệu. Tôi kiếm được việc bán xe hơi để ăn hoa hồng. Nếu tôi thành công trong công việc này tôi sẽ có giấy giới thiệu để kiếm một việc làm khá hơn.
- Ở đâu vậy? - Nàng hỏi Thanh.
- Saint Louis, chưa chắc chắn lắm nhưng có rất nhiều hy vọng. Thứ hai tới tôi phải lên đó để được phỏng vấn.
- Tôi chắc mọi việc sẽ trôi chảy - nàng gượng gạo nói, cố dằn sự xúc động - Nhưng Saint Louis xa quá. Tôi không chắc hai đứa mình sẽ được gặp mặt nhau luôn luôn như thế này.
-Có một cách làm cho chúng ta có thể gặp nhau mỗi ngày.
Giấc mơ tan vở lại bắt đầu thành hình và tim Đào reo lên như mở hội.
- Bằng cách nào hở anh Thanh?
- Nếu chúng mình thành hôn với nhau.
Đào chăm chú nhìn chàng. Tim nàng đập loạn xạ. Nàng không làm sao nói nên lời.
Nguyễn Thanh nói tiếp:
- Dù sao thì cũng có một vài chướng ngại. Có thể rằng Bùi thị Huệ còn sống.
Ý nghĩ đó làm nàng giật mình. Mặc dù nàng tin chắc rằng cái xác chết dưới hầm căn nhà ở Nữu Ước không phải là xác Bùi thị Huệ, sau khi làm giá thú với Nguyễn Thanh, bà ta đã đổi họ và lấy họ chồng là Nguyễn thị Huệ nhưng từ ngày đầu tiên Nguyễn Thanh bước vào nhà nàng ,Đào không bao giờ còn thắc mắc đến tên Huệ đó nữa.
- Về mặt tinh thần, chuyện bà ta còn sống không làm cho tôi thắc mắc chút nào – Nguyễn Thanh lên tiếng- Nhưng chuyện xảy ra cho tôi, bà ta không thể nào không biết là tôi đã bị đưa ra tòa xét xử vì tội giết bà ấy. Cả nước đều biết chuyện đó. Tất nhiên là tôi không thể nào trở lại với một người đàn bà đã đành lòng chấp nhận rằng tôi có thể bị xử tử vì một tội mà bà ấy biết rõ hơn ai hết là tôi không phạm phải.
Bích Đào vẫn giữ sự im lặng.
Nguyễn Thanh nói tiếp:
-Tiểu bang Nữu Ước đã tuyên bố là bà ấy đã chết rồi, tôi không nghĩ họ có thể truy tố tôi về chuyện đa thê nếu tình cờ bà ta lại xuất hiện. Tôi chỉ nghĩ đến em mà thôi. Tôi không muốn rằng,sau mười năm chẳng hạn, em sẽ chợt thấy mình đang sống trong tội lỗi.
Bích Đào chợt buột miệng nói nhanh:
- Thí dụ như em bằng lòng chuyện đó thì sao?
Nguyễn Thanh cười với nàng:
- Tôi mong được nghe em nói như vậy. Nhưng tôi không nghĩ là chúng ta gặp chuyện gì rắc rối vì chúng ta bắt đầu cuộc sống chung dưới một cái tên khác và nếu bà Huệ có xuất hiện đi nữa thì cũng khó lòng tìm ra được chúng ta.Nhưng để tránh cho tôi những sự rắc rối, tôi và em phải đi Reno ngay làm đám cưới thì mới an toàn được. Vả lại trước đây đã có một Tổng thống Mỹ bị một chuyện như vậy và ông ta đã thoát ra một cách êm đẹp.
- Andrew Jackson. Nhưng hình như sau đó cũng có một vài tai tiếng phải không anh? Nghe đâu ông ta đòi đấu gươm với một người nào đó đã phê bình rằng hai vợ chồng ông đang sống trong tội lỗi?
- Cô bạn biết không, giờ đây tục lệ đã thay đổi nhiều rồi từ thuở đó. Không ai nghĩ đến chuyện ném đá chúng ta đâu ngay cả khi phải cần đến pháp luật can thiệp. Người ta chỉ sẽ trông thấy một lỗi lầm phạm phải một cách vô tình và rất dễ dàng sửa chữa. Nhưng tất cả đều tùy thuộc ở Đào mà thôi.
- Em bằng lòng làm vợ anh- Đào trả lời ngay,không cho Nguyễn Thanh có thì giờ thay đổi ý kiến.
Nàng đang ngồi trên chiếc ghế dài còn Nguyễn Thanh ngồi trong ghế bành.Ông ta đứng lên, đi đến gần nàng và, lần đầu tiên từ ngày quen nhau, ông cúi xuống hôn nàng.
Chuyện này xảy ra vào ngày thứ bảy 29 tháng sáu. Vào thứ hai,Nguyễn Thanh đi máy bay qua Saint Louis. Khoảng bốn giờ chiều, ông ta gọi điện thoại vào sở làm của Đào.
- Em ơi, xong rồi! - Ông vui vẻ tuyên bố - Anh đã được nhận vào làm việc, 15 tháng 7 anh bắt đầu. Đó là một ngày thứ hai. Anh sẽ ở lại đây vài ngày để tìm cho chúng mình một nơi cư ngụ, thứ sáu anh sẽ về lại Nữu Ước.Thứ bảy chúng mình làm lể thành hôn ,sau đó chúng ta sẽ đi bằng xe hơi qua Saint Louis vào ngày thứ ba 9 tháng 7.
- Làm gì mà gấp quá vậy? Đào kêu lên vừa sợ hãi vừa thích thú với ý nghĩ là chỉ còn một thời gian ngắn ngủi nữa thôi trước khi nàng trở thành một người đàn bà có chồng.
- Em phải làm đơn xin nghỉ việc và còn cái hợp đồng thuê căn chung cư của em nữa.
- Vậy thì em phải thu xếp thật nhanh mọi công việc thì mới kịp được. Nguyễn Thanh vui vẻ trả lời nàng - Đúng một tuần nữa là chúng mình dọn về Saint Louis.
Vừa đặt máy xuống Đào đi gặp ngay ông giám đốc của hãng và xin nghỉ việc.Hơn hai mươi năm làm công cho hãng nên ông giám đốc tỏ ra rất thông cảm cho nàng.Ông miễn cho nàng hai tuần báo trước như đã ghi trong hợp đồng mà chỉ yêu cầu nàng tiếp tục làm cho xong tuần này mà thôi.
Những ngày tiếp theo thật là bận rộn. Nàng tìm ra được một bà già bằng lòng tiếp tục hợp đồng thuê nhà của nàng và giữ luôn cả đồ đạc trong nhà. Nàng đã phải bán lại với chỉ một phần tư giá của nó mà thôi.Xong chuyện đó nàng phải đóng hết mọi trương mục của nàng trong tất cả mấy cửa tiệm bách hóa và thu xếp hành lý.
Chuyện này là một trở ngại lớn nhất vì khi Nguyễn Thanh gọi cho nàng vào hôm thứ tư ,ông dặn nàng chỉ nên đem theo xe hai valises mà thôi. Những đồ đạc khác phải gởi về Saint Louis theo đường xe hỏa và họ sẽ đến lấy sau.
Ngày thứ sáu, khi Nguyễn Thanh về Nữu Ước thì Đào đã thu xếp công việc xong xuôi trừ việc đóng mấy chương mục ở ngân hàng mà thôi.
Nguyễn Thanh đến Nữu Ước vào chuyến bay buổi sáng,trưa chàng đến văn phòng gặp Bích Đào.Vào giờ ăn trưa họ đi lấy máu và ghi tên thành hôn vào ngày hôm sau vì Nữu Ước bắt phải nộp đơn trước hai mươi bốn giờ đồng hồ.
Nguyễn Thanh ghi tên là Nguyễn Tam. Bích Đào có vẽ không bằng lòng chuyện đó, Nguyễn Thanh phải giảng cho nàng hiểu là giá thú có giá trị dưới bất cứ tên gì miễn là phãi đúng những người muốn thành hôn có mặt trong buổi lể mà thôi. Chàng cũng nói là rất có nhiều sự bất tiện nếu chàng ghi tên thật trong giá thú vì nếu rủi ro chuyện chàng cưới vợ được mọi người biết đến thì báo chí sẽ không tha cho chàng. Họ sẽ đăng ngay lên trang nhất chuyện một người đàn ông được trắng án hai lần về tội giết vợ giờ đi cưới người thứ ba. Nhất định là cả Đào lẩn Nguyễn Thanh không cần đến sự quảng cáo đó. Họ sẽ đến Saint Louis sống dưới tên ông bà Nguyễn Tam, mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn nếu tên đó có trên tờ giá thú của họ.
Bích Đào phải công nhận là Nguyễn Thanh có lý của chàng.
Một ông Tòa làm lể thành hôn cho họ vào chiều thứ bảy. Từ trước đến giờ, Nguyễn Thanh sống trong một căn phòng dành cho những người độc thân thuê, tối hôm đó chàng đến ở tại nhà Bích Đào.
Trong sự xúc động để sửa soạn cho đám cưới và sau đó lại bận rộn dọn nhà nên Bích Đào chưa có dịp nói về tình trạng tài chánh của mình cho Nguyễn Thanh nghe.Và lẻ dĩ nhiên, không ai bàn đến chuyện tiền bạc vào đêm tân hôn cả. Nhưng sáng hôm sau, trong bửa điểm tâm, chính Bích Đào đem chuyện đó ra nói trước:
-Anh Thanh, anh có nghĩ là mình sống đủ với số tiền anh có thể kiếm được hay không? Hay anh cũng muốn em đi kiếm việc làm khi chúng mình đến Saint Louis?
-Để sau này xem ra sao cái đã.Hiện anh có chừng bốn chục ngàn đô la,mình cũng sống được một thời gian.
-Em cũng có một ít tiền dành dụm.Em tính ngày mai khóa hết các sổ ngân hàng và đổi lấy tất cả bằng chi phiếu du lịch .Trong chương mục thường em chỉ có chừng hai ngàn đô la nhưng còn chương mục tiết kiệm thì em không biết phải làm sao đây. Có lẽ em phải để nó ở lại đây và xin chuyển qua một chương mục khác ở Saint Louis khi nào mình đến đó.Đi đường với một số tiền quá lớn em cũng ngại.
-Tại sao em không nói ngân hàng làm chung một chi phiếu với tên mới của em, Bích Đào Nguyễn (trong hôn thú Đào đã lấy họ của Nguyễn Thanh)? Chi phiếu đó cũng chắc chắn như chi phiếu du lịch vậy và khi nào tới Saint Louis em chỉ cần bỏ vào một quỷ tiết kiệm mới với tất cả số tiền của hai cuốn sổ cộng lại?Anh có thừa chi phiếu du lịch cho hai đứa mình sử dụng trong chuyến đi này.
Và Đào đã làm theo lời khuyên của Nguyễn Thanh. Ông này cũng không hỏi số tiền nàng có bao nhiêu trong quỹ tiết kiệm và nàng cũng không nói với ông.Nàng muốn dành cho chồng một sự ngạc nhiên thích thú:trong hơn hai mươi năm làm việc nàng vẫn đều đặn bỏ vào quỹ tiết kiệm một số tiền trừ trong tiền lương hàng tháng nàng lãnh ra. Ngân hàng đưa cho nàng một chi phiếu một trăm bảy chục ngàn hai trăm tám mươi tám đô la.
Sáng hôm sau họ khởi hành đi Saint Louis thật sớm.Bích Đào không có bằng lái xe nên Nguyễn Thanh cầm tay lái trong suốt cuộc hành trình.Họ không có gì phải gấp rút vì Nguyễn Thanh chỉ bắt đầu làm việc vào thứ hai tuần sau. Cuộc hành trình mất hết ba ngày, và họ xem như đi hưởng tuần trăng mật vậy. Chỉ vào trưa thứ sáu họ mới vào đến Pont Mac Arthur và đi vào Saint Louis. Họ dừng lại ăn cơm tối ở đó trước khi đi tiếp.
Nguyễn Thanh nói với nàng ông đã thuê tạm một căn nhà nhỏ "loại nhà mùa Hè” trong một tháng. Căn nhà này sẽ là nơi tạm trú của hai vợ chồng trong khi họ đi tìm một cái nhà khác đúng với nhu cầu của họ hơn. Căn nhà ở ngoài thành phố, chàng giảng cho nàng nghe,nhưng mổi buổi sáng khi đi làm Nguyễn Thanh chàng sẽ đưa nàng đến nhiều văn phòng địa ốc khác nhau để nàng kiếm cho được căn nhà vừa ý.
Dù sao, khi đến nơi, Bích Đào cũng không ngờ căn nhà lại xa thành phố quá vậy. Nó nằm một bên bờ sông Meramec chừng mười lăm cây số ở cuối miền Nam thành phố và chừng từ hai mươi đến hai mươi lăm cây số cách trung tâm thành phố.Nó được xây trên một bải cát đầy đá nhọn, chung quanh không có một căn nhà nào. Căn nhà được nằm trên những chiếc cọc được đóng sâu dưới nước, nhiều miếng gổ được đóng vào hai bên thành một nhà chứa xe đơn sơ dưới căn nhà. Một cái cầu thang nối liền nhà xe với cái nhà ở trên.
Bích Đào cảm thấy được chút an ủi khi trông thấy bên trong căn nhà có vẻ sáng sủa hơn bề ngoài thật nhiều. Căn phòng khách thật rộng, vuông vắn, sạch sẽ, bàn ghế tuy đơn sơ nhưng vẫn còn mới. Căn nhà bếp khá rộng, và phòng tắm không đến nỗi nào. Tất cả mọi thứ trong nhà đều có vẻ xưa củ nhưng rất hợp với kiểu nhà này. Nàng quyết định rằng sau khi lau chùi cẩn thận và trang hoàng lại, căn nhà cũng không đến nổi nào và vợ chồng nàng có thể sống tạm được trong thời gian chờ đợi nàng kiếm một căn nhà mới vừa ý hơn.
Sau một cuộc hành trình dài đến mấy ngày,vợ chồng Nguyễn Thanh đi ngủ sớm. Ngày thứ bảy, Nguyễn Thanh đưa nàng đến một khu buôn bán gần bờ rừng của thành phố. Nàng mua sắm thức ăn cho đủ cả tuần và đồ dùng lặt vặt trong nhà. Suốt ngày hôm đó và ngày chủ nhật, nàng lo dọn dẹp căn nhà lại cho sạch sẽ. Sau hơn một ngày lau chùi, căn nhà láng bóng như được sơn phết dọn dẹp lại từ trong ra ngoài.
Ngày chủ nhật, sau buổi ăn tối, trong khi hai người đang ngồi ở phòng khách, Nguyễn Thanh chợt nói với nàng:
-Ngày mai anh bắt đầu làm việc rồi. Em có tính làm gì trong khi vắng anh hay không?
Bích Đào nhìn chàng bằng đôi mắt ngạc nhiên:
-Em tưởng đâu anh cho em đi theo để kiếm nhà...
-Ngày mai thì không được. Anh chẳng biết sẽ đưa em đi đâu. Anh sẽ mua một tờ báo địa phương và chiều mai chúng mình sẽ soạn ra một danh sách những hãng địa ốc chuyên lo cho việc mướn nhà. Thứ ba anh sẽ đưa em đi. Em cũng nên nghĩ một ngày trước khi chạy theo mấy hãng địa ốc.
- Cũng được - nàng bằng lòng - trễ một ngày cũng không sao.
- Nếu em ký tên vào cái chi phiếu của em thì ngày mai anh sẽ mở một trương mục tiết kiệm cho em trong giờ nghĩ để ăn trưa.
- Quỹ tiết kiệm của chúng ta - nàng tươi cười sửa lại câu nói của Nguyễn Thanh - Chúng ta đâu có phải như những cặp vợ chồng khác, mổi người có những công việc riêng hoặc sổ sách riêng!
- Được rồi,sổ tiết kiệm của chúng ta! Nguyễn Thanh vừa cười vừa trả lời nàng. - Ờ, mà em ký nó bây giờ đi khi chúng mình đang nói đến chuyện đó - Đào đi ngay vào phòng ngủ, lấy tấm chi phiếu ra khỏi xách tay và đặt nó lên bàn phấn để ký tên vào sau lưng. Khi nàng viết "Bà Bích Đào Nguyễn" nàng cảm thấy thật xúc động. Đây là lần đầu tiên nàng dùng tên mình với họ của chồng. Đúng là một cái tên mới cho một cuộc đời mới.
Đi ra lại phòng khách, nàng đưa cái chi phiếu cho Nguyễn Thanh, ông này chỉ liếc sơ xong gấp lại bỏ vào túi.
- Anh không ngạc nhiên vì số tiền à? Nàng hãnh diện hỏi chồng.
- Không, thật tình anh không ngạc nhiên. Anh biết, với hơn hai mươi năm làm việc và cách tiêu xài kỹ như em thì số tiền đó chẳng có gì đáng ngạc nhiên hết. Anh đã biết trước là em sẽ có một món tiền lớn để dành.
Khuôn mặt Đào lộ vẻ thất vọng. Nàng cảm thấy tổn thương vì thái độ hững hờ của chồng khi biết nàng có một số tiền lớn như vậy.
- Em... em cứ tưởng đâu anh sẽ hãnh diện vì em.
- Ờ có chứ, anh rất hãnh diện đó chứ nhưng anh không ngạc nhiên, thế thôi.
Đào nhìn Nguyễn Thanh với đôi mắt nghi ngờ rồi một cảnh trong phiên tòa xử chợt hiện ra trong óc nàng. Nàng cũng không hiểu tại sao nó lại hiện vào trí óc nàng đúng lúc đó nhưng nàng nhớ lại người nhân chứng chuyên về chữ viết đã nói trước tòa rằng chữ ký trên tờ ủy quyền cho phép Nguyễn Thanh mọi quyền hành trong cách sử dụng gia tài của Bùi thị Huệ là đúng chữ viết của bà ta. Và Đào cũng vừa nhận thức được rằng tất cả vốn liếng tiền bạc của nàng đều nằm trên cái chi phiếu mà nàng vừa trao cho Nguyễn Thanh. Đúng thật chữ ký của nàng đã ở sau cái chi phiếu đó.
Không cần quanh co, nàng hỏi ngay Nguyễn Thanh:
- Anh quen bà Bùi thị Huệ bao lâu thì anh với bà ấy lấy nhau?
Nguyễn Thanh nhìn lại nàng với đôi mắt kỳ lạ:
- Thật là một câu hỏi lạ lùng. Không, anh cũng chỉ mới quen với bà ấy mà thôi.
- Anh Thanh, anh gặp bà ấy ở đâu vậy?
Nguyễn Thanh nhìn nàng thật lâu trước khi thong thả trã lời từng tiếng một:
- Bà ấy là một bồi thẩm trong vụ xử án trước của anh.
Qua những lời nói ấy của Thanh,Đào chợt hiểu được một chuyện khác đến từ chàng mà lần này nàng biết chắc là không phải do óc tưởng tượng của nàng nghĩ ra. Nàng nghe rõ ràng như chính câu nói đang được thốt ra từ miệng Nguyễn Thanh: “Khi nào anh cũng cố tìm cho được một bồi thẩm viên dễ cảm thông trong số mười hai người”.
Nàng chợt hoảng sợ, sự khiếp đảm xâm chiếm toàn thân nàng và Đào nhìn chăm chú vào đôi mắt đen sâu thẳm của Thanh đang dịu xuống vì buồn phiền:
- Anh đã làm cho ý nghĩ của anh thoát ra mà không tài nào giữ lại được, phải không em? Anh muốn mọi chuyện sẽ còn êm đẹp thêm vào buổi tối hôm nay nhưng bây giờ thì không còn thể được nữa rồi. Ôi đó cũng là sự bất tiện khi mình gặp phải một người quá nhậy cảm: Khi nào cũng phải canh chừng ý nghĩ của chính mình... Anh xin em đừng buồn... Anh thật tình rất tiếc...
Mọi người đều được tụ họp trong căn phòng để chờ đợi đến phiên mình được phỏng vấn xem có đủ điều kiện để trở thành bồi thẩm viên trong một phiên xử sắp đến hay không. Người ta đã căn dặn họ không được bàn tán gì với nhau về vụ án nhưng tất cả báo chí đều tường thuật và phê bình quá đầy đủ chi tiết vụ này từ mấy tuần qua nên chắc chắn người nào cũng đã có ý định của riêng mình rồi.
Huỳnh thị Bích Đào là một phụ nữ tuổi trung niên, có da có thịt chứ không gầy như mấy bà chuyên môn theo dõi thời trang ngày hôm nay.Theo cô gái già này thì Nguyễn Thanh chắc chắn đã phạm tội giết người không có chi để bàn cải thêm nên khi người thừa phát lại kêu đến tên thì cô vội vả đứng dậy ngay.
Sau một lúc đi theo người thừa phát lại qua mấy dảy hành lang, rồi băng ngang qua một căn phòng dài để đến chỗ dành cho nhân chứng thì cô Đào cũng đã quên mất chuyện của tên phạm tội rồi. Đào biết mọi con mắt trong phòng đều đang đổ dồn về phía mình nên nàng lo lắng không hiểu tóc nàng có bị mất nếp hay không và bộ áo quần bằng lụa mới mua của nàng có bị nhàu nát chỗ nào trong thời gian chờ đợi. Nàng tự trách mình đã không lanh trí xin vào phòng tắm trước đó để kiểm soát lại bề ngoài của mình.
Sau khi đã được tuyên thệ và ngồi xuống ghế, nàng nhẹ nhàng kéo lại cái váy cho ngay ngắn và khép hai đầu gối lại cho có vẻ đài các. Trong bốn mươi bốn năm làm người, đây là lần đầu tiên nàng ngồi trước mặt công chúng.
Công tố viện là một người đàn ông đứng tuổi, khuôn mặt tròn và đỏ au, giọng nói khô khan nhưng không có gì hắc ám lắm... Ông ta bắt đầu:
- Xin bà cho biết tên họ...
- Huỳnh Thị Bích Đào! nàng trã lời thật nhỏ,gần như không nghe được.
- Xin bà làm ơn nói lớn để ông chánh án có thể nghe được rỏ ràng...
- Huỳnh Thị Bích Đào - nàng đã nói được rõ ràng hơn.
- Bà hay cô ạ?
- Cô, tôi chưa lập gia đình bao giờ cả.
- Xin cô cho biết về công ăn việc làm của cô hiện nay!
- Tôi làm kế toán cho một công ty chuyên cho vay tiền.
- Cô đã cư ngụ ở Nữu Ước bao lâu rồi?
Nàng phải suy nghĩ mới có thể trả lời câu hỏi này một cách chính xác được và sau đó Đào cảm thấy giật mình khi ý thức được quãng thời gian đã trôi qua khi nàng đến thành phố Nữu Ước lần đầu tiên, ngày nàng mới qua Mỹ, còn trẻ, yêu đời và lòng đầy mơ ước chuyện phiêu lưu. Tuổi trẻ của nàng đã qua và cuộc phiêu lưu mơ ước ngày xưa chưa bao giờ đến. Tìm được công việc kế toán ngay khi mới đến thành phố này sau cùng cũng chẳng phải là chuyện may mắn. Những chuyện phiêu lưu mà nàng gặp được trong cuộc đời của một kế toán viên chỉ là những người đàn bà, lẽ ra nàng nên ở lại cái thành phố nhỏ bé ở Missouri mà gia đình nàng được bảo trợ ngày đầu tiên khi mới sang Mỹ.
- Hai mươi hai năm - nàng trả lời thật nhỏ.
- Xin cô nói lớn hơn!
- Hai mươi hai năm! nàng nói lớn như một sự thách đố.
- Hùm! Cô Đào, bây giờ cô nên ý thức là chúng ta đang dự cuộc xử án của một người mang tội giết người cấp một và nếu người này bị xem là có tội,ông ta sẽ bị án tử hình và lên ghế điện. Cô có chống án tử hình hay có những nguyên tắc về tôn giáo hay lương tâm nào có thể ảnh hưởng đến quyết định của cô hay không?
- Thưa ông chánh án, tôi không chống đối cái gì hết.
- Cô Đào, cô có quen biết hay đã có lần nào gặp gỡ bị cáo hay chưa?
Lần đầu tiên từ khi bước vào phòng Bích Đào mới nhìn về phía bị cáo. Nguyễn Thanh. Đó là một người đàn ông trạc năm mươi tuổi, cao nhưng gầy và có một bề ngoài rất đàng hoàng. Khuôn mặt rám nắng chứng tỏ sức khỏe dồi dào của ông khác hẳn với mái tóc dợn sóng đã trắng xóa, quá sớm đối với tuổi của ông ta. Trông ông quyến rủ và đẹp trai hơn trên những cái hình đăng trên báo. "Trông ông ấy có vẻ đàng hoàng đấy chứ" Đào ngạc nhiên tự nhủ thầm. Nàng đã đợi chờ đối diện với một người có dáng dấp dữ tợn, cô hồn. Làm sao một người có vẻ trí thức như vậy lại có thể giết vợ được?
-Thưa không - nàng trả lời.
- Thế cô có dịp gặp nạn nhân, bà Bùi Thị Huệ hay một người nào trong gia đình của bà ấy hoặc trong gia đình của ông ấy vào một lúc nào đó và sự đó và có thể có ảnh hưởng đến quyết định của cô hay không?
- Tôi chưa bao giờ nghe nói đến những người này, tôi chỉ biết được những gì được đăng trên báo chí mà thôi.
Câu trả lời này đưa đến câu hỏi sau:
- Chuyện này không may bị báo chí khai thác quá kỹ. Sau khi cô đã đọc báo và nghe những người chung quanh phê bình, cô có nghĩ rằng cô đã có sẵn một quyết định cho sự có tội hay vô tội của bị can hay không? Cô có thể nào quyết định một cách vô tư hay không?
Một lần nữa, Đào lại đưa mắt nhìn bị cáo. Ông ta đang nhìn nàng một cách chăm chú và nàng cảm thấy một cái gì từ đôi mắt sâu thẳm của người đàn ông làm cho nàng thật tình xúc động. Nàng quá ngạc nhiên khi thấy tia nhìn có vẻ thẳng thắn và rất lương thiện. Nó không van xin nhưng hình như nó muốn nói với nàng rằng: "Mạng sống của tôi đang nằm trong tay cô. Tôi không xin một ân huệ nào hết nhưng tôi có quyền được phán xét theo đúng tội trạng của tôi chứ không phải theo những gì báo chí đã đăng tải!".
Nàng thành thật trả lời:
- Tôi nghĩ rằng tôi có thể vô tư trong quyết định của tôi và những gì tôi đã nghe hoặc đọc trên báo sẽ không ảnh hưởng đến tôi chút nào.Tôi sẽ quyết định tùy theo những gì tôi chỉ thấy và nghe trong phiên xử mà thôi.
Đào hơi ngạc nhiên khi nghe tiếng mình trả lời như vậy: trước đó chỉ mười phút, nàng hoàn toàn tin rằng bị cáo có tội. Nhưng giờ đây, chỉ mới nhìn sơ ông ta trong một vài giây nàng đã có những nhận xét cởi mở hơn nhiều.
Công tố viện có vẻ bằng lòng câu trả lời của Đào. Nhưng ông ta cũng còn một câu hỏi chót dành cho nàng: Bích Đào có dính líu gì trong công việc làm ăn với bị cáo hay với luật sư của ông ta hay không? Sau khi nàng trả lời không, ông dành phần cho bên bị cáo hỏi nàng.
Bảo Thu, luật sư của can phạm là một người đàn ông cao và gầy, nhiều khi lịch sự quá mức.
Ông tươi cười tiến đến gần ghế của Đào:
- Thưa cô Bích Đào, cô thật là một phụ nữ quyến rũ, lịch sự và rất duyên dáng. Vậy mà cô khai rằng cô chưa từng có gia đình. Tôi không làm sao nghĩ được rằng một người như cô lại chưa có một người đàn ông nào xin đón về làm nội tướng.Tôi mong câu hỏi này không gợi lại một vết thương lòng nào của cô nhưng mọi người đều có thể hiểu rằng đã có một thảm kịch nào đó làm cho đời cô dang dở. Phải chăng người yêu của cô đã mất và cô chưa có thể nào quên chàng được?
Thật tình thì chưa có người nào đi hỏi Bích Đào làm vợ cả nhưng đời nào nàng chịu nhận chuyện đó. Sự tức giận làm mặt nàng bừng đỏ, nàng gay gắt trả lời:
-Không đúng, ông ta chưa chết.
Nói như vậy nàng muốn ngầm xác nhận là nàng cũng đã có người yêu nhưng không phải cái chết đã làm cho họ xa nhau.
-Thật tình tôi không có ý chen vào đời tư của cô - luật sư Thu trấn an nàng - tôi chỉ muốn biết rõ rằng, dù độc thân nhưng cô không thù ghét nam giới.
- Ồ đâu có, đâu có... chuyện đó! Tôi rất ưa thích đàn ông... tôi muốn nói...
Mặt nàng bừng đỏ và có vẻ bối rối. Đào ngừng nói và cắn chặt môi mình lại.
- Đúng là cô chưa gặp được người đàn ông lý tưởng của đời cô - ông luật sư nói theo nàng với một nụ cười thân thiện.
Xong ông xoay sang phía công tố viện:
- Chúng tôi chấp nhận cô Bích Đào nếu bên công tố không thấy có gì trở ngại. Chúng tôi cũng không có gì để phản đối. Cô Bích đào, xin mời cô ngồi vào ghế số 8 trong dãy ghế dành cho bồi thẩm đoàn.
Nguyễn Thanh bị kết tội giết chết vợ có dự mưu trong dự định chiếm đoạt tài sản của vợ. Công tố viện chiếm hết nguyên một tuần để trình bày câu chuyện và đưa ra những yếu tố mà càng nghĩ kỹ càng làm cho tội của can phạm rõ ràng hơn mà thôi. Sau khi nghe xong lời khai của bị can cũng như những lời buộc tội của các nhân chứng và kiểm soát những tang vật, công tố viện đưa ra một câu chuyện như sau:
Vào tháng mười hai Dương lịch năm ngoái, Nguyễn Thanh đã thành hôn với Bùi thị Huệ ở Nữu Ước và hai người sau đó đã cư ngụ trong căn nhà ở Mahattan do bà Huệ làm chủ. Một tuần sau ngày đám cưới, Nguyễn Thanh đến ngân hàng với giấy ủy quyền của bà vợ. Sau khi rút hết tiền từ trong hai chương mục tiết kiệm được gần hai trăm ngàn đô la, ông ta làm thủ tục đóng chương mục đó.
Ngày hôm sau, cũng nhân danh bà vợ, ông làm thủ tục bán hết các công khố phiếu và một vài chứng chỉ thị trường chứng khoán,tổng cộng gần thêm một trăm ngàn đô la nữa. Sau đó ông ta để bảng bán nhà và vì gấp rút nên chịu bán rẻ với giá hai trăm ngàn đô la, chỉ đáng phân nửa trị giá của nó.
Trong khi đó thì hàng xóm chỉ có trông thấy bà vợ mới cưới chừng vài ngày sau lễ thành hôn. Nguyễn Thanh giải thích rằng công việc làm ăn của ông ta bắt buộc ông phải về San Francisco và vợ ông đã qua bên đó để tìm mua một căn nhà mới trong khi ông ta phải ở lại Nửu Ước để lo thu xếp chuyện nhà.
Hai tháng sau ngày thành hôn, Nguyễn Thanh cũng rời Nữu Ước với tất cả số tiền bán nhà và tiền rút hết trong ngân hàng của vợ.
Lẽ dĩ nhiên là hàng xóm đều xì xào về sự vắng mặt lạ lùng và khả nghi của bà vợ mới cưới và ông chủ nhà mới mua nghi ngờ khi ông trông thấy một mảng xi măng mới đắp ở dưới căn hầm rượu. Ông cho người đào lên và trông thấy dưới hố một xác người đã bị chất cường toan tàn phá trầm trọng để có thể nhận diện được nhưng dù sao bác sĩ giảo nghiệm cũng kết luận đó là xác của một phụ nữ cùng có chiều cao và tuổi tác với bà Huệ, vợ Nguyễn Thanh. Ông ta cũng đoán ra được là bà này chết vì bị một cú đánh thật mạnh vào đầu vào thời gian mà những người hàng xóm trông thấy bà Huệ vào lần cuối cùng.
Cuộc điều tra của cảnh sát cho biết một bi đông acide vào khoảng hai mươi lít đã được một người đàn ông có dáng dấp như Nguyễn Thanh mua chừng vài ngày sau ngày đám cưới của ông ta.
Thêm nữa, công tố viện nhấn mạnh là cái xác chôn dưới hầm nhà không có răng và bà Bùi thị Huệ mang nguyên hai hàm răng giả khi bà còn sống.
Một tuần sau khi tìm ra được xác chết, cảnh sát cũng tìm được Nguyễn Thanh ở San Francisco, y liền bị dẫn độ về Nữu ước và tống giam về tội giết người cấp một.
Sau đó, bên bị cáo cũng dành hết một tuần để trình bày câu chuyện của họ và nêu lên những điều khả nghi của bên Công tố.
Theo Nguyễn Thanh thì câu chuyện đã xảy ra như sau: Đúng như mọi người nói, vợ ông ta đi San Francisco có một mình để tìm mua nhà cho hai vợ chồng. Để chứng minh, ông trình bày cho mọi người xem cái điện tín gởi đi từ đó và có mấy chữ ”Đã đến nơi bình yên, hôn anh. Bích Đào”. Giám đốc một khách sạn ở San Francisco cũng xác nhận có điện tín giữ phòng cho một người đàn bà “Bà Nguyễn Thanh” gởi đi từ Nửu Ước vài ngày trước ngày ghi trên cái điện tín gởi cho Nguyễn Thanh nhưng sau đó không có người nào đến ở khách sạn này cả. Luật sư bị cáo cho rằng bà Huệ có đến San Francisco nhưng bà đã biến mất trên con đường từ nhà ga xe lửa về đâu đó trong thành phố.
Khi phe công tố hỏi Nguyễn Thanh sao ông không xin điều tra – trong hai tháng ông không hề có tin tức gì của bà Huệ - ông ta chỉ trả lời rất gượng gạo là bà Huệ rất ghét viết thư và ông ta cũng bận lo thu xếp việc nhà ở Nữu Ước. Ông có thú nhận là rất kinh hoàng khi đến San Francisco và biết rằng bà Huệ không khi nào cư ngụ ở khách sạn mà bà đã giữ trước đó. Luật sư của bị cáo xác nhận bà Bùi thị Huệ đã đến San Francisco bằng xe lửa và đã biến mất trên đường về khách sạn.
Khi bên buộc tội hỏi Nguyễn Thanh tại sao ông không tìm cách kiếm bà Huệ và xin cảnh sát điều tra (sau cái điện tín đầu tiên và duy nhất nhận được từ San Francisco, Nguyễn Thanh không có tin thêm gì về bà vợ mới cưới) thì ông này trả lời thật vụng về nếu không nói là ngu xuẩn rằng vợ ông rất ghét viết thư còn ông thì đang bận bề bộn về chuyện dọn nhà và giấy tờ ngân hàng ở Nửu Ước. Ông khai rằng ông có đến khách sạn hỏi thăm tin tức của bà Huệ và ông rất ngạc nhiên khi biết bà này không cư ngự ở đó ngày nào cả.Sau đó ông đã báo cho sở cảnh sát San Francisco về sự mất tích của vợ ông.
Bên bị cáo nhất quyết cho rằng cái xác tìm được trong căn nhà ở Nửu Ước không phải là xác của bà Huệ. Theo Luật sư Bảo Thu, người bênh vực cho Nguyễn Thanh, người đàn bà đó đã bị giết và chôn ở hầm nhà trước ngày đám cưới của Nguyễn Thanh và Bùi thị Huệ .Theo ông ấy muốn cho mọi người hiểu thì chính bà Bùi thị Huệ đã giết chết người đàn bà vô danh nào đó xong chôn vào hầm nhà của bà ta. Sau khi nói giả thuyết đó xong, ông cho gọi lên ghế nhân chứng một thanh niên chuyên bán vật liệu xây cất và anh này đã xác nhận có đem đến nhà bà Huệ một bao xi măng và cát vào tháng 11 năm đó nghĩa là một tháng trước ngày Nguyễn Thanh cưới bà Huệ.
Ngoài ra, bên bị không đưa ra được một sự giải thích nào về sự mất tích của bà Huệ giữa nhà ga San Francisco và khách sạn. Họ chỉ nói hàng năm trong nước Mỹ có hàng trăm ngàn sự mất tích tương tự thật là bí mật mà không ai giải đáp được.
Cả bên bị lẫn bên công tố đều không đã động đến một chuyện đang làm mưa làm gió trên báo chí: Chỉ một năm trước đây mà thôi, Nguyễn Thanh đã được trắng án trong một vụ án mạng tương tự, ông ta đã bị buộc tội giết người vợ cũng mới cưới không bao lâu. Chắc gì rồi ông chánh án cũng sẽ nói về câu chuyện này cho những người bồi thẩm biết khi ông cho họ những chỉ thị cuối cùng trước khi vào phòng tranh luận. Nhưng cũng để cho quyết định của những người này vô tư hơn ông cũng sẽ dặn dò họ không nên để ý đến những gì họ đã nghe và đọc về bị cáo ngoại trừ những gì được trình bày trong phiên xử.
Bích Đào nghe thật chăm chú những gì được nói đến trong phiên tòa. Nhưng dù vậy,phần lớn thời gian dành để nhìn và nghe luật sư và nhân chứng khai báo, nàng không rời mắt khỏi bị cáo.Và cũng thật nhiều lần, nàng cũng trông thấy bị cáo đang chăm chú nhìn nàng. Không hiểu có phải trí tưởng tượng của nàng có đi quá xa hay không nhưng làm như nàng cảm thấy một sự cảm thông kỳ quái giữa nàng và bị cáo. Làm như có một luồng nhân điện giữa hai người làm cho họ có thể hiểu nhau nhưng không cần nói nên lời.Nàng có cảm tưởng rằng trí óc của bị cáo đang đối thoại trực tiếp với nàng và nó luôn luôn nhắc nhở "Tôi vô tội, đừng để cho họ kết tội một người vô can!"
Mỗi ngày qua đi nàng càng cảm thấy mình bị tiếng nói đó ám ảnh và nàng ít để ý đến những lời khai của các nhân chứng. Mỗi khi nàng thấy công tố viện đưa ra những bằng chứng khó lòng chối cải,nàng cảm thấy thật khó chịu và nàng cũng không cấm được chính nàng vui mừng mỗi khi luật sư bên bị thắng được một điểm nào đó.
Sau cùng, khi đã đến lúc bồi thẩm đoàn vào phòng họp để quyết định tội của bị cáo, nàng hoàn toàn tin ông ta vô tội.
Bồi thẩm đoàn gồm chín người đàn ông và ba phụ nữ. Người bồi thẩm thứ nhất gần bằng tuổi của Đào có vẻ là người trí thức và nàng có nghe ông ta nói loáng thoáng với các vị bồi thẩm khác là ông đang là giảng viên của một Đại học cộng đồng.
Sau khi mọi người đều ngồi xung quanh chiếc bàn dài trong phòng luận tội,người bồi thẩm thứ nhất lên tiếng:
- Quý vị có muốn chúng ta thảo luận vụ này trước khi đi vào chi tiết hay quý vị nghĩ là chúng ta nên bỏ phiếu trước và sẽ để dành sự thảo luận trong trường hợp chúng ta không đồng ý?
Một người đàn bà, cao và gầy vào khoảng ba mươi tuổi, nghề nghiệp nội trợ nói ngay:
- Tôi chẳng thấy có chuyện gì đáng để thảo luận hết. Chúng ta nên bỏ phiếu ngay thì tốt hơn.
Mọi người đều đồng ý, người bồi thẩm thứ nhất cho phát những tờ giấy trắng giống nhau để dùng làm phiếu bầu. Mỗi bồi thẩm sẽ viết quyết định của mình vào đó, gấp lại xong đưa cho người bồi thẩm thứ nhất.
Sau khi mở hết các tờ giấy người này tuyên bố:
- Mười một “có tội”, một “vô tội”.
Người đàn bà đòi bầu ngay la lớn:
- Làm sao lại có một người có thể bầu “vô tội”được, đây là lần thứ hai anh ta giết vợ mà!
Thường thường, trong những cuộc thảo luận đông người, Bích Đào giữ sự im lặng. Nhưng thật ra cũng chưa lần nào nàng được tham dự vào một cuộc thảo luận mà ý kiến của nàng có tầm quan trọng trong mọi chiều hướng.
Nàng nghe tiếng mình trả lời thật rụt rè:
- Chúng ta đâu có được quyền đem chuyện trước kia vào câu chuyện ngày hôm nay. Nhưng dù gì đi nữa, anh ta đã được trắng án, nghĩa là anh ta vô tội.
- Vô tội! Người đàn bà gầy ốm la lên.Anh ta đã gặp hên và rơi đúng nhằm một bồi thẩm đoàn ngu xuẩn. Người ta tìm ra người đàn bà bị chôn và anh ta đã bỏ đi với tất cả số tiền của bà ấy! Tất cả các báo đều đăng chuyện đó mà.
Giọng nói của Đáo trở nên cứng rắn hơn:
- Chúng ta không có quyền nói đến quyết định vụ án trước đây. Chúng ta đã thề là chỉ suy xét về những cái gì được trình bày trong lần xử án này mà thôi. Theo ý tôi, tôi nghĩ là người bị chôn tìm thấy trong căn nhà không phải là bà Bùi thị Huệ. Tôi nghĩ là chính bà Huệ đã giết bà này trước khi làm vợ Nguyễn Thanh vì thế nên bà ta đã trốn mất. Bà ta tránh mặt để thoát cái tội giết người mà bà đã phạm phải.
- Trời ơi, làm thế nào mà chúng ta có thể nghe những điều như vậy được hở Trời? - Người đàn bà lên tiếng một cách chán nản.
Người bồi thẩm đầu tiên lên tiếng:
- Tôi nghĩ chúng ta nên có một cuộc bàn cãi chung thì hơn. Vì có mười một người quyết định bị cáo có tội và chỉ một người nói ”vô tội”, chúng ta nên để cho bà Đào nói lên những lý do mà bà không đồng ý với chúng ta. Sau đó, chúng ta sẽ bắt đầu bằng người ngồi bên tay trái gần tôi nhất, mỗi chúng ta sẽ có dịp nói lên ý kiến của mình.
Trong một phút, Bích Đào cảm thấy khó chịu khi mọi tia mắt đều nhìn đến phía nàng. Sau cùng, bằng một giọng nói run run nhưng cương quyết nàng lên tiếng:
- Ông chánh án có dặn dò chúng ta là nếu chúng ta có một chút nghi ngờ nào đó về tội phạm của bị cáo thì chúng ta phải cho ông ta trắng án. Chưa người nào xác nhận xác người tìm thấy trong nhà là bà Bùi thị Huệ. Và các ông bà nghĩ sao về cái điện tín giữ phòng ở khách sạn? Và cái mà bà ta đã gởi từ San Francisco về cho bị cáo?
Người ngồi bên trái người bồi thẩm thứ nhất trả lời:
- Ai cũng có thể gởi điện tín hết.Thế nào ông ta chẳng có đồng lõa ở San Francisco hay chính ông ta lên đó gởi rồi về lại cũng có, đi máy bay chỉ cần một ngày mà thôi.
- Chúng ta đừng nên đi tìm những chuyện không tưởng - Đào cãi lại. Vả lại công tố viện cũng không khi nào chứng minh được rằng không phải bà Huệ đã gởi cái điện tín đó hay cái điện tín kia. Vậy chúng ta phải công nhận là bà chính bà ta đã gởi. Chuyện này cũng không bao giờ bị bác bỏ.
-Tôi không có gì phải công nhận hết - người thứ hai ngồi bên trái người bồi thẩm thứ nhất lên tiếng - Chính ông ta đã gởi những cái điện tín đó hay nhờ một người nào gởi trong trường hợp có chuyện rắc rối. Đó là lý do mà ông ta đã phải hỏi khách sạn và sau đó mới đi báo cảnh sát ở San Francisco. Trong hai tháng mà bị cáo nói rằng vợ ông ta đang ở San Francisco ,bà ta không hề liên lạc với ông ấy, bộ ông ấy không cảm thấy thắc mắc là tại sao bà ta không thư từ hay điện thoại gì hay sao? Đó có phải là phản ứng của những cặp vợ chồng vừa kết hôn hay không?
- Họ là những người đã trưởng thành! - Đào trả lời với giọng yếu ớt - Cả hai đều đã có gia đình từ trước rồi,đâu có phải như mối tình đầu.
Người đàn bà thứ ba, một thư ký đánh máy, chắc đã có gia đình vì có mang nhẫn cưới trên tay kêu lớn:
- Tất cả những chuyện bàn cãi này đều kỳ cục hết sức. Ông ta đã giết vợ và lấy hết tiền của bà ấy! Hết chuyện!
Nhưng cuộc bàn cãi vẫn tiếp tục. Lần đầu tiên trong đời Đào đã phải nói thật nhiều. Cô ta không phải là một diễn giả nhưng cô đã bênh vực luận điệu của cô thật hay nên sau cùng cô cũng thuyết phục được một người. Sau đó bồi thẩm đoàn ra khỏi tòa án vào lúc một giờ trưa. Sau khi hăng hái bênh vực luận điệu của mình trong bốn tiếng đồng hồ nữa, Đào đã sửa được kết quả cuộc bầu phiếu bằng hai phiếu “Vô Tội” và mười phiếu “Có Tội”.
Vào bảy giờ chiều, khi thừa phát lại đem cơm tối vào và bồi thẩm đoàn được nghỉ nửa giờ, Đào thuyết phục thêm được bốn người nữa và cán cân hai bên bây giờ đã bằng nhau. Còn bốn người đàn ông và hai người đàn bà vẫn giữ ý định lúc đầu của họ.
Vào mười giờ đêm thì chỉ còn hai chống mười thuận.
Mười giờ ba mươi, người bồi thẩm thứ nhất tuyên bố:
- Tôi nghĩ chúng ta đang đi vào ngõ cụt. Bây giờ chúng ta sẽ bỏ phiếu lần cuối cùng và tôi nghĩ chúng ta nên báo cho Tòa biết là chúng ta không thể nào quyết định được một cách toàn hảo.
- Như vậy thì lại có một phiên tòa khác. Thiệt là mất thì giờ và phung phí tiền bạc-một người đàn ông khác lầm bầm.
Bà thư ký tuyên bố thua cuộc một cách gượng gạo:
- Tôi không muốn là người phá thối và làm phung phí tiền bạc và thì giờ của dân chúng. Tôi chắc chắn là ông ta có tội một trăm phần trăm nhưng tôi thà theo quyết định của mọi người hơn là xin hủy bỏ sự xử án này.
Người đàn bà trẻ gầy yếu không đủ sức mạnh tinh thần để tranh đấu một mình.Người cuối cùng chống đối đã bỏ cuộc, bà ta cũng chán không muốn cãi nữa. Bà nói thật nghiêm khắc:
-Thôi được! Tha cho ông ta vậy! để cho ông ta đi tìm giết thêm vài người đàn bà nữa.
***
Phiên xử đã chấm dứt từ một tuần rồi bỗng một buổi chiều khi từ sở làm về, Bích Đào chợt trông thấy một người khách đứng chờ nàng trước căn chung cư nàng đang cư ngụ. Nhìn thấy dáng dấp vừa cao vừa lịch sự của ông ta, Đào giật mình kinh ngạc.
Nguyễn Thanh, tay cầm mũ, đứng chờ nàng. Ông nghiêng đầu chào thật lịch sự làm cho cô gái già nhớ lại cái thời xa xưa khi còn trong nước nàng thường thấy những người khách sang trọng nghiêng đầu chào những mệnh phụ phu nhân. Lòng nàng chợt cảm thấy một niềm vui nho nhỏ.
- Thưa cô Bích Đào,xin cô tha cho tôi cái tội đường đột đã đến bất thình lình như thế này nhưng tôi nghĩ đó là điều tôi phải làm...
- Ồ không có gì thưa ông. Mời ông Thanh vào nhà ạ!
Đào luống cuống đút chìa khóa vào lổ khóa, lúng túng mãi rồi nàng cũng mở được cửa sau hai ba lần. Nàng liếc nhanh căn phòng khách và thở ra nhẹ nhõm khi trông thấy mọi thứ đều ngăn nắp như mọi ngày.
-Xin mời ông ngồi. Ông đưa nón cho tôi treo nó lên...
- Thôi, khỏi cần cô Đào ạ. Tôi không ở lại lâu đâu... - Nguyễn Thanh tươi cười trả lời.
- Ông ta ngồi xuống chiếc ghế bành và để cái mũ lên trên đầu gối. Bích Đào cũng ngồi xuống chiếc ghế dài gần đó, để xách tay xuống bàn và nhìn Nguyễn Thanh dò hỏi.
-Tôi tìm địa chỉ của cô trong niên giám điện thoại.Tôi chắc cô không phiền tôi. Tôi nghĩ tôi phải đến cám ơn cô.
Nàng đỏ mặt:
-Tôi chỉ quyết định theo lương tâm và sự suy nghĩ của tôi mà thôi ông Thanh à, với lại chúng tôi có đến mười hai người làm việc này.
-Mười hai người thảo luận trong chín tiếng đồng hồ - Thanh trả lời một cách mỉa mai - Chắc là sự bất đồng ý kiến phải khá nặng. Tôi nghĩ rằng chắc chắn nhờ cô mà tôi còn được toàn tính mệnh.
Mặt của Đào đỏ thêm:
- Mạng sống của ông là nhờ lương tâm của ông mà thôi. Tôi nghĩ là nếu tôi không tin chắc chắn là ông vô tội tôi đã bỏ phiếu như những người khác và mọi chuyện sẽ xong trong vòng năm phút.
- Đôi mắt đen và sâu của Thanh nhìn Bích đào một cách chăm chú.
- Như vậy đúng cô là người đầu tiên cho rằng tôi vô tội. Tôi đã nghĩ ngay ra chuyện đó. Cô có biết không, tôi đã quan sát cô thật kỹ trong những ngày xử án?
- Thật vậy sao? - Đào giả vờ ngạc nhiên hỏi lại.
- Cô đừng cố gắng làm cho tôi nghĩ trái lại - ông ta nhẹ nhàng trả lời - Tôi biết rằng cô thấy chuyện đó. Từ lần đầu tiên nhìn cô trên ghế nhân chứng tôi đã biết cô là một người rất nhậy cảm.
- Một người ra sao? - Nàng nhướng mắt hỏi lại.
-Một người rất dễ cảm thông. Một người có thể bắt được dễ dàng mọi sự liên lạc của tâm linh. Chuyện mà, khổ thay, tôi không làm được. Tôi không có thể liên lạc được với người nào hết.
Đào ngạc nhiên nhìn Nguyễn Thanh:
- Bộ ông muốn nói đến sự trao đổi giữa hai sự suy tư phải không? Vậy thì tôi đâu có tưởng tượng ra chuyện đó.
Nguyễn Thanh mỉm cười:
- Cô không tưởng tượng gì hết cô Đào ạ! Tôi có khả năng trao đổi tư tưởng thật nhưng chỉ với một số ít người mà thôi. Thật vậy, rất ít người có được khả năng nhận được tất cả sự cảm thông do thần giao cách cảm đem đến. Ngay cả nếu họ có khả năng đó thật thì nó cũng chẳng ăn thua gì nếu người muốn liên lạc bằng tâm linh với họ không có chung một “luồng sóng”. Phải có một tinh thần đặc biệt mới có thể trở thành một người nhạy cảm với sự thần giao cách cảm được. Người đó phải chú ý nghe hơn là nghĩ đến những gì mà họ muốn nói. Họ phải có một tinh thần cởi mở và không bị vướng bận vì những tư tưởng của chính họ.
- Ông muốn nói một đầu óc trống rổng?
Nụ cười của Nguyễn Thanh có vẻ vui tươi hơn:
- Không những cô có sự thần giao cách cảm mà cô còn có thêm óc khôi hài nữa.
Ông ta đứng dậy và nói thêm:
- Thưa cô Đào,tôi không muốn làm phiền cô thêm nữa.Tôi chỉ muốn đến cám ơn những gì cô đã làm cho tôi mà thôi.
Cùng lúc đó và cũng rỏ ràng như nàng đang nghe ông ta nói lớn với nàng,Bích Đào nghe trong tai mình như có tiếng nói:
- Cô là một phụ nữ thật dễ mến và tôi muốn ngồi nói chuyện với cô nhiều nữa nhưng lẽ dĩ nhiên tôi không thể làm phiền cô quá nhiều.
Tim của Đào như đập rộn rã. Nghĩ rằng có một người đàn ông đang có một ý kiến về mình là một cảm giác thật mới lạ đối với nàng. Đó là không kể chuyện ông ta nghĩ nàng thật dễ mến.Phải chăng nàng đã thành công thêm một lần nữa trong sự hiểu được những gì Nguyễn Thanh muốn nói với nàng hay là đó chỉ là kết quả của óc tưởng tượng phong phú cộng thêm sự mơ ước thầm kín của nàng mà thôi?
Tưởng tượng hay không nàng cũng sẽ cho Nguyễn Thanh cơ hội ở lại nói chuyện với nàng nếu ông ta muốn.
- Bộ ông tưởng rằng tôi để cho ông vào nhà tôi một cách dễ dàng, khêu gợi sự tò mò của tôi bằng cách nói cho tôi hay là tôi có khả năng đọc được tư tưởng người khác xong ra đi thật thơ thới mà không cho tôi biết thêm gì về cái khả năng mà ông nói tôi được trời ban cho đó hay sao? Thường thường, sau khi đi làm về, tôi hay uống một ly rượu khai vị. Sao ông không ở lại uống một ly với tôi? Chúng mình sẽ nói tiếp chuyện đó?
Nguyễn Thanh tỏ vẻ ngập ngừng xong mới trả lời:
-Nếu tôi không làm phiền thì chuyện này làm cho tôi rất vui thích...
Và ông ta đã ở lại ăn cơm tối.
Tất cả câu chuyện bắt đầu từ hôm đó.Dần dần, những tuần lễ tiếp theo, Nguyễn Thanh trở thành người bạn tâm sự vào mỗi buổi chiều khi Đào từ sở làm về nhà. Hồi đầu ông chỉ cách vài ngày mới đến một lần hay ông đến đợi nàng ở sở làm sau giờ tan việc để đưa nàng đi uống rượu, nói chuyện. Vài lần họ về nhà nàng ăn tối hoặc Nguyễn Thanh đưa Đào đến tiệm ăn và sau đó đi xem chiếu bóng. Nói chung, những buổi chiều gặp nhau của họ thật bình yên nhưng nếu đem so sánh với đời sống buồn tẻ của Bích Đào trước đây thì đúng là một chuỗi ngày thần tiên, sôi động. Đời sống máy móc, nhàm chán của nàng bỗng nhiên được thay thế bằng một chuỗi ngày vui tươi, đầy sự bất ngờ với một người đàn ông mà chỉ nhìn vào đôi mắt của ông ta thôi cũng biết rằng ông rất có cảm tình với nàng.
Mặc dù giờ đây hai người đã gọi nhau bằng tên chứ không còn khách sáo như những ngày đầu. Nguyễn Thanh vẫn rất kín đáo, giữ gìn, ông cũng không lợi dụng bóng tối trong rạp chiếu bóng để siết tay Đào hay có một cử chỉ suồng sã nào .Nhưng Bích Đào vẩn cảm thấy rằng Nguyễn Thanh mỗi ngày mỗi gắn bó với nàng hơn. Không, thật ra ông ta không tỏ ra hay nói với nàng một cái gì hết nhưng thỉnh thoảng nàng vẩn bắt được những ý nghĩ thầm kín của Nguyễn Thanh... hay ít nhất nàng nghĩ như vậy. Và trong những trường hợp đó ,nàng toàn nhận được những tín hiệu yêu thương hay cảm phục của ông ta đối với nàng mà thôi.
Hai người đã bàn luận nhiều về hiện tượng “cảm thông quá độ” mà Bích Đào có được. Chuyện đó làm nàng say mê. Vì chưa bao giờ nàng được trải qua những giây phút hào hứng như vậy nên Đào thường cố gắng tối đa để tìm hiểu tại sao và bằng cách nào nàng có được cái khả năng đọc được những ý nghĩ của người khác mà bây giờ nàng mới khám phá ra.
- Không phải ý nghĩ thầm kín của mọi người, Nguyễn Thanh giảng cho nàng nghe - mà chỉ là ý nghĩ thầm kín của một người mà thôi. Thật ra chuyện này không có gì khác thường và người ta vẫn bắt gặp được nó ở những cặp vợ chồng hay tình nhân thật tình yêu thương nhau và gần gũi nhau. Những nhà tâm lý học không biết nhiều về hiện tượng đó nhưng có một giả thuyết cho rằng trí óc của một số người nào đó mà họ cho là “dễ dàng thu nhận”mà ta có thể ví như cái máy phát thanh đã dễ dàng tiếp nhận được trên một băng tần thật nhỏ một làn sóng thật rõ ràng. Giả thuyết cho rằng những bộ óc đó có thể đọc được ý nghĩ của người khác chỉ khi nào nó được chuyển tới bằng một làn sóng thật chính xác. Có thể có những người rất nhậy cảm nhưng họ đã đi suốt cuộc đời mà không gặp được làn sóng tâm linh đúng băng tần của họ để họ có thể hiểu nhau và cảm thông mà không cần lên tiếng. Có thể tôi là người đầu tiên mà Đào đã gặp có đúng sự hòa hợp trong sự suy nghĩ và có chung một băng tần tâm linh mà thôi.
Đào cảm thấy thật hạnh phúc khi biết rằng hiện tượng đó là một hiện tượng thường chỉ xảy ra cho những cặp trai gái thật rất gần gũi và thương yêu nhau.Mặc dù chưa bao giờ Nguyễn Thanh tỏ ra thân mật hơn tình bạn giữa hai người nhưng dù sao ý nghĩ trên cũng làm cho đầu óc mơ mộng của Đào có dịp iểu thuyết hóa sự liên lạc giữa nàng và Nguyễn Thanh. Nàng bắt đầu xây những giấc mộng nhỏ.
Nhưng một buổi chiều kia giấc mơ của nàng tan vỡ. Hai người đang ngồi trong phòng khách của nhà nàng. Nguyễn Thanh cho nàng biết ông ta sẽ rời thành phố này trong vòng từ một đến hai tuần nữa.
Thật ra thì cũng không có gì là bất ngờ vì Đào biết ông đang tìm việc làm ở xa thành phố Nữu Ước. Thanh đã nói với Đào: Công việc làm ở San Francisco của ông ta trước đây đã bị hủy bỏ sau khi ông bị truy tố về tội giết vợ. Còn ở Nữu Ước thì tên của ông nhắc nhở quá nhiều đến những chuyện đã qua để ông có thể tìm được một công việc làm đàng hoàng. Ông ta có vài chục ngàn mỹ kim trong quỹ tiết kiệm nhưng ông không thể ngồi không ăn hoài cho hết số tiền đó được. Ông muốn đi đến một nơi thật xa, ở một thành phố mà không người nào quen biết ông, ông sẽ cố gắng làm lại cuộc đời dưới một cái tên khác.
- Tôi cũng bị giới hạn rất nhiều trong những việc mà tôi có thể làm được. Tôi làm đơn xin việc dưới tên Nguyễn Tam, vì vậy tôi phải giới hạn kiếm những việc làm mà không ai đòi hỏi giấy giới thiệu. Tôi kiếm được việc bán xe hơi để ăn hoa hồng. Nếu tôi thành công trong công việc này tôi sẽ có giấy giới thiệu để kiếm một việc làm khá hơn.
- Ở đâu vậy? - Nàng hỏi Thanh.
- Saint Louis, chưa chắc chắn lắm nhưng có rất nhiều hy vọng. Thứ hai tới tôi phải lên đó để được phỏng vấn.
- Tôi chắc mọi việc sẽ trôi chảy - nàng gượng gạo nói, cố dằn sự xúc động - Nhưng Saint Louis xa quá. Tôi không chắc hai đứa mình sẽ được gặp mặt nhau luôn luôn như thế này.
-Có một cách làm cho chúng ta có thể gặp nhau mỗi ngày.
Giấc mơ tan vở lại bắt đầu thành hình và tim Đào reo lên như mở hội.
- Bằng cách nào hở anh Thanh?
- Nếu chúng mình thành hôn với nhau.
Đào chăm chú nhìn chàng. Tim nàng đập loạn xạ. Nàng không làm sao nói nên lời.
Nguyễn Thanh nói tiếp:
- Dù sao thì cũng có một vài chướng ngại. Có thể rằng Bùi thị Huệ còn sống.
Ý nghĩ đó làm nàng giật mình. Mặc dù nàng tin chắc rằng cái xác chết dưới hầm căn nhà ở Nữu Ước không phải là xác Bùi thị Huệ, sau khi làm giá thú với Nguyễn Thanh, bà ta đã đổi họ và lấy họ chồng là Nguyễn thị Huệ nhưng từ ngày đầu tiên Nguyễn Thanh bước vào nhà nàng ,Đào không bao giờ còn thắc mắc đến tên Huệ đó nữa.
- Về mặt tinh thần, chuyện bà ta còn sống không làm cho tôi thắc mắc chút nào – Nguyễn Thanh lên tiếng- Nhưng chuyện xảy ra cho tôi, bà ta không thể nào không biết là tôi đã bị đưa ra tòa xét xử vì tội giết bà ấy. Cả nước đều biết chuyện đó. Tất nhiên là tôi không thể nào trở lại với một người đàn bà đã đành lòng chấp nhận rằng tôi có thể bị xử tử vì một tội mà bà ấy biết rõ hơn ai hết là tôi không phạm phải.
Bích Đào vẫn giữ sự im lặng.
Nguyễn Thanh nói tiếp:
-Tiểu bang Nữu Ước đã tuyên bố là bà ấy đã chết rồi, tôi không nghĩ họ có thể truy tố tôi về chuyện đa thê nếu tình cờ bà ta lại xuất hiện. Tôi chỉ nghĩ đến em mà thôi. Tôi không muốn rằng,sau mười năm chẳng hạn, em sẽ chợt thấy mình đang sống trong tội lỗi.
Bích Đào chợt buột miệng nói nhanh:
- Thí dụ như em bằng lòng chuyện đó thì sao?
Nguyễn Thanh cười với nàng:
- Tôi mong được nghe em nói như vậy. Nhưng tôi không nghĩ là chúng ta gặp chuyện gì rắc rối vì chúng ta bắt đầu cuộc sống chung dưới một cái tên khác và nếu bà Huệ có xuất hiện đi nữa thì cũng khó lòng tìm ra được chúng ta.Nhưng để tránh cho tôi những sự rắc rối, tôi và em phải đi Reno ngay làm đám cưới thì mới an toàn được. Vả lại trước đây đã có một Tổng thống Mỹ bị một chuyện như vậy và ông ta đã thoát ra một cách êm đẹp.
- Andrew Jackson. Nhưng hình như sau đó cũng có một vài tai tiếng phải không anh? Nghe đâu ông ta đòi đấu gươm với một người nào đó đã phê bình rằng hai vợ chồng ông đang sống trong tội lỗi?
- Cô bạn biết không, giờ đây tục lệ đã thay đổi nhiều rồi từ thuở đó. Không ai nghĩ đến chuyện ném đá chúng ta đâu ngay cả khi phải cần đến pháp luật can thiệp. Người ta chỉ sẽ trông thấy một lỗi lầm phạm phải một cách vô tình và rất dễ dàng sửa chữa. Nhưng tất cả đều tùy thuộc ở Đào mà thôi.
- Em bằng lòng làm vợ anh- Đào trả lời ngay,không cho Nguyễn Thanh có thì giờ thay đổi ý kiến.
Nàng đang ngồi trên chiếc ghế dài còn Nguyễn Thanh ngồi trong ghế bành.Ông ta đứng lên, đi đến gần nàng và, lần đầu tiên từ ngày quen nhau, ông cúi xuống hôn nàng.
Chuyện này xảy ra vào ngày thứ bảy 29 tháng sáu. Vào thứ hai,Nguyễn Thanh đi máy bay qua Saint Louis. Khoảng bốn giờ chiều, ông ta gọi điện thoại vào sở làm của Đào.
- Em ơi, xong rồi! - Ông vui vẻ tuyên bố - Anh đã được nhận vào làm việc, 15 tháng 7 anh bắt đầu. Đó là một ngày thứ hai. Anh sẽ ở lại đây vài ngày để tìm cho chúng mình một nơi cư ngụ, thứ sáu anh sẽ về lại Nữu Ước.Thứ bảy chúng mình làm lể thành hôn ,sau đó chúng ta sẽ đi bằng xe hơi qua Saint Louis vào ngày thứ ba 9 tháng 7.
- Làm gì mà gấp quá vậy? Đào kêu lên vừa sợ hãi vừa thích thú với ý nghĩ là chỉ còn một thời gian ngắn ngủi nữa thôi trước khi nàng trở thành một người đàn bà có chồng.
- Em phải làm đơn xin nghỉ việc và còn cái hợp đồng thuê căn chung cư của em nữa.
- Vậy thì em phải thu xếp thật nhanh mọi công việc thì mới kịp được. Nguyễn Thanh vui vẻ trả lời nàng - Đúng một tuần nữa là chúng mình dọn về Saint Louis.
Vừa đặt máy xuống Đào đi gặp ngay ông giám đốc của hãng và xin nghỉ việc.Hơn hai mươi năm làm công cho hãng nên ông giám đốc tỏ ra rất thông cảm cho nàng.Ông miễn cho nàng hai tuần báo trước như đã ghi trong hợp đồng mà chỉ yêu cầu nàng tiếp tục làm cho xong tuần này mà thôi.
Những ngày tiếp theo thật là bận rộn. Nàng tìm ra được một bà già bằng lòng tiếp tục hợp đồng thuê nhà của nàng và giữ luôn cả đồ đạc trong nhà. Nàng đã phải bán lại với chỉ một phần tư giá của nó mà thôi.Xong chuyện đó nàng phải đóng hết mọi trương mục của nàng trong tất cả mấy cửa tiệm bách hóa và thu xếp hành lý.
Chuyện này là một trở ngại lớn nhất vì khi Nguyễn Thanh gọi cho nàng vào hôm thứ tư ,ông dặn nàng chỉ nên đem theo xe hai valises mà thôi. Những đồ đạc khác phải gởi về Saint Louis theo đường xe hỏa và họ sẽ đến lấy sau.
Ngày thứ sáu, khi Nguyễn Thanh về Nữu Ước thì Đào đã thu xếp công việc xong xuôi trừ việc đóng mấy chương mục ở ngân hàng mà thôi.
Nguyễn Thanh đến Nữu Ước vào chuyến bay buổi sáng,trưa chàng đến văn phòng gặp Bích Đào.Vào giờ ăn trưa họ đi lấy máu và ghi tên thành hôn vào ngày hôm sau vì Nữu Ước bắt phải nộp đơn trước hai mươi bốn giờ đồng hồ.
Nguyễn Thanh ghi tên là Nguyễn Tam. Bích Đào có vẽ không bằng lòng chuyện đó, Nguyễn Thanh phải giảng cho nàng hiểu là giá thú có giá trị dưới bất cứ tên gì miễn là phãi đúng những người muốn thành hôn có mặt trong buổi lể mà thôi. Chàng cũng nói là rất có nhiều sự bất tiện nếu chàng ghi tên thật trong giá thú vì nếu rủi ro chuyện chàng cưới vợ được mọi người biết đến thì báo chí sẽ không tha cho chàng. Họ sẽ đăng ngay lên trang nhất chuyện một người đàn ông được trắng án hai lần về tội giết vợ giờ đi cưới người thứ ba. Nhất định là cả Đào lẩn Nguyễn Thanh không cần đến sự quảng cáo đó. Họ sẽ đến Saint Louis sống dưới tên ông bà Nguyễn Tam, mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn nếu tên đó có trên tờ giá thú của họ.
Bích Đào phải công nhận là Nguyễn Thanh có lý của chàng.
Một ông Tòa làm lể thành hôn cho họ vào chiều thứ bảy. Từ trước đến giờ, Nguyễn Thanh sống trong một căn phòng dành cho những người độc thân thuê, tối hôm đó chàng đến ở tại nhà Bích Đào.
Trong sự xúc động để sửa soạn cho đám cưới và sau đó lại bận rộn dọn nhà nên Bích Đào chưa có dịp nói về tình trạng tài chánh của mình cho Nguyễn Thanh nghe.Và lẻ dĩ nhiên, không ai bàn đến chuyện tiền bạc vào đêm tân hôn cả. Nhưng sáng hôm sau, trong bửa điểm tâm, chính Bích Đào đem chuyện đó ra nói trước:
-Anh Thanh, anh có nghĩ là mình sống đủ với số tiền anh có thể kiếm được hay không? Hay anh cũng muốn em đi kiếm việc làm khi chúng mình đến Saint Louis?
-Để sau này xem ra sao cái đã.Hiện anh có chừng bốn chục ngàn đô la,mình cũng sống được một thời gian.
-Em cũng có một ít tiền dành dụm.Em tính ngày mai khóa hết các sổ ngân hàng và đổi lấy tất cả bằng chi phiếu du lịch .Trong chương mục thường em chỉ có chừng hai ngàn đô la nhưng còn chương mục tiết kiệm thì em không biết phải làm sao đây. Có lẽ em phải để nó ở lại đây và xin chuyển qua một chương mục khác ở Saint Louis khi nào mình đến đó.Đi đường với một số tiền quá lớn em cũng ngại.
-Tại sao em không nói ngân hàng làm chung một chi phiếu với tên mới của em, Bích Đào Nguyễn (trong hôn thú Đào đã lấy họ của Nguyễn Thanh)? Chi phiếu đó cũng chắc chắn như chi phiếu du lịch vậy và khi nào tới Saint Louis em chỉ cần bỏ vào một quỷ tiết kiệm mới với tất cả số tiền của hai cuốn sổ cộng lại?Anh có thừa chi phiếu du lịch cho hai đứa mình sử dụng trong chuyến đi này.
Và Đào đã làm theo lời khuyên của Nguyễn Thanh. Ông này cũng không hỏi số tiền nàng có bao nhiêu trong quỹ tiết kiệm và nàng cũng không nói với ông.Nàng muốn dành cho chồng một sự ngạc nhiên thích thú:trong hơn hai mươi năm làm việc nàng vẫn đều đặn bỏ vào quỹ tiết kiệm một số tiền trừ trong tiền lương hàng tháng nàng lãnh ra. Ngân hàng đưa cho nàng một chi phiếu một trăm bảy chục ngàn hai trăm tám mươi tám đô la.
Sáng hôm sau họ khởi hành đi Saint Louis thật sớm.Bích Đào không có bằng lái xe nên Nguyễn Thanh cầm tay lái trong suốt cuộc hành trình.Họ không có gì phải gấp rút vì Nguyễn Thanh chỉ bắt đầu làm việc vào thứ hai tuần sau. Cuộc hành trình mất hết ba ngày, và họ xem như đi hưởng tuần trăng mật vậy. Chỉ vào trưa thứ sáu họ mới vào đến Pont Mac Arthur và đi vào Saint Louis. Họ dừng lại ăn cơm tối ở đó trước khi đi tiếp.
Nguyễn Thanh nói với nàng ông đã thuê tạm một căn nhà nhỏ "loại nhà mùa Hè” trong một tháng. Căn nhà này sẽ là nơi tạm trú của hai vợ chồng trong khi họ đi tìm một cái nhà khác đúng với nhu cầu của họ hơn. Căn nhà ở ngoài thành phố, chàng giảng cho nàng nghe,nhưng mổi buổi sáng khi đi làm Nguyễn Thanh chàng sẽ đưa nàng đến nhiều văn phòng địa ốc khác nhau để nàng kiếm cho được căn nhà vừa ý.
Dù sao, khi đến nơi, Bích Đào cũng không ngờ căn nhà lại xa thành phố quá vậy. Nó nằm một bên bờ sông Meramec chừng mười lăm cây số ở cuối miền Nam thành phố và chừng từ hai mươi đến hai mươi lăm cây số cách trung tâm thành phố.Nó được xây trên một bải cát đầy đá nhọn, chung quanh không có một căn nhà nào. Căn nhà được nằm trên những chiếc cọc được đóng sâu dưới nước, nhiều miếng gổ được đóng vào hai bên thành một nhà chứa xe đơn sơ dưới căn nhà. Một cái cầu thang nối liền nhà xe với cái nhà ở trên.
Bích Đào cảm thấy được chút an ủi khi trông thấy bên trong căn nhà có vẻ sáng sủa hơn bề ngoài thật nhiều. Căn phòng khách thật rộng, vuông vắn, sạch sẽ, bàn ghế tuy đơn sơ nhưng vẫn còn mới. Căn nhà bếp khá rộng, và phòng tắm không đến nỗi nào. Tất cả mọi thứ trong nhà đều có vẻ xưa củ nhưng rất hợp với kiểu nhà này. Nàng quyết định rằng sau khi lau chùi cẩn thận và trang hoàng lại, căn nhà cũng không đến nổi nào và vợ chồng nàng có thể sống tạm được trong thời gian chờ đợi nàng kiếm một căn nhà mới vừa ý hơn.
Sau một cuộc hành trình dài đến mấy ngày,vợ chồng Nguyễn Thanh đi ngủ sớm. Ngày thứ bảy, Nguyễn Thanh đưa nàng đến một khu buôn bán gần bờ rừng của thành phố. Nàng mua sắm thức ăn cho đủ cả tuần và đồ dùng lặt vặt trong nhà. Suốt ngày hôm đó và ngày chủ nhật, nàng lo dọn dẹp căn nhà lại cho sạch sẽ. Sau hơn một ngày lau chùi, căn nhà láng bóng như được sơn phết dọn dẹp lại từ trong ra ngoài.
Ngày chủ nhật, sau buổi ăn tối, trong khi hai người đang ngồi ở phòng khách, Nguyễn Thanh chợt nói với nàng:
-Ngày mai anh bắt đầu làm việc rồi. Em có tính làm gì trong khi vắng anh hay không?
Bích Đào nhìn chàng bằng đôi mắt ngạc nhiên:
-Em tưởng đâu anh cho em đi theo để kiếm nhà...
-Ngày mai thì không được. Anh chẳng biết sẽ đưa em đi đâu. Anh sẽ mua một tờ báo địa phương và chiều mai chúng mình sẽ soạn ra một danh sách những hãng địa ốc chuyên lo cho việc mướn nhà. Thứ ba anh sẽ đưa em đi. Em cũng nên nghĩ một ngày trước khi chạy theo mấy hãng địa ốc.
- Cũng được - nàng bằng lòng - trễ một ngày cũng không sao.
- Nếu em ký tên vào cái chi phiếu của em thì ngày mai anh sẽ mở một trương mục tiết kiệm cho em trong giờ nghĩ để ăn trưa.
- Quỹ tiết kiệm của chúng ta - nàng tươi cười sửa lại câu nói của Nguyễn Thanh - Chúng ta đâu có phải như những cặp vợ chồng khác, mổi người có những công việc riêng hoặc sổ sách riêng!
- Được rồi,sổ tiết kiệm của chúng ta! Nguyễn Thanh vừa cười vừa trả lời nàng. - Ờ, mà em ký nó bây giờ đi khi chúng mình đang nói đến chuyện đó - Đào đi ngay vào phòng ngủ, lấy tấm chi phiếu ra khỏi xách tay và đặt nó lên bàn phấn để ký tên vào sau lưng. Khi nàng viết "Bà Bích Đào Nguyễn" nàng cảm thấy thật xúc động. Đây là lần đầu tiên nàng dùng tên mình với họ của chồng. Đúng là một cái tên mới cho một cuộc đời mới.
Đi ra lại phòng khách, nàng đưa cái chi phiếu cho Nguyễn Thanh, ông này chỉ liếc sơ xong gấp lại bỏ vào túi.
- Anh không ngạc nhiên vì số tiền à? Nàng hãnh diện hỏi chồng.
- Không, thật tình anh không ngạc nhiên. Anh biết, với hơn hai mươi năm làm việc và cách tiêu xài kỹ như em thì số tiền đó chẳng có gì đáng ngạc nhiên hết. Anh đã biết trước là em sẽ có một món tiền lớn để dành.
Khuôn mặt Đào lộ vẻ thất vọng. Nàng cảm thấy tổn thương vì thái độ hững hờ của chồng khi biết nàng có một số tiền lớn như vậy.
- Em... em cứ tưởng đâu anh sẽ hãnh diện vì em.
- Ờ có chứ, anh rất hãnh diện đó chứ nhưng anh không ngạc nhiên, thế thôi.
Đào nhìn Nguyễn Thanh với đôi mắt nghi ngờ rồi một cảnh trong phiên tòa xử chợt hiện ra trong óc nàng. Nàng cũng không hiểu tại sao nó lại hiện vào trí óc nàng đúng lúc đó nhưng nàng nhớ lại người nhân chứng chuyên về chữ viết đã nói trước tòa rằng chữ ký trên tờ ủy quyền cho phép Nguyễn Thanh mọi quyền hành trong cách sử dụng gia tài của Bùi thị Huệ là đúng chữ viết của bà ta. Và Đào cũng vừa nhận thức được rằng tất cả vốn liếng tiền bạc của nàng đều nằm trên cái chi phiếu mà nàng vừa trao cho Nguyễn Thanh. Đúng thật chữ ký của nàng đã ở sau cái chi phiếu đó.
Không cần quanh co, nàng hỏi ngay Nguyễn Thanh:
- Anh quen bà Bùi thị Huệ bao lâu thì anh với bà ấy lấy nhau?
Nguyễn Thanh nhìn lại nàng với đôi mắt kỳ lạ:
- Thật là một câu hỏi lạ lùng. Không, anh cũng chỉ mới quen với bà ấy mà thôi.
- Anh Thanh, anh gặp bà ấy ở đâu vậy?
Nguyễn Thanh nhìn nàng thật lâu trước khi thong thả trã lời từng tiếng một:
- Bà ấy là một bồi thẩm trong vụ xử án trước của anh.
Qua những lời nói ấy của Thanh,Đào chợt hiểu được một chuyện khác đến từ chàng mà lần này nàng biết chắc là không phải do óc tưởng tượng của nàng nghĩ ra. Nàng nghe rõ ràng như chính câu nói đang được thốt ra từ miệng Nguyễn Thanh: “Khi nào anh cũng cố tìm cho được một bồi thẩm viên dễ cảm thông trong số mười hai người”.
Nàng chợt hoảng sợ, sự khiếp đảm xâm chiếm toàn thân nàng và Đào nhìn chăm chú vào đôi mắt đen sâu thẳm của Thanh đang dịu xuống vì buồn phiền:
- Anh đã làm cho ý nghĩ của anh thoát ra mà không tài nào giữ lại được, phải không em? Anh muốn mọi chuyện sẽ còn êm đẹp thêm vào buổi tối hôm nay nhưng bây giờ thì không còn thể được nữa rồi. Ôi đó cũng là sự bất tiện khi mình gặp phải một người quá nhậy cảm: Khi nào cũng phải canh chừng ý nghĩ của chính mình... Anh xin em đừng buồn... Anh thật tình rất tiếc...