Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Bố Già ( The Godfather ) - Chương 30
Trong căn nhà của mình bên Bronkx, Anbert Nêri loay hoay chải thật kỹ bộ sắc phục cảnh sát bằng da xanh đã cũ . Phù hiệu gã đã tháo ra cọ thật bóng . Dây lưng và bao súng treo lủng lẳng trên lưng ghế . Cái bận rộn quen thuộc đã đem lại cho Nêri một cảm giác thích thú là lạ , mà suốt hai năm nay - kể từ ngày vợ gã bỏ đi – ít khi gã được hưởng .
Lúc lấy vợ Anbert mới gia nhập lực lượng cảnh sát chưa được bao lâu , cô vợ Rita bấy giờ còn là một nữ sinh non choẹt, con nhà làm ăn tử tế gốc Ý , vốn rất giữ gia phong nên cô bé rụt rè nhút nhát tợn , chưa lần nào đi chơi khuya quá mười giờ . Rita ngây thơ , duyên dáng , mái tóc đen huyền kiều diễm , mà lại ngoan ngoãn hiền lành , chẳng trách Anbert Nêri say như điếu đổ .
Hồi mới lấy nhau , Rita nhìn chồng bằng ánh mắt đắm đuối . Gã khoẻ như voi và cô thấy người ta sợ gã không chỉ bởi sức mạnh thể chất , mà còn bởi lòng trung thành không thể lay chuyển đối với những khái niệm tốt xấu của gã . Gã không quen cái kiểu lịch sự tế nhị . Nếu không đồng ý với ai cái gì thì gã hoặc ngậm tăm hoặc hung hăng cãi ngay . Tính gã thẳng ruột ngựa , không bao giờ đồng ý với ai chỉ để lấy lòng . Thêm vào đó, gã có tính cách Xixili chính cống khiến dân tình xung quanh lắm phen khiếp vía .
Trong năm năm trời phục vụ trong ngành cảnh sát Niu York, Nêri đã nổi danh là một trong những người bảo vệ pháp luật mặt sắt nhất thành phố . Đồng thời còn là người liêm khiết vào loại nhất nhì . Có điều gã bảo vệ pháp luật theo cách riêng của mình . Bọn tội phạm lớn bé bị gã căm ghét như kẻ thù của chính mình , và hễ trông thấy đám du côn dở trò mất dạy với người qua đường trong góc tối nào đó là gã ra tay ngay, ra tay quyết liệt , thần tốc. Nhờ có sức mạnh phim phàm nên gã ưa dùng những biện pháp chân tay .
Một đêm đang ngồi xe tuần tiễu trong khu vực Tây Công Viên Trung Tâm, gã bắt gặp một đám sáu gã trai hoi đang quấy phá . Nêri vọt ra ngay - thằng đồng sự biết tính gã nên cứ ngồi nguyên trên xe , không muốn giây vào . Chỉ trong nháy mắt, gã đã gom đủ sáu chú ranh con chưa quá hai mươi , chú nào cũng diện áo vét đen ra dáng tay chơi lắm . Bọn này chẳng phải tội phạm tội phiếc gì hết, chẳng qua rảnh việc rỗi hơi , túm tụm nhau đi rông , gặp đàn ông thì kéo cổ xin thuốc , xin lửa , còn đàn bà con gái thì chúng chọc ghẹo, giở trò mất dạy, nhưng tuyệt nhiên không động chạm gì đến thân thể họ .
Nêri bắt sáu chú đứng sát vào tường , đứng nghiêm không được động đậy mà nghe gã hùng hổ quát tháo , cây đèn pin tổ bố cứ vung loang loáng . Tuy đi tuần tra bao giờ Anbert cũng đeo súng , nhưng chẳng bao giờ gã dùng đến . Lúc gã bực lên , nguyên bộ mặt hung thần với bộ đồ cảnh sát là đủ để bọn du côn mất mật rồi . Lần này cũng thế . Sau khi bắt sáu chú xếp hàng xong, gã mới tra từng chú một. Thằng thứ nhất có vẻ Irlơnđ . Gã quát : “Cút! Tao mà còn thấy mày thò mặt ra đường lần nữa thì cứ giờ hồn!” Chú chàng biến vội. Hai thằng sau cũng thế. Nhưng thằng thứ tư thì rõ là dân Ý – nghĩa là đồng hương với thầy cảnh sát . Cu cậu tưởng bở, ngẩng lên ngỏn nguẻn. Nghe Nêri hỏi : “Mày người Ý hả ?” - cu cậu còn gật đầu cười nịnh . Thế là Anbert Nêri vung tay táng cho cu cậu một phát đèn pin vào giữa trán, máu me túa ra ghê lắm , may mà chưa vỡ gáo. Thằng kia quỵ xuống. Gã nắm cổ thằng ranh nhấc lên, quát : “Mày làm nhơ danh người Ý. Người Ý đâu có thứ như mày ? Đứng lên!” Thằng kia lom khom không dám đứng thẳng thì bị gã tống cho một đầu gối vào bụng, cảnh cáo : “Biến! Lần sau tao mà còn nhìn thấy mày mặc thứ áo quái gỡ này láng cháng ngoài đường thì bỏ mẹ với tao. Phúc tổ bảy mươi đời là mày không phải con tao đấy!” Hai thằng còn lại dĩ nhiên là sợ vãi đái, không cần phải nói nhiều, chỉ bị đá đít đuổi về, cấm không được phất phơ ngoài phố.
Những màn lập lại trật tự kiểu này gã làm vừa nhanh vừa gọn, không ai kịp can thiệp nói ra nói vào gì, không kịp để bà con xúm lại nữa. Gã làm việc rất chớp nhoáng, nhảy lên xe đóng cửa là thàng đồng sự rồ máy phóng đi luôn. Tất nhiên thỉnh thoảng cũng đụng phải đứa lì định giở võ hay thậm chí còn rút dao. Những lúc như thế thì thật cám cảnh thay cho thằng kia. Nêri loáng một cái đã tẩn cu cậu một trận máu me tàn nhẫn rồi quẳng lên xe tuần tiểu. Sau đó cu cậu còn bị giam và bị buộc tội hành hung nhân viên công lực. Nhưng thông thường phải đợi chán chê, đến lúc can phạm xuất viện mới xử gì thì xử.
Ít lâu sau Nêri đã bị đổi sang khu vực có trụ sở Liên Hiệp Quốc. Các quan chức Liên Hiệp Quốc cậy quyền bất khả xâm phạm ngoại giao cứ đỗ xe bừa bãi ở các phố lân cận, bất chấp quy định của cảnh sát. Nêri báo cáo lên cấp trên thì người ta bảo gã chịu khó làm ngơ để khỏi phiền phức. Một tối nọ vì xe các bố để lung tung quá, làm cả một đoạn đường bị nghẽn. Chờ đến quá nửa đêm, Nêri mới lôi cây đèn tổ bổ của mình trong xe tuần cảnh ra, xách đi dọc phố, cứ xe nào đỗ sai chỗ là gã đập vỡ kính bằng hết . Đi gắn lại kính ít nhất phải mất vài ngày, dù có là nhà ngoại giao cao cấp nhất cũng thế. Đơn thưa báo tới tấp bay đến bót cảnh sát yêu cầu ngăn chặn ngay hành động côn đồ kia. Thêm một tuần nữa kính xe liên tiếp bị đập rồi mọi người mới biết đó là thành tích của Nêri. Gã bị đổi sang Harlem.
Sau đó ít lâu, một sáng chủ nhật Nêri đưa vợ sang Bruklin thăm bà chị. Bà chị goá chồng nên, theo đúng truyền thống Xixili, cậu em Anbert có nghĩa vụ thay thế bổn phận người quá cố - tức là lâu lâu xuống xem có gì cần lo lắng giải quyết không. Chuyện đáng lo thì có đấy. Thằng cháu mồ côi cha năm nay xuýt xoát hai mươi đã bắt đầu lêu lỗng mà bà mẹ không bảo được . Có lần ông quý tử đua đòi cũng theo người ta đi đánh quả. Không có cậu Anbert nhờ anh em đồng nghiệp tha cho nó một lần thì quả này ông cháu ngồi tù là cái chắc. Thực tình Nêri sốt tiết lắm, nhưng chỉ bấm bụng cảnh cáo : “Nghe đây, lần này tao bỏ qua, nhưng mày còn làm khổ mẹ mày lần nữa là biết mặt tao!” Ở nhà người ta thì đó là ông cậu dạy dỗ bảo ban thằng cháu, nhưng nếu ông cậu là Anbert Nêri thì phải hiểu đây là lời răn đe thực sự, nên thằng cháu Tômax rét quá, tuy cũng là loại đầu bò đầu bướu trong đám chọi con Bruklin chứ chẳng phải mèng.
Tối hôm trước, tối thứ bảy, Tômax đàm đúm đi chơi, mãi gần sáng mới mò về nên đã đứng bóng rồi mà cu cậu vẫn chưa dậy. Mẹ nó vào đánh thức nó dậy, bảo rửa mặt rửa mũi, mặc quần áo xuống ăn cơm với cậu mợ Anbert luôn thể. Thằng ranh lầu bầu :
- Để người ta ngủ . Cậu với chả mợ, rách việc !
Cửa buồng chỉ khép hờ nên Anbert nghe hết, nhưng thấy bà chị đi ra có vẻ sượng sùng nên hắn phải lờ đi để ngồi ăn cho vui vẻ cả nhà.
Lúc ngồi nói chuyện, Nêri hỏi bà chị dạo này thằng Tômax có lếu láo nữa không thì bà lắc đầu. Nhưng thật không may cho nó, lúc vợ chồng ông cậu sắp sửa ra về thì nó trong phòng ngật ngưỡng bước ra, hậm hực chào lấy lệ rồi xuống bếp lục cơm. Một lúc sau nó ở dưới bếp hét toáng lên :
- Đói bỏ mẹ mà chẳng còn cái cứt gì ăn đây!
Mẹ nó mắng :
- Cơm có bữa, không ăn thì thôi. Ngủ nữa ngày mới dậy không ai công đâu mà chờ !
Thằng ranh ăn nói mất dạy chẳng qua chỉ là học đòi kiểu nói đầu đường xó chợ đang thịnh hành chúu chẳng phải để hạch sách bà mẹ bôi bác cả nhà đâu. Nhưng không biết vì còn ngái ngủ hay vì đói bụng đâm ra cáu kỉnh, nó buột miệng văng ra một câu, không nhớ rằng ông cậu Anbert nãy giờ đã sốt ruột lắm rồi .
- Không chờ thì đi ăn hàng chứ báu đ….gì !
Nói vừa dứt lời, chưa kịp hối thì đã bị cánh tay như cái gọng sắt của ông cậu tóm cứng. Ra thằng này láo quá! Nó dám ăn nói với mẹ nó cái kiểu ấy cơ đấy. Có mặt cậu mợ đây mà nó còn thế thì ngày thường ở nhà nó còn bố láo đến đâu ? Thằng mất dạy này phải sửa ngay một trận mới được.
Chẳng biết gặp ngày sát chủ hay hổ vồ mà hôm đó thằng Tômax được một trận mê tơi lên bờ xuống ruộng. Hai người đàn bà đứng ngoài mặt mũi tái xanh tái tím chẳng dám mở mồm can. Lúc đầu thằng cháu còn gắng gượng đỡ đòn, nhưng qua hai ba hiệp, cu cậu chỉ còn biết lạy như tế sao. Mặt mũi bầm dập, máu me be bét, đầu bị đập vào tường cồm cốp, bụng đau quằn quại sau mỗi cú đấm thôi sơn, sau hết, lúc đã ngã lăn quay ra, cu cậu lại còn bị nắm tóc mà dộng huỳnh huỵch xuống sàn.
Đánh một lúc, ông cậu dừng tay, tóm cổ lôi thằng cháu xuống đường, tống vào xe toát cho một trận :
- Nhớ đấy, tao mà còn nghe mày ăn nói mất dạy với mẹ mày lần nữa thì đừng có trách, tao đánh cho hư người ra chứ không phải chỉ sơ sơ thế này thôi đâu, nghe chưa ? Gã dừng lại một lát để thằng bé nhập tâm lời dạy bảo ân cần đó, rồi tiếp : Bây giờ mày lên bảo mợ mày tao đang chờ dưới này. Để xem mày đã biết vâng lời chưa nào.
Sau bận ấy hai tháng, một đêm đi trực về, Anbert Nêri không thấy vợ đâu. Rita đã gói ghém đồ đạc về nhà bố mẹ rồi.
Ông bố vợ cho chàng rễ hay là Rita sợ gã – cô ta không dám sống với một người tính tình hung tợn như vậy. Nêri ngớ cả người - có bao giờ gã đụng đến vợ đâu, có bao giờ gã nặng lời với cô ta đâu, đối với vợ gã một mực yêu thương âu yếm chứ có gì kia khác đâu. Gã không dám tin rằng cô ta lại bỏ gã, nên định bụng chờ vài hôm cho hết bàng hoàng rồi sẽ đến hỏi cho ra nhẽ.
Thật oái oăm sao, ngày hôm sau lại xảy ra chuyện lôi thôi. Trong lúc gã đang tuần tra trong khu vực thì có tin báo trên một đường phố có một vụ hành hung. Theo thói quen, xe vừa đến nơi chưa kịp dừng, Nêri đã nhảy phắt xuống rồi, tay vung vẩy đèn pin. Gã lập tức thấy ngay chỗ nào cần đến : một đám đông đang xúm xít trước lối vào một ngôi nhà. Một người đàn bà da đen bảo gã : “ Nó cắt tiết con bé mất thôi, trong kia kìa.”
Nêri bước vào cửa lớn. Từ khuôn cửa mở phía cuối hành lang hắt ra ánh đèn và có tiếng rên la. Tay nắm chặt đèn pin, gã xông ngay vào và xuýt nữa đụng phải mấy thân người nằm sóng soài dưới sàn. Một đứa bé gái chưa đến mười hai nằm ngay bên một người đàn bà da đen khoảng hai lăm tuổi, cả hai máu me đầy người vì những nhát rạch sâu hoắm. Hung thủ đứng lù lù ngay trước mặt Nêri trong phòng khách. Tưởng ai, hoá ra người quen : Vekx Bêinx - một tên ma cô kiêm bán ma tuý khét tiếng, một nghệ sĩ chơi dao bậc thầy . Hắn ngước cặp mắt đờ dại đang lên cơn nghiện nhìn ra, lưỡi dao cạo bê bết máu rung rung trong tay. Mới hai tuần trước Nêri vừa túm cổ thằng kia về bót vì tội hành hung một con điếm bạn hàng ngay giữa đường. Hôm ấy bị bắt, thằng khốn còn nỏ mồm : “ Này, không việc gì đến bọn cớm chúng mày đâu nhé!” Tay cùng đi với Nêri cũng nghĩ thế. Bọn đen này cứ để chúng nó lụi nhau chết cha cả nút đi cho xong, dính vào làm quái gì ? Nhưng Nêri thì cứ nhất định hốt thằng này về đồn giao cho pháp luật trị tội. Ai dè ngay hôm sau thằng kia đã được luật sư đóng tiền thế chân lôi ra rồi.
Xưa nay Nêri đã sẵn ghét bọn đen. Người đâu lại có thứ người chỉ biết đớp hít cho sướng mồm, vợ con có đi làm đĩ cũng mặc xác. Thành thử bây giờ trước cảnh coi thường luật pháp trắng trợn kia, cơn điên của Nêri lại bốc lên ngùn ngụt. Gã định bụng không xúc thằng Bêinx về bót làm gì mất công, phải trị luôn ngay tại đây là hơn.
Vừa nghĩ thế thì đã có bao nhiêu là nhân chứng lố nhố sau lưng - những người hàng xóm sống cùng một chung cư đã kéo đến; cả tay đồng sự cũng bỏ xe chạy vào nữa. Nêri nhìn thằng côn đồ quát lớn :
- Bỏ dao xuống! Mày đã bị bắt.
Thằng kia cười hềnh hệch :
- Mày cứ thử bắt bố mày xem, tưởng bở! - Hắn vung dao lên : - Mày cứ nhảy vào đây xơi thử một nhát xem nào!
Nêri ra tay nhanh như chớp khiến tay đồng sự không kịp rút súng. Tay trái gã chộp tay cầm dao cạo thằng kia, tay phải vung cây đèn pin đi một đường vòng cung khủng khiếp : cây đèn quất trúng thái dương thằng khốn. Đầu gối thằng đen rủn ra như say rượu, đánh rơi cả lưỡi dao cạo. Chỉ một cú đánh ấy, thằng này đã đủ đo ván rồi. Chính vì thế mà cú thứ hai – sau này đã được các nhân chứng xác nhận trước toà – là hoàn toàn không cần thiết. Kết quả là cây đèn bằng nhôm to tướng như thế mà gẫy rời phần đầu, bóng đèn, mặt kính bay tứ tung, giá không có mấy cục pin bên trong chắc cây đèn cũng gẫy tan rồi. Một cú như vậy thì xương cốt ai chịu cho lại ? Tên ma cô da đen vỡ sọ và hai giờ sau chết ở bệnh viện Harlem.
Nêri bị ra toà vì tội giết người không chủ tâm. Toà tuyên án gã từ một đến mười năm tù ngồi. Gã nghe bản án với một cảm giác lẫn lộn ngạc nhiên và phẫn nộ. Kể từ giờ phút ấy, gã đâm ra căm thù cái xã hội gã đang sống đến mức chẳng còn thiết gì cả. Chúng nó lại dám coi gã là tên tội phạm! chúng lại dám tống gã vào tù vì gã đã tiêu diệt cái thứ sâu bọ da đen, cái thằng ma cô, cái thằng súc sinh ấy! Còn hai mẹ con phải thương tật suốt đời và đến giờ vẫn còn nằm nhà thương kia thì không làm ai động tâm…
Nêri không sợ tù tội. Gã tin hắc rằng ở đây gã sẽ được đối xử tốt - phần vì gã là cựu cảnh sát, phần vì ở đó người ta sẽ biết vì sao gã phải ngồi tù . Mấy thằng bạn đồng nghiệp đã hứa sẽ nói chuyện với những người có trách nhiệm về trường hợp gã, chỉ có ông bố vợ - một người Ý lõi đời, chủ vựa cá ở Bronkx và vẫn trung thành với các nề nếp cũ – là hiểu cơ hội sống sót ra khỏi tù sau một năm của một đứa như Anbert Nêri là hết sức nhỏ nhoi. Hoặc đứa nào giết gã, hoặc gã giết ai đó. Cảm thấy có lỗi vì con gái mình đỏng đảnh bỏ một người chồng tử tế, ông bố vợ lợi dụng chỗ quen biết với gia đình Côrleône (ngoài khoản lệ phí bảo vệ, ông ta vẫn thường xuyên biếu cá ngon) đã đến xin nhà này bênh vực cho.
Gia đình Côrleône không lạ gì Anbert Nêri. Là người bảo vệ hung hăng của trật tự, gã đã trở thành một nhân vật huyền thoại – có tiếng là một người mà đụng vào là mất mạng như chơi, một người đáng sợ không phải bởi gã mặc sắc phục và đeo súng, mà bởi bản thân gã đáng sợ. Xưa nay cánh Côrleône vốn để ý đến loại người như vậy. Việc gã đã từng phục vụ trong cảnh sát không có ý nghĩa gì lắm. Lúc trẻ thiếu gì người lầm đường, không biết số phận mình là đâu, nhưng thường thường thời gian và dịp may sẽ đưa họ đi đúng lối.
‘Lãnh tụ’ (caporegime) Pitơ Clemenxa liền hăng hái tiến cử Anbert Nêri cho Tôm Haghen – lão béo này cũng biết người biết của lắm. Haghen cũng đã nghe danh Nêri và tin lời lão nhưng vẫn cứ cho điều tra rõ lai lịch của gã. Haghen bỗng có linh cảm gì đó. Y lầm bầm :
- Thằng này giống hệt Luca Bradi dạo nào.
Lão béo gật lấy gật để :
- Thì tao cũng nghĩ thế. Để bảo Maicơn thử xem.
Nói ngắn gọn thì trước khi Anbert Nêri bị chuyển từ nhà lao Niu York đến nơi thụ án thì gã được thông báo rằng dựa trên những tin tức mới thu được cũng như căn cứ vào lời chứng của một quan chức cảnh sát cao cấp, toà quyết định xem xét lại vụ án. Bản án trước được thay thế bằng án treo và Nêri được trả tự do, thích đi đâu thì đi .
Anbert Nêri không phải là đứa ngây thơ, còn ông bố vợ gã cũng phải loài trinh nữ e ấp. Sau khi biết rõ mọi chuyện, gã liền ký đơn ly dị để đền ơn bố vợ. Sau đó gã nhờ người đánh tiếng xin sang Long Bich để tỏ lòng cảm tạ các ân nhân. Dĩ nhiên gia đình Côrleône đồng ý và Maicơn đã tiếp gã trong văn phòng.
Nêri vừa mở mồm nói mấy lời cảm ơn khách sáo thì ngạc nhiên cảm động thấy Maicơn đáp lễ một cách chân thành không chút gượng gạo.
- Quái gì, người Xixili mình mà bị chúng nó đối xử tàn tệ nước ấy tôi đâu thể làm ngơ được – Maicơn nói.
- Không khen thưởng anh thí chớ lại còn trù đập nữa mới quá đáng chứ. Nói để anh rõ, đáng lẽ tôi sẽ chẳng can thiệp đâu nếu như không hỏi kỹ và được biết rằng người ta đã bất công với anh. Người của tôi đã hỏi chuyện bà chị anh. Bà ấy bảo anh chăm sóc bà ta rất chu đáo và chịu khó uốn nắn dạy bảo thằng con bà ấy. Ông bố vợ anh khen anh lắm. Chẳng mấy người được thế đâu, quý hoá quá.
Maicơn tế nhị không nhắc đến chuyện Nêri bị vợ bỏ.
Câu chuyện mỗi lúc một thêm mặn mà. Từ bé đến giờ Nêri rất ít nói, nhưng Maicơn Côrleône biết gợi để hắn dốc bầu tâm sự. Cũng lạ, Maicơn chỉ hơn hắn có năm tuổi mà chững chạc, già dặn hơn hẳn, đáng mặt đàn anh, thậm chí Nêri còn coi như bố. Sau cùng maicơn bắt sang chuyện làm ăn.
- Cứu anh ra mà bỏ mặc anh cùng quẫn không biết bấu víu vào đâu thì chẳng thà đừng cứu. Tôi có thể giúp anh kiếm việc nữa. Tôi có cổ phần trong các sòng bạc ở Las Vegas, một người có kinh nghiệm như anh mà phụ trách an ninh thì không gì bằng. Còn nếu anh đã nhắm trước một việc gì rồi thì tôi có thể nói giúp anh một câu để nhà băng họ cho anh vay vốn mở mang làm ăn.
Vừa cảm kích, vừa bối rối, Nêri khẳng khái từ chối :
- Về chuyện việc làm và vốn liếng thì xin cảm ơn ông. Nhưng tự xét thấy chưa được, nên chưa dám quấy quá. Tôi rất muốn đem thân đền đáp tấm lòng của ông, khốn nỗi tôi đang mang án, dù chỉ là án treo, nhưng dù sao tôi cũng đang phải bị quản thúc. Thật bất tiện …
Maicơn gạt đi :
- Chuyện vặt ấy mà, cái đó thu xếp có khó gì đâu. Ở nhà băng người ta sẽ không bắt bẻ khoản tiểu sử của anh đâu mà lo. Tôi sẽ giải quyết chuyện tờ phiếu vàng cho anh.
Phiếu vàng là thờ thông báo của cảnh sát cho Uỷ ban chống tội phạm về một cá nhân nào đó. Làm cảnh sát mãi rồi nên Nêri chẳng lạ gì chuyện nhiều tay anh chị nhờ lo lót kiếm được tờ phiếu vàng sạch sẽ mà ra toà được chiếu cố; gã chỉ ngạc nhiên vì Maicơn Côrleône cũng làm nổi trò ấy và không hiểu tại sao anh lại chịu mất công vì gã như thế.
- Vâng, nếu cần gì tôi sẽ đến nhờ- gã đáp.
- Được thôi, - Maicơn nói đoạn nhìn đồng hồ. Nêri tưởng anh nhắc khéo bèn đứng dậy để cáo từ. Nhưng Maicơn lại một lần nữa làm gã sửng sốt.
- Đến bữa rồi, - anh nói, - Tiện thể anh ở lại dùng cơm với gia đình luôn nhé ? Bố tôi bảo cụ muốn làm quen với anh. Mẹ tôi có mấy món tủ quê nhà, ngon lắm. Xin anh đừng chối từ. Ta đi chứ ?
Anbert Nêri khó mà quên được bữa ăn đầu tiên trong gia đình Côrleône. Lâu lắm rồi, có lẽ phải từ năm mười lăm tuổi, khi mẹ gã qua đời, chưa lần nào gã được ăn một bữa cơm gia đình thân mật như thế. Gã không ngờ don Côrleône lại thân tình, vui vẻ đến thế. Xem ra ông rất khoái nghe Nêri kể lại gốc tích của gã : té ra làng ông Trùm với làng gã cách nhau có mấy bước chân!
Cơm ăn vừa miệng, rượu uống đúng gu, chuyện trò cứ thế nổ như ngô rang. Nêri cảm động quá - đây mới đích thực là gia đình gã. Gã hiểu rằng gã chỉ là khách tình cờ nhưng đồng thời cũng hiểu rằng gã có thể trở thành con cháu trong nhà được.
Khi gã về, ông Trùm một bên, Maicơn một bên đưa ra xe. Don Côrleône nắm tay gã mà rằng :
- Mày khá lắm, cháu ! Tao già rồi, chỉ muốn nghỉ ngơi, công việc giao hết cho thằng Maicơn đây. Hôm nọ nó có nói với tao trường hợp của mày, bảo tao lo thu xếp giúp. Đầu tiên tao cũng không muốn ôm rơm rặm bụng nên gạt đi. Nó mới nói rõ tình cảnh bất công của cháu, rốt cuộc cũng phải cố một phen. Gặp mày đây tao mới hiểu là Maicơn nó không lầm, biết nhìn người đấy. Nghĩa là tao vất vả cũng bỏ công. Bây giờ muốn gì, mày cứ nói, tao với Maicơn sẽ cố giúp mày toại nguyện. Cháu hiểu chưa ? Đã hiểu nhau là không có tiếc nhau cái gì hết, cháu ạ .
( Nhớ lại những lời ân cần tử tế của ông Trùm hôm ấy, Anbert Nêri cứ thấy bùi ngùi. Giá ông còn sống đến giờ thì ông sẽ thấy rằng chính ông cũng không nhìn lầm người. Hắn sẽ hoàn thành đến nơi đến chốn công việc hôm nay để ông hài lòng ) .
Chưa đầy ba ngày, Nêri đã có quyết định dứt khoát. Gã hiểu rằng người ta săn đón lấy lòng gã, nhưng đồng thời gã còn hiểu một điều khác nữa. Gã hiểu rằng nhà Côrleône tán thành các hành động mà vì nó xã hội này đã lên án và trừng phạt gã . Nhà Côrleône hiểu gã, còn xã hội thì không . Gã hiểu rằng trong giang sơn nhà Côrleône gã sẽ được đối đãi tốt hơn ở cái thế giới mà gã đã sống. Và gã còn hiểu rằng trong phạm vi giang sơn mình, nhà Côrleône mạnh hơn hẳn thế giới bên ngoài .
Gã đến gặp Maicơn lần nữa và nói thẳng hết ra. Gã đồng ý làm cho nhà Côrleône nhưng không phải ở Las Vegas mà ngay tại Niu York này. Gã bày tỏ lòng trung thành một cách rõ ràng và nhận thấy Maicơn cảm động ra mặt . Hai người thoả thuận xong ngay. Nhưng Maicơn nhất định bắt Nêri xuống Maiami nghỉ ngơi không mất tiền trong khách sạn của gia đình, lĩnh trước một tháng lương để chơi bời cho thoả thích.
Ở Maiami lần đầu tiên Anbert Nêri được nếm mùi cuộc sống đế vương. Ở khách sạn, gã được hưởng một đặc ân là bạn của Maicơn Côrleône : gã không bị nhét vào một phòng hạng bét vớ vẩn, mà được dành hẳn cả dãy buồng sang trọng. Tay quản lý hộp đêm giới thiệu cho gã mấy em cực kỳ. Lúc trở về Niu York, Nêri nhìn đời đã khác đi rồi.
Gã được nhập vào ‘regime’ của Clemenxa và lão chuyên gia bậc thầy trong việc tuyển chọn và huấn luyện lính mới này đã thử thách gã hết sức kỹ càng. Một biện pháp đề phòng như vậy là cần thiết. Chẳng gì Nêri cũng đã là cảnh sát kia mà. Chưa đầy một năm, gã đã có “đầu danh trạng”. Vậy là hết đường lui. Clemenxa ca ngợi gã hết lời. Lão bảo Nêri thực sự là một phát hiện, một Luca Brađi mới. Không những không thua kém mà nhiều mặt hắn còn vượt cả Luca nữa. Gã có sức khoẻ phi thường, phản xạ nhậy, chính xác không thua gì ngôi sao dã cầu Giô Đi Maygiô. Clemenxa tự thấy Nêri không phải là đứa để cho caporegime sai bảo, ngay cả caporegime Clemenxa cũng thế. Thế là Nêri được tiến cử cho Maicơn Côrleône dùng, với Tôm Haghen làm tấm đệm. Vì là loại thủ hạ đặc biệt nên Nêri được lĩnh lương đặc biệt dù chưa phải cỡ được chia chác một sòng bạc, một ổ bao đề hay một cơ sở đấm đá để kiếm ăn. Thấy rõ gã rất sùng bái Maicơn, một lần Tôm Haghen đã nửa đùa nửa thật bảo Maicơn :
- Thế là anh có một Luca riêng rồi đấy nhé !
Maicơn gật đầu. Phải, anh đã thành công. Từ nay Anbert Nêri sẽ thuộc về anh cho đến lúc xuống mồ. Dĩ nhiên đó là bí quyết chân truyền của Bố Già. Những ngày theo bố học nghề, một lần Maicơn đã hỏi :
- Làm sao mà bố lại thuần phục được một con quái vật hung ác như Luca Brađi thế ?
Ông Trùm bèn giảng giải :
- Trên đời có những đứa liều mạng đến mức cứ đòi người ta – có thể nói là bắt người ta - giết chúng đi. Chắc mày cũng thấy rồi. Vào đám bạc là chúng phá phách, xe bị xướt tí sơn là chúng nhảy xổ vào đấm đá, gặp ai chửi nấy, bất kể người ta có đủ sức làm gì mình không. Chúng dẫm chân thình thịch mà gào ầm lên : “Giết tao đi!” Mà thiếu gì đứa muốn giết chúng. Ngày nào ta chẳng gặp những đứa như thế trên báo. Dĩ nhiên loại người như vậy đem lại cho người khác bao nhiêu tai hoạ. Luca Brađi cũng là một đứa như thế. Nhưng hắn khác bọn kia ở chỗ suốt một thời gian dài không ai giết được hắn. Đám này phần lớn là không nên dây vào làm gì vô ích, nhưng một thằng như Luca Brađi nếu biết dùng thì sẽ là một thứ vũ khí lợi hại. Nếu hiểu rằng một khi hắn đã không sợ chết mà còn đi tìm cái chết thì phải cố làm sao để mình là người duy nhất mà hắn sợ. Hắn không sợ chết, không sợ gì hết, nhưng duy nhất sợ mình giết hắn. Được như vậy thì hắn sẽ hoàn toàn thuộc về mình.
Đó là bài học đáng giá nhất mà ông Trùm đã truyền cho anh và Maicơn đã vận dụng nó, đã biến Anbert Nêri thành Luca Brađi của riêng mình.
Và hôm nay Anbert Nêri đang ngồi nhà để chuẩn bị đóng bộ sắc phục cảnh sát. Gã chải nó rất kỹ. Sau đó còn phải đánh bao súng cho thật bóng. Rồi bắt tay sang sửa cái mũ, đánh lại lưỡi trai, sau nữa là đôi giầy cao cổ đen. Nêri làm rất hăng. Gã đã tìm thấy chỗ đứng trong cuộc sống – Maicơn Côrleône đã đặt niềm tin vào gã và hôm nay gã sẽ chứng minh rằng gã không phụ lòng tin đó.
Lúc lấy vợ Anbert mới gia nhập lực lượng cảnh sát chưa được bao lâu , cô vợ Rita bấy giờ còn là một nữ sinh non choẹt, con nhà làm ăn tử tế gốc Ý , vốn rất giữ gia phong nên cô bé rụt rè nhút nhát tợn , chưa lần nào đi chơi khuya quá mười giờ . Rita ngây thơ , duyên dáng , mái tóc đen huyền kiều diễm , mà lại ngoan ngoãn hiền lành , chẳng trách Anbert Nêri say như điếu đổ .
Hồi mới lấy nhau , Rita nhìn chồng bằng ánh mắt đắm đuối . Gã khoẻ như voi và cô thấy người ta sợ gã không chỉ bởi sức mạnh thể chất , mà còn bởi lòng trung thành không thể lay chuyển đối với những khái niệm tốt xấu của gã . Gã không quen cái kiểu lịch sự tế nhị . Nếu không đồng ý với ai cái gì thì gã hoặc ngậm tăm hoặc hung hăng cãi ngay . Tính gã thẳng ruột ngựa , không bao giờ đồng ý với ai chỉ để lấy lòng . Thêm vào đó, gã có tính cách Xixili chính cống khiến dân tình xung quanh lắm phen khiếp vía .
Trong năm năm trời phục vụ trong ngành cảnh sát Niu York, Nêri đã nổi danh là một trong những người bảo vệ pháp luật mặt sắt nhất thành phố . Đồng thời còn là người liêm khiết vào loại nhất nhì . Có điều gã bảo vệ pháp luật theo cách riêng của mình . Bọn tội phạm lớn bé bị gã căm ghét như kẻ thù của chính mình , và hễ trông thấy đám du côn dở trò mất dạy với người qua đường trong góc tối nào đó là gã ra tay ngay, ra tay quyết liệt , thần tốc. Nhờ có sức mạnh phim phàm nên gã ưa dùng những biện pháp chân tay .
Một đêm đang ngồi xe tuần tiễu trong khu vực Tây Công Viên Trung Tâm, gã bắt gặp một đám sáu gã trai hoi đang quấy phá . Nêri vọt ra ngay - thằng đồng sự biết tính gã nên cứ ngồi nguyên trên xe , không muốn giây vào . Chỉ trong nháy mắt, gã đã gom đủ sáu chú ranh con chưa quá hai mươi , chú nào cũng diện áo vét đen ra dáng tay chơi lắm . Bọn này chẳng phải tội phạm tội phiếc gì hết, chẳng qua rảnh việc rỗi hơi , túm tụm nhau đi rông , gặp đàn ông thì kéo cổ xin thuốc , xin lửa , còn đàn bà con gái thì chúng chọc ghẹo, giở trò mất dạy, nhưng tuyệt nhiên không động chạm gì đến thân thể họ .
Nêri bắt sáu chú đứng sát vào tường , đứng nghiêm không được động đậy mà nghe gã hùng hổ quát tháo , cây đèn pin tổ bố cứ vung loang loáng . Tuy đi tuần tra bao giờ Anbert cũng đeo súng , nhưng chẳng bao giờ gã dùng đến . Lúc gã bực lên , nguyên bộ mặt hung thần với bộ đồ cảnh sát là đủ để bọn du côn mất mật rồi . Lần này cũng thế . Sau khi bắt sáu chú xếp hàng xong, gã mới tra từng chú một. Thằng thứ nhất có vẻ Irlơnđ . Gã quát : “Cút! Tao mà còn thấy mày thò mặt ra đường lần nữa thì cứ giờ hồn!” Chú chàng biến vội. Hai thằng sau cũng thế. Nhưng thằng thứ tư thì rõ là dân Ý – nghĩa là đồng hương với thầy cảnh sát . Cu cậu tưởng bở, ngẩng lên ngỏn nguẻn. Nghe Nêri hỏi : “Mày người Ý hả ?” - cu cậu còn gật đầu cười nịnh . Thế là Anbert Nêri vung tay táng cho cu cậu một phát đèn pin vào giữa trán, máu me túa ra ghê lắm , may mà chưa vỡ gáo. Thằng kia quỵ xuống. Gã nắm cổ thằng ranh nhấc lên, quát : “Mày làm nhơ danh người Ý. Người Ý đâu có thứ như mày ? Đứng lên!” Thằng kia lom khom không dám đứng thẳng thì bị gã tống cho một đầu gối vào bụng, cảnh cáo : “Biến! Lần sau tao mà còn nhìn thấy mày mặc thứ áo quái gỡ này láng cháng ngoài đường thì bỏ mẹ với tao. Phúc tổ bảy mươi đời là mày không phải con tao đấy!” Hai thằng còn lại dĩ nhiên là sợ vãi đái, không cần phải nói nhiều, chỉ bị đá đít đuổi về, cấm không được phất phơ ngoài phố.
Những màn lập lại trật tự kiểu này gã làm vừa nhanh vừa gọn, không ai kịp can thiệp nói ra nói vào gì, không kịp để bà con xúm lại nữa. Gã làm việc rất chớp nhoáng, nhảy lên xe đóng cửa là thàng đồng sự rồ máy phóng đi luôn. Tất nhiên thỉnh thoảng cũng đụng phải đứa lì định giở võ hay thậm chí còn rút dao. Những lúc như thế thì thật cám cảnh thay cho thằng kia. Nêri loáng một cái đã tẩn cu cậu một trận máu me tàn nhẫn rồi quẳng lên xe tuần tiểu. Sau đó cu cậu còn bị giam và bị buộc tội hành hung nhân viên công lực. Nhưng thông thường phải đợi chán chê, đến lúc can phạm xuất viện mới xử gì thì xử.
Ít lâu sau Nêri đã bị đổi sang khu vực có trụ sở Liên Hiệp Quốc. Các quan chức Liên Hiệp Quốc cậy quyền bất khả xâm phạm ngoại giao cứ đỗ xe bừa bãi ở các phố lân cận, bất chấp quy định của cảnh sát. Nêri báo cáo lên cấp trên thì người ta bảo gã chịu khó làm ngơ để khỏi phiền phức. Một tối nọ vì xe các bố để lung tung quá, làm cả một đoạn đường bị nghẽn. Chờ đến quá nửa đêm, Nêri mới lôi cây đèn tổ bổ của mình trong xe tuần cảnh ra, xách đi dọc phố, cứ xe nào đỗ sai chỗ là gã đập vỡ kính bằng hết . Đi gắn lại kính ít nhất phải mất vài ngày, dù có là nhà ngoại giao cao cấp nhất cũng thế. Đơn thưa báo tới tấp bay đến bót cảnh sát yêu cầu ngăn chặn ngay hành động côn đồ kia. Thêm một tuần nữa kính xe liên tiếp bị đập rồi mọi người mới biết đó là thành tích của Nêri. Gã bị đổi sang Harlem.
Sau đó ít lâu, một sáng chủ nhật Nêri đưa vợ sang Bruklin thăm bà chị. Bà chị goá chồng nên, theo đúng truyền thống Xixili, cậu em Anbert có nghĩa vụ thay thế bổn phận người quá cố - tức là lâu lâu xuống xem có gì cần lo lắng giải quyết không. Chuyện đáng lo thì có đấy. Thằng cháu mồ côi cha năm nay xuýt xoát hai mươi đã bắt đầu lêu lỗng mà bà mẹ không bảo được . Có lần ông quý tử đua đòi cũng theo người ta đi đánh quả. Không có cậu Anbert nhờ anh em đồng nghiệp tha cho nó một lần thì quả này ông cháu ngồi tù là cái chắc. Thực tình Nêri sốt tiết lắm, nhưng chỉ bấm bụng cảnh cáo : “Nghe đây, lần này tao bỏ qua, nhưng mày còn làm khổ mẹ mày lần nữa là biết mặt tao!” Ở nhà người ta thì đó là ông cậu dạy dỗ bảo ban thằng cháu, nhưng nếu ông cậu là Anbert Nêri thì phải hiểu đây là lời răn đe thực sự, nên thằng cháu Tômax rét quá, tuy cũng là loại đầu bò đầu bướu trong đám chọi con Bruklin chứ chẳng phải mèng.
Tối hôm trước, tối thứ bảy, Tômax đàm đúm đi chơi, mãi gần sáng mới mò về nên đã đứng bóng rồi mà cu cậu vẫn chưa dậy. Mẹ nó vào đánh thức nó dậy, bảo rửa mặt rửa mũi, mặc quần áo xuống ăn cơm với cậu mợ Anbert luôn thể. Thằng ranh lầu bầu :
- Để người ta ngủ . Cậu với chả mợ, rách việc !
Cửa buồng chỉ khép hờ nên Anbert nghe hết, nhưng thấy bà chị đi ra có vẻ sượng sùng nên hắn phải lờ đi để ngồi ăn cho vui vẻ cả nhà.
Lúc ngồi nói chuyện, Nêri hỏi bà chị dạo này thằng Tômax có lếu láo nữa không thì bà lắc đầu. Nhưng thật không may cho nó, lúc vợ chồng ông cậu sắp sửa ra về thì nó trong phòng ngật ngưỡng bước ra, hậm hực chào lấy lệ rồi xuống bếp lục cơm. Một lúc sau nó ở dưới bếp hét toáng lên :
- Đói bỏ mẹ mà chẳng còn cái cứt gì ăn đây!
Mẹ nó mắng :
- Cơm có bữa, không ăn thì thôi. Ngủ nữa ngày mới dậy không ai công đâu mà chờ !
Thằng ranh ăn nói mất dạy chẳng qua chỉ là học đòi kiểu nói đầu đường xó chợ đang thịnh hành chúu chẳng phải để hạch sách bà mẹ bôi bác cả nhà đâu. Nhưng không biết vì còn ngái ngủ hay vì đói bụng đâm ra cáu kỉnh, nó buột miệng văng ra một câu, không nhớ rằng ông cậu Anbert nãy giờ đã sốt ruột lắm rồi .
- Không chờ thì đi ăn hàng chứ báu đ….gì !
Nói vừa dứt lời, chưa kịp hối thì đã bị cánh tay như cái gọng sắt của ông cậu tóm cứng. Ra thằng này láo quá! Nó dám ăn nói với mẹ nó cái kiểu ấy cơ đấy. Có mặt cậu mợ đây mà nó còn thế thì ngày thường ở nhà nó còn bố láo đến đâu ? Thằng mất dạy này phải sửa ngay một trận mới được.
Chẳng biết gặp ngày sát chủ hay hổ vồ mà hôm đó thằng Tômax được một trận mê tơi lên bờ xuống ruộng. Hai người đàn bà đứng ngoài mặt mũi tái xanh tái tím chẳng dám mở mồm can. Lúc đầu thằng cháu còn gắng gượng đỡ đòn, nhưng qua hai ba hiệp, cu cậu chỉ còn biết lạy như tế sao. Mặt mũi bầm dập, máu me be bét, đầu bị đập vào tường cồm cốp, bụng đau quằn quại sau mỗi cú đấm thôi sơn, sau hết, lúc đã ngã lăn quay ra, cu cậu lại còn bị nắm tóc mà dộng huỳnh huỵch xuống sàn.
Đánh một lúc, ông cậu dừng tay, tóm cổ lôi thằng cháu xuống đường, tống vào xe toát cho một trận :
- Nhớ đấy, tao mà còn nghe mày ăn nói mất dạy với mẹ mày lần nữa thì đừng có trách, tao đánh cho hư người ra chứ không phải chỉ sơ sơ thế này thôi đâu, nghe chưa ? Gã dừng lại một lát để thằng bé nhập tâm lời dạy bảo ân cần đó, rồi tiếp : Bây giờ mày lên bảo mợ mày tao đang chờ dưới này. Để xem mày đã biết vâng lời chưa nào.
Sau bận ấy hai tháng, một đêm đi trực về, Anbert Nêri không thấy vợ đâu. Rita đã gói ghém đồ đạc về nhà bố mẹ rồi.
Ông bố vợ cho chàng rễ hay là Rita sợ gã – cô ta không dám sống với một người tính tình hung tợn như vậy. Nêri ngớ cả người - có bao giờ gã đụng đến vợ đâu, có bao giờ gã nặng lời với cô ta đâu, đối với vợ gã một mực yêu thương âu yếm chứ có gì kia khác đâu. Gã không dám tin rằng cô ta lại bỏ gã, nên định bụng chờ vài hôm cho hết bàng hoàng rồi sẽ đến hỏi cho ra nhẽ.
Thật oái oăm sao, ngày hôm sau lại xảy ra chuyện lôi thôi. Trong lúc gã đang tuần tra trong khu vực thì có tin báo trên một đường phố có một vụ hành hung. Theo thói quen, xe vừa đến nơi chưa kịp dừng, Nêri đã nhảy phắt xuống rồi, tay vung vẩy đèn pin. Gã lập tức thấy ngay chỗ nào cần đến : một đám đông đang xúm xít trước lối vào một ngôi nhà. Một người đàn bà da đen bảo gã : “ Nó cắt tiết con bé mất thôi, trong kia kìa.”
Nêri bước vào cửa lớn. Từ khuôn cửa mở phía cuối hành lang hắt ra ánh đèn và có tiếng rên la. Tay nắm chặt đèn pin, gã xông ngay vào và xuýt nữa đụng phải mấy thân người nằm sóng soài dưới sàn. Một đứa bé gái chưa đến mười hai nằm ngay bên một người đàn bà da đen khoảng hai lăm tuổi, cả hai máu me đầy người vì những nhát rạch sâu hoắm. Hung thủ đứng lù lù ngay trước mặt Nêri trong phòng khách. Tưởng ai, hoá ra người quen : Vekx Bêinx - một tên ma cô kiêm bán ma tuý khét tiếng, một nghệ sĩ chơi dao bậc thầy . Hắn ngước cặp mắt đờ dại đang lên cơn nghiện nhìn ra, lưỡi dao cạo bê bết máu rung rung trong tay. Mới hai tuần trước Nêri vừa túm cổ thằng kia về bót vì tội hành hung một con điếm bạn hàng ngay giữa đường. Hôm ấy bị bắt, thằng khốn còn nỏ mồm : “ Này, không việc gì đến bọn cớm chúng mày đâu nhé!” Tay cùng đi với Nêri cũng nghĩ thế. Bọn đen này cứ để chúng nó lụi nhau chết cha cả nút đi cho xong, dính vào làm quái gì ? Nhưng Nêri thì cứ nhất định hốt thằng này về đồn giao cho pháp luật trị tội. Ai dè ngay hôm sau thằng kia đã được luật sư đóng tiền thế chân lôi ra rồi.
Xưa nay Nêri đã sẵn ghét bọn đen. Người đâu lại có thứ người chỉ biết đớp hít cho sướng mồm, vợ con có đi làm đĩ cũng mặc xác. Thành thử bây giờ trước cảnh coi thường luật pháp trắng trợn kia, cơn điên của Nêri lại bốc lên ngùn ngụt. Gã định bụng không xúc thằng Bêinx về bót làm gì mất công, phải trị luôn ngay tại đây là hơn.
Vừa nghĩ thế thì đã có bao nhiêu là nhân chứng lố nhố sau lưng - những người hàng xóm sống cùng một chung cư đã kéo đến; cả tay đồng sự cũng bỏ xe chạy vào nữa. Nêri nhìn thằng côn đồ quát lớn :
- Bỏ dao xuống! Mày đã bị bắt.
Thằng kia cười hềnh hệch :
- Mày cứ thử bắt bố mày xem, tưởng bở! - Hắn vung dao lên : - Mày cứ nhảy vào đây xơi thử một nhát xem nào!
Nêri ra tay nhanh như chớp khiến tay đồng sự không kịp rút súng. Tay trái gã chộp tay cầm dao cạo thằng kia, tay phải vung cây đèn pin đi một đường vòng cung khủng khiếp : cây đèn quất trúng thái dương thằng khốn. Đầu gối thằng đen rủn ra như say rượu, đánh rơi cả lưỡi dao cạo. Chỉ một cú đánh ấy, thằng này đã đủ đo ván rồi. Chính vì thế mà cú thứ hai – sau này đã được các nhân chứng xác nhận trước toà – là hoàn toàn không cần thiết. Kết quả là cây đèn bằng nhôm to tướng như thế mà gẫy rời phần đầu, bóng đèn, mặt kính bay tứ tung, giá không có mấy cục pin bên trong chắc cây đèn cũng gẫy tan rồi. Một cú như vậy thì xương cốt ai chịu cho lại ? Tên ma cô da đen vỡ sọ và hai giờ sau chết ở bệnh viện Harlem.
Nêri bị ra toà vì tội giết người không chủ tâm. Toà tuyên án gã từ một đến mười năm tù ngồi. Gã nghe bản án với một cảm giác lẫn lộn ngạc nhiên và phẫn nộ. Kể từ giờ phút ấy, gã đâm ra căm thù cái xã hội gã đang sống đến mức chẳng còn thiết gì cả. Chúng nó lại dám coi gã là tên tội phạm! chúng lại dám tống gã vào tù vì gã đã tiêu diệt cái thứ sâu bọ da đen, cái thằng ma cô, cái thằng súc sinh ấy! Còn hai mẹ con phải thương tật suốt đời và đến giờ vẫn còn nằm nhà thương kia thì không làm ai động tâm…
Nêri không sợ tù tội. Gã tin hắc rằng ở đây gã sẽ được đối xử tốt - phần vì gã là cựu cảnh sát, phần vì ở đó người ta sẽ biết vì sao gã phải ngồi tù . Mấy thằng bạn đồng nghiệp đã hứa sẽ nói chuyện với những người có trách nhiệm về trường hợp gã, chỉ có ông bố vợ - một người Ý lõi đời, chủ vựa cá ở Bronkx và vẫn trung thành với các nề nếp cũ – là hiểu cơ hội sống sót ra khỏi tù sau một năm của một đứa như Anbert Nêri là hết sức nhỏ nhoi. Hoặc đứa nào giết gã, hoặc gã giết ai đó. Cảm thấy có lỗi vì con gái mình đỏng đảnh bỏ một người chồng tử tế, ông bố vợ lợi dụng chỗ quen biết với gia đình Côrleône (ngoài khoản lệ phí bảo vệ, ông ta vẫn thường xuyên biếu cá ngon) đã đến xin nhà này bênh vực cho.
Gia đình Côrleône không lạ gì Anbert Nêri. Là người bảo vệ hung hăng của trật tự, gã đã trở thành một nhân vật huyền thoại – có tiếng là một người mà đụng vào là mất mạng như chơi, một người đáng sợ không phải bởi gã mặc sắc phục và đeo súng, mà bởi bản thân gã đáng sợ. Xưa nay cánh Côrleône vốn để ý đến loại người như vậy. Việc gã đã từng phục vụ trong cảnh sát không có ý nghĩa gì lắm. Lúc trẻ thiếu gì người lầm đường, không biết số phận mình là đâu, nhưng thường thường thời gian và dịp may sẽ đưa họ đi đúng lối.
‘Lãnh tụ’ (caporegime) Pitơ Clemenxa liền hăng hái tiến cử Anbert Nêri cho Tôm Haghen – lão béo này cũng biết người biết của lắm. Haghen cũng đã nghe danh Nêri và tin lời lão nhưng vẫn cứ cho điều tra rõ lai lịch của gã. Haghen bỗng có linh cảm gì đó. Y lầm bầm :
- Thằng này giống hệt Luca Bradi dạo nào.
Lão béo gật lấy gật để :
- Thì tao cũng nghĩ thế. Để bảo Maicơn thử xem.
Nói ngắn gọn thì trước khi Anbert Nêri bị chuyển từ nhà lao Niu York đến nơi thụ án thì gã được thông báo rằng dựa trên những tin tức mới thu được cũng như căn cứ vào lời chứng của một quan chức cảnh sát cao cấp, toà quyết định xem xét lại vụ án. Bản án trước được thay thế bằng án treo và Nêri được trả tự do, thích đi đâu thì đi .
Anbert Nêri không phải là đứa ngây thơ, còn ông bố vợ gã cũng phải loài trinh nữ e ấp. Sau khi biết rõ mọi chuyện, gã liền ký đơn ly dị để đền ơn bố vợ. Sau đó gã nhờ người đánh tiếng xin sang Long Bich để tỏ lòng cảm tạ các ân nhân. Dĩ nhiên gia đình Côrleône đồng ý và Maicơn đã tiếp gã trong văn phòng.
Nêri vừa mở mồm nói mấy lời cảm ơn khách sáo thì ngạc nhiên cảm động thấy Maicơn đáp lễ một cách chân thành không chút gượng gạo.
- Quái gì, người Xixili mình mà bị chúng nó đối xử tàn tệ nước ấy tôi đâu thể làm ngơ được – Maicơn nói.
- Không khen thưởng anh thí chớ lại còn trù đập nữa mới quá đáng chứ. Nói để anh rõ, đáng lẽ tôi sẽ chẳng can thiệp đâu nếu như không hỏi kỹ và được biết rằng người ta đã bất công với anh. Người của tôi đã hỏi chuyện bà chị anh. Bà ấy bảo anh chăm sóc bà ta rất chu đáo và chịu khó uốn nắn dạy bảo thằng con bà ấy. Ông bố vợ anh khen anh lắm. Chẳng mấy người được thế đâu, quý hoá quá.
Maicơn tế nhị không nhắc đến chuyện Nêri bị vợ bỏ.
Câu chuyện mỗi lúc một thêm mặn mà. Từ bé đến giờ Nêri rất ít nói, nhưng Maicơn Côrleône biết gợi để hắn dốc bầu tâm sự. Cũng lạ, Maicơn chỉ hơn hắn có năm tuổi mà chững chạc, già dặn hơn hẳn, đáng mặt đàn anh, thậm chí Nêri còn coi như bố. Sau cùng maicơn bắt sang chuyện làm ăn.
- Cứu anh ra mà bỏ mặc anh cùng quẫn không biết bấu víu vào đâu thì chẳng thà đừng cứu. Tôi có thể giúp anh kiếm việc nữa. Tôi có cổ phần trong các sòng bạc ở Las Vegas, một người có kinh nghiệm như anh mà phụ trách an ninh thì không gì bằng. Còn nếu anh đã nhắm trước một việc gì rồi thì tôi có thể nói giúp anh một câu để nhà băng họ cho anh vay vốn mở mang làm ăn.
Vừa cảm kích, vừa bối rối, Nêri khẳng khái từ chối :
- Về chuyện việc làm và vốn liếng thì xin cảm ơn ông. Nhưng tự xét thấy chưa được, nên chưa dám quấy quá. Tôi rất muốn đem thân đền đáp tấm lòng của ông, khốn nỗi tôi đang mang án, dù chỉ là án treo, nhưng dù sao tôi cũng đang phải bị quản thúc. Thật bất tiện …
Maicơn gạt đi :
- Chuyện vặt ấy mà, cái đó thu xếp có khó gì đâu. Ở nhà băng người ta sẽ không bắt bẻ khoản tiểu sử của anh đâu mà lo. Tôi sẽ giải quyết chuyện tờ phiếu vàng cho anh.
Phiếu vàng là thờ thông báo của cảnh sát cho Uỷ ban chống tội phạm về một cá nhân nào đó. Làm cảnh sát mãi rồi nên Nêri chẳng lạ gì chuyện nhiều tay anh chị nhờ lo lót kiếm được tờ phiếu vàng sạch sẽ mà ra toà được chiếu cố; gã chỉ ngạc nhiên vì Maicơn Côrleône cũng làm nổi trò ấy và không hiểu tại sao anh lại chịu mất công vì gã như thế.
- Vâng, nếu cần gì tôi sẽ đến nhờ- gã đáp.
- Được thôi, - Maicơn nói đoạn nhìn đồng hồ. Nêri tưởng anh nhắc khéo bèn đứng dậy để cáo từ. Nhưng Maicơn lại một lần nữa làm gã sửng sốt.
- Đến bữa rồi, - anh nói, - Tiện thể anh ở lại dùng cơm với gia đình luôn nhé ? Bố tôi bảo cụ muốn làm quen với anh. Mẹ tôi có mấy món tủ quê nhà, ngon lắm. Xin anh đừng chối từ. Ta đi chứ ?
Anbert Nêri khó mà quên được bữa ăn đầu tiên trong gia đình Côrleône. Lâu lắm rồi, có lẽ phải từ năm mười lăm tuổi, khi mẹ gã qua đời, chưa lần nào gã được ăn một bữa cơm gia đình thân mật như thế. Gã không ngờ don Côrleône lại thân tình, vui vẻ đến thế. Xem ra ông rất khoái nghe Nêri kể lại gốc tích của gã : té ra làng ông Trùm với làng gã cách nhau có mấy bước chân!
Cơm ăn vừa miệng, rượu uống đúng gu, chuyện trò cứ thế nổ như ngô rang. Nêri cảm động quá - đây mới đích thực là gia đình gã. Gã hiểu rằng gã chỉ là khách tình cờ nhưng đồng thời cũng hiểu rằng gã có thể trở thành con cháu trong nhà được.
Khi gã về, ông Trùm một bên, Maicơn một bên đưa ra xe. Don Côrleône nắm tay gã mà rằng :
- Mày khá lắm, cháu ! Tao già rồi, chỉ muốn nghỉ ngơi, công việc giao hết cho thằng Maicơn đây. Hôm nọ nó có nói với tao trường hợp của mày, bảo tao lo thu xếp giúp. Đầu tiên tao cũng không muốn ôm rơm rặm bụng nên gạt đi. Nó mới nói rõ tình cảnh bất công của cháu, rốt cuộc cũng phải cố một phen. Gặp mày đây tao mới hiểu là Maicơn nó không lầm, biết nhìn người đấy. Nghĩa là tao vất vả cũng bỏ công. Bây giờ muốn gì, mày cứ nói, tao với Maicơn sẽ cố giúp mày toại nguyện. Cháu hiểu chưa ? Đã hiểu nhau là không có tiếc nhau cái gì hết, cháu ạ .
( Nhớ lại những lời ân cần tử tế của ông Trùm hôm ấy, Anbert Nêri cứ thấy bùi ngùi. Giá ông còn sống đến giờ thì ông sẽ thấy rằng chính ông cũng không nhìn lầm người. Hắn sẽ hoàn thành đến nơi đến chốn công việc hôm nay để ông hài lòng ) .
Chưa đầy ba ngày, Nêri đã có quyết định dứt khoát. Gã hiểu rằng người ta săn đón lấy lòng gã, nhưng đồng thời gã còn hiểu một điều khác nữa. Gã hiểu rằng nhà Côrleône tán thành các hành động mà vì nó xã hội này đã lên án và trừng phạt gã . Nhà Côrleône hiểu gã, còn xã hội thì không . Gã hiểu rằng trong giang sơn nhà Côrleône gã sẽ được đối đãi tốt hơn ở cái thế giới mà gã đã sống. Và gã còn hiểu rằng trong phạm vi giang sơn mình, nhà Côrleône mạnh hơn hẳn thế giới bên ngoài .
Gã đến gặp Maicơn lần nữa và nói thẳng hết ra. Gã đồng ý làm cho nhà Côrleône nhưng không phải ở Las Vegas mà ngay tại Niu York này. Gã bày tỏ lòng trung thành một cách rõ ràng và nhận thấy Maicơn cảm động ra mặt . Hai người thoả thuận xong ngay. Nhưng Maicơn nhất định bắt Nêri xuống Maiami nghỉ ngơi không mất tiền trong khách sạn của gia đình, lĩnh trước một tháng lương để chơi bời cho thoả thích.
Ở Maiami lần đầu tiên Anbert Nêri được nếm mùi cuộc sống đế vương. Ở khách sạn, gã được hưởng một đặc ân là bạn của Maicơn Côrleône : gã không bị nhét vào một phòng hạng bét vớ vẩn, mà được dành hẳn cả dãy buồng sang trọng. Tay quản lý hộp đêm giới thiệu cho gã mấy em cực kỳ. Lúc trở về Niu York, Nêri nhìn đời đã khác đi rồi.
Gã được nhập vào ‘regime’ của Clemenxa và lão chuyên gia bậc thầy trong việc tuyển chọn và huấn luyện lính mới này đã thử thách gã hết sức kỹ càng. Một biện pháp đề phòng như vậy là cần thiết. Chẳng gì Nêri cũng đã là cảnh sát kia mà. Chưa đầy một năm, gã đã có “đầu danh trạng”. Vậy là hết đường lui. Clemenxa ca ngợi gã hết lời. Lão bảo Nêri thực sự là một phát hiện, một Luca Brađi mới. Không những không thua kém mà nhiều mặt hắn còn vượt cả Luca nữa. Gã có sức khoẻ phi thường, phản xạ nhậy, chính xác không thua gì ngôi sao dã cầu Giô Đi Maygiô. Clemenxa tự thấy Nêri không phải là đứa để cho caporegime sai bảo, ngay cả caporegime Clemenxa cũng thế. Thế là Nêri được tiến cử cho Maicơn Côrleône dùng, với Tôm Haghen làm tấm đệm. Vì là loại thủ hạ đặc biệt nên Nêri được lĩnh lương đặc biệt dù chưa phải cỡ được chia chác một sòng bạc, một ổ bao đề hay một cơ sở đấm đá để kiếm ăn. Thấy rõ gã rất sùng bái Maicơn, một lần Tôm Haghen đã nửa đùa nửa thật bảo Maicơn :
- Thế là anh có một Luca riêng rồi đấy nhé !
Maicơn gật đầu. Phải, anh đã thành công. Từ nay Anbert Nêri sẽ thuộc về anh cho đến lúc xuống mồ. Dĩ nhiên đó là bí quyết chân truyền của Bố Già. Những ngày theo bố học nghề, một lần Maicơn đã hỏi :
- Làm sao mà bố lại thuần phục được một con quái vật hung ác như Luca Brađi thế ?
Ông Trùm bèn giảng giải :
- Trên đời có những đứa liều mạng đến mức cứ đòi người ta – có thể nói là bắt người ta - giết chúng đi. Chắc mày cũng thấy rồi. Vào đám bạc là chúng phá phách, xe bị xướt tí sơn là chúng nhảy xổ vào đấm đá, gặp ai chửi nấy, bất kể người ta có đủ sức làm gì mình không. Chúng dẫm chân thình thịch mà gào ầm lên : “Giết tao đi!” Mà thiếu gì đứa muốn giết chúng. Ngày nào ta chẳng gặp những đứa như thế trên báo. Dĩ nhiên loại người như vậy đem lại cho người khác bao nhiêu tai hoạ. Luca Brađi cũng là một đứa như thế. Nhưng hắn khác bọn kia ở chỗ suốt một thời gian dài không ai giết được hắn. Đám này phần lớn là không nên dây vào làm gì vô ích, nhưng một thằng như Luca Brađi nếu biết dùng thì sẽ là một thứ vũ khí lợi hại. Nếu hiểu rằng một khi hắn đã không sợ chết mà còn đi tìm cái chết thì phải cố làm sao để mình là người duy nhất mà hắn sợ. Hắn không sợ chết, không sợ gì hết, nhưng duy nhất sợ mình giết hắn. Được như vậy thì hắn sẽ hoàn toàn thuộc về mình.
Đó là bài học đáng giá nhất mà ông Trùm đã truyền cho anh và Maicơn đã vận dụng nó, đã biến Anbert Nêri thành Luca Brađi của riêng mình.
Và hôm nay Anbert Nêri đang ngồi nhà để chuẩn bị đóng bộ sắc phục cảnh sát. Gã chải nó rất kỹ. Sau đó còn phải đánh bao súng cho thật bóng. Rồi bắt tay sang sửa cái mũ, đánh lại lưỡi trai, sau nữa là đôi giầy cao cổ đen. Nêri làm rất hăng. Gã đã tìm thấy chỗ đứng trong cuộc sống – Maicơn Côrleône đã đặt niềm tin vào gã và hôm nay gã sẽ chứng minh rằng gã không phụ lòng tin đó.