Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 65
Nghe Lịch đọc xong bản kiểm điểm ưu khuyết điểm của Ban quản trị xong, Ngọ vỗ tay thật to. Nhưng khi nhìn thấy mọi người hai bên không ai vỗ tay theo mình, Ngọ có ý ngượng nên vờ cúi xuống gãi cật lực vào chân. Không chờ Lịch ngồi xuống, Ngô nói luôn:
- Phần kiểm điểm của Ban quản trị thế là đủ rồi. Ban quản trị chỉ đạo sản xuất từ khi được bầu ra đến giờ như thế nào, không nói thì mọi người cũng đã nắm được, không phải nói thêm nữa. Đề nghị đồng chí Lịch trình bày tiếp kế hoạch làm vụ xen canh như thế nào để chi bộ nghe và góp thêm ý kiến.
- Vâng. Tôi xin trình bày kế hoạch làm vụ xen canh. Điểm thứ nhất về mặt tinh thần. Chúng ta phát động một phong trào thi đua rầm rộ hưởng ứng vụ sản xuất xen canh. Cho chi đoàn thanh niên kẻ vẽ khẩu hiệu quyết tâm giành một vụ xen canh thắng lợi treo lên mọi ngóc ngách đường làng để bà con nắm được tinh thần quan trọng của vụ này. Nếu cần thì cho các cháu thiếu nhi đi cổ động hô khẩu hiệu, tạo nên một khí thế rầm rộ trước lúc ra quân…
Tế thấy khó chịu nên cắt ngang:
- Làm gì mà quan trọng thế?
- Sao lại không quan trọng. Đây là lần đầu tiên chúng ta làm vụ xen canh, nhất định phải thu cho được thắng lợi để làm đà cho các vụ sau. Hơn nữa đây là một chủ trương lớn, rất sáng suốt của huyện ủy.
Chi cắt ngang:
- Tôi xin cải chính với các đồng chí. Đây là ý kiến chỉ đạo của đồng chí bí thư tỉnh ủy nhằm khắc phục vụ đói giáp hạt chứ không phải chủ trương lớn chủ trương bé gì của huyện ủy cả. Các đồng chí cứ bàn bạc thoải mái. Đừng quan tâm đến sự có mặt của tôi.
Lịch đặng hắng mấy cái rồi nói tiếp:
- Tôi xin trình bày tiếp. Ban quản trị cũng có bàn đến việc cải tiến cách khoán. Nhưng nhận thấy đây là vụ làm xen canh đầu tiên, giống má hiện chưa có trong tay, thời gian phải làm gấp để khỏi ảnh hưởng đến sản xuất vụ Đông Xuân. Nếu chúng ta mày mò tìm cách khoán kiểu này, kiểu nọ, chúng tôi sợ sẽ không đạt được thời gian sản xuất. Vụ xen canh chỉ là vụ phụ giữa hai vụ chính. Chú tâm vào làm vụ phụ để ảnh hưởng đến vụ chính rồi không biết ăn nói thế nào với bà con. Vì vậy chúng tôi định vụ xen canh này vẫn thực hiện cách khoán như xưa nay vẫn làm.
Dậu nói chen vào:
- Tôi thấy nếu chúng ta tìm ra một cách khoán khác có hiệu quả hơn thì sẽ thu được kết quả cao hơn mà chẳng ảnh hưởng gì đến sản xuất vụ chính cả.
Ngô đưa tay ra như muốn ngăn những ý kiến tiếp theo:
- Đề nghị các đồng chí để đồng chí chủ nhiệm Hợp tác trình bày hết rồi chúng ta góp ý kiến một thể. Đồng chí Lịch nói tiếp đi.
- Chúng tôi đã bàn tính kỹ rồi. Không phải chúng tôi không muốn tìm ra một phương pháp khoán tốt hơn lối khoán xưa nay. Nhưng các đồng chí thử nghĩ xem. Vụ xen canh này là vụ đầu tiên làm tại Hợp tác xã Gia Đạo. Có thể cùng một lúc chúng ta phải trồng ngô, khoai tây, khoai lang mỗi thứ một ít. Đã sản xuất kiểu năm cha ba mẹ như vậy mà còn đảo ngược lề lối sản xuất đã quen thuộc từ trước đến nay thì chỉ có thu được thất bại mà thôi.
Ngô hỏi:
- Nghĩa là vẫn khoán quản, khoán việc ăn công điểm như trước đây?
Doanh đứng lên:
- Tôi xin có ý kiến ở chỗ này một tí. Tôi nghĩ cũng không hẳn hoàn toàn khoán theo kiểu cũ mà có thay đổi đôi chút. Ví dụ. Các khâu từ cày đất, đánh luống, đặt giống đều khoán công điểm cho xã viên như từng làm trước đây. Sau đó khoán cho các tổ chăm sóc từng loại cây trồng cho đến khi thu hoạch. Phân đạm và thủy lợi thì do Hợp tác điều hành giống như các vụ khác.
Tế hỏi:
- Khoán công điểm ở giai đoạn chăm sóc như thế nào?
- Vẫn tính ngày công như xưa nay vẫn làm.
Tế nói ngay:
- Quay đi quay lại vẫn thế chứ có khác gì đâu. Vì sao chúng ta không khoán toàn bộ công việc cho nhóm hoặc hộ, trên cơ sở ấy chia sản phẩm ra mà hưởng với nhau?
Lịch phản đối ý kiến của Tế:
- Nói như đồng chí Tế thì sinh ra Hợp tác xã để làm gì?
- Khác làm ăn cá thể nhiều chứ – Tế vặn lại – Chúng ta vẫn quản đất đai, quản sản phẩm làm ra. Chỉ để cho xã viên chủ động chăm sóc cây trồng theo diện tích mà Hợp tác xã đã khoán cho mình. Chăm sóc tốt, được hưởng lợi nhiều, lười chăm sóc thì hưởng lợi ít. Muốn ra đồng lúc nào tùy, chẳng phải kẻng, phải mõ gì.
Doanh bảo:
- Không đơn giản như đồng chí Tế nghĩ đâu. Đồng chí có biết Hợp tác xã của chúng ta hiện tại có gần 230 hộ với mấy trăm lao động chính không? Làm sao chúng ta quản được việc làm ăn của từng ấy hộ, từng ấy lao động. Rồi còn quản cả sản phẩm do họ làm ra nữa. Ngoài ra chúng ta không trồng một loại cây, củ mà là trồng nhiều loại cây, củ khác nhau. Giá trị cây ngô khác với cây khoai tây, cây khoai tây lại khác với cây khoai lang. Nếu mọi người chỉ chịu nhận chăm sóc cây ngô thì cây khoai tây và khoai lang ai chăm sóc?
Mọi người im lặng sau những lời nói của Doanh. Lát sau Ngô hỏi:
- Các đồng chí tham gia ý kiến xem nên khoán vụ xen canh này như thế nào?
Dậu nói:
- Tôi thấy ý kiến của đồng chí Tế cũng có những ý hay. Nếu chúng ta điều chỉnh chút ít vẫn có thể thực hiện ngay trong vụ xen canh này. Điều mắc mớ hiện nay là cây giống không thuần nhất. Các loại cây có giá trị kinh tế khác nhau. Vì thế các đồng chí lo xã viên suy bì, tính toán sợ thiệt thòi rồi muốn nhận chăm sóc loại cây này mà không muốn chăm sóc loại cây kia. Theo tôi khắc phục việc này không khó bằng cách hoa lợi thu xong tập trung vào một đầu mối. Sau đó chia đều. Ai cũng có ngô, khoai tây, khoai lang. Hưởng lợi bằng chia đều sản phẩm chứ không chia bằng công điểm.
- Làm như vậy thì anh lười cũng được một phần như anh tích cực hay sao? – Doanh phản đối.
- Lười hay không là do trách nhiệm quản lí lao động có chặt chẽ hay không.
- Giao cho đồng chí quản một lúc gần 230 hộ, đồng chí có quản lí nổi không?
- Nếu giao công việc cho tôi, tôi vẫn có cách quản được.
- Nói phét.
Thấy thái độ giữa Doanh và Dậu có vẻ găng lên, Ngô khuyên:
- Các đồng chí bình tĩnh. Có đồng chí nào có ý kiến khác không?
Mọi người im lặng đưa mắt nhìn nhau. Chi thấy cần phải gỡ thế bí cho cuộc họp nên đưa tay xin nói:
- Tôi vừa được nghe hai luồng ý kiến khác nhau trong cuộc họp chi bộ của các đồng chí. Bên nào cũng có cái lí của mình cả. Các đồng chí nói đây là lần đầu tiên Gia Đạo làm vụ xen canh nên có ít nhiều lúng túng là đúng. Nhưng nói làm vụ xen canh này đột xuất nên không chuẩn bị kịp là không đúng. Khi tôi và đồng chí bí thư tỉnh ủy đi kiểm tra đồng ruộng của Đạo Thắng, thấy lúa vụ mùa rất xấu, có khả năng cho năng suất thấp nên không tránh khỏi nạn đói giáp hạt. Vì vậy đồng chí bí thư tỉnh ủy đề nghị phải tiến hành sản xuất vụ xen canh để cứu đói. Bản thân tôi cũng đã mấy lần nhắc nhở đảng ủy Đạo Thắng đốc thúc Nhân Đạo và Gia Đạo tiến hành làm vụ xen canh ngay sau khi gặt xong để khỏi ảnh hưởng đến thời vụ của vụ Đông Xuân. Tôi có mấy ý kiến như thế này để các đồng chí xem thử có được không. Về cây trồng, chúng ta chỉ trồng ngô và khoai tây chứ không trồng khoai lang. Giống khoai tây do Ty nông nghiệp tỉnh cấp. Còn giống ngô, tôi và đồng chí chủ nhiệm hoặc phó chủ nhiệm sẽ lên Vĩnh Hòa nhờ giúp đỡ. Hợp tác xã Hồng Vân đã làm vụ ngô xen canh mấy năm nay nên giống không thiếu.
Tế kêu lên:
- Thế thì hay rồi. Ngô và khoai tây là loại cây lương thực có giá trị hơn khoai lang nhiều.
Lanh cự luôn:
- Trồng để cứu đói chứ buôn bán gì mà tính cây này lợi hơn cây kia.
Chi nói tiếp:
- Về biện pháp khoán, tôi đề nghị thế này để các đồng chí nghiên cứu. Khi nãy đồng chí Tế có đề cập đến việc khoán hẳn cho hộ hoặc nhóm. Hôm nay ta không đưa khoán hộ ra bàn ở đây vì muốn thực hiện khoán hộ đòi hỏi phải có thời gian chuẩn bị. Tôi muốn đề cập một cách khoán khác mà lúc nãy đồng chí Tế đã nhắc tới. Đó là khoán cho nhóm, cho tổ. Hiện nay có một số Hợp tác trong tỉnh ta đang thực hiện lối khoán này và thu được kết quả rất tốt.
Doanh quay sang nhìn Lịch. Lịch lặng lẽ lắc đầu.
Chi nói tiếp:
- Tôi có hỏi đồng chí Côn về phương thức khoán nhóm, khoán tổ của một số Hợp tác xã trong tỉnh, đồng chí ấy cho biết. Khoán nhóm là Ban quản trị khoán diện tích và sản lượng cho đội sản xuất. Đội sản xuất lại khoán diện tích và sản lượng cho tổ hoặc nhóm. Tổ nhóm hoàn toàn tự chủ về kế hoạch sản xuất của nhóm mình, tổ mình. Ban quản trị kiểm tra kế hoạch của đội sản xuất, đội sản xuất kiểm tra kế hoạch của tổ, nhóm. Sản phẩm thu được sau khi nộp cho Hợp tác xã theo như thỏa thuận, còn lại chia đều cho lao động của các hộ.
Ngọ hỏi:
- Thế những hộ neo đơn không có lao động chính và những người gián tiếp như cán bộ Ban quản trị, đội trưởng và thư ký đội sản xuất không trực tiếp lao động thì hưởng thế nào?
Chi cười:
- Chưa gì đồng chí Ngọ đã lo mình bị thiệt rồi. Vừa rồi tôi chỉ nói phương thức khoán nhóm, khoán tổ của một số Hợp tác xã trong tỉnh để các đồng chí tham khảo. Có làm theo họ hay làm cách khác, kể cả việc thắc mắc các hộ neo đơn và cán bộ gián tiếp hưởng như thế nào của đồng chí Ngọ nêu ra cũng do các đồng chí quyết định. Theo tôi, các đồng chí nên mạnh dạn tìm lấy một phương thức khoán thích hợp để phát triển kinh tế Hợp tác xã, nhanh chóng cải thiện đời sống của bà con nông dân.
Nói xong Chi ngồi nhìn ra gốc cây muỗm cổ thụ, nơi ánh nắng đang nhảy nhót dưới tầng lá rậm rạp. Nỗi chán nản mơ hồ bỗng nhiên ùa tới xâm chiếm lòng Chi. Chị kín đáo thở dài.
- Phần kiểm điểm của Ban quản trị thế là đủ rồi. Ban quản trị chỉ đạo sản xuất từ khi được bầu ra đến giờ như thế nào, không nói thì mọi người cũng đã nắm được, không phải nói thêm nữa. Đề nghị đồng chí Lịch trình bày tiếp kế hoạch làm vụ xen canh như thế nào để chi bộ nghe và góp thêm ý kiến.
- Vâng. Tôi xin trình bày kế hoạch làm vụ xen canh. Điểm thứ nhất về mặt tinh thần. Chúng ta phát động một phong trào thi đua rầm rộ hưởng ứng vụ sản xuất xen canh. Cho chi đoàn thanh niên kẻ vẽ khẩu hiệu quyết tâm giành một vụ xen canh thắng lợi treo lên mọi ngóc ngách đường làng để bà con nắm được tinh thần quan trọng của vụ này. Nếu cần thì cho các cháu thiếu nhi đi cổ động hô khẩu hiệu, tạo nên một khí thế rầm rộ trước lúc ra quân…
Tế thấy khó chịu nên cắt ngang:
- Làm gì mà quan trọng thế?
- Sao lại không quan trọng. Đây là lần đầu tiên chúng ta làm vụ xen canh, nhất định phải thu cho được thắng lợi để làm đà cho các vụ sau. Hơn nữa đây là một chủ trương lớn, rất sáng suốt của huyện ủy.
Chi cắt ngang:
- Tôi xin cải chính với các đồng chí. Đây là ý kiến chỉ đạo của đồng chí bí thư tỉnh ủy nhằm khắc phục vụ đói giáp hạt chứ không phải chủ trương lớn chủ trương bé gì của huyện ủy cả. Các đồng chí cứ bàn bạc thoải mái. Đừng quan tâm đến sự có mặt của tôi.
Lịch đặng hắng mấy cái rồi nói tiếp:
- Tôi xin trình bày tiếp. Ban quản trị cũng có bàn đến việc cải tiến cách khoán. Nhưng nhận thấy đây là vụ làm xen canh đầu tiên, giống má hiện chưa có trong tay, thời gian phải làm gấp để khỏi ảnh hưởng đến sản xuất vụ Đông Xuân. Nếu chúng ta mày mò tìm cách khoán kiểu này, kiểu nọ, chúng tôi sợ sẽ không đạt được thời gian sản xuất. Vụ xen canh chỉ là vụ phụ giữa hai vụ chính. Chú tâm vào làm vụ phụ để ảnh hưởng đến vụ chính rồi không biết ăn nói thế nào với bà con. Vì vậy chúng tôi định vụ xen canh này vẫn thực hiện cách khoán như xưa nay vẫn làm.
Dậu nói chen vào:
- Tôi thấy nếu chúng ta tìm ra một cách khoán khác có hiệu quả hơn thì sẽ thu được kết quả cao hơn mà chẳng ảnh hưởng gì đến sản xuất vụ chính cả.
Ngô đưa tay ra như muốn ngăn những ý kiến tiếp theo:
- Đề nghị các đồng chí để đồng chí chủ nhiệm Hợp tác trình bày hết rồi chúng ta góp ý kiến một thể. Đồng chí Lịch nói tiếp đi.
- Chúng tôi đã bàn tính kỹ rồi. Không phải chúng tôi không muốn tìm ra một phương pháp khoán tốt hơn lối khoán xưa nay. Nhưng các đồng chí thử nghĩ xem. Vụ xen canh này là vụ đầu tiên làm tại Hợp tác xã Gia Đạo. Có thể cùng một lúc chúng ta phải trồng ngô, khoai tây, khoai lang mỗi thứ một ít. Đã sản xuất kiểu năm cha ba mẹ như vậy mà còn đảo ngược lề lối sản xuất đã quen thuộc từ trước đến nay thì chỉ có thu được thất bại mà thôi.
Ngô hỏi:
- Nghĩa là vẫn khoán quản, khoán việc ăn công điểm như trước đây?
Doanh đứng lên:
- Tôi xin có ý kiến ở chỗ này một tí. Tôi nghĩ cũng không hẳn hoàn toàn khoán theo kiểu cũ mà có thay đổi đôi chút. Ví dụ. Các khâu từ cày đất, đánh luống, đặt giống đều khoán công điểm cho xã viên như từng làm trước đây. Sau đó khoán cho các tổ chăm sóc từng loại cây trồng cho đến khi thu hoạch. Phân đạm và thủy lợi thì do Hợp tác điều hành giống như các vụ khác.
Tế hỏi:
- Khoán công điểm ở giai đoạn chăm sóc như thế nào?
- Vẫn tính ngày công như xưa nay vẫn làm.
Tế nói ngay:
- Quay đi quay lại vẫn thế chứ có khác gì đâu. Vì sao chúng ta không khoán toàn bộ công việc cho nhóm hoặc hộ, trên cơ sở ấy chia sản phẩm ra mà hưởng với nhau?
Lịch phản đối ý kiến của Tế:
- Nói như đồng chí Tế thì sinh ra Hợp tác xã để làm gì?
- Khác làm ăn cá thể nhiều chứ – Tế vặn lại – Chúng ta vẫn quản đất đai, quản sản phẩm làm ra. Chỉ để cho xã viên chủ động chăm sóc cây trồng theo diện tích mà Hợp tác xã đã khoán cho mình. Chăm sóc tốt, được hưởng lợi nhiều, lười chăm sóc thì hưởng lợi ít. Muốn ra đồng lúc nào tùy, chẳng phải kẻng, phải mõ gì.
Doanh bảo:
- Không đơn giản như đồng chí Tế nghĩ đâu. Đồng chí có biết Hợp tác xã của chúng ta hiện tại có gần 230 hộ với mấy trăm lao động chính không? Làm sao chúng ta quản được việc làm ăn của từng ấy hộ, từng ấy lao động. Rồi còn quản cả sản phẩm do họ làm ra nữa. Ngoài ra chúng ta không trồng một loại cây, củ mà là trồng nhiều loại cây, củ khác nhau. Giá trị cây ngô khác với cây khoai tây, cây khoai tây lại khác với cây khoai lang. Nếu mọi người chỉ chịu nhận chăm sóc cây ngô thì cây khoai tây và khoai lang ai chăm sóc?
Mọi người im lặng sau những lời nói của Doanh. Lát sau Ngô hỏi:
- Các đồng chí tham gia ý kiến xem nên khoán vụ xen canh này như thế nào?
Dậu nói:
- Tôi thấy ý kiến của đồng chí Tế cũng có những ý hay. Nếu chúng ta điều chỉnh chút ít vẫn có thể thực hiện ngay trong vụ xen canh này. Điều mắc mớ hiện nay là cây giống không thuần nhất. Các loại cây có giá trị kinh tế khác nhau. Vì thế các đồng chí lo xã viên suy bì, tính toán sợ thiệt thòi rồi muốn nhận chăm sóc loại cây này mà không muốn chăm sóc loại cây kia. Theo tôi khắc phục việc này không khó bằng cách hoa lợi thu xong tập trung vào một đầu mối. Sau đó chia đều. Ai cũng có ngô, khoai tây, khoai lang. Hưởng lợi bằng chia đều sản phẩm chứ không chia bằng công điểm.
- Làm như vậy thì anh lười cũng được một phần như anh tích cực hay sao? – Doanh phản đối.
- Lười hay không là do trách nhiệm quản lí lao động có chặt chẽ hay không.
- Giao cho đồng chí quản một lúc gần 230 hộ, đồng chí có quản lí nổi không?
- Nếu giao công việc cho tôi, tôi vẫn có cách quản được.
- Nói phét.
Thấy thái độ giữa Doanh và Dậu có vẻ găng lên, Ngô khuyên:
- Các đồng chí bình tĩnh. Có đồng chí nào có ý kiến khác không?
Mọi người im lặng đưa mắt nhìn nhau. Chi thấy cần phải gỡ thế bí cho cuộc họp nên đưa tay xin nói:
- Tôi vừa được nghe hai luồng ý kiến khác nhau trong cuộc họp chi bộ của các đồng chí. Bên nào cũng có cái lí của mình cả. Các đồng chí nói đây là lần đầu tiên Gia Đạo làm vụ xen canh nên có ít nhiều lúng túng là đúng. Nhưng nói làm vụ xen canh này đột xuất nên không chuẩn bị kịp là không đúng. Khi tôi và đồng chí bí thư tỉnh ủy đi kiểm tra đồng ruộng của Đạo Thắng, thấy lúa vụ mùa rất xấu, có khả năng cho năng suất thấp nên không tránh khỏi nạn đói giáp hạt. Vì vậy đồng chí bí thư tỉnh ủy đề nghị phải tiến hành sản xuất vụ xen canh để cứu đói. Bản thân tôi cũng đã mấy lần nhắc nhở đảng ủy Đạo Thắng đốc thúc Nhân Đạo và Gia Đạo tiến hành làm vụ xen canh ngay sau khi gặt xong để khỏi ảnh hưởng đến thời vụ của vụ Đông Xuân. Tôi có mấy ý kiến như thế này để các đồng chí xem thử có được không. Về cây trồng, chúng ta chỉ trồng ngô và khoai tây chứ không trồng khoai lang. Giống khoai tây do Ty nông nghiệp tỉnh cấp. Còn giống ngô, tôi và đồng chí chủ nhiệm hoặc phó chủ nhiệm sẽ lên Vĩnh Hòa nhờ giúp đỡ. Hợp tác xã Hồng Vân đã làm vụ ngô xen canh mấy năm nay nên giống không thiếu.
Tế kêu lên:
- Thế thì hay rồi. Ngô và khoai tây là loại cây lương thực có giá trị hơn khoai lang nhiều.
Lanh cự luôn:
- Trồng để cứu đói chứ buôn bán gì mà tính cây này lợi hơn cây kia.
Chi nói tiếp:
- Về biện pháp khoán, tôi đề nghị thế này để các đồng chí nghiên cứu. Khi nãy đồng chí Tế có đề cập đến việc khoán hẳn cho hộ hoặc nhóm. Hôm nay ta không đưa khoán hộ ra bàn ở đây vì muốn thực hiện khoán hộ đòi hỏi phải có thời gian chuẩn bị. Tôi muốn đề cập một cách khoán khác mà lúc nãy đồng chí Tế đã nhắc tới. Đó là khoán cho nhóm, cho tổ. Hiện nay có một số Hợp tác trong tỉnh ta đang thực hiện lối khoán này và thu được kết quả rất tốt.
Doanh quay sang nhìn Lịch. Lịch lặng lẽ lắc đầu.
Chi nói tiếp:
- Tôi có hỏi đồng chí Côn về phương thức khoán nhóm, khoán tổ của một số Hợp tác xã trong tỉnh, đồng chí ấy cho biết. Khoán nhóm là Ban quản trị khoán diện tích và sản lượng cho đội sản xuất. Đội sản xuất lại khoán diện tích và sản lượng cho tổ hoặc nhóm. Tổ nhóm hoàn toàn tự chủ về kế hoạch sản xuất của nhóm mình, tổ mình. Ban quản trị kiểm tra kế hoạch của đội sản xuất, đội sản xuất kiểm tra kế hoạch của tổ, nhóm. Sản phẩm thu được sau khi nộp cho Hợp tác xã theo như thỏa thuận, còn lại chia đều cho lao động của các hộ.
Ngọ hỏi:
- Thế những hộ neo đơn không có lao động chính và những người gián tiếp như cán bộ Ban quản trị, đội trưởng và thư ký đội sản xuất không trực tiếp lao động thì hưởng thế nào?
Chi cười:
- Chưa gì đồng chí Ngọ đã lo mình bị thiệt rồi. Vừa rồi tôi chỉ nói phương thức khoán nhóm, khoán tổ của một số Hợp tác xã trong tỉnh để các đồng chí tham khảo. Có làm theo họ hay làm cách khác, kể cả việc thắc mắc các hộ neo đơn và cán bộ gián tiếp hưởng như thế nào của đồng chí Ngọ nêu ra cũng do các đồng chí quyết định. Theo tôi, các đồng chí nên mạnh dạn tìm lấy một phương thức khoán thích hợp để phát triển kinh tế Hợp tác xã, nhanh chóng cải thiện đời sống của bà con nông dân.
Nói xong Chi ngồi nhìn ra gốc cây muỗm cổ thụ, nơi ánh nắng đang nhảy nhót dưới tầng lá rậm rạp. Nỗi chán nản mơ hồ bỗng nhiên ùa tới xâm chiếm lòng Chi. Chị kín đáo thở dài.