-
Chương 52
*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Chú thích: Tuyến thời gian vẫn giữ nguyên, nhưng giả thiết là mẹ của Giang Trúc không qua đời vì bệnh tật, anh không được nhận nuôi, có thể lớn lên bên cạnh Đường Quỳ.
Nếu như cuộc đời có thể phân ra làm nhiều giai đoạn, vậy thì Đường Quỳ sẽ chia cuộc đời mình ra làm hai phần.
Một phần là Hứa Quỳ trước năm mười hai tuổi, phần còn lại là Đường Quỳ sau năm mười hai tuổi.
Mà sau khi gặp gỡ Giang Trúc, Đường Quỳ quyết định chia lại cuộc đời mình thành hai phần khác —
Trước khi yêu Giang Trúc, và sau khi yêu Giang Trúc.
Giang Trúc là con trai nhà hàng xóm, lớn hơn cô bé mười tuổi. Lúc Đường Quỳ bảy tuổi, mẹ Đường gom toàn bộ tiền bạc, mua được một căn nhà nhỏ bên cạnh nhà Giang Trúc, từ một trấn nhỏ xa xôi ở phía đông chuyển đến đây.
Lúc đó Giang Trúc đang theo học ở trường trung học trên thành phố, ngày đầu tiên cô bé chuyển đến vừa đúng vào ngày chủ nhật, anh được nghỉ, thấy mẹ Đường và Đường Quỳ chỉ có hai người chuyển đồ thì xung phong giúp đỡ — thật ra cũng không có gì nhiều, chỉ là mấy cái bàn gấp, một cái giường gấp cho hai người, cộng thêm ít quần áo, chăn đệm và đồ dùng trong bếp, đây là toàn bộ gia sản của hai mẹ con cô bé lúc đó.
Người bán căn nhà cho hai mẹ con nói là đến thành phố khác mua nhà và định cư luôn, đồ dùng trong nhà đã cũ, cũng không tiện bán, để lại luôn cho hai người. Đương nhiên mẹ Đường rất vui mừng, luôn miệng nói cảm ơn.
Sau khi chuyển đồ xong, mẹ Đường chủ động mời Giang Trúc ở lại ăn cơm, Giang Trúc liên tục xua tay: “Không cần đâu ạ, mẹ cháu còn chờ cháu ở nhà.”
Đường Quỳ ôm con thỏ nhồi bông của mình nhìn người anh trai cao lớn đến vội đi vội này. Lúc đó đang là giữa mùa hè nóng bức, trời cực kỳ nóng, mẹ Đường vừa mới chuyển đồ xong, nước nóng cũng chưa kịp nấu. Cô bé nghĩ thầm, trước đây mẹ vẫn luôn dạy rằng, có ơn thì phải báo đáp.
Cô bé vội vàng chạy đi tìm cái lọ đựng kẹo của mình, tìm ra chiếc kẹo chanh mà mình thích nhất, nghĩ nghĩ, lại lấy thêm một chiếc kẹo quýt, lúc đôi chân ngắn ngủn chạy ra được đến bên ngoài thì đã không còn thấy bóng dáng Giang Trúc đâu nữa. Mẹ Đường đang bận rộn thu dọn phòng bếp, thấy cô bé đứng trong sân nhìn đông nhìn tây thì bật cười lên tiếng: “Anh trai lúc nãy đã về nhà rồi.”
Đường Quỳ lại lộc cà lộc cộc chạy tới bên cạnh mẹ, hỏi: “Con có thể đi tìm anh ấy không? Con muốn tặng kẹo cảm ơn anh ấy.”
“Được!” Mẹ Đường cũng không ngẩng đầu lên, bà vặn mở vòi nước, tách từng bẹ cải xanh ra rửa: “Đừng quên về nhà ăn cơm đấy, không thể ở lại nhà người ta đâu…”
Đường Quỳ gật đầu, chạy bước nhỏ ra tới cổng — vừa rồi lúc mới tới, cô bé nhìn thấy Giang Trúc đi ra từ căn nhà bên trái nhà của mình. Đi đến, cổng lớn đang mở, cô bé cẩn thận thò đầu vào thăm dò, sau khi xác định trong nhà không nuôi chó, cô bé mới đi vào bên trong, giòn giã hỏi: “Có ai không ạ?”
Có lẽ là vì giọng quá nhỏ nên không có tiếng ai đáp lại. Đường Quỳ đi vòng qua bức tường làm bình phong ở cổng*, nhìn thấy Giang Trúc.
* là một phần trong lối kiến trúc cổ, bước qua cổng sẽ có một bức tường chắn (thường có mái), phải vòng qua bức tường chắn này mới đi vào sân
Anh ngồi trên một cái ghế con, đang giặt một chậu lớn quần áo.
Nghe được tiếng động, anh ngẩng đầu lên, nhìn thấy Đường Quỳ, động tác trên tay dừng lại, bàn tay dính đầy bọt xà phòng, hỏi: “Sao em lại tới đây? Tiểu… Tiểu Hoa?”
“Không phải Tiểu Hoa.” Đường Quỳ nghiêm túc sửa lỗi cho anh: “Mẹ em gọi em là Quỳ Quỳ.”
“Tiểu Quỳ Hoa.” Giang Trúc đứng lên, đi đến trước mặt cô bé, ngồi xổm xuống: “Sao thế? Có chuyện gì sao?”
Đường Quỳ nhìn bàn tay dính đầy bọt xà phòng của anh, ôm con thỏ nhồi bông của mình, cố gắng lột vỏ kẹo, đưa đến trước miệng Giang Trúc: “A.”
Bắt chước dáng vẻ lúc mẹ Đường đút kẹo cho mình, Đường Quỳ trịnh trọng nói: “Đây là quà cảm ơn.”
Giang Trúc cười mở miệng, ngậm lấy viên kẹo kia: “Cảm ơn em.”
Đường Quỳ nhét chiếc kẹo còn lại vào trong túi anh, hỏi: “Anh tên là gì thế?”
“Giang Trúc.” Giang Trúc trả lời: “Giang trong ‘sông nước’, Trúc trong ‘cây trúc’.”
Anh vừa dứt lời thì có một người phụ nữ trung niên từ trong nhà đi ra, dáng vẻ vô cùng gầy yếu, mái tóc ngắn chạm đến lỗ tai, sắc mặt xanh xao, giống như người mắc bệnh lâu ngày. Bà vừa ho khụ khụ vừa hỏi: “Giang Trúc, đây là con cái nhà ai thế?”
“Là nhà hàng xóm vừa chuyển tới, cô bé tên là Quỳ Quỳ.” Giang Trúc nói: “Chú Tống bán nhà cho nhà họ rồi.”
Đường Quỳ giòn giã chào một tiếng: “Chào dì ạ!”
Mẹ Giang Trúc vẫn luôn muốn có con gái, thấy dáng vẻ Đường Quỳ đáng yêu, sạch sẽ, lại biết lễ phép như vậy thì đi tới, xoa xoa đầu cô bé: “Quỳ Quỳ, có muốn ở lại nhà dì ăn cơm không?”
“Không được ạ!” Đường Quỳ lắc đầu: “Mẹ cháu nói, lát nữa cháu nhất định phải về nhà.”
Mẹ Giang lại xoa xoa đầu cô, quay đầu sang hỏi Giang Trúc: “Lần này thành tích kỳ thi tháng thế nào? Có chắc chắn sẽ đậu được trường đại học S không?”
Giang Trúc quay lại giặt ga trải giường và quần áo của mình — trường Nhất Trung sắp xếp lịch học dày đặc, sáng sớm mai anh sẽ phải đón xe về trường.
Đường Quỳ không giống những đứa trẻ cùng tuổi khác, cô bé không đi giành sự chú ý của người khác đối với mình. Lúc Giang Trúc giặt quần áo, cô bé ngồi trên một chiếc ghế nhựa, ôm con thỏ nhồi bông của mình, nhìn anh giặt giũ.
Chỉ chốc lát sau, mẹ Đường đã làm xong đồ ăn, đi sang gọi Đường Quỳ về ăn cơm. Gặp mẹ Giang, tránh không được nói chuyện phiếm mấy câu.
Đường Quỳ vẫy vẫy bàn tay mập mạp về phía Giang Trúc: “Ngày mai em sẽ sang chơi với anh…”
Nói là chơi, nhưng trên thực tế chỉ là nhìn anh làm việc mà thôi.
Giang Trúc cho rằng trẻ con mau quên, qua hôm sau sẽ không nhớ nữa. Sáng sớm hôm sau, anh ăn xong cơm thì liền lên xe quay lại thành phố A. Ở trường Nhất Trung, bài vở lớp 11 rất nặng, không hề thua kém lớp 12. Đến lúc anh về nhà lần nữa thì đã là một tháng sau đó rồi.
Ba đi lái xe bên ngoài cũng đã về nhà, Giang Trúc giúp mẹ gói sủi cảo, mẹ Giang vừa cán vỏ bánh vừa nói: “Con còn nhớ cô bé Quỳ Quỳ bên nhà hàng xóm không? Lần trước con quay về trường, cô nhóc kia chạy sang tìm con không thấy, còn đứng trong sân nhà ta khóc một hồi lâu đấy.”
Giang Trúc sửng sốt, cố gắng hồi tưởng lại khuôn mặt của cô bé kia từ trong hồi ức — dù sao thì cũng đã một tháng trôi qua, thời gian khá dài, anh không còn nhớ rõ lắm.
Hình như… đôi mắt rất to, da cũng rất trắng?
“Mấy ngày nay con bé cũng hay tới tìm con.” Mẹ Giang nói: “Con bé rất hiểu chuyện, mỗi ngày đi học về đều chạy sang đây, thỉnh thoảng sẽ nói chuyện với mẹ, cũng đỡ buồn hẳn.”
Giang Trúc hỏi: “Thuốc mua cho mẹ dạo này, mẹ vẫn uống chứ?”
“Uống thì có uống, nhưng mà vẫn cảm thấy không có tác dụng gì lắm, mẹ…” Mẹ Giang có chút do dự: “Dì Vương của con nói, nếu ngay từ đầu mẹ nghe lời dì ấy, mua mấy loại thuốc kia thì bây giờ đã khỏe hơn rồi. Trên TV hôm nào cũng quảng cáo cái thuốc đó –”
“Mẹ!” Giang Trúc cất cao giọng, vẻ mặt nghiêm túc nhìn bà: “Mẹ cũng nên biết là mấy quảng cáo đó chỉ là để lừa người ta thôi. Nếu thật sự có tác dụng như thế thì tại sao trong bệnh viện lại không bán mấy loại thuốc đó chứ?”
“Được rồi, mấy khi con về nhà một chuyến, mẹ không nói với con mấy chuyện này nữa.” Mẹ Giang thở dài: “Con nói không tốt thì mẹ sẽ không uống.”
“Dì ơi? Dì ơi?”
Trong sân vang lên giọng nói non nớt, mẹ Giang nói: “Chắc chắn là Quỳ Quỳ.”
Giang Trúc đứng lên, một bóng người nho nhỏ đẩy cổng ra, hôm nay không ôm con thỏ nhồi bông nữa, đôi mắt đen láy đảo qua trên người Giang Trúc, sau đó lập tức quay về phía mẹ Giang, ngẩng đầu lên hỏi: “Dì ơi, hôm nay anh Giang Trúc sẽ quay về ạ?”
Mẹ Giang kinh ngạc nhìn Giang Trúc một cái, nhịn không được cười rộ lên: “Đã về rồi đấy!”
“Thật sao ạ?” Ánh mắt Đường Quỳ sáng ngời, nhìn khắp xung quanh: “Anh ấy ở đâu ạ?”
Giang Trúc vòng đến trước mặt cô bé, ngồi xổm xuống: “Ở đây.”
Lần này Đường Quỳ giật mình, cô bé mơ màng nhìn Giang Trúc một lúc lâu, lui về phía sau một bước, lắc đầu: “Không đúng…”
Lại đi tới gần cẩn thận nhìn một lúc lâu nữa, sau đó mới nở nụ cười: “Rốt cuộc anh đã về rồi!”
Nói xong liền muốn bổ nhào vào trong lòng anh, nhưng đột nhiên lại dừng lại giữa chừng, trách móc: “Rõ ràng lần trước anh đã đồng ý sẽ chơi với em, cuối cùng lại bỏ đi một mình!”
Mẹ Giang nhìn cô bé con, cười nói: “Giang Trúc, con mau mang em gái đi chơi một lát đi. Mấy cái sủi cảo này để mẹ tự gói là được rồi.”
Còn lại chỉ có một ít bột mì nữa, quả thật là cũng sắp gói xong rồi. Giang Trúc vỗ vỗ bột mì dính trên tay, nghĩ thế nào cũng không ra là nên mang cô bé con này đi chơi cái gì, hỏi: “Có muốn theo anh đi hái mướp không?”
“Được ạ!”
Giang Trúc rửa tay, ôm Đường Quỳ — cô nhóc không nặng lắm, ít khi được người khác ôm, ánh mắt sáng ngời, cười không ngớt.
Bên cạnh nhà bọn họ có một vườn rau nhỏ, bên trong trồng đủ loại rau dưa. Bây giờ đã là đầu thu, mấy giàn dưa chuột đã héo úa, chỉ là vẫn còn chưa kịp nhổ đi. Đường Quỳ lại thấy có hứng thú với cây đào trong vườn hơn, ngay trước mặt có mấy quả đào xanh nho nhỏ hấp dẫn ánh mắt cô bé, Giang Trúc hái cho cô bé hai quả, đặt vào trong túi áo cô bé, nhắc nhở: “Bây giờ chưa ăn được nhé… Còn bẩn, phải rửa rồi mới ăn được.”
Đường Quỳ ra sức gật đầu. Lúc Giang Trúc hái dây mướp, cô bé đi theo ngay sau lưng anh, ngó trái ngó phải, không nói tiếng nào, nhưng mỗi lúc Giang Trúc quay đầu nhìn lại thì đều thấy cô bé cười đến cong cả mắt.
Cơm trưa ăn ở nhà Giang Trúc, mẹ Đường phải đến mười hai giờ mới tan làm, dưới sự mời mọc nhiệt tình của mẹ Giang, cô bé đã ở lại ăn một bữa. Ngoại trừ sủi cảo gói lúc sáng thì còn có mướp xào. Đường Quỳ không kén ăn, tay nghề của Giang Trúc lại rất tốt, cô bé vùi cái đầu nho nhỏ xuống, ăn hết cả một bát sủi cảo.
Mãi cho tới chạng vạng, Đường Quỳ mới lưu luyến không rời mà quay về nhà mình. Cô bé còn không quên ngoắc tay với Giang Trúc, hẹn lần sau chủ nhật anh được nghỉ về nhà thì lại dẫn cô bé đi chơi tiếp.
Vừa lúc tỷ lệ mắc cảm cúm tăng cao, các bạn học nhiễm bệnh không ít, riêng trong lớp của Giang Trúc cũng đã có hai bạn bị sốt cao mãi không giảm. Xét thấy khả năng lây nhiễm cao, trường học quyết định tạm cho nghỉ học một tuần. Giang Trúc xuống xe, ánh mắt đầu tiên lướt qua trường tiểu học trong trấn, nhớ ra mẹ Đường từng nói Đường Quỳ học ở đây, cho nên anh lập tức đi tới.
Lần này trở về, anh còn mang về cho Đường Quỳ một hộp kẹo mềm — hình như cô bé rất thích ăn mấy thứ ngọt ngọt thế này, trong lúc vô tình anh nghe thấy bạn nữ bàn trên nói kẹo này ăn rất ngon, cho nên liền mua cho Đường Quỳ một hộp.
Nhìn thời gian thì vừa vặn 5 giờ, bên ngoài cổng trường tụ tập rất đông cha mẹ đến đón con mình, đám trẻ con cao thấp không đồng đều bắt đầu từ trên tòa nhà học đi xuống.
Lúc này Giang Trúc mới nhớ ra, ngay cả Đường Quỳ học lớp nào anh cũng không biết.
Vậy thì phải làm sao đây? Đợi thôi.
Trường tiểu học trong trấn cũng chỉ có một cánh cổng này, cô bé cũng không thể đi ra từ đường khác được. Giang Trúc cầm một hộp kẹo, đứng ở trước cổng trường, chờ cô bé con tan học.
Anh từng nghe mẹ Giang kể rằng Đường Quỳ từ nhỏ đã không có ba, mẹ cô bé vừa mới chuyển công tác, không có thời gian đón cô bé tan học. Cô bé con mới bảy tuổi, nhà người ta đều là nâng niu trong lòng bàn tay, chăm nom đón đưa, còn Đường Quỳ thì lại tự mình đeo cặp sách đi đi về về. May mà trấn cũng không lớn, ít dân nhập cư, nếu không thì thật đúng là khiến người ta lo lắng.
Đợi chừng khoảng mười phút thì mới thấy Đường Quỳ, cô bé đội một cái mũ ngư dân* màu vàng nghệ, lưng đeo cặp sách, tóc buộc thành hai cái đuôi ngựa nhỏ, mím môi đi ở trên đường.
Bên cạnh cô bé còn có hai cậu học sinh khá cao, không biết là đang nói gì, vây quanh cô bé chặn đông chặn tây, y hệt như hai con khỉ.
Giang Trúc đứng lên, đi về phía cô bé.
Đến gần mới nghe được lời của hai cậu học sinh kia.
“Tiểu dã chủng, sao ai tới đón em thế? Có phải là ngay cả mẹ em cũng không cần em nữa không?”
“Ha ha ha ha...”
Đường Quỳ vẫn không nói tiếng nào, chỉ cúi đầu nhìn mũi giày của mình mà bước đi, hai cậu học sinh đang trêu chọc bên cạnh, cô bé chỉ coi như mình không nghe thấy.
Bỗng nhiên có một người chặn lại ở ngay trước mặt mình, Đường Quỳ định vòng qua, vừa ngẩng đầu thì kinh ngạc thốt lên: “Anh Giang Trúc!”
Hai cậu học sinh kia thì đều sửng sốt, ngơ ngác nhìn Giang Trúc đột nhiên xuất hiện, liếc nhau, đoán có lẽ là mình mắng chửi cô bé con nhà người ta, bây giờ viện binh tới rồi, hai cậu học sinh kia lập tức bỏ chạy nhưng đã bị Giang Trúc vươn tay ra, mỗi tay túm áo một người kéo trở lại.
“Sau này còn dám bắt nạt em gái anh thì anh sẽ đến tìm cha mẹ hai đứa.” Giang Trúc nghiêm mặt nói: “Cũng đã tám, chín tuổi rồi mà còn bắt nạt con nít, đây cũng coi là đàn ông sao?”
Đối với các cậu học sinh nhỏ tuổi, những lời này rõ ràng là một lời trách móc nặng nề — thật ra bọn họ cũng chỉ là quen thói trêu người thôi, bình thường nghe thấy mẹ mình và người ta nói chuyện linh tinh, cho nên đến trường mới trêu chọc Đường Quỳ — đáng tiếc cô bé chẳng bao giờ tức giận, không khóc cũng không nháo, khiến cho bọn chúng chẳng có cảm giác thành tựu gì, lại càng muốn bắt nạt cô bé.
Ai mà ngờ được cô bé còn có một người anh đã lớn như vậy rồi, lúc này hai cậu học sinh kia cho dù không bị đánh thì cũng bị dọa cho sợ, vừa được Giang Trúc buông ra thì đã co giò bỏ chạy mất dạng.
Lúc này Giang Trúc mới ngồi xổm xuống, sờ sờ hai bím tóc của Đường Quỳ: “Bọn họ bắt nạt em, sao em lại không nói cho mẹ biết?”
“Cũng không có gì.” Đường Quỳ nói: “Bọn họ cũng không đánh em, em không để ý đến bọn họ là được rồi.”
Cô bé ngước đôi mắt trong veo lên nhìn Giang Trúc, cái giọng điệu giống như đã quá quen với chuyện này khiến trong lòng Giang Trúc hơi chua xót.
“Bọn họ làm như vậy là không đúng.” Giang Trúc nhấn mạnh: “Về sau mà còn xảy ra chuyện thế này, em phải nói với thầy cô, hoặc là nói cho anh biết — nhưng mà một tháng anh mới về nhà một lần, em vẫn nên kịp thời nói với mẹ, đừng để cho người ta cứ bắt nạt như vậy, biết chưa?”
Đường Quỳ ngoan ngoãn vâng dạ.
Bên cạnh có rất nhiều đứa bé khác được cha mẹ đón, cõng trên lưng hoặc là ôm vào lòng, vừa nói vừa cười.
Giang Trúc chìa lưng của mình ra: “Lên đi, anh cõng em về nhà.”
Đường Quỳ hoan hô một tiếng, vội vàng vươn tay ra ôm lấy cổ anh, Giang Trúc đứng lên, nâng hai cái đùi của cô bé, chậm rãi đi về nhà.
Chú thích: Tuyến thời gian vẫn giữ nguyên, nhưng giả thiết là mẹ của Giang Trúc không qua đời vì bệnh tật, anh không được nhận nuôi, có thể lớn lên bên cạnh Đường Quỳ.
Nếu như cuộc đời có thể phân ra làm nhiều giai đoạn, vậy thì Đường Quỳ sẽ chia cuộc đời mình ra làm hai phần.
Một phần là Hứa Quỳ trước năm mười hai tuổi, phần còn lại là Đường Quỳ sau năm mười hai tuổi.
Mà sau khi gặp gỡ Giang Trúc, Đường Quỳ quyết định chia lại cuộc đời mình thành hai phần khác —
Trước khi yêu Giang Trúc, và sau khi yêu Giang Trúc.
Giang Trúc là con trai nhà hàng xóm, lớn hơn cô bé mười tuổi. Lúc Đường Quỳ bảy tuổi, mẹ Đường gom toàn bộ tiền bạc, mua được một căn nhà nhỏ bên cạnh nhà Giang Trúc, từ một trấn nhỏ xa xôi ở phía đông chuyển đến đây.
Lúc đó Giang Trúc đang theo học ở trường trung học trên thành phố, ngày đầu tiên cô bé chuyển đến vừa đúng vào ngày chủ nhật, anh được nghỉ, thấy mẹ Đường và Đường Quỳ chỉ có hai người chuyển đồ thì xung phong giúp đỡ — thật ra cũng không có gì nhiều, chỉ là mấy cái bàn gấp, một cái giường gấp cho hai người, cộng thêm ít quần áo, chăn đệm và đồ dùng trong bếp, đây là toàn bộ gia sản của hai mẹ con cô bé lúc đó.
Người bán căn nhà cho hai mẹ con nói là đến thành phố khác mua nhà và định cư luôn, đồ dùng trong nhà đã cũ, cũng không tiện bán, để lại luôn cho hai người. Đương nhiên mẹ Đường rất vui mừng, luôn miệng nói cảm ơn.
Sau khi chuyển đồ xong, mẹ Đường chủ động mời Giang Trúc ở lại ăn cơm, Giang Trúc liên tục xua tay: “Không cần đâu ạ, mẹ cháu còn chờ cháu ở nhà.”
Đường Quỳ ôm con thỏ nhồi bông của mình nhìn người anh trai cao lớn đến vội đi vội này. Lúc đó đang là giữa mùa hè nóng bức, trời cực kỳ nóng, mẹ Đường vừa mới chuyển đồ xong, nước nóng cũng chưa kịp nấu. Cô bé nghĩ thầm, trước đây mẹ vẫn luôn dạy rằng, có ơn thì phải báo đáp.
Cô bé vội vàng chạy đi tìm cái lọ đựng kẹo của mình, tìm ra chiếc kẹo chanh mà mình thích nhất, nghĩ nghĩ, lại lấy thêm một chiếc kẹo quýt, lúc đôi chân ngắn ngủn chạy ra được đến bên ngoài thì đã không còn thấy bóng dáng Giang Trúc đâu nữa. Mẹ Đường đang bận rộn thu dọn phòng bếp, thấy cô bé đứng trong sân nhìn đông nhìn tây thì bật cười lên tiếng: “Anh trai lúc nãy đã về nhà rồi.”
Đường Quỳ lại lộc cà lộc cộc chạy tới bên cạnh mẹ, hỏi: “Con có thể đi tìm anh ấy không? Con muốn tặng kẹo cảm ơn anh ấy.”
“Được!” Mẹ Đường cũng không ngẩng đầu lên, bà vặn mở vòi nước, tách từng bẹ cải xanh ra rửa: “Đừng quên về nhà ăn cơm đấy, không thể ở lại nhà người ta đâu…”
Đường Quỳ gật đầu, chạy bước nhỏ ra tới cổng — vừa rồi lúc mới tới, cô bé nhìn thấy Giang Trúc đi ra từ căn nhà bên trái nhà của mình. Đi đến, cổng lớn đang mở, cô bé cẩn thận thò đầu vào thăm dò, sau khi xác định trong nhà không nuôi chó, cô bé mới đi vào bên trong, giòn giã hỏi: “Có ai không ạ?”
Có lẽ là vì giọng quá nhỏ nên không có tiếng ai đáp lại. Đường Quỳ đi vòng qua bức tường làm bình phong ở cổng*, nhìn thấy Giang Trúc.
* là một phần trong lối kiến trúc cổ, bước qua cổng sẽ có một bức tường chắn (thường có mái), phải vòng qua bức tường chắn này mới đi vào sân
Anh ngồi trên một cái ghế con, đang giặt một chậu lớn quần áo.
Nghe được tiếng động, anh ngẩng đầu lên, nhìn thấy Đường Quỳ, động tác trên tay dừng lại, bàn tay dính đầy bọt xà phòng, hỏi: “Sao em lại tới đây? Tiểu… Tiểu Hoa?”
“Không phải Tiểu Hoa.” Đường Quỳ nghiêm túc sửa lỗi cho anh: “Mẹ em gọi em là Quỳ Quỳ.”
“Tiểu Quỳ Hoa.” Giang Trúc đứng lên, đi đến trước mặt cô bé, ngồi xổm xuống: “Sao thế? Có chuyện gì sao?”
Đường Quỳ nhìn bàn tay dính đầy bọt xà phòng của anh, ôm con thỏ nhồi bông của mình, cố gắng lột vỏ kẹo, đưa đến trước miệng Giang Trúc: “A.”
Bắt chước dáng vẻ lúc mẹ Đường đút kẹo cho mình, Đường Quỳ trịnh trọng nói: “Đây là quà cảm ơn.”
Giang Trúc cười mở miệng, ngậm lấy viên kẹo kia: “Cảm ơn em.”
Đường Quỳ nhét chiếc kẹo còn lại vào trong túi anh, hỏi: “Anh tên là gì thế?”
“Giang Trúc.” Giang Trúc trả lời: “Giang trong ‘sông nước’, Trúc trong ‘cây trúc’.”
Anh vừa dứt lời thì có một người phụ nữ trung niên từ trong nhà đi ra, dáng vẻ vô cùng gầy yếu, mái tóc ngắn chạm đến lỗ tai, sắc mặt xanh xao, giống như người mắc bệnh lâu ngày. Bà vừa ho khụ khụ vừa hỏi: “Giang Trúc, đây là con cái nhà ai thế?”
“Là nhà hàng xóm vừa chuyển tới, cô bé tên là Quỳ Quỳ.” Giang Trúc nói: “Chú Tống bán nhà cho nhà họ rồi.”
Đường Quỳ giòn giã chào một tiếng: “Chào dì ạ!”
Mẹ Giang Trúc vẫn luôn muốn có con gái, thấy dáng vẻ Đường Quỳ đáng yêu, sạch sẽ, lại biết lễ phép như vậy thì đi tới, xoa xoa đầu cô bé: “Quỳ Quỳ, có muốn ở lại nhà dì ăn cơm không?”
“Không được ạ!” Đường Quỳ lắc đầu: “Mẹ cháu nói, lát nữa cháu nhất định phải về nhà.”
Mẹ Giang lại xoa xoa đầu cô, quay đầu sang hỏi Giang Trúc: “Lần này thành tích kỳ thi tháng thế nào? Có chắc chắn sẽ đậu được trường đại học S không?”
Giang Trúc quay lại giặt ga trải giường và quần áo của mình — trường Nhất Trung sắp xếp lịch học dày đặc, sáng sớm mai anh sẽ phải đón xe về trường.
Đường Quỳ không giống những đứa trẻ cùng tuổi khác, cô bé không đi giành sự chú ý của người khác đối với mình. Lúc Giang Trúc giặt quần áo, cô bé ngồi trên một chiếc ghế nhựa, ôm con thỏ nhồi bông của mình, nhìn anh giặt giũ.
Chỉ chốc lát sau, mẹ Đường đã làm xong đồ ăn, đi sang gọi Đường Quỳ về ăn cơm. Gặp mẹ Giang, tránh không được nói chuyện phiếm mấy câu.
Đường Quỳ vẫy vẫy bàn tay mập mạp về phía Giang Trúc: “Ngày mai em sẽ sang chơi với anh…”
Nói là chơi, nhưng trên thực tế chỉ là nhìn anh làm việc mà thôi.
Giang Trúc cho rằng trẻ con mau quên, qua hôm sau sẽ không nhớ nữa. Sáng sớm hôm sau, anh ăn xong cơm thì liền lên xe quay lại thành phố A. Ở trường Nhất Trung, bài vở lớp 11 rất nặng, không hề thua kém lớp 12. Đến lúc anh về nhà lần nữa thì đã là một tháng sau đó rồi.
Ba đi lái xe bên ngoài cũng đã về nhà, Giang Trúc giúp mẹ gói sủi cảo, mẹ Giang vừa cán vỏ bánh vừa nói: “Con còn nhớ cô bé Quỳ Quỳ bên nhà hàng xóm không? Lần trước con quay về trường, cô nhóc kia chạy sang tìm con không thấy, còn đứng trong sân nhà ta khóc một hồi lâu đấy.”
Giang Trúc sửng sốt, cố gắng hồi tưởng lại khuôn mặt của cô bé kia từ trong hồi ức — dù sao thì cũng đã một tháng trôi qua, thời gian khá dài, anh không còn nhớ rõ lắm.
Hình như… đôi mắt rất to, da cũng rất trắng?
“Mấy ngày nay con bé cũng hay tới tìm con.” Mẹ Giang nói: “Con bé rất hiểu chuyện, mỗi ngày đi học về đều chạy sang đây, thỉnh thoảng sẽ nói chuyện với mẹ, cũng đỡ buồn hẳn.”
Giang Trúc hỏi: “Thuốc mua cho mẹ dạo này, mẹ vẫn uống chứ?”
“Uống thì có uống, nhưng mà vẫn cảm thấy không có tác dụng gì lắm, mẹ…” Mẹ Giang có chút do dự: “Dì Vương của con nói, nếu ngay từ đầu mẹ nghe lời dì ấy, mua mấy loại thuốc kia thì bây giờ đã khỏe hơn rồi. Trên TV hôm nào cũng quảng cáo cái thuốc đó –”
“Mẹ!” Giang Trúc cất cao giọng, vẻ mặt nghiêm túc nhìn bà: “Mẹ cũng nên biết là mấy quảng cáo đó chỉ là để lừa người ta thôi. Nếu thật sự có tác dụng như thế thì tại sao trong bệnh viện lại không bán mấy loại thuốc đó chứ?”
“Được rồi, mấy khi con về nhà một chuyến, mẹ không nói với con mấy chuyện này nữa.” Mẹ Giang thở dài: “Con nói không tốt thì mẹ sẽ không uống.”
“Dì ơi? Dì ơi?”
Trong sân vang lên giọng nói non nớt, mẹ Giang nói: “Chắc chắn là Quỳ Quỳ.”
Giang Trúc đứng lên, một bóng người nho nhỏ đẩy cổng ra, hôm nay không ôm con thỏ nhồi bông nữa, đôi mắt đen láy đảo qua trên người Giang Trúc, sau đó lập tức quay về phía mẹ Giang, ngẩng đầu lên hỏi: “Dì ơi, hôm nay anh Giang Trúc sẽ quay về ạ?”
Mẹ Giang kinh ngạc nhìn Giang Trúc một cái, nhịn không được cười rộ lên: “Đã về rồi đấy!”
“Thật sao ạ?” Ánh mắt Đường Quỳ sáng ngời, nhìn khắp xung quanh: “Anh ấy ở đâu ạ?”
Giang Trúc vòng đến trước mặt cô bé, ngồi xổm xuống: “Ở đây.”
Lần này Đường Quỳ giật mình, cô bé mơ màng nhìn Giang Trúc một lúc lâu, lui về phía sau một bước, lắc đầu: “Không đúng…”
Lại đi tới gần cẩn thận nhìn một lúc lâu nữa, sau đó mới nở nụ cười: “Rốt cuộc anh đã về rồi!”
Nói xong liền muốn bổ nhào vào trong lòng anh, nhưng đột nhiên lại dừng lại giữa chừng, trách móc: “Rõ ràng lần trước anh đã đồng ý sẽ chơi với em, cuối cùng lại bỏ đi một mình!”
Mẹ Giang nhìn cô bé con, cười nói: “Giang Trúc, con mau mang em gái đi chơi một lát đi. Mấy cái sủi cảo này để mẹ tự gói là được rồi.”
Còn lại chỉ có một ít bột mì nữa, quả thật là cũng sắp gói xong rồi. Giang Trúc vỗ vỗ bột mì dính trên tay, nghĩ thế nào cũng không ra là nên mang cô bé con này đi chơi cái gì, hỏi: “Có muốn theo anh đi hái mướp không?”
“Được ạ!”
Giang Trúc rửa tay, ôm Đường Quỳ — cô nhóc không nặng lắm, ít khi được người khác ôm, ánh mắt sáng ngời, cười không ngớt.
Bên cạnh nhà bọn họ có một vườn rau nhỏ, bên trong trồng đủ loại rau dưa. Bây giờ đã là đầu thu, mấy giàn dưa chuột đã héo úa, chỉ là vẫn còn chưa kịp nhổ đi. Đường Quỳ lại thấy có hứng thú với cây đào trong vườn hơn, ngay trước mặt có mấy quả đào xanh nho nhỏ hấp dẫn ánh mắt cô bé, Giang Trúc hái cho cô bé hai quả, đặt vào trong túi áo cô bé, nhắc nhở: “Bây giờ chưa ăn được nhé… Còn bẩn, phải rửa rồi mới ăn được.”
Đường Quỳ ra sức gật đầu. Lúc Giang Trúc hái dây mướp, cô bé đi theo ngay sau lưng anh, ngó trái ngó phải, không nói tiếng nào, nhưng mỗi lúc Giang Trúc quay đầu nhìn lại thì đều thấy cô bé cười đến cong cả mắt.
Cơm trưa ăn ở nhà Giang Trúc, mẹ Đường phải đến mười hai giờ mới tan làm, dưới sự mời mọc nhiệt tình của mẹ Giang, cô bé đã ở lại ăn một bữa. Ngoại trừ sủi cảo gói lúc sáng thì còn có mướp xào. Đường Quỳ không kén ăn, tay nghề của Giang Trúc lại rất tốt, cô bé vùi cái đầu nho nhỏ xuống, ăn hết cả một bát sủi cảo.
Mãi cho tới chạng vạng, Đường Quỳ mới lưu luyến không rời mà quay về nhà mình. Cô bé còn không quên ngoắc tay với Giang Trúc, hẹn lần sau chủ nhật anh được nghỉ về nhà thì lại dẫn cô bé đi chơi tiếp.
Vừa lúc tỷ lệ mắc cảm cúm tăng cao, các bạn học nhiễm bệnh không ít, riêng trong lớp của Giang Trúc cũng đã có hai bạn bị sốt cao mãi không giảm. Xét thấy khả năng lây nhiễm cao, trường học quyết định tạm cho nghỉ học một tuần. Giang Trúc xuống xe, ánh mắt đầu tiên lướt qua trường tiểu học trong trấn, nhớ ra mẹ Đường từng nói Đường Quỳ học ở đây, cho nên anh lập tức đi tới.
Lần này trở về, anh còn mang về cho Đường Quỳ một hộp kẹo mềm — hình như cô bé rất thích ăn mấy thứ ngọt ngọt thế này, trong lúc vô tình anh nghe thấy bạn nữ bàn trên nói kẹo này ăn rất ngon, cho nên liền mua cho Đường Quỳ một hộp.
Nhìn thời gian thì vừa vặn 5 giờ, bên ngoài cổng trường tụ tập rất đông cha mẹ đến đón con mình, đám trẻ con cao thấp không đồng đều bắt đầu từ trên tòa nhà học đi xuống.
Lúc này Giang Trúc mới nhớ ra, ngay cả Đường Quỳ học lớp nào anh cũng không biết.
Vậy thì phải làm sao đây? Đợi thôi.
Trường tiểu học trong trấn cũng chỉ có một cánh cổng này, cô bé cũng không thể đi ra từ đường khác được. Giang Trúc cầm một hộp kẹo, đứng ở trước cổng trường, chờ cô bé con tan học.
Anh từng nghe mẹ Giang kể rằng Đường Quỳ từ nhỏ đã không có ba, mẹ cô bé vừa mới chuyển công tác, không có thời gian đón cô bé tan học. Cô bé con mới bảy tuổi, nhà người ta đều là nâng niu trong lòng bàn tay, chăm nom đón đưa, còn Đường Quỳ thì lại tự mình đeo cặp sách đi đi về về. May mà trấn cũng không lớn, ít dân nhập cư, nếu không thì thật đúng là khiến người ta lo lắng.
Đợi chừng khoảng mười phút thì mới thấy Đường Quỳ, cô bé đội một cái mũ ngư dân* màu vàng nghệ, lưng đeo cặp sách, tóc buộc thành hai cái đuôi ngựa nhỏ, mím môi đi ở trên đường.
Bên cạnh cô bé còn có hai cậu học sinh khá cao, không biết là đang nói gì, vây quanh cô bé chặn đông chặn tây, y hệt như hai con khỉ.
Giang Trúc đứng lên, đi về phía cô bé.
Đến gần mới nghe được lời của hai cậu học sinh kia.
“Tiểu dã chủng, sao ai tới đón em thế? Có phải là ngay cả mẹ em cũng không cần em nữa không?”
“Ha ha ha ha...”
Đường Quỳ vẫn không nói tiếng nào, chỉ cúi đầu nhìn mũi giày của mình mà bước đi, hai cậu học sinh đang trêu chọc bên cạnh, cô bé chỉ coi như mình không nghe thấy.
Bỗng nhiên có một người chặn lại ở ngay trước mặt mình, Đường Quỳ định vòng qua, vừa ngẩng đầu thì kinh ngạc thốt lên: “Anh Giang Trúc!”
Hai cậu học sinh kia thì đều sửng sốt, ngơ ngác nhìn Giang Trúc đột nhiên xuất hiện, liếc nhau, đoán có lẽ là mình mắng chửi cô bé con nhà người ta, bây giờ viện binh tới rồi, hai cậu học sinh kia lập tức bỏ chạy nhưng đã bị Giang Trúc vươn tay ra, mỗi tay túm áo một người kéo trở lại.
“Sau này còn dám bắt nạt em gái anh thì anh sẽ đến tìm cha mẹ hai đứa.” Giang Trúc nghiêm mặt nói: “Cũng đã tám, chín tuổi rồi mà còn bắt nạt con nít, đây cũng coi là đàn ông sao?”
Đối với các cậu học sinh nhỏ tuổi, những lời này rõ ràng là một lời trách móc nặng nề — thật ra bọn họ cũng chỉ là quen thói trêu người thôi, bình thường nghe thấy mẹ mình và người ta nói chuyện linh tinh, cho nên đến trường mới trêu chọc Đường Quỳ — đáng tiếc cô bé chẳng bao giờ tức giận, không khóc cũng không nháo, khiến cho bọn chúng chẳng có cảm giác thành tựu gì, lại càng muốn bắt nạt cô bé.
Ai mà ngờ được cô bé còn có một người anh đã lớn như vậy rồi, lúc này hai cậu học sinh kia cho dù không bị đánh thì cũng bị dọa cho sợ, vừa được Giang Trúc buông ra thì đã co giò bỏ chạy mất dạng.
Lúc này Giang Trúc mới ngồi xổm xuống, sờ sờ hai bím tóc của Đường Quỳ: “Bọn họ bắt nạt em, sao em lại không nói cho mẹ biết?”
“Cũng không có gì.” Đường Quỳ nói: “Bọn họ cũng không đánh em, em không để ý đến bọn họ là được rồi.”
Cô bé ngước đôi mắt trong veo lên nhìn Giang Trúc, cái giọng điệu giống như đã quá quen với chuyện này khiến trong lòng Giang Trúc hơi chua xót.
“Bọn họ làm như vậy là không đúng.” Giang Trúc nhấn mạnh: “Về sau mà còn xảy ra chuyện thế này, em phải nói với thầy cô, hoặc là nói cho anh biết — nhưng mà một tháng anh mới về nhà một lần, em vẫn nên kịp thời nói với mẹ, đừng để cho người ta cứ bắt nạt như vậy, biết chưa?”
Đường Quỳ ngoan ngoãn vâng dạ.
Bên cạnh có rất nhiều đứa bé khác được cha mẹ đón, cõng trên lưng hoặc là ôm vào lòng, vừa nói vừa cười.
Giang Trúc chìa lưng của mình ra: “Lên đi, anh cõng em về nhà.”
Đường Quỳ hoan hô một tiếng, vội vàng vươn tay ra ôm lấy cổ anh, Giang Trúc đứng lên, nâng hai cái đùi của cô bé, chậm rãi đi về nhà.