Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 98
Editor: D Ẹ O
Bọn họ người đông thế mạnh, Sở Dật không đủ sức đánh trả, trong đó Sở Hướng Thiên ra tay ác nhất, chuyên lựa những chỗ đủ đau nhưng khó phát hiện để đánh, từng cú đau thấu xương, Sở Dật mới đầu còn có thể kêu rên, lâu dần gã chỉ còn biết im lặng chịu đựng, ôm đầu chật vật nằm co ro trên đất.
Thực ra động tĩnh họ gây ra cũng không nhỏ, có người vẫn chưa đi, nhưng nghe thấy tiếng cũng không ai dám lại gần, nhất nhất đều tránh cho thật xa, làm như không biết gì.
Sau khi đã hả giận, Sở Hướng Thiên xách một bình rượu đưa cho Phó Điềm, "Em đến chứ?"
Phó Điềm lập tức hiểu ý hắn, mắt cậu sáng rực lên, không chút khách khí tưới hết rượu lên đầu Sở Dật.
Sở Dật bị lạnh run, nhưng gã chỉ biết nhịn, không còn dám phản kháng, cả đầu cũng không dám ngẩng lên.
Phó Điềm hừ lạnh, vứt bầu rượu rỗng qua một bên, mà nhớ đến ánh mắt ghê tởm gã nhìn cậu ban nãy, bực tức đạp gã thêm một cước, hung ác nói: "Nếu lần sau còn dám nhìn ta bằng con mắt dơ bẩn ấy, liệu hồn ta đánh gãy chân ngươi."
Chu Truyện Thanh chậc lưỡi, dùng cùi chỏ chọc chọc Sở Hướng Thiên, nhỏ giọng nói: "Ngươi dạy hư đúng không?"
Sở Hướng Thiên khinh bỉ liếc y, khinh bỉ nói: "Cái này gọi là thần giao cách cảm."
Mọi người: "..."
Phó Điềm xả giận xong, Vệ Ưởng liền kêu hạ nhân đến, chỉ vào Sở Dật một thân đầy mùi rượu nằm co ro trên đất và nói: "Thế tử uống say té lộn cổ, các ngươi mau đem người về Vĩnh An vương phủ."
Bọn hạ nhân thưa dạ, khiêng người đang co quắp lên.
Mọi người trút được cơn giận xong đều vui sướng, Vệ Ưởng lắc lắc quạt, "Đi thôi, tiệc tối sắp bắt đầu."
Đợi khi tiệc tối tàn, Xuân Nhạc yến mới thực sự kết thúc, các tân khách cùng nhau quay về, chỉ còn lại hai đồng bọn của Sở Dật là còn tại dáo dát đi tìm gã, mãi vẫn tìm không ra mới quay sang hỏi Vệ Ưởng.
Vệ Ưởng cũng không làm khó bọn họ, cười híp mắt nói: "Thế tử uống say, ta đã cho người đưa hắn về trước rồi."
Hai người nửa tin nửa ngờ, nhưng không dám đắc tội với Vệ Ưởng, do dự nửa ngày cũng phải đi.
Xuân Nhạc yến kết thúc, hôm sau trong phủ Vĩnh An vương đã náo động.
Mẹ đẻ của Vĩnh An vương là cung nữ trong cung thời ấy, tuổi nhỏ đã mất mẹ, lão được nuôi dưới gối hoàng hậu, lớn lên cùng tiên hoàng. Lão không có dã tâm gì đáng nói, từ nhỏ đến lớn chỉ nhất nhất đi theo sau tiên hoàng, tiên hoàng đăng cơ, đã niệm tình xưa mà quan tâm đến lão.
Vĩnh An vương liền ỷ thế hoành hành, lão không có bản lĩnh gì lớn, nhưng lại được cái da mặt dày chuyện gì cũng dám làm, một khóc hai nháo ba thắt cổ lão đều dùng được, thêm nữa là tiên hoàng tuổi càng lớn lại càng thích hoài niệm về năm xưa, lại càng thêm dung túng người đệ đệ không chút uy hiếp này, vậy cho nên phàm là xảy ra chuyện, lão lại tiến cung khóc lóc kể lể.
Tân hoàng đăng cơ, lão cũng thu liễm bớt, nhưng lần này quý tử của lão lại bị người ta đánh, chỉ nghĩ thôi lão lại không nhịn được, lão bất chấp hình tượng xuề xòa, cứ hốc hác tiến vào cung.
Cái dáng vẻ này của lão mấy năm trước thái hậu đã nhìn nhiều lắm rồi, thấy lão đến mí mắt bà cũng lười nâng, "Vĩnh An vương tới gặp ai gia có chuyện gì?"
Vĩnh An vương chỉ chờ bà hỏi câu này, vừa nghe liền giơ ống tay áo lên lau nước mắt, khóc sướt mướt kể: "Vĩnh An vương phủ nay chỉ độc một mụn con, mà giờ lại có kẻ rắc tâm muốn hại thần tuyệt hậu! Lòng dạ đáng chém!!"
"Ồ?" Thái hậu vẫn nhàn nhạt như trước, "Dật nhi lại nảy sinh xung đột với hài tử nhà ai à?"
Tay lau nước mắt của Vĩnh An vương khựng lại, nói: "Là một đám công tử bột bè phái của Vệ Ưởng! Hôm qua Dật nhi đi dự tiệc, nhưng đến tối lại bị hạ nhân của Vệ gia trả về, nói là uống rượu say té gãy cổ, lúc thần cho đại phu đến xem thì lại nói trên người thằng bé có rất nhiều ám thương! Là do bị người đánh! Đáng thương đứa con trai tội nghiệp của thần, hiện thằng bé muốn ngồi cũng ngồi không được!"
Lão phẫn hận nói: "Bọn chúng dám càn rỡ bắt nạt Vĩnh An vương phủ, chứng tỏ chúng không coi hoàng thất ra gì, kính xin thái hậu hãy lấy lại công đạo cho Dật nhi!"
Thái hậu xoa xoa trán, liếc nhìn cung nữ vừa xuất hiện, cung nữ kề sát tai bà nhỏ giọng thuật lại chuyện ở yến hội ngày hôm qua.
Không ngờ trong chuyện này còn có phần của tiểu nhi tử, thái hậu liếc nhìn Vĩnh An vương, xem ra lão vẫn chưa già mà lẩm cẩm, còn biết chọn quả hồng mềm để bóp.
Đáng tiếc bây giờ đã không còn tiên hoàng đứng ra làm chủ cho lão nữa rồi, thái hậu không thích dung túng lão, huống hồ chi Sở Dật còn dám vô lễ với Phó Điềm.
Sắc mặt thái hậu lạnh xuống, "Uống rượu say, té gãy cổ cũng rất có khả năng, đám nhỏ Vệ Ưởng trước đến nay luôn hiểu chuyện, sợ là vương gia đã hiểu lầm."
Vĩnh An vương nghẹn họng, ống tay áo chùi nước mắt cũng hạ xuống, "Nhưng..."
Thái hậu mất kiên nhẫn ngắt lời lão, lạnh lùng nói, "Vĩnh An vương, Sở Dật đã không còn nhỏ nữa, cũng nên dạy dỗ nó cho đàng hoàng, chứ không phải để ngày nào cũng đi gây hoạ như thế, ngươi có quỳ trước lăng tẩm của tiên đế mà khóc cũng vô dụng."
Vĩnh An vương nhất thời cũng có chút ngượng ngùng, nhưng lần này đúng thực là Sở Dật đã chịu thiệt, lão cố tình gây sự đã quen, không muốn về tay không như thế, lại nói: "Dật nhi xác thực đã bị thương nằm liệt giường, nếu không tin thái hậu có thể sai ngự y đi..."
"Chuyện diễn ra trong ngày hôm qua ai gia đều biết." Thái hậu cực kỳ không vui, "Ngươi thật sự không biết chuyện sai là tại ai?"
"Khang Nhạc hầu là hôn phu của Phượng Chương, vậy mà Sở Dật lại dám buông lời bất kính ngay trong yến hội!" Thái hậu tức giận, "Là Sở Dật đã quá ngông cuồng hay là Vĩnh An vương ngươi căn bản không thèm để Dục vương và ai gia vào mắt?!"
Thái hậu rất hiếm khi nổi giận, Vĩnh An vương run lên, vội vã rũ sạch tội, "Chuyện này... Dật nhi còn nhỏ không hiểu chuyện, chứ thằng bé cũng không có cố ý muốn bất kính với Dục vương và thái hậu."
Lão vốn đã cố ý không gộp chung cả Dục vương và Khang Nhạc hầu vào, chính vì lo sẽ chọc giận thái hậu, lại không ngờ vòng tới vòng lui vẫn dính hai người ấy vào.
Song lão vẫn biết nhìn tình huống, nghe vậy cũng không dám kêu la nữa, chỉ liên tục xin lỗi.
Thái hậu ngưng giận, nhìn lão nói: "Sở Dật phải nên được dạy dỗ lại, ngày sau vương gia nhớ quản giáo cho chặt chẽ."
Vĩnh An vương xoa xoa trán đổ đầy mồ hôi lạnh, liên tục vâng dạ, cũng không dám ở lâu thêm, lập tức cáo từ.
Thái hậu cũng không giữ lão lại, phất tay để lão đi.
Sau khi Vĩnh An vương rời đi, vẻ giận dữ trên mặt bà đã biến mất không còn tăm hơi, bất đắc dĩ cười nói: "Hữu Linh đứa nhỏ này nhìn mềm mềm dễ bắt nạt vậy mà không ngờ cũng rất rắn rỏi. Nhưng còn mấy đứa nhóc Phượng Chương, đã lớn cái đầu rồi mà còn học mấy tên tiểu tử vắt mũi chưa sạch theo người ta đi đánh nhau."
Vương ma ma cười nói: "Có chút nóng nảy vậy mới tốt, cũng xứng với vương gia, lão nô nghe nói Hầu gia cũng khá thân với Vệ quốc công tử và thế tử của Trấn Nam hầu."
Vệ quốc công phủ, Trấn Nam hầu phủ và Chu gia đều là những thế gia được trọng dụng, hài tử mấy nhà này cũng được cho vào cung làm bạn đọc (bạn cùng học) của Thái tử, bọn nhỏ từ bé đã thân với Sở Hướng Thiên, sau này lớn cũng đều rất có tài, nếu là người bình thường, chưa chắc đã có thể khiến bọn họ đối xử thật lòng.
"Sở Dật thật sự không dậy nổi?" Thái hậu hiếu kỳ hỏi.
Vương ma ma nói: "Nghe thì có vẻ đúng là bị thương rất nặng, nhưng ngoài mặt thì lại không."
Thái hậu cười, "Cũng nên cho thằng nhỏ ăn chút khổ, tính ra thì cũng thiệt thòi cho Hữu Linh, ngươi đến tư khố của ai gia chọn chút món đồ gửi đến vương phủ đi."
Đánh người là Dục vương và Khang Nhạc hầu, nhưng không chỉ không bị trừng phạt, mà trái lại còn được thái hậu ban thưởng không ít thứ.
Về phần Vĩnh An vương và thế tử nghe tin xong thiếu chút nữa tức chết, cũng không ai quan tâm.
Xuân Nhạc yến qua đi, tháng ba cuối cùng cũng kết thúc, ngự phủ của Khang Nhạc hầu phủ vẫn còn đang tu sửa, chính là toà phủ tướng quân tiền triều do Sở Hướng Thiên cố ý chiếm đoạt được, nằm sát vách Dục vương phủ, mà bản thân nó cũng cực kỳ rộng lớn và khí thế nên việc tu sửa lại rất mất thời gian.
Phó Điềm vẫn ở tạm tại Dục vương phủ như cũ, qua tháng tư, khí trời đã chuyển ấm, cũng không biết có phải do ảnh hưởng từ nạn hạn hán hay không, Phó Điềm luôn cảm thấy năm nay trời nóng lên sớm hơn mọi năm trước, cộng thêm việc tới giờ rồi mà năm nay vẫn chưa có một trận mưa nào.
Cậu bắt đầu lo lắng, vội vàng gửi tin về Tứ Phương trấn, để các cửa hàng chỉ tiếp tục bán gạo cho bách tính, còn lại tạm ngưng hết những mối buôn lớn, bắt đầu tích trữ lương thực.
Ở Khánh Dương thành cậu cũng đã chọn được vài mặt bằng ưng ý, Phó Điềm thương lượng cùng Tiểu Kiều, chọn ra vị trí mà cả hai cho là thích hợp nhất, bây giờ còn đang trong giai đoạn chỉnh đốn, Phó Điềm liền giao mọi quyền quyết định trong cửa hàng cho Tiểu Kiều và Thường Hỉ, áng chừng thêm một tháng nữa, cửa hàng sẽ chính thức khai trương.
Đến giữa tháng bốn, cậu nhận được một tin tức tốt, kênh đào Đại Vận Hà khởi công năm ngoái nay đã hoàn thành, kênh đào và phong thủy tương liên, nam bắc tương tiếp, đông tây ngang dọc, không chỉ nông nghiệp được lợi, mà cả giao thương bằng đường thủy cũng phát triển theo.
Sở Hướng Thiên cũng tiến cung một chuyến, không biết hắn làm sao thuyết phục được hoàng đế, nói chung hoàng thượng đã đồng ý sẽ tích trữ lương thực.
Vì để không kinh động bất cứ ai, hoàng thượng chỉ bí mật phái người vào nam âm thầm thu mua lương thực.
Quốc khố tuy đã dồi dào hơn xưa, thế nhưng nếu thực sự phải đối mặt với nạn hạn hán, chỉ dựa vào quốc khố không chắc chắn sẽ không đủ, chi bằng thừa dịp bây giờ thế sự còn ổn định, thu mua chút lương thực từ các tay buôn lớn về tích trữ, dù sao cũng hơn ngày sau thiên tai bạo phát, để mấy tay gian thương đầu cơ tích trữ*, rồi kiếm lợi về mình.
Đầu cơ tích trữ: Mua nhiều những mặt hàng có giá trị để đợi khi nó lên giá rồi kiếm lợi nhuận.
Cửa hàng gạo Phó gia khai trương vào tháng năm, nguồn cung của cửa hàng đều từ Hưng Đông quận đưa bằng đường kênh đào tới đây, đều là những bao thóc chưa tách vỏ, do Phó Điềm cố ý lưu lại, hàng gạo ở Khánh Dương thành sẽ không bán lương thực, mà là bán giống lúa.
Như đã nói, giống lúa được cậu lấy từ tay lão nông già đã được kiểm chứng, mà ở Khánh Dương thành không thiếu những thương nhân vãng lai, mục đích của cậu là đem giống lúa mở rộng ra cả nước, hoặc ít là càng nhiều càng tốt, tạo thêm chút lợi thế để chống chọi qua nạn đói và hơn cả là cho công cuộc trùng kiến sau này.
.
Dẹo said: Khúc Sở lưu manh vào cung bàn về nạn hạn hán với hoàng đế, rồi hoàng đế đi thu gom lương thực, là tui hay tác giả lú vậy? Tui nhớ có khúc nói rồi mà nhỉ? Sao giờ còn nói nữa?
Bọn họ người đông thế mạnh, Sở Dật không đủ sức đánh trả, trong đó Sở Hướng Thiên ra tay ác nhất, chuyên lựa những chỗ đủ đau nhưng khó phát hiện để đánh, từng cú đau thấu xương, Sở Dật mới đầu còn có thể kêu rên, lâu dần gã chỉ còn biết im lặng chịu đựng, ôm đầu chật vật nằm co ro trên đất.
Thực ra động tĩnh họ gây ra cũng không nhỏ, có người vẫn chưa đi, nhưng nghe thấy tiếng cũng không ai dám lại gần, nhất nhất đều tránh cho thật xa, làm như không biết gì.
Sau khi đã hả giận, Sở Hướng Thiên xách một bình rượu đưa cho Phó Điềm, "Em đến chứ?"
Phó Điềm lập tức hiểu ý hắn, mắt cậu sáng rực lên, không chút khách khí tưới hết rượu lên đầu Sở Dật.
Sở Dật bị lạnh run, nhưng gã chỉ biết nhịn, không còn dám phản kháng, cả đầu cũng không dám ngẩng lên.
Phó Điềm hừ lạnh, vứt bầu rượu rỗng qua một bên, mà nhớ đến ánh mắt ghê tởm gã nhìn cậu ban nãy, bực tức đạp gã thêm một cước, hung ác nói: "Nếu lần sau còn dám nhìn ta bằng con mắt dơ bẩn ấy, liệu hồn ta đánh gãy chân ngươi."
Chu Truyện Thanh chậc lưỡi, dùng cùi chỏ chọc chọc Sở Hướng Thiên, nhỏ giọng nói: "Ngươi dạy hư đúng không?"
Sở Hướng Thiên khinh bỉ liếc y, khinh bỉ nói: "Cái này gọi là thần giao cách cảm."
Mọi người: "..."
Phó Điềm xả giận xong, Vệ Ưởng liền kêu hạ nhân đến, chỉ vào Sở Dật một thân đầy mùi rượu nằm co ro trên đất và nói: "Thế tử uống say té lộn cổ, các ngươi mau đem người về Vĩnh An vương phủ."
Bọn hạ nhân thưa dạ, khiêng người đang co quắp lên.
Mọi người trút được cơn giận xong đều vui sướng, Vệ Ưởng lắc lắc quạt, "Đi thôi, tiệc tối sắp bắt đầu."
Đợi khi tiệc tối tàn, Xuân Nhạc yến mới thực sự kết thúc, các tân khách cùng nhau quay về, chỉ còn lại hai đồng bọn của Sở Dật là còn tại dáo dát đi tìm gã, mãi vẫn tìm không ra mới quay sang hỏi Vệ Ưởng.
Vệ Ưởng cũng không làm khó bọn họ, cười híp mắt nói: "Thế tử uống say, ta đã cho người đưa hắn về trước rồi."
Hai người nửa tin nửa ngờ, nhưng không dám đắc tội với Vệ Ưởng, do dự nửa ngày cũng phải đi.
Xuân Nhạc yến kết thúc, hôm sau trong phủ Vĩnh An vương đã náo động.
Mẹ đẻ của Vĩnh An vương là cung nữ trong cung thời ấy, tuổi nhỏ đã mất mẹ, lão được nuôi dưới gối hoàng hậu, lớn lên cùng tiên hoàng. Lão không có dã tâm gì đáng nói, từ nhỏ đến lớn chỉ nhất nhất đi theo sau tiên hoàng, tiên hoàng đăng cơ, đã niệm tình xưa mà quan tâm đến lão.
Vĩnh An vương liền ỷ thế hoành hành, lão không có bản lĩnh gì lớn, nhưng lại được cái da mặt dày chuyện gì cũng dám làm, một khóc hai nháo ba thắt cổ lão đều dùng được, thêm nữa là tiên hoàng tuổi càng lớn lại càng thích hoài niệm về năm xưa, lại càng thêm dung túng người đệ đệ không chút uy hiếp này, vậy cho nên phàm là xảy ra chuyện, lão lại tiến cung khóc lóc kể lể.
Tân hoàng đăng cơ, lão cũng thu liễm bớt, nhưng lần này quý tử của lão lại bị người ta đánh, chỉ nghĩ thôi lão lại không nhịn được, lão bất chấp hình tượng xuề xòa, cứ hốc hác tiến vào cung.
Cái dáng vẻ này của lão mấy năm trước thái hậu đã nhìn nhiều lắm rồi, thấy lão đến mí mắt bà cũng lười nâng, "Vĩnh An vương tới gặp ai gia có chuyện gì?"
Vĩnh An vương chỉ chờ bà hỏi câu này, vừa nghe liền giơ ống tay áo lên lau nước mắt, khóc sướt mướt kể: "Vĩnh An vương phủ nay chỉ độc một mụn con, mà giờ lại có kẻ rắc tâm muốn hại thần tuyệt hậu! Lòng dạ đáng chém!!"
"Ồ?" Thái hậu vẫn nhàn nhạt như trước, "Dật nhi lại nảy sinh xung đột với hài tử nhà ai à?"
Tay lau nước mắt của Vĩnh An vương khựng lại, nói: "Là một đám công tử bột bè phái của Vệ Ưởng! Hôm qua Dật nhi đi dự tiệc, nhưng đến tối lại bị hạ nhân của Vệ gia trả về, nói là uống rượu say té gãy cổ, lúc thần cho đại phu đến xem thì lại nói trên người thằng bé có rất nhiều ám thương! Là do bị người đánh! Đáng thương đứa con trai tội nghiệp của thần, hiện thằng bé muốn ngồi cũng ngồi không được!"
Lão phẫn hận nói: "Bọn chúng dám càn rỡ bắt nạt Vĩnh An vương phủ, chứng tỏ chúng không coi hoàng thất ra gì, kính xin thái hậu hãy lấy lại công đạo cho Dật nhi!"
Thái hậu xoa xoa trán, liếc nhìn cung nữ vừa xuất hiện, cung nữ kề sát tai bà nhỏ giọng thuật lại chuyện ở yến hội ngày hôm qua.
Không ngờ trong chuyện này còn có phần của tiểu nhi tử, thái hậu liếc nhìn Vĩnh An vương, xem ra lão vẫn chưa già mà lẩm cẩm, còn biết chọn quả hồng mềm để bóp.
Đáng tiếc bây giờ đã không còn tiên hoàng đứng ra làm chủ cho lão nữa rồi, thái hậu không thích dung túng lão, huống hồ chi Sở Dật còn dám vô lễ với Phó Điềm.
Sắc mặt thái hậu lạnh xuống, "Uống rượu say, té gãy cổ cũng rất có khả năng, đám nhỏ Vệ Ưởng trước đến nay luôn hiểu chuyện, sợ là vương gia đã hiểu lầm."
Vĩnh An vương nghẹn họng, ống tay áo chùi nước mắt cũng hạ xuống, "Nhưng..."
Thái hậu mất kiên nhẫn ngắt lời lão, lạnh lùng nói, "Vĩnh An vương, Sở Dật đã không còn nhỏ nữa, cũng nên dạy dỗ nó cho đàng hoàng, chứ không phải để ngày nào cũng đi gây hoạ như thế, ngươi có quỳ trước lăng tẩm của tiên đế mà khóc cũng vô dụng."
Vĩnh An vương nhất thời cũng có chút ngượng ngùng, nhưng lần này đúng thực là Sở Dật đã chịu thiệt, lão cố tình gây sự đã quen, không muốn về tay không như thế, lại nói: "Dật nhi xác thực đã bị thương nằm liệt giường, nếu không tin thái hậu có thể sai ngự y đi..."
"Chuyện diễn ra trong ngày hôm qua ai gia đều biết." Thái hậu cực kỳ không vui, "Ngươi thật sự không biết chuyện sai là tại ai?"
"Khang Nhạc hầu là hôn phu của Phượng Chương, vậy mà Sở Dật lại dám buông lời bất kính ngay trong yến hội!" Thái hậu tức giận, "Là Sở Dật đã quá ngông cuồng hay là Vĩnh An vương ngươi căn bản không thèm để Dục vương và ai gia vào mắt?!"
Thái hậu rất hiếm khi nổi giận, Vĩnh An vương run lên, vội vã rũ sạch tội, "Chuyện này... Dật nhi còn nhỏ không hiểu chuyện, chứ thằng bé cũng không có cố ý muốn bất kính với Dục vương và thái hậu."
Lão vốn đã cố ý không gộp chung cả Dục vương và Khang Nhạc hầu vào, chính vì lo sẽ chọc giận thái hậu, lại không ngờ vòng tới vòng lui vẫn dính hai người ấy vào.
Song lão vẫn biết nhìn tình huống, nghe vậy cũng không dám kêu la nữa, chỉ liên tục xin lỗi.
Thái hậu ngưng giận, nhìn lão nói: "Sở Dật phải nên được dạy dỗ lại, ngày sau vương gia nhớ quản giáo cho chặt chẽ."
Vĩnh An vương xoa xoa trán đổ đầy mồ hôi lạnh, liên tục vâng dạ, cũng không dám ở lâu thêm, lập tức cáo từ.
Thái hậu cũng không giữ lão lại, phất tay để lão đi.
Sau khi Vĩnh An vương rời đi, vẻ giận dữ trên mặt bà đã biến mất không còn tăm hơi, bất đắc dĩ cười nói: "Hữu Linh đứa nhỏ này nhìn mềm mềm dễ bắt nạt vậy mà không ngờ cũng rất rắn rỏi. Nhưng còn mấy đứa nhóc Phượng Chương, đã lớn cái đầu rồi mà còn học mấy tên tiểu tử vắt mũi chưa sạch theo người ta đi đánh nhau."
Vương ma ma cười nói: "Có chút nóng nảy vậy mới tốt, cũng xứng với vương gia, lão nô nghe nói Hầu gia cũng khá thân với Vệ quốc công tử và thế tử của Trấn Nam hầu."
Vệ quốc công phủ, Trấn Nam hầu phủ và Chu gia đều là những thế gia được trọng dụng, hài tử mấy nhà này cũng được cho vào cung làm bạn đọc (bạn cùng học) của Thái tử, bọn nhỏ từ bé đã thân với Sở Hướng Thiên, sau này lớn cũng đều rất có tài, nếu là người bình thường, chưa chắc đã có thể khiến bọn họ đối xử thật lòng.
"Sở Dật thật sự không dậy nổi?" Thái hậu hiếu kỳ hỏi.
Vương ma ma nói: "Nghe thì có vẻ đúng là bị thương rất nặng, nhưng ngoài mặt thì lại không."
Thái hậu cười, "Cũng nên cho thằng nhỏ ăn chút khổ, tính ra thì cũng thiệt thòi cho Hữu Linh, ngươi đến tư khố của ai gia chọn chút món đồ gửi đến vương phủ đi."
Đánh người là Dục vương và Khang Nhạc hầu, nhưng không chỉ không bị trừng phạt, mà trái lại còn được thái hậu ban thưởng không ít thứ.
Về phần Vĩnh An vương và thế tử nghe tin xong thiếu chút nữa tức chết, cũng không ai quan tâm.
Xuân Nhạc yến qua đi, tháng ba cuối cùng cũng kết thúc, ngự phủ của Khang Nhạc hầu phủ vẫn còn đang tu sửa, chính là toà phủ tướng quân tiền triều do Sở Hướng Thiên cố ý chiếm đoạt được, nằm sát vách Dục vương phủ, mà bản thân nó cũng cực kỳ rộng lớn và khí thế nên việc tu sửa lại rất mất thời gian.
Phó Điềm vẫn ở tạm tại Dục vương phủ như cũ, qua tháng tư, khí trời đã chuyển ấm, cũng không biết có phải do ảnh hưởng từ nạn hạn hán hay không, Phó Điềm luôn cảm thấy năm nay trời nóng lên sớm hơn mọi năm trước, cộng thêm việc tới giờ rồi mà năm nay vẫn chưa có một trận mưa nào.
Cậu bắt đầu lo lắng, vội vàng gửi tin về Tứ Phương trấn, để các cửa hàng chỉ tiếp tục bán gạo cho bách tính, còn lại tạm ngưng hết những mối buôn lớn, bắt đầu tích trữ lương thực.
Ở Khánh Dương thành cậu cũng đã chọn được vài mặt bằng ưng ý, Phó Điềm thương lượng cùng Tiểu Kiều, chọn ra vị trí mà cả hai cho là thích hợp nhất, bây giờ còn đang trong giai đoạn chỉnh đốn, Phó Điềm liền giao mọi quyền quyết định trong cửa hàng cho Tiểu Kiều và Thường Hỉ, áng chừng thêm một tháng nữa, cửa hàng sẽ chính thức khai trương.
Đến giữa tháng bốn, cậu nhận được một tin tức tốt, kênh đào Đại Vận Hà khởi công năm ngoái nay đã hoàn thành, kênh đào và phong thủy tương liên, nam bắc tương tiếp, đông tây ngang dọc, không chỉ nông nghiệp được lợi, mà cả giao thương bằng đường thủy cũng phát triển theo.
Sở Hướng Thiên cũng tiến cung một chuyến, không biết hắn làm sao thuyết phục được hoàng đế, nói chung hoàng thượng đã đồng ý sẽ tích trữ lương thực.
Vì để không kinh động bất cứ ai, hoàng thượng chỉ bí mật phái người vào nam âm thầm thu mua lương thực.
Quốc khố tuy đã dồi dào hơn xưa, thế nhưng nếu thực sự phải đối mặt với nạn hạn hán, chỉ dựa vào quốc khố không chắc chắn sẽ không đủ, chi bằng thừa dịp bây giờ thế sự còn ổn định, thu mua chút lương thực từ các tay buôn lớn về tích trữ, dù sao cũng hơn ngày sau thiên tai bạo phát, để mấy tay gian thương đầu cơ tích trữ*, rồi kiếm lợi về mình.
Đầu cơ tích trữ: Mua nhiều những mặt hàng có giá trị để đợi khi nó lên giá rồi kiếm lợi nhuận.
Cửa hàng gạo Phó gia khai trương vào tháng năm, nguồn cung của cửa hàng đều từ Hưng Đông quận đưa bằng đường kênh đào tới đây, đều là những bao thóc chưa tách vỏ, do Phó Điềm cố ý lưu lại, hàng gạo ở Khánh Dương thành sẽ không bán lương thực, mà là bán giống lúa.
Như đã nói, giống lúa được cậu lấy từ tay lão nông già đã được kiểm chứng, mà ở Khánh Dương thành không thiếu những thương nhân vãng lai, mục đích của cậu là đem giống lúa mở rộng ra cả nước, hoặc ít là càng nhiều càng tốt, tạo thêm chút lợi thế để chống chọi qua nạn đói và hơn cả là cho công cuộc trùng kiến sau này.
.
Dẹo said: Khúc Sở lưu manh vào cung bàn về nạn hạn hán với hoàng đế, rồi hoàng đế đi thu gom lương thực, là tui hay tác giả lú vậy? Tui nhớ có khúc nói rồi mà nhỉ? Sao giờ còn nói nữa?