Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 400
Diêm Phố định nói nhưng Cam Bí ngăn lại:
- Theo ta kế của Sĩ Nguyên có thể được.
Hắn trầm ngâm rồi nói:
- Ta dẫn ba vạn Vô Nan quân đi đường nhỏ Âm Bình vào Thục. Sĩ Nguyên nói không sai, thời cơ chỉ thoáng cái là qua, không mạo hiểm không được. Lão tướng quân thấy sao?
- Nếu Cam lão hổ đã nói vậy thì cứ thử xem, ta và Diêm đại nhân ở lại đây đánh nghi binh, thu hút sự chú ý cho mọi người.
Bàng Thống nói:
- Ta theo Cam tướng quân.
- Chuyện này ...
- Chủ ý là ta đưa ra, đường đi ta cũng quen thuộc. Ta có thể dẫn Kỹ kích sĩ và 3000 quân đi trước mở đường. Cam tướng quân cứ trăm dặm lập một trại, như vậy đầu đuôi có thể ứng cứu lẫn nhau, không tới mức gặp phục kích.
Bàng Thống tràn trề tự tin, mọi người muốn ngăn cản mà không có lý do.
- Ngoài ra hành quân còn phải nhiều lưu ý, ta đã sai người làm dép cỏ, lợi cho việc đi trong núi. Có thể lệnh Vương Nhung, Hoắc Tuấn hiệp trợ ta, ba ngày sau lên đường. Cam tướng quân suất lĩnh binh mã theo ta sau ba ngày, không biết các vị có tán thành kế này không?
Giả Long phục dũng khí của Bàng Thống:
- Nếu Sĩ Nguyên có dũng khí này thì cứ theo đó là được, mọi người vào Thục cầm thư của ta tới Càn Vi tìm Thường, Bá Đỗ Vi. Hai người này đều là cố nhân của ta, bất mãn với Lưu gia, ắt sẽ giúp đỡ lớn cho mọi người.
Bàng Thống, Cam Bí tức thì lĩnh mệnh mà đi.
Ba nghìn người theo Bàn Thống, không mang y giáp, chỉ mang dùi đục, gặp núi mở đường, gặp sông bắc cầu cho hậu quân. Lại ba ngày nữa, Cam Bí dẫn ba vạn quân lên đường. Cùng lúc đó Giả Long và Diêm Phố triển khai công kích dữ dội Hà Manh Quan.
Cam Bí và Bàng Thống cách nhau ba ngày đường, nhưng do Bàng Thống phải mở đường, tốc độ chậm chạp, vào tui rồi không còn đường nữa, phải dựa vào sơn dân đương địa, lại mang kim chỉ nam, không lo lạc lối, cứ đi được 50 dặm thì cắm một trại cho quân nghỉ, hành quân 20 ngày, chỉ đi được hơn 700 dặm.
700 dặm này không có bóng người, mở đường trong núi non hiểm trở, Bàng Thống trở nên tiều tụy, sĩ tốt bên cạnh cũng ít dần.
Ngày hôm đó khi Bàng Thống dừng lại ở một ngọn núi chỉnh đốn nhân mã thì hơn 3000 Vô Nan quân chỉ còn lại có hơn 1000.
Vương Nhung dẫn 50 Kỹ kích sĩ đi đầu dò đường đột nhiên quay lại, thần sắc hốt hoảng mà thất vọng.
- Vương tướng quân, sao lại quay về?
- Trưởng sử, hết đường rồi.
- Thế là sao?
Vương Nhung mặt đưa đám:
- Qua núi này toàn bộ là vách đá, không thể phá núi, dẫn đường nói, tới đây là hết đường.
- Nói bậy.
Bàng Thống nổi giận, nếu dừng lại ở đây thì bao công sức mất sạch, trong núi hoang rừng hiểm này, nếu quân sĩ mất đi hi vọng, nhất định sẽ xuất hiện hỗn loạn. Huống hồ sau còn có đại quân Cam Bí, nếu không tìm thấy đường thì tốn bao nhiêu thời gian công sức.
Hắn và Hoắc Tuấn, Vương Nhung đi tới, chỉ thấy phía trước là con dốc, toàn bộ là do đá trơn bóng tạo thành, căn bản không có chỗ đặt chân.
Bàng Thống hỏi người dẫn đường:
- Nơi này tên là gì?
- Đây gọi là Mã Các Sơn, từ đây xuống núi, đi một ngày là thấy Giang Du.
Bàng Thống nhìn thế núi trầm ngâm một lúc sai người lấy đằng giáp bọc người:
- Chúng ta hành quân 700 dặm, trải qua bao nhiêu nguy hiểm, biết bao huynh đệ mất mạng trên đường. Nay qua chỗ này là Giang Du, chúng ta phụng thiên lệnh thảo phạt nghịch tặc, nếu ông trời muốn chúng ta thành công, dù núi đao biển lửa cũng không ngăn được. Ta nguyện đi đầu, ai theo ta.
Hoắc Tuấn nói lớn:
- Ta nguyện theo trưởng sử.
- Không vào hang hổ, sao bắt được hổ con, kiến công lập nghiệp chính vào lúc này đây.
Bàng Thống núi xong tung mình lăn xuống dốc, đá núi nhô ra va đập làm người hắn bầm dập, nhưng lúc này không kêu tiếng nào.
Bàng Thống đi đầu, Hoắc Tuấn theo sau, những người còn lại phấn chấn mang đằng giáp lăn xuống, không có giáp thì dùng thừng buộc lưng, nối nhau đi xuống. Hao tổn thêm mấy trăm người, cuối cùng cũng qua được.
Bàng Thống sai người báo cho Cam Bí hỏa tốc tiến quân, hắn và đám Vương Nhung hợp kế, thấy quân quý ở chỗ thần tốc, không thể ở dưới núi quá lâu, thêm một lúc nào là nguy hiểm lúc ấy, vì thế dẫn quân tốt ngay trong đêm đánh vào Giang Du.
Giang Du không phải là một thành thị, nói chính xác thì đây phải gọi là Giang Du đại doanh, hay gọi là cứ điểm quân sự thì thích hợp hơn.
Giang Du đại doanh vốn có trọng binh, nơi này tích trữ lương thảo cung ứng cho Quảng Hán, Ba Tây. Đồng thời đảm bảo lương thực dùng cho Miên Trúc, thậm chí là Thành Đô. Quân giới nỏ pháo đủ cả, năm xưa Lưu Yên lập Giang du đại doanh chủ yếu là để kháng cự thế tộc Càn Vi làm phản.
Dù ông ta đã chết, Giả Long mất tích, nay Càn Vi vô cùng yên bình, cho nên dần lơi lòng không ít.
Thời Lưu Chương, Giang Du đại doanh có 8000 sĩ tốt, nhưng Lưu Chương chết rồi, Thục Trung đại loạn, Bàng Hi vì tăng cường phòng ngự Thành Đô, đem binh mã Giang Du điều tới Miên Trúc. Nay Giang Du đại doanh chỉ còn hơn nghìn người già yếu bệnh tàn, không có chút sức chiến đấu nào.
Điều này chẳng phải nói Bàng Hi không biết đạo dùng binh.
Thực tế trên từ Bàng Hi, dưới tới tiểu tốt đều không cho rằng Giang Du sẽ phát sinh chiến sự, chập tối một đội quân Quan Trung xuất hiện ngoài Giang Du đại doanh, 800 Vô Nan quân đánh vào, thủ quân Giang Du chẳng hề có chuẩn bị, căn bản không phản kháng chút nào đã quỳ xuống xin hàng, chủ tướng Giang Du ý đồ tổ chức phản kích bị Hoắc Tuấn bắn chết. Nửa canh giờ sau Bàng Thống dẫn mấy trăm người vào Giang Du đại doanh.
Nhìn trong doanh lương thảo chất quân khí cao như núi, Bàng Thống lắc đầu liên hồi.
Hoắc Tuấn hỏi:
- Tưởng sử sao lại lắc đầu?
Bàng Thống cười:
- Ta đang nghĩ, khi xưa Lưu Yên thiết lập nơi này ngoại trừ trấn áp Càn Vi mưu nghịch, chưa chắc đã không có ý phòng hờ. Tuy từ xưa vào Xuyên chỉ có một đường, nhưng đời này không có gì tuyệt đối, Lưu Yên giỏi mưu tính, há có thể thiếu phòng bị?
- Ý trưởng sử là Lưu Yên biết đường nhỏ Âm Bình?
- Cái đó thì chưa chắc, đường nhỏ Âm Bình chỉ là cách nói của sơn dân, tới nay mới được chứng thực. Lưu Yên không phải thần tiên, sao biết nó tồn tại? Nhưng đề phòng vạn nhất, chưa chắc không phải suy tính của Lưu Yên.
Nghĩ cũng phải, Lưu Yên chấn thủ Ích châu nhiều năm, giao chiến vô số lần với dị tộc, đâu phải người dễ đối phó.
Chỉ tiếc là hậu đại của ông ta không hiểu được ý ông ta, để một quân doanh to lớn thành cái khó thóc lúa binh khí.
Vì đột kích bất ngờ, Giang Du đại doanh thất thủ không kinh động người khác.
Đương nhiên đây chỉ là tạm thời.
Bàng Thống lệnh Hoắc Tuấn kiểm kê quân nhu trong doanh, đồng thời phái Kỹ kích sĩ tới Càn Vi, tìm người Giả Long nói. Hai người này là danh sĩ đất Xuyên, vì năm xưa giao hảo với Giả Long, nên không được Lưu Chương coi trọng.
Lưu Chương không sợ bòn họ làm gì nổi ở Càn Vi, Giả Long thanh thế lớn như vậy còn chẳng làm gì được, hiện thế tộc Càn Vi giảm mạnh, còn sợ cái gì?
Bàng Thống không nghĩ hai người Bá Thường, Đỗ Vi này có tác dụng gì lớn. Kỳ binh tập kích cũng không phải là mong có được chiến quả lớn cỡ nào, mà là tính chấn động mà nó mang lại.
Đêm khuya thám báo tới báo tiên phong Cam Bí suất lĩnh đã tới Mã Các Sơn, dự tính sáng sớm sẽ tới nơi.
Thời gian vô cùng eo hẹp, Bàng Thống phải làm tốt công tác chuẩn bị.
Lúc này Hoắc Tuấn lặc lẽ dẫn hai người đi vào doanh:
- Trưởng sử, có hai người muốn gặp.
Nhìn trang phục thì hai người này tựa hồ là tù phạm, một cao lớn thô kệch tuối chừng 40, mặt vuông vức, tiều tụy mà uy nghiêm, hai mắt sáng như sao, lộ vệ kiệt ngạo bất tuần.
Người còn lại rất gầy, tướng mạo thanh tú, nhưng cho người ta cảm giác cương liệt.
Giang Du đại doanh trừ tích trữ lương thảo còn giam giữ không ít tù phạm, Bàng Thống hiếu kỳ hỏi:
- Hai vị là.
- Tại hạ Bành Dương.
- Tại hạ Vương Luy.
- Theo ta kế của Sĩ Nguyên có thể được.
Hắn trầm ngâm rồi nói:
- Ta dẫn ba vạn Vô Nan quân đi đường nhỏ Âm Bình vào Thục. Sĩ Nguyên nói không sai, thời cơ chỉ thoáng cái là qua, không mạo hiểm không được. Lão tướng quân thấy sao?
- Nếu Cam lão hổ đã nói vậy thì cứ thử xem, ta và Diêm đại nhân ở lại đây đánh nghi binh, thu hút sự chú ý cho mọi người.
Bàng Thống nói:
- Ta theo Cam tướng quân.
- Chuyện này ...
- Chủ ý là ta đưa ra, đường đi ta cũng quen thuộc. Ta có thể dẫn Kỹ kích sĩ và 3000 quân đi trước mở đường. Cam tướng quân cứ trăm dặm lập một trại, như vậy đầu đuôi có thể ứng cứu lẫn nhau, không tới mức gặp phục kích.
Bàng Thống tràn trề tự tin, mọi người muốn ngăn cản mà không có lý do.
- Ngoài ra hành quân còn phải nhiều lưu ý, ta đã sai người làm dép cỏ, lợi cho việc đi trong núi. Có thể lệnh Vương Nhung, Hoắc Tuấn hiệp trợ ta, ba ngày sau lên đường. Cam tướng quân suất lĩnh binh mã theo ta sau ba ngày, không biết các vị có tán thành kế này không?
Giả Long phục dũng khí của Bàng Thống:
- Nếu Sĩ Nguyên có dũng khí này thì cứ theo đó là được, mọi người vào Thục cầm thư của ta tới Càn Vi tìm Thường, Bá Đỗ Vi. Hai người này đều là cố nhân của ta, bất mãn với Lưu gia, ắt sẽ giúp đỡ lớn cho mọi người.
Bàng Thống, Cam Bí tức thì lĩnh mệnh mà đi.
Ba nghìn người theo Bàn Thống, không mang y giáp, chỉ mang dùi đục, gặp núi mở đường, gặp sông bắc cầu cho hậu quân. Lại ba ngày nữa, Cam Bí dẫn ba vạn quân lên đường. Cùng lúc đó Giả Long và Diêm Phố triển khai công kích dữ dội Hà Manh Quan.
Cam Bí và Bàng Thống cách nhau ba ngày đường, nhưng do Bàng Thống phải mở đường, tốc độ chậm chạp, vào tui rồi không còn đường nữa, phải dựa vào sơn dân đương địa, lại mang kim chỉ nam, không lo lạc lối, cứ đi được 50 dặm thì cắm một trại cho quân nghỉ, hành quân 20 ngày, chỉ đi được hơn 700 dặm.
700 dặm này không có bóng người, mở đường trong núi non hiểm trở, Bàng Thống trở nên tiều tụy, sĩ tốt bên cạnh cũng ít dần.
Ngày hôm đó khi Bàng Thống dừng lại ở một ngọn núi chỉnh đốn nhân mã thì hơn 3000 Vô Nan quân chỉ còn lại có hơn 1000.
Vương Nhung dẫn 50 Kỹ kích sĩ đi đầu dò đường đột nhiên quay lại, thần sắc hốt hoảng mà thất vọng.
- Vương tướng quân, sao lại quay về?
- Trưởng sử, hết đường rồi.
- Thế là sao?
Vương Nhung mặt đưa đám:
- Qua núi này toàn bộ là vách đá, không thể phá núi, dẫn đường nói, tới đây là hết đường.
- Nói bậy.
Bàng Thống nổi giận, nếu dừng lại ở đây thì bao công sức mất sạch, trong núi hoang rừng hiểm này, nếu quân sĩ mất đi hi vọng, nhất định sẽ xuất hiện hỗn loạn. Huống hồ sau còn có đại quân Cam Bí, nếu không tìm thấy đường thì tốn bao nhiêu thời gian công sức.
Hắn và Hoắc Tuấn, Vương Nhung đi tới, chỉ thấy phía trước là con dốc, toàn bộ là do đá trơn bóng tạo thành, căn bản không có chỗ đặt chân.
Bàng Thống hỏi người dẫn đường:
- Nơi này tên là gì?
- Đây gọi là Mã Các Sơn, từ đây xuống núi, đi một ngày là thấy Giang Du.
Bàng Thống nhìn thế núi trầm ngâm một lúc sai người lấy đằng giáp bọc người:
- Chúng ta hành quân 700 dặm, trải qua bao nhiêu nguy hiểm, biết bao huynh đệ mất mạng trên đường. Nay qua chỗ này là Giang Du, chúng ta phụng thiên lệnh thảo phạt nghịch tặc, nếu ông trời muốn chúng ta thành công, dù núi đao biển lửa cũng không ngăn được. Ta nguyện đi đầu, ai theo ta.
Hoắc Tuấn nói lớn:
- Ta nguyện theo trưởng sử.
- Không vào hang hổ, sao bắt được hổ con, kiến công lập nghiệp chính vào lúc này đây.
Bàng Thống núi xong tung mình lăn xuống dốc, đá núi nhô ra va đập làm người hắn bầm dập, nhưng lúc này không kêu tiếng nào.
Bàng Thống đi đầu, Hoắc Tuấn theo sau, những người còn lại phấn chấn mang đằng giáp lăn xuống, không có giáp thì dùng thừng buộc lưng, nối nhau đi xuống. Hao tổn thêm mấy trăm người, cuối cùng cũng qua được.
Bàng Thống sai người báo cho Cam Bí hỏa tốc tiến quân, hắn và đám Vương Nhung hợp kế, thấy quân quý ở chỗ thần tốc, không thể ở dưới núi quá lâu, thêm một lúc nào là nguy hiểm lúc ấy, vì thế dẫn quân tốt ngay trong đêm đánh vào Giang Du.
Giang Du không phải là một thành thị, nói chính xác thì đây phải gọi là Giang Du đại doanh, hay gọi là cứ điểm quân sự thì thích hợp hơn.
Giang Du đại doanh vốn có trọng binh, nơi này tích trữ lương thảo cung ứng cho Quảng Hán, Ba Tây. Đồng thời đảm bảo lương thực dùng cho Miên Trúc, thậm chí là Thành Đô. Quân giới nỏ pháo đủ cả, năm xưa Lưu Yên lập Giang du đại doanh chủ yếu là để kháng cự thế tộc Càn Vi làm phản.
Dù ông ta đã chết, Giả Long mất tích, nay Càn Vi vô cùng yên bình, cho nên dần lơi lòng không ít.
Thời Lưu Chương, Giang Du đại doanh có 8000 sĩ tốt, nhưng Lưu Chương chết rồi, Thục Trung đại loạn, Bàng Hi vì tăng cường phòng ngự Thành Đô, đem binh mã Giang Du điều tới Miên Trúc. Nay Giang Du đại doanh chỉ còn hơn nghìn người già yếu bệnh tàn, không có chút sức chiến đấu nào.
Điều này chẳng phải nói Bàng Hi không biết đạo dùng binh.
Thực tế trên từ Bàng Hi, dưới tới tiểu tốt đều không cho rằng Giang Du sẽ phát sinh chiến sự, chập tối một đội quân Quan Trung xuất hiện ngoài Giang Du đại doanh, 800 Vô Nan quân đánh vào, thủ quân Giang Du chẳng hề có chuẩn bị, căn bản không phản kháng chút nào đã quỳ xuống xin hàng, chủ tướng Giang Du ý đồ tổ chức phản kích bị Hoắc Tuấn bắn chết. Nửa canh giờ sau Bàng Thống dẫn mấy trăm người vào Giang Du đại doanh.
Nhìn trong doanh lương thảo chất quân khí cao như núi, Bàng Thống lắc đầu liên hồi.
Hoắc Tuấn hỏi:
- Tưởng sử sao lại lắc đầu?
Bàng Thống cười:
- Ta đang nghĩ, khi xưa Lưu Yên thiết lập nơi này ngoại trừ trấn áp Càn Vi mưu nghịch, chưa chắc đã không có ý phòng hờ. Tuy từ xưa vào Xuyên chỉ có một đường, nhưng đời này không có gì tuyệt đối, Lưu Yên giỏi mưu tính, há có thể thiếu phòng bị?
- Ý trưởng sử là Lưu Yên biết đường nhỏ Âm Bình?
- Cái đó thì chưa chắc, đường nhỏ Âm Bình chỉ là cách nói của sơn dân, tới nay mới được chứng thực. Lưu Yên không phải thần tiên, sao biết nó tồn tại? Nhưng đề phòng vạn nhất, chưa chắc không phải suy tính của Lưu Yên.
Nghĩ cũng phải, Lưu Yên chấn thủ Ích châu nhiều năm, giao chiến vô số lần với dị tộc, đâu phải người dễ đối phó.
Chỉ tiếc là hậu đại của ông ta không hiểu được ý ông ta, để một quân doanh to lớn thành cái khó thóc lúa binh khí.
Vì đột kích bất ngờ, Giang Du đại doanh thất thủ không kinh động người khác.
Đương nhiên đây chỉ là tạm thời.
Bàng Thống lệnh Hoắc Tuấn kiểm kê quân nhu trong doanh, đồng thời phái Kỹ kích sĩ tới Càn Vi, tìm người Giả Long nói. Hai người này là danh sĩ đất Xuyên, vì năm xưa giao hảo với Giả Long, nên không được Lưu Chương coi trọng.
Lưu Chương không sợ bòn họ làm gì nổi ở Càn Vi, Giả Long thanh thế lớn như vậy còn chẳng làm gì được, hiện thế tộc Càn Vi giảm mạnh, còn sợ cái gì?
Bàng Thống không nghĩ hai người Bá Thường, Đỗ Vi này có tác dụng gì lớn. Kỳ binh tập kích cũng không phải là mong có được chiến quả lớn cỡ nào, mà là tính chấn động mà nó mang lại.
Đêm khuya thám báo tới báo tiên phong Cam Bí suất lĩnh đã tới Mã Các Sơn, dự tính sáng sớm sẽ tới nơi.
Thời gian vô cùng eo hẹp, Bàng Thống phải làm tốt công tác chuẩn bị.
Lúc này Hoắc Tuấn lặc lẽ dẫn hai người đi vào doanh:
- Trưởng sử, có hai người muốn gặp.
Nhìn trang phục thì hai người này tựa hồ là tù phạm, một cao lớn thô kệch tuối chừng 40, mặt vuông vức, tiều tụy mà uy nghiêm, hai mắt sáng như sao, lộ vệ kiệt ngạo bất tuần.
Người còn lại rất gầy, tướng mạo thanh tú, nhưng cho người ta cảm giác cương liệt.
Giang Du đại doanh trừ tích trữ lương thảo còn giam giữ không ít tù phạm, Bàng Thống hiếu kỳ hỏi:
- Hai vị là.
- Tại hạ Bành Dương.
- Tại hạ Vương Luy.